1. Trang chủ
  2. » Kinh Tế - Quản Lý

Quy hoach nghề, làng nghề tỉnh ninh bình

93 529 1

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 93
Dung lượng 1,1 MB

Nội dung

- Tham khảo nguồn số liệu của các Bộ và các Sở, Ngành của tỉnh Ninh Bình.- Dự báo một số yếu tố liên quan đến xu hướng phát triển nghề, làng nghềnông thôn trong tương lai của tỉnh “mở rộ

Trang 1

PHẦN MỞ ĐẦU

I SỰ CẦN THIẾT LẬP QUY HOẠCH

Ninh Bình có nhiều tiềm năng để phát triển du lịch, lại có nhiều ngànhnghề thủ công mỹ nghệ Trong những năm qua tỉnh Ninh Bình đã tập trung chỉđạo nên các làng nghề được khôi phục và phát triển Đến năm 2011 toàn tỉnh có

257 làng có nghề, trong đó có 54 làng được UBND tỉnh công nhận đạt tiêu chílàng nghề Giá trị sản xuất của làng có nghề đạt 2.060,18 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng9,95% giá trị sản lượng công nghiệp - TTCN của tỉnh Các làng nghề thêu renVăn Lâm, chạm khắc đá Ninh Vân, gỗ mỹ nghệ Ninh Phong, chế biến cói KimSơn, mây tre đan Gia Viễn… lại nằm trên các tuyến du lịch của tỉnh Các làngnghề sẽ là điểm đến của du khách để tìm hiểu các sản phẩm tinh sảo được chếtác khéo léo bằng thủ công gắn với lịch sử của các làng nghề, đồng thời hỗ trợ

để nâng cao giá trị các tuyến, tour du lịch của tỉnh

Ninh Bình lại có vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên phong phú với nền văn hóalịch sử lâu đời như: Cố đô Hoa Lư, nhà thờ đá Phát Diệm, chùa Bái Đính… nhiềudanh lam thắng cảnh kỳ thú và hệ sinh thái độc đáo như Tam Cốc - Bích Động,Tràng An, Vườn Quốc gia Cúc Phương, khu bảo tồn đất ngập nước Vân Long…

đã thu hút khách du lịch đến Ninh Bình ngày càng tăng Năm 2010 khách du lịchtrong nước và quốc tế đến Ninh Bình đạt 3,3 triệu lượt khách, bình quân số ngàykhách du lịch lưu trú tại Ninh Bình là 1,5 ngày, doanh thu đạt 559 tỷ đồng

Các nghề, làng nghề và ngành du lịch đã góp phần làm chuyển dịch kinh

tế của tỉnh theo hướng công nghiệp - TTCN và dịch vụ

Tuy nhiên trong thời gian qua việc phát triển nghề, làng nghề của tỉnhmang tính tự phát, thiếu mặt bằng để sản xuất tập trung, thiếu vốn để đầu tư đổimới công nghệ, việc đào tạo nghề chưa đáp ứng yêu cầu của sản xuất, thị trườngtiêu thụ sản phẩm còn hạn chế, chưa tạo được thương hiệu hàng hóa, môi trườnglàng nghề bị ô nhiễm, cơ sở hạ tầng còn yếu kém đặc biệt làng nghề chưa gắnvới phát triển du lịch Ngành du lịch của tỉnh chưa phát triển nhanh, bền vững,tiến độ xây dựng kết cầu hạ tầng các khu du lịch chậm… Doanh thu du lịch cònchưa tương xứng với tiềm năng, đặc biệt là ngành du lịch chưa gắn với làngnghề để đưa khách du lịch tham quan và mua sắm các sản phẩm làng nghề

Để khắc phục những hạn chế trên đồng thời tiếp tục phát triển nghề và làngnghề bền vững, mang lại hiệu quả kinh tế cao Tiềm năng phát triển du lịch làngnghề là rất lớn Việc kết hợp giữa ngành du lịch với các làng nghề được quan tâmđầu tư chắc chắn, lượng khách du lịch đến làng nghề sẽ tăng có lợi cho phát triểnkinh tế của tỉnh Vì vậy xây dựng quy hoạch phát triển nghề, làng nghề kết hợpvới phục vụ du lịch tỉnh Ninh Bình đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030 làcần thiết, làm cơ sở cho việc thực hiện có hiệu quả mục tiêu kinh tế xã hội củatỉnh nói chung và làng nghề kết hợp với phục vụ du lịch nói riêng

II PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

- Thực hiện điều tra, khảo sát nghề, làng nghề kết hợp với du lịch theo cácmẫu biểu để thu thập số liệu, nhằm phân tích, đánh giá thông tin từ cơ sở

- Kết hợp chặt chẽ giữa Chủ đầu tư với đơn vị Tư vấn để thực hiện quy hoạch

Trang 2

- Tham khảo nguồn số liệu của các Bộ và các Sở, Ngành của tỉnh Ninh Bình.

- Dự báo một số yếu tố liên quan đến xu hướng phát triển nghề, làng nghềnông thôn trong tương lai của tỉnh “mở rộng quy mô sản xuất, ứng dụng tiến bộkhoa học kỹ thuật, tìm kiếm thị trường, nâng cao hiệu quả sản xuất ”

- Tổ chức hội thảo, phỏng vấn lấy ý kiến của các chuyên gia, các nhà khoahọc, các nhà quản lý, các cơ quan liên quan của tỉnh

- Phân tích, so sánh, nghiên cứu, đánh giá tổng hợp làm căn cứ để xâydựng quy hoạch

- Sử dụng công nghệ Map Info, Photoshop, để thiết lập hệ thống bản đồhiện trạng, bản đồ quy hoạch phát triển nghề, làng nghề kết hợp với phục vụ dulịch tỉnh Ninh Bình

III CÁC CĂN CỨ LÀM CƠ SỞ ĐỂ XÂY DỰNG QUY HOẠCH

1 Căn cứ pháp lý:

- Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XI

- Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh Ninh Bình lần thứ XIX; Văn kiện Đạihội Đảng bộ tỉnh Ninh Bình lần thứ XX

- Quyết định số 132/2000/QĐ-TTg ngày 24/112000 của Thủ tướng Chínhphủ về một số chính sách khuyến khích phát triển ngành nghề nông thôn

- Nghị quyết số 15/NQ-TW ngày 18/7/2002 của Ban Chấp hành Trungương Đảng IX về đường lối công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp nôngthôn thời kỳ 2001 - 2020

- Nghị định số 134/2004/NĐ-CP ngày 09/6/2004 của Chính phủ vềkhuyến khích phát triển công nghiệp nông thôn nay được thay thế bằng Nghịđịnh sô 45/2012/NĐ-CP ngày 21/5/2012 của Chính phủ về khuyến công

- Quyết định số 145/2004/QĐ-TTg ngày 13/8/2004 của Thủ tướng Chínhphủ về định hướng chủ yếu phát triển kinh tế - xã hội vùng kinh tế trọng điểmBắc Bộ đến năm 2010, tầm nhìn đến năm 2020

- Luật Bảo vệ môi trường năm 2005 và Nghị định số 80/2006/NĐ-CPngày 09/8/2006 của Chính phủ về quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một

số điểm của luật Bảo vệ môi trường Nghị định số 21/2008/NĐ-CP ngày28/02/2008 của Chính phủ về sửa đổi bổ sung một số điều của Nghị định80/2006/NĐ-CP ngày 09/8/2006

- Nghị định 66/2006/NĐ-CP của Chính phủ ngày 07/7/2006 về phát triểnngành nghề nông thôn

- Thông tư 113/2006/TT-BTC ngày 28/12/2006 của Bộ Tài chính hướngdẫn một số nội dung về ngân sách Nhà nước hỗ trợ ngành nghề nông thôn theoNghị định số 66/2006/NĐ-CP ngày 07/7/2006 của Chính phủ về phát triểnngành nghề nông thôn

- Nghị quyết số 15/NQ-TU ngày 13/7/2009 của Tỉnh ủy Ninh Bình vềphát triển du lịch đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030 Kế hoạch 07/KH-UBND ngày 17/7/2009 của UBND tỉnh Ninh Bình về thực hiện Nghị quyết15/NQ-TU ngày 13/7/2009 của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Ninh Bình về pháttriển du lịch đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030

Trang 3

- Quyết định số 569/QĐ-UBND ngày 18/8/2011 của UBND tỉnh về việc điềuchỉnh nhiệm vụ và dự toán kinh phí thực hiện Kế hoạch số 07/KH-UBND tỉnh.

- Quyết định số 800/QĐ-TTg ngày 04/6/2010 của Thủ tướng Chính phủ

về phê duyệt chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới giaiđoạn năm 2010 - 2020

- Nghị quyết số 15/NQ-HĐND tỉnh Ninh Bình ngày 12/8/2011 về việcthông qua quy hoạch phát triển kinh tế xã hội tỉnh Ninh Bình đến năm 2020.Theo các Nghị định số 92/2006/NĐ-CP ngày 07/9/2006, số 04/2008/NĐ-CPngày 11/02/2008 của Chính phủ về lập, phê duyệt và quản lý quy hoạch tổng thểphát triển kinh tế - xã hội

- Quyết định số 35/QĐ-UBND ngày 10/01/2011 của UBND tỉnh NinhBình về việc ban hành chương trình công tác năm 2011

- Quyết định số 874/QĐ-UBND ngày 23/11/2011 của UBND tỉnh NinhBình về việc phê duyệt đề cương, dự toán lập quy hoạch phát triển nghề, làngnghề kết hợp với phục vụ du lịch tỉnh Ninh Bình đến năm 2020, định hướng đếnnăm 2030

- Niên giám thống kê của Tổng Cục thống kê; Niên giám thống kê củatỉnh Ninh Bình năm 2010

- Kết quả nghiên cứu một số quy hoạch ngành của tỉnh

2 Căn cứ khoa học:

- Phương hướng phát triển kinh tế xã hội tỉnh Ninh Bình đến năm 2020

- Quy hoạch phát triển làng nghề nông thôn đến năm 2015 và định hướngđến năm 2020 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn

- Quy hoạch phát triển giao thông vận tải tỉnh Ninh Bình đến năm 2010 (2011)

- Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch tỉnh Ninh Bình đến năm 2010 vàđịnh hướng năm 2015 (12/2007)

- Quy hoạch tổng thể phát triển thương mại tỉnh Ninh Bình đến năm 2020(5/2008)

- Dự án rà soát quy hoạch ngành nghề nông thôn tỉnh Ninh Bình đến năm

2010, tầm nhìn 2015 (12/2008)

IV KẾT CẤU QUY HOẠCH

Quy hoạch phát triển nghề, làng nghề kết hợp với phục vụ du lịch tỉnhNinh Bình đến năm 2020, định hướng đến năm 2030 gồm các phần sau:

1 Phần thuyết minh:

- Phần thứ nhất: Đánh giá hiện trạng nghề, làng nghề tỉnh Ninh Bình.

- Phần thứ hai: Quy hoạch phát triển nghề, làng nghề tỉnh Ninh Bình đến

năm 2020, định hướng đến năm 2030

- Phần thứ ba: Các giải pháp chủ yếu để phát triển nghề, làng nghề tỉnh

Ninh Bình đến năm 2020, định hướng đến năm 2030

- Phần thứ tư: Kết luận và kiến nghị.

(Kèm theo các phụ biểu)

2 Phần bản đồ:

- Bản đồ hiện trạng tỷ lệ 1:50.000

- Bản đồ quy hoạch tỷ lệ 1:50.000

Trang 4

PHẦN THỨ NHẤT ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG NGHỀ, LÀNG NGHỀ TỈNH NINH BÌNH

I HIỆN TRẠNG PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI TỈNH NINH BÌNH.

1 Vị trí của tỉnh Ninh Bình so với các tỉnh Đồng bằng sông Hồng và cả nước.

1.1 So với các tỉnh Đồng bằng sông Hồng.

Ninh Bình nằm trong 10 tỉnh, thành phố của Đồng bằng sông Hồng, có vịtrí quan trọng trong phát triển kinh tế - xã hội chung của vùng Căn cứ Quyếtđịnh số 191/2006/QĐ-TTg ngày 17/8/2006 của Thủ tướng Chính phủ về triểnkhai thực hiện Nghị quyết số 54-NQ/TW ngày 14/9/2005 của Bộ Chính trị vềphát triển kinh tế - xã hội vùng Đồng bằng sông Hồng đã phân tích, đánh giá cácnguồn lực và điều kiện phát triển để vùng Đồng bằng sông Hồng đi đầu trongcông nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước Với mục tiêu phát triển kinh tế xã hộivùng Đồng bằng sông Hồng như sau:

Tổng sản phẩm quốc nội của Vùng (GDP) tăng bình quân khoảng từ 11 12%/năm giai đoạn 2006 - 2010 và khoảng 11%/năm giai đoạn 2011 - 2020;đóng góp khoảng từ 23 - 24% vào năm 2010 và khoảng từ 26 - 27% trong tổngGDP cả nước vào năm 2020

Tỷ lệ hộ nghèo giảm bình quân hàng năm 2%

- Giá trị xuất khẩu hàng năm tăng bình quân trên 18%, chiếm trên 20%tổng giá trị xuất khẩu của cả nước năm 2010

- Mức thu ngân sách tăng bình quân 17%/năm

- Tỷ lệ lao động qua đào tạo đạt trên 55% năm 2010 và trên 80% vào năm

2020 Giảm tỷ lệ lao động không có việc làm xuống 6,5% năm 2010 và tiếp tụckiểm soát ở mức 4%

- Tốc độ đổi mới công nghệ bình quân mỗi năm đạt 20%

- Bảo vệ môi trường và phát triển bền vững

Ninh Bình là một tỉnh có diện tích chiếm 9,28%; dân số chiếm 4,56% sovới vùng Đồng bằng sông Hồng Có tiềm năng về nguồn lực, có vị trí địa lý thuậnlợi để phát triển kinh tế - xã hội ở khu vực phía Nam vùng Đồng bằng sông Hồng

Năm 2010 là năm cuối thực hiện kế hoạch kinh tế xã hội 5 năm (2006 2010) Mặc dù nằm trong thời kỳ ảnh hưởng của khủng hoảng tài chính và kinh

-tế toàn cầu song tỉnh Ninh Bình vẫn duy trì được tốc độ tăng trưởng kinh -tế cao.Năm 2010 GDP của tỉnh tăng 16% cao hơn tốc độ tăng GDP của Đồng bằngsông Hồng (12,5%) và các Thành phố Hà Nội, Hải Phòng (11%), tỉnh HảiDương (10,1%), Hưng Yên (12,1%), Hà Nam, Thái Bình (14%), Nam Định(10,5%) Song thấp hơn Vĩnh Phúc (21,7%), Bắc Ninh (17,95%)

Cơ cấu kinh tế Nông nghiệp - Công nghiệp, xây dựng - Dịch vụ của tỉnhlà: 16,50% - 47,69% - 35,81%; Tỷ trọng ngành Công nghiệp, xây dựng chiếm47,69% tăng khá so với các tỉnh Đồng bằng sông Hồng là 43,72%

GDP Bình quân đầu người của tỉnh năm 2010 đạt 21,62 triệu đồng, cònthấp hơn so với các tỉnh Đồng bằng sông Hồng (25,83 triệu đồng), song cao hơn

Trang 5

các tỉnh Hải Dương, Hưng Yên, Hà Nam, Nam Định, Thái Bình (chỉ đạt 14 - 19triệu đồng).

Kim ngạch xuất khẩu của tỉnh Ninh Bình năm 2010 đạt 89,2 triệu USD tăng31,37% so với năm 2009, song đạt thấp so với vùng Đồng bằng sông Hồng (15,4 tỷUSD)

Năm 2010 tốc độ tăng giá trị sản xuất công nghiệp của tỉnh Ninh Bình là19% so với năm 2009 và đạt khá so với các tỉnh Đồng bằng sông Hồng là15,8% Một số tỉnh tăng cao như Bắc Ninh (39,3%), Hà Nam (24,2%), TháiBình (26,9%) Các tỉnh khác chỉ tăng từ 12 - 18% so với năm 2009

Tóm lại Ninh Bình là tỉnh có đà tăng trưởng kinh tế cao, có sự chuyểndịch cơ cấu kinh tế theo hướng tích cực là sản xuất Công nghiệp, xây dựng Tốc

độ tăng giá trị sản xuất công nghiệp nhanh vì vậy GDP bình quân đầu ngườiđạt khá so với các tỉnh Đồng bằng sông Hồng Tuy nhiên so với Nghị quyết54/NQ-TW của Bộ Chính trị, một số chỉ tiêu của tỉnh đạt thấp như tỷ lệ lao độngqua đào tạo, tốc độ đổi mới công nghệ

Một số chỉ tiêu kinh tế chủ yếu của tỉnh Ninh Bình so với các tỉnh Đồngbằng sông Hồng năm 2010 (Xem biểu Phụ lục số 1 kèm theo)

1.2 So với cả nước.

Tốc độ tăng trưởng bình quân GDP giai đoạn 2006 - 2010 của tỉnh NinhBình là 16,8% trong khi cả nước đạt 7% Tốc độ chuyển dịch cơ cấu kinh tế theohướng Công nghiệp, xây dựng đạt 47,69% có tốc độ nhanh hơn cả nước(41,10%) GDP bình quân đầu người của tỉnh Ninh Bình năm 2010 đạt 21,62triệu đồng, trong khi cả nước là 22,79 triệu đồng Thu ngân sách nhà nước trênđịa bàn bình quân đầu người của tỉnh Ninh Bình đạt 3,38 triệu đồng, bằng 66,5%

so với cả nước Tỷ lệ lao động qua đào tạo nghề của tỉnh Ninh Bình đạt khá là28%, cả nước 20% Tỷ lệ đói nghèo theo tiêu chuẩn quốc gia của tỉnh Ninh Bình

là 12,4%, thấp hơn so với cả nước là 14,2%

Một số chỉ tiêu về thu nhập bình quân đầu người, kim ngạch xuất khẩu, thungân sách trên địa bàn, giá trị sản xuất công nghiệp còn hạn chế so với cả nước

Biểu 1: Tốc độ tăng trưởng của Ninh Bình so với cả nước năm 2010

1 Tốc độ tăng trưởng bình quân GDP(2006 - 2010) % 16,8 7

2 Cơ cấu GDP

3 Giá trị sản xuất công nghiệp Tỷ đồng 8.876,2 808.745,4

4 Thu nhập bình quân/người Triệu đồng 21,62 22,79

Trang 6

7 Tỷ lệ lao động qua đào tạo nghề % 28 20

8 Tỷ lệ đói nghèo theo tiêu chuẩn QG % 12,4 14,2

(Nguồn: Niên giám Tổng cục Thống kê, Cục thống kê Ninh Bình năm 2010)

2 Hiện trạng dân số, lao động và cơ cấu lao động

2.1 Dân số và lực lượng lao động.

Năm 2010 dân số tỉnh Ninh Bình là 900.620 người, tăng 0,11% so vớinăm 2009, trong đó nam có 447.867 người chiếm 49,73%, nữ có 452.753 ngườichiếm 50,27% Dân số ở thành thị chiếm 18,99%, nông thôn 81,01% Từ năm

2001 - 2010 tỷ lệ tăng dân số tự nhiên nhỏ dưới 1,0%/năm và tỷ lệ sinh giảmtrung bình 0,12‰/năm Dân số của tỉnh phát triển khá cả về số và chất lượng,dân số dưới 25 tuổi chiếm tỷ lệ cao Nguồn nhân lực “dân số vàng” tạo điều kiệncho phát triển kinh tế xã hội nhanh và bền vững Năm 2010 tổng số lao độngđang làm việc tại các ngành kinh tế là 514,4 nghìn người Giai đoạn 2006 - 2010trung bình hàng năm giải quyết được từ 15.000 - 18.000 người có việc làm Cơcấu lao động có sự thay đổi Tỷ trọng thu hút lao động vào các khu vực Côngnghiệp, xây dựng và Dịch vụ tăng, lao động trong ngành Nông - lâm - thủy sảngiảm Năm 2007 cơ cấu lao động trong ngành Công nghiệp - xây dựng chiếm38,95%, Nông - lâm - thủy sản chiếm 27,29% Dịch vụ chiếm 33,76% Đến năm

2010 Công nghiệp - xây dựng là 47,69%, Nông - lâm - thủy sản chiếm 16,50%,Dịch vụ chiếm 35,81% Tỷ lệ thất nghiệp ở thành thị giảm từ 3,9% năm 2006đến nay còn 3,6%

Theo số liệu điều tra, cơ cấu số hộ, số lao động trong các làng có nghề có

sự thay đổi Năm 2008 số hộ thuần nông chiếm tỷ lệ 58,85% đến năm 2011 còn55% Số hộ sản xuất công nghiệp TTCN năm 2008 là 41,15%, đến năm 2011 là44,95% Số lao động thuần nông giảm dần, năm 2008 lao động thuần nôngchiếm 56,41%, năm 2011 còn 54,16% Số lao động sản xuất công nghiệp -TTCN năm 2008 chiếm 43,59%, năm 2011 45,84%

Hiện nay Ninh Bình đang trong thời kỳ đô thị hóa đặc biệt là thành phốNinh Bình, Thị xã Tam Điệp, các thị trấn Phát Diệm, Nho Quan, Thiên Tôn Năm 2008 tỷ lệ đô thị hóa của tỉnh là 16,9%, tuy nhiên so với cả nước đô thị hóacòn chậm (vùng Đồng bằng sông Hồng 27,3%, cả nước 28,1%)

2.2 Dạy nghề, đào tạo nghề.

Hiện nay, trên địa bàn tỉnh có 53 cơ sở dạy nghề trong đó có 05 trườngdạy nghề của của Trung ương (03 trường Cao Đẳng: Trường cao đẳng nghềLilama1 trực thuộc Tổng công ty lắp máy Việt Nam, Trường cao đẳng nghề Cơgiới Ninh Bình, Trường Cao đẳng nghề cơ điện xây dựng Việt Xô trực thuộc BộNông nghiệp và phát triển Nông thôn, 02 trường trung cấp nghề số 13 và số 14trực thuộc Bộ Quốc Phòng); Có 02 Trường Trung cấp nghề công lập của tỉnh(Trường Trung cấp nghề Nho Quan trực thuộc Sở Lao động TB&XH TrườngTrung cấp nghề Liên đoàn Lao động trực thuộc Liên đoàn lao động tỉnh) và 03trường tư thục (Trung cấp nghề Thành Nam, Trường Trung cấp nghề Việt Can

và trường trung cấp nghề tư thục xây dựng mỹ thuật cơ khí Thanh Bình) Còn lại

Trang 7

là 27 trung tâm dạy nghề và 16 cơ sở dạy nghề, với 1.758 giáo viên Hàng nămbình quân mỗi năm tỉnh Ninh Bình đào tạo được từ 15.000 - 17.000 người, trong

đó có 4.000 - 5.000 con em là người Ninh Bình được tuyển sinh vào đào tạo dàihạn của các trường của Trung ương đóng trên địa bàn, 6.000 - 8.000 người là laođộng nông thôn, lao động thuộc các xã nghèo được đào tạo theo Đề án số15/ĐA-UBND, Đề án 08/ĐA-UBND và Đề án 10/ĐA-UBND của tỉnh theochương trình mục tiêu quốc gia, 4.000 - 5.000 người được dạy nghề ngắn hạndưới hình thức truyền nghề, chuyển giao kỹ thuật tại các cơ sở sản xuất kinhdoanh, các làng nghề và các HTX trên địa bàn tỉnh…

Các trường đã đào tạo nguồn nhân lực cung cấp cho các doanh nghiệpthuộc các khu, cụm công nghiệp, các làng nghề tạo ra một lớp công nhân cótrình độ kỹ thuật, trong đó có nhiều công nhân làm việc ở các làng nghề Cáctrung tâm dạy nghề không chỉ đào tạo nghề mà còn trực tiếp, gián tiếp tạo việclàm và giới thiệu việc làm ở các làng nghề Nhiều gia đình đã quan tâm trongviệc truyền nghề cho hộ, ngoài ra còn huy động các tổ chức cá nhân tham giađào tạo theo phương thức truyền nghề, bồi dưỡng, tập huấn đào tạo nghề ngắn,dài hạn Trên cơ sở đó đã nâng cao kiến thức và tay nghề, tăng năng suất laođộng, chất lượng sản phẩm, tạo việc làm phù hợp cho người nông dân

Tuy nhiên việc dạy nghề, đào tạo nghề, truyền nghề chưa đáp ứng nhu cầulao động cho các làng nghề trên địa bàn tỉnh

2.3 Trình độ lao động.

Tỉnh đã huy động mọi nguồn lực xã hội cho phát triển giáo dục, kết quả là

đã đạt chuẩn quốc gia phổ cập Trung học cơ sở năm 2002, đạt chuẩn quốc giaphổ cập tiểu học đúng độ tuổi năm 2003 Tỷ lệ trường chuẩn quốc gia mầm non

và tiểu học xếp thứ 3 toàn quốc Tỷ lệ thi đỗ tốt nghiệp PTTH và trúng tuyểnvào các trường Đại học, Cao đẳng trong những năm gần đây luôn đứng ở tốp 10tỉnh, thành phố dẫn đầu cả nước Hiện nay toàn tỉnh có 24,7%, dân số đang đihọc trong các cấp học, các trường đại học, cao đẳng, trung cấp chuyên nghiệp và

cơ sở dạy nghề Ở các làng nghề từ năm 2005 - 2011, số người được đào tạonghề và đào tạo năng lực quản lý từ chương trình khuyến công là 13.650 người,bình quân hàng năm là gần 2.000 người

Nguồn nhân lực trong các làng nghề chủ yếu là lao động trẻ có khả năngthích ứng với cơ chế thị trường Tuy nhiên cơ sở vật chất kỹ thuật và đội ngũgiáo viên tại các trường dạy nghề chưa đáp ứng yêu cầu sử dụng lao động nênchất lượng nguồn lao động chưa cao, các chủ cơ sở sản xuất và chủ doanhnghiệp chưa qua đào tạo nghiệp vụ quản lý và chuyên môn kỹ thuật chiếm 70%,nên hạn chế trong việc hoạch định chiến lược phát triển của các doanh nghiệp

3 Tình hình tăng trưởng và phát triển các ngành kinh tế của tỉnh.

3.1 Tốc độ tăng trưởng kinh tế của các ngành.

Từ đầu năm 2009 do khủng hoảng tài chính toàn cầu, song tốc độ tăngtrưởng kinh tế của tỉnh Ninh Bình vẫn tăng qua các năm Năm 2006 tốc độ tăngtrưởng 12,6%, năm 2007 tăng 14,9%, năm 2008 tăng 18,95%, đến năm 2009tăng chậm còn 15,39%, năm 2010 có chiều hướng tăng lấy lại đà tăng trưởng đạt

Trang 8

16,04% Theo đó nhịp độ tăng giá trị sản xuất công nghiệp và nông nghiệp cũngchậm lại Năm 2008 nhịp độ tăng giá trị sản xuất công nghiệp là 47,7%, năm

2009 là 23,7% và năm 2010 là 19% Nhịp độ tăng giá trị sản xuất nông nghiệpnăm 2008 3,8%, năm 2009 3,4% và năm 2010 là 4,6%

Tổng vốn đầu tư phát triển toàn xã hội tăng Năm 2006 là 4.396 tỷ đồng,đến năm 2010 đạt 19.230 tỷ đồng tăng gần 5 lần Trong đó nguồn vốn đầu tư từnhà nước bằng 27,2%, nguồn vốn đầu tư từ khu vực dân cư và doanh nghiệpchiếm 51,07% tổng vốn đầu tư xã hội

Tổng mức bán lẻ hàng hóa và dịch vụ tăng qua các năm, năm 2006 đạt3.795,3 tỷ đồng, đến năm 20 10 đạt 10.200 tỷ đồng, tăng 2,6 lần

Mặc dù thị trường thế giới giảm sút do khủng hoảng kinh tế song giá trịxuất khẩu của tỉnh vẫn tăng qua các năm Năm 2006 đạt 25,9 triệu USD, năm

2008 đạt 48,2 triệu USD, đến năm 2010 đạt 89,2 triệu USD

Tổng lượng khách du lịch đến Ninh Bình ngày càng tăng Năm 2006 có1,25 triệu lượt người, đến năm 2010 đạt 3,3 triệu lượt người tăng 1,5 lần

Thu ngân sách nhà nước trên địa bàn tỉnh tăng qua các năm Năm 2006đạt 879,6 tỷ đồng Năm 2008 đạt 2.002,3 tỷ đồng, năm 2010 là 3.046,8 tỷ đồng

Do kinh tế phát triển nên thu nhập bình quân đầu người của tỉnh được cảithiện từ 6,54 triệu đồng/người năm 2006 lên 21,92 triệu đồng/người năm 2010

3.2 Xu hướng chuyển dịch cơ cấu kinh tế.

Cơ cấu kinh tế của tỉnh chuyển dịch tăng tỷ trọng Công nghiệp, xây dựng

và Dịch vụ, giảm dần về Nông, lâm, thủy sản Năm 2006 cơ cấu kinh tế là: Nông

- lâm - thủy sản, Công nghiệp - xây dựng, Dịch vụ (27,53% - 38,63% - 33,89%).Năm 2010 chuyển dịch tương ứng là 16,5% - 47,7% - 35,8%

Biểu 2: Một số chỉ tiêu kinh tế chủ yếu của tỉnh Ninh Bình đến năm 2010

TT Chỉ tiêu Đơn vị Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010

3 Nhịp độ tăng giá trị SXCông nghiệp % - 15,9 47,7 23,7 19

4 Nhịp độ tăng giá trị SXNông nghiệp % 9 4,7 3,8 3,4 4,6

5 Tổng vốn đầu tư xã hội Tỷ

đồng 4.396,41 5.436,71 7.453,98 16.447,2 19.290,556

Tổng mức bán lẻ hàng

hóa và doanh thu dịch

vụ tiêu dùng

Tỷđồng 3.795,3 4.848,0 6.645,1 8.232,7 10.493,0

7 Kim ngạch xuất khẩu Triệu 25,93 34,78 48,22 67,90 89,21

Trang 9

8 Tổng khách du lịch

- Quốc tế

1000lượt

1.256,99375,02

1.517503,11

1.899567

2.388812

3.316699

9 Thu ngân sách nhà

nước

Tỷđồng 879,6 1.384,3 2.002,5 2.652,7 3.046,8

10 Thu nhập bình quân

đầu người

Triệu

(Nguồn: Niên giám thống kê Ninh Bình năm 2010)

4 Kết cấu hạ tầng phục vụ phát triển công nghiệp - TTCN

4.1 Mạng lưới giao thông

- Hệ thống đường bộ: Mạng lưới giao thông của tỉnh phát triển đồng bộ từ

vùng đồng bằng đến vùng đồi núi và ven biển Từ trung tâm thành phố đến thị

xã, các huyện và các xã trong tỉnh Với 04 tuyến Quốc lộ, 19 tuyến Tỉnh lộ, cáctuyến liên tỉnh, huyện có tổng chiều dài 566,9km và 911,5km đường liên xã;Đường giao thông nông thôn có 367 tuyến với 1.338km trong đó có 95% đãđược cứng hóa mặt đường Ô tô đã đến trung tâm các xã và làng nghề Đặc biệtđường cao tốc Hà Nội - Ninh Bình đã đưa vào sử dụng

- Đường thủy: Hệ thống đường thủy Ninh Bình có 22 sông, kênh với

chiều dài 387,3km trong đó do Trung ương quản lý với chiều dài 156,5km baogồm: sông Đáy, Vạc, Hoàng Long, Yên Mô (kênh nhà Lê) Hệ thống sông do địaphương quản lý bao gồm 18 sông với tổng chiều dài 221,8km Hệ thống sông đãtạo điều kiện cho việc vận chuyển, lưu thông hàng hóa giữa các thành phố, thị

xã, huyện, xã trong và ngoài tỉnh Trên địa bàn tỉnh có 3 cảng là cảng Ninh Bình,cảng Ninh Phúc, cảng K3 (nhà máy điện) có tổng diện tích mặt bằng 13,58km2với năng lực bốc xếp khoảng 3 triệu tấn/năm và hàng loạt các bến xếp dỡ hànghóa đường sông như các bến Nho Quan, Đế, Gia Thanh, Hệ Dưỡng,

- Đường sắt: Tuyến đường sắt Bắc - Nam qua địa phận Ninh Bình với

chiều dài 19km có 4 ga: Ninh Bình, Cầu Yên, Ghềnh, Đồng Giao Ngoài ra cònnhánh nối vào cảng Ninh Bình (1km) và nhánh nối từ Cầu Yên đến Hệ Dưỡng

Nhìn chung mạng lưới giao thông của tỉnh phát triển khá, đã tạo điều kiệncho lưu thông vận chuyển hành khách, hàng hóa (nguyên vật liệu, nông sản thựcphẩm, gỗ, tre, nứa, đá, cói ) để sản xuất và tiêu thụ sản phẩm trong nước vàxuất khẩu đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế trong đó có làng nghề

4.2 Hệ thống cung cấp điện

Nguồn điện cấp cho tỉnh Ninh Bình lấy từ nhà máy điện Ninh Bình cấpđiện áp 35 kV, tổng công suất 100MW qua 9 trạm trung gian 35/10kV, tổngdung lượng 34.400 kVA và từ trạm điện 220kV thông qua 8 trạm 110kV đồngthời đang hoàn thiện mạng lưới điện theo quy hoạch Lưới điện nông thôn đãphủ kín 100% số xã trên địa bàn

Nhìn chung công suất điện đã cơ bản đáp ứng cho nhu cầu sản xuất côngnghiệp - TTCN và sinh hoạt của nhân dân Điện đã cung cấp đến các khu, cụmcông nghiệp, các tuyến, điểm du lịch và làng nghề Tuy nhiên hiện nay tình trạng

Trang 10

thiếu điện cho sản xuất và sinh hoạt vẫn xảy ra Hệ thống đường dây tải điệnxuống cấp chưa được cải tạo nâng cấp, tỷ lệ tổn thất điện năng lớn Việc tổ chứcquản lý bán điện nông thôn còn yếu nên ảnh hưởng đến chất lượng sản xuất củalàng nghề

4.3 Hệ thống cấp thoát nước.

Hiện nay hệ thống cấp nước sạch của tỉnh có 2 nhà máy nước công suấtlớn: Nhà máy nước Ninh Bình (20.000 m3/ngày đêm), nhà máy nước Tam Điệp(12.000 m3/ngày đêm) Một số nhà máy nước có công suất 2.000 m3/ngày đêmtại các thị trấn Đến năm 2010 90% dân số thành thị được sử dụng nước sạch.Tuy nhiên việc cung cấp nước sạch hạn chế, tỷ lệ thất thoát nước từ 20 - 30% Ởnông thôn có 67 công trình cấp thoát nước tập trung nên tỷ lệ dân được sử dụngnước sạch chiếm 80% (trong đó 28% dân số được dùng nước sạch từ công trìnhtập trung, 52% dùng nước sạch từ các công trình giếng khoan, giếng đào, bểnước mưa )

Tuy nhiên chất lượng nước ở nông thôn, vùng núi, bãi ngang chưa được bảo đảm

Hệ thống thoát nước cơ bản đã hoàn chỉnh, một số trạm bơm đang đượcxây dựng và nâng cấp để nâng cao năng lực tiêu thoát nước cho thành phố NinhBình và một số huyện nhằm khắc phục tình trạng ngập úng khi có mưa lũ

Hạ tầng du lịch đã được quan tâm đầu tư, đến năm 2010 tỉnh Ninh Bình có

87 khách sạn, trong đó có 5 khách sạn 3 sao, 49 cơ sở, nhà hàng phục vụ du lịch.Gần đây tỉnh đang tập trung xây dựng và nâng cấp 7 không gian du lịch của tỉnh đểđưa du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn Lượt khách du lịch đến Ninh Bìnhngày càng tăng, năm 2010 đạt trên 3 triệu lượt người, doanh thu đạt 559 tỷ đồng

Ninh Bình có nhiều ngành nghề truyền thống như: thêu ren, chế biến cói,chế tác đá, gỗ mỹ nghệ, mây tre đan, chế biến nông sản thực phẩm lại nằm trêncác tuyến du lịch của tỉnh Các làng nghề sẽ là điểm đến của khách du lịch tìmhiểu các nghề truyền thống gắn với lịch sử lâu đời của làng nghề Thông qua cácsản phẩm tinh sảo được chế tác khéo léo bằng thủ công mang phong cách riêngcủa từng làng nghề đã góp phần củng cố và phát huy giá trị truyền thống đối với

du khách trong và ngoài nước, hỗ trợ đắc lực và nâng cao giá trị cho các tuyến,tour du lịch của tỉnh

Trang 11

II ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG NGHỀ VÀ LÀNG NGHỀ TỈNH NINH BÌNH.

Tiêu chí để được công nhận làng nghề như sau:

- Có tối thiểu 30% tổng số hộ trên địa bàn tham gia các hoạt động ngànhnghề nông thôn

- Hoạt động sản xuất kinh doanh ổn định tối thiểu 2 năm tính đến thờiđiểm đề nghị công nhận

- Chấp hành tốt chính sách pháp luật của Nhà nước

* Làng nghề truyền thống: Là làng nghề có nghề truyền thống Làng nghềtruyền thống phải đạt tiêu chí làng nghề và có ít nhất 1 nghề truyền thống theoquy định tại thông tư số 116/2006, TT-BNN Đối với những làng chưa đạt tốithiểu 30% tổng số hộ và 2 năm sản xuất kinh doanh làng nghề ổn định nhưng có

ít nhất 1 nghề truyền thống được công nhận theo quy định của thông tư116/2006, TT - BNN thì cũng được công nhận làng nghề truyền thống

* Làng nghề mới: Là làng nghề được hình thành cùng với sự phát triểncủa nền kinh tế, chủ yếu do sự lan toả của làng nghề truyền thống, có nhữngđiều kiện nhất định để hình thành và phát triển

* Nghề truyền thống: Là nghề được hình thành từ lâu đời, tạo ra sản phẩmđộc đáo có tính riêng biệt, được lưu truyền và phát triển đến ngày nay hoặc cónguy cơ bị mai một, thất truyền Nghề được công nhận là nghề truyền thống phảiđạt 3 tiêu chí sau:

- Nghề đã xuất hiện tại địa phương từ 50 năm tính đến thời điểm công nhận

- Nghề tạo ra những sản phẩm mang bản sắc văn hoá dân tộc

- Nghề gắn với tên tuổi của 1 hay nhiều nghệ nhân hoặc tên tuổi làng nghề

* Làng có nghề: Là làng được hình thành cùng với sự phát triển của nềnkinh tế chủ yếu do sự lan toả của làng nghề truyền thống, có những điều kiệnthuận lợi để phát triển Trong đó làng có số hộ, số lao động sản xuất công nghiệptiểu thủ công nghiệp ít nhất từ 10% trở lên

Trang 12

+ Nghề kỹ thuật đơn giản (đan, lát, chế biến LTTP ).

+ Nghề kỹ thuật phức tạp (kim hoàn, gốm sứ, đúc đồng, chạm khảm )

* Phân loại làng nghề

Có nhiều cách phân loại làng nghề như:

- Theo lịch sử hình thành và phát triển: làng nghề truyền thống, làng nghềmới, làng nghề phục vụ du lịch

- Theo ngành nghề sản xuất kinh doanh: làng nghề TTCN, làng nghề cơkhí chế tác, làng nghề dịch vụ

- Theo quy mô làng nghề: làng nghề quy mô lớn, làng nghề quy mô nhỏ

- Theo loại hình kinh doanh của làng nghề: làng nghề chuyên doanh, làngnghề kinh doanh tổng hợp

- Theo tính chất hoạt động sản xuất kinh doanh làng nghề: các làng nghềvừa sản xuất nông nghiệp, vừa sản xuất kinh doanh các ngành nghề phi nôngnghiệp Các làng nghề thủ công chuyên nghiệp Các làng nghề sản xuất hàngxuất khẩu

Các khái niệm về phân loại nghề, làng nghề trên đây làm cơ sở để tỉnhban hành các chính sách công nhận làng nghề, làng nghề truyền thống

2 Đánh giá hiện trạng nghề, làng nghề.

2.1 Tình hình phát triển các ngành nghề TTCN chủ yếu.

Theo kết quả điều tra của tổ chức Jica (Nhật Bản) hiện nay cả nước có 52nghề thủ công truyền thống, trong đó tỉnh Ninh Bình có 8 nghề chiếm 15,6%nghề truyền thống của cả nước Dựa trên các yếu tố tương đồng về ngành nghềsản xuất, các đặc trưng của sản phẩm làng nghề Ninh Bình và qua kết quả điềutra chia ra 10 nhóm ngành, nghề chính như sau:

1) Ngành nghề chế tác đá mỹ nghệ:

Nghề chế tác đá mỹ nghệ có truyền thống lịch sử trên 500 năm Nguyênliệu chính là đá Nghề tập trung chủ yếu ở xã Ninh Vân (Hoa Lư) Hầu hết cácthôn trong xã làm nghề chế tác đá mỹ nghệ với bàn tay khéo léo của người thợ

đã tạo ra những sản phẩm có giá trị nghệ thuật cao được chạm khắc tinh tế, sốngđộng, tao nhã, uyển chuyển như công trình cột đá Bích Động, 500 tượng La Hánchùa Bái Đính Ngoài ra là các mặt hàng tượng đá như: voi, nghê, rồng, sư tử,chim thú, chậu hoa, bàn, ghế, sập, hương án, ngai, cầu, cổng, mộ đá… với hoavăn trang trí độc đáo để phục vụ cho các đình chùa Đến nay nghề đá mỹ nghệ

có 13 làng với 1.548 hộ và 3.333 lao động Tổng giá trị sản xuất 230,8 tỷ đồng

(giá thực tế năm 2010) Thu nhập bình quân 24,73 triệu đồng/người/năm Tỉnh

đã công nhận 5 làng nghề với 371 hộ, 1.794 lao động Giá trị sản xuất 120 tỷđồng, thu nhập bình quân 34,15 triệu đồng/người/năm

Nghề chế tác đá mỹ nghệ đã giải quyết công ăn việc làm cho người laođộng và thu hút số lao động ở nơi khác đến làm việc Sản phẩm đá mỹ nghệ chủyếu phục vụ nhu cầu trong tỉnh và các tỉnh lân cận

Trang 13

Biểu 3: Tổng hợp số liệu nghề chế tác đá mỹ nghệ năm 2011

STT thị xã, thành phố Huyện,

Số lượng

Số hộ (hộ)

Số lao động (người)

Giá trị (Tỷ đồng)

Thu nhập BQ (Tr đ)

Làng có nghề

Làng nghề

( Nguồn khảo sát thực tế tỉnh Ninh Bình năm 2011 )

Sản phẩm đá mỹ nghệ đã có mặt ở khắp mọi miền đất nước và đã xuấtkhẩu sang một số nước như Lào, Campuchia, Đông Âu và Hoa Kỳ (chủ yếu làcác sản phẩm phục vụ cho xây dựng đình, chùa, ) do kích thước lớn, chưa cónhững sản phẩm nhỏ đáp ứng nhu cầu tham quan mua sắm của khách du lịch

2) Ngành nghề chế biến cói.

Ninh Bình có vùng ven biển và biển thuộc các huyện Kim Sơn, YênKhánh, một phần Yên Mô với tài nguyên đa dạng, phong phú đã tạo ra vùngnguyên liệu cói Nghề chế biến cói xuất hiện ở Kim Sơn gần 2 thế kỷ, là 1 trongnhững nghề truyền thống có bề dày lịch sử từ lâu đời, là nghề đặc trưng mũinhọn của tỉnh Nguyên liệu chính là cói với bàn tay khéo léo của con người đãtạo ra những sản phẩm mẫu mã, kiểu dáng đủ loại như: chiếu, thảm cói, mũ, làn,túi, hộp các loại, cốc, chén… Nghề chế biến cói tập trung chủ yếu ở huyện KimSơn với một số xã như Thượng Kiệm, Kim Chính, Đồng Hướng, Yên Mật vàcác xã Khánh Hồng, Khánh Nhạc, Khánh Mậu (Yên Khánh), các xã Yên Lâm.Yên Từ, Yên Mạc (Yên Mô)… chiếm 99% số hộ sản xuất cói toàn tỉnh Đếnnăm 2011 tỉnh có 117 làng thu hút 13.664 hộ với 28.774 lao động, giá trị sảnxuất đạt 1.305 tỷ đồng, thu nhập bình quân 21,83 triệu đồng/người/năm Trong

đó tỉnh đã công nhận 33 làng nghề (riêng huyện Kim Sơn 23 làng) đã thu hút7.678 hộ, 15.835 lao động, đạt giá trị sản xuất 856 tỷ đồng, thu nhập bình quân23,33 triệu đồng/người/năm

Sản phẩm cói chủ yếu để xuất khẩu sang các nước Đông Âu, Asean,Nhật… có giá trị xuất khẩu chiếm tới 60% so tổng giá trị xuất khẩu các mặthàng thủ công mỹ nghệ

Biểu 4: Tổng hợp số liệu nghề chế biến cói năm 2011

STT thị xã, thành phố Huyện,

Số lượng

Số hộ (hộ)

Số lao động (người)

Giá trị (Tỷ đồng)

Thu nhập BQ (Tr đ)

Làng có nghề

Làng nghề

Trang 14

3 H Yên Mô 38 5 3.490 6.814 285 21,93

(Nguồn khảo sát thực tế tỉnh Ninh Bình năm 2011)

Tuy nhiên diện tích và sản lượng cói có xu hướng giảm dần Sản lượngcói chỉ đáp ứng 30 - 40% tổng nguyên liệu cói cần dùng Đến nay diện tích trồngcói 2 vụ của tỉnh là 395 ha (huyện Kim Sơn 383ha, Yên Mô 12ha) Do đầu tư hỗtrợ về giống và khôi phục ruộng cói nên năng suất cói trung bình đạt 80,5 tạ/ha.Song cói Kim Sơn ngắn, giòn, chưa đáp ứng về yêu cầu chất lượng Hiện tại giá1kg cói chẻ tại huyện Kim Sơn là 35.000 đồng/kg

Nhìn chung sản phẩm cói của làng nghề chưa đạt đến trình độ tinh hoa về

kỹ, mỹ thuật và mẫu mã sản phẩm nhưng lại là sản phẩm có tiềm năng về xuấtkhẩu và phục vụ khách du lịch với sản phẩm đặc trưng của vùng biển Kim Sơngắn với Nhà thờ đá Phát Diệm nổi tiếng

3) Ngành nghề thêu, ren.

Thêu ren là nghề có từ lâu đời cách đây trên 700 năm Tương truyền vàonăm 1285 khi vua cha Trần Thái Tông tròn 40 tuổi, nhường ngôi cho con lênlàm Thái Thượng Hoàng để về vùng núi Vũ Lâm tu hành (xã Ninh Hải - HoaLư), bà Trần Thị Dung là vợ Thái sư Trần Thủ Độ theo triều đình nhà Trần vềđây đã truyền dạy cho nhân dân thôn Văn Lâm làm nghề thêu Nguyên liệuchính của nghề thêu ren là vải, chỉ thêu màu các loại và khung thêu với bàn taykhéo léo, đôi mắt tinh tường và sự cần cù của người lao động đã tạo nên nhữngtác phẩm nghệ thuật như những bức tranh thêu, đăng ten, rèm the, chăn, gối,khăn trải bàn, tranh ảnh, đồ dùng sinh hoạt hàng ngày Đường nét thêu ren rấttinh sảo, uyển chuyển lại mịn màng như những nét vẽ Sản phẩm thêu ren phục

vụ tiêu dùng trong nước và xuất khẩu sang các nước Ý, Thụy Sỹ, Pháp, Đức,Nhật Bản, Hàn Quốc… và phục vụ khách du lịch đến tham quan khu du lịchTràng An, Tam Cốc - Bích Động

Nghề thêu ren hiện có 23 làng, tập trung ở thôn Văn Lâm (Ninh Hải - HoaLư), 6 làng ở Gia Viễn, 1 làng ở Nho Quan, 15 làng ở Yên Mô Năm 2011 nghềthêu ren có 2.357 hộ, 3.539 lao động, giá trị sản xuất đạt 113,9 tỷ đồng Thunhập bình quân 22,94 triệu đồng/người/năm Tỉnh Ninh Bình đã công nhận 04làng đạt tiêu chí làng nghề như: làng nghề thêu ren Văn Lâm - xã Ninh Hải (HoaLư), Lãng Nội - xã Gia Lập, Vũ Đại - xã Gia Xuân (Gia Viễn), thôn Chùa - xãGia Thủy (Nho Quan) Đã thu hút 777 hộ, 1.525 lao động, giá trị sản xuất đạt 68

tỷ đồng, thu nhập bình quân 24,15 triệu đồng/người/năm

Biểu 5: Tổng hợp số liệu nghề thêu ren năm 2011

STT thị xã, thành phố Huyện,

Số lượng

Số hộ (hộ)

Số lao động (người)

Giá trị (Tỷ đồng)

Thu nhập BQ (Tr đ)

Làng có nghề

Làng nghề

Trang 15

2 H Gia Viễn 6 2 485 1.121 33,4 19,22

(Nguồn khảo sát thực tế tỉnh Ninh Bình năm 2011)

Tuy nhiên nghề thêu ren trên địa bàn tỉnh có quy mô nhỏ, các doanhnghiệp vốn hạn chế, chưa xuất khẩu trực tiếp, vẫn xuất qua ủy thác Việc đầu tưsáng tạo mẫu mã hàng hóa chưa đa dạng, phong phú Tiêu thụ sản phẩm chưaquản lý về giá cả nên uy tín của sản phẩm giảm sút

4) Ngành nghề gốm sứ.

Nghề gốm sứ ở tỉnh Ninh Bình có 03 làng là Mỹ Lộc, Cây Xa (xã GiaThủy - Nho Quan), làng Bồ Bát (Yên Thành - Yên Mô) Đến nay làng nghề bắtđầu được khôi phục do liên kết với làng nghề gốm sứ Bát Tràng Hà Nội Đã thuhút 121 hộ, 386 lao động, đạt giá trị sản xuất 29,1 tỷ đồng, thu nhập bình quân28,07 triệu đồng Năm 2007 UBND Tỉnh đã có quyết định số 2562/QĐ-UBNDngày 05/11/2007 công nhận làng nghề gốm Mỹ Lộc đạt danh hiệu làng nghề sảnxuất công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp cấp tỉnh lần thứ 3, làng nghề thu hút 87

hộ, 307 lao động, giá trị sản xuất 26,5 tỷ đồng, thu nhập 31,9 triệuđồng/người/năm Sản phẩm gốm sứ là những vật dụng thiết yếu hàng ngày nhưcác loại chậu hoa, lọ hoa, bình mỹ nghệ, bát đĩa, ấm, chén… được tiêu thụ nội địa

Biểu 6: Tổng hợp số liệu nghề gốm sứ năm 2011

STT thị xã, thành phố Huyện,

Số lượng

Số hộ (hộ)

Số lao động (người)

Giá trị (Tỷ đồng)

Thu nhập BQ (Tr đ)

Làng có nghề

Làng nghề

(Nguồn khảo sát thực tế tỉnh Ninh Bình năm 2011)

5) Ngành nghề mây, tre đan, tăm hương.

Nghề mây tre đan cũng là nghề phát triển của tỉnh với 17 làng tập trung ởhuyện Gia Viễn 6 làng, Nho Quan 5 làng, Yên Khánh 2 làng, Yên Mô 4 làng.Các sản phẩm làng nghề nguyên liệu chính là cây mây, tre, bèo… được bàn taykhéo léo của người thợ đan thành các sản phẩm có giá trị như: vali, bàn, ghế,nôi, túi mua hàng, thảm, bình hoa lớn, đan cót, làm hương, rổ, rá, rế, nong, nia,dần, sàng… Nghề mây tre đan đã thu hút 2.321 hộ, 5.436 lao động, giá trị sảnxuất đạt 82 tỷ đồng, thu nhập bình quân 21,53 triệu đồng/người/năm Tỉnh đãcông nhận 6 làng đạt tiêu chí làng nghề như: làng Đông Thịnh - La Bình (YênKhánh), An Thái - xã Gia Trung, đan cót Vân Thị - xã Gia Tân, chẻ tăm hương

Trang 16

Văn Hà (Gia Viễn), mây tre đan Sào Lâm, sản xuất tăm hương xuất khẩu ThầnLũy 2 (Nho Quan) đã thu hút 1.322 hộ, 3.042 lao động, giá trị sản xuất 59,4 tỷđồng, thu nhập bình quân 22,29 triệu đồng/người/năm.

Biểu 7: Tổng hợp số liệu nghề mây tre đan, tăm hương năm 2011

STT thị xã, thành phố Huyện,

Số lượng

Số hộ (hộ)

Số lao động (người)

Giá trị (Tỷ đồng)

Thu nhập BQ (Tr đ)

Làng có nghề

Làng nghề

(Nguồn khảo sát thực tế tỉnh Ninh Bình năm 2011)

Nghề mây tre đan chủ yếu tiêu thụ nội địa với sản phẩm có giá trị thấp.Các mặt hàng thủ công mỹ nghệ có thẩm mỹ cao đã xuất khẩu sang các nướckhối EU, Nhật Bản

Tuy nhiên ngành mây tre đan gây ô nhiễm môi trường do sử dụng một sốhóa chất khi nhuộm, sơn, xử lý chống nấm, mốc, chi phí vận chuyển cao, thunhập thấp Nguyên liệu mây tre khan hiếm, phải nhập khẩu từ các tỉnh bạn, và từLào, chất lượng sản phẩm hạn chế, hay bị biến dạng do thời tiết thay đổi

6) Ngành nghề mộc dân dụng, gỗ mỹ nghệ:

Nghề gỗ mỹ nghệ, mộc dân dụng thuộc nhóm ngành nghề chế biến lâmsản Nguyên liệu chính là gỗ sẵn có ở địa phương, sản lượng gỗ khai thác hàngnăm từ 8.000 - 10.000 m3 với bàn tay khéo léo của người thợ đã tạo ra các sảnphẩm đa dạng về mẫu mã, kiểu dáng như: sập, tủ chè, giường, tủ, bàn, ghế, gỗ

xẻ các loại, đồ mộc dân dụng phục vụ cho tiêu dùng và xuất khẩu Năm 2011tỉnh có 28 làng có nghề chiếm 11% trong các ngành nghề của tỉnh, tập trung ởhuyện Yên Mô 14 làng, huyện Yên Khánh 5 làng, huyện Nho Quan 4 làng, Hoa

Lư 2 làng, Gia Viễn 2 làng, Thành phố Ninh Bình 1 làng đã thu hút 2.190 hộ,5.582 lao động, tổng giá trị sản xuất đạt 78,6 tỷ đồng, thu nhập bình quân 18,98triệu đồng/người/năm Đến nay tỉnh đã công nhận 2 làng nghề đạt tiêu chí làlàng nghề gỗ mỹ nghệ Phúc Lộc (Ninh Phong - TP Ninh Bình) và làng mộcQuỳnh Phong (Sơn Hà - Nho Quan) thu hút 359 hộ, 1.367 lao động, giá trị sảnxuất đạt 38,53 tỷ đồng, thu nhập bình quân 25,60 triệu đồng/người/năm Sảnphẩm được tiêu thụ ở trong nước và xuất khẩu Một số công ty TNHH xuất nhậpkhẩu Tài Anh và Ngọc Long đã tham gia xuất khẩu các sản phẩm gỗ mỹ nghệsang Đài Loan, Hàn Quốc, Nhật Bản, Ba Lan… đạt 0,5 triệu USD

Trang 17

Biểu 8: Tổng hợp số liệu nghề mộc dân dụng, gỗ mỹ nghệ năm 2011

STT thị xã, thành phố Huyện,

Số lượng

Số hộ (hộ)

Số lao động (người)

Giá trị (Tỷ đồng)

Thu nhập BQ (Tr đ)

Làng có nghề

Làng nghề

(Nguồn khảo sát thực tế tỉnh Ninh Bình năm 2011)

Tuy nhiên sản xuất của nghề này chủ yếu quy mô hộ gia đình, chất lượngsản phẩm hạn chế, thiết bị sản xuất lạc hậu, nguồn gỗ phải nhập từ Lào,Campuchia; Mức độ gây ô nhiễm môi trường cao do: bụi, chất thải rắn, tiếng ồn,độc hại do sơn, đánh vecni…

7) Ngành nghề cốt chăn bông.

Nghề cốt chăn bông là nghề đã có từ lâu đời ở thôn Nhân Lý - xã Ninh

Mỹ (Hoa Lư) Được tỉnh ra quyết định số 2562/QĐ-UBND ngày 05/11/2007công nhận đạt danh hiệu làng nghề sản xuất công nghiệp - tiểu thủ công nghiệpcấp tỉnh lần thứ 3 vào năm 2007 Làng nghề đã thu hút 78 hộ, 292 lao độngchiếm 82% số lao động trong làng, giá trị sản xuất đạt 8,9 tỷ đồng, thu nhập bìnhquân 20,23 triệu đồng/người/năm Sản phẩm làm ra chủ yếu tiêu thụ trên địa bàntỉnh và trong nước Hiện nay nghề cốt chăn bông không còn thích hợp với thịhiếu người tiêu dùng nên lao động đã chuyển hướng sản xuất các mặt hàng từsợi bông hóa học như: vỏ chăn, chăn, ga, gối, đệm… nên đã bước đầu đáp ứngphục vụ người tiêu dùng

Biểu 9: Tổng hợp số liệu nghề cốt chăn bông năm 2011 STT thị xã, thành phố Huyện,

Số lượng

Số hộ (hộ)

Số lao động (người)

Giá trị (Tỷ đồng)

Thu nhập BQ (Tr đ)

Làng có nghề

Làng nghề

(Nguồn khảo sát thực tế tỉnh Ninh Bình năm 2011)

Trang 18

Tuy nhiên việc tiêu thụ sản phẩm còn khó khăn, nguồn nguyên liệu bônghóa học, vải… hạn chế, tình trạng ô nhiễm môi trường do bụi bông, hóa chấtnhuộm vải… đã ảnh hưởng đến sức khỏe của người lao động.

8) Ngành nghề cơ, kim khí:

Nghề cơ, kim khí của tỉnh có 22 làng tập trung ở huyện Yên Mô 13 làng ởcác xã Yên Thắng, Yên Thành, Yên Mỹ, Mai Sơn; huyện Yên Khánh 4 làng ở xãKhánh Lợi, Khánh Hòa, Thị trấn Yên Ninh Huyện Nho Quan có 4 làng ở các xãLạng Phong, Phú Lộc, Thị trấn Nho Quan và Đồng Phong; 1 làng huyện Hoa Lư

là La Vân - xã Ninh Giang Sản phẩm làng nghề là những công cụ phục vụ choxây dựng và sản xuất nông nghiệp như: máy tuốt lúa, xe cải tiến, máy chẻ cói, tẽngô, tuốt lạc, cày, bừa, cuốc, xẻng, dao, kéo… Nghề cơ, kim khí đã thu hút1.145 hộ, 2.662 lao động Giá trị sản xuất đạt 69,8 tỷ đồng, thu nhập bình quân20,61 triệu đồng/người/năm

Biểu 10: Tổng hợp số liệu nghề cơ, kim khí năm 2011

STT thị xã, thành phố Huyện,

Số lượng

Số hộ (hộ)

Số lao động (người)

Giá trị (Tỷ đồng)

Thu nhập BQ (Tr đ)

Làng có nghề

Làng nghề

(Nguồn khảo sát thực tế tỉnh Ninh Bình năm 2011)

Tuy nhiên nghề cơ kim khí gặp khó khăn do cạnh tranh gay gắt của thịtrường, sản phẩm chất lượng thấp Các sản phẩm cơ khí, rèn thường gây ra tiếng

ồn, đốt lò bằng than để rèn đã gây ô nhiễm không khí và chất thải ảnh hưởngđến môi trường và đời sống của dân cư

9) Ngành nghề chế biến nông sản thực phẩm:

Ngành nghề chế biến nông sản thực phẩm có từ lâu đời như nghề bún,bánh đa thái, miến dong ở Yên Ninh (Yên Khánh), Khánh Dương (Yên Mô),nghề nấu rượu thủ công ở Lai Thành (Kim Sơn)… Hiện toàn tỉnh có 24 làng cónghề Huyện có nhiều nghề chế biến nông sản thực phẩm là Yên Khánh 8 làng,Kim Sơn 7 làng, Yên Mô 6 làng, Nho Quan 3 làng Làng có nghề đã thu hút1.607 hộ, 3.430 lao động, giá trị sản xuất 63,6 tỷ đồng, thu nhập bình quân 19,66triệu đồng/người/năm Đến năm 2011 tỉnh đã công nhận 2 làng nghề đạt tiêu chí

là làng nghề bún, bánh đa thái, miến dong Thị trấn Yên Ninh (Yên Khánh) vàlàng nghề Yên Thịnh - xã Khánh Dương (Yên Mô) với 351 hộ, 1.012 lao động,giá trị sản xuất đạt 27,11 tỷ đồng, thu nhập bình quân 25,49 triệuđồng/người/năm

Trang 19

Ngành nghề chế biến nông sản thực phẩm trong tỉnh chủ yếu phục vụ nhucầu ăn uống truyền thống của nhân dân trong tỉnh nhất là thị trường nông thôn.Nguồn nguyên liệu được cung cấp tại chỗ Tình trạng ô nhiễm môi trường ở cáclàng nghề chế biến nông sản thực phẩm rất nghiêm trọng.

Biểu 11: Tổng hợp số liệu nghề chế biến nông sản thực phẩm năm 2011

STT thị xã, thành phố Huyện,

Số lượng

Số hộ (hộ)

Số lao động (người)

Giá trị (Tỷ đồng)

Thu nhập BQ (Tr đ)

Làng có nghề

Làng nghề

và may đo thủ công ở xã Gia Lâm, Xích Thổ, Phú Lộc (Nho Quan)…

Nghề sản xuất vật liệu xây dựng bao gồm các sản phẩm đá xây dựng,gạch, vôi, cát… được tiêu thụ trực tiếp ngay trong làng xã để đáp ứng nhu cầuxây dựng kết cấu hạ tầng như đường giao thông, xây dựng nhà ở Các hộ khaithác và sản xuất vật liệu xây dựng chủ yếu là khai thác thủ công bằng máykhoan tay, máy nén khí DK9, máy đập nghiền mini với phương tiện vận chuyểnthô sơ hoặc bằng xe công nông

Nghề dệt may bao gồm dệt vải, dệt khăn, dệt màn, nghề may gia côngquần áo với nguyên liệu chính là tơ, vải… với bàn tay khéo léo của người thợ đãtạo ra các sản phẩm quần áo các loại

Hiện nay các ngành nghề khác của tỉnh có 9 làng thu hút 497 hộ, với1.130 lao động, giá trị sản xuất đạt 28,6 tỷ đồng, thu nhập bình quân 19,21 triệuđồng/người/năm

Biểu 12: Tổng hợp số liệu ngành nghề khác năm 2011

STT thị xã, thành phố Huyện,

Số lượng

Số hộ (hộ)

Số lao động (người)

Giá trị (Tỷ đồng)

Thu nhập BQ (Tr đ)

Làng có nghề

Làng nghề

Trang 20

3 H Yên Mô 4 201 554 14,5 18,05

(Nguồn khảo sát thực tế tỉnh Ninh Bình năm 2011)

Tuy nhiên nghề sản xuất vật liệu xây dựng là nghề nặng nhọc lại bị tácđộng của bụi nên ảnh hưởng đến môi trường và sức khỏe người lao động Ngànhdệt may thủ công cạnh tranh gay gắt với sản phẩm cùng loại của sản xuất côngnghiệp, nguyên liệu vải cotton thô đều nhập khẩu, môi trường làm việc bị ảnhhưởng do bụi, tiếng ồn, chất thải độc hại do tẩy, nhuộm vải…

2.2 Phân bố, quy mô số lượng làng nghề, làng có nghề.

* Quy mô số lượng làng có nghề:

Làng có nghề của tỉnh Ninh Bình có 257 làng, phân bổ ở 7/8 huyện, thị

xã, thành phố Tập trung chủ yếu ở huyện Yên Mô 95 làng, Kim Sơn 74 làng,Yên Khánh 31 làng, Nho Quan 22 làng, Hoa Lư 20 làng, Gia Viễn 14 làng,Thành phố Ninh Bình 01 làng

Trong làng có nghề, nghề chế biến cói 117 làng chiếm 45,53% làng cónghề, tập trung ở huyện Kim Sơn 67 làng, Yên Mô 38 làng, Yên Khánh 12 làng.Nghề đá mỹ nghệ có 13 làng, ít nhất là nghề làm cốt chăn bông 01 làng

Được thể hiện ở biểu sau:

Biểu 13: Tổng hợp số làng có nghề của tỉnh Ninh Bình đến năm 2010 phân

theo huyện, thị xã và ngành nghề sản xuất

TT Quận, huyện,

thị xã

Nghề đá mỹ nghệ

Nghề chế biến cói

Nghề thêu ren

Nghề gốm sứ

Nghề mây tre đan

Nghề gỗ mỹ nghệ

Nghề cốt chăn bông

Nghề cơ kim khí

Nghề chế biến NSTP

Nghề khác

Tổng số

Trang 21

* Quy mô số lượng làng nghề:

Từ năm 2006 - 2011 UBND tỉnh đã công nhận 54 làng đạt tiêu chuẩn làngnghề chiếm 21,26% tổng số làng có nghề Huyện Kim Sơn được tỉnh công nhận

23 làng, Hoa Lư 7 làng, Yên Khánh 7 làng, Yên Mô 6 làng, Gia Viễn 5 làng,Nho Quan 05 làng, Thành phố Ninh Bình 01 làng

Biểu 14: Số làng nghề được tỉnh Ninh Bình công nhận đạt tiêu chí

TT Thành phố, huyện

thị xã

Năm 2006

Năm 2007

Năm 2008

Năm 2009

Năm 2010

Năm 2011

2 TX Tam Điệp

(Nguồn: Quyết định công nhận của UBND tỉnh Ninh Bình từ 2006 - 2011)

Trong 54 làng nghề: Nghề chế biến cói có 33 làng chiếm 61% số làngnghề; Ngành mây tre đan có 6 làng chiếm 11%; Nghề đá mỹ nghệ có 5 làngchiếm 9,2%; Nghề thêu ren có 4 làng chiếm 7,4%; Nghề gỗ mỹ nghệ, mộc dândụng có 2 làng 3,7%; Nghề chế biến nông sản thực phẩm có 02 làng, nghề gốm

sứ có 01 làng, nghề cốt chăn bông 01 làng

Nghề có nhiều làng nghề nhất là nghề chế biến cói 33 làng, trong đóhuyện Kim Sơn 23 làng Yên Khánh 5 làng, Yên Mô 5 làng Nghề mây tre đan 6làng, trong đó huyện Gia Viễn 3 làng, Nho Quan 02 làng, Yên Khánh 01 làngđược thể hiện ở biểu sau:

Biểu 15: Tổng hợp số làng nghề được công nhận của tỉnh Ninh Bình đến năm 2011 phân theo huyện, thị xã, thành phố và ngành nghề sản xuất

TT Quận, huyện, thị xã

Nghề đá mỹ nghệ

Nghề chế biến cói

Nghề thêu ren

Nghề gốm sứ

Nghề mây tre đan

Nghề

gỗ mỹ nghệ

Nghề cốt chăn bông

Nghề chế biến NSTP

Tổng số

Trang 22

4 Huyện Hoa Lư 5 1 1 7

Huyện Hoa Lư có 4 làng nghề trong đó có 2 làng chế tác đá mỹ nghệXuân Phú, Xuân Thành (Ninh Vân), làng nghề thêu ren Văn Lâm (Ninh Hải),làng nghề cốt chăn bông Nhân Lý (Ninh Mỹ) Nghề chế tác đá Ninh Vân thu hút

324 hộ, 914 lao động, giá trị sản xuất đạt 63, tỷ đồng Thu nhập bình quân 28,29triệu đồng/người/năm

Đến năm 2011 tỉnh Ninh Bình có 257 làng có nghề chiếm 18,02% trongtổng số 1.426 làng, trong đó làng nghề được tỉnh công nhận là 54 làng chiếmchiếm 3,79%, làng thuần nông là 1.169 làng chiếm 81,98% tổng số làng

2.3 Tình hình sản xuất kinh doanh của các làng nghề

a Số hộ, số lao động:

* Số hộ sản xuất kinh doanh làng có nghề, làng nghề:

Qua khảo sát điều tra ở 8 huyện, thị xã, thành phố kết quả cho thấy từ năm

Trang 23

Các huyện có nhiều hộ sản xuất công nghiệp - TTCN năm 2011 là: huyệnKim Sơn 8.940 hộ, huyện Yên Mô 7.337 hộ, huyện Yên Khánh 3.169 hộ, huyệnHoa Lư 2.404 hộ, huyện Gia Viễn 1.899 hộ, huyện Nho Quan 1.518 hộ, thànhphố Ninh Bình 261 hộ.

Được thể hiện tại phụ lục số 3, 5, 7, 9: Tổng hợp số liệu làng nghề và làng

có nghề tỉnh Ninh Bình đến năm 2011 phân theo ngành nghề và phân theohuyện, thị xã, thành phố

* Số lao động sản xuất kinh doanh của các làng có nghề và làng nghề:

- Làng có nghề năm 2011 có 54.869 lao động

- Làng nghề năm 2011 có 25.174 lao động

Số lao động công nghiệp - TTCN trong các làng có nghề, làng nghề ngày càng tăng Năm 2008 số lao động công nghiệp - TTCN trong các làng có nghề là 48.760lao động Đến năm 2011, số lao động trong 257 làng có nghề là 54.869 lao động

Năm 2008 trong 36 làng nghề, số lao động sản xuất TTCN có 22.693 laođộng Đến năm 2011 có 54 làng nghề với 25.174 lao động Số lao động tăngthêm 2.481 lao động

Tóm lại quy mô, số lượng làng nghề, làng có nghề ngày càng tăng về số

hộ, số lao động góp phần làm chuyển dịch cơ cấu lao động ở nông thôn sang làmtiểu thủ công nghiệp

Được thể hiện tại phụ lục số 3, 5, 7, 9: Tổng hợp số liệu làng nghề và làng

có nghề tỉnh Ninh Bình đến năm 2011 phân theo ngành nghề và phân theohuyện, thị xã, thành phố

b Giá trị sản xuất của làng có nghề, làng nghề, sản lượng và thị trường:

* Giá trị sản xuất làng có nghề, làng nghề

- Giá trị sản xuất làng có nghề ngày càng tăng Năm 2008 giá trị sản xuấtlàng có nghề đạt 1.267,9 tỷ đồng Đến năm 2011 giá trị sản xuất của 257 làng cónghề đạt 2.060,18 tỷ đồng

- Giá trị sản xuất của làng nghề ngày càng tăng Năm 2008 giá trị sản xuấtcủa 36 làng nghề đạt 814,99 tỷ đồng Đến năm 2011 giá trị sản xuất của 54 làngnghề đạt 1.214,52 tỷ đồng

- Tổng giá trị sản phẩm của 10 nhóm ngành nghề của 257 làng có nghềngày càng tăng như: giá trị nghề sản xuất đá mỹ nghệ năm 2008 đạt 141,49 tỷđồng, năm 2011 là 230,85 tỷ đồng; Nghề chế biến cói năm 2008 đạt 788,65 tỷđồng, năm 2011 tăng lên 1.305,52 tỷ đồng; Nghề thêu ren năm 2008 đạt 90,27 tỷđồng, năm 2011 đạt 113,94 tỷ đồng

Những làng nghề tiêu biểu có giá trị sản lượng hàng năm cao là làng nghềsản xuất gỗ mỹ nghệ Ninh Phong (30 - 40 tỷ đồng/năm); nghề chế tác đá mỹnghệ xã Ninh Vân, giá trị sản xuất đạt từ 60 - 100 tỷ đồng/năm…

(Được thể hiện ở phụ lục 3, 5, 7, 9 - tổng hợp số liệu làng có nghề và làngnghề của tỉnh Ninh Bình đến năm 2011 phân theo huyện, thị xã, thành phố vàphân theo ngành nghề)

Trang 24

* Sản lượng và thị trường tiêu thụ làng nghề.

Biểu 16: Số lượng một số sản phẩm chủ yếu của các làng nghề

STT Sản phẩm Đơn vị 2008 Năm Năm 2009 2010 Năm

Tốc độ tăng BQ%

12 Đá khai thác 1000 m3 3.861,

7 5.692,9 6.719,2 32,7

(Nguồn: Niên giám thống kê và Sở Công thương tỉnh Ninh Bình)

Chất lượng các sản phẩm làng nghề cơ bản đáp ứng nhu cầu tiêu dùngtrong nước và xuất khẩu

Trang 25

- Kim ngạch xuất khẩu của làng nghề:

Năm 2010 kim ngạch xuất khẩu của tỉnh Ninh Bình đạt 89,206 triệu USD.Trong đó công nghiệp nhẹ và tiểu thủ công nghiệp là 73,79 triệu USD Qua sốliệu điều tra, kim ngạch xuất khẩu của các làng nghề là 6,5 triệu USD trong đósản phẩm cói 1,79 triệu USD, thêu ren 3,61 triệu USD, gỗ mỹ nghệ 0,5 triệuUSD, mây tre đan 0,6 triệu USD

Biểu 17: Giá trị xuất khẩu tỉnh Ninh Bình đến năm 2010

(Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Ninh Bình năm 2010)

Nhìn chung sản phẩm làng nghề chủ yếu tiêu thụ trong nước Xuất khẩuchiếm khoảng 10% trong tổng giá trị xuất khẩu của tỉnh Các sản phẩm hầu hếtchưa có thương hiệu hàng hóa, sức cạnh tranh kém Xuất khẩu chủ yếu qua ủythác nên giảm lợi nhuận của doanh nghiệp và thu nhập của người lao động

* Thu nhập của người lao động tại làng có nghề và làng nghề

Theo kết quả điều tra thu nhập của người lao động ở làng có nghề năm

2008 đạt 16,06 triệu đồng/người/năm Năm 2011 là 20,17 triệu đồng/người/năm

Thu nhập của người lao động làng nghề được tỉnh công nhận năm 2008 là18,03 triệu đồng/người/năm Năm 2011 là 22,16 triệu đồng/người/năm

Nhìn chung thu nhập bình quân lao động ở làng nghề cao hơn làng cónghề 2 triệu đồng/người/năm

Thu nhập bình quân lao động từng làng nghề ở các huyện, thị xã, thànhphố không đều Các huyện có lao động bình quân đạt khá như: Thành phố NinhBình, Hoa Lư, Kim Sơn, Nho Quan đạt từ 20 - 31 triệu đồng/người/năm

Ngay tại các làng nghề khác nhau, mức thu nhập của các lao động cũng có

sự khác nhau như nghề đá mỹ nghệ thu nhập bình quân 34,15 triệuđồng/người/năm, nghề gốm sứ thu nhập 31,91 triệu đồng/người/năm, nghề gỗ

mỹ nghệ thu nhập 25,61 triệu đồng/người/năm, nghề chế biến cói, thêu ren đạt21,15 triệu đồng/người/năm

Mức thu nhập của người lao động cũng có sự khác nhau giữa lao độngphổ thông tay nghề thấp với những người có tay nghề cao và nghệ nhân, khôngchỉ phụ thuộc vào sức lao động mà còn phụ thuộc vào kỹ năng, kỹ xảo và sựsáng tạo nghệ thuật độc đáo kết tinh trong sản phẩm, ngoài ra còn phụ thuộc vàoquy mô lao động Như làng nghề thêu Văn Lâm thu nhập bình quân người laođộng có thu nhập thấp đạt 15 triệu đồng/người/năm trong khi người có tay nghềcao gấp 2 - 2,5 lần

Trang 26

(Được thể hiện ở phụ lục số 5, 9: tổng hợp số liệu làng nghề tỉnh NinhBình đến năm 2011 phân theo huyện, thị xã, thành phố và phân theo ngành nghềsản xuất).

Nhìn chung thu nhập của tất cả các đối tượng làm nghề tại các làng nghềđều cao hơn so với lao động thuần nông Do thu nhập tăng, đời sống nhân dânlàng nghề được cải thiện nên tình hình an ninh chính trị tại làng nghề ổn địnhhơn so với các làng khác

2.4 Kết cấu hạ tầng làng nghề.

a Về giao thông:

Đường giao thông nông thôn từ thành phố Ninh Bình đã đến trung tâmcác xã, vùng kinh tế, các điểm du lịch và làng nghề được nâng cấp, cải tạo theoquy hoạch Tổng chiều dài đường giao thông nông thôn hơn 1.300km với 367tuyến nối từ trung tâm xã đến thôn, xóm Đến năm 2010, đường xã, liên xã đãđược giải nhựa, bê tông hóa chiếm 50%; Các công trình cầu, cống được xâydựng bền vững Giao thông nông thôn đã tạo điều kiện thuận lợi cho việc cậnchuyển, lưu thông nguyên liệu, hàng hóa phục vụ cho sản xuất và khách du lịchđến tham quan các điểm du lịch và các làng nghề

Tuy nhiên đa số các làng nghề đất dành cho giao thông không nhiều, cácđường giao thông còn nhỏ chưa thật sự đáp ứng nhu cầu vận chuyển, lưu thônghàng hóa của nhân dân

b Về thiết chế văn hóa làng nghề.

Do nghề, làng nghề phát triển, thu ngân sách tăng tạo điều kiện cho các xã

và làng nghề góp phần xây dựng cơ sở vật chất, kỹ thuật, các thiết chế văn hóa,các công trình công cộng của làng xã ngày càng khang trang Đến nay hầu hếtcác đường giao thông trong các làng nghề đã đổ bê tông xi măng, lát gạch; Kiên

cố hóa các trường mầm non, tiểu học, trung học cơ sở và phổ thông, trạm xá.124/124 xã có điểm bưu điện văn hóa xã, hầu hết các xã đã có bãi tập thể dụcthể thao, nhà văn hóa thôn nơi hội họp của nhân dân; Đình chùa được nâng cấpcải tạo Đời sống văn hóa nhân dân ngày càng được cải thiện

c Về thông tin liên lạc:

Thông tin liên lạc đã cơ bản đáp ứng nhu cầu phát triển đối với làng nghềtạo điều kiện cho các làng nghề tìm kiếm thị trường và tiêu thụ sản phẩm Cáclàng nghề phát triển 100% số hộ làng nghề có điện thoại cố định như xã: NinhVân, Ninh Hải (Hoa Lư), Thị trấn Phát Diệm, Đồng Hướng, Thượng Kiệm, LaiThành, Yên Mật (Kim Sơn), Ninh Phong (Thành phố Ninh Bình), Gia Tân, GiaLập (Gia Viễn), Gia Thủy, Văn Phú, Phú Lộc (Nho Quan), Thị trấn Yên Ninh(Yên Khánh), Yên Thành, Mai Sơn (Yên Mô)… Một số làng nghề đã sử dụngInternet như: Văn Lâm (Hoa Lư) có 8 hộ sử dụng thuê bao Internet để giao dịchthương mại và quảng bá thương hiệu làng nghề…

2.5 Kỹ thuật công nghệ trong sản xuất.

Trang 27

Trong những năm qua nhiều cơ sở nghề, làng nghề đã tập trung đầu tư đổimới công nghệ, thiết bị máy móc để thay thế một số công đoạn sản xuất thủcông Vì vậy năng suất lao động, chất lượng một số sản phẩm của làng nghềnâng cao đáng kể Từ năm 2005 - 2011 nhà nước đã hỗ trợ cho 18 cơ sở côngnghiệp nông thôn về đổi mới thiết bị và ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vớikinh phí 705 triệu đồng Một số làng nghề đã tự chế tạo máy móc như: máy xẻ

đá, tiện đá… (Ninh Vân); Bút vẽ trên vải thêu ở Văn Lâm - Ninh Hải (Hoa Lư);Cải tiến máy chẻ cói từ thủ công sang sử dụng mô tơ điện đã nâng công suất gấp

5 - 6 lần; Cải tiến hệ thống lò sấy sản phẩm cói xuất khẩu của Xí nghiệp thủcông mỹ nghệ Đổi Mới tổng kinh phí 400 triệu đồng đã giảm sức lao động, tạosản phẩm có giá trị cao, giá thành hạ

Tuy nhiên việc đổi mới công nghệ, trang thiết bị mới, hiện đại trong làngnghề chưa nhiều, lại đòi hỏi vốn lớn Việc khai thác các nguồn vốn khác nhau đểtăng cường đầu tư cho sản xuất và đổi mới công nghệ còn khó khăn

2.6 Tình hình sử dụng quỹ đất của các làng nghề.

Các làng nghề được hình thành mang tính truyền thống, tự phát, chưa cóquy hoạch rõ ràng Quỹ đất dành riêng cho phát triển làng nghề được một số ítđịa phương quan tâm và đưa vào quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất

Về quỹ đất ở làng nghề còn hạn chế do đặc trưng sản xuất tại các làng nghềtheo hộ gia đình nên các hộ phải thu hẹp không gian sống, để dành mặt bằng chosản xuất như: nghề cói ở huyện Kim Sơn, thêu ren ở Ninh Hải (Hoa Lư), Gia Lập(Gia Viễn); mây tre đan Gia Tân (Gia Viễn), gốm sứ Gia Thủy (Nho Quan)… Nhàvừa là nơi sản xuất, vừa là nhà kho để nguyên liệu và sản phẩm nên ảnh hưởngđến đời sống và hiệu quả sản xuất kinh doanh Hiện nay đất dành cho sản xuấtcủa các làng nghề đáp ứng được 30 - 40%; Hầu hết các nhà xưởng ở làng nghềchưa đáp ứng được yêu cầu về an toàn trong sản xuất và phòng chống cháy nổ.Các cơ sở sản xuất tại làng nghề không có hệ thống xử lý và thoát nước thải phùhợp gây ảnh hưởng đến môi trường

Với mục tiêu nhằm tạo dựng quỹ đất cho phát triển làng nghề Tỉnh NinhBình đã định hướng quy hoạch xây dựng phát triển các cụm công nghiệp – làngnghề, đến nay trên địa bàn tỉnh có 17 cụm công nghiệp và làng nghề với tổngdiện tích quy hoạch là 447,78 ha Trong đó có 9/17 cụm công nghiệp, làng nghềđang triển khai với tổng diện tích 227,78 ha (bao gồm CCN Mai Sơn, ĐồngHướng, Phú Sơn, Yên Ninh, Thiên Tôn, Ninh Phong, Ninh Vân, Sơn Lai, GiaPhú), riêng 02 cụm làng nghề Ninh Phong và Ninh Vân đã triển khai đầu tư cơ

sở hạ tầng giai đoạn 1 (san lấp mặt bằng, đường nội bộ, hệ thống cấp điện, …).Tiến độ triển khai xây dựng cụm công nghiệp làng nghề còn chậm, hầu hết chưaxây dựng hệ thống cấp thoát nước, hệ thống xử lý nước thải, chất thải rắn, thuhút đầu tư vào cụm công nghiệp còn chậm do suất đầu tư lớn Mô hình cơ chếđầu tư xây dựng và quản lý cụm công nghiệp làng nghề còn nhiều hạn chế

2.7 Nguồn nguyên liệu:

Nguyên liệu có ý nghĩa hết sức quan trọng là “đầu vào” của quá trình sảnxuất Tỉnh lại có lợi thế là sử dụng nguồn nguyên liệu tại chỗ như một số sản

Trang 28

phẩm cói, đá mỹ nghệ, chế biến nông sản thực phẩm, song, mây, hoa quả tuynhiên nguyên liệu chưa đáp ứng nhu cầu sản xuất Qua khảo sát ở nghề chế tác

đá mỹ nghệ Ninh Vân nguyên liệu đá sử dụng tại địa phương là 60%, nhập từThanh Hóa, Nghệ An 40% Nghề thêu ren Văn Lâm nguyên liệu vải thêu nhập

từ các tỉnh chiếm 80%, nghề chế biến cói huyện Kim Sơn nhập nguyên liệu từNga Sơn - Thanh Hóa Các nguyên liệu gỗ, song, mây nhập từ Lào, Campuchia

và các tỉnh miền Trung Nguồn nguyên liệu cho sản xuất làng nghề chưa chủđộng được nên đến mùa vụ cần có nguồn vốn lớn để mua nguyên vật liệu dự trữnhư sản phẩm cói Mặt khác thị trường nguồn nguyên liệu chưa ổn định, chưa

có nguồn cung ứng nguyên liệu bảo đảm chất lượng Thực hiện cam kết hợpđồng mua bán các sản phẩm nông sản thực phẩm giữa doanh nghiệp và nôngdân đạt thấp dưới 10% Việc tranh mua, tranh bán sản phẩm cói trên địa bàn đãảnh hưởng đến nguồn nguyên liệu của một số làng nghề

Nhìn chung nguyên liệu sử dụng cho sản xuất làng nghề còn phụ thuộc từbên ngoài Vì vậy cần tập trung xây dựng vùng nguyên liệu đã có ở địa phươngnhư vùng cói ở Kim Sơn, vùng đá ở Hoa Lư Trên cơ sở đó quy hoạch việcchuyển đổi cơ cấu cây trồng vật nuôi, tạo vùng chuyên canh đạt hiệu quả, đápứng cho sản xuất chế biến của làng nghề Đồng thời hình thành các tổ chức dịch

vụ, khai thác, cung cấp vật tư, nguyên liệu bảo đảm ổn định sản xuất, hạn chếnhập khẩu

2.8 Môi trường làng nghề.

Chất lượng môi trường sống của làng nghề đang có nguy cơ bị đe dọanghiêm trọng bởi ô nhiễm về nguồn nước, nước thải, chất thải rắn, không khí,bụi cụ thể là:

Làng nghề chế tác đá mỹ nghệ Ninh Vân bị ô nhiễm tiếng ồn, môi trườngkhông khí bị ô nhiễm cục bộ, hàm lượng bụi lơ lửng vượt tiêu chuẩn cho phép.Hàng ngày có khoảng 95m3 nước thải ra nguồn nước mặt ao hồ và 5.720kg chấtthải rắn vẫn phải xử lý bằng cách chôn lấp mà chưa có biện pháp tận dụngnguồn đá thải ra để chế biến thành nguyên liệu phục vụ cho giao thông

Các làng nghề chế biến cói tại huyện Kim Sơn và Yên Khánh, lượng nướcthải hàng ngày là 738,12 m3, được thải trực tiếp ra ao, hồ, sông chưa qua xử lý,trong quá trình sản xuất cói lại qua khâu nhuộm, chải keo, sấy Chất thải rắn4.017,3 kg đã được xử lý bằng phương pháp đốt đã ảnh hưởng đến môi trường

Làng nghề thêu ren Văn Lâm, Ninh Hải (Hoa Lư) nước thải phát sinh dogiặt, nhuộm, tẩy vải bằng các hợp chất lưu huỳnh hàng ngày có 60 m3 nước thảichưa qua xử lý chảy trực tiếp ra ao, hồ và 375 kg chất thải rắn được tiêu hủy

Tại làng nghề chế biến nông sản thực phẩm như làng nghề bún Yên Ninh

- xã Khánh Ninh - huyện Yên Khánh, nước thải phát sinh do quá trình tẩy rửacác nguyên liệu và các khâu chế biến trong sản xuất, mỗi ngày có 6.000 m3 nước

Trang 29

thải không qua xử lý đổ trực tiếp ra sông; Qua khảo sát chất lượng nước mặt chothấy lượng BOD5 và COD trong nước thải vượt tiêu chuẩn cho phép, hàm lượngchất hữu cơ, Nitơ, Phốtpho trong nước cao, nước thải có màu đen, môi trường đã

bị ô nhiễm nghiêm trọng, ngoài ra còn 270 kg chất thải rắn được chôn lấp thủcông chưa có biện pháp xử lý thích hợp

Nghề mộc mỹ nghệ Phúc Lộc (Ninh Phong) môi trường ô nhiễm do tiếng

ồn, bụi gỗ, phun sơn, dầu vecni bị ô nhiễm nguồn nước, hàng ngày chất thảirắn thải ra 612kg đang xử lý bằng phương pháp đốt Ngoài ra các làng nghề cốtchăn bông Nhân Lý, Ninh Mỹ (Hoa Lư); Nghề gốm ở Mỹ Lộc, Gia Thủy (NhoQuan) đã gây ô nhiễm môi trường không khí, tiếng ồn, bụi gỗ, bụi đá và lượngnước thải trực tiếp ra ao, hồ chưa qua xử lý gây ô nhiễm môi trường

Nhìn chung, tuyệt đại bộ phận các làng nghề đã được công nhận đến thờiđiểm hiện tại chưa được đánh giá tác động của môi trường Qua điều tra, thốngkê: chưa có làng nghề nào xây dựng hệ thống thu gom rác thải, nước thải tậptrung và công trình xử lý theo quy định của pháp luật về môi trường

Tuy nhiên, trong năm qua các Sở, Ban, Ngành địa phương đã có nhiềubiện pháp giúp đỡ khắc phục ô nhiễm ở các làng nghề như: Tăng cường tuyêntruyền giáo dục ý thức cho nhân dân về bảo vệ môi trường nước, không khí,tiếng ồn trong, sau khi sản xuất Đã có kế hoạch đầu tư xây dựng thí điểm côngtrình xử lý nước thải làng nghề thêu ren Văn Lâm, Ninh Hải (Hoa Lư), xây dựngcụm công nghiệp, khu sản xuất tập trung cho làng nghề mộc mỹ nghệ Phúc Lộc,Ninh Phong (TP Ninh Bình) Tại xã Ninh Vân nơi tập trung chế tác đá mỹ nghệ,chính quyền xã đã xây dựng điểm tập kết rác thải ở các thôn, dùng xe chuyêndùng phun nước hàng ngày tại một số tuyến đường giao thông để giảm bụi Xã

đã thí điểm xử lý máy hút bụi và máy phun sương nước để giảm thiểu ô nhiễmmôi trường Đồng thời đầu tư xây dựng hạ tầng làng nghề, hỗ trợ chương trình

vệ sinh môi trường, xử lý nước thải làng nghề Tuy nhiên việc đầu tư cho làngnghề khắc phục ô nhiễm môi trường còn hạn chế Hầu hết các làng nghề chưa có

Trang 30

- Làng nghề gỗ mỹ nghệ Phúc Lộc - Phường Ninh Phong (TP Ninh Bình);Cụm công nghiệp giới thiệu sản phẩm làng nghề Gia Sinh (Gia Viễn) gắn vớituyến du lịch Thành phố Ninh Bình - Tràng An - Cố đô Hoa Lư Chùa Bái Đính

- Làng nghề thêu ren Văn Lâm, chế tác đá mỹ nghệ Ninh Vân (Hoa Lư),nghề chế biến cói thị trấn Phát Diệm và sản xuất rượu thủ công Lai Thành (KimSơn) gắn với tuyến du lịch Tam Cốc - Bích Động - Nhà thờ đá Phát Diệm - vùngbiển Kim Sơn - và các làng nghề

- Làng nghề mây tre đan An Thái - xã Gia Trung (Gia Viễn), gốm MỹLộc (Nho Quan) gắn với tuyến du lịch Thành phố Ninh Bình - Địch Lộng - VânLong - động Hoa Lư - Kênh Gà

- Làng nghề mây tre đan Sào Lâm - xã Văn Phú, gỗ mỹ nghệ QuỳnhPhong - xã Sơn Hà (Nho Quan) gắn với tuyến du lịch thành phố Ninh Bình -Cúc Phương - Kỳ Phú - hồ Đồng Chương - Căn cứ cách mạng Quỳnh Lưu (TX.Tam Điệp)

Đến nay tại điểm du lịch Bái Đính, UBND tỉnh đã phê duyệt cụm côngnghiệp làng nghề xã Gia Sinh (Gia Viễn) Làng nghề thêu ren Văn Lâm đã quyhoạch xây dựng khu trưng bày và bán các sản phẩm thêu; Làng nghề chế tác đá

mỹ nghệ Ninh Vân đã triển khai cụm công nghiệp làng nghề, với diện tích 11ha;Làng gỗ mỹ nghệ Ninh Phong đã hình thành cụm làng nghề Ninh Phong triểnkhai giai đoạn 1 là 10,09ha đồng thời nhà nước hỗ trợ đầu tư phát triển các sảnphẩm thủ công như: đá, gỗ mỹ nghệ, thêu ren, gốm, cói nên làng nghề dầnđược đổi mới để sẵn sàng đón khách du lịch

Trên các tuyến du lịch đã hình thành các điểm du lịch làng nghề như:Làng nghề sản xuất cói ở Nhà thờ đá Phát Diệm, làng nghề đá mỹ nghệ NinhVân, làng nghề gỗ mỹ nghệ Phúc Lộc, thêu ren Văn Lâm với các trung tâm dịch

vụ trưng bày giới thiệu các sản phẩm nổi tiếng của từng vùng như sản phẩm thêuren thủ công với hoa văn trang trí độc đáo: khăn tay, khăn trải bàn, vỏ gối, túisách, hộp các loại Các sản phẩm làm từ nguyên liệu cói như làn, mũ, chiếu,túi sách, cốc, tách Các sản phẩm chế biến: nước hoa quả, đồ hộp, rượu thủcông Lai Thành (Kim Sơn), nem chua Yên Mạc (Yên Mô) Các sản phẩm gốm,

sứ làng nghề Mỹ Lộc (Gia Thuỷ Nho Quan), làng nghề Bồ Bát (Yên Thành Yên Mô) với sản phẩm bình hoa nghệ thuật, bộ bình trà, cốc, chén, bình rượu

-Vì vậy phát triển nghề, làng nghề gắn với du lịch là cần thiết nhằm tạođiều kiện để mở rộng thị trường, quảng bá giới thiệu tiêu thụ sản phẩm và tiếpcận khách hàng

2.10 Tình hình vốn đầu tư và hiệu quả kinh tế - xã hội.

Vốn đầu tư ở các làng nghề có quy mô khác nhau do các nghề và cácthành phần kinh tế trong làng nghề khác nhau (Công ty cổ phần, công ty TNHH,Doanh nghiệp tư nhân, Hợp tác xã, tổ sản xuất và Hộ cá thể) Kết quả điều trakhảo sát cho thấy vốn đầu tư sản xuất các sản phẩm chế tác đá, gỗ mỹ nghệ, sảnphẩm cói, thêu ren đòi hỏi vốn lớn Các công ty TNHH, công ty cổ phần, doanh

Trang 31

nghiệp tư nhân đã đầu tư vào tài sản cố định chiếm 70% tổng số vốn Nhiềucông ty đã đầu tư vốn từ 5 - 7 tỷ đồng như: nghề thêu ở thôn Văn Lâm, chế tác

đá ở Ninh Vân (Hoa Lư) Vốn của doanh nghiệp sản xuất cói ở xã Thượng Kiệm(Kim Sơn) từ 50 - 70 triệu đồng Tuy nhiên trong các làng nghề nguồn vốn chủyếu là hộ gia đình sản xuất với quy mô nhỏ, vốn tự có chiếm 70% số vốn sảnxuất như: Nghề chế tác đá mỹ nghệ đầu tư bình quân trên 100 triệu đồng/hộ;Nghề làm bún bánh 10 - 20 triệu đồng/hộ; Nghề chế biến cói 200.000 - 300.000đồng/hộ; Nghề mây tre đan số vốn còn ít hơn

Nhìn chung nhu cầu vốn cho sản xuất kinh doanh ở làng nghề ngày càngtăng Nguồn vốn từ các tổ chức tín dụng đã cho các doanh nghiệp trong làngnghề vay hàng trăm tỷ đồng với lãi suất ưu đãi để mở rộng sản xuất kinh doanh,mua sắm thiết bị công nghệ Các cơ chế chính sách nhằm khuyến khích pháttriển ngành nghề nông thôn; Về cơ chế cho vay như chính sách giải quyết việclàm; Hỗ trợ lãi suất tiền vay đầu tư cơ sở hạ tầng được triển khai thực hiện cóhiệu quả, tạo điều kiện thúc đẩy làng nghề mở rộng quy mô sản xuất như xâydựng nhà xưởng, đầu tư mua sắm thiết bị, ứng dụng khoa học kỹ thuật Nên giátrị sản xuất làng nghề bình quân hàng năm tăng 14,25%

2.11 Các loại hình đơn vị sản xuất và các hội, hiệp hội làng nghề

Các loại hình sản xuất trong làng nghề ngày càng phát triển Qua điều trađến năm 2011 trong 257 làng có nghề đã thu hút 25.528 hộ tham gia sản xuấtcông nghiệp - tiểu thủ công nghiệp Trong làng có nghề có 65 công ty cổ phần

126 công ty TNHH, 198 doanh nghiệp tư nhân, 16 Hợp tác xã và tổ sản xuất tậptrung ở Thành phố Ninh Bình 165 công ty, doanh nghiệp, huyện Hoa Lư 74,huyện Kim Sơn 33 Tỉnh đã thành lập Hiệp hội sản xuất cói

Các loại hình đơn vị sản xuất trên đã là hạt nhân thúc đẩy các làng nghềphát triển góp phần hỗ trợ phát triển các hộ gia đình trong khai thác nguyên liệu,vốn để sản xuất tiêu thụ sản phẩm được thể hiện ở biểu sau

Biểu 18: Tổng hợp số doanh nghiệp, HTX sản xuất TTCN trong các làng nghề

đến năm 2011

STT Thành phố, huyện thị xã ty CP Công Công ty TNHH DNTN Tổ SX HTX, Tổng

Trang 32

ở nông thôn, giải quyết việc làm, tăng thu nhập, xóa đói giảm nghèo và nâng caođời sống của người lao động.

Các hộ sản xuất làng nghề đã tận dụng nguồn lực trên địa bàn (đất đai, laođộng, vốn, nguồn nguyên liệu ) tạo sự phát triển đồng đều giữa huyện, xã,phường góp phần giảm bớt khoảng cách về thu nhập, về mức sống của nhân dângiữa các vùng Do đó các hộ sản xuất làng nghề gắn bó mật thiết, hòa thuận,đoàn kết với địa bàn dân cư

Quá trình phát triển làng nghề song song với quá trình phát triển cơ sở hạtầng nông thôn kéo theo sự phát triển các ngành và lĩnh vực khác như: thị trườngđầu vào, đầu ra về sản xuất, tiêu thụ sản phẩm, giao thông chuyên chở nguyênvật liệu và các sản phẩm làng nghề; du lịch làng nghề Công tác quản lý, hợptác, liên doanh liên kết để mở rộng quy mô sản xuất, phát sinh nhu cầu tăng quỹđất để hình thành các cụm công nghiệp làng nghề nhằm tổ chức lại làng nghềtheo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp nông thôn Làng nghềphát triển kéo theo dịch vụ du lịch và đô thị hóa nhanh, làm bộ mặt làng nghề vàkhu dân cư thay đổi Đời sống người dân làng nghề được cải thiện do đó đờisống của khu dân cư cũng được nâng cao

Làng nghề phát triển kéo theo các dịch vụ phát triển như: chuyên chởnguyên vật liệu, hàng hóa, phục vụ ăn uống làm cơ sở hạ tầng nhanh xuốngcấp Làng nghề phát triển đã thu hút nhiều lao động từ nơi khác đến làm thuê đãảnh hưởng đến tình hình an ninh trật tự trên địa bàn Một số nghề gây ô nhiễmmôi trường đã nảy sinh mâu thuẫn giữa hộ sản xuất tiểu thủ công nghiệp và hộthuần nông Vì vậy chính quyền địa phương cần quan tâm giải quyết, thườngxuyên kiểm tra, giám sát hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp,

hộ sản xuất và người làm thuê nhằm bảo đảm an ninh, an toàn cho làng nghề vàkhu dân cư

Trang 33

2.13 Đánh giá vai trò nghề, làng nghề tỉnh Ninh Bình.

a Sự phát triển nghề, làng nghề đã tạo việc làm cho người lao động.

Các làng nghề của tỉnh Ninh Bình đã thu hút một số lượng lớn số hộ vàlao động sản xuất tiểu thủ công nghiệp Số lao động tham gia sản xuất nghề năm

2011 với trên 54.564 lao động Ngoài ra còn thu hút hàng trăm lao động từ nơikhác đến làm thuê như nghề chế tác đá mỹ nghệ Ninh Vân, nghề chế biến cói ởKim Sơn, nghề thêu ren ở Văn Lâm Sự phát triển làng nghề kéo theo dịch vụcung cấp nguyên vật liệu chuyên chở kinh doanh hàng hóa đá, cói, vải thêu ,phục vụ ăn uống cho các làng nghề tạo ra nhiều việc làm cho người lao động

Cơ cấu lao động trong công nghiệp - TTCN và dịch vụ ở làng nghề đã chiếmtrên 60% trong tổng số lao động, lao động thuần nông chỉ còn 20 - 30% Quakhảo sát ở làng nghề xã Ninh Vân cơ cấu lao động trong công nghiệp và dịch vụchiếm 61,83%, lao động thuần nông là 26,45% Nghề chế biến gỗ Ninh Phong(TP Ninh Bình) cơ cấu lao động sản xuất công nghiệp - TTCN và dịch vụ chiếm64%, lao động thuần nông là 27,9% Cơ cấu lao động chế biến cói và dịch vụ xãThượng Kiệm (Kim Sơn) chiếm 81,7% và lao động thuần nông gần 20% Ngoài

ra các làng nghề còn góp phần giải quyết việc làm cho lao động dôi dư trong quátrình đô thị hóa của tỉnh

b Tăng thu nhập và nâng cao đời sống nhân dân.

Nghề, làng nghề tỉnh Ninh Bình Qua điều tra khảo sát cho thấy thu nhậpbình quân lao động sản xuất nghề ở làng có nghề năm 2011 là 20,17 triệuđồng/năm (biểu phụ lục 9) gấp 1,21 lần so với thu nhập bình quân lao động của

cả làng và gấp 2 lần so với thu nhập của các lao động thuần nông Đời sốngnhân dân được cải thiện Tỷ lệ hộ nghèo ở các làng nghề thấp hơn so với tỷ lệ hộnghèo của các làng thuần nông

c Hạn chế di dân tự do từ nông thôn ra thành phố và thị xã.

Quá trình phát triển kinh tế của tỉnh Ninh Bình nhất là việc mở rộng quy

mô thành phố, thị xã, thị trấn, các khu, cụm công nghiệp, các hệ thống thươngmại gây sức ép về việc làm và thu nhập đã thúc đẩy người dân từ nông thôn đitìm việc làm ở thành phố, thị xã Quá trình đó đã gây áp lực đối với các điềukiện về cơ sở hạ tầng xã hội, các dịch vụ, gây khó khăn cho quản lý xã hội Vìvậy phát triển nghề, làng nghề đã hạn chế đáng kể hiện tượng di dân tự do từnông thôn ra thành thị Với 257 làng có nghề của tỉnh, người nông dân có thunhập ổn định gắn bó với làng quê đồng thời thu hút lao động các địa phươngkhác đến làm việc, góp phần xóa đói, giảm nghèo Đó là điều kiện tốt để hạn chế

di dân tự do từ nông thôn ra thành phố, thị xã

d Phát huy nội lực địa phương, phát triển kinh tế - xã hội, bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống.

Nghề, làng nghề của tỉnh phát triển đã khai thác thế mạnh của địa phương

về nguồn lực (đất đai, lao động, tiền vốn, thiết bị, máy móc để tập trung chosản xuất kinh doanh Trong quá trình lao động sẽ tạo ra đội ngũ lao động có tay

Trang 34

nghề cao, lớp nghệ nhân mới có trình độ tiếp thu, ứng dụng tiến bộ về công nghệtiên tiến.

Nghề, làng nghề phát triển kéo theo sự đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng làngnghề như: đường giao thông nông thôn được nâng cấp cải tạo, thiết chế văn hóa ở

cơ sở được quan tâm xây dựng đã đáp ứng nhu cầu về vật chất, tinh thần của nhândân đồng thời bảo tồn phát huy các giá trị văn hóa các làng nghề ở địa phương

Lịch sử phát triển các làng nghề của tỉnh Ninh Bình gắn với lịch sử vănhóa của tỉnh và của dân tộc với cố đô Hoa Lư, đền thờ vua Đinh, vua Lê từ đólàng nghề được hình thành và phát triển, mỗi làng nghề sản xuất ra những sảnphẩm chứa đựng nét độc đáo của văn hóa dân tộc là di sản quý giá của cha ôngtruyền lại cho con cháu làm vẻ vang cho tỉnh Ninh Bình như: nghề chế tác đá

mỹ nghệ Ninh Vân, nghề thêu ren Ninh Hải, nghề cói ở Kim Sơn, nghề mộc mỹnghệ Ninh Phong, nghề gốm Mỹ Lộc Vì vậy bảo tồn và phát huy các giá trịvăn hóa truyền thống của làng nghề chính là sự kế thừa và phát huy đội ngũnghệ nhân và những bí quyết quý giá của nghề đã góp phần không nhỏ vào việcduy trì, bảo tồn di sản văn hóa

e Góp phần tăng khối lượng hàng hóa xuất khẩu và phát triển dịch vụ du lịch.

Hàng thủ công mỹ nghệ, các sản phẩm đá, cói, thêu ren của các làng nghềtỉnh Ninh Bình ngày càng tăng về số lượng và chủng loại nhằm đáp ứng yêu cầungười tiêu dùng trong tỉnh, trong nước để trang trí nội thất trong gia đình, nơi làmviệc và nâng cấp cải tạo các đình chùa đồng thời hàng thủ công mỹ nghệ củalàng nghề trong tỉnh được người nước ngoài ưa thích như thêu ren, sản phẩm cói,gốm sứ làm phong phú thêm thị trường xuất khẩu và phục vụ cho khách du lịch

Ninh Bình có tiềm năng phát triển du lịch lớn lại có nhiều làng nghề Vìvậy việc gắn kết các tour du lịch đến với các làng nghề để khách du lịch thamquan, với những mặt hàng lưu niệm phong phú của các sản phẩm cói, thêu ren

sẽ tăng thêm chất lượng của các tour du lịch Qua đó quảng bá các sản phẩmlàng nghề đồng thời góp phần thúc đẩy ngành dịch vụ du lịch phát triển

f Thúc đẩy phát triển công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp nông thôn.

Nghề và làng nghề ở Ninh Bình đã góp phần thúc đẩy nền kinh tế của tỉnhtheo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp nông thôn Đến năm

2010 tỷ trọng công nghiệp - xây dựng và dịch vụ của tỉnh đã chiếm 83,50%;Nông - lâm - thủy sản là 16,50% trong cơ cấu GDP của tỉnh

Cơ cấu kinh tế ở các làng nghề có tỷ trọng công nghiệp và dịch vụ trongGDP cũng chiếm từ 75 - 80% Chính làng nghề phát triển đã hình thành cáctrung tâm buôn bán, trao đổi hàng hóa, dần dần trở thành các trung tâm dân cư,các thị trấn, thị tứ và từng bước đô thị hóa

2.14 Cơ chế chính sách của tỉnh Ninh Bình

Từ năm 2005 đến nay, Tỉnh ủy, HĐND & UBND tỉnh Ninh Bình đã quantâm chỉ đạo phát triển nghề, làng nghề Đã triển khai thực hiện Nghị định134/2004/NĐ-CP ngày 09/6/2004 của Chính phủ Tỉnh đã ban hành quyết định

Trang 35

số 1329/2005/QĐ-UBND ngày 04/7/2005 quy định về tiêu chuẩn, trình tự và thủtục xét công nhận làng nghề tỉnh Ninh Bình Tỉnh ủy đã ban hành Nghị quyết số04/NQ-TU ngày 09/8/2006 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy và Kế hoạch số 18/KH-UBND ngày 06/10/2006 của UBDN tỉnh về đẩy mạnh phát triển, trồng, chế biếncói; thêu ren và chế tác đá mỹ nghệ giai đoạn 2006 - 2010 và Nghị quyết số15/NQ-TU ngày 13/7/2009 về phát triển du lịch đến năm 2020 và định hướngđến năm 2030 Kế hoạch 07/KH-UBND ngày 17/7/2009 của UBND tỉnh NinhBình về thực hiện Nghị quyết 15 của Ban chấp hành Đảng bộ tỉnh Ninh Bình,trong đó xác định nhiệm vụ và giải pháp về khuyến khích phát triển làng nghềphục vụ du lịch với các sản phẩm làng nghề truyền thống Trên cơ sở nhữngchính sách của Đảng và Nhà nước và của tỉnh, các cấp, các ngành, các huyện, thị

xã, thành phố đã quan tâm chỉ đạo Vì vậy các hoạt động khuyến công để pháttriển nghề và làng nghề được tăng cường Từ năm 2005 - 2011 tổng kinh phí hỗtrợ của nhà nước, của tỉnh (thành phố, thị xã, huyện) về khuyến công quốc gia

và khuyến công địa phương là 13,758 tỷ đồng (khuyến công quốc gia 7,8 tỷđồng, của tỉnh gần 6 tỷ đồng) Bình quân hàng năm kinh phí hỗ trợ gần 2 tỷđồng chủ yếu tập trung cho sản phẩm chế biến cói, thêu ren và chế tác đá mỹnghệ Đã triển khai thực hiện các chương trình như: mở 280 lớp với 13.300 laođộng được đào tạo nghề; đào tạo nâng cao năng lực quản lý cho 320 học viên;xây dựng 37 mô hình trình diễn kỹ thuật và chuyển giao công nghệ mới; hỗ trợ 7

cơ sở tham gia triển lãm hội chợ; thành lập 2 trung tâm dữ liệu điện tử Ngoài ratỉnh đã xây dựng vùng nguyên liệu cói ở huyện Kim Sơn diện tích 450,14ha,trong đó quy hoạch mới 285,41ha Tỉnh đã phê duyệt quy hoạch vùng đá mỹnghệ Ninh Vân diện tích gần 97ha và UBND huyện Hoa Lư quy hoạch làngnghề đá mỹ nghề Ninh Vân với diện tích 23ha, tổng vốn 17,5 tỷ đồng Sở Côngthương đã xây dựng chương trình xúc tiến thương mại hỗ trợ cho các doanhnghiệp thêu ren là 630 triệu đồng

Việc triển khai các chính sách của Đảng và Nhà nước với sự chỉ đạo tíchcực của các cấp, các ngành của tỉnh đã có tác động đến phát triển nghề và làngnghề từ năm 2005 - 2011 như sau:

- Làng nghề có giá trị tăng trưởng trên 14,25%/năm Số hộ sản xuất tronglàng nghề tăng bình quân 5%/năm (riêng ngành đá mỹ nghệ tăng gần 7%/năm) Sốlao động tăng bình quân 3,52%/năm Sản phẩm làng nghề đã đa dạng về mẫu mã,năng suất sản lượng ngày càng tăng đã đáp ứng nhu cầu tiêu dùng và xuất khẩu

- Cơ cấu kinh tế, cơ cấu lao động nông thôn có chuyển biến tích cực bảođảm an ninh xã hội, giảm thiểu tệ nạn xã hội ở khu vực nông thôn

- Trình độ công nghệ của các doanh nghiệp làng nghề từng bước đượcnâng cao Nhiều doanh nghiệp có quy mô nhà xưởng, máy móc thiết bị hiện đại

Tuy nhiên việc ban hành và thực hiện cơ chế chính sách phát triển nghề,làng nghề của tỉnh còn ít và chậm lại chưa ổn định Các chính sách của ngânhàng thương mại, các tổ chức tín dụng cho vay vốn phát triển nghề, làng nghề,đầu tư đổi mới công nghệ hạn chế Một số chính sách tạo điều kiện cho doanh

Trang 36

nghiệp và hộ sản xuất như: mặt bằng sản xuất, đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng,

xử lý môi trường làng nghề, xúc tiến thương mại và xây dựng thương hiệu chưađáp ứng nhu cầu

Những hạn chế của những chính sách đã ảnh hưởng đến một số khâu đạtkết quả thấp như phát triển làng nghề còn chậm, ô nhiễm môi trường, khó khăntrong việc cấp quyền sử dụng đất, cho thuê đất, chuyển giao kỹ thuật khoa họccông nghệ, đào tạo cán bộ quản lý và kỹ thuật, miễn giảm thuế, cho vay ưu đãi

2.15 Những thuận lợi, khó khăn, nguyên nhân và bài học kinh nghiệm.

a Thuận lợi:

Trong những năm qua hệ thống chính sách phát triển nghề, làng nghề củanhà nước được bổ sung hoàn thiện nên tạo điều kiện cho tỉnh Ninh Bình chỉ đạophát triển ngành nghề được tốt hơn Các chính sách hỗ trợ nghề, làng nghề.Chính sách xây dựng vùng nguyên liệu (cói, đá ) đã được các cấp và cơ sởquan tâm triển khai đồng bộ nên làng nghề được ổn định và phát triển

Nước ta đã ra nhập tổ chức thương mại thế gới WTO đó là điều kiệnthuận lợi để nhập khẩu nguyên vật liệu, thiết bị máy móc tiên tiến tạo điều kiệncho nghề, làng nghề tăng năng suất, chất lượng sản phẩm và mở rộng thị trườngxuất khẩu Cơ sở vật chất làng nghề được tăng cường do có sự hỗ trợ đầu tư củaNhà nước và sự đóng góp của nhân dân Nhà nước Trung ương cũng như tỉnh đã

hỗ trợ các làng nghề về sử dụng đất, mặt bằng sản xuất, các loại thuế, phí đều ưuđãi cho các cơ sở làng nghề

Các ngành nghề nông thôn trong tỉnh sử dụng nguồn nguyên liệu sẵn cócủa địa phương như: cói, đá, mây tre, bèo đã tạo điều kiện đầu vào cho pháttriển nghề và làng nghề

Tỉnh Ninh Bình có nhiều làng nghề với đội ngũ nghệ nhân, thợ giỏi cótâm huyết với nghề, có khả năng truyền, dạy nghề cho lớp trẻ

Các nghề và làng nghề tỉnh Ninh Bình đã trải qua quá trình lịch sử pháttriển lâu dài và hết sức phong phú Yếu tố truyền thống là một trong nhữngthuận lợi để các sản phẩm thủ công mỹ nghệ của tỉnh tiến xa hơn trong tiến trìnhhội nhập kinh tế quốc tế

b Khó khăn tồn tại:

Cơ chế chính sách của Nhà nước ban hành còn thiếu đồng bộ và chồngchéo giữa các ngành Cơ quan quản lý nhà nước ở địa phương chưa tập trungcao nguồn lực cho phát triển nghề và làng nghề Các cơ chế hỗ trợ và khuyếnkhích của tỉnh về tài chính, đổi mới công nghệ, đăng ký thương hiệu, thu hútnhân tài chưa cụ thể; Nguồn nhân lực trình độ cao cho các làng nghề chưa đápứng yêu cầu phát triển; Nguyên liệu cho làng nghề hạn chế Mặt bằng sản xuấthẹp, di dời các hộ, doanh nghiệp đến các cụm công nghiệp làng nghề rất khókhăn do thiếu vốn, cơ sở hạ tầng ở các làng nghề chưa được nâng cấp, cải tạo

Nghề, làng nghề phát triển tự phát, Nhà nước hỗ trợ chưa nhiều, vai tròhiệp hội của tỉnh chưa cao Hiệp hội các ngành nghề ở làng nghề chưa đượcthành lập, chưa có nhiều doanh nghiệp, công ty đầu tầu trong các làng nghề Một

Trang 37

số làng nghề không có khả năng phát triển như nghề đan cót Vân Thị, mây tređan Sào Lâm, sản xuất cốt chăn bông Nhân Lý đã chuyển sang sản xuất mặthàng khác để phù hợp với thị hiếu khách hàng.

Các sản phẩm của làng nghề hầu hết chưa có thương hiệu hàng hóa, mẫu

mã, kiểu dáng thay đổi chậm Các sản phẩm ít được cải tiến do đó làm giảm giátrị và sức hấp dẫn của sản phẩm nên sức cạnh trenh kém

Giá trị xuất khẩu của các làng nghề còn thấp, xuất khẩu chủ yếu qua ủythác nên lợi nhuận không cao

Sản xuất làng nghề còn manh mún, nhỏ lẻ, thị trường tiêu thụ chưa được

mở rộng, việc giới thiệu sản phẩm làng nghề tại hội chợ, các trung tâm thươngmại chi phí nhiều

Du lịch làng nghề bước đầu được quan tâm song chậm phát triển

Tình trạng ô nhiễm môi trường ở một số làng nghề phát triển đã đến mứcnghiêm trọng như: bụi đá, tiếng ồn, chất thải rắn, ô nhiễm nguồn nước Huyđộng nguồn lực xã hội để bảo vệ môi trường làng nghề chưa nhiều

Việc tiếp cận vay vốn của các tổ chức tín dụng còn hạn chế và còn khókhăn Trong khi huy động vốn và tranh thủ nguồn vốn của trung ương, các thànhphần kinh tế khác hạn chế

Năng lực kinh nghiệm sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp, chủ hộ,trình độ quản lý các cơ sở ngành nghề nông thôn còn yếu Số nghệ nhân, thợ giỏitrong làng nghề còn ít, lại chưa được quan tâm đúng mức, thiếu động viên kịpthời đề khuyến khích họ sáng tạo Việc trang bị bảo hộ lao động cho công nhâncòn thiếu, chưa kiểm tra định kỳ sức khỏe cho công nhân nhất là nghề chế tác đá

Đội ngũ cán bộ quản lý ngành nghề, làng nghề nông thôn ở cấp huyện cònthiếu, chưa đáp ứng yêu cầu Chưa có đội ngũ cán bộ theo dõi ngành nghề ở cấp xã

Hệ thống các ngành sản xuất hỗ trợ và dịch vụ chưa phát triển, thiếu đồng

bộ như: (hệ thống thông tin, giao thông, quảng bá giới thiệu sản phẩm ) cònnhiều hạn chế

c Nguyên nhân:

Việc triển khai các chính sách của Đảng, Nhà nước và của tỉnh trong bốicảnh chịu ảnh hưởng chung cuộc khủng hoảng tài chính thế giới đã ảnh hưởngtrực tiếp đến sản xuất, tiêu thụ hàng thủ công mỹ nghệ của tỉnh Một số sảnphẩm cói, thêu có giảm sút, lại bất cập về tổ chức quản lý, mặt bằng cho sảnxuất, về vốn và nguồn lực

Việc ban hành và thực hiện chính sách chưa đồng bộ, còn chồng chéochưa hợp lý nhất là chính sách đối với nghề, làng nghề Chính sách đối với nghệnhân, thợ giỏi, về tín dụng cho vay vốn trung, dài hạn như thủ tục vay vốn, vềthuế còn khó khăn

Trình độ quản lý và tổ chức sản xuất của chủ doanh nghiệp và hộ sản xuấtchưa đáp ứng yêu cầu thị trường nên điều hành sản xuất còn lúng túng Laođộng thủ công đào tạo qua trường lớp rất ít Về hình thức tổ chức sản xuất chủ

Trang 38

yếu trong từng gia đình nên quy mô sản xuất nhỏ, lẻ, trình độ tay nghề chưa cao,công nghệ lạc hậu

Chất lượng mẫu mã, kiểu dáng sản phẩm còn đơn điệu, chưa áp dụng các tiêuchuẩn kỹ thuật, tiêu chuẩn quản lý chất lượng sản phẩm nên sức cạnh tranh kém

Khă năng tiếp thị, tìm kiếm thị trường xuất khẩu của doanh nghiệp cònyếu Sự hỗ trợ của các cơ quan nhà nước tỉnh về tìm kiếm thị trường hạn chế

Một số nghề, làng nghề truyền thống trong hoạt động sản xuất kinh doanhvẫn còn làm ảnh hưởng xấu đến môi trường

Các nguồn cung cấp nguyên liệu tại địa phương chưa đáp ứng đầy đủ yêucầu sản xuất, lại phụ thuộc vào nguyên liệu nhập từ tỉnh bạn và nước ngoài Một

số nghề nguồn nguyên liệu khá dồi dào ở địa phương như: sản phẩm đá, cói chưa đáp ứng chất lượng cho sản xuất

d Bài học kinh nghiệm:

Một số bài học về phát triển nghề, làng nghề của tỉnh Ninh Bình là:

- Tăng cường công tác tuyên truyền, phổ biến về công tác phát triển nghề,làng nghề để các cấp, các ngành và nhân dân hiểu và tích cực thực hiện là nộidung quan trọng để phát triển công nghiệp nông thôn và xây dựng nông thôn mới

- Nhà nước và tỉnh cần ban hành các cơ chế chính sách để khuyến khíchphát triển nghề, làng nghề, đồng thời có sự hỗ trợ tích cực về tài chính là yếu tốquyết định tạo điều kiện môi trường pháp lý thuận lợi cho các cơ sở, hộ gia đình

mở rộng sản xuất kinh doanh

- Khai thác tiềm năng, nguồn lực từng địa phương theo quy hoạch; Triểnkhai thực hiện vùng nguyên liệu như:cói, đá, rau quả Tiến hành xây dựngthương hiệu hàng hóa (thêu ren Ninh Hải, đá mỹ nghệ Ninh Vân, gỗ mỹ nghệNinh Phong ) Cải tiến mẫu mã sản phẩm, đổi mới thiết bị công nghệ và ứngdụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất để nâng cao sản lượng, chất lượng

và sức cạnh tranh của sản phẩm

- Tăng cường đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ văn hóa, quản lý và kỹthuật của các doanh nghiệp, hộ sản xuất và người lao động thông qua cácchương trình khuyến công, các trung tâm đào tạo nghề của trung ương và cácđịa phương trong tỉnh và xây dựng và phát triển các trung tâm đào tạo mới

- Đa dạng hóa các nguồn lực đầu tư Khuyến khích mở rộng các thànhphần kinh tế trong làng nghề nhằm huy động mọi nguồn lực về vốn, đất đai,khoa học kỹ thuật để tham gia phát triển nghề, làng nghề

- Thành lập và phát huy vai trò của các tổ chức hội, hiệp hội tại các làngnghề như: Hiệp hội thêu ren, Hiệp hội chế tác đá mỹ nghệ, hiệp hội chế biến

Trang 39

cói trong việc hỗ trợ về vốn, tìm kiếm thị trường, áp dụng khoa học công nghệ,quảng bá và tiêu thụ sản phẩm làng nghề.

- Phát triển làng nghề kết hợp phục vụ du lịch mang lại lợi ích cho pháttriển làng nghề và phát triển du lịch

- Tăng cường công tác bảo vệ môi trường và khắc phục ô nhiễm môitrường làng nghề

- Quy hoạch xây dựng các cụm công nghiệp làng nghề ở ngoài khu dân cư

để mở rộng nhu cầu sản xuất ngày càng tăng của làng nghề

- Đầu tư cơ sở hạ tầng, các thiết chế văn hóa ở làng nghề tạo điều kiện cholàng nghề tiếp cận thị trường và nâng cao vật chất của người lao động làm nghề

- Tăng cường công tác quản lý nhà nước và quy hoạch phát triển nghề,làng nghề

3 Vai trò của làng nghề đối với phát triển du lịch.

Du lịch làng nghề là loại hình du lịch thuộc nhóm các sản phẩm du lịchvăn hóa Đến với làng nghề du khách được thưởng thức không gian cảnh quan

tự nhiên đẹp của làng quê với các công trình văn hóa lịch sử có giá trị nghệthuật, với các sản phẩm làng nghề mang tính độc đáo của địa phương Vai tròcủa làng nghề đối với phát triển du lịch được thể hiện:

Thỏa mãn tính hiếu kỳ của khách du lịch đến tham quan làng nghề, tìmhiểu về hoạt động sinh hoạt ở làng quê nói chung và làng nghề nói riêng

Đáp ứng nhu cầu của khách du lịch trực tiếp tham gia một vài công đoạn đểtạo sản phẩm làng nghề, hoặc ý tưởng tạo sản phẩm mới khách du lịch ưa thích

Làng nghề gắn với các địa danh, văn hóa lịch sử nổi tiếng có sức thu hútđặc biệt khách du lịch

Làng nghề nơi tổ chức phục vụ khách du lịch có thể đưa khách đến thamquan vườn cảnh, thưởng thức ăn trưa với các món ăn dân dã, sạch như tái dê(Hoa Lư), rượu Lai Thành (Kim Sơn), rượu cần (Nho Quan), trong lời ca tiếnghát quê hương mang tính nghệ thuật dân tộc cao Đồng thời tham quan các sảnphẩm làng nghề được trưng bày tại nơi giới thiệu sản phẩm làng nghề

Làng nghề có cơ hội quảng bá những hình ảnh văn hóa và làng nghềtruyền thống đến khách du lịch trong ngoài nước, góp phần thúc đẩy sản xuấtkinh doanh của địa phương

Tóm lại làng nghề có vai trò lớn để phát triển du lịch Có làng nghề đểkhai thác phát triển du lịch, ngược lại du lịch phát triển sẽ đẩy mạnh sản xuấtkinh doanh của làng nghề, tạo việc làm ổn định, xóa đói giảm nghèo, cải thiện

Trang 40

môi trường, bảo tồn, tôn tạo và phát triển các công trình văn hóa nhằm nâng cao

vị thế làng nghề

Ngày đăng: 28/12/2017, 15:23

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w