SKKN Phương pháp giáo dục kỹ năng sống cho học sinhSKKN Phương pháp giáo dục kỹ năng sống cho học sinhSKKN Phương pháp giáo dục kỹ năng sống cho học sinhSKKN Phương pháp giáo dục kỹ năng sống cho học sinhSKKN Phương pháp giáo dục kỹ năng sống cho học sinhSKKN Phương pháp giáo dục kỹ năng sống cho học sinhSKKN Phương pháp giáo dục kỹ năng sống cho học sinhSKKN Phương pháp giáo dục kỹ năng sống cho học sinhSKKN Phương pháp giáo dục kỹ năng sống cho học sinhSKKN Phương pháp giáo dục kỹ năng sống cho học sinhSKKN Phương pháp giáo dục kỹ năng sống cho học sinhSKKN Phương pháp giáo dục kỹ năng sống cho học sinhSKKN Phương pháp giáo dục kỹ năng sống cho học sinhSKKN Phương pháp giáo dục kỹ năng sống cho học sinhSKKN Phương pháp giáo dục kỹ năng sống cho học sinh
Trang 1PHẦN MỞ ĐẦU
1 Tính cấp thiết của đề tài
Giáo dục tư tưởng, đạo đức, lối sống cho học sinh là một lĩnh vực quan trọng trong hình thành nhân cách, phát triển con người trong nhà trường Ðiều đó đặt ra việc tăng cường giáo dục kỹ năng sống để HS có những ứng xử, hành động, việc làm đúng đắn trong học tập, đời sống
Một trong những mục tiêu quan trọng của nền giáo dục nước ta là giáo dục nhân cách, giáo dục làm người Tư tưởng, lối sống là biểu hiện của nhân cách phát sinh, phát triển trong môi trường xã hội, nhà trường và gia đình Hiện nay
HS đang phải đối mặt với nhiều khó khăn trong việc lựa chọn những giá trị phù hợp truyền thống của dân tộc, vừa đáp ứng xu hướng phát triển của xã hội hiện đại, nhất là việc lựa chọn lối sống, hành vi ứng xử trong cuộc sống, học tập, công tác và các mối quan hệ xã hội Bên cạnh biểu hiện của những tư tưởng, đạo đức, lối sống tích cực, lành mạnh và hành vi ứng xử có văn hóa, vẫn còn một bộ phận
HS có những hành vi thiếu văn hóa, có biểu hiện vi phạm đạo đức, gây lo lắng, bức xúc trong dư luận xã hội
Đối với học sinh nội trú trường PT DTNT THCS Qùy Châu, mới sống xa gia đình, ở nội trú trong nhà trường không khỏi tránh được những bỡ ngỡ, còn nhiều điều lạ lẫm, chưa quen với nếp sống mới nên không biết xử lý khi gặp những tình huống khó khăn, hay trở ngại trong học tập cũng như trong cuộc sống Chính vì vậy, việc giáo vụ phải quan tâm đến việc giáo dục kĩ năng sống cho các
em, giúp các em nhanh chóng hòa nhập vào môi trường mới đó chính là lý do tôi chọn đề tài này để nghiên cứu và thực hiện
2 Mục đích của đề tài
Sau khi nghiên cứu, thực hiện một số biện pháp giáo dục kĩ năng sống cho học sinh nội trú, tôi hy vọng đề tài này sẽ giúp tôi có thêm kinh nghiệm và kiến thức trong công tác giáo dục học sinh, cũng như giúp cho học sinh nắm bắt được các kiến thức về kĩ năng sống, từ đó các em có thể rèn luyện, trao dồi, tu dưỡng bản thân, tránh được những cám dỗ của tệ nạn xã hội, biết cách giải quyết những khó khăn của bản thân gặp phải tự tin, vững bước trong cuộc sống
3 Đối tượng nghiên cứu
Hoạt động giáo dục kỹ năng sống của giáo vụ cho học sinh nội trú trường
PT DTNT THCS Qùy Châu
4 Nhiệm vụ của đề tài
- Nghiên cứu lý luận về các kĩ năng sống và cách thức giáo dục kĩ năng sống
- Khảo sát tình trạng của học sinh nội trú
- Lựa chọn các biện pháp giáo dục kĩ năng sống phù hợp với học sinh nội trú của trường
- Thực hiện nội dung giáo dục kĩ năng sống cho học sinh theo nhiều hình thức, thời gian khác nhau có đánh giá, rút kinh nghiệm
Trang 2PHẦN 2 NỘI DUNG
CHƯƠNG 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA GIÁO DỤC KĨ NĂNG SỐNG TRONG CÔNG TÁC GIÁO VỤ CỦA NHÀ TRƯỜNG
1.1 Những vấn đề lí luận về kỹ năng sống
a Khái niệm kĩ năng sống
Kỹ năng sống là một tập hợp các kỹ năng mà con người có được thông qua giảng dạy hoặc kinh nghiệm trực tiếp được sử dụng để xử lý những vấn đề, câu hỏi thường gặp trong cuộc sống hàng ngày của con người
Tổ chức Y tế Thế giới WHO định nghĩa kỹ năng sống là " khả năng thích nghi và hành vi tích cực cho phép cá nhân có khả năng đối phó hiệu quả với nhu cầu và thách thức của cuộc sống hàng ngày"
Trong giáo dục tiểu học và giáo dục trung học, kỹ năng sống có thể là một tập hợp những khả năng được rèn luyện và đáp ứng các nhu cầu cụ thể của cuộc sống hiện đại hóa; ví dụ cuộc sống bao gồm quản lý tài chính (cá nhân), chuẩn bị thức ăn, vệ sinh, cách diễn đạt, và kỹ năng tổ chức Đôi khi kỹ năng sống, nhưng không phải luôn luôn, khác biệt với các kỹ năng nghiệp vụ (trong nghề nghiệp) Cũng theo WHO, kỹ năng sống được chia thành 2 loại là kỹ năng tâm lý xã hội và kỹ năng cá nhân, lĩnh hội và tư duy, với 10 yếu tố như: tự nhận thức, tư duy sáng tạo, giải quyết vấn đề, kỹ năng giao tiếp ứng xử với người khác, ứng phó với các tình huống căng thẳng và cảm xúc, biết cảm thông, tư duy bình luận và phê phán, cách quyết định, giao tiếp hiệu quả và cách thương thuyết
b Phân loại kỹ năng sống
- Kĩ năng cứng ( 25%) (IQ) khả năng học vấn, bằng cấp, chuyên môn …
- Kĩ năng mềm (75%)(EQ) thuộc trí tuệ, cảm xúc, tính cách, ứng xử, kĩ năng làm việc…
Với Giáo dục ở nước ta những năm qua, kỹ năng sống thường được phân loại theo 3 nhóm :
Nhóm I: Kỹ năng nhận biết và sống với chính mình (tự nhận thức, xác định giá trị, kiểm soát cảm xúc, ứng phó với căng thẳng…)
Nhóm II: Kỹ năng nhận biết và sống với người khác (giao tiếp hiệu quả, giải quyết mâu thuẫn, thương lượng, từ chối, bày tỏ cảm thông, hợp tác) Nhóm III: Kỹ năng ra quyết định một cách hiệu quả (thu thập và xử lý thông tin, tư duy phê phán, tư duy sáng tạo, giải quyết vấn đề, ra quyết định…)
Có rất nhiều cách phân loại kỹ năng sống và việc phân loại chỉ có tính chất tương đối Thực tế cho thấy, các kỹ năng sống không tách rời nhau mà liên quan chặt chẽ với nhau
Căn cứ trên thực tiễn giáo dục và cơ sở phân loại của các tài liệu đưa ra hệ thống những kỹ năng cần thiết cho học sinh như sau:
1.2 Những yếu tố ảnh hưởng đến kĩ năng sống của học sinh trong trường nội trú và vai trò của giáo vụ trong việc giáo dục kĩ năng sống cho học sinh nội trú:
a Những yếu tố ảnh hưởng đến kĩ năng sống của học sinh trong trường nội trú:
- Điều kiện học tập và sinh hoạt của kí túc xá
Trang 3- Công tác quản lí toàn diện kí túc xá và quản lí học sinh
- Các hoạt động tập thể trong nhà trường và tại khu nội trú
- Chất lượng học tập chính khóa trên lớp của học sinh
- Nề nếp quản lí và đặc thù chung của nhà trường
- Môi trường kinh tế-xã hội địa phương
- Hiệu quả công tác giáo dục kỹ năng sống của giáo vụ
b Vai trò của giáo vụ trong việc giáo dục kĩ năng sống cho học sinh nội trú:
- Giáo vụ phải quản lý toàn diện học sinh nội trú toàn trường và nắm vững: Hoàn cảnh và những tác động thay đổi của gia đình đến học sinh Hiểu biết những đặc điểm của từng em học sinh (về sức khỏe, sinh lý, trình độ nhận thức, năng lực hoạt động, năng khiếu, sở thích, quan hệ xã hội, bạn bè….) Nắm vững mục tiêu, chương trình, nội dung giáo dục cấp học, lớp học và khả năng thực hiện, kết quả của lớp phụ trách so với mục tiêu giáo dục về mọi mặt (học tập, rèn luyện đạo đức, thể dục thể thao, văn nghệ và các hoạt động khác…) Quản lý toàn diện đặc điểm học sinh toàn trường, nắm vững mục tiêu đào tạo, giáo dục cả về mặt nhân cách và kết quả học tập của học sinh
- Giáo vụ là cầu nối giữa Ban giám hiệu, giữa các tổ chức trong trường, giữa các giáo viên bộ môn và giáo viên chủ nhiệm với tập thể học sinh lớp toàn trường Với
ý nghĩa một mặt đại diện cho các lực lượng giáo dục của nhà trường, mặt khác đại diện cho tập thể học sinh Với tư cách đại diện ben nội trú có trách nhiệm truyền đạt tới học sinh toàn trường tất cả yêu cầu, kế hoạch giáo dục của nhà trường tới tập thể và từng học sinh.không phải bằng mệnh lệnh mà bằng sự thuyết phục, sự gương mẫu của người giáo vụ, để mục tiêu giáo dục được học sinh chấp nhận một cách tự giác, tự nguyện Mặt khác, giáo vụ cũng là người tập hợp ý kiến, nguyện vọng của từng học sinh tại khu nội trú phản ánh với hiệu trưởng, với các tổ chức trong nhà trường và với các giáo viên chủ nhiệm và bộ môn khác Khi tiếp nhận thông tin, người giáo vụ xử lí kịp thời ngay thông tin với tư cách là nhà sư phạm, điều đó có tác dụng rất lớn
Giáo vụ với tư cách là đại diện cho mọi hoạt động nội trú còn có trách nhiệm bảo
vệ, bênh vực quyền lợi mọi mặt học sinh toàn trường
- Giáo vụ là cố vấn tổ chức hoạt động tự quản của tập thể học sinh,
quán triệt được toàn diện nội dung giáo dục, kế hoạch hoạt động của cá nhân và tập thể bao gồm từ việc học tập, rèn luyện đạo đức, văn hóa, thể dục thể thao, sinh hoạt tập thể, hoạt động chính trị xã hội, quan hệ giao tiếp, ứng xử cộng đồng và trong tình bạn
Trang 4CHƯƠNG 2
CƠ SỞ THỰC TIỄN GIÁO DỤC KĨ NĂNG SỐNG CỦA GIÁO VỤ CHO HỌC SINH NỘI TRÚ Ở TRƯỜNG PT DTNT THCS QÙY CHÂU
2.1 Đặc điểm trường PT DTNT THCS Qùy Châu
Trường PT DTNT THCS QUỲ CHÂU được thành lập từ năm 2012, đóng trên địa bàn khối Hoa Hải thị trấn Tân Lạc huyên Qùy Châu, với nhiệm vụ đào tạo nguồn nhân lực học sinh dân tộc thiểu số của huyện có trình độ văn hóa, có sức khỏe và phẩm chất tốt để tham gia vào công cuộc xây dựng đất nước nói chung, cho huyện nhà nói riêng
Đối tượng giáo dục là con em các dân tộc thiểu số, vùng sâu, vùng xa trong huyện được tuyển chọn từ các trường tiểu học trên địa bàn huyện
Với đội ngũ cán bộ giáo viên có trình độ chuyên môn tốt, nhiệt tình, tâm huyết với giáo dục, đồng thời với sự quan tâm của nhà nước, cơ sở vật chất nhà trường đã được trang bị tương đối tốt nên chất lượng giáo dục của nhà trường nhiều năm đạt kết quả cao, đứng trong tốp đầu các trường THCS toàn huyện
2.2 Thực trạng kỹ năng sống của học sinh ở trường PT DTNT THCS Qùy Châu:
Hầu hết học sinh của nhà trường đều thực hiện các nội dung học tập và hoạt động ngoài giờ lên lớp theo đúng quy định của nhà trường Tuy nhiên việc thực hiện còn mang tính thụ động, luôn phải có giáo vụ và giáo viên trực phụ trách nhắc nhở, đôn đốc thì mới thực hiện, còn mang tính ỷ lại, chưa chủ động rèn luyện các
kĩ năng trong các hoạt động cụ thể ở các kĩ năng sau:
Kĩ năng xác định mục tiêu:
Nhiều học sinh chưa đặt được mục tiêu học tập, cũng như định hướng nghề nghiệp học sinh đa phần chỉ học theo yêu cầu của các môn học trong sách giáo khoa, ít học sinh quan tâm đến các tài liệu tham khảo, ít đọc sách báo nắm bắt các thông tin về ngành nghề, xu hướng xã hội Giáo viên cũng đã quan tâm đền việc hướng nghiệp cho học sinh, tuy nhiên vẫn còn mang tính định hướng chung,không thể cụ thể hoá với từng học sinh và bên cạnh đó, gia đình của ít quan tâm đến việc học, việc định hướng nghề nghiệp cho con em mình nên việc đặt mục tiêu học tập và định hướng nghề nghiệp của học sinh còn nhiều hạn chế
CHƯƠNG 3
MỘT SỐ BIỆN PHÁP GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CỦA GIÁO VỤ CHO HỌC SINH NỘI TRÚ TRƯỜNG PT DTNT THCS QUỲ CHÂU VÀ KẾT QUẢ THỰC HIỆN
I Một số biện pháp giáo dục kỹ năng sống của giáo vụ cho học sinh nội trú
1 Nắm bắt những kĩ năng học sinh đã có và những kĩ năng cần có: Giáo vụ cần có kế hoạch kiểm tra định kì theo tháng, tuần và thường xuyên theo ngày để nắm bắt những khó khăn, vướng mắc mà học sinh đang gặp phải, những nhu cầu có về kĩ năng sống giáo vụ cần theo dõi sát sao các hoạt động học tập cũng như các hoạt động NGLL của học sinh thông qua GVCN và giáo viên bộ môn Trong các giờ sinh hoạt nội trú tạo điều kiện để học sinh có thể bày tỏ, chia
sẻ những vấn đề vướng mắc hoặc đang quan tâm
Trang 5Quan tâm tới những học sinh đặc biệt như: gia đình khó khăn, gặp chuyện buồn, không hoà đồng với bạn bè… Phân tích và tìm ra nguyên nhân của sự việc, thông qua nhiều thông tin khác nhau như: bạn bè trong lớp, gia đình, các thầy cô giáo bộ môn và cán bộ phụ trách các bộ phận trong nhà trường… Thường xuyên nắm bắt các thông tin, dư luận trong trong học sinh về các vấn đề của tập thể lớp cũng như từng cá nhân học sinh
2 Thiết kế các chủ đề giáo dục kĩ năng sống:
Hàng tuần, nhà trường đã đưa ra kế hoạch tuần rèn luyện kỹ năng sống Căn cứ vào
đó, giáo vụ hướng dẫn học sinh thiết kế nội dung rèn luyện theo đúng kế hoạch và nội dung chương trình
3 Xây dựng các tình huống giáo dục kĩ năng sống phù hợp với học sinh và môi trường nội trú:
Căn cứ vào các chủ đề sinh hoạt ngoại khoá của nhà trường và các vấn đề thực tiễn trong sinh hoạt của học sinh, giáo vụ xây dựng các nội dung giáo dục
kĩ năng sống phù hợp với điều kiện cụ thể với mục đích, định hướng rõ ràng, cần phong phú đa dạng, tránh nhàm chán Đồng thời cần chú trọng đến những vấn đề nổi cộm, mang tính thời sự để có tính giáo dục kịp thời
II Tổ chức hoạt động giáo dục kĩ năng sống cho học sinh nội trú trường PTDTNT
THCS Qùy Châu theo Thông tư SỐ 04/2014/TT-BGDĐT BAN HÀNH QUY ĐỊNH QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG VÀ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC NGOÀI GIỜ CHÍNH KHÓA
Để học sinh được rèn luyện các kĩ năng cần thiết đã nêu ở trên, cũng như tạo
ra môi trường thân thiện cho các em học sinh, tạo sự hoà đồng, cởi mở giữa giáo
vụ và học sinh, giữa học sinh và học sinh thì giáo vụ cần lựa chọn các chủ đề và xây dựng các hình thức tiến hành phù hợp, sau đây là một số nội dung rèn luyện kỹ năng sống trong năm học vừa rồi theo tháng và theo kế hoạch tuần mà BGH nhà trường đã giao cụ thể giáo vụ lập kế hoạch rèn luyện kỹ năng sống theo từng tuần
từng tiết và từng chủ đề phụ hợp với đặc điểm học sinh toàn trường
III Nội dung của một số kỹ năng cơ bản
1 - KỸ NĂNG TỰ HỌC HIỆU QUẢ
Học là quá trình lâu dài và không ngừng nghỉ, dù các em có thông minh tới đâu nhưng nếu không học, không trau dồi kiến thức liên tục thì thông minh cũng chỉ giống như vật trang trí mà thôi Tuy nhiên các em cần phải hiểu rằng không phải mỗi ngày cắp sách tới trường,lên lớp chăm chú nghe thầy cô giảng bài, hay cứ ra đời rồi mình sẽ tự có kiến thức Đó là suy nghĩ hoàn toàn sai lầm Để có được kiến thức các em cần phải có kỹ năng học và tự học, những kỹ năng đó sẽ không ai dạy bạn mà chính bản thân bạn phải ý thức được sự quan trọng của kiến thức mà rèn luyện cho bản thân Vậy những kỹ năng đó là gì, các em có thể rèn luyện cho mình những kỹ năng đó hay không? Thì trong buổi rèn luyện hôm nay thầy sẽ truyền đạt đến các em kỹ năng tự học tại khu nội trú
Kế hoạch và mục tiêu
Làm bất kỳ việc gì dù lớn hay nhỏ các em cũng cần phải có kế hoạch và mục tiêu
rõ ràng Với việc học cũng vậy các em phải lên cho mình một kế hoạch học tập thật khoa học, xác định được khối kiến thức mà bạn cần phải trau dồi, phân bổ thời
Trang 6gian cho từng loại kiến thức cụ thể nếu bạn không muốn lãng phí thời gian cho một
mớ kiến thức hỗn độn trong đầu
Có kế hoạch thì phải có mục tiêu, mục tiêu sẽ là động lực học tập của các em Bởi các em biết mình cần phải học vì cái gì, những loại kiến thức các em học sẽ phục
vụ vào công việc gì của mình sau này Khi đó các em sẽ chủ động học và tự học
để có đủ kiến thức thực hiện mục tiêu mà bản thân đã đề ra Trước hết mục tiêu với hầu hết các em đó là sau khi học xong lớp 9 ở đây sẽ vào các trường nội trú cũng
có bạn đi vào các trường chuyên để học
Phương pháp và nhẫn nại
Các em không thể cứ ngồi vào bàn ghi ghi, chép chép, hay cầm quyển sách lên đọc, lên mạng tìm kiếm tài liệu nghĩa là các em sẽ có được lượng kiến thức như mình mong muốn Việc học không đơn giản như vậy, để có được những kiến thức hay, bổ ích các em phải có phương pháp học khoa học, tuy nhiên phương pháp học của mỗi người mỗi khác, đừng cố áp dụng phương pháp của người khác vào mình rồi ép bản than phải làm được như vậy Hãy tìm ra phương pháp phù hợp với bản thân để việc học không gây khó khăn và chán nản cho mình
Để làm được như vậy các em cần phải kiên trì, nhẫn nại Đừng vội chán nản, lo lắng khi đã bỏ ra quá nhiều thời gian nhưng kết quả thu lại không được bao nhiêu Hãy thay đổi phương pháp học nếu phương pháp mà các em đang áp dụng không mang lại hiệu quả, bởi học không phải là ngày một ngày hai mà là “học nữa, học mãi”
Kỷ luật khi học
Hãy luyện cho mình tính kỷ luật khi học trên lớp cũng như lúc tự học Các em không thể vừa học, vừa nói chuyện, vừa học vừa chơi game hay làm một việc khác Khi học các em hãy dành toàn bộ tâm trí, tập trung cao độ, không xao nhãng Đừng tập cho mình những thói quen xấu khi học, nếu không những thói quen này
sẽ theo các em ở bất kỳ hoàn cảnh nào trong đời sống cũng như công việc Hãy kỹ luật khi học, đó cũng là cách tốt nhất để bạn rèn luyện tính kỹ luật cho bản thân mình sau này
Tìm kiếm tài liệu
Các em không chỉ nên tiếp thu kiến thức từ một nguồn như giáo viên cung cấp, sách vở, xã hội… mà cần tìm kiếm tài liệu từ nhiều nguồn khác nhau Các em đã nghe giáo viên giảng về vấn đề nào đó mà các em quan tâm thì hãy tìm kiếm tài liệu về vấn đề đó từ sách, báo, các trang mạng, bạn bè để hiểu sâu hơn về nó Tuy nhiên không phải ai cũng có kỹ năng tìm kiếm tài liệu nhanh và chính xác, vì thế các em cũng cần rèn luyện cho mình kỹ năng này nhé Việc này chỉ khó khi các em mới bắt đầu, khi đã quen các em sẽ dễ dàng tìm được các thông tin cần thiết để bổ sung thêm vào kho kiến thức của mình
Tự kiểm tra kiến thức
Không phải kiến thức của các em lúc nào cũng được người khác kiểm tra, vì vậy
để việc học đạt hiệu quả cao các em phải biết cách tự kiểm tra kiến thức của mình bằng cách như: Tự làm bài kiểm tra ngắn, liệt kê những nội dung chính, vẽ biểu đồ,
Trang 7bản đồ tư duy… Việc kiểm tra lại kiến thức cũng là cách mà các em một lần nữa cũng cố lại những gì đã học được, những gì còn mơ hồ cần phải học thêm
Học cách ghi nhớ
Các em cần phải biết được thói quen học của mình như thế nào để có cách ghi nhớ hiệu quả nhất Mỗi người sẽ có cách ghi nhớ khác nhau, có người sẽ viết lại nhiều lần ra giấy, liệt kê những nội dung chính, có người sẽ đọc thật to, có người chỉ đọc thầm… miễn sao có thể nhớ được kiến thức đó Hãy thử tất cả những cách trên xem cách nào giúp các em ghi nhớ nhanh nhất và hiệu quả nhất Nếu không có cách nào phù hợp bạn hãy tìm cho mình cách ghi nhớ khác nhé
Chọn lọc thông tin, kiến thức
Mỗi ngày các em sẽ tiếp nhận rất nhiều thông tin, kiến thức khác nhau từ thầy cô, sách vở, các loại tài liệu tham khảo… Nếu không có kỹ năng chọn lọc thông tin, kiến thức sẽ khiến cho các em bị nhấn chìm trong một mớ bỏng bong của quá nhiều kiến thức khác nhau Hãy biết cách chọn lọc những thông tin, kiến thức quan trọng, cần thiết và ghi nhớ lại chúng Đừng cố nhớ quá nhiều thứ hỗn độn trong đầu, điều đó sẽ khiến cho các em cảm thấy việc học thật sự rất đáng sợ và tồi tệ
Hiểu sâu và thường xuyên ôn lại
Đây là hai kỹ năng mà các em cần rèn luyện để việc học và tự học của mình đạt hiệu quả cao nhất Việc hiểu sâu những kiến thức sẽ giúp các em luôn nhớ và biết cách áp dụng chúng vào từng hoàn cảnh như thế nào cho phù hợp Ngoài ra các em cũng cần thường xuyên ôn lại những gì đã học, nếu không những gì các em đã học được sẽ dần bị lãng quên theo thời gian Đừng chủ quan nghĩ rằng các em vẫn nhớ như in những gì đã học được, nếu không các em sẽ phải ân hận đấy
Học và tự học là cách duy nhất để mỗi chúng ta trau dồi kiến thức cho bản thân
Dù còn ngồi trên ghế nhà trường hay đã đi làm, các em cũng đừng quên việc học nhé Hãy luôn rèn luyện cho mình kỹ năng học và tự học mọi lúc, mọi nơi để có thật nhiều kiến thức phục vụ cho cuộc song cũng như công việc của chính mình và trở thành người có ích cho xã hội
2 KỸ NĂNG VỀ GIỚI TÍNH
Tiến trình dạy kỹ năng như sau :
A MỤC TIÊU:
- HS nêu được các khái niệm: tuổi dậy thì, hiện tượng xuất tinh, hiện tượng kinh nguyệt, thụ tinh và thụ thai
- Biết cách giữ vệ sinh ở tuổi dậy thì
- Biết cách giữ mối quan hệ bạn bè trong sáng
- Biết một số tri thức về quan hệ tình dục an toàn và hậu quả của có thai ở tuổi vị thành niên
B NỘI DUNG:
I Các khái niệm liên quan:
1/ Tuổi dậy thì:
Tuổi dậy thì là giai đoạn chuyển tiếp từ trẻ con lên người lớn với nhiều thay đổi rõ rệt về tâm sinh lý Đây là lứa tuổi diễn ra bao điều kỳ diệu, cái tuổi cơ thể có những biến đổi bất ngờ Lứa tuổi đó tính tình người ta như thay đổi, đôi điều rắc
Trang 8rối, những nỗi băn khoăn tưởng như không ai giải đáp được Rắc rối vậy mà biết mấy tự hào, bởi mình đang lớn lên, đang trưởng thành Thật đúng khi gọi đó là TUỔI HOA
2/ Xuất tinh:
Xuất tinh là hiện tượng tinh dịch (tinh trùng và dịch nhờn) từ trong hệ sinh dục nam giới phóng ra ngoài Bạn trai lớn lên đến một lúc nào đó có khả năng này
Có nhiều bạn trai xuất tinh không có kích thích lúc ngủ gọi là mộng tinh Là hiện tượng bình thường ở nam giới, đánh dấu tuổi dậy thì chính thức ở nam
3/ Hiện tượng kinh nguyệt:
Ở người và một số động vật có hiện tượng kinh nguyệt Vậy hiện tượng kinh nguyệt ở người xảy ra như thế nào?
Trứng rụng là do sự tác động của kích thích tố của tuyến yên tiết ra Khi trứng rụng bao noãn biến thành thể vàng, tiết ra một loại kích thích tố kiềm hãm sự hoạt động của tuyến yên đối với sự chín trứng Cùng với sự giảm kích thích tố của thể vàng, lớp niêm mạc xốp rộp lên và cuối cùng bong ra gây hiện tượng đứt các mạch máu nhỏ làm chảy máu (hành kinh) trong 3 – 4 ngày Hiện tượng này xảy ra theo chu kỳ (hàng tháng) 28 – 32 ngày Đây là dấu hiệu chứng tỏ trứng không được thụ tinh và cũng là hiện tượng sinh lý bình thường, đánh dấu tuổi dậy thì chính thức ở người con gái, tuổi đã có khả năng sinh con
4/ Thụ tinh –Thụ thai:
Nếu trứng gặp được tinh trùng trong ống dẫn trứng ( ở 1/3 phía ngoài), sẽ xảy
ra sự thụ tinh để tạo thành hợp tử Hợp tử phân chia và bám vào lớp niêm mạc tử cung đã được chuẩn bị sẵn để làm tổ và phát triển thành thai gọi là sự thụ thai
II Các biện pháp giữ gìn vệ sinh cơ thể trong tuổi dậy thì:
1/ Đối với nam giới:
+ Hỏi: Tuổi dậy thì của nam giới xuất hiện ở lứa tuổi nào?
+ Đáp: Khoảng 11 – 12 tuổi
+ Hỏi: Dấu hiệu nào đánh dấu dậy thì chính thức ở nam?
+ Đáp: Xuất tinh lần đầu Quanh quy đầu là nơi đọng các chất dịch sinh dục,
vài giọt nước tiểu, mồ hôi Cần giữ gìn vệ sinh: kéo bao quy đầu ra sau, rửa sạch sẽ bằng nước sạch và xà phòng
* Giảng giải: Ngoài ra còn có những dấu hiệu khác:
- Lớn nhanh, cao vượt, cơ bắp phát triển, vai rộng ngực nở Chọn quần áo kích cở phù hợp với cơ thể
- Mọc ria mép, lông nách, lông mu Tuyến mồ hôi, tuyến nhờn phát triển Cần thường xuyên vệ sinh thân thể, nếu không tốt gây ra các bệnh về da liễu hay là nơi trú ẩn của những vi khuẩn gây ra các chứng bệnh như hôi nách
- Cơ quan sinh dục to ra Phải mặc quần lót, nhất là những em thường tham gia các hoạt động TDTT Nên chọn quần thấm ẩm, thoáng mát và khi mặc cảm thấy dễ chịu Quần pha nhiều ni lông bí ẩm khiến cơ quan sinh dục dễ mẫn ngứa khó chịu Quần bó quá mức khiến tinh hoàn luôn dính chặt vào người nên bị nóng,
có thể ảnh hưởng đến việc sản xuất tinh trùng
2/Đối với nữ giới:
+ Hỏi: Tuổi dậy thì của nữ giới xuất hiện ở lứa tuổi nào?
+ Đáp: Khoảng 10 – 11 tuổi
Trang 9+ Hỏi: Dấu hiệu nào đánh dấu dậy thì chính thức ở nữ?
+ Đáp: Bắt đầu hành kinh
Máu kinh vốn rất sạch, nhưng ra ngoài cơ thể nó trở thành môi trường tốt cho vi khuẩn hoạt động Nên phải thường xuyên giữ gìn vệ sinh Chú ý trong thời gian này nên ít vận động, không được ngâm mình ở những nơi nước dơ bẩn,… nên thường xuyên tắm rửa bằng nước ấm và xà phòng Một số bạn gái bị đau bụng, đau lưng, đau đầu,… trước và trong khi hành kinh Đó là do chất prostaglandin mà cơ thể tạo ra để gây co bóp tử cung giúp niêm mạc bong và thải ra ngoài Nếu có nhiều prostaglandin, bạn đau nhiều, thậm chí có thể buồn nôn và đi ngoài nữa Nhưng đau hành kinh không phải là bệnh, bạn gái mới lớn nhiều người đau bụng
vì các chất nội tiết trong cơ thể còn chưa ổn định Trong thời gian đau có thể dùng thuốc Cao ích mẫu hoặc Hoàn điều kinh của Đông y; ngoài ra khi đau nhiều cũng
có thể dùng một số loại thuốc giảm đau như ibuprofen, aspirin, alaxan,…
* Giảng giải: Ngoài ra còn có những dấu hiệu khác:
- Lớn nhanh; da trở nên mịn màng; hông nở rộng; mông, đùi phát triển Cũng như nam nên chọn quần áo kích cở phù hợp với cơ thể
-Mọc lông nách, lông mu Tuyến mồ hôi, tuyến nhờn phát triển.Cũng như nam nên thường xuyên vệ sinh, nếu không tốt gây ra các bệnh về da liễu hay là nơi trú ẩn của những vi khuẩn gây bệnh
- Bộ phận sinh dục và vú phát triển Phải chọn và mặc quần áo lót phù hợp với
cơ thể đồng thời phải kín đáo và không gây khó chịu cho cơ thể
Trong thời gian dậy thì cả nam và nữ đều có hiện tượng xuất hiện mụn trứng
cá Đó là vì các tuyến nhờn bên dưới da tăng cường hoạt động, đào thải nhiều qua
da Khi một chút bã nhờn không thoát khỏi mặt da nó dần dần tích lại thành một
“cục” nhỏ màu trắng trắng vàng vàng, chính là trứng cá Không nên nặn mụn, vì nặn khiến mụn lan ra Còn nếu “không thể dừng được” bạn chỉ nặn các nốt “đã chín” và dễ nặn Trước khi nặn nên rửa tay sạch để tránh gây nhiễm trùng Nên ăn nhiều rau, quả, thức ăn nhiều chất xơ giúp bài tiết dễ dàng; cũng nên rửa mặt sạch
sẽ, chà xát mặt nhẹ nhàng giúp máu lưu thông, nhưng chớ rửa quá nhiều khiến da mặt khô, các tuyến tiết thêm chất nhờn, có thể làm trứng cá nặng thêm
Ngoài ra, trong thời gian này cả nam và nữ thường mắc một chứng “bệnh” mà
dễ bị người khác phát hiện nhất, đó là bệnh hôi nách Thực ra đây không phải là bệnh gì, mà cũng có cách xử lý được Dậy thì làm cho các tuyến mồ hôi tăng
cường hoạt động, nách ẩm ướt hơn Mùi ở nách là do các vi khuẩn phân hủy mồ hôi này Mỗi người một mùi, có người coi là đặc điểm nhận dạng, là sự hấp dẫn riêng Nhưng cũng có bạn thấy mùi hôi khó chịu Bạn có thể giảm mùi bằng cách mặc áo vải cô-tông thấm ẩm và thoáng khí để mồ hôi dễ bay hơi và quan trọng là tắm rửa, thay quần áo thường xuyên thì nách không kịp hôi Có bạn dùng chanh hoặc phèn chua xát vào nách sau khi tắm thấy đỡ mùi hôi, bạn thử xem Ngoài ra còn có thể dùng thuốc khử mùi
III Quan hệ bạn bè trong tuổi dậy thì:
Ở tuổi đang lớn này, giao lưu bạn bè rất phát triển, quan hệ mở rộng ra nhiều Bạn trẻ đang làm quen dần với cuộc sống xã hội, tập giao tiếp với mọi người Bạn
bè trở thành một phần rất quan trọng trong cuộc sống
1/ Quan hệ bạn bè rộng rãi và sâu sắc hơn:
Trang 10Bạn trẻ chúng ta có một hình thức chơi bạn bè đặc biệt phổ biến đó là nhóm bạn, hội bạn Nhóm, hội có nhiều loại rất đa dạng, có thể là gần nhà nhau, cũng có thể là “cùng chí hướng” như hóm học tập, hội đá bóng, hội âm nhạc,… Các nhóm bạn chơi đóng vai trò quan trọng trên bước đường trưởng thành của mỗi bạn trẻ, bởi đây là bước đầu ta tập hòa mình vào một tập thể, học tập ở các bạn những đức tính tốt, học cách quan hệ và yêu quí mọi người Nhóm bạn là nơi nâng đỡ tinh thần, chia sẻ mọi vui buồn và giúp bạn trẻ tự tin hơn Đôi khi “tinh thần hội” trở thành cực đoan, phát triển thành hiện tượng “bè phái”, coi thường các bạn ngoài hội một cách vô lý, gây đố kỵ giữa các nhóm bạn, đôi khi còn dẫn đến xô xát
2/ Ý thức về giới tính, những xao động tình cảm của tuổi mới lớn:
Đến tuổi này ý thức của chúng ta về giới tính trở nên rõ rệt hơn trước Bạn không còn là một cô bé, cậu bé mà đã là thiếu niên rồi Có thể bạn chú ý hơn đến cách ăn mặc, kiểu đầu tóc sao cho đẹp trai, xinh gái Trong các cuộc chuyện trò, bạn thích bàn luận về giới kia, những từ “bọn con trai”, “bọn con gái” thường xuất hiện Ý thức về giới len lỏi vào trong quan hệ bạn bè Gán ghép bạn này với bạn khác là một trò đùa khá được ưa chuộng, nhiều khi làm cho người bị gán ghép phải bối rối Một số bạn ở tuổi này bắt đầu để ý đến những bạn khác giới Giữa đám đông bạn bè, có thể có một bạn nào đó trở thành “đối tượng”, mà bạn hay nghĩ tới, thích lại gần Đó là những rung động trong sáng buổi ban đầu, có thể khiến bạn muốn hoàn thiện mình để đẹp hơn trong mắt “người ta” Sự hấp dẫn có thể khá mạnh mẽ, làm bạn xúc động, băn khoăn, nhưng bạn hãy tin rằng tình cảm lúc này phần nhiều là cảm tính, rồi nó sẽ qua đi tự nhiên như nó đến vậy thôi Tình cảm tuổi học trò rất đáng quý, ta hãy nâng niu nó, nhưng hãy chờ đợi những tình cảm thật sự sâu sắc sau này
3/ Một hiện tượng đáng chê trách:
Đa số các bạn gái thường phẫn nộ đối với việc một số bạn nam quấy nhiễu bạn gái bằng những lời lẽ, hành vi xấu Họ túm tụm đứng chắn ngoài cổng trường, chọc ghẹo trên đường đến trường hoặc quấy nhiễm ngay trong lớp khiến các bạn gái luôn nơm nớp lo sợ Làm một số bạn gái không dám đến trường hoặc về nhà Các bạn trai cũng phẫn nộ vì những phần tử xấu này tuy là số ít nhưng làm hổ danh cánh nam nhi nhiều lắm Bạn hãy xét lại mình đi Mỗi bạn trai chúng ta đều có một người mẹ mà ta vô cùng yêu quý và kính trọng, nhiều bạn còn có chị gái hoặc em gái Vậy thì mỗi khi bạn bắt nạt một bạn gái, chị hay em bạn rất có thể cũng bị một tên mày râu nào đó bắt nạt hay thậm chí mẹ bạn cũng phải chịu đựng điều đó Nghe thế bạn tức lắm phải không? Biết tức thì hãy tôn trọng và quý các bạn gái như chị em gái của mình Muốn có “nam tính” trước tiên phải có lòng nhân hậu, làm người nhân hậu sẽ được các bạn gái quý mến và cảm phục đấy Còn những người không bao giờ biết ân hận vì những hành động xấu của mình khi lớn lên sẽ mãi mãi không biết cách sống với người khác giới Không những mọi người không
có cảm tình với họ, mà trong cuộc sống lứa đôi họ sẽ mất đi nhiều hạnh phúc Hãy học tính tốt bụng và thương yêu người thân, bạn bè và mọi người xung quanh Điều đó mang lại cho bạn vẻ đẹp tâm hồn không dễ gì có được
4/ Một số tri thức bạn trẻ cần biết:
4.1/ Tình dục an toàn: