Có thể có nhiều hướng nghiên cứu về Đất rừng phương Nam của Đoàn Giỏi, với luận văn này, chúng tôi triển khai từ góc nhìn địa - văn hóa.. Vì thế chúng tôi chọn đề tài Tiểu thuyết “Đất rừ
Trang 11
LỜI CẢM ƠN
Trước hết, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành và sâu sắc nhất đến cô giáo, PGS TS Nguyễn Bích Thu - người đã trực tiếp hướng dẫn, chỉ bảo tận tình, chu đáo và luôn động viên tôi trong suốt quá trình thực hiện luận văn
Sự chỉ bảo tận tâm của cô đã mang lại cho tôi hệ thống các phương pháp, kiến thức cũng như kỹ năng hết sức quý báu để có thể hoàn thiện đề tài một cách tốt nhất
Đồng thời, tôi cũng xin được gửi lời cảm ơn Ban Giám hiệu Nhà trường, quý thầy giáo, cô giáo ở Phòng Đào tạo Sau đại học và thầy giáo, cô giáo khoa Văn học, trường đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, đặc biệt là các thầy cô giáo bộ môn Văn học Việt Nam, khoa Văn học – những người mà trong thời gian qua đã dạy dỗ, truyền thụ kiến thức khoa học, giúp tôi từng bước trưởng thành
Cuối cùng, tôi xin chân thành cảm ơn những người thân, gia đình và bạn
bè – những người đã hỗ trợ, tạo điều kiện để tôi có thể học tập đạt kết quả tốt
và thực hiện thành công luận văn này
Tôi xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, ngày tháng năm 2017
Học viên
Bùi Thị Xuân Quyên
ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘITRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
-
BÙI THỊ XUÂN QUYÊN
TIỂU THUYẾT “ĐẤT RỪNG PHƯƠNG NAM” CỦA ĐOÀN GIỎI
DƯỚI GÓC NHÌN ĐỊA – VĂN HÓA
LUẬN VĂN THẠC SĨ Chuyên ngành: Văn học Việt Nam
Hà Nội - 2017
Trang 22
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan luận văn do tôi thực hiện Những kết quả từ những tác giả trước mà tôi sử dụng trong luận văn đều được trích dẫn rõ ràng,
cụ thể Không có bất kỳ sự không trung thực nào trong các kết quả nghiên cứu
Nếu có gì sai trái, tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm
Hà Nội, ngày tháng năm 2017
Học viên
Bùi Thị Xuân Quyên
ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
-
BÙI THỊ XUÂN QUYÊN
TIỂU THUYẾT “ĐẤT RỪNG PHƯƠNG NAM” CỦA ĐOÀN GIỎI DƯỚI
GÓC NHÌN ĐỊA – VĂN HÓA
Luận văn Thạc sĩ chuyên ngành: Văn học Việt Nam
Mã số: 60 22 01 21
Người hướng dẫn khoa học: PGS TS Nguyễn Bích Thu
Hà Nội - 2017
Trang 33
LỜI CẢM ƠN
Trước hết, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành và sâu sắc nhất đến cô giáo, PGS TS Nguyễn Bích Thu - người đã trực tiếp hướng dẫn, chỉ bảo tận tình, chu đáo và luôn động viên tôi trong suốt quá trình thực hiện luận văn
Sự chỉ bảo tận tâm của cô đã mang lại cho tôi hệ thống các phương pháp, kiến thức cũng như kỹ năng hết sức quý báu để có thể hoàn thiện đề tài một cách tốt nhất
Đồng thời, tôi cũng xin được gửi lời cảm ơn Ban Giám hiệu Nhà trường, quý thầy giáo, cô giáo ở Phòng Đào tạo Sau đại học và thầy giáo, cô giáo khoa Văn học, trường đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, đặc biệt là các thầy cô giáo bộ môn Văn học Việt Nam, khoa Văn học – những người mà trong thời gian qua đã dạy dỗ, truyền thụ kiến thức khoa học, giúp tôi từng bước trưởng thành
Cuối cùng, tôi xin chân thành cảm ơn những người thân, gia đình và bạn
bè – những người đã hỗ trợ, tạo điều kiện để tôi có thể học tập đạt kết quả tốt
và thực hiện thành công luận văn này
Tôi xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, ngày tháng năm 2017
Học viên
Bùi Thị Xuân Quyên
Trang 44
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan luận văn do tôi thực hiện Những kết quả từ những tác giả trước mà tôi sử dụng trong luận văn đều được trích dẫn rõ ràng, cụ thể Không có bất kỳ sự không trung thực nào trong các kết quả nghiên cứu Nếu có gì sai trái, tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm
Hà Nội, ngày tháng năm 2017
Học viên
Bùi Thị Xuân Quyên
Trang 55
MỤC LỤC
MỞ ĐẦU 7
1 Lí do chọn đề tài 7
2 Lịch sử vấn đề 9
3 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 14
4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 14
5 Phương pháp nghiên cứu……… 10
6 Cấu trúc của luận văn 15
Chương 1: NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VÀ HÀNH TRÌNH SÁNG TÁC CỦA NHÀ VĂN ĐOÀN GIỎI 16
1.1 Văn hóa và văn học 16
1.1.1 Văn hóa 16
1.1.2 Mối quan hệ giữa văn hóa và văn học 16
1.2 Địa - Văn hóa và văn học 18
1.2.1 Địa - văn hóa 18
1.2.2 Địa - Văn hóa trong nghiên cứu văn học 24
1.3 Hành trình sáng tác của nhà văn Đoàn Giỏi và tiểu thuyết Đất rừng phương Nam 26
1.3.1 Hành trình sáng tác của nhà văn Đoàn Giỏi 26
1.3.2 Tiểu thuyết Đất rừng phương Nam 25
Chương 2: DẤU ẤN ĐỊA - VĂN HÓA TRONG TIỂU THUYẾT ĐẤT RỪNG PHƯƠNG NAM 29
2.1 Dấu ấn không gian và thời gian 29
2.1.1 Không gian 29
Trang 66
2.1.2 Thời gian 38
2.2 Dấu ấn của thiên nhiên phương Nam 48
2.2.1 Thiên nhiên dữ dội, hoang sơ, khắc nghiệt 48
2.2.2 Thiên nhiên trù phú, màu mỡ 47
2.3 Dấu ấn của con người Nam Bộ 48
2.3.1 Dân dã, tinh tế trong ẩm thực 49
2.3.2 Giản dị trong đời sống tâm linh 56
2.3.3 Chất phác, rạch ròi trong ứng xử 60
Chương 3: ĐẶC ĐIỂM NGHỆ THUẬT CỦA TIỂU THUYẾT ĐẤT RỪNG PHƯƠNG NAM TỪ GÓC NHÌN ĐỊA – VĂN HÓA 69
3.1 Biểu tượng văn hóa 69
3.1.1 Khái niệm về biểu tượng văn hóa 69
3.1.2 Một số biểu tượng văn hóa trong “Đất rừng phương Nam” 71
3.2 Nghệ thuật xây dựng nhân vật 75
3.2.1 Nghệ thuật miêu tả ngoại hình nhân vật 75
3.2.2 Nghệ thuật miêu tả tâm lí nhân vật 78
3.3 Kết cấu lưu lạc 80
3.4 Ngôn ngữ 83
3.4.1 Sử dụng hiệu quả lớp từ ngữ địa phương 83
3.3.2 Ngôn ngữ giàu chất tạo hình 88
KẾT LUẬN 93
Tài liệu tham khảo 95
Trang 7họ là những tư liệu văn hóa đặc sắc về vùng đất phía Nam của Tổ quốc, giúp chúng ta hình dung và lưu giữ lại được phần nào những giá trị văn hóa mang đặc trưng riêng của Nam Bộ Đoàn Giỏi cũng là một trong những cái tên được nhắc đến đầu tiên khi nói đến văn học Nam Bộ Cùng viết về vùng đất ấy, những con người ấy nhưng ông đã tạo cho mình một lối đi riêng không lẫn với một ai khác Đọc văn chương Đoàn Giỏi, ta dễ dàng nhận thấy nguồn tư liệu dồi dào, cách viết giản dị và lối miêu tả đậm chất hội họa của nhà văn Ông đã thổi tình yêu vùng đất vào văn chương, giúp chúng ta hiểu được phần nào những tình cảm mộc mạc, chân thực mà đầy xúc động của nhà văn với quê hương mình Văn chương của Đoàn Giỏi là tiếng nói chân tình, tha thiết không phải chỉ của một nhà văn mà còn là của một người con viết về vùng đất quê mẹ Chính vì vậy mà các tác phẩm của Đoàn Giỏi có thể phù hợp với mọi lứa tuổi, đặc biệt là học sinh - sinh viên Trong số các nhà văn Nam Bộ thì Đoàn Giỏi là một tên tuổi được nhắc đến khá nhiều trong các công trình nghiên cứu Ông cũng thường được nói đến bên cạnh những tên tuổi khác cùng viết về vùng đất Nam Bộ Điều đó phần nào khẳng định vị thế của ông trong dòng chảy văn học Việt Nam Vì vậy việc nghiên cứu về nhà văn Đoàn Giỏi là hết sức cần thiết
Trang 88
Trong sự nghiệp sáng tác của Đoàn Giỏi thì tác phẩm Đất rừng phương
Nam là nổi tiếng nhất Nó không chỉ phổ biến trong nước, thậm chí được
dựng thành phim (Đất phương Nam) mà còn được dịch ra nhiều thứ tiếng trên
thế giới Tác phẩm cho thấy độ chín trong cảm nhận và cách viết của Đoàn Giỏi, cũng là thành tựu đáng mơ ước trong sự nghiệp văn chương của nhà
văn Nói đến Đoàn Giỏi mà không nhắc đến Đất rừng phương Nam thì quả
thực là một thiếu sót lớn Chính vì vậy nghiên cứu tác phẩm này sẽ giúp chúng ta nhận định rõ hơn về nhà văn Đoàn Giỏi cũng như hiểu hơn về thiên nhiên và con người Nam Bộ được nói đến trong tác phẩm
Có thể có nhiều hướng nghiên cứu về Đất rừng phương Nam của Đoàn Giỏi, với luận văn này, chúng tôi triển khai từ góc nhìn địa - văn hóa Từ lâu nay, nghiên cứu văn học từ văn hóa được giới nghiên cứu và giảng dạy văn học quan tâm bởi văn hóa tác động sâu rộng đến mọi mặt của đời sống con người, trong đó có văn chương Tiếp cận văn hóa học là một trong những hướng tiếp cận đem lại những giá trị hữu ích cho việc nghiên cứu văn chương Đặc biệt, địa - văn hóa là một hướng tiếp cận liên ngành chưa được vận dụng nhiều trong văn chương Tìm hiểu một tác phẩm văn chương từ góc nhìn địa – văn hóa tức là đã đặt tác phẩm văn chương đó trở lại với chính môi trường đã sản sinh ra nó, để nhận thấy được mối quan hệ hai chiều giữa tác phẩm văn học với đời sống Từ tác phẩm văn chương, ta sẽ hiểu hơn về một vùng đất và
từ những hiểu biết về địa – văn hóa của vùng đất đó, chúng ta sẽ nắm được những giá trị cốt lõi của tác phẩm văn chương Vì thế chúng tôi chọn đề tài
Tiểu thuyết “Đất rừng phương Nam” của Đoàn Giỏi dưới góc nhìn Địa - văn hóa để có thêm một cái nhìn về cuốn tiểu thuyết để đời của nhà văn nặng lòng
với vùng đất Nam Bộ này
Trang 99
2 Lịch sử vấn đề
Như đã nói ở trên, Đoàn Giỏi được biết đến như một trong những cây bút xuất sắc nhất của văn chương Nam Bộ Các tác phẩm của ông có mặt
trong các tổng tập lớn của văn học Việt Nam như Văn học Việt Nam thế kỷ XX
: Tiểu thuyết 1945 – 1975 của nhà xuất bản Văn học; Văn học Việt Nam
1945-1954 : Văn tuyển / Nam Cao, Đoàn Giỏi, Trần Đăng do Bùi Việt Thắng
tuyển chọn - H : Đại học Quốc gia Hà Nội; Thơ văn miền Nam - H : Văn nghệ; Đón nhận truyện ngắn đương đại Nam Bộ = Embracing life contemporary short fiction from southern Vietnam / Phan Thị Vàng Anh, Mạc
Can, Tiến Đạt ; Nguyễn Thị Kiều Thu chuyển ngữ - Tp Hồ Chí Minh : Nxb Tp Hồ Chí Minh, 2013;Tuyển tập truyện ngắn Việt Nam chọn lọc / Lữ
Huy Nguyên, Chu Giang b.s - H : Văn học Ngoài ra, chúng ta cũng có tuyển
tập riêng tập hợp các tác phẩm của nhà văn như Tuyển tập Đoàn Giỏi - H Văn học, 1997 Riêng tác phẩm Đất rừng phương Nam đã được tái bản nhiều
lần Điều đó cho thấy giá trị và sức hút của văn chương Đoàn Giỏi với bạn đọc cả nước Chính vì vậy đã có rất nhiều những bài viết, bài đánh giá về nhà
văn này, đặc biệt là cuốn tiểu thuyết Đất rừng phương Nam Nhà văn Huỳnh Mẫn Chi trong bài viết Đoàn Giỏi và áng văn của đất, của rừng phương Nam
đã tóm lược khá đầy đủ cuộc đời và sự nghiệp của nhà văn Đoàn Giỏi và kết
lại bằng nhận định “Cả cuộc đời của Đoàn Giỏi, ông cứ đi và cứ viết Những
trang viết của Đoàn Giỏi bao giờ cũng mang đậm chất hoang sơ và tính sáng tạo dựa trên vốn sống và cảm nhận tinh tế” Trong cuốn Văn học và tuổi trẻ
(nxb Giáo dục, 1998), Đào Khương đã có bài viết “Đoàn Giỏi - Nhà văn thân
thiết của thanh thiếu niên học sinh” kể lại một vài mẩu chuyện nhỏ về nhà
văn: “Khi Đất rừng phương Nam được in ra, điều bất ngờ là anh nhận được
nhiều thư của các em ở nhiều vùng khác nhau trên miền Bắc Các em hỏi thêm tác giả rất nhiều về săn cá sấu, về sân chim,…” Còn trong cuốn Anh
Trang 1010
Đức - Nguyễn Quang Sáng - Nguyên Ngọc - Đoàn Giỏi : Tuyển chọn và trích dẫn những bài phê bình, bình luận văn học của các nhà văn - nghiên cứu Việt Nam và thế giới (Nxb Văn nghệ TP Hồ Chí Minh, 1998) thuộc bộ sách Phê bình – Bình luận văn học, nhà văn Đoàn Giỏi cũng đã được nhắc đến khá
nhiều với các bài viết của Anh Đức, Tô Hoài, Nguyễn Bùi Vợi với những kỉ niệm đẹp về nhà văn Nhà thơ Nguyễn Bùi Vợi đã kể lại câu chuyện về sự ra
đời hết sức thú vị của cuốn Đất rừng phương Nam, một cuốn tiểu thuyết “viết
nhanh nhất mà có lẽ là hay nhất của nhà văn Đoàn Giỏi” Nhà văn Anh Đức
thì nhận định Đoàn Giỏi là “nhà văn ưu tú của Nam Bộ” và “Với một đời văn
trên bốn mươi năm, anh đã kịp để lại cho đời những dòng đẹp đẽ đậm sắc thái và đầy sinh thú về quê hương, đất nước, con người ở vùng đất Nam Bộ thân yêu của Tổ quốc ta” Trong khi đó, Tô Hoài có nhận xét về đứa con tinh
thần của nhà văn như sau: “Đất rừng phương Nam của Đoàn Giỏi đã khơi gợi
ra bao nhiêu quang cảnh và con người khắp đất nước đáng yêu”
Tác giả Lê Hồng Thiện cũng góp một phần công sức khi viết về Đoàn
Giỏi bằng kỷ niệm chân thành khi bàn về hoàn cảnh ra đời của Đất rừng
phương Nam Tác phẩm ấy là sản phẩm của hoàn cảnh xã hội bức bách trong
thời chiến Vào năm 1957, khi đất nước bị chia cắt thành hai miền Nam Bắc,
vì thế: “Ban biên tập Nhà xuất bản Kim Đồng muốn có một tác phẩm giới
thiệu về phong cảnh đất nước, con người miền Nam tươi đẹp, trù phú, giúp bạn đọc thêm hiểu và yêu miền Nam” và có lẽ “Lúc viết tác phẩm này hình ảnh quê hương đã ngấm vào máu, vào từng câu chữ của ông, cho nên dù viết vội mà truyện vẫn hay” Cùng nhấn mạnh vai trò to lớn của Đoàn Giỏi khi tái
hiện thành công và xuất sắc bức tranh hoành tráng về mảnh đất và con người
phương Nam qua Đất rừng phương Nam của Lê Hồng Thiện thì còn có rất
nhiều ý kiến hay mà chuẩn xác của nhiều nhà nghiên cứu Khi xét về khả
năng tác động của Đất rừng phương Nam đến tình cảm yêu mến một vùng đất
Trang 1111
xa lạ đối với người chưa từng biết và đến vùng đất Nam Bộ hay những con người Nam Bộ, Ngô Văn Phú đã trình bày cảm xúc của mình khi được tiếp
cận tác phẩm: “Đọc xong Đất rừng phương Nam của Đoàn Giỏi, ta cảm thấy,
với người viết đó là mảnh đất quê hương ruột rà đầy yêu thương tự hào, còn với ta, người đọc, thì đó là miền đất hứa” Giá trị lớn lao mà Đất rừng phương Nam đem lại cho kho tàng sách viết về thiếu nhi Việt Nam nói riêng
và nhiều tầng lớp độc giả nói chung đã được Đỗ Quang Hạnh ghi nhận trên
báo Lao động số 52 ra ngày 3/3/1999: “Phải thành thật nói rằng, Đất rừng
phương Nam (1957) đã lôi cuốn chúng tôi về một miền đất xa lắc, xa lơ đầy
bí ẩn và vô cùng hấp dẫn Gần như không có cuốn sách nào của các nhà văn Việt Nam viết cho thiếu nhi có khả năng đáng yêu đến thế!” Nhà văn Nguyễn
Quang Sáng cũng đã bày tỏ cảm nghĩ của mình về sự tài tình của nhà văn
Đoàn Giỏi trên báo Văn nghệ, số ra ngày 3/4/1999: “Trong con mắt tôi, với
nhà văn Đoàn Giỏi, sự sáng tạo đồng nghĩa với một cuộc đấu tranh, một cuộc đấu tranh vô cùng quyết liệt Trong quá trình sáng tạo Đất rừng phương Nam, tôi có cảm giác anh Năm Đoàn Giỏi đã đánh vật với từng chữ, với thân hình của anh, tôi thấy có lúc anh mệt mỏi rồi như người vụt vùng dậy sau lúc thua trận Xuất thân là họa sĩ, anh vẽ thiên nhiên bằng văn chương đầy màu sắc Cả đời đạm bạc, đi, đọc và viết để dành cả đời cho văn chương” Bằng
tài năng cùng với nhiệt huyết sôi nổi của mình, Đoàn Giỏi đã làm cho nhiều người nghiêng mình thán phục, khơi gợi nơi họ bao cảm xúc dạt dào khi nghĩ
về quê hương đất nước Ma Văn Kháng trong bài viết “Lời tưởng niệm” trên
báo Văn nghệ số ra ngày 3/4/1999 đã cho rằng: “Đọc Đất rừng phương Nam,
tình yêu đất nước của chúng ta, một lần nữa giàu có thêm, vì trong văn ông, tình yêu đất nước bắt nguồn và liên hệ bền chặt với sự độc đáo của nền văn hóa lâu đời của dân tộc” Theo một bài viết của Đoàn Minh Tuấn trên báo
Văn nghệ trẻ ra ngày 4/4/1999, về sự tồn tại lâu bền của con người và văn
Trang 1212
nghiệp của Đoàn Giỏi trong kí ức của các bạn đọc văn chương thì ông có trích dẫn trực tiếp một nhận xét của I-Na-Zi-Mô-Nhi-Na (nhà văn Nga) dành cho
Đoàn Giỏi như sau: “Trong các nhà văn đương đại của Nam Bộ, Đoàn Giỏi
là người có cá tính Nhân vật của ông rất dữ dội và hào hiệp, điển hình cho vùng châu thổ Cửu Long Đọc Đất rừng phương Nam làm tôi thích miền Nam” Còn trong tập tiểu luận – phê bình Tiếng vọng những mùa qua của
Nguyễn Thị Thanh Xuân lại nhận định một cách đầy trân trọng về
người cha đẻ của Đất rừng phương Nam: “Có mảnh đất sinh ra những nhà
văn, và ngược lại, có nhà văn từ trang viết đã biến miền quê riêng của mình thành miền quê chung thân thuộc trong tâm tưởng bao người Với Đoàn Giỏi, tôi nghĩ rằng ông đã đón nhận được cái hạnh phúc đó Ông đã đem đến cho bạn đọc cả nước những hiểu biết và tình cảm về một vùng đất
mà trước đó xa ngái, hoang sơ trong hình dung của mọi người Ông đã xây dựng những nhân vật lòng đầy nghĩa khí mà tinh tế và giàu chất văn hóa…” [87, tr.113] Từ rất nhiều những lời nhận định, ca ngợi của các nhà
văn, nhà nghiên cứu về nhà văn Đoàn Giỏi và tác phẩm Đất rừng phương
Nam, ta có thể thấy tác phẩm này của Đoàn Giỏi được quan tâm rất nhiều và
để lại những ấn tượng tốt đẹp trong lòng bạn đọc cả nước
Nghiên cứu văn học dưới góc nhìn văn hóa không còn xa lạ với giới nghiên cứu văn học Vào những năm đầu thế kỉ XX, hướng nghiên cứu này đã được quan tâm và đạt được những giá trị quan trọng trong các công trình nghiên cứu của Đào Duy Anh, Đặng Thai Mai, Hoài Thanh,…Năm 1995,
Trần Đình Hượu trong cuốn Nho giáo và văn học Việt Nam trung cận đại
(Nxb Giáo dục, 1999) đã chỉ ra những đặc điểm của văn học trung cận đại dưới sự tác động của Nho giáo Điều này đã được Trần Ngọc Vương cụ thể
hơn bằng cái nhìn loại hình học trong công trình Nhà nho tài tử và văn học
Việt Nam (Nxb Giáo dục 1995) Cuốn Văn học trung đại Việt Nam dưới góc
Trang 1313
nhìn văn hóa (Nxb Giáo dục, 2003) của Trần Nho Thìn cũng đã cho chúng ta
một cái nhìn cụ thể về nghiên cứu văn học từ góc nhìn văn hóa Hướng nghiên cứu này còn được vận dụng khi nghiên cứu một tác giả văn học như
công trình Hồ Xuân Hương, hoài niệm phồn thực (Nxb Văn hóa thông tin, 1999) của tác giả Đỗ Lai Thúy, hay Văn chương Vũ Bằng dưới góc nhìn văn
hóa của tác giả Đỗ Thị Ngọc Chi, luận án tiến sĩ, 2013,…Như vậy có thể thấy
nghiên cứu văn học từ văn hóa là một hướng nghiên cứu thực sự quan trọng
đã có nhiều đóng góp cho nền văn học không chỉ của riêng nước ta mà còn nhiều nước trên thế giới Trong xu thế phát triển hiện nay, văn hóa càng có nhiều giá trị và những tác động nhất định tới mọi lĩnh vực của đời sống Vì vậy nghiên cứu văn học từ góc nhìn văn hóa là một hướng nghiên cứu rất thiết thực làm phong phú thêm cho nền văn học, bổ sung những cái nhìn mới đầy
đủ và sâu sắc hơn Nghiên cứu từ góc nhìn địa - văn hóa bổ sung thêm một cái nhìn liên ngành đa dạng hơn, đặt tác phẩm trở lại với môi trường sản sinh ra
nó Hướng nghiên cứu này được vận dụng khá thành công khi nghiên cứu văn hóa với sự đóng góp của Trần Quốc Vượng trong các công trình của mình,
đặc biệt là trong cuốn Việt Nam cái nhìn Địa – Văn hóa (Nxb Văn hóa dân
tộc, 1998) Sau đó, tác giả Đặng Hiển đã vận dụng vào trong nghiên cứu văn
học với công trình Văn học dưới góc nhìn Địa – Văn hóa (Nxb Hội nhà văn,
2016)
Như vậy, điểm qua lịch sử nghiên cứu có thể thấy, nghiên cứu một tác
phẩm văn học dưới góc nhìn địa văn hóa, đặc biệt là tác phẩm Đất rừng
phương Nam của Đoàn Giỏi chưa được chú ý đến Quan tâm đến đề tài này,
người viết mong muốn góp một cái nhìn mới về một tác phẩm rất giàu giá trị địa văn hóa để người đọc hiểu thêm về sự giàu đẹp của mảnh đất phương Nam qua các trang văn của Đoàn Giỏi, cũng như thấy được tài năng và tình cảm trân trọng nhà văn dành cho miền đất quê hương
Trang 1414
3 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
- Nhận diện một cách khái quát con đường văn nghiệp của nhà văn Đoàn Giỏi cũng như vị thế của nhà văn trong dòng chảy văn học Việt Nam
- Đi sâu vào tìm hiểu tác phẩm Đất rừng phương Nam từ góc nhìn địa – văn
hóa trên cả hai phương diện nội dung và nghệ thuật Từ đó thấy được mạch ngầm văn hóa Nam Bộ trong trường hợp tác phẩm cụ thể
4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu: Tiểu thuyết Đất rừng phương Nam của nhà văn Đoàn
Giỏi
- Phạm vi nghiên cứu: Tiểu thuyết Đất rừng phương Nam của Đoàn Giỏi dưới
góc nhìn địa văn hóa
5 Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp liên ngành
Phương pháp liên ngành cần thiết trong luận văn này để nhìn nhận tác phẩm văn chương từ nhiều góc độ khác nhau, để hiểu hơn về môi trường sống, hoàn cảnh xã hội đặc trưng làm nên diện mạo của tác phẩm
- Phương pháp phân tích, tổng hợp
Phương pháp này hướng đến phân tích đặc điểm của thiên nhiên và hình tượng con người được tác giả miêu tả trong tác phẩm, từ đó đưa ra những nhận định khái quát về những dấu ấn địa văn hóa khu vực Nam Bộ trong sáng tác của nhà văn Đoàn Giỏi
- Phương pháp tiếp cận văn hóa học
Đây là phương pháp quan trọng giúp làm rõ những đặc trưng về mặt văn hóa được thể hiện trong tác phẩm, cũng là vấn đề mà luận văn hướng tới
- Phương pháp thống kê
Phương pháp này sẽ giúp đưa ra những số liệu chính xác, cần thiết cho công việc nghiên cứu khoa học
Trang 1515
- Phương pháp so sánh, đối chiếu
So sánh, đối chiếu sẽ giúp đặt tác phẩm trong nền chung của văn học Nam Bộ
và từ đó thấy được giá trị của tác phẩm trong dòng chảy văn học Việt Nam nói chung và văn học Nam Bộ nói riêng
6 Cấu trúc của luận văn
Ngoài phần mở đầu và kết luận, luận văn có cấu trúc gồm 3 chương như sau: Chương 1: Những vấn đề chung và hành trình sáng tác của nhà văn Đoàn Giỏi
Chương 2: Dấu ấn Địa – văn hóa trong tiểu thuyết Đất rừng phương Nam Chương 3: Đặc điểm nghệ thuật của tiểu thuyết Đất rừng phương Nam từ góc
nhìn địa – văn hóa
Trang 1616
Chương 1: NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VÀ HÀNH TRÌNH SÁNG TÁC CỦA NHÀ VĂN ĐOÀN GIỎI
1.1 Văn hóa và văn học
1.1.1 Văn hóa
Văn hóa là một khái niệm bao trùm mọi lĩnh vực của đời sống con người Nó là nền tảng cho mọi ngành khoa học, từ xã hội học, tâm lý học, văn học, toán học, vật lý học, hóa học, sinh học, âm nhạc, ngôn ngữ học, v.v…Chính vì có phạm vi lớn như vậy nên văn hóa có nội hàm rất rộng và có nhiều cách hiểu, cách tiếp cận khác nhau Trong thời kì toàn cầu hóa hiện nay, vấn đề văn hóa lại càng được đặt ra bức thiết hơn bao giờ hết Mỗi quốc gia đều cố gắng giữ gìn nền văn hóa độc đáo của riêng mình trong xu thế hội nhập toàn cầu Cuối thế kỉ XX là thời kì bùng nổ nghiên cứu về văn hóa và nhận được sự chú ý đặc biệt của các nhà nghiên cứu trong mọi lĩnh vực Hàng loạt những công trình nghiên cứu về văn hóa đã ra đời, cùng với đó là việc vận dụng nghiên cứu văn hóa trong nhiều lĩnh vực khác, đem lại những kết quả bất ngờ, thú vị… Trong quá trình nghiên cứu, đã có nhiều định nghĩa về văn hóa được đưa ra Đây là một khái niệm rộng và phức tạp, do đó, vẫn chưa thể khẳng định đâu là khái niệm hoàn chỉnh, chính xác nhất cho vấn đề này Cho đến nay, số lượng định nghĩa về văn hóa đang ngày càng tăng lên
Ngay từ năm 1952, hai nhà nhân loại học Mỹ là Alfred Kroeber và
Clyde Kluckhohn trong cuốn sách Culture, a critical review of concept and
definitions (Văn hóa, điểm lại bằng cái nhìn phê phán các khái niệm và định
nghĩa) đã từng thống kê có tới 164 định nghĩa khác nhau về văn hóa trong các công trình nổi tiếng thế giới Còn theo Phan Ngọc, tính đến hiện nay trên thế giới đã có khoảng hơn 400 định nghĩa về văn hóa [61, tr 7] Trong thời kỳ Cổ đại ở Trung Quốc, văn hóa được hiểu là cách thức điều hành xã hội của tầng lớp thống trị dùng văn hóa và giáo hóa, dùng cái hay, cái đẹp để giáo dục và
Trang 1717
cảm hóa con người Văn đối lập với vũ, vũ công, vũ uy dùng sức mạnh để cai trị Nghĩa gốc của văn hóa theo chữ Hán là tổng xưng của “văn trị” và “giáo hóa” Ở phương Tây, từ “văn hóa” trong tiếng Anh và tiếng Pháp (culture), tiếng Đức (Kultur) có nguồn gốc từ các dạng của động từ Latin colere là colo, colui, cultus với hai nghĩa: “(1) giữ gìn, chăm sóc, tạo dựng trong trồng trọt; (2) cầu cúng” Các nhà khoa học phương Tây đã dựa trên những cách tiếp cận khác nhau để định nghĩa về văn hóa:
- Các tiếp cận theo phương pháp miêu tả
- Cách tiếp cận theo phương pháp lịch sử
và cho đến nay vẫn thể hiện được vai trò quan trọng, nổi trội của nó “Cách
tiếp cận này không chỉ thâm nhập vào triết học mà còn có cả lý luận văn hóa,
mỹ học, đạo đức học cùng nhiều bộ môn khoa học khác và đã dấy lên những cuộc tranh luận đến tận bây giờ Quá trình phát triển của tiếp cận giá trị học
đã thể hiện sự tìm kiếm bản chất của văn hóa theo ba cấp độ đối tượng: cấp
độ vật chất, cấp độ chức năng và cấp độ hệ thống Tương ứng với cấp độ vật chất của đối tượng là định nghĩa mô tả văn hóa như thế giới các đồ vật được con người sáng tạo và sử dụng trong quá trình lịch sử Trong một công trình
Trang 1818
nghiên cứu về văn hóa của mình, Iu.V.Brômlây và R.C.Pađôlưi đã khẳng định: Văn hóa trong ý nghĩa rộng rãi nhất của từ này, đó là tất cả những cái
đã và đang được tạo ra bởi nhân loại” [83]
Trong số những định nghĩa và cách tiếp cận đó, E.B Taylor 1917) nhà nhân học văn hóa người Anh đã đưa ra một khái niệm văn hóa được nhiều người đồng tình Trong cuốn primitive culture - văn hóa nguyên
(1832-thủy , ông quan niệm văn hóa là “một tổng thể phức hợp bao gồm kiến thức,
tín ngưỡng, nghệ thuật, đạo đức, luật lệ, phong tục và tất cả những khả năng
và thói quen mà con người đạt được với tư cách là một thành viên trong xã hội”
Trong thế kỉ XX, F.Boa cho rằng khái niệm văn hóa cần được xét ở mức độ khác biệt chứ không xét ở mức độ cao hay thấp
A.L Kroibơ và C.L Klúchôn quan niệm văn hóa là loại hành vi rõ ràng
và ám thị đã được đúc kết và truyền lại bằng biểu tượng
UNESCO đã đưa ra khái niệm chính thức về văn hóa trong Hội nghị
quốc tế do UNESCO chủ trì tại Mexico năm 1982: “Văn hóa hôm nay có thể
coi là tổng thể những nét riêng biệt tinh thần và vật chất, trí tuệ và xúc cảm quyết định tính cách của một xã hội hay của một nhóm người trong xã hội Văn hóa bao gồm nghệ thuật và văn chương, những lối sống, những quyền cơ bản của con người, những hệ thống các giá trị, những tập tục và những tín ngưỡng Văn hóa đem lại cho con người khả năng suy xét bản thân Chính văn hóa làm cho chúng ta trở thành những sinh vật đặc biệt nhân bản, có lí tính, có óc phê phán và dấn thân một cách đạo lí Chính nhờ văn hóa mà con người tự thể hiện, tự ý thức được bản thân, tự biết mình là một phương án chưa hoàn thành đặt ra để xem xét những thành tựu của bản thân, tìm tòi không biết mệt những ý nghĩa mới mẻ và sáng tạo nên những công trình vượt trội lên bản thân” (88, tr 23, 24)
Trang 19UNESCO,1.1988]
Đó là những định nghĩa tiêu biểu về văn hóa đã được nhiều nhà nghiên cứu đồng tình Những định nghĩa này đã giúp chúng ta có thêm nhìn nhận về những khía cạnh mới của văn hóa
Ở Việt Nam, tuy vấn đề văn hóa được đặt ra có muộn hơn một chút nhưng cũng có không ít những nhà nghiên cứu đã tìm hiểu và đưa những khái
niệm về văn hóa khác nhau Trần Quốc Vượng quan niệm “Văn hóa…là cái
tự nhiên được biến đổi bởi con người…để từ đó hình thành một lối sống, một thế ứng xử, một thái độ tổng quát của con người đối với vũ trụ, thiên nhiên và
xã hội, là cái vai trò của con người trong vũ trụ đó, với hệ thống những chuẩn mực, những giá trị, những biểu tượng, những quan niệm…tạo nên phong cách diễn tả tri thức và nghệ thuật của con người.(88, tr 35,36)
Trần Ngọc Thêm thì cho rằng “văn hóa là một hệ thống hữu cơ các giá
trị vật chất và tinh thần do con người sáng tạo và tích lũy qua quá trình hoạt động thực tiễn, trong sự tương tác giữa con người với môi trường tự nhiên và
xã hội của mình” (74, tr 25)
Đó là hai nhà nghiên cứu tiêu biểu trong lĩnh vực văn hóa Còn rất nhiều những định nghĩa khác nhưng tất cả đều cho thấy mối liên quan mật thiết của văn hóa tới mọi mặt của đời sống xã hội Có thể thấy rằng khái niệm
về văn hóa cũng phong phú như bản thân nó vậy Mỗi khám phá mới về văn hóa lại cho chúng ta thêm những tư liệu thiết thực về đời sống con người Và văn học, với sứ mệnh là nhân học, là sản phẩm của con người, do con người
Trang 2020
và vì con người nên sự ảnh hưởng của văn hóa tới văn học là điều đương nhiên Do đó, ngày càng có nhiều nghiên cứu văn học từ góc nhìn văn hóa, giúp chúng ta có thêm những khám phá mới và làm bền vững thêm mối quan
hệ giữa văn học và đời sống con người
1.1.2 Mối quan hệ giữa văn hóa và văn học
Các học giả phương Tây như R Hoggart, S Hall đã khẳng định văn học là bộ phận của văn hoá Sau khi các hướng nghiên cứu văn học từ tác giả,
từ thi pháp,… dần dần trở nên phổ biến và để lại những hoài nghi thì hướng nghiên cứu văn hóa học đem lại những khám phá mới mẻ Khi nghiên cứu kí hiệu học, mẫu gốc các tác giả đã đồng thời đặt văn học vào trong hệ thống văn hóa (R Barthes, H White, M Bakhtin, Ju Lotman…) Bakhtin đã nghiên cứu tiểu thuyết của Rabelais trong chỉnh thể văn hóa, từ các phạm trù văn hóa
trung đại và phục hưng trong công trình “Sáng tác của Francois Rabelais với
văn hóa dân gian thời trung đại và Phục hưng”, nghiên cứu nguyên tắc đối
thoại và phức điệu trong văn học như một vấn đề văn hóa Ông quan niệm
“Trước hết khoa học nghiên cứu văn học cần phải gắn bó chặt chẽ với lịch sử
văn hóa Không thể hiểu nó ngoài cái bối cảnh nguyên vẹn của toàn bộ văn hóa một thời đại trong đó nó tồn tại Không được tách nó khỏi các bộ phận khác của văn hóa, cũng như không được như người ta vẫn làm, và trực tiếp gắn bó với các nhân tố xã hội – kinh tế, vượt qua đầu văn hóa Những nhân tố
xã hội – xã hội tác động tới toàn bộ văn hóa nói chung, và chỉ thông qua văn hóa mới tác động được tới văn học” Bakhtin đã chủ trương nghiên cứu văn
học từ góc nhìn văn hóa, trong đó chú trọng những ảnh hưởng không chỉ của văn hóa đương đại mà cả văn hóa truyền thống tới tác phẩm văn học Lotman nghiên cứu kí hiệu quyển như một hiện tượng văn hóa, văn bản văn hóa, mã văn hóa và giao tiếp văn hóa H White với chủ nghĩa tân lịch sử,… Nhiều nhà nghiên cứu của Nga khác cũng nghiên cứu văn học theo quan điểm văn hóa
Trang 2121
Điển hình là những cái tên như M.S Kagan đặt văn học trong hệ thống văn hóa hay Ju Borev nghiên cứu văn hóa nghệ thuật Đặt văn học dưới góc nhìn văn hóa sẽ giúp phát hiện ra mối quan hệ đa chiều giữa văn học và văn hóa và
là một hướng phát triển tất yếu của nghiên cứu văn học
Ở Việt Nam, từ đầu thế kỉ XX, các nhà nghiên cứu cũng đã chú ý hơn đến cái nhìn văn hóa Nghiên cứu văn hóa hiện nay đã đem lại rất nhiều
những công trình có giá trị Trương Tửu trong cuốn Kinh thi Việt Nam đã chủ
trương đi theo hướng lấy văn hóa để cắt nghĩa văn học khi xem xét hiện tượng
Hồ Xuân Hương Hiện tượng thơ Hồ Xuân Hương còn là đề tài nghiên cứu của nhiều nhà nghiên cứu khác như nhà Việt Nam học người Nga N Niculin, nhà nghiên cứu Lê Trí Viễn hay nhà văn Nguyễn Tuân Điểm chung là các nhà nghiên cứu này đều nhận thấy ảnh hưởng rất rõ ràng của văn hóa dân gian tới thơ của nữ sĩ họ Hồ, cụ thể là ở yếu tố tục Đây cũng có thể coi là cơ sở để
Đỗ Lai Thúy nghiên cứu sâu hơn sau này trong cuốn chuyên luận Hồ Xuân
Hương, hoài niệm phồn thực
Cũng là một người chú ý đến hướng nghiên cứu này, Lê Nguyên Cẩn
có những công trình như Tiếp cận văn học từ cái nhìn văn hóa hay Truyện
Kiều từ góc nhìn văn hóa đưa ra những quan niệm sâu sắc về mối quan hệ
giữa văn hóa và văn học, đồng thời áp dụng vào phân tích một tác phẩm văn học đã quá quen thuộc với người Việt Nam là Truyện Kiều Ông cho rằng
“Tính văn hóa của tác phẩm văn học thể hiện trước hết qua cách nhìn nghệ thuật mang tính dân tộc về con người và cuộc đời, qua quan niệm ứng xử thẩm mĩ mang đặc trưng và phù hợp với chuẩn mực đời sống tâm lí đạo đức
và truyền thống dân tộc Tính văn hóa của tác phẩm văn học còn thể hiện qua cách thức xây dựng nhân vật, xây dựng cốt truyện, cách thức mô hình hóa hoặc điển hình hóa Tính văn hóa của tác phẩm văn học cũng được thể hiện qua các hình thức ngôn từ nghệ thuật được dùng để diễn tả hình tượng mà
Trang 22sự ảnh hưởng của văn hóa đến văn học là điều tất yếu Với người nghiên cứu văn học, đây là một cơ sở vững chắc để ngày càng có nhiều nghiên cứu về các tác phẩm văn học nhìn nhận trên góc độ văn hóa, làm phong phú thêm cho hệ thống lí luận văn học của Việt Nam
1.2 Địa - Văn hóa và văn học
1.2.1 Địa - văn hóa
Văn hóa là một khái niệm quen thuộc nhưng địa văn hóa lại là một khái niệm có phần xa lạ Địa văn hóa là một khái niệm mới kết hợp hai ngành có
vẻ không liên quan là địa lí học (một ngành học thuộc khoa học tự nhiên, với những dữ kiện thực tế và không gian địa lí) với văn hóa học (thuộc những giá trị tinh thần) Văn hóa dường như là phạm vi của các nhà dân tộc học, nhân loại học, xã hội học trong khi tự nhiên và môi trường là lĩnh vực của các nhà địa lí học Hai khái niệm không liên quan này lại được kết hợp trong một hướng nghiên cứu mới khá có sức thuyết phục Khái niệm địa văn hóa được
đề cập đến trước hết ở trong lĩnh vực địa lí, là phương pháp nghiên cứu liên
ngành trong địa lý học Joel Bonnemaison là nhà địa lý học người Pháp, giáo
sư Đại học Paris IV đặc biệt chú ý đến cách tiếp cận địa văn hóa trong lĩnh
vực địa lí Trong công trình “Culture and Space” bằng tiếng Pháp được vợ và
các học trò của ông tập hợp sau khi ông qua đời, tác giả đã cho rằng ý niệm về địa văn hóa xuất hiện lần đầu tại Đức: Vào thế kỉ XIX, Friedrich Ratzel đã đề cập đến địa lí nhân học, sau đó quan niệm về địa văn hóa đến Pháp thông qua ảnh hưởng của nhân học Mỹ với những đóng góp quan trọng về địa văn hóa
Trang 2323
của Carl Sauer – một học trò của Ratzel Theo Joel Bonnemaison “ba chiều
kích của không gian cảnh quan” trong địa văn hóa gồm:
- Lãnh thổ: liên quan đến các cột mốc và đường biên giới lãnh thổ; đến
cơ cấu chính trị với những vùng trọng điểm, trung tâm và vùng ngoại vi
- Môi trường địa lý: một cấu trúc địa lý và sinh thái – đất trồng, thực vật, nước, khí hậu, mật độ dân cư, hệ thống thông tin liên lạc Con người hoàn toàn phụ thuộc vào hệ thống sinh thái này bởi vì toàn bộ môi trường địa lý được nhân hóa thành một quy mô nhỏ hơn hoặc lớn hơn
- Biểu tượng địa lý: cấu trúc biểu trưng một môi trường địa lý và ý nghĩa của nó Khái niệm này tương tự như khái niệm “médiance” đã từng được Augustin Berque đưa ra từ năm 1990 để chỉ những tác động và những giá trị con người đem lại cho cảnh quan Những biểu tượng địa lý có ý nghĩa đều liên quan đến đạo đức học và siêu hình học Chúng đại diện cho giá trị tinh thần của xứ sở mà chúng ta gọi là linh hồn của xứ sở
Các công trình nghiên cứu của ông phản ánh mối liên hệ giữa văn hóa của các cư dân và không gian địa lí, hay đúng hơn là những đặc trưng không gian điển hình của cư dân – một cảnh quan vừa được con người nhận thức vừa mang đậm màu sắc tâm thức, tâm linh
Như vậy, địa - văn hóa có thể hiểu là hướng nghiên cứu liên ngành xem xét mối quan hệ giữa cảnh quan địa lí và đời sống văn hóa của con người, những tác động qua lại của hai yếu tố này trong những vùng lãnh thổ nhất định Các yếu tố địa lí sẽ quy định cung cách sinh hoạt, ứng xử của con người
và ngược lại, con người sẽ có những tác động trở lại tới cảnh quan Đây là một mối quan hệ khá hài hòa và sự tác động lên nhau là tất yếu Nhìn từ hướng nghiên cứu này chúng ta có thể thấy được vị trí của con người trong tự nhiên cũng như những tác động giữa thiên nhiên và con người
Trang 2424
Ở Việt Nam, hướng nghiên cứu này cũng đã được vận dụng trong nghiên cứu văn hóa, đặc biệt với sự đóng góp của giáo sư Trần Quốc Vượng Trong
công trình Việt Nam cái nhìn địa văn hóa ông đã dùng hướng tiếp cận địa văn
hóa để tìm hiểu và làm rõ rất nhiều địa danh quan trọng của nước ta như Cao Bằng, vùng đất tổ Phú Thọ, Bắc Ninh, Gia Lâm, Hà Nội, Côn Đảo,…Những nghiên cứu này từ góc nhìn địa văn hóa đã làm phong phú thêm cho nguồn tư liệu về văn hóa của nhiều vùng đất khác nhau, là một hướng nghiên cứu có thể được ứng dụng nhiều trong nghiên cứu văn hóa các vùng đất của nước ta
1.2.2 Địa - văn hóa trong nghiên cứu văn học
Địa văn hóa là một khái niệm mới, chưa được ứng dụng nhiều, vì vậy trong lĩnh vực văn học, chưa có nhiều công trình nghiên cứu về vấn đề này
Phạm Tiết Khánh – TS đại học Vinh có bài viết Đặc điểm truyện cổ tích
Khmer Nam Bộ tiếp cận từ lí thuyết địa – văn hóa đăng trên tạp chí nghiên
cứu văn học, áp dụng hướng nghiên cứu này với văn học dân gian Trong bài viết, tác giả đã sử dụng lí thuyết địa-văn hóa để lí giải nguyên nhân những tác phẩm văn học dân gian tuy có nguồn gốc khác xa nhau, không có sự giao lưu nhưng vẫn có những cốt truyện giống nhau Lí thuyết này trong nghiên cứu văn học dân gian cũng được trường phái Phần Lan áp dụng khi nhìn nhận tác phẩm văn học dân gian từ góc độ địa lí – lịch sử và đem lại những thành tựu đáng kể trong ngành folklore Cụ thể hơn là cuốn tiểu luận của Đặng Hiển
Văn học dưới góc nhìn Địa – văn hóa liên quan đến vấn đề này Đây là một
tiểu luận có ứng dụng góc nhìn địa văn hóa trong nghiên cứu văn học Mỗi nhà văn đều sống và viết về một vùng đất nhất định và hầu hết những yếu tố của vùng đất đó như: địa lí tự nhiên, đời sống và tâm lí con người, tiến trình lịch sử, các phương diện văn hóa vật thể, phi vật thể,… đều đã tác động đến nhà văn tạo nên nhiều nét riêng đặc sắc trong nội dung và nghệ thuật Hồ Biểu Chánh gắn bó với vùng đất Nam Bộ, Tú Xương với Thành Nam, Nguyên
Trang 2525
Hồng với Hải Phòng, Nam Cao với làng Đại Hoàng, Hoàng Cầm với Kinh Bắc,….Mỗi vùng đất như một mảnh đất màu mỡ nơi các nhà văn gieo trồng tâm hồn văn chương của mình, để nó bắt rễ, bám sâu vào lòng đất và vươn mãi lên, phát triển và cho ra trái ngọt là các tác phẩm văn chương Chế Lan Viên đã kể về quê hương Quảng Trị, nơi ông đã lớn lên và Bình Định nơi ông
sống và sáng tác như sau: “Quê cha mẹ tôi ở ngoài Quảng Trị…cha mẹ tôi
sinh ra và lớn lên trong gió Lào và khoai sắn Bình Trị Thiên Kí ức tôi ngược thời gian thì nó vẫn đi về qua lại thường xuyên giữa các đồi sim mua Quảng Trị và góc thành Bình Định Ngỡ như tính cách tâm hồn và bút pháp thơ tôi đều bắt nguồn từ hai nơi ấy” (Dẫn theo Đỗ An – “nhà thơ Chế Lan Viên: mẹ
là gió dịu đưa hương” – Giáo dục và thời đại, 2016) Có những nhà văn chỉ có thể thành công khi viết về một vùng đất Tất nhiên, những ảnh hưởng tới nội dung, nghệ thuật của tác phẩm còn là bối cảnh đất nước, thời đại, những tác động từ bên ngoài nhưng vẫn không mất đi những nét đặc sắc của dấu ấn vùng đất tác giả sống và viết trong tác phẩm Có những nhà văn đi nhiều nơi, viết về nhiều vùng đất thì bên cạnh những hiểu biết của nhà văn về vùng đất mới đó, những yếu tố thuộc địa – văn hóa nơi tác giả sinh ra và lớn lên vẫn
âm thầm tác động đến cách nhìn, cách cảm, cách nghĩ của nhà văn, từ đó gián tiếp tác động tới tác phẩm văn chương Đó cũng là lí do mà yếu tố địa văn hóa
có sự ảnh hưởng nhất định tới tác phẩm văn học Nghiên cứu văn học dưới góc nhìn địa văn hóa không có nghĩa là địa phương hóa tác phẩm văn học mà
là một cách để đào sâu và mở rộng, thấy rõ những tác động của văn hóa nền của tác giả tới tác phẩm văn chương Theo tác giả Đặng Hiển, địa văn hóa in dấu vào văn học ở những yếu tố sau:
- Cảnh sắc thiên nhiên đi vào thơ văn thành những hình tượng đẹp, sắc nét và có hồn
Trang 2626
- Ngôn ngữ chung điểm xuyết ngôn ngữ địa phương cùng với những yếu tố nghệ thuật truyền thống như hình tượng, thể điệu…vào văn học
- Con người địa phương
- Hiện thực địa phương
- Truyền thống văn hóa nghệ thuật của vùng văn hóa
Vốn sống của tác giả, những hiểu biết của tác giả về vùng đất chính là cơ sở
để làm nên những giá trị địa văn hóa cho tác phẩm Tuy nhiên, điều đó không
có nghĩa là những nhà địa lí, những nhà văn hóa học sẽ làm tốt hơn nhà văn ở điểm này, bởi lẽ, địa văn hóa trong văn học còn là sự xâm nhập của vùng đất
ấy vào trong tâm hồn của nhà thơ, nhà văn, trở thành những hình tượng, cảm xúc Địa văn hóa trong văn học cũng không có nghĩa là khu biệt nền văn học
về phạm vi của những địa phương nhỏ hẹp, bởi cái chất chung, cái nền văn hóa chung của quốc gia, dân tộc đã trở thành gốc rễ của bản thân mỗi con người
1.3 Hành trình sáng tác của nhà văn Đoàn Giỏi và tiểu thuyết Đất rừng
phương Nam
1.3.1 Hành trình sáng tác của nhà văn Đoàn Giỏi
Nhà văn Đoàn Giỏi là một nhà văn Nam Bộ tiêu biểu có cuộc đời gắn
bó với vùng đất nơi mình sinh trưởng và viết về Theo Đỗ Thành Nam trong
bài viết Nhà văn của núi cả cây ngàn, Đoàn Giỏi tên thật là Đoàn Văn Giỏi
sinh ngày 17/5/1925 tại xã Tân Hiệp, huyện Châu Thành, tỉnh Tiền Giang Cha của ông từng là một điền chủ có rất nhiều ruộng đất nhưng đã hiến toàn
bộ cho chính phủ mới khi Cách mạng tháng Tám thành công Thuở nhỏ, Đoàn Giỏi học ở trường trung học Mỹ Tho, sau học trường Cao đẳng mĩ thuật Gia Định Có lẽ chính vì điều này mà trong văn chương của Đoàn Giỏi ta thấy chất hội họa rất rõ ràng Ngoài năng khiếu về mĩ thuật, ông bộc lộ tài năng
văn chương khá sớm Ngay từ năm 1943, ông đã có truyện ngắn đầu tay Nhớ
Trang 2727
cố hương được Hồ Biểu Chánh, một cây bút kì cựu bấy giờ chọn đăng trong
Nam kỳ tuần báo Từ đó, ông tích cực viết văn viết báo và nhờ Hồ Biểu Chánh nhận xét cho mình Tuy nhiên, khi bước vào cuộc kháng chiến chống Pháp, Đoàn Giỏi lại có bước ngoặt lớn khi bước chân vào ngành công an Năm 1947, ông làm đến chức trưởng công an phụ trách mười xã của huyện Châu Thành Năm 1951, Đoàn Giỏi về công tác ở Hội văn nghệ Nam Bộ và là thành viên của Hội đồng biên tập tạp chí Lá Lúa Đây là một điều kiện quan trọng để ông trở lại với văn chương, khơi dậy sức sáng tạo mãnh liệt của nhà văn Đoàn Giỏi Đến năm 1954, Đoàn Giỏi tập kết ra Bắc và gây ấn tượng mạnh với bạn đọc thủ đô Năm 1955, Đoàn Giỏi chuyển sang sáng tác và biên tập sách báo, ông công tác tại Đài tiếng nói Việt Nam rồi Hội Văn nghệ Việt Nam Ông là Ủy viên Ban chấp hành Hội nhà văn Việt Nam các khóa I, II, III Các bút danh khác của ông là Nguyễn Hoài, Nhất Thanh, Nguyễn Phú Lễ, Huyền Tư,…Các sáng tác của Đoàn Giỏi thu hút độc giả ở mọi lứa tuổi với lối viết chân thực, giàu cảm xúc, phập phồng sự sống của vùng đất Nam Bộ
mà đối với nhiều người vẫn còn khá bỡ ngỡ Những vùng đất, những con người Nam Bộ hiện lên thật gần gũi, thân thương và đầy màu sắc qua những trang văn đậm chất hội họa của nhà văn Đoàn Giỏi Hơn bốn mươi năm trong nghề, Đoàn Giỏi đã viết không ngừng nghỉ và thử sức trên nhiều thể loại: thơ, kịch, tùy bút, truyện ngắn, tiểu thuyết, truyện phim, truyện kí, kịch thơ, ký sự lịch sử,… Với nguồn cảm hứng không bao giờ vơi cạn với vùng đất quê
hương mình, Đoàn Giỏi đã cho ra đời nhiều tác phẩm đặc sắc: Cá bống mú (1956), Đất rừng phương Nam (1957), Hoa hướng dương (1960), Ngọn tầm
vông (1956), Trần Văn Ơn (1955), Khí hùng đất nước (1948), Những dòng chữ máu Nam Kỳ (1975), Người Nam thà chết không hàng (1947), Chiến sĩ Tháp Mười (1949), Giữ vững niềm tin (1955),…Ông có nhiều bút danh như
Nguyễn Thị Huyền Tư, người hàn sĩ đất thủ khoa Huân,…
Trang 2828
Với những đóng góp của mình cho văn học, Đoàn Giỏi đã được tặng:
- Huy hiệu Thành đồng Tổ quốc
- Huân chương kháng chiến chống Pháp hạng II
- Huân chương kháng chiến chống Mỹ cứu nước hạng I
- Huy chương Vì thế hệ trẻ
- Huân chương độc lập hạng III
Ngày 2/4/1989, nhà văn trút hơi thở cuối cùng tại thành phố Hồ Chí Minh khi
còn đang ấp ủ một tác phẩm hứa hẹn là một “Đất rừng phương Nam thứ hai”,
để lại nhiều nuối tiếc cho độc giả Các nhà văn, bạn hữu của Đoàn Giỏi đã để lại nhiều lời ngợi ca cho một cây bút hết lòng tâm huyết với nghề, với mảnh
đất quê hương Nhà văn Anh Đức nhận xét “Hồi trong kháng chiến Nam Bộ,
anh Đoàn Giỏi là một cây bút viết sớm, là một nhà văn hết sức chú trọng đến tình tiết của bản sắc vùng đất, đặc biệt là những câu chuyện gian truân gay cấn của thời khai mở…Văn anh Đoàn Giỏi vừa mang chất trữ tình lại vừa mang chất li kì, sôi động và bao trùm lên hơi văn của anh là lòng hoài niệm, vương vít khôn nguôi nỗi nhớ cố hương”[67, tr 212]
Cũng không vượt ra ngoài giới hạn khẳng định giá trị văn chương của Đoàn Giỏi là viết nhiều, viết khỏe và viết hay về vùng đất Nam Bộ nên Nguyễn Bá tìm thấy mùi vị của núi rừng, sông nước và hơi thở của đất của
người Nam Bộ chất chứa trong hồn văn của Đoàn Giỏi: “Những trang văn
của ông thấm đượm hơi thở của sông nước, rừng cây, những câu chuyện cả thực, cả kỳ bí của thiên nhiên Nam Bộ hoang sơ” Có lẽ Nguyễn Bá có cái
nhìn chân thực và thấu đáo như thế là do điều may mắn khi được tiếp xúc cuộc sống trực tiếp với Đoàn Giỏi Hoặc qua bài nghiên cứu của Lưu Hồng
Sơn với tựa đề Đoàn Giỏi - người lưu giữ huyền thoại phương Nam sẽ giúp
chúng ta định hình được vai trò to lớn của cây bút Đoàn Giỏi khi viết về mảng
đề tài phương Nam với tư cách là người giữ gìn huyền thoại Vẫn là nghiên
Trang 2929
cứu Đoàn Giỏi trên cái nhìn gắn liền với vùng đất và con người Nam Bộ nhưng Lưu Hồng Sơn đi sâu hơn vào bút pháp nghệ thuật độc đáo để lột tả hết các kì bí, hấp dẫn, lôi cuốn của thời kỳ khai hoang đất phương Nam Lưu Hồng Sơn thu tóm tài năng quan sát và sự đa tài của Đoàn Giỏi ở phương diện làm sống dậy cả linh hồn núi rừng, sông nước vùng Tây Nam Bộ Đặc biệt, Lưu Hồng Sơn còn đi sâu vào nghiên cứu nghệ thuật huyền thoại hóa với nhưng cái li kì huyền bí của thiên nhiên Cuối cùng, tác giả bài viết còn đưa ra hai nguyên nhân khách quan và chủ quan để giải thích vì sao Đoàn Giỏi lại
chuyên tâm đầu tư vào Đất rừng phương Nam xuất sắc như vậy Những nhận
định đó đã phần nào giúp chúng ta thấy rõ được sự trân trọng của các nhà văn dành cho tài năng văn chương của Đoàn Giỏi cũng như giá trị của tiểu thuyết
Đất rừng phương Nam
1.3.2 Tiểu thuyết Đất rừng phương Nam
Tiểu thuyết Đất rừng phương Nam được sáng tác năm 1957, là tác
phẩm thành công nhất trong sự nghiệp sáng tác của Đoàn Giỏi Có một câu
chuyện thú vị xung quanh việc sáng tác Đất rừng phương Nam Năm 1957,
khi đất nước bị chia cắt hai miền Nam Bắc, nhà xuất bản Kim Đồng muốn có một tác phẩm giới thiệu về phong cảnh và phong tục của con người và cùng đất Nam Bộ trù phú tươi đẹp Biết nhà văn Đoàn Giỏi viết rất tốt về miền Nam nên nhà xuất bản đã nhờ nhà văn Trần Thanh Địch đến đặt hàng Đoàn Giỏi vui vẻ nhận lời và hẹn đến ngày hoàn thành Tuy nhiên, khi nhà văn Trần Thanh Địch đến tìm thì Đoàn Giỏi mới nhớ ra là chưa viết được chữa nào, đành xin lỗi và xin nhà xuất bản cho thêm ít ngày Trần Thanh Địch hồ nghi
“hai chục ngày làm sao anh viết nổi 300 trang sách mà lại phải hay, phải hấp
dẫn” Đoàn Giỏi tự tin vỗ vỗ trán rồi chỉ vào ngực trái “Trong hai cái này Ông yên chí về đi” Từ hôm đó, Đoàn Giỏi tích cực viết ngày đêm để cho ra
đời tiểu thuyết Đất rừng phương Nam Có lúc vừa ăn bánh mì vừa viết, có lúc
Trang 3030
mệt quá ngủ thiếp đi, đầu gục xuống bản thảo Sau khi hoàn thành, nhà văn đã
phải nằm viện mất nửa tháng nhưng cuốn Đất rừng phương Nam đã trở thành
cuốn tiểu thuyết viết nhanh nhất mà có lẽ cũng là hay nhất của Đoàn Giỏi
Cuốn tiểu thuyết này kể về cuộc đời phiêu bạt của một cậu bé tên An Trong quá trình đi tìm lại cha mẹ của mình, cậu đã đi qua nhiều vùng đất của miền Tây Nam Bộ trong thời kì giặc Pháp đánh chiếm, làm quen với nhiều người và trưởng thành hơn trong bước đường lưu lạc của mình Cậu đã có thêm cha mẹ nuôi, có những người bạn, người anh em mới và có thêm rất nhiều hiểu biết về cuộc sống Không chỉ cho thấy những nét đẹp của thiên nhiên vùng đất Nam Bộ trù phú, đầy hấp dẫn, nhà văn Đoàn Giỏi còn khắc họa thành công bức chân dung tính cách của con người Nam Bộ Đó là những người đôn hậu, chân chất, nghĩa tình nhưng cũng rất mạnh mẽ, quyết liệt, sẵn sàng hi sinh để bảo vệ vùng đất của Tổ quốc Là một người con của Nam Bộ nên Đoàn Giỏi rất hiểu cách ăn ở, sinh hoạt, cách sống, cách nghĩ của người Nam Bộ Chính vì vậy mà những con người trong cuốn tiểu thuyết này đều hiện lên rất sắc nét, gây ấn tượng với người đọc Góp phần tạo nên thành công cho tác phẩm không thể không kể đến tài năng miêu tả của tác giả Trong tác phẩm có rất nhiều đoạn tác giả đã pha thêm chút màu sắc, tạo thêm chút đường nét khiến cho bức tranh thiên nhiên trở nên phong phú và đa dạng hơn Bằng tài năng hội họa của mình, nhà văn đã thành công trong việc miêu tả cảnh sắc Nam Bộ, cả cảnh thiên nhiên và cảnh sinh hoạt đều rất sinh động và
có hồn Ngoài ra, tác giả còn thành công trong việc khắc họa tính cách của nhân vật thông qua ngôn ngữ, hành động Đoàn Giỏi miêu tả rất tỉ mỉ để tạo cho nhân vật mình có những tính cách riêng, không lẫn vào nhau nhưng vẫn
có nét chung của con người Nam Bộ Tác giả còn sử dụng hiệu quả lớp từ ngữ địa phương, đan xen trong ngôn ngữ toàn dân khiến cho tác phẩm vừa có màu
Trang 3131
sắc Nam Bộ rõ nét vừa không gây khó hiểu cho người đọc Tất cả những yếu
tố đó đã tạo nên sức hấp dẫn và thành công cho tác phẩm
Đây là tác phẩm thành công nhất trong sự nghiệp sáng tác của nhà văn Đoàn Giỏi Tiểu thuyết đã được dịch ra nhiều thứ tiếng như Nga, Ba Lan,
Trung Quốc, Đức, Tây Ban Nha,… và được dựng thành bộ phim Đất phương
Nam do tác giả Nguyễn Vinh Sơn viết kịch bản và làm đạo diễn Nguyễn Bao
nhận xét: “Cuốn tiểu thuyết không chỉ thể hiện cảnh sinh hoạt, phong tục, tập
quán, cảnh sắc thiên nhiên và tính cách, tâm hồn con người miền Nam một cách nhuần nhị, chân thực mà điều quan trọng đã thu hút người đọc là tình yêu thương con người, sự cảm thương với mọi nỗi bất hạnh và sự khơi gợi những gì cao đẹp trong bản chất mỗi con người trước thử thách của đời sống” [33, tr 15] Nhà văn Anh Đức kể lại “Quyển “Đất rừng phương Nam” vừa xuất bản được bạn đọc hoan nghênh nhiệt liệt, nhất là thanh thiếu niên Sách bán hết ngay, tái bản nhiều lần” Đặc biệt, các em thiếu nhi rất yêu
thích cuốn tiểu thuyết này Trong bài viết “Đoàn Giỏi – nhà văn thân thiết
của thanh thiếu niên học sinh”, tác giả Đào Khương đã cho biết “Khi Đất rừng phương Nam được in ra, điều bất ngờ đến là anh nhận được nhiều thư của các em ở nhiều vùng khác nhau trên miền Bắc Các em hỏi thêm tác giả rất nhiều về săn cá sấu, về sân chim, về câu rắn Có em ở một vùng núi phía Bắc đã viết “Chú ơi, đọc Đất rừng phương Nam của chú cháu thấy bà con Nam Bộ thật dũng cảm, núi rừng Nam Bộ thật là trù phú Núi rừng miền Bắc
cả chúng cháu cũng giàu có lắm Không biết bao giờ mới có người viết về núi rừng miền Bắc của cháu” [48, tr.13] Đó là một câu chuyện nhỏ nhưng đã cho
thấy tác phẩm nhận được sự yêu mến rất lớn từ các độc giả nhỏ tuổi Điều này không hề dễ dàng bởi độc giả trẻ thơ là những độc giả khó nắm bắt, rất khó để
có thể gần gũi với các em nếu không có một tâm hồn thực sự yêu mến trẻ thơ
Và tác phẩm Đất rừng phương Nam đã làm được điều mà không nhiều tác
Trang 3232
phẩm làm được: chinh phục được độc giả ở mọi lứa tuổi Người lớn tìm thấy
ở tác phẩm những câu chuyện về lịch sử, về vùng đất, con người; trẻ em tìm thấy ở tác phẩm sự hấp dẫn của một chuyến phiêu lưu mà chúng luôn mong ước Chính điều đó đã khiến cho tác phẩm dù đã trải qua nhiều thời gian nhưng vẫn giữ vững vị thế của mình trong lòng độc giả cả nước Còn nhà văn
Tô Hoài, khi nhận xét về tiểu thuyết Đất rừng phương Nam cũng đã có những lời ngợi khen sâu sắc “đọc Đất rừng phương Nam của Đoàn Giỏi càng thấy
đất nước ta đáng yêu biết bao”, “nhưng cái đặc sắc riêng của Đất rừng phương Nam ấy là nhà văn Đoàn Giỏi đưa bạn đọc đến vùng đất rừng phương Nam thật xa, thế mà mỗi trang truyện lại làm chúng mình thấy thiết tha và sôi nổi yêu đất nước khắp mọi nơi, yêu con người khắp đất nước, bất
cứ ở đâu” [67, tr.15] Những lời nhận xét đó đã là sự khẳng định thành công
của Đất rừng phương Nam, một tác phẩm đã chạm đến trái tim người đọc
Bất kì ai đã tiếp xúc với tác phẩm này đều sẽ thấy có một sự thu hút kì lạ khiến chúng ta không thể ngừng đọc, ngừng hình dung và tưởng tượng ra những vùng đất mới mẻ, xa lạ nhưng hết mực đáng yêu này
Tiểu kết: Như vậy, các công trình, các bài viết nghiên cứu đã khẳng
định nghiên cứu văn học từ góc nhìn văn hóa hay địa văn hóa là cần thiết để cho thấy sự tác động qua lại giữa các yếu tố văn hóa, cảnh quan địa lí tới cuộc sống của con người và gián tiếp ảnh hưởng tới giá trị nội dung nghệ thuật của tác phẩm văn chương Nhà văn Đoàn Giỏi có một sự nghiệp văn học khá đồ
sộ nhưng tiêu biểu nhất vẫn là tiểu thuyết Đất rừng phương Nam Tác phẩm
được viết bằng tài năng và tâm huyết của nhà văn đã góp phần mang vẻ đẹp vùng văn hóa phương Nam tới bạn đọc cả nước
Trang 332.1.1.1 Không gian sông nước
Nam Bộ là vùng đất chằng chịt sông ngòi, nhà cửa trải dài theo các bờ sông chứ không thành một quần thể riêng biệt như ở Bắc Bộ Một nửa nhà xây trên đất, một nửa nhà dựng trên sông Cuộc sống của người phương Nam gắn chặt với dòng sông Họ không gắn bó chặt chẽ với căn nhà bằng con
thuyền trôi dạt khắp nơi Trong Gia Định thành thông chí, tác giả Trịnh Hoài Đức đã nhấn mạnh: “Đất Gia Định nhiều sông rạch, cù lao, bãi cát, trong
mười người có chín người biết bơi lội, chèo thuyền” Trong cuốn Lịch sử khai thác vùng đất Nam Bộ, các tác giả cho biết “Đồng bằng sông Cửu Long được phủ lên một mạng lưới sông rạch và kênh đào dày đặc, chằng chịt rất phong phú và phức tạp ( theo các tài liệu cũ, chiều dài của các kênh đào ở Nam Bộ dài khoảng 1200 km, sông rạch tự nhiên khoảng 2400 km) [53, tr 22] Bên
cạnh đó, các hoạt động sản xuất, sinh hoạt hàng ngày của người dân luôn gắn
bó với mọi biến động của dòng nước Nếu ngoài Bắc người dân bám lấy mặt đường để làm ăn buôn bán, thì ở trong Nam người dân bám lấy mặt sông,
Trang 3434
mặt kênh mà sinh sống Có chỗ một dãy dài vài ba cây số, người dân làm nhà chen chúc hai bờ sông, sàn nhà mấp mé mặt nước Nhà nào cũng hướng ra mặt sông, mở cửa là bước xuống xuồng Sông rạch ở đây còn đem phù sa nước ngọt bồi đắp, tưới mát cho những miệt vườn đầy ắp trái cây, những cánh đồng lúa tươi tốt và đặc biệt có lượng thủy sản nhiều vô kể Con người nơi đây đã gắn chặt cuộc đời mình với sông nước, nơi nào có sông, rạch là có ghe, xuồng Có chiếc ghe để làm ăn sinh sống là nhu cầu và ước vọng của người dân Nhiều gia đình đời này qua đời khác lập nghiệp bằng chiếc ghe, xem nó như ngôi nhà của mình Nhiều ghe xuồng tụ lại tạo nên khu dân cư nổi, chợ nổi trên sông Vì lẽ đó mà không gian sông nước dường như trở thành một mệnh đề khi các nhà văn viết về Nam Bộ Dòng sông trở đi trở lại trong văn chương của Nguyễn Ngọc Tư như một dấu hiệu của sự trôi dạt, của cảm thức
lưu lạc Uất hận vì bị vợ ngoại tình, Út Vũ trong Cánh đồng bất tận đã đốt
nhà, dong ghe đưa các con đi lang bạt Trong truyện của Bình Nguyên Lộc ta
cũng thấy lênh láng một vùng sông nước như trong Phân nửa con người, Con
Tám Cù lần, hay truyện Lại mẹ tôi tái giá, Không một tiếng vang Người ta
đi lại bằng ghe, bằng thuyền, và sống với cả gia đình trên thuyền Cha anh Sáu Nhánh vui mừng khi có cả ba mươi thực khách lên thuyền mình ăn giỗ Ông rất giỏi lộ trình đường nước nên biết đúng ngọ ghe thuyền thường kẹt ở
Vàm Cui này (truyện Phân nửa con người) Thú vị nhất là cảnh một thằng bé
"mình trần lưng đen thui", "mặc chiếc quần xà lỏn bằng vải đen đã trỗ trắng" chạy như giông, như xiếc trên cả đoàn ghe dài "mũi chiếc sau cột dính lại với
lái chiếc trước", theo sau là má nó và con chó mực, mà chẳng ai chịu kém tài
Cuộc đuổi bắt này chỉ dừng lại khi thằng bé chạy đến mũi tàu cuối cùng, nhảy
ùm xuống nước, còn má nó "đứng đó, cầm roi điểm điểm trên không trung, về
hướng nó rồi hăm dọa: - Mày hổng lên cho tao đánh đòn, tao la làng cho mày coi!" Mà không có làng, chỉ có ghe thuyền và sông nước mênh mông! (truyện
Trang 3535
Lại mẹ tôi tái giá) Hay như trong tác phẩm của Sơn Nam “Qua lượn sóng to này nó hồi hộp, chưa kịp nghỉ tay mà lượn sóng khác tràn tới…Nước chảy hăng, tràn lan từ bờ sông Hậu Giang ra vịnh Xiêm La, chảy mãi về hướng Tây Nó thắc mắc: nước ở đâu mà nhiều quá, ngập đồng ruộng, sâu cỡ hai thước, mênh mông không bờ bến như biển khơi” (Một cuộc bể dâu) [59, tr
13]
Trong tác phẩm Đất rừng phương Nam, không gian sông nước cũng là
nền cảnh chính để tác giả đưa nhân vật của mình vào các cuộc phiêu lưu Trong hầu hết các chuyến đi của An đều có bóng hình của dòng sông An đã theo đoàn thuyền vận tải quân lương của ủy ban kháng chiến Nam Bộ đi từ Hậu Giang tới vùng xóm chợ nơi dì Tư Béo cất quán Đó là cả một quãng đường dài di chuyển trên sông mà một cậu bé quen sống nơi thành thị đã phải trải qua trong quãng đường lưu lạc của mình Khi nhận làm con nuôi của ông già bán rắn, An cũng đã theo thằng Cò đi câu rắn trên sông Rồi cuộc phiêu dạt đã đưa đẩy cậu bé lên đênh trên chiếc thuyền cùng gia đình tía nuôi, để lại
cập bến nơi “ngôi quán lá cất nhoai ra bờ nước” [32, tr 208] Cuộc sống mới
chưa bắt đầu được bao lâu, má nuôi An còn chưa thuộc mặt hết người đàn bà
ở phường săn cá sấu thì gia đình An lại tiếp tục phiêu dạt qua Sróc Miên rồi xuống tới Cà Mau Cứ thế, dòng sông xuất hiện, tồn tại như một điều hiển nhiên trong cuộc sống của con người nơi đây Dòng sông chảy trôi trước mặt, dòng sông ngay cạnh nhà Trong khi con người miền Bắc gắn bó với cái nhà
“một tấc không đi, một li không dời” thì người Nam Bộ lại sẵn sàng bỏ lại căn nhà để phiêu dạt trên sông Cái cần thiết gắn bó với họ hơn căn nhà chính là chiếc thuyền Khi có khó khăn, thử thách, họ chỉ cần một vài vật dụng và chiếc thuyền là có thể ra đi, nhẹ nhàng, thanh thản Thuyền đậu ở đâu thì đó là nhà Gia đình ông Hai đã phải dời chuyển nhiều lần trên những chiếc thuyền
để tìm nơi ở mới tránh giặc Pháp Đó cũng là những dịp dòng sông trở lại, lấp
Trang 3636
đầy trang văn của Đoàn Giỏi Dòng sông có khi hiền hòa, yên bình và thật trù
phú như khi tác giả miêu tả vùng sông nước Cà Mau “Càng đổ về hướng mũi
Cà Mau thì sông ngòi, kênh rạch càng bủa giăng chi chít như mạng nhện Trên thì trời xanh, dưới thì nước xanh, chung quanh mình cũng chỉ toàn một sắc xanh cây lá Tiếng rì rào bất tận của những khu rừng xanh bốn mùa, cùng tiếng sóng rì rào từ biển Đông và vịnh Thái Lan ngày đêm không ngớt vọng
về trong hơi gió muối”[32, tr 244] Không gian sông nước mênh mang như
trải nỗi buồn vào tâm trí con người Cái đặc trưng tiêu biểu của vùng sông nước đã được chuyển tải đầy đủ qua lời văn đầy hình ảnh Cũng có lúc dòng
sông hùng vĩ, dữ dội và đầy màu sắc: “Dòng sông Năm Căn mênh mông,
nước ầm ầm đổ ra biển ngày đêm như thác Cá nước bơi hàng đàn đen trũi nhô lên, ngụp xuống như người bơi ếch giữa những đầu sóng trắng Thuyền xuôi giữa dòng con sông rộng hơn ngàn thước, trông hai bên bờ, rừng đước dựng lên cao ngất như hai dãy trường thành vô tận” [32, tr 245] Lại có lúc
sông trở nên bí hiểm, đáng sợ “Dòng sông đen ngòm, ghê rợn Cây cối hiện
hình ma quái, ẩn ẩn, hiện hiện trong lớp sương giăng bàng bạc Cây đọt chiếc tròn tròn như ngôi mộ Cây tràm cuốn dây tơ hồng như người đàn bà bồng con đứng xõa tóc, tay vẫy vẫy Cây dừa nước, lá nhọn hoắt như hai hàng gươm giắt dài theo sống lá tua tủa, chĩa mùi nhọn lên đe dọa trời” [32,
tr 135] Dòng sông xuất hiện đa dạng như một sinh thể sống trong tác phẩm
Nó vừa là người bạn thiên nhiên rộng lớn, lại vừa là đối tượng chinh phục của con người Dòng sông hiện hữu trong cuộc sống của người dân Nam Bộ như một điều tất yếu Họ kiếm cá ở sông, câu rắn ở sông, giặt giũ bờ sông, dựng
nhà ven sông, họp chợ cũng gần sông, thậm chí đi lại cũng trên sông “Đường
thủy gánh tới 60 % tổng khối lượng vận chuyển ở đồng bằng sông Cửu Long”
[53, tr 28] Dòng sông cho họ nhiều thứ và cũng cuốn đi của họ nhiều thứ Cậu bé An lưu lạc khắp vùng đất Nam Bộ bởi đoàn thuyền vận tải quân lương
Trang 3737
đã theo dòng sông đi mất, không đưa cậu đến nơi như đã định Dòng sông đẩy đưa đã khiến cuộc đời của cậu bé An chảy trôi theo một dòng khác, đầy những thử thách cam go của cuộc sống Có lúc cậu bé An cũng cảm thấy chán
ngán cuộc sống lênh đênh nơi dòng sông “ Cũng như chuyến nổi trôi ngày
trước, chúng tôi cứ thay nhau chèo ròng rã mấy ngày đêm liền không nghỉ Lắm lúc tôi có cảm giác như chèo mãi mà thuyền vẫn còn đứng y nguyên một chỗ Trông chỗ nào cũng không khác chỗ nào Hai bên bờ, dừa mọc san sát Gió nổi khua động tiếng lá rì rào và tiếng sóng lách chách vỗ vào mạn thuyền cùng tiếng chèo đưa kĩu kịt tạo thành một nhịp điệu buồn triền miên, một thứ hòa thanh rũ rượi khiến tôi nghe vừa nhớ nhà mà cũng vừa buồn ngủ” [32, tr
226]
Có thể nói không gian dòng sông là không gian đặc trưng của người
Nam Bộ, cũng là không gian được đặc tả trong tác phẩm Đất rừng phương
Nam Không gian này góp phần làm sâu sắc thêm cảm thức lưu lạc, thân phận
trôi dạt của nhân vật nói riêng và đặc trưng của con người Nam Bộ thời bấy giờ Vì điều kiện địa lí tự nhiên (sông nước chiếm phần lớn diện tích), và điều kiện lịch sử (chạy giặc) nên người Nam Bộ thời kì này phải thường xuyên lưu lạc theo dòng nước và gắn bó với sông nước Điều này ảnh hưởng rất lớn đến cung cách sinh hoạt và đặc trưng văn hóa của người Nam Bộ
2.1.1.2 Không gian rừng
Bên cạnh không gian sông nước, không gian rừng cũng rất quen thuộc với người dân Nam Bộ Thủa khai hoang mở đất, rừng là một ẩn số lớn con người cần phải khám phá Phần lớn đất đai Nam Bộ vào các thế kỉ XVII – XVIII là rừng hoang cỏ rậm, trũng thấp sình lầy nên người lưu dân ngoài việc phải chống chọi với thiên nhiên khắc nghiệt còn phải thường xuyên đối mặt với các loài thú dữ cá sấu, muỗi mòng, các loài rắn rết Nét hoang sơ, thần bí còn được lưu truyền thành câu ca:
Trang 3838
“Rừng thiêng nước độc, thú bầy Muỗi kêu như sáo thổi, đỉa lội đầy như bánh canh”
Thậm chí “Cỏ mọc thành tinh, rắn đồng biết gáy”
Ở khu vực Nam Bộ có rừng ngập mặn rộng lớn nhất, đa dạng nhất, phong phú nhất trên bán đảo Đông Dương, là một trong số không nhiều rừng ngập mặn còn lại trên thế giới Đây là một khu vực cảnh quan sinh thái độc đáo, là nơi con người sinh sống và sáng tạo nên nền văn hóa của riêng mình Rừng là người bạn thân thiết nhưng cũng là đối thủ đáng gờm với con người trong công cuộc khai hoang mở đất và chinh phục tự nhiên Có lúc rừng hiện
lên với vẻ đẹp trữ tình thơ mộng: “Những ngày nắng ráo như hôm nay, rừng
khô hiện lên với tất cả vẻ uy nghi, tráng lệ của nó trong ánh mặt trời vàng óng Những thân cây tràm vỏ trắng vươn thẳng lên trời, chẳng khác gì những cây nến khổng lồ, đầu lá rũ phất phơ như những đầu lá liễu bạt ngàn Từ trong biển lá xanh rờn đã bắt đầu ngả sang màu úa, ngát dậy một mùi hương
lá tràm bị hun nóng dưới mặt trời, tiếng chim không ngớt vang ra, vọng mãi lên trời cao xanh thẳm không cùng” [32, tr 164] Nhưng cũng có lúc rừng
thâm u, bí hiểm và có phần ghê rợn Rừng ở Nam Bộ chủ yếu là rừng ngập mặn nên cũng mang những nét khác biệt so với rừng ở các khu vực khác
“Rừng cây chà là với những ngọn cây san sát giao nhau, mặt trời khổ sở lắm
mới chiếu xuyên qua được những tàu gai dày đặc, để lọt vài đốm sáng xuống mặt đất sình lầy đen kịt Nhiều con rắn mai gấm khoang đen khoang vàng nằm khoanh như những đống dây thừng, nghếch mồm lên gốc cây chà là mọc sát mé nước đã bị sét đánh cháy thành than” [32, tr 227] Con người sống với
sông nước và cũng sống với rừng Trong rừng chứa đựng biết bao thử thách, hiểm nguy và có cả những phần thưởng đắt giá cho người dũng cảm chinh
phục nó Trong Đất rừng phương Nam, Võ Tòng, một người đàn ông có phần
dị biệt đã lựa chọn sống một mình giữa rừng một cách cô độc, coi rừng và các
Trang 3939
con vật ở rừng là bạn Công việc chính của con người này là săn con hươu, con nai và đặc biệt là săn hổ Đối với Võ Tòng, rừng là nhà Còn đối với gia đình ông Hai, rừng là nơi cho họ những tài nguyên quý giúp họ duy trì cuộc sống Một công việc được nhiều người Nam Bộ ưa làm đó là nghề ăn ong Nghề này đòi hỏi phải rất giàu kinh nghiệm và có sức khỏe mới có thể làm
được “Gió thổi có hướng, cây tốt cũng có vùng Chọn được vùng rừng tốt,
biết rằng đến mùa xuân tràm sẽ kết nhiều hoa, mình mới định chỗ gác kèo Phải xem hướng gió, tính trước đường bay của ong mật Đó là những chỗ
“ấm”, cây dày, không bị ngọn gió thốc thẳng vào và ít khi có những dấu chân người đi bắt rắn, người đốn củi lội đến…” [32, tr.146] Có những người làm
nghề ong năm, mười năm vẫn có thể đoán sai hướng gió, định sai chỗ gác kèo nên lại phải mang gùi không trở về mà không lấy được mật Cách khai thác rừng của con người thật độc đáo, thật thông minh và đầy sáng tạo Đó không phải là những bài học trong sách vở, mà là những kinh nghiệm cuộc sống đã dạy cho họ biết dựa vào rừng mà sống
Rừng còn là nơi ẩn náu của quân ta trong cuộc kháng chiến trường kì chống Pháp Khi khắp mọi vùng quê ở Nam Bộ đều dần bị xâm chiếm bởi dấu chân giặc Pháp thì rừng chính là nơi trú ngụ an toàn của du kích Mặc dù đói rách, thiếu thốn và phải ẩn sâu trong rừng nhưng những con người kiên trung
ấy vẫn bền lòng, quyết chí đánh giặc Người dân ở đâu trên khắp mọi miền
đất nước ta cũng đều biết dựa vào rừng để đánh giặc: “Rừng che bộ đội, rừng
vây quân thù” Ông Hai và ngay cả bà Hai đều có tinh thần ủng hộ kháng
chiến Niềm thương mến của họ thể hiện từ cái ăn, cái mặc gửi cho du kích, hay đến cả cuộn chỉ may vá Tấm lòng của họ cũng là tấm lòng chung của bà con Nam Bộ dành cho kháng chiến Rừng cũng mở lòng để ôm ấp, che chở, giúp những người chiến sĩ có thể bền gan tính kế đánh đuổi giặc Pháp khỏi vùng đất này
Trang 4040
Nếu như sông nước là nơi đi lại, kiếm sống của người dân Nam Bộ, là không gian gợi nhiều về cảm thức lưu lạc thì không gian rừng lại là nơi trú ngụ an toàn của con người, cho con người những tài nguyên quý giá và cũng cho con người những thử thách để rèn luyện bản lĩnh của mình
2.1.1.3 Không gian chợ
Bên cạnh những không gian mang đậm dấu ấn của tự nhiên thì không gian sinh hoạt của con người, đặc biệt là không gian chợ được nhà văn khắc họa khá rõ nét trong tác phẩm Dù là vùng đất nào chợ cũng là nơi tập hợp đông đảo người dân và là nơi thể hiện đậm nét nhất văn hóa sinh hoạt tập thể của cộng đồng Chợ ở Nam Bộ có những nét đặc trưng riêng hết sức độc đáo Chợ ở đây thường được đặt mấp mé bờ sông, có khi là chợ nổi ngay trên sông, buôn bán đủ các loại sản vật của tự nhiên Trong chuyến phiêu lưu đầu tiên của mình khi phải bất đắc dĩ rời xa cha mẹ, cậu bé An đã được chứng
kiến sự kì thú của một khu chợ “Chao ôi! Chợ gì mà lạ lùng thế này? Bộ Tây
đánh tới nơi nên người ta đem vườn bách thú ra phát mãi hay sao? Một con
ba ba to gần bằng cái nong, đặt lật ngửa, cứ ngọ nguậy bơi bơi bốn chân trước ông cụ già ngồi lim dim đôi mắt Những con rùa vàng to gần bằng cái
tô, đều tăm tắp, như đổ ở cùng một khuôn ra, nằm rụt cổ trong mấy chiếc giỏ cần xé…Cua biển cũng có, ếch cũng có, nghêu sò cũng có Còn cá tôm thì nhiều lắm, đủ các loại tôm, không kể xiết” [32, tr 9] Với đặc điểm địa lí
nhiều sông ngòi, lẽ tất nhiên những sản phầm thủy, hải sản luôn được ưu ái tại các khu chợ miền Nam Chợ còn là nơi sinh hoạt văn hóa dân gian khá đặc sắc và hấp dẫn Có những đoàn hát rong, những trò mãi võ mạo hiểm kì thú, hấp dẫn Sự pha trộn văn hóa với những lưu dân từ mọi nơi đổ về đã tạo nên
sự độc đáo, phong phú của riêng những khu chợ Nam Bộ Đó là nét đặc trưng không vùng miền nào có được Có những khu chợ thì chỉ bán đặc các loại
chim “Giỏ cần xé chất ngổn ngang, đựng đầy các thứ trứng chim Từng xâu