Công tác phòng bệnh cho đàn lợn tại trại bằng vắcxin

Một phần của tài liệu Thực hiện quy trình phòng và điều trị bệnh cho lợn nái sinh sản tại trại lợn hoàng thị thái, huyện tân yên, tỉnh bắc giang (Trang 46)

Công tác tiêm phòng luôn được cơ sở đặt lên hàng đầu. Đây là khâu rất quan trọng trong quy trình kỹ thuật, là biện pháp tích cực và bắt buộc để tránh những rủi ro lớn thiệt hại về kinh tế và tránh lây lan dịch bệnh.

Tiêm vắcxin giúp cho gia súc tự tạo ra trong cơ thể một sức miễn dịch nhân tạo chủ động chống vi khuẩn xâm nhập, tăng sức đề kháng cho cơ thể. Vì vậy việc tiêm phòng phải được thực hiện nghiêm ngặt, theo đúng quy trình nhằm giảm đáng kể thiệt hại về kinh tế khi dịch bệnh xảy ra.

Chính vì vậy, ở trại chăn nuôi công tác phòng bệnh được ưu tiên hàng đầu. Trong thời gian thực tập em đã cùng cán bộ kỹ thuật và công nhân tham gia công tác tiêm phòng cho đàn lợn tại cơ sở. Lịch tiêm phòng vắcxin tại cơ sở được trình bày ở bảng 4.3.

Qua kết quả bảng 4.3 cho thấy, trại đã thực hiện nghiêm ngặt quy trình phòng bệnh bằng vắcxin trên đàn lợn nái đạt tỷ lệ an toàn cao. Cụ thể tỷ lệ an toàn của vắcxin luôn đạt 100% số lợn nái được làm vắcxin.

Qua quá trình tiêm vắcxin phòng bệnh cho đàn lợn nuôi tại trại ngoài những kiến thức đã học em cũng học hỏi được những kinh nghiệm về việc phòng bệnh bằng vắcxin cũng như: việc sử dụng vắcxin đủ liều, đúng đường, đúng vị trí, đúng lịch vì mỗi loại vắcxin đều có những đặc thù riêng, hiệu quả và thời gian miễn dịch khác nhau. Nếu sử dụng không đúng kĩ thuật, sai thời điểm sẽ làm mất đi hoạt tính của vắcxin. Trước khi sử dụng vắcxin cần lắc nhẹ cho kỹ, vắcxin đã pha nên sử dụng ngay, nếu thừa phải hủy không nên sử dụng cho ngày hôm sau. Ngoài ra cần chú ý theo dõi vật nuôi sau tiêm để kịp thời can thiệp khi vật nuôi bị sốc vắcxin.

Bảng 4.3. Lịch tiêm phòng vắcxin tại trang trại Loại lợn Lợn cái hậu bị (nhập 17 - 18 tuần tuổi) Lợn nái

Qua theo dõi 216 lợn nái sinh sản tại trang trại, dựa trên những triệu chứng lâm sàng điển hình của từng bệnh, chúng tôi đã chẩn đoán được lợn nái mắc một số bệnh chủ yếu như viêm tử cung, viêm vú, đẻ khó và bệnh sót nhau. Kết quả chẩn đoán lợn nái mắc một số bệnh sinh sản được trình bày ở bảng 4.4.

Bảng 4.4. Tình hình mắc bệnh ở lợn nái sinh sản Tên bệnh Hiện tượng đẻ khó Viêm tử cung Viêm vú Bệnh sót nhau Tính chung

Kết quả bảng 4.4 cho biết khi theo dõi 270 lợn nái sinh sản trước và sau khi đẻ về bốn bệnh sinh sản thường gặp ở lợn nái thấy rằng hiện tượng đẻ khó có 27 con mắc bệnh, chiếm tỷ lệ cao nhất là 10,00%, tiếp đến là bệnh viêm tử cung có 15 con, chiếm tỷ lệ 5,56%, viêm vú có 5 con, chiếm 1,86% và bệnh sót nhau 6 con, chiếm 2,22%. Khi tính chung các bệnh sinh sản thì lợn nái ở trang trại thì có tỷ lệ mắc các bệnh này là 19,63%.

Nguyên nhân dẫn đến lợn nái mắc bệnh viêm tử cung với tỷ lệ 5,56%, một là do trong quá trình phối giống cho lợn nái bằng phương pháp thụ tinh nhân tạo không đúng kỹ thuật đã làm sây sát niêm mạc tử cung, tạo điều kiện cho vi khuẩn xâm nhập phát triển và gây bệnh. Hai là, do quá trình can thiệp khi lợn đẻ khó phải sử dụng thủ thuật để móc lấy thai làm cho vi khuẩn từ bên ngoài dễ dàng xâm nhập vào gây viêm.

Mặt khác, do điều kiện chăm sóc nuôi dưỡng lợn nái trước và sau khi đẻ chưa được tốt khi gặp điều kiện khí hậu nóng ẩm mưa nhiều đã tạo điều kiện cho vi khuẩn xâm nhập, phát triển và gây viêm tử cung.

Tỷ lệ lợn nái mắc bệnh đẻ khó là 10,00%, theo chúng tôi là do trong giai đoạn mang thai lợn nái ít được vận động, chăm sóc nuôi dưỡng chưa được tốt làm cho lợn mẹ yếu, khi đẻ sức rặn kém. Ngoài ra, do lợn nái mới đẻ

lứa đầu nên xoang chậu còn hẹp, làm cho việc đẻ tự nhiên của lợn gặp nhiều khó khăn hoặc do lợn nái già đẻ trên 7 lứa nên sức rặn đẻ của lợn nái kém.

Tỷ lệ lợn nái mắc bệnh viêm tử cung trong nghiên cứu của chúng tôi nằm trong khoảng biến động so với kết quả nghiên cứu của Kirwood (1999) [32] cho biết lợn nái tại Anh có tỷ lệ viêm tử cung biến động từ 1,1 - 37,2%.

Kết quả nghiên cứu của Nguyễn Văn Thanh (2002) [19] công bố lợn nái sau khi đẻ bị viêm tử cung với tỷ lệ là 42,40%; kết quả nghiên cứu của Nguyễn Hoài Nam và Nguyên Văn Thanh (2016) [14] cho biết tỷ lệ lợn nái viêm tử cung sau đẻ là 76,38%, biến động từ 62,10 - 86,96%. So sánh các kết quả nghiên cứu này với kết quả nghiên cứu của chúng tôi thì tỷ lệ viêm tử cung của lợn nái ở trại lợn Hoàng Thị Thái là thấp hơn rất nhiều. Điều này được giải thích là do trang trại đã áp dụng tốt quy trình kỹ thuật nuôi dưỡng và chăm sóc lợn nái sinh sản, đặc biệt làm tốt vệ sinh sát trùng trước, trong và sau khi lợn nái đẻ. Mặt khác, tỷ lệ lợn nái đẻ khó là cao (chiếm 10,00%) nên phải can thiệp bằng tay khi lợn đẻ. Theo Bùi Thị Tho và cs. (1995) [23] cho biết phần lớn những trường hợp lợn đẻ khó đều dẫn tới viêm tử cung. Vì vậy, viêm tử cung ở lợn nái sau đẻ là không cao.

4.2.2. Tỷ lệ nái mắc bệnh sinh sản theo tháng theo dõi

Yếu tố thời tiết khí hậu có thể ảnh hưởng đến tình hình mắc bệnh của lợn nái sinh sản, vì thời tiết khí hậu tác động đến môi trường sống của lợn. Nếu thời tiết khí hậu tốt lợn sẽ khỏe mạnh, khả năng đề kháng với mầm bệnh tốt, lợn sẽ hạn chế mắc bệnh, đặc biệt là các bệnh của lợn nái sinh sản và lợn con theo mẹ. Để thấy rõ thời tiết khí hậu của các tháng nuôi khác nhau có ảnh hưởng đến tỷ lệ mắc bệnh của lợn nái sinh sản hay không, chúng tôi đã theo dõi tình hình mắc bệnh của lợn nái sinh sản theo tháng nuôi. Kết quả được trình bày ở bảng 4.5.

Bảng 4.5. Tỷ lệ mắc bệnh sinh sản của lợn nái theo tháng theo dõi Số Tháng nái theo theo dõi dõi (con) 8 54 9 54 10 54 11 54 12 54 Tính 270 chung

Kết quả bảng 4.5 cho thấy khi theo dõi 270 lợn nái sinh sản ở các tháng 8,9,10,11 và 12 năm 2020 thì thấy rằng lợn nái mắc bệnh sinh sản ở tháng 8 (18,52%), tháng 9 (20,37%), tháng 10 (16,67%), tháng 11 (22,22%), tháng 12 (22,22%). Trong đó 2 tháng 11 và 12 có tỷ lệ lợn nái mắc bệnh cao nhất 22,22%, tháng 10 có tỷ lệ lợn nái mắc bệnh thấp nhất 16,67%. Lợn nái mắc bệnh đẻ khó ở tháng 8 và tháng 11 là 50,00% tỷ lệ mắc bệnh cao nhất và thấp nhất ở tháng 12 (22,22%) trong 5 tháng theo dõi. Bệnh viêm tử cung có tỷ lệ mắc tháng 9 (36,36%) cao nhất và thấp nhất ở tháng 12 (16,67%) trong 5 tháng theo dõi. Bệnh viêm vú có tỷ lệ mắc ở tháng 10 (11,11%) cao nhất và thấp nhất ở tháng 11 (8,33%) và 12 (8,33%) trong 5 tháng theo dõi. Bệnh sót nhau có tỷ lệ mắc ở tháng 11 (16,67%) cao nhất và thấp nhất ở tháng 9 (9,10%) trong 5 tháng theo dõi. Qua số liệu trên cho thấy thời tiết khí hậu ở các tháng khác nhau cũng ảnh hưởng ít nhiều đến tỷ lệ mắc bệnh sinh sản của

là rất quan trọng có ảnh hưởng đến tỷ lệ lợn nái mắc các bệnh sinh sản. Do vậy, cải thiện môi trường sống, tạo tiểu khí hậu chuồng nuôi sạch sẽ, ổn định yếu tố nhiệt độ và ẩm độ chuồng nuôi có ý nghĩa quan trọng giúp lợn nái sống khỏe mạnh và ít bệnh đường sinh dục.

4.2.3. Những biểu hiện triệu chứng lâm sàng chính của lợn nái mắc một số bệnh sinh sản số bệnh sinh sản

Sau khi tiến hành theo dõi 270 lợn nái sinh sản, chúng tôi đã tổng kết và đưa ra những triệu chứng lâm sàng chính của lợn nái mắc một số bệnh sinh sản như được trình bày ở bảng 4.6.

Bảng 4.6. Những biểu hiện triệu chứng lâm sàng chính của lợn nái mắc một số bệnh sinh sản Triệu chứng Sốt - Bên ngoài - Dịch viêm: + Màu + Mùi Phản ứng đau

Kết quả bảng 4.6 đã cho biết những biểu hiện lâm sàng chính của lợn nái khi mắc một số bệnh sinh sản. Qua đó, ta có thể nhận biết được các bệnh khi lợn nái mắc và đưa ra phác đồ điều trị kịp thời tránh làm bệnh lây lan gây ảnh hưởng đến năng suất và chất lượng con giống.

Đối với bệnh viêm tử cung thì khi mắc bệnh con vật có triệu chứng sốt 40 - 41oC, lợn tiểu ít, nước tiểu màu vàng, phân có màng nhầy, hay đè con, ở cơ quan sinh dục xuất hiện dịch viêm có màu trong hoặc đục lợn cợn, khi bệnh nặng thì dịch lẫn máu và có mùi tanh, phản xạ kém với tác động bên ngoài, đau đớn.

Bệnh viêm vú con vật có biểu hiện sốt 40 - 41oC, lá vú sưng to hoặc cả bầu vú sưng, tế bào biểu bì phình to ra và thoái hóa rồi bong ra, khi vắt sữa có những cục nhỏ màu xanh hay vàng nhạt, lẫn máu, mùi hôi, sờ tay vào con vật có cảm giác đau đớn, khó chịu.

Khi lợn nái mắc bệnh đẻ khó thì có biểu hiện sốt nhẹ, rặn tích cực nhiều lần thai vẫn không ra, đứng lên nằm xuống không yên, thường thay đổi tư thế nằm, dịch nhờn có cứt su, lẫn máu, mùi tanh, hôi, con vật đau đớn.

Bệnh sót nhau con vật có biểu hiện sốt 41 - 42oC, thấy đường sinh dục có cuống nhau hoặc một phần nhau thai. Rặn nhiều lần, mép âm hộ có dịch màu hồng chảy ra. Dịch nhờn màu nâu xẫm, lẫn mảnh nhau bị phân hủy, mùi tanh hôi. Con vật có phản ứng đau đớn, khó chịu.

4.3. Công tác điều trị bệnh cho lợn nái sinh sản

Điều trị bệnh cho lợn mắc bệnh cần phải tiến hành sớm ngay sau khi phát hiện ra lợn bị bệnh, đồng thời phải lựa chọn phác đồ điệu trị tốt nhất, kháng sinh đặc hiệu nhất thì hiệu quả điều trị mới cao và giảm đến mức thấp nhất thiệt hại về kinh tế do lợn ốm và chết. Từ kết quả chẩn đoán như trình bày ở bảng 4.4, chúng tôi tiến hành điều trị bằng các phác đồ điều trị đặc hiệu cho từng loại bệnh. Kết quả điều trị bệnh sinh sản cho lợn nái được trình bày ở bảng 4.7.

Bảng 4.7. Kết quả điều trị bệnh cho lợn nái sinh sản Tên bệnh Hiện tượng đẻ khó Viêm tử cung Viêm vú Bệnh sót nhau Kết quả bảng 4.7 cho thấy khi phát hiện sớm, điều trị kịp thời sẽ đem

lại hiệu quả điều trị cao. Khi điều trị 27 lợn nái bị hiện tượng đẻ khó 1 ngày liên tục thì có 27 lợn khỏi bệnh, đạt 100%. Điều trị 15 lợn nái bị bệnh viêm tử cung sau 4ngày điều trị liên tục thì có 13 lợn khỏi bệnh, đạt 86,67%. Điều trị 5 lợn nái bị bệnh viêm vú sau 4ngày điều trị cả 5 con khỏi bệnh, đạt 100%. Điều trị 7 lợn nái sót nhau sau 3 ngày cả 7 con khỏi bệnh đạt 100%.

Phần 5

KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ

5.1. Kết luận

- Đã thực hiện tốt quy trình phòng bệnh cho lợn nái sinh sản. Kết quả tiêm phòng vắcxin cho lợn nái sinh sản đạt tỷ lệ an toàn là 100%.

- Tỷ lệ lợn nái mắc các bệnh sinh sản là 20,00%, trong đó hiện tượng đẻ khó là cao nhất (10,00%), sau đó đến bệnh viêm tử cung (5,56%), tiếp đến là bệnh sót nhau (2,22%) và thấp nhất là viêm vú (1,86%).

- Kết quả điều trị một số bệnh của lợn nái sinh sản đạt tỷ lệ khỏi bệnh từ 86,67% - 100%.

- Trong 2 tháng 11 và 12 có tỷ lệ lợn nái sinh sản mắc bệnh cao nhất (22,22%) và tỷ lệ mắc bệnh của lợn nái sinh sản trong tháng 10 thấp nhất (16,67%).

5.2. Đề nghị

- Thực hiện tốt hơn nữa quy trình vệ sinh phòng bệnh và quy trình nuôi dưỡng, chăm sóc đàn lợn nái để giảm tỷ lệ lợn nái mắc các bệnh sinh sản.

- Hạn chế can thiệp bằng tay trong xử lý lợn nái đẻ khó hoặc nếu có can thiệp bằng tay thì thực hiện đúng quy định sát trùng tiêu độc đẻ giảm tỷ lệ lợn nái bị viêm tử cung sau khi đẻ.

- Cần phải theo dõi chặt chẽ tất cả các lợn nái sau khi đẻ để phát hiện lợn nái bị mắc các bệnh sinh sản sớm và điều trị kịp thời sẽ làm giảm ảnh hưởng của các bệnh này đến khả năng sinh sản của lợn nái.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

I. Tài liệu tiếng Việt

1. Trần Ngọc Bích, Nguyễn Thị Cẩm Loan, Nguyễn Phúc Khánh (2016), “Khảo sát tình hình viêm nhiễm đường sinh dục lợn nái sau khi sinh và hiệu quả điều trị của một số loại kháng sinh”, Tạp chí Khoa học kỹ

thuật Thú y, 23(5), tr. 51 - 56.

2. Nguyễn Xuân Bình (1996), Điều trị bệnh heo nái,Nxb Tổng hợp, Đồng Tháp, tr. 41 - 44.

3. Nguyễn Xuân Bình (2000), Kinh nghiệm chăn nuôi nái sinh sản, Nxb Nông nghiệp, Hà Nội.

4. Nguyễn Xuân Bình (2005), Trị bệnh heo nái, heo con, heo thịt, Nxb Nông nghiệp, Hà Nội, tr. 29 - 35.

5. Phạm Tiến Dân (1998), Khảo sát tỷ lệ mắc bệnh viêm vú đàn lợn nái nuôi tại

Hưng Yên, Luận văn thạc sỹ chăn nuôi, Đại học Nông nghiệp Hà Nội.

6. Trần Tiến Dũng, Phan Vũ Hải (2002), Giáo trình Sinh sản gia súc, NXB Nông Nghiệp, Hà Nội.

7. Trần Tiến Dũng (2004), “Kết quả ứng dụng hormone sinh sản và điều trị hiện tượng chậm động dục lại sau khi đẻ ở lợn nái”, Tạp chí Khoa học

kỹ thuật Nông nghiệp, 2 (1), tr. 66 - 69.

8. Nguyễn Bá Hiên, Huỳnh Thị Mỹ Lệ, Lê Văn Lãnh, Đỗ Ngọc Thúy

(2012), Giáo trình bệnh truyền nhiễm thú y, Nxb Đại học nông nghiệp, Hà Nội.

9. Phạm Sỹ Lăng, Nguyễn Thị Kim Lan, Nguyễn Văn Thọ (2006), Các bệnh

ký sinh trùng và bệnh nội sản khoa thường gặp ở lợn và biện pháp phòng trị, Nxb Nông nghiệp, Hà Nội.

10. Trương Lăng (2000), Hướng dẫn điều trị các bệnh ở lợn, Nxb Nông nghiệp, Hà Nội, tr. 77 - 91.

11. Nguyễn Quang Linh (2005),Giáo trình Chăn nuôi lợn, Nxb Nông nghiệp, Hà Nội.

12. Nguyễn Đức Lưu, Nguyễn Hữu Vũ (2000), Thuốc thú y và cách sử dụng, Nxb Nông nghiệp, Hà Nội.

13. Nguyễn Thị Hồng Minh (2014), Nghiên cứu sự biến đổi một số chỉ tiêu

lâm sàng, phi lâm sàng và thử nghiệm biện pháp phòng, trị hội chứng viêm tử cung, viêm vú, mất sữa (MMA) ở lợn nái sinh sản, Luận án tiến

sĩ Nông nghiệp, Học viện Nông nghiệp Việt Nam.

14. Nguyễn Hoài Nam, Nguyễn Văn Thanh (2016), “Một số yếu tố liên quan tới viêm tử cung sau đẻ ở lợn nái”, Tạp chí khoa học Nông nghiệp Việt

Nam, 14(5), tr. 720-726.

15. Nguyễn Hữu Ninh, Bạch Đăng Phong (2000), Bệnh sản khoa gia súc, Nxb Nông nghiệp, Hà Nội, tr. 25.

16. Nguyễn Ngọc Phục (2005), Công tác thú y trong chăn nuôi lợn, Nxb Lao Động - Xã Hội, tr. 35.

17. Trần Văn Phùng, Từ Quang Hiển, Trần Thanh Vân, Hà Thị Hảo (2004),

Giáo trình chăn nuôi lợn, Nxb Nông nghiệp, Hà Nội.

18. Nguyễn Thanh Sơn, Nguyễn Quế Côi (2006), Chăn nuôi lợn trang trại, Nxb Lao động - Xã hội, tr. 127 - 130.

19. Nguyễn Văn Thanh (2002), Nghiên cứu một số chỉ tiêu và bệnh đường

sinh dục thường gặp ở lợn, Nxb Nông nghiệp, Hà Nội.

20. Nguyễn Văn Thanh (2007), “Khảo sát tỷ lệ mắc bệnh viêm tử cung trên đàn lợn nái ngoại nuôi tại Đồng bằng Sông Hồng và thử nghiệm điều trị”, Tạp chí Khoa học Kỹ thuật Thú y, XIV (3), tr. 38 - 43.

21. Nguyễn Văn Thanh, Trần Tiến Dũng, Sử Thanh Long, Nguyễn Thị Mai Thơ (2016), Giáo trình Sinh sản gia súc, Nxb Đại học Nông nghiệp, Hà Nội. 22. Trịnh Đình Thâu, Nguyễn Văn Thanh, Đoàn Đức Thành (2010),“Thực

trạng hội chứng viêm vú, viêm tử cung, mất sữa (MMA) ở đàn lợn nái ngoại nuôi theo mô hình trang trại thuộc tỉnh Thái Bình và thử nghiệm

Một phần của tài liệu Thực hiện quy trình phòng và điều trị bệnh cho lợn nái sinh sản tại trại lợn hoàng thị thái, huyện tân yên, tỉnh bắc giang (Trang 46)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(64 trang)
w