Sự cần thiết xây dựng quy hoạch Với vị trí nằm trong vùng đồng bằng Bắc Bộ, gần Thủ đô Hà Nội, sânbay, cảng biển và hạ tầng đường giao thông ngày càng thuận lợi, nguồn nhânlực đông và tỷ
Trang 1MỤC LỤC
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT 6
LỜI MỞ ĐẦU8
CHƯƠNG I 11
TỔNG QUAN PHÁT TRIỂN CÔNG NGHIỆP TỈNH NINH BÌNH 11
GIAI ĐOẠN 2011-2015 11
1.1 TỔNG QUAN PHÁT TRIỂN KT-XH GIAI ĐOẠN 2011-2015 11
1.1.1 Tổng sản phẩm VA (GDP) và diễn biến tăng trưởng kinh tế 11
1.1.2 Chuyển dịch cơ cấu kinh tế 12
1.1.2.1 Chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo khu vực kinh tế 12
1.1.2.2 Chuyển dịch cơ cấu theo loại hình kinh tế 13
1.1.3 Thu, chi ngân sách trên địa bàn 14
1.1.4 Kim ngạch xuất – nhập khẩu 15
1.2 TỔNG QUAN PHÁT TRIỂN CÔNG NGHIỆP GIAI ĐOẠN 2011-2015 16
1.2.1 Doanh nghiệp sản xuất công nghiệp 16
1.2.2 Lao động công nghiệp 16
1.2.3 Giá trị sản xuất công nghiệp và cơ cấu các ngành công nghiệp 17
1.2.4 Vốn đầu tư ngành công nghiệp 21
1.2.5 Hiện trạng phát triển các khu công nghiệp 22
1.2.6 Vị trí của công nghiệp tỉnh trong vùng kinh tế 24
1.3 HIỆN TRẠNG PHÁT TRIỂN CÔNG NGHIỆP THEO HUYỆN, THÀNH PHỐ 25
1.4 ĐÁNH GIÁ PHÁT TRIỂN CÔNG NGHIỆP GIAI ĐOẠN 2011-2015 27
1.4.1 Kết quả đạt được 27
1.4.2 Tồn tại và nguyên nhân 28
CHƯƠNG II 29 TỔNG QUAN PHÁT TRIỂN CỤM CÔNG NGHIỆP TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH NINH BÌNH ĐẾN NĂM 2015 29 2.1 KHÁI NIỆM CHUNG VÀ THỰC TRẠNG CÁC LOẠI HÌNH CỤM CÔNG NGHIỆP 29 2.1.1 Khái niệm cụm công nghiệp 29
2.1.2 Thực trạng về các loại hình cụm công nghiệp 29
2.2 HIỆN TRẠNG PHÂN BỐ VÀ PHÁT TRIỂN CỤM CÔNG NGHIỆP TỈNH NINH BÌNH 30
2.2.1 Vị trí và vai trò của cụm công nghiệp đối với phát triển KT-XH và ngành công nghiệp 30
2.2.2 Hiện trạng phân bố và đầu tư phát triển cụm công nghiệp 31
2.2.2.1 Hiện trạng phân bố: 31
Trang 22.2.3 Hiện trạng đầu tư phát triển cụm công nghiệp 33
2.2.4 Hiện trạng phát triển cụm công nghiệp theo huyện, thành phố 36
2.2.4.1 Thành phố Ninh Bình 36
2.2.4.2 Huyện Hoa Lư 36
2.2.4.3 Huyện Kim Sơn 37
2.2.4.4 Huyện Yên Mô 37
2.2.4.5 Huyện Yên Khánh 38
2.2.4.6 Huyện Gia Viễn 38
2.2.4.7 Huyện Nho Quan 38
2.2.5 Hoạt động thu hút đầu tư vào CCN 39
2.2.6 Công tác quản lý Nhà nước về cụm công nghiệp 41
2.3 ĐÁNH GIÁ TÌNH HÌNH THỰC HIỆN QUY HOẠCH 45
2.3.1 Một số đánh giá về quan điểm, định hướng và mục tiêu phát triển 45
2.3.2 Một số đánh giá về giải pháp và chính sách phát triển 47
2.4 ĐÁNH GIÁ CÔNG TÁC PHÁT TRIỂN CỤM CÔNG NGHIỆP CỦA NINH BÌNH 47 2.4.1 Thuận lợi và cơ hội phát triển 47
2.4.2 Tồn tại trong việc đầu tư và phát triển cụm công nghiệp tỉnh Ninh Bình 48
2.4.3 Một số bài học kinh nghiệm 49
CHƯƠNG III 51 QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN CỤM CÔNG NGHIỆP TỈNH NINH BÌNH ĐẾN NĂM 2025, ĐỊNH HƯỚNG ĐẾN NĂM 2030 51 3.1 DỰ BÁO YẾU TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN PHÁT TRIỂN CỤM CÔNG NGHIỆP 51
3.1.1 Tác động của cơ chế, chính sách đến phát triển cụm công nghiệp 51
3.1.2 Ảnh hưởng từ QH sử dụng đất tỉnh Ninh Bình 52
3.1.3 Ảnh hưởng từ các mục tiêu và định hướng phát triển CN 53
3.1.3.1 Mục tiêu phát triển công nghiệp tỉnh Ninh Bình 53
3.1.3.2 Định hướng phát triển công nghiệp 54
3.1.4 Ảnh hưởng từ phát triển KCN 55
3.1.5 Ảnh hưởng từ phát triển hệ thống đô thị và tổ chức SX công nghiệp 59
3.1.6 Ảnh hưởng hệ thống hạ tầng (giao thông; cấp điện, nước) 59
3.1.7 Đánh giá khả năng thu hút đầu tư hạ tầng các cụm công nghiệp và nhu cầu thuê đất của các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất công nghiệp trên địa bàn 62
3.2 MỘT SỐ NGUYÊN TẮC VÀ YÊU CẦU QUY HOẠCH 64
3.2.1 Nguyên tắc quy hoạch phát triển cụm công nghiệp 64
3.2.2 Một số yêu cầu của việc XD và phát triển cụm công nghiệp tỉnh Ninh Bình 65
3.3 QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN CCN TỈNH NINH BÌNH 66
3.3.1 DỰ BÁO PHÁT TRIỂN CÔNG NGHIỆP THEO ĐỊA PHƯƠNG 66 3.3.2 TÍNH TOÁN VÀ DỰ BÁO SƠ BỘ NHU CẦU ĐẤT CÔNG NGHIỆP VÀ NHU
Trang 3CẦU ĐẤT CỤM CÔNG NGHIỆP 70
3.3.2.1 Dự báo nhu cầu đất công nghiệp của Tỉnh đến năm 2030 70
3.3.2.2 Dự báo nhu cầu đất CCN của Tỉnh đến năm 2030 72
3.3.3 QUAN ĐIỂM VÀ MỤC TIÊU PHÁT TRIỂN CỤM CÔNG NGHIỆP 74
3.3.3.1 Quan điểm phát triển 74
3.3.3.2 Mục tiêu phát triển 75
3.3.3.3 Định hướng phát triển 76
3.3.4 PHƯƠNG ÁN PHÁT TRIỂN VÀ LỰA CHỌN PHƯƠNG ÁN 76
3.3.4.1 Các phương án phát triển 76
3.3.4.2 Lựa chọn phương án phát triển 78
3.3.5 QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN CỤM CÔNG NGHIỆP 80
3.3.5.1 Quy hoạch phát triển cụm công nghiệp theo giai đoạn phát triển 80
3.3.5.2 Quy hoạch phát triển và phân bố cụm công nghiệp theo huyện, thành phố 81
3.4 DỰ BÁO VỐN ĐẦU TƯ VÀ NHU CẦU LAO ĐỘNG 95
3.4.1 Dự báo nhu cầu vốn đầu tư 95
3.4.2 Dự báo nhu cầu lao động trong cụm công nghiệp 95
CHƯƠNG IV 97 ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG CHIẾN LƯỢC 97 4.1 Tổ chức thực hiện đánh giá môi trường chiến lược 97
4.2 Phạm vi nghiên cứu của ĐMC và các vấn đề môi trường chính liên quan đến quy hoạch 101
4.2.1 Phạm vi nghiên cứu của ĐMC 101
4.2.2 Các vấn đề môi trường chính liên quan đến quy hoạch 101
4.2.2.1 Cơ sở xác định các vấn đề môi trường cốt lõi 101
4.2.2.2 Nhận diện các vấn đề môi trường chính liên quan đến quy hoạch 101
4.3 Đánh giá sự phù hợp giữa các quan điểm, mục tiêu của quy hoạch với các quan điểm, mục tiêu về bảo vệ môi trường 102
4.3.2 Dự báo tác động, ảnh hưởng của các quan điểm, mục tiêu của quy hoạch đến các quan điểm, mục tiêu về bảo vệ môi trường liên quan 105
4.4 Đánh giá phương án chọn trong quy hoạch 107
4.5 Dự báo xu hướng các vấn đề môi trường trong trường hợp thực hiện dự án 107
4.5.1 Đánh giá tác động của từng thành phần dự án đến vấn đề môi trường liên quan 107
4.5.2 Dự báo xu hướng của các vấn đề môi trường chính 108
4.6 Giải pháp phòng ngừa, giảm thiểu tác động tiêu cực đến môi trường 110
4.6.1 Các giải pháp phòng ngừa, giảm thiểu và khắc phục các tác động tiêu cực đến môi trường trong quá trình thực hiện quy hoạch 110
4.6.1.1 Giải pháp về kỹ thuật 110
4.6.1.2 Giải pháp về quản lý 112
Trang 44.6.1.3 Giải pháp về vốn đầu tư bảo vệ môi trường 113
4.6.2 Định hướng về đánh giá tác động môi trường (ĐTM) 114
4.6.2.1 Đối với phát triển các cơ sở sản xuất 114
4.6.2.2 Các dự án phát triển hệ thống xử lý chất thải tập trung 115
4.6.3 Chương trình quản lý môi trường 115
4.6.3.1 Nội dung chương trình giám sát môi trường 115
4.6.3.2 Tổ chức thực hiện 116
CHƯƠNG V 117 GIẢI PHÁP, CHÍNH SÁCH PHÁT TRIỂN VÀ CƠ CHẾ QUẢN LÝ 117 VẬN HÀNH CỤM CÔNG NGHIỆP 117 5.1 CÁC GIẢI PHÁP CHỦ YẾU 117
5.1.1 Giải pháp về quy hoạch và quản lý 117
5.1.2 Giải pháp về môi trường đầu tư 117
5.1.3 Giải pháp về vốn đầu tư 118
5.1.4 Giải pháp về nguồn nhân lực 119
5.1.5 Giải pháp bảo vệ môi trường 120
5.2 CƠ CHẾ VẬN HÀNH VÀ QUẢN LÝ CỤM CÔNG NGHIỆP 120
5.2.1 Trách nhiệm của các sở, ngành và Ủy ban nhân dân cấp huyện có liên quan đến việc giải quyết các thủ tục hành chính cho nhà đầu tư 120
5.2.2 Trách nhiệm của đơn vị kinh doanh hạ tầng cụm công nghiệp 121
5.2.3 Trách nhiệm của Trung tâm đầu tư phát triển cụm công nghiệp 121
5.3 TỔ CHỨC VÀ PHỐI HỢP THỰC HIỆN 123
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 125 1 Kết luận 125
2 Kiến nghị 126
Trang 5DANH MỤC BẢNG
Bảng 1.1 Giá trị VA (GDP) của tỉnh giai đoạn 2011- 2014 11
Bảng 1.2 So sánh tăng trưởng VA trong các giai đoạn gần đây theo giá so sánh 1994 12
Bảng 1.3 Tăng trưởng VA các ngành giai đoạn 2011-2014 12
Bảng 1.4: Tỷ trọng các ngành trong cơ cấu kinh tế theo giá thực tế 13
Bảng 1.5: Cơ cấu kinh tế theo loại hình kinh tế, % 13
Bảng 1.6: Thu ngân sách trên địa bàn tỉnh Ninh Bình 14
Bảng 1.7: Chi ngân sách trên địa bàn tỉnh Ninh Bình 14
Bảng 1.8: Kim ngạch và cơ cấu hàng xuất khẩu 15
Bảng 1.9: Số cơ sở sản xuất công nghiệp 16
Bảng 1.10: Số lượng lao động làm việc trong ngành công nghiệp 17
Bảng 1.11: Giá trị sản xuất công nghiệp 18
Bảng 1.12: Cơ cấu GOCN theo loại hình kinh tế, % 19
Bảng 1.13: Giá trị sản xuất công nghiệp và cơ cấu theo chuyên ngành 20
Bảng 1.14: Tổng VĐT ngành CN theo giá thực tế 22
Bảng 1.16: Một số chỉ tiêu so sánh với Vùng đồng bằng sông Hồng 24
Bảng 1.17: Giá trị sản xuất công nghiệp của các huyện, thành phố 26
Bảng 2.1: Diện tích các cụm công nghiệp tỉnh Ninh Bình 31
Bảng 2.2: Tình hình ĐT XD hạ tầng các cụm công nghiệp 34
Bảng 2.3: Hiện trạng thu hút đầu tư của cụm công nghiệp trên địa bàn tỉnh Ninh Bình 40
Bảng 3.1 Danh mục các KCN quy hoạch đến năm 2020 tỉnh Ninh Bình 57
Bảng 3.2 Dự báo nhu cầu đất công nghiệp theo phương án 1 71
Bảng 3.3 Dự báo nhu cầu đất công nghiệp theo phương án 2 71
Bảng 3.4 Nhu cầu đất quy hoạch phát triển các CCN của Tỉnh đến năm 2025, định hướng đến năm 2030 theo phương án a) 72
Bảng 3.5 Nhu cầu đất quy hoạch phát triển các CCN của Tỉnh đến năm 2025, định hướng đến năm 2030 theo phương án b) 73
Bảng 3.6 Các chỉ tiêu quy hoạch CCN phương án 1 77
Bảng 3.7 Các chỉ tiêu quy hoạch CCN phương án 2 77
Bảng 3.8 Các chỉ tiêu quy hoạch CCN phương án 3 78
Bảng 3.9 Phân kỳ ĐT phát triển các CCN theo giai đoạn đến năm 2025 79
Bảng 3.10 TỔNG HỢP KẾT QUẢ RÀ SOÁT, ĐIỀU CHỈNH BỔ SUNG QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN CỤM CÔNG NGHIỆP ĐẾN NĂM 2025, ĐỊNH HƯỚNG ĐẾN NĂM 2030 88 Bảng 4.1 Các vấn đề môi trường cốt lõi và nội dung quy hoạch liên quan 101
Bảng 4.2 So sánh quan điểm mục tiêu BVMT của quy hoạch và văn bản quốc gia 104
Bảng 4.3: Tác động môi trường của một số ngành công nghiệp trong CCN 108
Trang 6DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
1 Danh mục các từ viết tắt bằng tiếng Anh
ASEAN Cộng đồng các quốc gia Đông Nam Á
AFTA Khu vực tự do Đông Nam Á
FDI Vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài
GDP Tổng sản phẩm quốc nội
GOCN Giá trị sản xuất công nghiệp
JICA Cơ quan Hợp tác Quốc tế Nhật Bản
ODA Vốn hỗ trợ phát triển chính thức
UNDP Chương trình Phát triển Liên Hợp Quốc
UNICEF Quỹ Nhi đồng Liên Hiệp Quốc
USD Đô la Mỹ
VA Giá trị tăng thêm
2 Danh mục các từ viết tắt bằng tiếng Việt
BVMT Bảo vệ môi trường
DNNN Doanh nghiệp Nhà nước
DNTN Doanh nghiệp tư nhân
DV Dịch vụ
ĐBSH Đồng bằng sông Hồng
Trang 7ĐMC Đánh giá môi trường chiến lược
ĐTM Đánh giá tác động môi trường
KCN Khu công nghiệp
KCCN Khu, cụm công nghiệp
KHCN Khoa học công nghệ
KTXH Kinh tế xã hội
NGTK Niên giám thống kê
NNTƯ Nhà nước Trung ương
NNĐP Nhà nước địa phương
NLTS Nông, lâm, thủy sản
QH Quy hoạch
QLNN Quản lý nhà nước
SXCN Sản xuất công nghiệp
SXKD Sản xuất kinh doanh
TM Thương mại
TNHH Trách nhiệm hữu hạn
TSCĐ Tài sản cố định
TTCN Tiểu thủ công nghiệp
TƯ Trung ương
UBND Ủy ban nhân dân
VLXD Vật liệu xây dựng
XLNT Xử lý nước thải
Trang 8LỜI MỞ ĐẦU
1 Sự cần thiết xây dựng quy hoạch
Với vị trí nằm trong vùng đồng bằng Bắc Bộ, gần Thủ đô Hà Nội, sânbay, cảng biển và hạ tầng đường giao thông ngày càng thuận lợi, nguồn nhânlực đông và tỷ lệ qua đào tạo cao, từ một tỉnh kinh tế chủ yếu dựa vào sảnxuất nông nghiệp và TTCN, đến nay Ninh Bình đã nhanh chóng phát triểnthành một tỉnh có tốc độ phát triển công nghiệp và du lịch cao trong vùng.Ninh Bình đã và đang trở thành điểm đến của các nhà đầu tư và được đánhgiá là một trong những tỉnh năng động trong việc tạo môi trường kinh doanh(Theo kết quả điều tra về Năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI) của PhòngThương mại và Công nghiệp Việt Nam năm 2014, Ninh Bình là một trongnhững tỉnh có chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh tốt của cả nước, xếp thứ 4trong tổng số 11 tỉnh, thành phố Vùng đồng bằng sông Hồng và xếp thứ 11trong tổng số 63 tỉnh, thành phố cả nước)
Bên cạnh các khu công nghiệp của tỉnh đã thu hút khá nhiều doanhnghiệp đầu tư, đã ổn định sản xuất và bước vào giai đoạn tăng tốc, khẳng địnhhiệu quả, góp phần tích cực vào việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế, đổi mớicông nghệ, bổ sung nguồn vốn đầu tư cho phát triển công nghiệp, nâng tầmcạnh tranh về môi trường đầu tư của tỉnh Một số cụm công nghiệp cũng đãhình thành, tạo điều kiện đầu tư, mở rộng và phát triển sản xuất cho các doanhnghiệp và cơ sở sản xuất nhỏ; đồng thời tạo mặt bằng để di dời các cơ sở gây
ô nhiễm trong các làng nghề, khu vực dân cư, đô thị,
Trong những năm tới, tiếp tục thực hiện Quyết định số TTg ngày 19/8/2009 của Thủ tướng Chính phủ nhằm quản lý các cụm côngnghiệp theo cơ chế quản lý thống nhất Trong văn kiện trình Đại hội Đảng bộtỉnh Ninh Bình lần thứ XXI nêu rõ định hướng phát triển kinh tế của tỉnh đến
105/2009/QĐ-năm 2020 là :”… phấn đấu đạt tốc độ tăng trưởng kinh tế cao hơn mức bình
quân chung của khu vực Đồng bằng sông Hồng Chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng tăng tỷ trọng công nghiệp và dịch vụ ” và một trong 7 chương
trình trọng tâm của tỉnh là “Phát triển kết cấu hạ tầng đồng bộ Xây dựng và
quản lý tốt các quy hoạch đã được phê duyệt Đầu tư hạ tầng các khu, cụm công nghiệp; phát triển công nghiệp công nghệ sạch, công nghệ cao; đẩy mạnh xuất khẩu; thu hút đầu tư” Do vậy việc xây dựng Quy hoạch phát triển
các cụm công nghiệp trên quy mô toàn tỉnh là hết sức cần thiết, phục vụ thiếtthực sự phát triển công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp tỉnh, tạo cơ sở để các cơ
Trang 9quan địa phương thực hiện tốt trách nhiệm quản lý nhà nước đối với các hoạtđộng và phát triển cụm công nghiệp trên địa bàn
2 Cơ sở pháp lý và tài liệu làm căn cứ lập quy hoạch
Nghị định số 92/2006/NĐ-CP ngày 07/9/2006 của Chính phủ về lập,phê duyệt và quản lý quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế-xã hội;
Nghị định số 04/2008/NĐ-CP ngày 11/01/2008 của Chính phủ vềsửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 92/2006/NĐ-CP ngày07/9/2006 của chính phủ về lập, phê duyệt và quản lý quy hoạchtổng thể phát triển kinh tế-xã hội;
Quyết định số 55/2008/QĐ-BCT ngày 30 tháng 12 năm 2008 của
Bộ trưởng Bộ Công Thương về việc ban hành quy định nội dung,trình tự, thủ tục lập, thẩm định, phê duyệt quy hoạch phát triển lĩnhvực công nghiệp;
Quyết định số 105/2009/QĐ-TTg ngày 19/8/2009 của Thủ tướngChính phủ ban hành Quy chế quản lý cụm công nghiệp;
Thông tư số 39/2009/TT-BCT ngày 28/12/2009 của Bộ CôngThương Quy định thực hiện một số nội dung của Quy chế quản lýcụm công nghiệp ban hành kèm theo Quyết định số 105/2009/QĐ-TTg ngày 19/8/2009 của Thủ tướng Chính phủ;
Quyết định số 565/QĐ-UB ngày 23/7/2014 của UBND tỉnh NinhBình về việc phê duyệt Quy hoạch phát triển công nghiệp tỉnh NinhBình đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030;
Quy hoạch tổng thể phát triển KT-XH tỉnh Ninh Bình đến năm2020;
Nghị quyết ĐH Đảng bộ tỉnh Ninh Bình lần thứ XXI, nhiệm kỳ 2016 2020;
- Quy hoạch sử dụng đất tỉnh Ninh Bình đến năm 2020;
Quy hoạch tổng thể hệ thống đô thị Ninh Bình đến năm 2030, tầm nhìnđến năm 2050;
Quyết định số 1079/QĐ-UB ngày 12/10/2015 của UBND tỉnh NinhBình về việc phê duyệt đề cương và dự toán Quy hoạch phát triểncụm công nghiệp tỉnh Ninh Bình đến năm 2025, định hướng đếnnăm 2030;
Quyết định số 1037/QĐ-UB ngày 18/12/2012 của UBND tỉnh NinhBình về việc phê duyệt Quy hoạch giao thông vận tải tỉnh Ninh Bìnhđến năm 2020 và định hướng đến năm 2030;
Trang 10 Nguồn dữ liệu thống kê của Cục Thống kê tỉnh, Sở Kế hoạch vàĐầu tư, Sở Công thương, các Sở ngành và các huyện, thị trong tỉnh;
Niên giám thống kê năm 2014 của Cục Thống kê tỉnh Ninh Bình;
Các tài liệu liên quan khác
3 Nội dung Quy hoạch
Trên cơ sở khảo sát, điều tra, đánh giá tình hình phát triển của các cụmcông nghiệp, các ngành nghề công nghiệp nông thôn trên địa bàn tỉnh, làm rõnhững yếu tố thuận lợi, khó khăn, nguồn lực và đặc thù của mỗi khu vực(huyện, thành phố), căn cứ định hướng chung phát triển KT-XH và phát triển
CN, TTCN của tỉnh xây dựng quy hoạch phát triển cụm công nghiệp nhằm:Đáp ứng về đất đai mở rộng sản xuất, tạo điều kiện quản lý môi trường và hỗtrợ sản xuất cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ đồng thời là cơ sở để các nhàđầu tư lựa chọn địa điểm đầu tư phù hợp; Tạo môi trường phát triển thuận lợi,bền vững, hài hoà cho các ngành nghề công nghiệp nông thôn, tận dụng hợp
lý, tiết kiệm và có hiệu quả các nguồn tài nguyên sẵn có (đất, nguyên nhiênvật liệu, lao động, vốn,…), bảo đảm an toàn về môi trường sinh thái, gópphần quan trọng vào sự phát triển bền vững kinh tế - xã hội của tỉnh
Báo cáo quy hoạch gồm Thuyết minh và bản đồ Thuyết minh được
biên tập thành 5 chương, không kể mở đầu và kết luận:
Chương 1: Tổng quan phát triển công nghiệp tỉnh Ninh Bình giai đoạn2011-2015
Chương 2: Tổng quan phát triển cụm công nghiệp trên địa bàn tỉnhNinh Bình đến năm 2015
Chương 3: Quy hoạch phát triển CCN tỉnh Ninh Bình đến năm 2025,định hướng đến năm 2030
Chương 4: Đánh giá môi trường chiến lược
Chương 5: Giải pháp, chính sách phát triển và cơ chế quản lý vận hànhcụm công nghiệp
Trang 11CHƯƠNG I TỔNG QUAN PHÁT TRIỂN CÔNG NGHIỆP TỈNH NINH
BÌNH GIAI ĐOẠN 2011-2015 1.1 TỔNG QUAN PHÁT TRIỂN KT-XH GIAI ĐOẠN 2011-2015
Năm năm qua, bên cạnh những thuận lợi cơ bản, cũng có nhiều khókhăn, thách thức, song Ninh Bình đã đạt được những kết quả quan trọng,
tương đối toàn diện trên các lĩnh vực: “Kinh tế tăng trưởng khá, cơ cấu kinh
tế chuyển dịch theo hướng tăng tỷ trọng các ngành công nghiệp và dịch vụ, các nguồn lực huy động cho đầu tư phát triển tăng nhanh; cơ sở vật chất kỹ thuật được tăng cường; diện mạo đô thị và nông thôn có nhiều đổi mới; văn hoá - xã hội có tiến bộ, an sinh xã hội, công tác giảm nghèo, xây dựng nông thôn mới đạt kết quả tích cực, đời sống nhân dân ổn định và được cải thiện;
an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội được giữ vững, quốc phòng được tăng cường…” 1 Sau đây sẽ đánh giá chi tiết một số khía cạnh quan trọng của
KTXH tỉnh trong 5 năm qua
1.1.1 Tổng sản phẩm VA (GDP) và diễn biến tăng trưởng kinh tế
Trong bối cảnh kinh tế thế giới và trong nước suy giảm, kinh tế NinhBình giai đoạn 2011 - 2015 vẫn đạt được tốc độ tăng trưởng khá, tốc độ tăngbình quân GDP trong giai đoạn từ năm 2011 – 2014 đạt 8,89%/năm (theo giá
so sánh 2010) và 11,53%/năm (theo giá so sánh năm 1994), ước đạt11,7%/năm trong cả giai đoạn 2011 – 2015 So với năm 2010, quy mô GDPgấp 1,4 lần So với 5 năm trước, tốc độ tăng bình quân có giảm hơn nhưngvẫn ở mức cao Chi tiết xem trong bảng 1.1 và 1.2
Bảng 1.1 Giá trị VA (GDP) của tỉnh giai đoạn 2011- 2014
VA (GDP), tỷ đồng Tốc độ tăng
bình quân giai đoạn 2011 –
2014 (%/năm)
2010 2011 2012 2013 2014Giá so sánh 2010 17.206 18.848 20.879 22.155 24.190 8,89%Giá so sánh 1994 7.006 8.134 8.970 9.805 10.839 11,53%
(Nguồn: NGTK tỉnh Ninh Bình 2014)
Trang 12Bảng 1.2 So sánh tăng trưởng VA trong các giai đoạn gần đây theo giá
so sánh 1994
Giai đoạn 2001- 2005 2006 - 2010 2011 - 2015Tốc độ tăng trưởng VA (%/năm) 11,9% 15,6% 11,7%
(Nguồn: số liệu Viện NCCLCSCN)
Đánh giá về tốc độ tăng bình quân VA (GDP) giai đoạn 2011 - 2014của các khu vực kinh tế cho thấy: khu vực dịch vụ có tốc độ tăng bình quâncao nhất (10,96%/năm) sau đó đến công nghiệp và xây dựng (9,86%/năm).Khu vực nông nghiệp tăng trưởng chậm nhất chỉ đạt 1,7%/năm Nếu xét riêngngành công nghiệp thì tốc độ tăng trưởng đạt 14,25%/năm, cao nhất so vớicác chuyên ngành kinh tế Chi tiết xem trong bảng 1.3 sau:
Bảng 1.3 Tăng trưởng VA các ngành giai đoạn 2011-2014
TT KV Kinh tế
VA (GDP), tỷ đồng giá SS 2010 Tăng
BQ2011-2014(%/n)
2010 2011 2012 2013 2014Tổng VA (GDP) 17.206 18.848 20.879 22.155 24.190 8,89
(Nguồn: NGTK tỉnh Ninh Bình năm 2014)
1.1.2 Chuyển dịch cơ cấu kinh tế
1.1.2.1 Chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo khu vực kinh tế
Căn cứ vào giá trị tổng sản phẩm VA (GDP) của các ngành kinh tế chothấy, cơ cấu kinh tế hiện tại của Ninh Bình là cơ cấu Công nghiệp - Xây dựng,Thương mại - Dịch vụ và Nông - Lâm - Thủy sản
Trong 4 năm gần đây, chuyển dịch cơ cấu kinh tế của tỉnh theo hướngtích cực Tỷ trọng của ngành công nghiệp và dịch vụ tăng nhanh và giảm ởngành nông nghiệp
Trang 13Trong vài năm gần đây, ngành công nghiệp của tỉnh có mức tăngtrưởng thấp hơn giai đoạn trước, kéo theo là tỷ trọng của ngành công nghiệptrong cơ cấu có xu hướng giảm nhẹ Tuy nhiên so với năm 2010 vẫn tăng tỷtrọng 3,61 điểm phần trăm (%) Tiếp theo là ngành dịch vụ tăng 2,85 điểm % Riêng ngành nông nghiệp giảm tới 5,74 điểm % Chi tiết xem trong bảng 1.4dưới đây:
Bảng 1.4: Tỷ trọng các ngành trong cơ cấu kinh tế theo giá thực tế
TT Khu vực kinh tế 2010 2012 2014 2014 - 2010
-1 + Công nghiệp 23,10% 28,12% 26,71% 3,61% + Xây dựng 19,71% 18,80% 18,98% -0,73%
2 Ngành NLTS 18,98% 15,01% 13,24% -5,74%
3 Ngành TM-DV 38,22% 38,06% 41,07% 2,85%
(Nguồn: Niên giám thống kê Ninh Bình năm 2014)
1.1.2.2 Chuyển dịch cơ cấu theo loại hình kinh tế
Trong giai đoạn 2011-2014 có sự chuyển dịch cơ cấu theo loại hìnhkinh tế tương đối rõ là khu vực có vốn đầu tư nước ngoài tăng nhanh, trongkhi khu vực kinh tế ngoài Nhà nước chiếm tỷ trọng lớn nhất trong nền kinh tếlại có xu hướng giảm Khu vực kinh tế Nhà nước trung ương cũng có xuhướng giảm nhẹ Chi tiết xem trong bảng 1.5 dưới đây:
Bảng 1.5: Cơ cấu kinh tế theo loại hình kinh tế, %
Trang 141.1.3 Thu, chi ngân sách trên địa bàn
Tổng thu trên địa bàn tỉnh năm 2014 đạt trên 11.848 tỷ đồng, tăng gấp1,6 lần năm 2010 Mức tăng trưởng bình quân giai đoạn 2011 – 2014 đạt13,16%/năm Trong giai đoạn này, nguồn ngân sách bổ sung hàng năm từtrung ương vẫn chiếm tỷ lệ cao: 49 – 56%, chiếm hơn một nửa trong cơ cấutổng thu ngân sách của tỉnh, nguồn thu trên địa bàn tăng bình quân0,45%/năm và nguồn thu khác có mức tăng bình quân cao trong giai đoạn nàyđạt 62,06%/năm Chi tiết xem trong bảng 1.6 dưới đây:
Bảng 1.6: Thu ngân sách trên địa bàn tỉnh Ninh Bình
Giá trị thu, tỷ đồng Tăng
trưởng GĐ2011-2014(%/năm)
2010 2011 2012 2013 2014Tổng thu 7225 7768 11365 11652 11848 13,16%Thu trên địa bàn 3066 3384 2528 3026 3122 0,45%Thu nội địa 2416 2784 2266 2809 2803 3,79%Thuế xuất nhập
Thu trợ cấp từ TW 3861 2293 5643 6000 6673 14,66%
(Nguồn: Niên giám thống kê Ninh Bình năm 2014)
Tổng chi ngân sách năm 2014 đạt trên 11.911 tỷ đồng, đạt mức tăngtrưởng hàng năm là 19,16%/năm Trong đó, chi thường xuyên là 4.350 tỷđồng chiếm 36,53%; chi đầu tư phát triển là 2.070 tỷ đồng chiếm 17,38%; chikhác là 5.488 tỷ đồng, chiếm hơn 46% Chi tiết xem trong bảng 1.7
Bảng 1.7: Chi ngân sách trên địa bàn tỉnh Ninh Bình
Giá trị chi, tỷ đồng Tăng trưởng
GĐ 2011-2014 (%/năm)
Tổng chi 5908 7743 11291 11344 11911 19,16%Chi đầu tư PT 1350 1600 1380 1703 2070 11,28%Chi thường
Trang 15-Giá trị chi, tỷ đồng Tăng trưởng
GĐ 2011-2014 (%/năm)
sách TW
(Nguồn: Niên giám thống kê Ninh Bình năm 2014)
1.1.4 Kim ngạch xuất – nhập khẩu
Những năm gần đây, giá trị xuất khẩu của tỉnh tăng khá nhanh, năm
2014 kim ngạch xuất khẩu đạt khoảng 826,5 triệu USD, gấp hơn 8 lần so vớinăm 2010
Các mặt hàng xuất khẩu chủ yếu trên địa bàn tỉnh trong năm 2014 là quần
áo may sẵn; hàng thêu; thịt đông lạnh; xi măng,
Bảng 1.8: Kim ngạch và cơ cấu hàng xuất khẩu
Giá trị XK, triệu USD Tăng trưởng
GĐ 2014(%/năm)
2011-2010 2012 2014
Phân theo nhóm hàng
- Hàng CN nặng và khoáng sản 15 264 403 125,04
(Nguồn: Niên giám thống kê Ninh Bình)
Trị giá hàng hóa nhập khẩu trên địa bàn tỉnh trong năm 2014 tăngmạnh: đạt trên 551,9 triệu USD cao hơn gấp rưỡi so với năm 2013 và hơn 2lần so với năm 2012 Trong các mặt hàng nhập khẩu, chủ yếu tập trung vàonguyên, nhiên, vật liệu (đạt tỷ trọng 74,8%) và máy móc, thiết bị, dụng cụphụ tùng (đạt tỷ trọng xấp xỉ 25%)
Trang 161.2 TỔNG QUAN PHÁT TRIỂN CÔNG NGHIỆP GIAI ĐOẠN 2011-2015
1.2.1 Số cơ sở sản xuất công nghiệp
Theo Cục Thống kê Ninh Bình, đến cuối năm 2014, trên địa bàn tỉnhNinh Bình có 38.760 cơ sở công nghiệp hoạt động sản xuất kinh doanh đanghoạt động So với năm 2010, số lượng cơ sở sản xuất công nghiệp tăng thêm2.605 cơ sở Tốc độ tăng bình quân trong 4 năm là 1,75%/năm Các cơ sởcông nghiệp chủ yếu tập trung và tăng trong lĩnh vực chế biến, chế tạo trongkhi giảm ở lĩnh vực khai khoáng, sản xuất và phân phối điện, nước Chi tiếtxem trong bảng 1.9 dưới đây:
Bảng 1.9: Số cơ sở sản xuất công nghiệp
Chỉ tiêu
trưởng GĐ 2011– 2014 (%/năm)
(Nguồn: NGTK Ninh Bình năm 2014 và kết quả điều tra khảo sát doanh
nghiệp, cơ sở công nghiệp trên địa bàn)
1.2.2 Lao động công nghiệp
Tổng số lao động công nghiệp của tỉnh tính đến cuối năm 2014 làkhoảng 116.887 lao động, tăng thêm 13.889 lao động so với năm 2010 Trong
đó, lao động trong các doanh nghiệp công nghiệp chiếm khoảng 40%, còn lại
là lao động thuộc các cơ sở sản xuất nhỏ, cá thể, hộ gia đình
Ngành công nghiệp chế biến chế tạo là ngành có số lượng lao độngđông đảo nhất với 111.192 lao động, chiếm tới 89,04% tổng số lao động trongtoàn ngành, tiếp theo là công nghiệp cung cấp nước, hoạt động quản lý và xử
lý rác thải, nước thải chiếm trên 1,5% và nhóm ngành công nghiệp khai
Trang 17khoáng và ngành sản xuất, phân phối điện khí đốt chiếm khoảng 1,5% Chitiết xem trong bảng 1.10 sau đây:
Bảng 1.10: Số lượng lao động làm việc trong ngành công nghiệp
Chỉ tiêu 2010 2011 2012 2013 2014
Tăng trưởng GĐ 2011-2014 (%/năm) Tổng số lao động
(Nguồn: Niên giám thống kê Ninh Bình 2014 và kết quả điều tra khảo sát
doanh nghiệp, cơ sở công nghiệp trên địa bàn)
Theo số liệu thống kê, số lượng lao động trung bình trong các doanhnghiệp của tỉnh năm 2014 đạt khoảng 30 lao động/doanh nghiệp Điều nàychứng tỏ đa số các doanh nghiệp có quy mô vừa và nhỏ
Lao động trung bình trong các cơ sở sản xuất cá thể, hộ gia đình ở mứcthấp, trung bình đạt ~15 lao động/10 cơ sở, tương đương với mức đã đạt năm
2005
Các ngành thu hút được số lao động lớn là: ngành sản xuất trang phục(chiếm khoảng 31% tổng số lao động CN), sản xuất vật liệu xây dựng (chiếmkhoảng gần 20%) tiếp theo là các ngành sản xuất da giầy và các sản phẩm liênquan, sản xuất sản phẩm từ kim loại đúc sẵn, sản xuất các sản phẩm hóachất
1.2.3 Giá trị sản xuất công nghiệp và cơ cấu các ngành công nghiệp
Năm 2014, giá trị sản xuất công nghiệp của tỉnh đạt trên 27.129 tỷ đồngtheo giá so sánh 2010, đạt mức tăng bình quân 18,82% trong giai đoạn 2011-
2014 Đánh giá về giá trị sản xuất công nghiệp và cơ cấu các khu vực kinh tếđóng góp cho công nghiệp Ninh Bình trong giai đoạn 2011-2014 cho thấy:
Trang 18- Kinh tế Nhà nước trung ương phát triển đạt mức tăng bình quân17,23%/năm trong giai đoạn 2011-2014 Giá trị sản xuất công nghiệp năm
2014 đạt 5.097 tỷ đồng, gấp 1,89 lần năm 2010, chiếm ~18,79% trong cơ cấugiá trị công nghiệp toàn tỉnh, giảm 1,04 điểm % so với năm 2010
- Kinh tế Nhà nước địa phương có mức tăng bình quân âm-16,82%/năm trong giai đoạn này và chiếm tỷ trọng nhỏ trong toàn ngànhcông nghiệp (0,33% năm 2014), so với năm 2010 giảm 1,05 điểm %
- Kinh tế ngoài nhà nước vẫn đóng vai trò chủ lực trong ngành côngnghiệp của tỉnh, tuy nhiên đã có sự thụt lùi về tỷ trọng: năm 2010 khu vực nàyđóng góp 75,72% giá trị sản xuất công nghiệp toàn tỉnh, đến năm 2014 chỉcòn chiếm trên 51,23%, giảm 24,49 điểm % Mức tăng bình quân GTSXCNcủa khu vực ngoài nhà nước là 7,76%/năm trong giai đoạn 2011-2014
- Khu vực kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài (FDI) mới được hình thànhtrong một số năm vừa qua và có giá trị tăng nhanh Năm 2010, giá trị sản xuấtcủa loại hình kinh tế này đạt hơn 416 tỷ đồng, đến 2014 đã đạt trên 8.043 tỷđồng, gấp hơn 19 lần so với năm 2010 và mức tăng bình quân giai đoạn 2011-
2014 rất cao, đạt 109,69%/năm Với tốc độ phát triển nhanh, khu vực FDI đãnâng dần tỷ trọng trong cơ cấu công nghiệp toàn tỉnh từ mức 3,06% năm 2010lên 29,65% năm 2014, tăng 26,59 điểm % Chi tiết xem trong bảng 1.11 và1.12 dưới đây:
Bảng 1.11: Giá trị sản xuất công nghiệp
Loại hình kinh
tế
GTSXCN, tỷ đồng giá 2010 Tăng BQ GĐ
2011-2014(%/năm)
Trang 19Bảng 1.12: Cơ cấu GOCN theo loại hình kinh tế, %
(Nguồn: NGTK Ninh Bình 2014)
Nếu xét GTSXCN theo chuyên ngành thấy rằng ngành điện tử vàCNTT có tốc độ tăng bình quân cao nhất (233,67%/năm) trong giai đoạn2011-2014, tiếp theo là hóa chất và dệt may, da giầy Ngành khai khoáng cótăng trưởng âm 12,29%/năm
Trong 4 năm qua, cơ cấu GTSXCN có sự chuyển dịch khá rõ nét.Ngành sản xuất VLXD tuy vẫn chiếm tỷ trọng cao nhất nhưng đã giảm tớihơn 4 điểm % từ 38,66% năm 2010 xuống còn 34,62% năm 2014 Ngành hóachất có sự tăng trưởng đột biến từ 5,32% năm 2010 lên 12,25% năm 2014,tăng tới 6,93 điểm % Tiếp theo là ngành điện tử và công nghệ thông tin, từchỗ không đáng kể trong cơ cấu năm 2010 đã vươn lên 6,97% năm 2014, tăngtới 6,85 điểm % Ngành chế biến nông lâm thủy sản tuy vẫn còn giữ vị trí kháquan trọng nhưng sau 4 năm đã giảm tỷ trọng tới 5,4 điểm %, từ 16,08% năm
2010 xuống còn 10,68% năm 2014; tương tự xu hướng là ngành sản xuất kimloại giảm từ 13,56% năm 2010 xuống còn 9,41% năm 2014 Ngành cơ khívẫn giữ được đà tăng trưởng trung bình nên tỷ trọng ít biến đổi Chi tiết thêm
về các ngành khác xem trong bảng 1.13 dưới đây:
Trang 20Bảng 1.13: Giá trị sản xuất công nghiệp và cơ cấu theo chuyên ngành
GTSXCN, tỷ đ.
giá so sánh 2010
TT 2011- 2014,
%/n
GTSXCN, tỷ đ.
Theo giá thực tế Cơ cấu, % Cơ cấu
2010
Tổng số 13.611,8 27.129,0 18,82 13.611,8 33.756,6 100 100
-Khai khoáng 472,3 279,5 -12,29 472,3 377,7 3,47 1,12 -2,35
CN chế biến NLTS 2.189,4 2.763,5 5,99 2.189,4 3.605,6 16,08 10,68 -5,40 Dệt may, da giầy 679,5 2.184,3 33,90 679,5 2.859,1 4,99 8,47 3,48 Hóa chất 724,0 3.355,4 46,73 724,0 4.135,3 5,32 12,25 6,93
SX VLXD 5.262,9 9.173,8 14,90 5.262,9 11.686,6 38,66 34,62 -4,04
SX kim loại 1.846,1 2.863,3 11,60 1.846,1 3.175,5 13,56 9,41 -4,16 Điện tử &CNTT 16,2 2.012,5 233,67 16,2 2.353,9 0,12 6,97 6,85
Cơ khí 1.393,1 3.200,0 23,11 1.393,1 3.636,9 10,23 10,77 0,54
In ấn và CN CB khác 31,6 167,7 51,79 31,6 202,4 0,23 0,60 0,37 Sản xuất và PP điện,
nước, QL&XL chất
thải
888,7 1.054,2 4,36 888,7 1.627,4 6,53 4,82 -1,71
(Nguồn: NGTK Ninh Bình 2014)
Trong các giai đoạn tới, công nghiệp tỉnh Ninh Bình đã và đang có nhiều
cơ hội, đạt những bước phát triển cao và bền vững hơn Cùng với ngành sảnsuất VLXD, các ngành công nghiệp khác như: điện tử và công nghệ thông tin,hóa chất, cơ khí, dệt may, da giầy, chế biến nông, lâm, thủy sản sẽ có cơ hộiphát triển mạnh và dự báo sẽ tạo những tác động tích cực tới quá trình pháttriển KTXH của tỉnh
Trang 211.2.4 Vốn đầu tư ngành công nghiệp
Trong giai đoạn 2011-2014, do ảnh hưởng của thắt chặt tín dụng và suygiảm kinh tế, dẫn đến các nguồn vốn đầu tư sụt giảm, do đó vốn đầu tư chophát triển công nghiệp cũng có mức giảm rất mạnh so với các năm trước: tổngvốn đầu tư phát triển công nghiệp của Ninh Bình trong năm 2014 đạt trên4.346 tỷ đồng và chỉ còn chiếm khoảng hơn 21% tỷ trọng trong cơ cấu vốnđầu tư toàn nền kinh tế và đạt mức tăng trưởng bình quân giai đoạn 2011–
2014 âm: -4,12%/năm
Trang 22Bảng 1.14: Tổng vốn đầu tư ngành công nghiệp theo giá thực tế
Chỉ tiêu Vốn đầu tư, tỷ đồng
Tăng BQ GĐ
2011 - 2014 (%/năm)
Tổng VĐT toàn tỉnh 23.843 20.893 20.154 -4,12%Tổng VĐT ngành CN 10.739 6.899 4.346 -20,24%
1.2.5 Hiện trạng phát triển các khu công nghiệp
Quy hoạch tổng thể các KCN tỉnh Ninh Bình đến năm 2020 đã đượcThủ tướng Chính phủ phê duyệt điều chỉnh, bổ sung gồm 07 KCN, với tổngdiện tích 1.472 ha UBND tỉnh đã quyết định phê duyệt quy hoạch chi tiết 05khu (Khánh Phú, Gián Khẩu, Tam Điệp, Phúc Sơn, Khánh Cư) Tổng diệntích đất theo quy hoạch chi tiết 901,42 ha; đất công nghiệp có thể cho thuê613,4 ha, đất công nghiệp đã cho thuê 612,373 ha; tỷ lệ lấp đầy trung bình đạtkhoảng 99,8% diện tích đã xây dựng hạ tầng
Đến nay, 06 khu công nghiệp (Khánh Phú, Gián Khẩu, Tam Điệp I,Tam Điệp II, Phúc Sơn, Khánh Cư) đã thu hút được 97 dự án với tổng mứcđăng ký đầu tư 44.620,564 tỷ đồng Trong số các dự án đầu tư còn hiệu lực,hiện có 61 dự án đã đi vào hoạt động ổn định, sản xuất ra nhiều sản phẩm vàtạo nhiều việc làm cho lao động địa phương, góp phần vào phát triển KT-XHcủa tỉnh
Cụ thể hoạt động thu hút đầu tư của các KCN trên địa bàn tỉnh như sau:
- Khu công nghiệp Gián Khẩu, huyện Gia Viễn: với diện tích quyhoạch 262 ha, đã triển khai giai đoạn I là 162 ha, thu hút được 29 dự án, trong
Trang 23đó có 8 dự án đầu tư nước ngoài với tổng vốn đăng ký đầu tư 10.930 tỷ đồng,thu hút trên 5.300 lao động, tỷ lệ lấp đầy đạt 100%.
- Khu công nghiệp Khánh Phú, huyện Yên Khánh: với diện tích là 351
ha, đã thu hút được 40 dự án, trong đó có 9 dự án đầu tư nước ngoài với tổngvốn đăng ký đầu tư 25.951 tỷ đồng, thu hút trên 7.600 lao động, tỷ lệ lấp đầyđạt 100%
- Khu Công nghiệp Tam Điệp I và Khu công nghiệp Tam Điệp II, thànhphố Tam Điệp: với diện tích quy hoạch là 450 ha, đã triển khai giai đoạn Idiện tích 64 ha, thu hút được 15 dự án, trong đó có 6 dự án đầu tư nước ngoài,với tổng vốn đăng ký đầu tư 1.412 tỷ đồng, thu hút trên 10.168 lao động, tỷ lệlấp đầy đạt 100% đối với KCN Tam Điệp I
- Khu Công nghiệp Phúc Sơn, thành phố Ninh Bình: với diện tích quyhoạch là 142,12 ha, thu hút được 09 dự án, trong đó có 01 dự án đầu tư nướcngoài, với tổng vốn đăng ký đầu tư 2.319 tỷ đồng, thu hút trên 2.800 lao động,
tỷ lệ lấp đầy đạt 30,7%
- Khu Công nghiệp Khánh Cư, huyện Yên Khánh: với diện tích quyhoạch là 67 ha, thu hút được 02 dự án với tổng vốn đăng ký đầu tư 3.277 tỷđồng
Bảng 1.15: Hiện trạng các KCN trên địa bàn tỉnh Ninh Bình.
Tên KCN
DT Quy hoạch (ha)
Quy hoạch chi tiết (ha)
DT XD NM (ha)
DT cho thuê (ha)
Dự án cấp phép
TVĐT (tỷ đồng)
Tỷ lệ lấp đầy (%)
Trang 241.2.6 Vị trí của công nghiệp tỉnh trong vùng kinh tế
Ninh Bình có diện tích 1.386,8 km2 với dân số năm 2014 là hơn 935ngàn người chiếm 6,5% về diện tích và 4,5% về số dân của Vùng đồng bằngsông Hồng (Vùng bao gồm 11 tỉnh) là vùng công nghiệp 2 theo phân vùngcông nghiệp của Quy hoạch phát triển tổng thể các ngành công nghiệp ViệtNam theo vùng, lãnh thổ (Quyết định số 73/2006/QĐ-TTg của Thủ tướngchính phủ ngày 4/4/2006)
Giá trị VA (GDP) của tỉnh trong năm 2014 đạt 32.489 tỷ đồng (giá thựctế) chiếm tỷ trọng ~2,7% trong cơ cấu kinh tế Vùng đồng bằng sông Hồng
Bình quân VA/đầu người của Ninh Bình năm 2010 đạt khoảng 34,7triệu đồng (giá hiện hành) tương đương với 1.642 USD/người, bằng 61,6%mức bình quân của Vùng So sánh một số chỉ tiêu phát triển của Ninh Bình vớiVùng ĐBSH được thể biện trong bảng 1.16 dưới đây:
Bảng 1.16: Một số chỉ tiêu so sánh với Vùng đồng bằng sông Hồng
VA/đầu người (giá hiện hành)
(Nguồn: Tổng hợp số liệu từ Niên giám thống kê Ninh Bình 2014)
Năm 2014, VA ngành Công nghiệp + Xây dựng của tỉnh đạt 14.845 tỷđồng (giá thực tế) chiếm ~2,7% tổng VA Công nghiệp + Xây dựng trongVùng đồng bằng sông Hồng
Qua các chỉ tiêu so sánh nêu trên cho thấy Ninh Bình là tỉnh nhỏ trongVùng và chiếm tỷ trọng khá khiêm tốn Mặc dù tốc độ tăng trưởng kinh tế và
Trang 25công nghiệp cao hơn mức trung bình của Vùng nhưng do điểm xuất phát thấpnên vẫn chưa bằng mức trung bình của Vùng Điều này đòi hỏi phải có sựphấn đấu cao hơn của cả nền kinh tế nói chung và lĩnh vực công nghiệp nóiriêng.
1.3 HIỆN TRẠNG PHÁT TRIỂN CÔNG NGHIỆP THEO HUYỆN, THÀNH PHỐ.
Hiện phân bố công nghiệp ở Ninh Bình tập trung chủ yếu ở các địaphương như: Tp Ninh Bình, Tp Tam Điệp, huyện Nho Quan, Gia Viễn, Hoa
Lư do có các yếu tố lợi thế về thu hút đầu tư (các khu công nghiệp, số lượnglao động, nguồn nhiên nguyên vật liệu ) Các địa phương còn lại, gồm: huyệnYên Khánh, Kim Sơn và Yên Mô tuy có những tiềm năng nhất định về vị tríđịa lý, tài nguyên và lao động nhưng ngành công nghiệp vẫn chậm phát triển,cần được chú ý tạo điều kiện phát triển trong thời gian tới Cụ thể:
Thành phố Ninh Bình: ngoài các yếu tố lợi thế về địa hình, địa lý, thànhphố Ninh Bình còn có mật độ dân cư đông (mật độ dân số năm 2014 là 2.501người/km2), có tiềm năng phát triển các ngành công nghiệp như: vật liệu xâydựng, may mặc, điện tử, sản xuất hàng thủ công mỹ nghệ Năm 2014, giá trịsản xuất công nghiệp của thành phố đạt mức 5484 tỷ đồng (giá ss 2010)chiếm 20,21% giá trị sản xuất công nghiệp toàn tỉnh
Huyện Hoa Lư: có diện tích 103,48 km2, dân số năm 2014 đạt mức68.645 người Đây là huyện có tiềm năng về phát triển các ngành công nghiệpnhư: khai thác khoáng sản, sản xuất VLXD (xi măng), chế biến thực phẩm, đồuống, dược phẩm, chế tác đá mỹ nghệ, Năm 2014 huyện Hoa Lư đạt giá trịsản xuất công nghiệp ở mức 4.566 tỷ đồng, chiếm 16,83% giá trị sản xuấtcông nghiệp toàn tỉnh
Thành phố Tam Điệp: có diện tích 104,93 km2 và dân số là 57.951người Năm 2014 giá trị sản xuất công nghiệp của thành phố là 6.208 tỷ,chiếm 22,88% giá trị sản xuất công nghiệp toàn tỉnh Đáng chú ý là trên địabàn thành phố có khu công nghiệp Tam Điệp đã đi vào hoạt động
Huyện Nho Quan: với diện tích 450,52 km2, là huyện có diện tích lớn
nhất trong toàn tỉnh, dân số năm 2014 đạt 148.336 người Tuy vậy, sản xuất côngnghiệp của vùng chưa phát triển tương xứng với tiềm năng: năm 2014, giá trị sảnxuất công nghiệp của huyện chỉ chiếm 1,70% trong toàn tỉnh (đạt 460 tỷđồng)
Huyện Gia Viễn: có diện tích 176,68 km2 và dân số năm 2014 là
Trang 26120.039 người Đây được đánh giá là nơi thuận lợi cho việc phát triển cácngành công nghiệp sản xuất VLXD, chế biến nông sản, chế biến sản phẩm từ
gỗ, khai thác khoáng sản, phân bón, hóa chất, đá mỹ nghệ Giá trị sản xuấtcông nghiệp của huyện năm 2014 đạt 4.054 tỷ đồng, chiếm 14,94% giá trị sảnxuất công nghiệp của tỉnh Trên địa bàn có khu công nghiệp Gián Khẩu đã thuhút được nhiều dự án công nghiệp lớn, đang được đầu tư xây dựng và pháttriển Các ngành công nghiệp đang phát triển trên địa bàn chủ yếu gồm: khaithác khoáng sản, xi măng, dệt may-da giày, lắp ráp ô tô, chế biến gỗ
Huyện Yên Khánh: đây là huyện có mật độ dân cư cao thứ nhì tỉnh (chỉsau thành phố Ninh Bình) năm 2014 mật độ dân cư là 970 người/km2, diệntích là 142,59 km2 Giá trị sản xuất công nghiệp năm 2014 của huyện theo giá
so sánh 2010 là 4.685 tỷ đồng, chiếm17,27% giá trị công nghiệp toàn tỉnh.Đây là địa phương có thuận lợi cho phát triển các ngành công nghiệp như: dịch
vụ dầu khí; đóng sửa tàu thuyền, chế biến hải sản, sản xuất vật liệu gốm sứ, sảnxuất hàng thủ công mỹ nghệ Đáng chú ý trên địa bàn có khu công nghiệpKhánh Phú đã đi vào hoạt động và góp phần quan trọng trong việc phát triểncông nghiệp của huyện
Huyện Kim Sơn: là một địa phương lớn của tỉnh Ninh Bình với diện tíchtrên 215,71 km2, dân số năm 2014 là 170.958 người, mật độ dân số 792 người/
km2 Giá trị sản xuất công nghiệp của huyện năm 2014 đạt 1.118 tỷ đồng, chỉchiếm 4,12% giá trị công nghiệp toàn tỉnh
Huyện Yên Mô: diện tích của huyện là 146,09 km2, mật độ dân số ởmức 784 người/km2 Mặc dù có nhiều tiềm năng phát triển công nghiệp,nhưng đây vẫn là khu vực chậm phát triển Năm 2014 giá trị sản xuất côngnghiệp của huyện chỉ đạt 550 tỷ, chiếm 2,03% trong cơ cấu giá trị sản xuấtcông nghiệp của tỉnh Chi tiết về GTSXCN của các địa phương và tốc độ tăngbình quân được trình bầy trong bảng 1.17 dưới đây:
Bảng 1.17: Giá trị sản xuất công nghiệp của các huyện, thành phố
Địa phương GTSXCN, tỷ đồng giá SS2010 2011-2014 (%/năm)Tăng bình quân GĐ
Trang 27Địa phương GTSXCN, tỷ đồng giá SS2010 2011-2014 (%/năm)Tăng bình quân GĐ
Tốc độ tăng bình quân giá trị sản xuất (giá so sánh 2010) trong giaiđoạn 2011-2015 bình quân đạt 19,4%/năm Tổng giá trị sản xuất (giá so sánh2010) năm 2015 ước đạt trên 32,9 nghìn tỷ đồng, gấp hơn 2,4 lần so với năm
2010
Các sản phẩm công nghiệp chủ lực truyền thống (thép, phân lân, ximăng, gạch…) tiếp tục duy trì mức tăng trưởng khá Một số dự án sản xuấtmới hoàn thành đã đi vào hoạt động có hiệu quả (ô tô, linh kiện điện tử), một
số doanh nghiệp sản xuất công nghiệp lớn đã góp phần thúc đẩy sự phát triểncông nghiệp của tỉnh
Một số doanh nghiệp ngành công nghiệp đã phát triển và hình thànhđược một lực lượng lao động truyền thống và lành nghề thúc đẩy sự phát triểncông nghiệp của tỉnh
Tiểu thủ công nghiệp, ngành nghề nông thôn có bước phát triển, tậptrung vào các nghề: Mộc, nề, thêu ren, chế tác đá mỹ nghệ, cói, chế biến nôngsản thực phẩm
Lực lượng lao động ngành công nghiệp có xu hướng tăng dần về tỷtrọng trong cơ cấu lao động toàn ngành kinh tế của tỉnh Tuy nhiên, năng suấtlao động ngành công nghiệp Ninh Bình còn ở mức khá thấp
Trang 28Trên địa bàn tỉnh Ninh Bình hiện đang tiếp tục thu hút được các dự ánđầu tư sản xuất công nghiệp có quy mô lớn, tạo ra các sản phẩm có khả năngcạnh tranh cao và có thị trường tiêu thụ.
1.4.2 Tồn tại và nguyên nhân
Công nghiệp phân bố không đồng đều giữa các vùng, địa phương.Chưa có nhiều sản phẩm công nghiệp có giá trị mang lại nguồn tích lũy cao,
có vị thế và tác động ảnh hưởng lớn đến thị trường Quy mô sản xuất vừa vànhỏ là chủ yếu, chưa có khả năng tạo bước phát triển đột phá
Tăng trưởng của của ngành công nghiệp tập trung chủ yếu vào một sốngành như xi măng, phân hóa học, thép xây dựng, chế biến chế tạo và hàngmay mặc Các ngành, sản phẩm công nghiệp khác còn nhỏ, khả năng canhtranh còn yếu Tỷ trọng ngành công nghiệp chế tạo, công nghiệp công nghệsạch còn thấp và chưa có định hướng phát triển rõ ràng
Một số sản phẩm công nghiệp chủ lực gặp khó khăn về thị trường tiêuthụ Hoạt động đổi mới công nghệ và phát triển công nghệ trong các doanhnghiệp trên địa bàn tỉnh còn chậm, dẫn đến chất lượng, hiệu quả, tính cạnhtranh của sản phẩm chưa cao và ảnh hưởng đến môi trường
Xu hướng phát triển đang đặt ra vấn đề thu hút đầu tư có chọn lọc và lựachọn về ngành nghề, sản phẩm… trong phát triển công nghiệp, đặc biệt là cácvấn đề về công nghệ và môi trường
Phát triển công nghiệp luôn tạo ra sức ép đối với môi trường nói chung
và việc bảo tồn, phát triển du lịch nói riêng Việc phát triển công nghiệp nếukhông được quản lý tốt thì sẽ đứng trước nguy cơ ô nhiễm và hủy hoại môitrường sinh thái, ảnh hưởng đến môi trường du lịch
Những khó khăn trên có cả mặt chủ quan và khách quan: Phát triểnkinh tế nói chung và công nghiệp nói riêng của tỉnh trong bối cảnh kinh tế cảnước gặp nhiều khó khăn, lạm phát đi đôi với suy giảm kinh tế
Các yếu tố hỗ trợ cho phát triển công nghiệp gặp nhiều khó khăn, yếu vềnguồn lực, hạn chế về nguyên liệu
Môi trường đầu tư chậm được cải thiện, trong đó đặc biệt là về hạ tầngthiết yếu và các chính sách hỗ trợ doanh nghiệp
Hệ thống hạ tầng vẫn chưa đáp ứng được thực tế yêu cầu phát triển
Trang 29CHƯƠNG II TỔNG QUAN PHÁT TRIỂN CỤM CÔNG NGHIỆP TRÊN ĐỊA
BÀN TỈNH NINH BÌNH ĐẾN NĂM 2015 2.1 KHÁI NIỆM CHUNG VÀ THỰC TRẠNG CÁC LOẠI HÌNH CỤM CÔNG NGHIỆP
2.1.1 Khái niệm cụm công nghiệp
Theo Quyết định số 105/2009/QĐ-TTg ngày 19/8/2009 của Thủ tướngChính phủ ban hành Quy chế quản lý cụm công nghiệp, khái niệm cụm côngnghiệp được định nghĩa một cách đầy đủ như sau:
Cụm công nghiệp là khu vực tập trung các doanh nghiệp, cơ sở sảnxuất công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp, cơ sở dịch vụ phục vụ sản xuất côngnghiệp - tiểu thủ công nghiệp; có ranh giới địa lý xác định, không có dân cưsinh sống; được đầu tư xây dựng chủ yếu nhằm di dời, thu hút các cơ sở sảnxuất, các doanh nghiệp nhỏ và vừa, các cá nhân, hộ gia đình ở địa phương vàođầu tư sản xuất, kinh doanh
Cụm công nghiệp có quy mô diện tích không quá 50 ha Trường hợpcần thiết phải mở rộng thì tổng diện tích sau khi mở rộng cũng không vượtquá 75 ha
2.1.2 Thực trạng về các loại hình cụm công nghiệp
Hiện nay, các CCN tại các tỉnh trong cả nước hoạt động theo một sốloại hình phổ biến sau:
- Cụm công nghiệp tổng hợp (đa ngành): Là cụm công nghiệp được
hình thành trên địa bàn các huyện, thành phố, thường do UBND cấp huyệnthực hiện đầu tư và quản lý phát triển, nhằm thu hút đầu tư của các cơ sở sảnxuất công nghiệp trong và ngoài địa phương Cũng có một số cụm côngnghiệp tổng hợp do một vài cơ sở sản xuất tự nguyện góp vốn, thành lập banquản lý và triển khai đầu tư xây dựng hạ tầng chung phù hợp với quy hoạchchi tiết đã được duyệt
- Cụm công nghiệp chuyên ngành: Là cụm công nghiệp có một hoặc
một số doanh nghiệp lớn và các doanh nghiệp là thầu phụ, nhà cung cấp chomột hoặc một số doanh nghiệp lớn đó
- Cụm công nghiệp làng nghề: Đây là mô hình cụm công nghiệp tập
trung quy mô nhỏ, mục tiêu là phục vụ việc di dời các cơ sở sản xuất của làng
Trang 30nghề, xã nghề ở ngay tại địa phương, nhằm mở rộng mặt bằng sản xuất, giảmthiểu ô nhiễm môi trường của làng nghề Ban quản lý chủ yếu ở cấp huyệnvới nhiệm vụ chính là theo dõi quá trình thực hiện quy hoạch xây dựng hạtầng, việc cho thuê và sử dụng đất đai.
2.2 HIỆN TRẠNG PHÂN BỐ VÀ PHÁT TRIỂN CỤM CÔNG NGHIỆP TỈNH NINH BÌNH
2.2.1 Vị trí và vai trò của cụm công nghiệp đối với phát triển KT-XH và ngành công nghiệp
Đối với sự phát triển KT-XH và ngành công nghiệp của tỉnh NinhBình, các cụm công nghiệp giữ vị trí, vai trò quan trọng thể hiện:
- Cung cấp cơ sở hạ tầng đạt tiêu chuẩn cho các doanh nghiệp vừa vànhỏ, doanh nghiệp công nghiệp nông thôn và các hộ gia đình sản xuất tiểu thủcông nghiệp trong các khu dân cư tập trung - những cơ sở ít có khả năng đầu
tư vào khu công nghiệp
- Góp phần hình thành mối liên kết giữa các doanh nghiệp trong cụmcông nghiệp và giữa các cụm công nghiệp với nhau trong sản xuất và tiêu thụsản phẩm, từ đó thúc đẩy phát triển công nghiệp tỉnh theo định hướng và mụctiêu đề ra
- Cụm công nghiệp góp phần tăng tốc độ chuyển dịch cơ cấu kinh tếtheo hướng rút ngắn khoảng cách giữa nông thôn và thành thị, giữa trung tâm
và các vùng sâu vùng xa
- Các doanh nghiệp công nghiệp hoạt động trong các cụm công nghiệp
sẽ thu hút lao động tại các vùng nông thôn, góp phần giải quyết việc làm, tăngthu nhập cho người dân nông thôn
- Phát triển các cụm công nghiệp sẽ tạo điều kiện thuận lợi trong việc didời các cơ sở sản xuất công nghiệp gây ô nhiễm môi trường trong các khu đôthị, dân cư tập trung, tạo điều kiện cho việc thu gom và xử lý chất thải, gópphần bảo vệ môi trường trên địa bàn tỉnh Ninh Bình
- Phát triển các cụm công nghiệp gắn liền với phát triển các khu dân cưtập trung, các khu thương mại, góp phần thúc đẩy nhanh đô thị hóa trên địabàn tỉnh Ninh Bình
- Phát triển các CCN sẽ kéo theo thay đổi cơ cấu dân cư nông thôn,thay đổi nếp sống văn hóa, rèn luyện tác phong công nghiệp Làm tăng nhu
Trang 31cầu lương thực, thực phẩm và hàng tiêu dùng ở nông thôn, kích thích sản xuấtnông nghiệp và dịch vụ.
2.2.2 Hiện trạng phân bố và đầu tư phát triển cụm công nghiệp
2.2.2.1 Hiện trạng phân bố:
* Số lượng các cụm công nghiệp
Với mục tiêu khai thác hiệu quả các nguồn lực về tài nguyên, lao động,
hỗ trợ các doanh nghiệp công nghiệp trong khu công nghiệp… cũng như phân
bổ và sắp xếp lại lực lượng sản xuất trên từng địa bàn, Ủy ban nhân dân tỉnhNinh Bình đã có Quyết định số 2551/QĐ-UB ngày 31/12/2002 về việc “Phêduyệt Quy hoạch các cụm công nghiệp trên địa bàn tỉnh”, theo đó toàn tỉnh đãquy hoạch và định hướng phát triển 22 cụm công nghiệp với tổng diện tíchđất quy hoạch là 795,4 ha Tuy nhiên, trong quá trình triển khai thực hiện, đếnnay đã có một số thay đổi so với Quy hoạch ban đầu được phê duyệt, hiệntrên toàn tỉnh có tổng cộng 14 cụm công nghiệp với tổng diện tích đất quyhoạch là 415,406 ha
* Quy mô cụm công nghiệp
Theo thông tư 31/2012/TTLT/BTC-BKHĐT ngày 10 tháng 10 năm
2012 hướng dẫn xử lý cụm công nghiệp hình thành trước khi Quy chế quản lýcụm công nghiệp ban hành theo Quyết định 105/2009/QĐ-TTg ngày 19 tháng
8 năm 2009 của Thủ tướng Chính phủ có hiệu lực thì các cụm công nghiệpđược thành lập trước khi có Quyết định 105 và có diện tích lớn hơn 75ha phảilàm thủ tục chuyển đổi thành khu công nghiệp với các điều kiện quy định tạikhoản 1, Điều 6 của Quyết định này
Trên địa bàn tỉnh Ninh Bình, 100% các cụm công nghiệp đều có quy
mô diện tích nhỏ hơn hoặc bằng 50ha Danh sách các CCN được thể hiệntrong bảng 2.1
Bảng 2.1: Diện tích các cụm công nghiệp tỉnh Ninh Bình
(ha)
2 Cụm CN đá mỹ nghệ Ninh Vân - huyện Hoa Lư 30,64
3 Cụm CN Gia Sinh - huyện Gia Viễn 16,32
Trang 32TT Tên cụm công nghiệp Diện tích
(ha)
5 Cụm CN Yên Ninh - huyện Yên Khánh 6,76
6 Cụm CN Đồng Hướng - huyện Kim Sơn 17,12
8 Cụm CN Phú Sơn - huyện Nho Quan 43,19
9 Cụm CN Sơn Lai – huyện Nho Quan 28,216
10 Cụm CN Đồng Phong - huyện Nho Quan 50
11 Cụm CN Khánh Thượng - huyện Yên Mô 50
14 Cụm CN Khánh nhạc- huyện Yên Khánh 37,18
(Nguồn: Sở Công Thương và Báo cáo các huyện 2015)
* Phân bố cụm công nghiệp
Các cụm công nghiệp trên địa bàn tỉnh được phân bố trong hầu hết cáchuyện, thành phố (trừ thành phố Tam Điệp có 2 khu công nghiệp nên không
có cụm công nghiệp nào) Chi tiết như sau:
- Thành phố Ninh Bình: có 2 cụm công nghiệp là CCN Ninh Phong vàCCN Cầu Yên
- Huyện Yên Khánh: có 2 cụm công nghiệp là CCN Yên Ninh và CCNKhánh Nhạc
- Huyện Hoa Lư: có 2 cụm công nghiệp là CCN đá mỹ nghệ Ninh Vân
và CCN Ninh Hải
- Huyện Kim Sơn: có cụm công nghiệp Đồng Hướng
- Huyện Yên Mô: có cụm công nghiệp là CCN Mai Sơn và CCN KhánhThượng
- Huyện Nho quan: có 4 cụm công nghiệp là CCN Phú Sơn, CCN SơnLai, CCN Đồng Phong và CCN Xích Thổ
- Huyện Gia Viễn: có cụm công nghiệp Gia Sinh
Trang 332.2.3 Hiện trạng đầu tư phát triển cụm công nghiệp
* Hiện trạng doanh nghiệp đầu tư hạ tầng cụm công nghiệp:
Hiện các cụm công nghiệp trên địa bàn tỉnh chưa thu hút, kêu gọi đượccác doanh nghiệp vào đầu tư, kinh doanh hạ tầng do chưa có cơ chế, chínhsách ưu đãi đủ mạnh
* Hiện trạng cơ sở hạ tầng cụm công nghiệp
Quyết định số 105/2009/QĐ-TTg ngày 19 tháng 8 năm 2009 của Thủtướng Chính phủ ban hành Quy chế quản lý cụm công nghiệp quy định hạtầng cụm công nghiệp bao gồm hệ thống đường nội bộ, hệ thống cấp nước,thoát nước, xử lý nước thải, chất thải, cấp điện, chiếu sáng công cộng, thôngtin liên lạc nội bộ, nhà điều hành, bảo vệ và các công trình khác phục vụ hoạtđộng của cụm công nghiệp
Hiện nay, trên địa bàn tỉnh Ninh Bình hầu hết các CCN chưa kêu gọiđược các nhà đầu tư kinh doanh kết cấu hạ tầng CCN nên chưa có CCN nàođược đầu tư đồng bộ các hạng mục theo điều kiện Trong điều kiện nguồnngân sách địa phương còn hạn hẹp vì vậy, ngân sách nhà nước mới chỉ đầu tư
hạ tầng một số CCN nhưng chưa đồng bộ
Đến nay, trên địa bàn tỉnh mới có CCN Ninh Phong, CCN ĐồngHướng, CCN ĐMN Ninh Vân và CCN Phú Sơn được đầu tư hạ tầng bằng vốnngân sách với tổng vốn đã đầu tư là 170,1 tỷ đồng trong khi nhu cầu tới 676,8
tỷ đồng Chi tiết về các quyết định đầu tư, hạng mục đầu tư và vốn đầu tư của
4 CCN này được trình bầy trong bảng 2.2 dưới đây
Trang 34Bảng 2.2: Tình hình ĐT XD hạ tầng các cụm công nghiệp
Trang 36Hạ tầng: chưa được đầu tư.
2) Cụm công nghiệp Khánh Thượng đã được UBND tỉnh phê duyệtquy hoạch tại Quyết định số 565/QĐ-UBND ngày 23/7/2014 Hiện nay đanglập quy hoạch chi tiết với tổng diện tích 50 ha CCN sẽ thu hút các dự án maymặc, sửa chữa cơ khí, công nghiệp hỗ trợ cho ôtô
2.2.4.5 Huyện Yên Khánh
Trên địa bàn được quy hoạch 02 cụm công nghiệp:
1) Cụm công nghiệp Yên Ninh
Diện tích là 6,76ha Tính chất: may mặc, cơ khí, chế biến thức ăn giasúc, thủ công mỹ nghệ
Đến nay đã thu hút được 05 doanh nghiệp và 01 hộ sản xuất đầu tư vớitổng vốn đầu tư: 110 tỷ đồng Diện tích đã cho thuê là 5,87 ha với tỷ lệ lấpđầy 100%
Năm 2014 có 2.790 lao động làm việc trong cụm công nghiệp
2) Cụm công nghiệp Khánh Nhạc
Diện tích quy hoạch là 37,18 ha CCN sẽ thu hút các ngành: may mặc,
da giầy, điện tử, gia công cơ khí, chế biến nông lâm sản thực phẩm, hàng tiêudùng và công nghiệp công nghệ sạch, thân thiện môi trường Hiện đã thu hútđược 01 dự án với diện đất cho thuê là 9,86 ha, đạt tỷ lệ lấp đầy là 34,5%
2.2.4.6 Huyện Gia Viễn
Trên địa bàn huyện quy hoạch 1 CCN là cụm công nghiệp Gia SinhDiện tích là 16,32 ha
Tính chất: sản xuất hàng thủ công mỹ nghệ
Hạ tầng: chưa được đầu tư
2.2.4.7 Huyện Nho Quan
Trên địa bàn huyện quy hoạch 4 cụm công nghiệp:
1) Cụm công nghiệp Sơn Lai
Diện tích là 28,22 ha Tính chất CCN: Chế biến nông lâm sản, côngnghiệp khác
Tổng kinh phí đầu tư hạ tầng: 114 tỷ đồng
Trang 37Hạ tầng: hệ thống đường nội bộ, hệ thống thoát nước nội bộ (của từng
2) Cụm công nghiệp Phú Sơn
Diện tích là 43,19 ha Hiện có 2 doanh nghiệp đầu tư vào CCN (trong
đó có 01 dự án nhà máy xi măng Phú Sơn) với tổng vốn đầu tư là 3.181 tỷđồng Tỷ lệ lấp đầy 100% diện tích
Tổng kinh phí đầu tư hạ tầng: 297,2 tỷ đồng
Hạ tầng: hệ thống đường nội bộ, hệ thống thoát nước nội bộ (của từng
Hiện chưa triển khai xây dựng
4) Cụm công nghiệp Xích Thổ thuộc xã Xích Thổ được quy hoạch vớidiện tích 50 ha
Thu hút các loại hình dự án về chế biến nông lâm sản, hóa chất, VLXD,công nghiệp khác,…
Đến nay vẫn chưa triển khai xây dựng
2.2.5 Hoạt động thu hút đầu tư vào CCN
Đến tháng 9 năm 2015, 8 cụm công nghiệp trên địa bàn tỉnh đã thu húttổng cộng 171 dự án đầu tư, trong đó 59 dự án là của doanh nghiệp đầu tư,
Trang 38112 dự án do các cá nhân, hộ sản xuất đầu tư với tổng vốn đăng ký đầu tư làhơn 4.336 tỷ đồng; có 04 dự án có vốn đầu tư nước ngoài với tổng vốn 44,1triệu USD Hiện nay có 152 dự án đã đi vào hoạt động với tổng vốn đã thựchiện là 756,5 tỷ đồng, giải quyết việc làm cho khoảng 6.000 lao động Chi tiết
về thu hút đầu tư vào các CCN được trình bầy trong bảng 2.3 dưới đây:
Bảng 2.3: Hiện trạng thu hút đầu tư của cụm công nghiệp trên địa bàn
tỉnh Ninh Bình
Cụm công nghiệp
Diện tích (ha)
Số dự án
Số DA
đi vào hoạt động
Tỷ lệ lấp đầy (%)
Ghi chú
Sau rà soát, điều chỉnh
DT cho thuê
Trang 392.2.6 Công tác quản lý Nhà nước về cụm công nghiệp
Sở Công Thương tỉnh Ninh Bình được giao nhiệm vụ quản lý nhà nướcđối với các cụm công nghiệp hiện nay theo Quyết định 105/QĐ-TTg ngày 19tháng 8 năm 2009 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành Quy chế quản
lý cụm công nghiệp
Ngay sau khi Quyết định số 105/2009/QĐ-TTg ngày 19/8/2009 củaThủ tướng Chính phủ có hiệu lực thi hành, ngày 23 tháng 10 năm 2009UBND tỉnh Ninh Bình đã có văn bản số 475/UBND-VP3 về việc giao cho sởCông Thương chủ trì, phối hợp với sở Xây dựng, Tài chính, Nội vụ, Kế hoạch
& đầu tư, Tài nguyên và môi trường, UBND các huyện, thành phố, thị xã vàBan quản lý các khu công nghiệp tỉnh tổ chức triển khai thực hiện Quy chếquản lý CCN trên địa bàn tỉnh
Sở Công Thương đã phối hợp với cơ quan thông tin tuyên truyền tổchức tuyên truyền, phổ biến nội dung quy chế quản lý CCN, Thông tư số39/2009/TT-BCT, Thông tư số 31/2012/TTLT-BCT-BKHĐT và các văn bảnliên quan đến các đơn vị, tổ chức, doanh nghiệp; hướng dẫn các địa phươngtriển khai thực hiện các quy định của Nhà nước về quản lý CCN
Về phân công nhiệm vụ: UBND tỉnh giao Sở Công Thương tham mưugiúp UBND tỉnh thực hiện chức năng quản lý nhà nước đối với CCN trên địabàn; giao Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở xây dựng, Sở Tài nguyên và môi trường,
Sở Tài chính và các sở ngành liên quan thực hiện nội dung về quản lý nhànước đối với CCN trên địa bàn theo chức năng, nhiệm vụ được giao; giaoUBND cấp huyện, xã thực hiện chức năng quản lý nhà nước đối với CCN tạiđịa phương
Sở Công Thương giao phòng Quản lý công nghiệp (QLCN) giúp lãnhđạo sở triển khai công tác quản lý nhà nước đối với CCN Tuy nhiên do điềukiện về nhân lực nên chưa có điều kiện phân công cán bộ chuyên sâu về côngtác quản lý nhà nước về cụm công nghiệp theo Quyết định số 105/2009/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ nên việc thực hiện nhiệm vụ UBND tỉnh giaogặp rất nhiều khó khăn
Bộ máy quản lý CCN: Theo quy định để quản lý CCN có thể lựa chọnđơn vị kinh doanh hạ tầng CCN hoặc thành lập Trung tâm phát triển CCN.Ngày 25/6/2015, UBND tỉnh Ninh Bình đã ban hành Quyết định số 639/QĐ-
UB về việc thành lập Trung tâm đầu tư phát triển CCN tỉnh Ninh Bình Tiếp
Trang 40theo ngày 5/11/2015, Sở Công Thương đã ban hành Quyết định số SCT về việc ban hành Quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, cơ cấu tổchức và biên chế của Trung tâm đầu tư phát triển CCN tỉnh Ninh Bình Nhưvậy, từ tháng 11/2015 Trung tâm đầu tư phát triển CCN tỉnh Ninh Bình có đủ
140/QĐ-cơ sở pháp lý và nhân lực để thực hiện việc quản lý CCN trên địa bàn Tỉnh
Về xây dựng và ban hành quy chế phối hợp quản lý CCN: Sở CôngThương phối hợp với các sở, ngành và UBND các huyện, thành phố, thị xã đãxây dựng và trình UBND tỉnh phê duyệt Quyết định số 20/2011/QĐ-UBNDngày 31/10/2011 về việc ban hành Quy chế phối hợp quản lý nhà nước đốivới cụm công nghiệp trên địa bàn tỉnh Ninh Bình Trong quy chế đã giaotrách nhiệm cụ thể cho các sở, ban, ngành, UBND cấp huyện, cấp xã; tráchnhiệm của các cơ quan, đơn vị trong công tác phối hợp
Về tổ chức thực hiện cơ chế phối hợp quản lý đối với CCN: Thực hiệnQuyết định số 20/2011/QĐ-UBND ngày 31/10/2011 của UBND tỉnh về việcban hành Quy chế phối hợp quản lý nhà nước đối với CCN trên địa bàn tỉnhNinh Bình, các sở, ngành, các địa phương đã phối hợp thực hiện các nộidung: xây dựng quy hoạch phát triển CCN, thực hiện thẩm định hồ sơ thànhlập CCN, tổng hợp báo cáo UBND tỉnh, Bộ Công Thương về tình hình hoạtđộng của CCN; tham mưu cho UBND tỉnh cấp giấy chứng nhận đầu tư, xâydựng đơn giá thuê đất trong CCN, thẩm định trình UBND tỉnh phê duyệt quyhoạch chi tiết xây dựng CCN, cấp phép xây dựng công trình trong CCN, thẩmđịnh hồ sơ thu hồi đất, giao đất, cho thuê đất đối với các tổ chức sử dụng đấttrong CCN, ký hợp đồng thuê đất, triển khai công tác thu hồi đất, bồi thườnggiải phóng mặt bằng, đầu tư một số hạng mục hạ tầng CCN,
- Sở Kế hoạch và Đầu đã phối hợp tham mưu UBND tỉnh ban hành cácquy định, hướng dẫn thực hiện phân cấp, ủy quyền cho UBND các huyện,thành phố trong quản lý đầu tư xây dựng (Quyết định số 04/2012/QĐ-UBNDngày 16/3/2012 của UBND tỉnh về việc phân cấp, ủy quyền quản lý dự án đầu
tư xây dựng và Quyết định số 14/2014/QĐ-UBND ngày 12/5/2014 về sửa đổi,
bổ sung khoản 2, khoản 3, khoản 4 điều 2 của Quyết định số UBND) nhằm phát huy vai trò tự chủ và nâng cao trách nhiệm cho cấp huyện,
04/2012/QĐ-xã Phối hợp với các sở, ngành tổ chức thẩm tra, trình UBND tỉnh cấp Giấychứng nhận đầu tư cho 17 dự án đầu tư sản xuất kinh doanh vào CCN
Để tháo gỡ khó khăn trong đầu tư xây dựng hạ tầng CCN, đầu năm
2015, Bộ Công Thương đã đề xuất gửi Bộ Kế hoạch và Đầu tư báo cáo Thủ