1. Trang chủ
  2. » Kinh Doanh - Tiếp Thị

Phân tích đặc điểm và tính cách của các doanh nhân việt nam

18 282 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 18
Dung lượng 304 KB

Nội dung

Trong mấy năm qua đã có một số cuộc điều tra được tiến hành trong từng nhóm doanh nghiệp như doanh nghiệp nữ do Hội liên Hiệp Phụ nữ Việt Nam tiến hành năm 1999 trong các doanh nghiệp do

Trang 1

Phân tích đặc điểm và tính cách của các Doanh Nhân Việt Nam

Bài làm:

Sau 22 năm đổi mới, đội ngũ doanh nhân nước ta đã vươn ra làm ăn với hàng trăm nước và vùng lãnh thổ trên thế giới, đã đưa hàng trăm thương hiệu Việt đến khắp các châu lục Đội ngũ doanh nhân đã trở thành “sứ giả” văn hóa, làm cho thế giới hiểu hơn về con người và văn hóa Việt Nam Thời kỳ đổi mới, chúng ta đã có hàng trăm nhà buôn tầm cỡ quốc tế; việc bình chọn hàng Việt Nam chất lượng cao, giải Sao Vàng đất Việt, Sao Đỏ mấy năm qua đã tôn vinh hàng ngàn doanh nghiệp mạnh Từ khi Luật Doanh nghiệp ra đời (năm 2000) đã có hàng trăm ngàn doanh nhân trẻ, nhạy bén, tài giỏi tham gia thị trường quốc tế Đó là đội ngũ doanh nhân Việt Nam mới, năng động

và bản lĩnh

Việt Nam đã 8 lần kỷ niệm ngày Doanh nhân Việt Nam (13/10/2003-13/10/2010); theo tài liệu của Phòng Thương mại và công nghiệp Việt Nam (VCCI): Trong thập niên những năm 1990, khi Luật công ty ra đời, Việt Nam có khoảng 40.000 doanh nghiệp, thì trong thập

kỷ đổi mới thứ hai, với Luật doanh nghiệp, nay chúng ta đã có gần 500.000 doanh nghiệp

Trang 2

Số lượng doanh nghiệp ở VN - Nguồn: Phòng Thương mại và công nghiệp VN, tính đến 31-12-2009

Cứ tính mỗi doanh nghiệp có 2-3 doanh nhân thật sự sống chết với nghề kinh doanh, bỏ tiền sở hữu, điều hành doanh nghiệp, chúng ta đang có khoảng 1,5 triệu doanh nhân Tuy nhiên so với các nước, đội ngũ doanh nghiệp, doanh nhân của ta còn vô cùng nhỏ bé Ở châu Âu cứ 1.000 dân có 52 doanh nghiệp, còn ở ta, 1.000 dân có chưa tới 0,7 doanh nghiệp

Mật độ doanh nghiệp (trên 1.000 dân) ở các nước và Việt Nam -Nguồn: CIEM

Trong mấy năm qua đã có một số cuộc điều tra được tiến hành trong từng nhóm doanh nghiệp như doanh nghiệp nữ (do Hội liên Hiệp Phụ nữ Việt Nam tiến hành năm 1999 trong các doanh nghiệp do những doanh nhân dưới 45 tuổi lãnh đạo), doanh nghiệp tư nhân (do Chương trình phát triển dự án Mêkông MPDF thuộc nhóm IFC/WB tiến hành năm

Trang 3

1999 trên 127 doanh nghiệp tư nhân với hơn 400 đối tượng khác)… Những kết quả đó cùng các bài viết về doanh nghiệp, doanh nhân được đăng tải trên báo chí cho phép chúng ta hình dung được một số vấn đề về doanh nhân Việt Nam; cụ thể như sau:

I Đánh giá chung về doanh nhân Việt Nam

Theo kết quả các cuộc điều tra, doanh nhân Việt Nam hiện nay, có khoảng 66% xuất thân từ các gia đình cán bộ nhà nước (kể cả gia đình cán

bộ Đảng và các đoàn thể, quân đội, doanh nghiệp quốc doanh, cấp Trung ương và địa phương) và 16% xuất thân từ gia đình buôn bán, kinh doanh,

số còn lại từ các tầng lớp khác trong xã hội Cũng theo các cuộc điều tra

đó, thì những lý do chính để những doanh nhân này lập nghiệp bằng con đường kinh doanh là:

- Muốn phát huy tối đa năng lực cá nhân (76% theo điều tra của MPDF, 13,2% theo điều tra doanh nghệp nữ);

- Có điều kiện thuận lợi để làm kinh doanh (61% theo điều tra doanh nghiệp trẻ, 27% theo điều tra doanh nghiệp nữ);

- Để kiếm sống hoặc tăng thu nhập (50% theo MPDF, 14,3% theo điều tra doanh nghiệp nữ);

- Thích thử thách, sáng tạo (41% theo MPDF);

- Theo truyền thống gia đình (16% theo điều tra doanh nghiệp nữ), hoặc có kinh nghiệm trong lĩnh vực kinh doanh (26% theo điều tra doanh nghiệp nữ);

- Muốn theo đuổi giá trị đạo đức hoặc phong cách sống riêng (23% theo MPDF)

Tuy có sự khác biệt về con số do cách điều tra khác nhau, nhưng những con số trên cho thấy tương đối xác đáng những nguyên nhân của sự

Trang 4

xuất hiện đội ngũ doanh nhân của nước ta ngày nay, đồng thời cũng minh hoạ cho một số đặc điểm của lớp doanh nhân này

Lớp doanh nhân mới ở nước ta có một số đặc điểm riêng, khác với doanh nhân ở các nước khác, đồng thời cũng có một số nét tương đồng với các đồng nghiệp nước ngoài:

(1) Doanh nhân mới ở nước ta ra đời và phát triển gắn liền với công cuộc đổi mới và phát triển nền kinh tế thị trường của đất nước:

Trước đổi mới, nước ta không thực sự có doanh nghiệp và doanh nhân, mặc dù có tồn tại các xí nghiệp quốc doanh và các cơ sở sản xuất, buôn bán nhỏ của lớp người được gọi chung là tiểu thương, tiểu chủ Công cuộc đổi mới mở ra thời vận mới cho các doanh nghiệp quốc doanh và nhất là dân doanh, cho sự ra đời của lớp doanh nhân mới Việt Nam

(2) Doanh nhân mới ở nước ta đa số tuổi đời khá trẻ, được đào tạo và rèn luyện trong quá trình đổi mới, có tinh thần yêu nước và tự tôn dân tộc

Một điều tra mới đây của Tổng cục thống kê cho thấy, số người dưới

30 tuổi ở Việt Nam chọn con đường kinh doanh để khởi nghiệp và trở thành chủ doanh nghiệp là rất thấp, chỉ chiếm 7,28% trong hơn 40.000 doanh nghiệp được điều tra Độ tuổi của chủ doanh nghiệp Việt Nam: Dưới 30 tuổi chiếm 7,28%; từ 30 đến 40 tuổi chiếm 25,67%; từ 41 đến 50 tuổi chiếm 31,71%; trên 50 tuổi chiếm 19,29% Khoảng 70% doanh nhân lãnh đạo các doanh nghiệp dân doanh ở độ tuổi dưới 45 (đối với doanh nghiệp nữ, tỷ lệ đó

là 62%, với doanh nghiệp quốc doanh là 20 – 25%) Tuổi đời trẻ, ảnh hưởng nhiều tới tính năng động, ý chí dám chấp nhận rủi ro, thách thức, khả năng học hỏi và sức làm việc của doanh nhân

Được đào tạo và rèn luyện trong quá trình đổi mới, lớp doanh nhân Việt Nam ngày nay có lòng yêu nước, gắn bó cuộc sống với vận mệnh và tương lai của đất nước, của dân tộc, của cộng đồng xã hội Nhìn chung đa

Trang 5

số họ tôn trọng luật pháp, thực hiện nghiêm túc các quy định của Nhà nước, sống có tránh nhiệm, có tinh thần tự tôn dân tộc, mong muốn phát triển các sản phẩm mang thương hiệu Việt Nam, không thua kém các bạn hàng và đối thủ nước ngoài

(3) Doanh nhân mới ở nước ta đa số làm việc rất cần cù, năng động chịu khó học và vươn tới cái mới

Các cuộc điều tra cho thấy doanh nhân là lớp người làm việc hết sức cần cù, với cường độ cao, trung bình các doanh nhân làm việc từ 10 –

12 giờ một ngày và 25 – 27 ngày 1 tháng Cách làm việc của họ rất năng động, linh hoạt, họ có thể làm nhiều việc khác nhau ở nhiều nơi, trong nhiều môi trường khác nhau, luôn cố gắng và có khả năng thích ứng với mọi điều kiện, mọi hoàn cảnh khó khăn Họ cũng rất chịu khó học tập với

ý chí quyết tâm nâng cao trình độ, kỹ năng quản lý, kinh doanh và có khả năng tiếp thu tốt

(4) Doanh nhân mới ở nước ta sống có nhân bản, có ý thức trách nhiệm cao với cộng đồng, có mong muốn được gắn bó trong hội đoàn

Đa số doanh nhân có ý thức trách nhiệm cao đối với doanh nghiệp, với những người cùng làm việc với mình, họ nhận thức rõ là những quyết định của họ không chỉ ảnh hưởng đến bản thân, mà còn ảnh hưởng lớn đến cuộc sống của hàng ngàn người lao động làm việc trong doanh nghiệp của gia đình họ Do đó, phần lớn doanh nhân đối xử tốt, chia sẻ lợi ích với người lao động, và trong phần lớn các doanh nghiệp Việt Nam rất ít khi xảy ra tranh chấp

Đa số doanh nhân cũng ý thức tốt với cộng đồng xã hội, thường xuyên đóng góp, tham gia các hoạt động nghĩa cử hoặc từ thiện Doanh nhân ngày nay cũng hiểu rõ yêu cầu phải đoàn kết, hợp tác giữa các doanh nghiệp Việt Nam với nhau để bảo vệ lợi ích chung trong cuộc cạnh tranh

Trang 6

trên thương trường Do vậy, phần lớn họ đều tham gia vào các hội của doanh nghiệp, và mong muốn phát triển hơn nữa các hội doanh nghiệp, hội nghề nghiệp

(5) Doanh nhân mới ở nước ta đa số sống có văn hoá, giữ gìn những truyền thống, giá trị tốt đẹp của gia đình, xã hội và dân tộc

Đa số doanh nhân là những người có giáo dục, có nếp sống lành mạnh, trung thực Họ gắn bó và có trách nhiệm cao với gia đình, cha mẹ, coi trọng quan hệ bạn bè, họ hàng, chăm lo đóng góp xây dựng quê hương Họ có lòng tự trọng chú ý giữ gìn danh tiếng của gia đình, thanh danh của doanh nhân Trong quan hệ kinh doanh quốc tế, họ có ý thức tự tôn dân tộc, cố gắng làm sao dể rạng danh non sông đất nước Các doanh nhân cũng rất trọng học vấn, quan tâm đầu tư cho giáo dục, đào tạo để nâng cao trình độ, mở rộng kiến thức cho bản thân, con cái cũng như những người cộng sự Họ biết quý trọng hiền tài, đạo đức, và ghét những thói hư tật xấu trong kinh doanh cũng như trong xã hội và cuộc sống đời thường

II Phân tích một số đặc điểm của doanh nhân Việt Nam trên các

nội dung (1) Mức độ dám chấp nhận rủi ro, (2)Tính đổi mới, sáng tạo (đối với sản phẩm, kênh phân phối, hoạt động khuyếch trương…), (3) Tính tiên phong, đi trước đối thủ trong các hoạt động kinh doanh:

1 Mức độ dám chấp nhận rủi ro

Theo các kết quả điều tra, khoảng 70% doanh nhân lãnh đạo các doanh nghiệp dân doanh ở độ tuổi dưới 45 (đối với doanh nghiệp nữ, tỷ lệ

đó là 62%, với doanh nghiệp Nhà nước là 20 – 25%) Tuổi đời trẻ, ảnh

hưởng nhiều tới tính năng động, ý chí dám chấp nhận rủi ro, thách thức,

khả năng học hỏi và sức làm việc của doanh nhân

Trang 7

Tuy nhiên, bên cạnh những doanh nhân giám chấp nhận rủi ro, còn một bộ phận không nhỏ doanh nhân Việt là không dám chấp nhận rủi ro

Họ thiếu hẳn sự sáng tạo, đổi mới, dám nghĩ dám làm và tính tiên phong

Điều này thể hiện rõ nhất ở “tâm lý bầy đàn” trong hoạt động doanh nghiệp thời gian qua Những bài học đau lòng về “ bầy đàn trong chứng

khoán”, “bầy đàn trong bất động sản”, “bầy đàn trong mô hình tập đoàn

đa ngành, đa nghề”,… đã đẩy không biết bao doanh nhân, doanh nghiệp

đến bờ vực phá sản và đẩy kinh tế đất nước vào cơn khủng hoảng trầm trọng

Ở một khía cạnh khác, việc dám đối mặt với rủi ro trong quyết định của một bộ phận doanh nghiệp Việt Nam vẫn mang nặng tính “liều”

và quyết định mang tính thiếu nhận thức và hiểu biết Có thể nhận thức

những “rủi ro trong những quyết định dám chấp nhận rủi ro” của doanh

nghiệp Việt Nam như sau:

- Thiếu những qui tắc khôn ngoan trong việc chấp nhận rủi ro

- Thiếu kỷ luật trong việc tuân thủ nguyên tắc này

- Đơn giản hóa những qui trình kinh doanh

- Chưa đo lường và lượng hóa được những rủi ro

Nói cách khác, bí quyết đầu tư là phải mạo hiểm với những rủi ro

được tính toán trước Mỗi một cơ hội đầu tư luôn mang theo những rủi ro

tiềm ẩn Trong một số thương vụ đầu tư, một loại rủi ro nhất định có thể chiếm ưu thế hơn, và những rủi ro khác chỉ là thứ yếu Hiểu đầy đủ về

những loại rủi ro (Rủi ro vỡ nợ;Rủi ro kinh doanh; Rủi ro thanh khoản;

Rủi ro sức mua hay rủi ro lạm phát; Rủi ro lãi suất;Rủi ro công nghệ; Rủi

ro chính trị; Rủi ro thị trường) chính yếu là cần thiết để mạo hiểm có tính

toán và đưa ra những quyết định đầu tư nhanh nhạy

2 Tính đổi mới sáng tạo

Trang 8

Chúng ta hay tự nhận xét rằng người Việt Nam thông minh, sáng tạo, nhưng nhiều khi các sáng tạo đó mang nặng tính chất manh mún, đối phó, thiếu tầm tư duy dài hạn, chủ động Có một thực tế cần phải nhìn nhận thẳng thắn là tính đổi mới và sáng tạo trong một bộ phân không nhỏ doanh nhân Việt còn ở mức rất thấp

Thực tế về tính đổi mới sáng tạo chưa cao được lý giải như sau: Trước hết, một số không ít doanh nhân có trình độ học vấn hạn chế, kỹ

năng kinh doanh thấp (Theo kết quả cuộc điều tra của MPDF và doanh

nhân nữ nói trên cho thấy chỉ có khoảng 25% nữ chủ doanh nhân có trình

độ đại học hoặc là trên đại học, trong khi có tới 32.5% chưa học tới phổ thông trung học Từ những thống kê về doanh nhân nữ ta có thể suy ra tỷ

lệ tương tự đối với nam doanh nhân) Đó là lỗ hổng rất lớn, hạn chế khả

năng và tầm nhìn của doanh nhân trong thế giới kinh doanh hiện đại ngày nay và do đó giảm hiệu quả và tính sáng tạo của doanh nghiệp Lý giải ở góc độ khác, Việt Nam bị ảnh hưởng mạnh bởi đạo Khổng và phần nào nữa là đạo Phật Khổng giáo vốn trọng lễ nghi, thứ bậc, hình thức Phật giáo khuyến khích an nhiên, tự tại, đơn giản Nhiều người cho rằng cả hai trào lưu tư tưởng này đều phản tự do Quan niệm như vậy là cực đoan, nhưng cũng phải thừa nhận rằng, hai luồng tư tưởng này đều không mấy khuyến khích những con người năng động, sáng tạo, đổi mới, sẵn sàng chiến đấu, vươn lên trong môi trường cạnh tranh tự do khốc liệt

Cụ thể việc chưa thực sự sáng tạo ở những mảng sau:

- Sáng tạo đối với sản phẩm: Đây là một khâu then chốt trong việc

tạo ra một sản phẩm mới Gần đây người ta nói nhiều tới chiến lược “ Tập

trung để khác biệt” và coi đó như là chìa khóa thành công của doanh

nghiệp Rất tiếc rằng điều đó ở doanh nghiệp Việt Nam chưa được coi trọng Họ đa phần chỉ tập trung những sản phẩm mà thị trường đã làm và chỉ lo để “copy” Theo thống kê không chính thức, có tới xấp xỉ 90% doanh nghiệp Việt không có Bộ phận Nghiên cứu và Phát triển

Trang 9

Những chiến lược “hớt váng sữa” của Nokia trong việc tung sản phẩm điện thoại di động hay Sony với sản phẩm thiết bị nghe nhìn,… cho doanh nghiệp Việt những bài học quí báu khi tung ra thị trường sản phẩm mới và để làm điều đó thì cần đầu tư tối đa cho Bộ phận Nghiên cứu và Phát triển

- Sáng tạo trong hệ thống phân phối: Thiết lập một hệ thống theo

chuẩn mực, quản lý kênh phân phối và quản lý lực lượng bán hàng hiệu quả là mấu chốt để cạnh tranh và giành thị phần Đây là mảnh đất mầu mỡ cho những ý tưởng sáng tạo trong việc: thiết lập kênh phân phối theo dạng trực tiếp hay gián tiếp, đơn kênh hay đa kênh, độ dài của kênh và các giải pháp khuyên khích bán hàng cũng như giảm thiểu các xung đột lợi ích trong kênh

Tuy nhiên, như thực tế chúng ta đã thấy các doanh nghiệp Việt Nam chưa thực hiện được điều này, chúng ta bị “thua” trên sân nhà khi những Nhà phân phối, Nhà bán lẻ quốc tế chiếm lĩnh thị phần ngay tại Việt Nam (Big C, Lotte, Metro…)

- Sáng tạo trong định vị thương hiệu: Định vị được thương hiệu và

xây dựng một thương hiệu mang tính nhất quán và chuyên nghiệp là vấn

đề không phải doanh nghiệp Việt nào cũng đã làm được Nhiều doanh nghiệp trong quá trình phát triển đã xa rời những giá trị cốt lõi mà mình định ra rồi phát triển dần theo hướng “đa ngành, đa nghề” để rồi đánh mất chính bản sắc của mình

Kết quả thống kê cho thấy, mặc dù số lượng doanh nghiệp tăng nhanh qua từng năm và có những bước phát triển tích cực, có doanh nghiệp đạt doanh thu hàng tỷ USD/năm, nhưng thực tế phần lớn doanh nghiệp Việt Nam

có quy mô nhỏ bé, sức cạnh tranh yếu Tại sao chúng ta có rất nhiều điều kiện sản xuất thuận lợi như giá nhân công rẻ, nguồn nguyên liệu dồi dào nhưng thị trường hàng hóa xuất khẩu của ta sang Mỹ và nhiều quốc gia khác không thể cạnh tranh nổi với hàng Trung Quốc? Nguyên nhân không gì khác ngoài vấn

Trang 10

đề các chủ doanh nghiệp Việt Nam thiếu tính đột phá, tư duy sáng tạo trong sản xuất, thiết kế sản phẩm và triển khai các kế hoạch kinh doanh

Về khả năng sáng tạo, doanh nhân Việt cần học hỏi nhiều ở doanh nhân Trung Quốc và Nhật Bản Đây là hai quốc gia châu Á với những doanh nhân được đánh giá rất cao về năng lực tư duy sáng tạo và khả năng quản lý doanh nghiệp Năng lực sáng tạo là yêu cầu thiết yếu của một nhà lãnh đạo doanh nghiệp Năng lực này không nhất thiết phải là “thiên bẩm”; bất cứ ai cũng có khả năng sáng tạo dù ít hay nhiều Chính năng lực tư duy sáng tạo của nhà lãnh đạo quyết định thành công của doanh nghiệp

Theo ông Nguyễn Liên Phương - Giám đốc Học viện Doanh Nhân Việt Nam, một trong nhiều nguyên nhân khiến khả năng tư duy sáng tạo của các nhà lãnh đạo doanh nghiệp Việt yếu hơn doanh nhân thế giới là bởi họ quá ôm đồm công việc Trên thực tế, hiện nay phần đông lãnh đạo doanh nghiệp đang làm công việc của các cán bộ quản lý doanh nghiệp Các lãnh đạo DN thường than bận “trăm công ngàn việc”, không có thời gian cho các hoạt động khác, nhưng thực chất đó là do họ đã ôm cả công việc của các cán

bộ quản lý Đó cũng là đặc trưng của các chủ doanh nghiệp cổ điển, không phải hình ảnh các nhà lãnh đạo doanh nghiệp hiện đại Mặt khác, các nhà lãnh đạo cũng cần biết rắng, những ý tưởng kinh doanh mang lại nhiều lợi nhuận xuất phát từ những khoảnh khắc “eureka” tự phát, tuy nhiên đó không phải cách tư duy sáng tạo bền vững phát huy giá trị Những doanh nghiệp chỉ chờ đợi sự sáng tạo xuất hiện ngẫu nhiên thường không thể phát triển hưng thịnh

3 Tính tiên phong

Khi nói về sứ mệnh doanh nghiệp, chúng ta thường nhấn mạnh đến vai trò đầu tàu trong tăng trưởng kinh tế, giải quyết việc làm, đáp ứng nhu cầu xã hội… Về mặt bề nổi thì đúng là như vậy nhưng nhìn nhận ở góc độ

sâu hơn, tính tiên phong, mở đường cho những ý tưởng mới, nhận thức

mới và ở mức độ nào đó, tác động tích cực đến tầm nhìn trong tổ chức đời

Ngày đăng: 30/12/2017, 10:53

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Giáo trình môn học Quản trị Maketing – Chương trình đào tạo Thạc sỹ quản trị kinh doanh quốc tế của Đại học Grigg Khác
2. Bài giảng của giảng viên trên lớp Khác
3. Tài liệu trên Internet: Website của VCCI, Bộ KH&ĐT, Tổng cục Thống kê… Khác
4. Báo diễn đàn doanh nghiệp, Thời báo kinh tế,… Khác
5. Phỏng vấn trực tiếp một số doanh nhân Khác

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w