1. Trang chủ
  2. » Thể loại khác

SKKN Giáo dục kỹ năng sống cho học sinh thông qua môn GDCD cấp THPT

23 955 8

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 23
Dung lượng 1,31 MB

Nội dung

SKKN Giáo dục kỹ năng sống cho học sinh thông qua môn GDCD cấp THPTSKKN Giáo dục kỹ năng sống cho học sinh thông qua môn GDCD cấp THPTSKKN Giáo dục kỹ năng sống cho học sinh thông qua môn GDCD cấp THPTSKKN Giáo dục kỹ năng sống cho học sinh thông qua môn GDCD cấp THPTSKKN Giáo dục kỹ năng sống cho học sinh thông qua môn GDCD cấp THPTSKKN Giáo dục kỹ năng sống cho học sinh thông qua môn GDCD cấp THPTSKKN Giáo dục kỹ năng sống cho học sinh thông qua môn GDCD cấp THPTSKKN Giáo dục kỹ năng sống cho học sinh thông qua môn GDCD cấp THPTSKKN Giáo dục kỹ năng sống cho học sinh thông qua môn GDCD cấp THPTSKKN Giáo dục kỹ năng sống cho học sinh thông qua môn GDCD cấp THPTSKKN Giáo dục kỹ năng sống cho học sinh thông qua môn GDCD cấp THPT

Trang 1

TÍCH HỢP GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG VÀO GIẢNG DẠY MÔN GIÁO DỤC

CÔNG DÂN Ở TRƯỜNG THPT

A LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI

Dù ở thời đại nào, xã hội nào, kỹ năng sống vẫn luôn là bí quyết giúp con người thíchứng với môi trường sống, đặc biệt là trong xã hội đương đại, với nhịp sống quay cuồng cùngvới sự cạnh tranh khốc liệt Nhằm giúp giới trẻ hình thành ý thức về sự cần thiết phải rènluyện kỹ năng sống, ngành Giáo dục đang dần dần chú trọng quan tâm nhiều hơn đến việcgiáo dục kỹ năng sống trong nhà trường

Tuy nhiên, theo kết quả Khảo sát của Viện Ngiên cứu môi trường và các vấn đề xã hộiđược tiến hành đối với hơn 1000 học sinh, sinh viên thuộc mười trường ĐH, CĐ và phổthông : “Có trên 95% các em chưa nhận thức đúng về kỹ năng sống (KNS), 77,7% chưa baogiờ được đào tạo, tập huấn về KNS, 76,4% cho biết rất cần được tập huấn kiến thức về KNS

và hầu hết các em lúng túng khi trả lời hoặc chưa biết cách xử lý các tình huống thường gặptrong cuộc sống” Có thể với quy mô của cuộc khảo sát, kết quả trên đây chưa phải là bứctranh toàn cảnh, nhưng những con số này cùng với hiện thực xã hội đã phản ánh được thựctrạng thiếu hụt trầm trọng về KNS của giới trẻ hiện nay

Sự thiếu hụt kỹ năng sống của giới trẻ, trong đó có một bộ phận lớn vẫn đang đượctiếp nhận sự giáo dục của nhà trường, còn được phản ánh ở một khía cạnh khác Tại mộtcuộc hội thảo mới đây, TS Phùng Khắc Bình, vụ trưởng Vụ Công tác học sinh sinh viên (BộGD-ĐT), đánh giá từ chỗ “chưa có nhận thức và hành vi đúng đắn, lối sống ích kỷ, hamhưởng thụ, đua đòi chạy theo giá trị vật chất, từ những biểu hiện lệch lạc về đạo đức, lối sốngdẫn đến một bộ phận HSSV sa đà vào tệ nạn xã hội và phạm tội”

Từ năm 2005 đến 2008, có hơn 8.000 trường hợp học sinh sinh viên vi phạm pháp luậthình sự với nhiều hành vi: đánh nhau gây rối trật tự công cộng, cướp tài sản, xâm hại sứckhỏe, tính mạng cho đến tội phạm ma túy, giết người Tình trạng học sinh phổ thông bỏ học

Trang 2

hoặc vẫn còn đang đi học kết thành băng nhóm sử dụng ma túy, gây ra các vụ đánh nhau, gâyrối xã hội, cướp tài sản có xu hướng tăng…

Dẫn đến thực trạng này, được nói đến lâu nay bao gồm nhiều nguyên nhân: từ xã hội,gia đình, nhà trường cho đến bản thân giới trẻ Bên cạnh những nguyên nhân khách quan, rõràng ở góc độ “bản thân giới trẻ”, sự thiếu hụt kiến thức, hiểu biết để giải quyết những vấn đềcủa cuộc sống, sự lệch lạc trong nhận thức và hành vi dẫn đến các sai phạm, sống thiếu tráchnhiệm với chính bản thân và cộng đồng… chính là hậu quả trực tiếp của việc thiếu nhữngKNS cần thiết Do thiếu KNS nên khi bước vào giai đoạn vị thành niên, có những biến đổi vềtâm sinh lý, không ít bạn trẻ đã không có đủ hiểu biết, không tự chủ, không kiểm soát đượchành vi… dẫn đến những hậu quả đáng tiếc

Hiện nay, nội dung giáo dục kỹ năng sống được nhiều quốc gia đưa vào dạy cho họcsinh ở các trường phổ thông dưới những hình thức khác nhau Ở Việt nam, để nâng cao chấtlượng giáo dục toàn diện thế hệ trẻ vừa có tài vừa có đức, đòi hỏi người giáo viên không chỉ

“ dạy chữ” mà còn ‘ dạy người” Cho nên, trong quá trình giảng dạy người giáo viên phảibiết lồng ghép về giáo dục kỹ năng sống cho các em học sinh Đặc biệt là ở môn GDCD thìviệc tích hợp đó càng mang lại hiệu quả cao hơn, giúp học sinh tự tin hơn khi bước vào cuộcsống tương lai, giúp các em rèn luyện hành vi có trách nhiệm, ứng phó với sức ép trong cuộc sống,biết lựa chọn cách ứng xử phù hợp, ứng phó với thách thức trong cuộc sống Vì vậy, việc tích hợpgiáo dục kỹ năng sống vào quá trình giảng dạy nói chung, môn GDCD nói riêng là rất quan

trọng và cần thiết Đó cũng là lý do để tôi thực hiện đề tài “Tích hợp giáo dục kỹ năng sống vào giảng dạy môn GDCD ở trường THPT”

Trang 3

B NỘI DUNG ĐỀ TÀI

I MỘT SỐ VẤN ĐỀ CHUNG VỀ GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH TRUNG HỌC PHỔ THÔNG.

1 Khái niệm kỹ năng sống

Kỹ năng sống là một tập hợp các kỹ năng mà con người có được thông qua giảng dạyhoặc kinh nghiệm trực tiếp được sử dụng để xử lý những vấn đề, câu hỏi thường gặp

trong cuộc sống hàng ngày của con người Có nhiều khái niệm về kỹ năng sống, trong đó hầu

hết đều thống nhất với khuynh hướng xem kỹ năng sống là những kỹ năng tâm lý - xã hội cơbản giúp cho cá nhân tồn tại và thích ứng trong cuộc sống Ngoài ra nó còn giúp cá nhânvững vàng trước cuộc sống có nhiều thách thức nhưng cũng nhiều cơ hội trong thực tại

Trước hết, kỹ năng sống được hiểu là năng lực tâm lý - xã hội giúp các cá nhân thỏamãn có hiệu quả những nhu cầu (sống, học tập, lao động, vui chơi…) và giải quyết các tháchthức (tệ nạn, căng thẳng, mâu thuẫn…) của cuộc sống Tuy nhiên, nhiều khuynh hướng đềuthống nhất rằng, kỹ năng sống có thể hiểu đơn giản là tất cả điều cần thiết chúng ta phải biết,những cách thức thể hiện hành vi cần có để con người thích ứng được với những thay đổidiễn ra hàng ngày trong cuộc sống Vì vậy, kỹ năng sống không chỉ là kỹ năng, năng lực tâmlý - xã hội mà còn bao gồm nhiều kỹ năng khác để thích ứng Bên cạnh những kỹ năng, tâmlý - xã hội, con người cần biết cách khỏe mạnh và bảo vệ sức khỏe cho chính mình Cần biếtcách chống chọi với những biến đổi của thiên nhiên và biết cách tồn tại khi tính mạng bị đedọa hoặc đối phó với những bất trắc xảy ra

Tổ chức Y tế Thế giới WHO định nghĩa: Kỹ năng sống là “khả năng thíchnghi và hành vi tích cực cho phép cá nhân có khả năng đối phó hiệu quả với nhu cầu và tháchthức của cuộc sống hàng ngày” Trong giáo dục tiểu học và giáo dục trung học, kỹ năng sống

có thể là một tập hợp những khả năng được rèn luyện và đáp ứng các nhu cầu cụ thể của cuộc

sống hiện đại hóa; ví dụ: cuộc sống bao gồm quản lý tài chính (cá nhân), chuẩn bị thức ăn,

vệ sinh, cách diễn đạt, và kỹ năng tổ chức

Cũng theo WHO, kỹ năng sống được chia thành 2 loại là kỹ năng tâm lý xã hội và kỹnăng cá nhân, lĩnh hội và tư duy, với 10 yếu tố như: tự nhận thức, tư duy sáng tạo, giải quyếtvấn đề, kỹ năng giao tiếp ứng xử với người khác, ứng phó với các tình huống căng thẳng

Trang 4

và cảm xúc, biết cảm thông, tư duy bình luận và phê phán, cách quyết định, giao tiếp hiệuquả và cách thương thuyết…

Theo UNICEF, giáo dục dựa trên Kỹ năng sống cơ bản là sự thay đổi trong hành vihay một sự phát triển hành vi nhằm tạo sự cân bằng giữa kiến thức, thái độ và hành vi Ngắngọn nhất đó là khả năng chuyển đổi kiến thức (phải làm gì) và thái độ (ta đang nghĩ gì, cảmxúc như thế nào, hay tin tưởng vào giá trị nào) thành hành động (làm gì và làm như thế nào)

Kỹ năng sống là khả năng thực hiện những hành vi thích ứng tích cực, những cáchhành xử hiệu quả, giúp cá nhân hòa nhập vào mội trường xung quanh ( gia đình, lớp học, thếgiới bạn bè…), giúp cá nhân hình thành các mối quan hệ xã hội, phát triển những nét nhâncách tích cực thuận lợi cho sự thành công học đường và thành công trong cuộc sống

Theo Tổ chức văn hóa, khoa học và giáo dục Liên hợp quốc (UNESCO), kỹ năng sốnggắn với 4 trụ cột của giáo dục:

Trang 5

cách khác, kỹ năng sống là khả năng làm chủ bản thân của mỗi con người, khả năng ứng xửphù hợp với những người khác và với xã hội, khả năng ứng phó trước các tình huống củacuộc sống.

2 Tại sao cần giáo dục kỹ năng sống cho học sinh

Giáo dục kỹ năng sống cho học sinh là việc làm hết sức quan trọng đòi hỏi sự tham giacủa cả gia đình, nhà trường và xã hội Tuy nhiên, việc giáo dục kỹ năng này tại các trườnghọc mới chỉ dừng lại ở các tiết học về giáo dục công dân, văn, sử, địa Các buổi sinh hoạtngoại khoá vừa thiếu vừa chưa đáp ứng được nhu cầu rèn luyện kỹ năng cho các em Chươngtrình dạy và học ở nhà trường dường như chưa được các học sinh quan tâm nhiều Cáchtruyền đạt kiến thức cũng như chương trình nội dung còn bất cập, lý thuyết chưa gắn với thực

tế Bên cạnh đó, nhiều cha mẹ với tâm lý chỉ chú trọng tới việc học các môn chính khoá mà

lơ là với việc rèn luyện kỹ năng sống cho các em

Sự gia tăng những biểu hiện thiếu kỹ năng sống như: không thể hiện được khả năng củabản thân; khó hòa nhập; có thái độ tiêu cực khi mâu thuẫn với bè bạn, gia đình, thầy cô giáo;lúng túng khi xử lý những tình huống phát sinh trong cuộc sống; cách học cách sống khôngkhoa học, hiệu quả; … là những biểu hiện của hầu hết học sinh phổ thông trong vài năm trởlại Chính vì vậy, việc giáo dục đạo đức, rèn luyện kỹ năng sống cho học sinh là việc mà nhàtrường và các bậc phụ huynh cần quan tâm tới ngay từ khi các em còn nhỏ

Trong sự phát triển mạnh mẽ của xã hội hiện nay, vấn đề các bạn trẻ thiếu kỹ năngsống, thiếu tính tự tin, tự lập, sống ích kỷ, vô tâm, thiếu trách nhiệm với gia đình và bản thânđang là những cản trở lớn cho sự phát triển của thanh thiếu niên khiến không ít các bậc cha

mẹ phải phiền lòng vì con, nhà trường phải đau đầu vì các vi phạm, các trò quậy phá, thậmchí là các vi phạm pháp luật của các bạn trẻ

Nhiều vị phụ huynh lo lắng trước tình trạng con của mình thiếu tự tin, luôn tỏ ra rụt rèkhi có cơ hội thể hiện mình trước đám đông hoặc các bạn trẻ không biết cách xử lý tìnhhuống dù là thật đơn giản như kêu gọi sự giúp đỡ từ người khác, tìm đường, định hướng, đi

xe buýt, chưa nói gì đến việc tự các bạn giải quyết vấn đề Đặc biệt, khi gặp các tình huốngkhó khăn hay thất bại trong cuộc sống, nhất là thất bại trong tình yêu, các bạn trẻ thường nghĩđến cái chết hoặc sự trả thù Đây là điều cực kỳ nguy hiểm mà có rất nhiều bạn trẻ thiếu kỹnăng sống đã lựa chọn dẫn đến nhiều hậu quả đáng tiếc, thương tâm

Trang 6

Tại nhiều nước phương Tây, thanh thiếu niên đã được học những kỹ năng sống vềnhững tình huống sẽ xảy ra trong cuộc sống, cách đối diện và đương đầu với những khókhăn, và cách vượt qua những khó khăn đó cũng như cách tránh những mâu thuẫn, xung đột,bạo lực giữa người và người Tại Hàn Quốc, học sinh được học cách đối phó thích ứng vớicác tai nạn như cháy, động đất, thiên tai… tại Trung tâm điều hành tình trạng khẩn cấpSeoul.

Tại Việt Nam, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã đưa nội dung giáo dục kỹ năng sống lồngghép vào các môn học và các hoạt động ngoài giờ lên lớp Kỹ năng sống góp phần thúc đẩy

sự phát triển cá nhân và xã hội, vì mục tiêu của giáo dục kỹ năng sống cho học sinh trongnhà trường phổ thông là nhằm trang bị cho học sinh những kiến thức, giá trị, thái độ và kỹnăng phù hợp Trên cơ sở đó hình thành cho học sinh những hành vi, thói quen lành mạnh,tích cực; loại bỏ những hành vi, thói quen tiêu cực trong các mối quan hệ các tình huống vàhoạt động hàng ngày Ngoài ra thì kỹ năng sống sẽ tạo cơ hội thuận lợi để học sinh thực hiệntốt quyền, bổn phận của mình và phát triển hài hòa về thể chất, trí tuệ, tinh thần và đạo đức

3 Một số kỹ năng cần thiết cho học sinh phổ thông.

Học sinh trung học phổ thông là độ tuổi thanh niên, là giai đoạn phát triển bắt đầu đếnlúc dậy thì và kết thúc bắt đầu khi bước vào tuổi người lớn Độ tuổi này thể hiện tính chấtphức tạp và nhiều mặt của hiện tượng, nó được giới hạn bởi hai mặt là giới hạn về tâm lý vàsinh lý Đây là khoảng thời gian mà việc hình thành kỹ năng sống trong các em có vai tròquan trọng, những kỹ năng này sẽ góp phần hình thành nên phẩm chất đạo đức, nhân cáchsống của các em Ngoài những kỹ năng đơn giản nhưng hết sức cần thiết như: kỹ năng nghe,nói, đọc, viết; Kỹ năng biết nấu cơm nhanh ít tốn nhiên liệu; Kỹ năng cắm trại, leo núi; Kỹnăng làm vườn và chăm sóc cây cảnh Kỹ năng cấp cứu khi có người gặp tai nạn hoặc bệnhtật hiểm nghèo Các kỹ năng được xem là hết sức cần thiết đó là:

- Kỹ năng tự nhận thức (ta là ai là điều cực kì quan trọng)

- Kỹ năng xác định giá trị

- Kỹ năng kiểm soát cảm xúc

- Kỹ năng giải quyết các tình huống đặc biệt khó khăn trong cuộc sống,

- Kỹ năng giao tiếp và thương thuyết (bao hàm tính tự kiềm chế)

- Kỹ năng lựa chọn và quyết định (bao hàm phê phán và bác bỏ)

- Kỹ năng hợp tác và tìm kiếm sự giúp đỡ

- Kỹ năng thể hiện sự tự tin

Trang 7

- Kỹ năng lắng nghe tích cực

- Kỹ năng thể hiện sự cảm thông

- Kỹ năng tư duy sáng tạo

- Kỹ năng tìm kiếm và xử lý thông tin

- Kỹ năng quản lý thời gian

- Nhóm các kỹ năng ra quyết định một cách có hiệu quả: tìm kiếm và xử lí thông tin,

tư duy phê phán, tư duy sáng tạo, ra quyết định, giải quyết vấn đề

Với 3 nhóm kỹ năng trên thì trong việc giảng bộ môn Giáo dục công dân ta có thểlồng ghép việc giáo dục kỹ năng sống cho các em

II MỘT SỐ KINH NGHIỆM TRONG VIỆC TÍCH HỢP GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH QUA MÔN GIÁO DỤC CÔNG DÂN:

1 Việc giáo dục kỹ năng sống trong môn GDCD:

Kỹ năng sống sẽ góp phần hình thành nên phẩm chất đạo đức, nhân cách sống của các

em, chính vì thế việc giáo dục kỹ năng sống thông việc tích hợp trong một số bộ môn họctrong nhà trường phổ thông nhất là môn Giáo dục công dân Môn GDCD là môn học cónhiều khả năng giáo dục kỹ năng sống, thể hiện :

- Nhiệm vụ và nội dung môn GDCD chứa đựng những yếu tố của giáo dục kỹ năngsống, phù hợp với trọng tâm của giáo dục kỹ năng sống là quá trình đối thoại, tương tác lẫnnhau, sử dụng vốn kinh nghiệm của người học để thực hành kĩ năng; phù hợp với cách tiếpcận làm thay đổi hành vi của người học trên cơ sở nhận thức về các vấn đề của cuộc sống

- Một trong những đặc điểm của môn GDCD là sự tích hợp nhiều nội dung giáo dục,trong đó có các nội dung giáo dục về các vấn đề xã hội Vì vậy việc giáo dục KNS vào mônGDCD là điều có thể thực hiện và phù hợp với xu thế hiện nay

Trang 8

- Việc giáo dục các chuẩn mực xã hội không thể chỉ xuất phát từ yêu cầu của nhà giáodục mà phải xuất phát từ quyền lợi và nhu cầu phát triển của HS Giáo dục KNS giúp họcsinh có những kỹ năng thiết thực để sống an toàn, lành mạnh, có hiệu quả, do đó HS hứngthú học tập và lĩnh hội các chuẩn mực một cách chủ động, tự giác.

2.Địa chỉ tích hợp và phương pháp để giáo dục kỹ năng sống trong môn GDCD:

Giáo viên khi chuẩn bị giáo án lồng ghép kỹ năng sống trong môn Giáo dục công dâncần lưu ý: Trong mỗi tình huống xảy ra có nhiều kĩ năng sống, nhưng khi soạn giáo án nênthể hiện một số kĩ năng nổi trội Thêm nữa, nội dung giáo dục kĩ năng sống phải theo từnglứa tuổi

Với sự chỉ đạo và qua các đợt tập huấn về việc giảng dạy lồng ghép giáo dục kỹ năngsống cho học sinh để hướng tới xây dựng “ trường học thân thiện, học sinh tích cực”, tập thểnhóm Giáo dục công dân Trường THPT Chuyên TG đã xác định nền tảng của “Trường họcthân thiện, học sinh tích cực” là xây dựng đạo đức, lối sống thân thiện cho học sinh Hìnhthành kỹ năng sống ở học sinh là luôn giáo dục các em có thái độ tích cực và ý thức tronghọc tập, có cách giao tiếp, ứng xử tốt với bạn bè, thầy cô giáo và những người xung quanh,

Để hình thành kỹ năng sống cho học sinh, giáo viên đã lồng ghép các bài tập tìnhhuống, mẫu chuyện…vào một số bài học giáo dục công dân để các em giải quyết vấn đề và

từ đó các em hình thành được kỹ năng sống cho mình

Sau đây là một số bài giáo viên có thể tích hợp kỹ năng sống cho học sinh trong quátrình soạn giảng môn GDCD cấp trung học phổ thông:

Lớp 10 :

Bài 4: Nguồn gốc vận động, phát triển của sự vật hiện tượng (rèn kỹ năng giải quyết vấn đề

trong một tình huống, kỹ năng quản lý thời gian…)

Bài 7: Thực tiễn và vai trò của thực tiễn đối nhận thức (rèn kỹ năng trình bày suy nghĩ/ý

tưởng khi thảo luận)

Bài 10 : Quan niệm về đạo đức (rèn kỹ năng xác định giá trị, đạo đức đối với cá nhân, gia

đình và xã hội)

Trang 9

Bài 11 : Một số phạm trù cơ bản của đạo đức học (liên quan đến nghĩa vụ, lương tâm và

nhân phẩm, danh dự của con người)

Bài 12 : Công dân với tình yêu, hôn nhân và gia đình (giao tiếp trong tình bạn và tình yêu,

cách nhìn đúng đắn về tình bạn và tình yêu ở lứa tuổi học đường Để từ đó hình thành lốisống đẹp, thẩm mỹ…)

Bài 13 : Công dân với cộng đồng (ở bài này sẽ giúp học sinh biết quan tâm, chia sẽ và làm

nhiều điều tốt lành với người khác)

Lớp 11 :

Bài 2: Hàng hóa, tiền tệ, thị trường (rèn kỹ năng giải quyết vấn đề, kỹ năng tư duy phân tích) Bài 3: Quy luật giá trị trong sản xuất và lưu thông hàng hóa ( rèn kỹ năng giải quyết vấn đề,

kỹ năng tư duy phê phán…)

Bài 4: Cạnh tranh trong sản xuất và lưu thông hàng hóa (rèn kỹ năng giải quyết vấn đề) Bài 6: Sản xuất và lưu thông hàng hóa (rèn kỹ năng quản lý thời gian khi trình bày suy nghĩ,

ý tưởng)

Bài 7: Nền dân chủ Xã hội chủ nghĩa (rèn kỹ năng trình bày suy nghĩ, kỹ năng hợp tác) Lớp 12 :

Bài 3 : Công dân bình đẳng trước pháp luật (bình đẵng về quyền và nghĩa vụ, trách nhiệm

pháp lí của công dân…)

Bài 4 : Quyền bình đẳng của công dân trong một số lĩnh vực của đời sống xã hội (bình đẳng

trong hôn nhân và gia đình, bình đẳng trong kinh doanh, bình đẳng trong lao động)

Bài 6 : Công dân với các quyền tự do cơ bản (giúp học sinh có ý thức tự bảo vệ và tôn trọng

quyền tự do cơ bản của mình và của người khác)

Bài 8: Pháp luật với sự phát triển của công dân (rèn kỹ năng giao tiếp, tư duy sáng tạo, ứng

phó, ứng xử giao tiếp…)

Trang 10

Dạy kỹ năng sống không phải chỉ lồng ghép, tích hợp kỹ năng sống trong môn học

mà là sử dụng các phương pháp và kĩ thuật dạy học tích cực để tạo điều kiện, cơ hội cho họcsinh được thực hành, trải nghiệm kỹ năng sống trong quá trình học tập Giáo viên cũng lưu ýđưa kỹ năng sống vào bài học một cách vừa phải Đặc biệt, nếu không đổi mới phương phápdạy học sẽ không dạy được kỹ năng sống Để việc giáo dục kỹ năng sống cho học sinh quamôn GDCD đạt hiệu quả, ta cần áp dụng phương pháp mới và các kĩ thuật dạy học hiện đạinhư:

- Phương pháp mới: Dạy học nhóm, phương pháp nghiên cứu trường hợp điển hình, giải

quyết vấn đề, đóng vai, trò chơi, động não Đây là những phương pháp thuận lợi để giáo dục

kĩ năng sống cho học sinh: ví dụ như giúp các em thể hiện sự tự tin, giao tiếp và ứng xử, lắngnghe tích cực, thương lượng, hợp tác, đảm nhận trách nhiệm, giải quyết vấn đề, tư duy sángtạo, tư duy phê phán, tìm kiếm và xử lí thông tin, ứng phó với căng thẳng, ra quyết định đúngđắn, quản lí thời gian hợp lí

- Kĩ thuật dạy học hiện đại: Kĩ thuật chia nhóm, kĩ thuật giao nhiệm vụ, kĩ thuật đặt câu

hỏi, kĩ thuật “ khăn trải bàn”, kĩ thuật “phòng tranh”, kĩ thuật công đoạn, kĩ thuật mảnh ghép,

kĩ thuật tư duy, sáng tạo

Ngoài ra, ta cũng có thể tham khảo nguyên tắc 5T để giáo dục kỹ năng sống, cụ thể:

Tương tác: kỹ năng sống không thể được hình thành qua việc nghe giảng và tự đọc tài

liệu Cần tổ chức cho học sinh tham gia các hoạt động, tương tác với giáo viên và với nhautrong quá trình giáo dục

Trải nghiệm: Người học cần được đặt vào các tình huống để trải nghiệm và thực

hành

Tiến trình: Giáo dục kỹ năng sống không thể hình thành trong “ngày một, ngày hai”

mà đòi hỏi phải có cả quá trình: nhận thức, hình thành thái độ, thay đổi hành vi

Thay đổi hành vi: Mục đích cao nhất của giáo dục kỹ năng sống là giúp người học

thay đổi hành vi theo hướng tích cực

Thời gian: Giáo dục kỹ năng sống cần thực hiện ở mọi nơi, mọi lúc và thực hiện càng

sớm càng tốt đối với trẻ em

3 Giới thiệu một số mẫu chuyện liên quan đến các phương pháp học tập có khả năng tích hợp giáo dục kỹ năng sống trong trường phổ thông

Trang 11

Để học sinh có thể nhẹ nhàng tiếp thu kiến thức môn học, giáo viên cần tạo cho các

em tâm thế thoải mái, nhẹ nhàng không quá nặng nề về nội dung SGK Khi mở đầu hoặc kếtthúc bài học nên gợi ý bằng một câu chuyên hay một tình huống có liên quan để các em cóthể hiểu được nội dung và liên hệ bản thân Sau đây là một số câu chuyện

Xe vừa lướt qua, bỗng Hà chợt nghĩ trên đoạn đường này thường xuyên có nhiều xe máy, xe đạp và trẻ con đi qua; nếu cứ để đó thì thật không an toàn cho người qua lại, thế nào cũng có người bị ngã.

Hà nói với mấy bạn cùng đi dừng xe lại để nhặt gạch, kẻo có người bị ngã Thế nhưng, một bạn nói đó không phải là việc của các bạn và không ai dừng lại Hà dừng lại, lặng

lẽ nhặt mấy viên gạch vỡ và xếp gọn vào ven đường Xong việc, Hà đạp xe về nhà và thấy lòng mình thật vui.”

Tình huống được đưa ra cùng với 3 câu hỏi:

* Tại sao Hà lại thấy vui khi nhặt xong những viên gạch vỡ xếp vào ven đường?

* Em có suy nghĩ gì về việc mấy bạn cùng lớp không hưởng ứng lời đề nghị của Hà?

* Nếu có mặt ở đó em sẽ xử sự như thế nào?

Việc đưa ra tình huống như vậy giúp giảm lối học thụ động, sách vở, tăng cường khả năng vận dụng kiến thức vào thực tế, khuyến khích học sinh tích cực xem xét, thảo luận về một tình huống, một câu chuyên, nhân vật có thật trong thực tế.

Với tình huống giáo viên đưa ra, học sinh tiếp nhận lý thuyết bằng cách giải quyết những vấn đề thực tế.Từ đó, tăng cường khả năng suy nghĩ độc lập, kiên định khi tiếp cận tình huống dưới nhiều góc độ, tăng cường tính sáng tạo để tìm giải pháp cho vấn đề, kỹ năng đánh giá các giải pháp đã lựa chọn Đồng thời, phát triển kỹ năng giao

Ngày đăng: 28/12/2017, 17:42

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w