Công tác phòng bệnh cho lợn nái sinh sản

Một phần của tài liệu Thực hiện quy trình phòng và điều trị bệnh cho lợn nái sinh sản tại trại lợn hoàng thị thái, huyện tân yên, tỉnh bắc giang (Trang 42 - 46)

4.1.1. Công tác vệ sinh thú y

Vệ sinh phòng bệnh nhằm mục đích hạn chế và tiêu diệt mầm bệnh ở môi trường đồng thời nâng cao sức đề kháng không đặc hiệu cho đàn gia súc. Cùng với việc vệ sinh ăn uống, vệ sinh thân thể, vệ sinh sinh sản… Thì việc vệ sinh chuồng trại, cải tạo tiểu khí hậu chuồng nuôi được trang trại rất quan tâm.

Trước khi khách tham quan cũng như công nhân vào chuồng nuôi thì đều phải thay quần áo bảo hộ lao động và phun thuốc sát trùng. Đối với những người không nhiệm vụ thì miễn vào. Các xe ô tô trước khi vào khu chăn nuôi đều phải dừng lại ở cổng trại được phun tiêu độc bằng Ommicide. Ngoài ra, tại mỗi dãy chuồng nuôi đều có vôi sát trùng ở hai đầu cửa ra vào.

Việc vệ sinh chuồng trại được thực hiện theo một lịch cụ thể do trang trại quy định nhưng vẫn có những thay đổi cho phù hợp tuỳ vào điều kiện thời tiết. Máng ăn bằng inox được rửa bằng nước sạch sau khi cho lợn ăn xong. Phân được dọn một phần cho vào bao bón cây.

Nước sử dụng cho lợn uống lấy từ nước giếng khoan, sau đó qua hệ thống bể lọc rồi theo ống dẫn đến từng ô chuồng.

Cùng với việc thường xuyên quét dọn chuồng, trang trại lập kế hoạch tiêu độc chuồng trại và phát quang bụi rậm xung quanh chuồng trại cũng như tiêu diệt chuột. Khi công nhân, kỹ sư, khách tham quan vào khu chăn nuôi lợn đều phải sát trùng tại nhà sát trùng, tắm bằng nước sạch trước khi thay quần áo bảo hộ lao động, mới được vào khu chuồng nuôi.

Bảng 4.1. Lịch khử trùng chuồng trại tại trại lợn Hoàng Thị Thái Thứ Thứ 2 Thứ 3 Thứ 4 Thứ 5 Thứ 6 Thứ 7 Chủ nhật

Định kỳ vệ sinh nơi ở, bếp ăn, chuồng trại, môi trường xung quanh trại như: khơi thông cống rãnh, phát quang bờ bụi, rắc vôi diệt ký sinh trùng mang mầm bệnh.

sàn chuồng.

Sau khi lợn con được chuyển đến khu chuồng mới, tôi tham gia tháo dỡ các tấm nan chuồng mang ra ngâm ở bể sát trùng bằng dung dịch NaOH 10%, ngâm trong 1 ngày, sau đó cọ sạch mang phơi khô. Ô chuồng và khung

chuồng cũng được cọ sạch bằng dung dịch NaOH pha với nồng độ loãng khoảng 5% sau đó tiến hành xông chuồng bằng formol và thuốc tím.

Gầm chuồng cũng được tiêu độc khử trùng sạch sẽ, để khô rồi tiến hành lắp các tấm nan vào, sau đó đuổi lợn chờ đẻ vào. Khi có dịch bệnh xảy ra công tác vệ sinh thú y được tiến hành nhanh chóng hơn, thường xuyên, triệt để hơn bao giờ hết.

Kết quả thực hiện phòng bệnh bằng phương pháp vệ sinh sát trùng được trình bày ở bảng 4.2.

Bảng 4.2. Kết quả thực hiện công tác vệ sinh sát trùng tại trang trại

Phun sát trùng, rắc vôi

Tổng vệ sinh quanh khu

Kết quả bảng 4.2 cho thấy vệ sinh chuồng trại được giao thực hiện 160 và đã thực hiện hoàn thành 160 lần, đạt 100%; phun sát trùng, rắc vôi chuồng trại được giao là 160 lần, đã thực hiện 160 lần, đạt 100%; xịt gầm chuồng được giao là 10 lần và đã thực hiện được đủ 10 lần, đạt 100%; tổng vệ sinh chuồng trại được giao thực hiện là 20 lần và đã thực hiện được 20 lần, đạt 100%; tắm sát trùng được giao thực hiện 340 lần, đã thực hiện 340, đạt 100%. Như vậy, em luôn thực hiện đầy đủ và đúng yêu cầu về vệ sinh, sát trùng

chuồng trại trong thời gian thực tập tốt nghiệp tại trại, góp phần ngăn chặn và đẩy lùi các loại mầm bệnh xâm nhập vào đàn lợn tại trang trại.

Một phần của tài liệu Thực hiện quy trình phòng và điều trị bệnh cho lợn nái sinh sản tại trại lợn hoàng thị thái, huyện tân yên, tỉnh bắc giang (Trang 42 - 46)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(64 trang)
w