1. Trang chủ
  2. » Kinh Doanh - Tiếp Thị

Phân tích về hành vi mua hàng ngẫu hứng trong marketing

15 640 1

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 15
Dung lượng 280,5 KB

Nội dung

Dựa trên các định nghĩa trước đây, có thể tóm tắt các đặc điểm của hành vi mua hàng ngẫu hứng như sau: 1 việc quyết định mua diễn ra khá nhanh Rook 1987; Rook và Hoch 1985, 2 hành vi mua

Trang 1

PHÂN TÍCH VỀ HÀNH VI MUA HÀNG NGẪU HỨNG TRONG

MARKETING

I LÝ THUYẾT:

1 Hành vi mua hàng:

Hành vi mua hàng là việc khách hàng mua hàng nhằm thỏa mãn nhu cầu của bản thân Một số nhu cầu là cơ bản và nhu cầu đó được thực hiện gần như là hàng ngày (nhu cầu mua sắm đồ thực phẩm, đi lại…) trong khi các nhu cầu khác không

phụ thuộc vào con người

Hành vi của người mua chịu ảnh hưởng của bốn yếu tố chủ yếu: Văn hóa, xã hội, cá nhân, và tâm lý

2 Hành vi mua hàng ngẫu hứng:

Trong lĩnh vực nghiên cứu về hành vi của người tiêu dùng thì hành vi mua hàng ngẫu hứng được coi là một hiện tượng quan trọng và phổ biến

Trong một bài viết nghiên cứu kinh tế:“Hành vi mua hàng ngẫu hứng và hậu quả của nó đối với người tiêu dùng” của Tiến sỹ Nguyễn Thị Thuyết Mai đã

viết về khái niệm mua hàng ngẫu hứng như sau:

“Trong thời kỳ đầu tiên khi mới nghiên cứu về hành vi mua ngẫu hứng, các học giả thường đồng nhất một cách đơn giản mua hàng ngẫu hứng với việc mua không có kế hoạch định trước Nghiên cứu của Rook (1987) đã tạo ra một bước

Trang 2

ngoặt trong lĩnh vực nghiên cứu về hành vi mua hàng ngẫu hứng thông qua việc tổng kết các quan niệm trước đây về mua ngẫu hứng và đưa ra một định nghĩa mới

về hành vi mua này Theo Rook, mua hàng ngẫu hứng xảy ra “khi người tiêu dùng trải nghiệm một cảm giác bất chợt, mang tính thôi thúc mua một cái gì đó ngay lập tức Sự ngẫu hứng mua này thể hiện trạng thái tình cảm khá phức tạp và có thể tạo

ra những mâu thuẫn nhất định trong suy nghĩ, tình cảm của người tiêu dùng Ngoài

ra, khi mua ngẫu hứng người tiêu dùng thường có khuynh hướng ít quan tâm tới hậu quả của việc mua hàng của mình” (trang 191) Dựa trên các định nghĩa trước đây, có thể tóm tắt các đặc điểm của hành vi mua hàng ngẫu hứng như sau: 1) việc quyết định mua diễn ra khá nhanh (Rook 1987; Rook và Hoch 1985), 2) hành vi mua gắn liền với diễn biến tình cảm của người mua; nó mang tính cảm tính nhiều hơn là lý trí (Rook 1987), và 3) không bao gồm việc mua một sản phẩm nào đó để thực hiện một mục đích đã định trước, như mua quà cho sinh nhật bạn bè (Beatty and Ferrell 1998).”

Còn với riêng tôi, tôi cho rằng: Trong cuộc sống, làm việc gì đều phải có kế hoạch, kể cả việc mua hàng và việc không lập kế hoạch thì được cho là ngẫu

nhiên, ngẫu hứng, không hẹn mà tới, không ngờ mà đến… Và việc mua hàng không có kế hoạch thì được cho là hành vi mua hàng ngẫu hứng Đặc biệt việc

mua hàng không có kế hoạch ảnh hưởng đến tình hình tài chính của tập thể hay cá nhân đều gây tổn thất, có thể ảnh hưởng không trầm trọng nhưng ít nhiều sẽ để lại hậu quả Như vậy sơ qua chúng ta đã hiểu “hành vi mua hàng ngẫu hứng” là có hậu quả Tuy nhiên ở đây ngoài việc đề cấp đến hậu quả của việc mua hàng ngẫu hứng nói chung; tôi còn xin phép đi vào phân tích thêm một vài khía cách trong việc phân tích sự khác nhau giữa nam và nữ trong hành vi này:

+ Mức độ mua ngẫu hững;

+ Những sản phẩm khách hàng thường mua ngẫu hững: địa điểm/kênh khách hàng thường mua ngẫu hứng;

+ Những yếu tố chính thường tác động tới việc mua ngẫu hứng;

Trang 3

+ Hậu quả của mua ngẫu hứng (về tài chính, cảm giác áy náy, thỏa mãn/không thỏa mãn với sản phẩm đã mua, sự phản đối của người khác,…)

II PHÂN TÍCH SỰ KHÁC NHAU GIỮA NAM VÀ NỮ TRONG HÀNH

VI MUA HÀNG NGẪU HỨNG:

Việc phân tích sự khác nhau giữa nam và nữ trong hành vi mua hàng ngẫu hứng là phạm vi rộng, cho cả một thế giới nam và nữ Tuy nhiên, trong giới hạn cho phép của bản thân, đồng thời tôi muốn bài phân tích của mình được sâu hơn, không bị dàn trải Do đó, tôi sẽ đi vào phân tích đề tài này tại đất nước Việt Nam -một đất nước đang phát triển, có nhiều thay đổi về nền kinh tế, đặc biệt trong lĩnh vực kinh tế thương mại-lĩnh vực diễn ra hành vi mua hàng

Bản thân cá nhân tôi là người sinh ra trong thời điểm kinh tế thị trường, khi lớn lên đã kết thúc chế độ nhà nước bao cấp Tuy nhiên với những gì đã nhận thức được, tôi xin phép được đưa ra những ý kiến của riêng mình:

- Thời kỳ bao cấp: Vấn đề hành vi mua hàng ngẫu hứng khó có cơ hội để thể hiện cho dù cả nam hay nữ, do điều kiện lúc bấy giờ, nhiều khi còn phải dùng từ: “Khổ vì không có gì để ăn”, lúc đó chỉ quan tâm đến “cơm no, áo ấm” thì lấy đâu điều kiện “ngẫu hứng”, việc gì làm cũng phải tính toán nhất

là vấn đề tài chính Hoặc nhiều khi có tiền cũng không có hàng hóa để mua

do hàng hóa không đáp ứng được nhu cầu hoặc do quan điểm dư luận, xã hội…nên không thể mang đến cho thị trường những hành vi mua hàng ngẫu hứng được Hoặc đối với nữ giới thời bấy giờ không có điều kiện kinh tế để được phép thỏa mãn được sở thích mua sắm của mình, còn nam giới nhiều khi còn do quan điểm lạc hậu lấu bấy giờ:”việc mua sắm không thuộc về đàn ông” Chính vì thể tôi xin phép không phân tích, so sánh hành vi mua hàng ngẫu hứng trên các khía cạnh khác nhau của giai đoạn này

- Thời kinh tế thị trường: Chú trọng của tôi là phân tích ở thời điểm này, vì đây là thời kỳ đất nước mở cửa, nền kinh tế đất nước Việt Nam đang trong

Trang 4

thời kỳ phát triển, đặc biệt là lĩnh vực kinh tế thương mại, người dân được

tự do thoải mái mua bán hàng hóa tiêu dùng theo nhu cầu Đồng thời, với nền kinh tế thị trường…con người được mở mang hơn, tự do phát triển, nền kinh tế của cả nước tăng trưởng thì tất yếu người dân cũng có điều kiện cuộc sống ngày càng “sung túc” Tôi đã từng ví giữa các thời kỳ trước và nay bằng câu nói: trước kia “khổ vì không có gì để ăn” thì ngày nay lại “khổ

vì không biết ăn gì?”, hay trước kia người dân chỉ muốn có “cơm no, áo ấm” thì ngày nay phải là “cơm ngon, áo đẹp” Do đó, “đất viết” để người viết thể hiện được hết quan điểm về hành vi mua hàng của người tiêu dùng trong giai đoạn này rộng hơn, phản ánh được rõ tình hình trên nhiều khía cạnh hơn Cụ thể đi vào phân tích từng khía cạnh, nhưng dưới góc độ nhận thức, nghiên cứu và quan sát của tôi trên số đông, chứ không tính đến một vài đối tượng điển hình (khác người):

Mức độ mua ngẫu hứng

Mức độ mua ngẫu hứng thấp hơn nữ giới, theo quan sát từ thực tế và kiểm nghiệm, phỏng vấn chính những người thân, bạn bè thì mức độ chênh lệch trong việc mua hàng ngẫu hứng giữa nam và nữ ở mức rất cao

Cụ thể nếu lấy (thang đo 1-5 với 1: rất hiếm khi và 5: rất thường xuyên) thì nam giới ở mức 1, nhưng nữ giới ở tận mức 4-5.Thang đo này tính trên số lượng hành vi ngẫu hứng chứ không tính đến giá trị hành vi ngẫu hứng Ví dụ: Trong 1 tháng thì nữ giới, thực hiện bao nhiêu lần hành vi mua hàng ngẫu hứng ? giả sử 20 lần/tháng; thì nam giới 2 lần/tháng…chứ tôi chưa tính đến giá trị 20 lần/tháng của

nữ giới là bao nhiêu tiền? giá trị của 2 lần/tháng của nam giới là bao nhiêu tiền? Nguyên nhân của việc mua hàng ngẫu hứng của nữ giới cao hơn nam giới có nhiều nguyên nhân Nhưng theo bản thân tôi cũng là phụ nữ, tôi đúc kết: Hầu hết chị em phụ nữ là người thích mua sắm nhiều khi có đối tượng mắc “bệnh nghiện mua sắm” có người thích mua sắm nội thất gia đình, đồ dùng bếp nhưng có người thích thời trang, …, nhiều khi họ đi mua hàng ngoài việc là một sở thích mà còn là hành vi để “xả Stress” Đặc biệt khi nền kinh tế phát triển, xã hội ngày càng văn minh, rất nhiều phụ nữ tự chủ trong cuộc sống, họ tự lực kiếm tiền, có địa vị trong

Trang 5

xã hội…do đó hành động mua hàng hay mua hàng ngẫu hứng ít bị lệ thuộc vào ai, đồng thời môi trường để tạo ra hành vi mua hàng ngẫu hứng của nữ giới “thuận lợi” hơn nam giới Trong khi với nam giới thì hành vi đi mua sắm đối với đa số không phải sở thích, có khi họ còn ghét đi mua sắm, thấy việc đi mua sắm nhiều khi còn là sự phiền phức, mất thời gian…, cũng có thể nam giới cho rằng thiên chức người vợ, người mẹ là đi mua sắm cho cả gia đình, hoặc đó là nghĩa vụ của phụ nữ trong gia đình

Với nền kinh thế mở cửa, tư duy hiện đại hơn, nam nữ bình đẳng hơn …thì mức độ nam giới đi mua sắm đã cao hơn rất nhiều so với thời trước kinh tế mở Ngoài chuyện nam giới thường đi mua sắm những cái lớn (ô tô, xe máy, đồ điện tử…) thì việc đi chợ, siêu thị… mua đồ ăn, vật dụng gia đình…cũng đã tăng lên rất nhiều Mặc dù vậy thì mức độ mua hàng hoặc mua hàng ngẫu hứng của nam giới thời nay cao hơn nam giới thời trước chứ mức độ này không thể cao hơn nữ giới, nếu không muốn nói là mức độ của nam giới thấp hơn nữ giới rất nhiều

Sản phẩm khách hàng thường mua ngẫu hứng:

Sản phẩm khách hàng thường mua giữa nam và nữ cũng khác nhau, ví dụ:

- Nữ giới:

+ Thường mua những sản phẩm phục vụ nhu cầu thiết yếu hàng ngày

+ Mua sản phẩm theo thói quen, sở thích, kinh nghiệm

+ Quan tâm đến các sản phẩm có hình thức, màu sắc, sự tiện lợi của sản phẩm; + Không thích mua sản phẩm có giá ghi sẵn, để còn kỳ kèo về giá cả;

+ Sản phẩm được khuyến mại, giảm giá

- Nam giới

+ Thích mua sản phẩm có giá trị ghi sẵn do đó là sản phẩm ít phải kỳ kèo về giá cả;

+ Thường mua những sản phẩm mang tính kinh tế;

+ Rất chú ý lựa chọn sản phẩm, tính năng sử dụng, sử phù hợp của sản phẩm

Trang 6

+ Không thích mua hàng khuyến mại, giảm giá.

Do từ đặc tính khác nhau trong tâm lý mua hàng thì việc sản phẩm khách hàng thường mua ngẫu hứng giữa nam và nữ giới cũng rất khác nhau Như vậy theo quan điểm của bản thân thì mua hàng ngẫu hứng của nữ thường tập trung ở những mặt hàng sau:

- Sản phẩm khuyến mãi, giảm giá nói chung: Tại sao tôi lại nói đến những sản phẩm nói trên? Bởi như đã nói ở trên, người phụ nữ thường rất thích mua hàng khuyến mãi, giảm giá Nhiều khi họ bị hấp dẫn bởi lời quảng cáo “mua một tặng một” nhưng không biết rằng đang mua chúng với giá của cả hai sản phẩm Hoặc nhiều khi các cửa hàng cũng thường có “chiêu” câu khách bằng cách bán các sản phẩm với giá rất thấp để thu hút khách hàng Một điều đặc biệt ở đây, chị em phụ nữ không nhìn đến cái đằng sau của việc giảm giá, khuyến mại…mà họ chỉ biết là được mua hàng rẻ hơn bình thường, được lợi và như thế hành vi ngẫu hứng phát sinh từ đấy, cứ thấy rẻ, khuyến mại là mua hàng chưa kể nhiều khi chẳng rõ mua sản phẩm đó về có dùng không?có thỏa mãn nhu cầu không?

- Sản phẩm có giá trị không quá lớn, thời gian sử dụng không nhiều: tiêu dùng cho nhu cầu hàng ngày như những sản phẩm thời trang như quần áo, giầy dép, mỹ phẩm, trang sức… nói riêng Sản phẩm có giá trị không quá lớn là bởi nếu lớn quá thì không thể có điều kiện để chị em “ngẫu hứng” được Đồng thời mọi người cũng biết trong thị trường thời trang thì đây là lĩnh vực thu hút chị em phụ

nữ nhiếu nhất, chị em say mê nhất ở khía cạnh này Bởi thời trang là một lĩnh vực hay được thay đổi nhiều nhất, mà chị em thì rất muốn là những người được đầu tiên được khám phá, sử dụng cái mới…chính vì thế thấy có sản phẩm mới trên thị trường mà chị em gặp, biết đến là mua ngay, không có kế hoạch trước

Còn với riêng thế giới đàn ông, họ thường mua, sở thích sưu tầm sản phẩm có giá trị lớn, thời gian sử dụng cao hơn Ví dụ như đồ điện tử, điện thoại …kể cả đến bất động sản, nhà cửa Do đó hành vi mua hàng ngẫu hứng cho loại sản phẩm này

là khó diễn ra, bởi do sở thích đàn ông, quan điểm về mua sắm của đàn ông rõ ràng, có mục đích cộng thêm sản phẩm họ có nhu cầu, sở thích …thường có giá trị lớn nên cơ hội để thực hiện hành vi ngẫu hứng thấp và rất thấp so với nữ giới

Trang 7

Yếu tố chính thường tác động tới việc mua ngẫu hứng:

Hành vi mua hàng ngẫu hứng của người tiêu dùng do hoàn cảnh kinh tế xã hội sinh ra? Bởi tôi đã có đoạn phân tích hành vi mua hàng giữa hai thời kỳ ở trên: thời kỳ bao cấp và kinh tế thị trường Như thế có thể nói, chính điều kiện kinh tế

đã sinh ra mua hàng ngẫu hứng, và kinh tế xã hội càng phát triển, hành vi này càng gia tăng theo tỷ lệ thuận

Tại sao tôi lại nói thế? Bởi khi đất nước xóa bỏ nền kinh tế đóng, nhà nước bao cấp và hội nhập với thế giới…kinh tế thương mại phát triển, trên thị trường người tiêu dùng có thể dễ dàng tìm thấy các loại sản phẩm đa dạng bao gồm sản phẩm trong nước và ngoại nhập, với các mức giá khác nhau, phục vụ cho các nhóm khách hàng khác nhau Bên cạnh đó các kênh phân phối sản phẩm cũng không kém phần phong phú và ngày càng gia tăng, thuận lợi tạo điều kiện hết sức trong việc phục vụ những “thượng đế” của thị trường Cụ thể bên cạnh những kênh phân phối từ chợ truyền thống và các cửa hàng lớn nhỏ trên phố phường, đã xuất hiện ngày càng nhiều hệ thống siêu thị và các trung tâm thương mại lớn chưa

kể đến khi công nghệ thông tin phát triển con người có thể mua bán mà với cá nhân tôi cho là kênh phân phối hoàn hảo của việc mua bán hàng qua mạng Internet, qua điện thoại giao hàng tận nhà và càng ngày kênh phân phối càng đáp ứng được yêu cầu của người tiêu dùng, nó có thể đáp ứng mọi điều kiện gây khó khăn cho việc hàng hóa đến tay khách hàng (trừ điều kiện kinh tế của khách

hàng)-Ví dụ trong một buổi dọn dẹp vệ sinh nhà cửa tự nhiên bạn ngẫu hứng muốn thay đổi một vật dụng như ti vi, tủ lạnh mà kẹt không ai trông con nhỏ.Nếu không có kênh phân phối nào khác ngoài việc phải đến cửa hàng bạn sẽ khó thực hiện hành

vi của mình Nhưng đến nay bạn yên tâm, chỉ cần bật máy tính, vào Internet, gọi điện thoại … bạn sẽ có sản phẩm mà bạn mà bạn cho là ứng ý nhất đến tận nhà bạn Chính những thay đổi trong hệ thống bán lẻ đã tạo điều kiện cho mua hàng ngẫu hứng nảy sinh và phát triển, đặc biệt ở các các thành phố, đông đúc Sự hội nhập và toàn cầu hóa cũng tạo ra những thay đổi về giá trị và khuynh hướng tiêu dùng trong xã hội như sự tăng lên về chủ nghĩa cá nhân và chủ nghĩa vật chất của

Trang 8

người tiêu dùng và điều này tác động tới khuynh hướng tăng lên trong việc mua ngẫu hứng

Hậu quả của mua ngẫu hứng:

Số liệu sơ cấp: Về vấn đề này chưa cần phải tìm hiểu nhiều trong xã hội.

Tôi có thể khẳng định từ chính bản thân tôi, từ tất cả những người bạn có cùng sở thích như tôi Cụ thể trong một buổi họp lớp thời Đại học tại Hà nội vào đúng ngày giỗ tổ Hùng Vương (mùng 10-3 âm lịch năm 2011) Tôi có buổi sử dụng phương pháp phỏng vấn đối với 48 bạn nữ bao gồm cả tôi (lớp tôi là lớp Kế toán của trường Đại học Tài chính kế toán do đó lớp có 54 người thì chỉ có 4 người là nam giới) Trong 48 người đó thành phần đếu đã có việc làm đầy đủ, mỗi người một môi trường làm việc khác nhau, tất nhiên có người rất thành đạt, kinh tế khá giả, có người cũng không được may mắn lắm, có người đã có gia đình, có người còn độc thân … tuy nhiên họ cũng đều là phụ nữ, việc mua sắm là không thể tránh khỏi

Trong 48 người được phỏng vấn:

- Nhóm 1: Sở thích thích đi mua sắm thông thường chiếm 35 người (chiếm khoảng 73%)- tức là với số này quan điểm rất thích được đi mua sắm nhưng mua sắm trong phạm vi điều kiện kinh tế, thời gian cho phép

- Nhóm 2: Số người có bệnh “nghiện mua sắm” là 8 người (chiếm khoảng 17%) – những người này lấy việc đi mua sắm làm sự say mê, vui họ cũng đi mua sắm, buồn cũng thực hiện hành vi mua hàng…

- Nhóm số 3: Số còn lại ( 5 người – chiếm khoảng 10%) đi mua sắm chỉ theo nhu cầu cần thiết tức là cần thì phải đi mua

Và đối với những nhóm người trên khi được phỏng vấn về về hành vi mua hàng ngẫu hứng: ở nhóm số 1 (chiếm 85%) là cao nhất, rồi đến nhóm 2 (tỷ lệ mua hàng ngẫu hứng của nhóm này mức chiếm 55%) và nhóm 3 tình trạng ngẫu hứng mua hàng rất ít xảy ra, gần như bằng không Tuy nhiên, họ đều cho rằng cảm giác thích thú của người tiêu dùng khi mua ngẫu hứng chỉ tồn tại khi hành vi đó vừa

Trang 9

xảy ra xong, chứ nó không tồn tại lâu dài và không chỉ 48 người mà tôi có dịp phỏng vấn mà rất nhiều người tiêu dùng cho rằng tuy việc mua hàng ngẫu hứng nói chung không dẫn tới những hậu quả nghiêm trọng, rất nhiều những tác động tiêu cực có thể xảy ra sau khi mua Việc mua hàng ngẫu hứng có khi ảnh hưởng không tốt về tài chính, sự không hài lòng đối với những sản phẩm đã mua, cảm giác ân hận và hối tiếc, hay sự phản đối, không bằng lòng của người xung quanh (gia đình, bè bạn), có khi hậu quả nặng nề của nhiều gia đình là vợ chồng tan vỡ, gia đình đổ vỡ chỉ vì thói quen mua hàng ngẫu hứng của một trong hai người Và cũng chính thông tin của buổi phỏng vấn cho tôi thấy nhiều người tiêu dùng cảm thấy không thỏa mãn với hầu hết những lần mua ngẫu hứng của mình dù cho tới giờ phút này họ chưa phải gánh chịu những hậu quả nghiêm trọng nào do việc mua ngẫu hứng gây ra Khi kết thúc hành vi ngẫu hứng người tiêu dùng cảm thấy lăn tăn, ân hận, áy náy và đôi khi tự hứa với bản thân sẽ thận trọng, cân nhắc hơn trong việc quyết định mua hàng trong tương lai, hoặc họ sẽ cố gắng “thông minh”

và “tỉnh táo” hơn trong việc tự kiểm soát những “ngẫu hứng” của bản thân; đặc biệt “cảnh giác” với những tác động của người bán hàng; sẽ cố gắng thu thập nhiều thông tin hơn trước khi quyết định mua hàng

Như vậy , chúng ta đã thấy cái “hậu” hành vi mua hàng ngẫu hứng hầu như không làm người tiêu dùng thỏa mãn, thích thú, sung sướng…tại sao vậy? Bởi vi hành vi này có “cái giá phải trả” tất nhiên tùy mức độ nặng hay nhẹ, hậu quả nghiêm trọng hay không? Về vấn đề hậu quả cụ thể như nào? Tôi xin phép đưa ra những ví dụ cũng rất giống nhiều chị em phụ nữ mà tôi quen biết Trong hoàn cảnh điều kiện hiện nay giá cả đang leo thang hàng ngày, đồng tiền mất giá, thu nhập của người dân không bù đắp đủ chi tiêu cuộc sống…Tuy nhiên việc mua hàng không có kế hoạch đã làm nhiều gia đình khốn khó, chính vì thế trên thực tế mới có tình trạng có người thu nhập 2 triệu đồng/tháng vẫn không bao giờ phải đi vay tiền Ngược lại, có người thu nhập đến hàng chục triệu đồng mà lúc nào cũng trong tình trạng túng thiếu Vì sao vậy?

“ Mặc dù lòng đã nhủ lòng là mùa đông này không mua thêm bộ quần áo nào nữa, một phần vì tình trạng tài chính eo hẹp, một phần quần áo của ba mẹ con đã

Trang 10

chất đầy tủ, vậy nhưng khi đi trên đường, nếu nhìn thấy có cửa hàng thanh lý, bán giảm giá, chị L lại bị lôi cuốn một cách không cưỡng lại được Mỗi lần "lặn ngụp" vào mấy cửa hàng thanh lý đó, chị L lại lôi một cơ số quần áo, giày dép về Hậu quả là tiền chi tiêu trong tháng của gia đình chị L nhiều lần bị vỡ kế hoạch Những lúc như vậy, chị L đành phải "vặt" tạm của bạn bè, đồng nghiệp chờ đến ngày lĩnh lương tháng sau "Bệnh" của chị L là chứng mà nhiều chị em dễ mắc phải khi mua sắm những thứ ngoài kế hoạch, dự định

Hay chị H là một cô gái sành điệu, đi xe đời mới, ăn mặc hợp mốt, nhưng bạn bè cũng hay nhận được câu hỏi đột xuất vay tiền từ chị H, đôi khi là vài trăm ngàn đồng để duy trì bữa ăn trong vài ngày vì chưa đến kỳ lương Chị H cũng nhiều lần hối hận vì thói tiêu tiền tùy hứng của mình nhưng chị H đã không sửa được Có lần, cô đi tìm mua cho con đôi giày thể thao, cuối cùng vác về ba đôi, trong đó có hai đôi của mình Không hiếm lần đồng nghiệp rủ đi shopping, mặc dù chỉ đi cùng cho vui, nhưng lúc đến cửa hàng, thấy chiếc túi đẹp, cái áo váy độc đáo là chị H không thể rời bước được nữa Một khi đã "kết", kể cả không mang theo tiền bên người thì Chị H vẫn tìm thấy lối ra: Vay tạm tiền của cô bạn Lúc thì mua chiếc ví da cá sấu 5 triệu, lúc là đôi giày 2 triệu đồng, thú nghiền mua sắm đã khiến cô luôn trong tình trạng cháy túi Ở nhà, Chị H có tới 2 tủ quần áo, giày dép gần 100 đôi, kính thời trang vài ba chục chiếc Hiếm khi cô phải mặc bộ quần áo mới mua đến lượt thứ 2 Cô hay mang quần áo cũ cho bạn bè nhưng căn phòng vẫn trở nên chật chội vì những quần áo không sử dụng đến

Khi túi tiền nhảy múa theo tâm trạng: Chị M là nhân viên một công ty truyền thông lớn ở Hà Nội Do đặc thù công việc khá tự do về giờ giấc nên mỗi buổi sáng, sau khi đưa con đi nhà trẻ, M thường lang thang khắp các cửa hàng để mua sắm Con đường từ nhà M đến cơ quan lại đi qua mấy khu trung tâm thương mại, nên ngày nào cô cũng ghé vào Ban đầu là tìm mua quần áo và mấy thứ vật dụng cần thiết, nhưng về sau thấy hàng hóa phong phú, giá cả lại rất hợp lý nên lâu dần M đâm nghiện Cứ có đồ gì mơi mới, hay hay là M lại khuân về Ngày nào

cô cũng mất cả buổi sáng để lang thang khắp mọi gian hàng Thói quen mua sắm

Ngày đăng: 30/12/2017, 10:56

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w