SKKN Giúp học sinh yêu thích môn GDCD trong trường THCSSKKN Giúp học sinh yêu thích môn GDCD trong trường THCSSKKN Giúp học sinh yêu thích môn GDCD trong trường THCSSKKN Giúp học sinh yêu thích môn GDCD trong trường THCSSKKN Giúp học sinh yêu thích môn GDCD trong trường THCSSKKN Giúp học sinh yêu thích môn GDCD trong trường THCSSKKN Giúp học sinh yêu thích môn GDCD trong trường THCSSKKN Giúp học sinh yêu thích môn GDCD trong trường THCSSKKN Giúp học sinh yêu thích môn GDCD trong trường THCSSKKN Giúp học sinh yêu thích môn GDCD trong trường THCSSKKN Giúp học sinh yêu thích môn GDCD trong trường THCSSKKN Giúp học sinh yêu thích môn GDCD trong trường THCSSKKN Giúp học sinh yêu thích môn GDCD trong trường THCS
Trang 1I Đặt vấn đề.
1 Lí do chọn đề tài:
Như chúng ta đã biết, trong bất kỳ xã hội nào thì đạo đức vẫn luôn là nền
móng vững chắc cho một xã hội phát triển bền vững Một cơ quan, trường học
muốn có chất lượng cao yếu tố quan trọng hàng đầu là phải có kỉ cương nề nếp tốt mà tư cách đạo đức là cở sở đầu tiên để chấp hành kỉ luật, pháp luật
Thực vậy, môn GDCD là môn học trực tiếp giáo dục đạo đức, tư tưởng chính trị, ý thức chấp hành pháp luật cho học sinh Cũng qua môn học này nhiều kỹ năng sống quan trọng của học sinh được hình thành và phát triển Nhưng một điều đáng tiếc là rất nhiều nhà trường, giáo viên, học sinh quá coi nhẹ môn học Xem giờ học GDCD là lúc “xả hơi thư giản” mà báo chí đã nhiều lần đăng tải Điều này xuất phát từ nhiều nguyên nhân ( Bài viết này không bàn luận) nhưng
đã để lại nhiều hậu quả nặng nề mà đến khi có những “biến loạn nổi lên” người ta
mới giật mình nhận ra nó cũng rất quan trọng và cần thiết
Trong thực tế cuộc sống thực dụng đầy bon chen khiến cho con người ta ngày
càng trở nên chai mòn về cảm xúc Nhu cầu hưởng thụ cá nhân ngày càng nhiều
tỉ lệ thuận với sự vi phạm các chuẩn mực của xã hội ngày càng phổ biến Lòng nhân từ bác ái giữa con người với con người như một sợi chỉ mong manh Đạo đức ngày càng suy đồi đang góp phần đẩy xã hội đi đến bên bờ vực thẳm Các chủ nhân tương lai của đất nước sẽ ra sao? Đất nước sẽ thế nào nếu chúng ta xem
nhẹ chữ Tâm ?
Trong những năm gần đây Bộ GD, các SGD đã có những chuyên đề với những biện pháp khác nhau nhằm nâng cao vị thế của môn học như giáo viên dạy môn GDCD có quyền can thiệp vào việc xếp loại hạnh kiểm học sinh, phân công giáo vên dạy GDCD làm chủ nhiệm kết hợp đánh giá học và hành của học sinh rồi bồi dưỡng thêm cho những giáo viên có trình độ chuyên môn huấn luyện hơn một tháng đợt gần hè của năm học 2015 và cả áp dụng đối với những trường hợp không được đào tạo chuyên môn thì Sở cũng yêu cầu phải được đi tập huấn mà
Trang 2nhà trường phải nộp thêm kinh phí cho những giáo viên được cử đi học về giảng
dạy tại trường để có thể dạy kết hợp đánh giá học và hành của học sinh nhằm
cứu vãn tình thế
Là một giáo viên dạy GDCD tôi nhận thấy điều khó khăn đối với người giáo viên dậy môn học này không phải là ở kiến thức hay phương pháp dạy học mà
điều quan trọng nhất cũng là khó nhất là người dạy phải biến những kiến thức
mình dạy trở thành niềm tin thái độ và hành động tương ứng trong thực tế.Thế nhưng trong xã hội hiện nay các em lại đang từng ngày chứng kiến những
thực tế ngược lại với lí luận khiến nhiều em thiếu niềm tin để thực hành những điều thầy cô dạy vào cuộc sống Khi niềm tin không vững bền, kiên cố bởi những ảnh hưởng của những người trong gia đình, nhà trường và hoàn cảnh xã hội mà các em tiếp xúc thì rất khó, thậm chí không thể chuyển thành hành động thực tế
Gia đình là cái nôi nuôi dưỡng hình thành và phát triển nhân cách của con người, Sau gia đình, trường học, thầy cô, bạn bè là những người mà các em tiếp xúc chiếm thời lượng nhiều nhất Tính cách, phẩm chất của con người lại chịu ảnh hưởng rất nhiều bởi hoàn cảnh xung quanh
Từ thực tế trên khiến tôi luôn băn khoăn, trăn trở muốn tìm ra một giải pháp tối ưu nhằm nâng cao hiệu quả giờ dạy nên tôi quyết định chọn đề tài nghiên cứu này
2 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu:
- Việc dạy và học của giáo viên và học sinh trong môn học GDCD ở trường THCS nơi tôi giảng dạy
- Chương trình và SGK học kỳ I của môn học GDCD
3 Mục tiêu, nhiệm vụ nghiên cứu
a Mục tiêu nghiên cứu:
- Nâng cao hiệu quả giờ dạy môn GDCD góp phần thực hiện mục tiêu giáo dục toàn diện cho học sinh có đủ: Đức, Trí, Thể, Mĩ
Trang 3- Giúp học sinh có được những kiến thức cơ bản và kỹ năng sống cần thiết để đứng vững trước cuộc sống đầy cám dỗ và cạm bẩy
b Nhiệm vụ nghiên cứu:
- Giúp học sinh nắm chắc những kiến thức cơ bản, thiết thực của một bài dạy đạo đức trong giờ GDCD
- Có niềm tin vững chắc vào tính đúng đắn, quan trọng, cần thiết của chuẩn mực đạo đức đó với bản thân và xã hội
- Có mong muốn và có khả năng biến kiến thức thành thái độ và hành động tương ứng trong thực tế cuộc sống
- Biết vận dụng các chuẩn mực đạo đức vào cuộc sống một cách linh hoạt và hiệu quả
4.Giả thiết khoa học của đề tài:
Nếu đề tài này được áp dụng vào thực tế dạy học tôi tin rằng sẽ cải thiện được phần nào tình hình thực tế của việc dạy và học môn GDCD hiện nay
5 Phương pháp nghiên cứu
a Nhóm phương pháp nghiên cứu lí luận gồm: thu thập thông tin liên quan đến
đề tài, đọc tài liệu, phân tích và tổng hợp các thông tin
b Phương pháp nghiên cứu thực tiễn gồm: Dự giờ đồng nghiệp, quan sát lối sống cách cư xử của mọi người, tạo tình huống có vấn đề đề nắm bắt bản chất của các hiện tượng trong cuộc sống, trò chuyện ngoài giờ cùng học sinh để nắm bắt tâm
tư suy nghĩ của các em về những vấn đề liên quan đến đề tài
c Phương pháp thống kê phân loại Đây là phương pháp thu thập lại những điều
đã quan sát và thu nhận được từ thực tế Trên cở đó phân tích, đánh giá, tổng hợp, phân loại để tìm ra giải pháp dạy học tối ưu
6 Dự báo những đóng góp mới của đề tài.
Đề tài vận dụng đổi mới phương pháp và đổi mới trong kiểm tra đánh giá vào
quá trình dạy học Kết hợp dạy học với giáo dục kỹ năng sống cho học sinh Phối kết hợp và tranh thủ sự ủng hộ, tạo điều kiện giúp đỡ của giáo viên chủ nhiệm,
Trang 4Ban giám hiệu nhà trường để thực hiện tốt yêu cầu và mục tiêu của môn học sẽ góp phần quan trọng trong việc nâng cao hiệu quả giờ dạy môn GDCD ở trường THCS
Đề tài này cũng có thể xem như một tài liệu tham khảo cho các giáo viên dạy môn GDCD ở các trường THCS
II Gải quyết vấn đề:
1 Cơ sở lí luận và thực tế của vấn đề nghiên cứu
a Cơ sở lí luận:
Mục tiêu của của môn học( phần đạo đức học kỳ I)
- Học sinh nắm được những kiến thức cơ bản, cần thiết về các phạm trù đạo đức của một con người bao gồm tình cảm đạo đức của một cá nhân, những tư chất làm người và có những thái độ, hành vi ứng xử đúng đắn trong tất cả các mối quan hệ gia đình, nhà trường, xã hội
- Học sinh hình thành được những quan niệm về ứng xử trong gia đình, học đường và xã hội Có thái độ, hành vi tốt đẹp trong cuộc sống; biết yêu ghét, căm thù, dũng cảm, cương quyết, khoan dung, tự trọng, tự ân hận và tôn trọng kỉ luật
b Cơ sở thực tế:
b.1 Thuận lợi:
- Kiến thức môn học đơn giản, nhẹ nhàng
- Cùng với sự phát triển của công nghệ thông tin, giáo viên có nguồn tư liệu phục
vụ giảng dạy rất phong phú và cập nhật
- Môn học không thi cử nên tâm lí người dạy và người học thoải mái Giáo viên ngoài việc đảm bảo kiến thức cơ bản của bài học có thể tự do lựa chọn nội dung nào thật thiết thực với học sinh để mở rộng, nâng cao khiến giờ dạy trở nên nhẹ nhàng, hứng thú
b.2 Khó khăn: Tâm lí của mọi người coi GDCD là môn phụ nên phần nào ảnh
hưởng đến sự tìm tòi, sáng tạo , nhiệt huyết của giáo viên
Trang 5- Thực tế cuộc sống đầy dối trá, ích kỉ, xấu xa khiến nhiều em nghĩ rằng những chuẩn mực đạo đức của con người thời nay không cần thiết
- Học sinh xem là môn phụ không thi cử nên ý thức học tập, rèn luyện thấp
2 Kết quả số liệu điều tra thực trạng việc học của học sinh trong Kỳ I Năm học 2015- 2016 khi chưa áp dụng đề tài nghiên cứu này.
Lớp Số học sinh Thích học Không thích Kết quả tổng kết học kỳ I
3 Phân tích đánh giá số liệu để tìm nguyên nhân.
3.1- Về phía người dạy:
- Bài dạy của giáo viên chưa thật sự thuyết phục, thiếu sinh động, hấp dẫn
- Đề kiểm tra còn dễ, chưa có những câu hỏi dạng vận dụng thực tế và nâng cao nên
dù điểm tổng kết của học sinh khá cao nhưng chưa thật sự có giá trị thiết thực Ảnh hưởng tích cực của môn học đến thái độ và hành vi cư xử của học sinh chưa rõ nét
3.2:Về phía người học:
- Học sinh còn thờ ơ với môn học
- Ý thức vận dụng những điều đã học vào thực tế còn rất hạn chế hoặc vận dụng máy móc, thiếu sự linh hoạt nên chưa phát huy được hiệu quả
4 Một số gải pháp.
a Để có niềm tin về các chuẩn mực đạo đức trước hết học sinh phải hiểu được vai trò, tầm quan trọng của các chuẩn mực đạo đức đối với bản thân
và mọi người xung quanh.Vì vậy mỗi bài giảng của giáo viên khi lên lớp phải có tính thuyết phục, có giá trị thiết thực với cuộc sống của các em.
Mô hình của bài dạy Theo tôi một bài dạy đạo đức cần hình thành cho học sinh những kiến thức cơ bản sau:
Trang 6- Khái niệm về chuẩn mực đạo đức.
- Những biểu hiện của người có chuẩn mực đó
- Ý nghĩa của việc thực hiện chuẩn mực.
- Biểu hiện ngược lại và hậu quả
- Sự cần thiết và cách rèn luyện để có chuẩn mực đạo đức
- Kỹ năng sử dụng các chuẩn mực đạo đức linh hoạt và mềm dẻo để các chuẩn mực đạo đức phát huy vai trò và hiệu quả trong cuộc sống
Minh họa những kiến thức cơ bản khi dạy bài :
Trung Thực GDCD lớp 7.
GVdùng truyện đọc SGK , xây dựng hệ thống câu hỏi dẫn dắt để học sinh rút ra khái niệm trung thực là gì?
1.Khái niệm Trung thực: là một phẩm chất đạo đức của con người thể hiện lối
sống ngay thẳng, thật thà và sẵn sàng nhận lỗi khi mình mắc khuyết điểm
2.Biểu hiện của người trung thực:
+Thẳng thắn.
+ Phản ánh đúng với thực tế khách quan.
+ Khi mắc lỗi sẵn sàng nhận lỗi.
3 ý nghĩa:
+ Nâng cao uy tín của cá nhân.” Uy tín quý hơn vàng”
+ Được mọi người kính nể sẻ cảm thấy cuộc sống vui vẻ, dễ chịu
+ Làm lành mạnh các mối quan hệ xã hội Đóng góp cho xã hội
Yêu cầu học sinh giải thích một số câu tục ngữ để cũng cố niềm tin ‘ Thật thà là cha quỷ quái” Dù quỷ quái có tinh ma, xảo quyệt đến đâu thì cuối cùng cũng bị lật tẩy và trả giá nên quỷ quái phải gọi thật thà bằng cha Đây là kinh nghiệm sống của cha ông Khuyên chúng ta nên thật thà
- Thuốc đắng dã tật, sự thật mất lòng
Khi có bệnh phải dùng thuốc tuy đắng mới chữa được lành bệnh
- Vế thứ hai của câu tục ngữ có thể hiểu theo hai cách
Trang 7+ Khi chúng ta phạm sai lầm hoặc có tật xấu thì những câu góp ý thẳng thắn, chân thật( Dù khi nghe những câu nói đó làm ta phật lòng, không vui) nhưng nhờ đó ta mới biết chỗ sai mà sửa chữa Khuyên ta phải biết quý trọng người thật thà
+ Khi chúng ta nói sự thật không tốt cho người khác biết sẽ làm họ phật lòng nhưng khi họ hiểu ra họ sẽ rất biết ơn ta Khuyên chúng ta nên thật thà
Kết hợp giáo dục kỹ năng sống: Tại sao cha ông ta lại nói ‘ Thật thà là cha dại” Đây
là trường hợp sử dụng phẩm chất trung thực không đúng lúc, đúng chổ
Trong những trường hợp sau ta không nên trung thực:
- Bác sỹ nói với bệnh nhân về tình trạng nguy kịch của sức khỏe ( Chỉ nên nói với người nhà bệnh nhân)
- Với địch, kẻ thù của ta
- Với những kẻ bảo thủ, cố chấp mà những lời nói thật của ta không thể thay đổi được họ
Trong những trường hợp này ta đang trung thực với lương tâm của chính mình
4 Biểu hiện trái với trung thực và hậu quả.
- Dối trá, bóp méo sự thật, đổi trắng thay đen
- Nịnh hót
- Ngụy biện, xảo biện để che dấu những việc làm sai trái…
Hậu quả: Đánh mất uy tín của bản thân, không được ai tin tưởng
Bị mọi người coi thường, xa lánh
Làm cho mối quan hệ giữa con người với con người ngày càng trở nên lạnh nhạt, căng thẳng
GV trở lại phân tích câu tục ngữ :’’ Thật thà là cha quỷ quái ” kết hợp kể những câu chuyện về những kẻ dối trá, tinh ma xảo quyệt khi sự thật bị phơi bày thì bị mọi người khinh bỉ, xa lánh, tẩy chay
Từ những điều đã phân tích trên học sinh sẽ nhận thấy cần phải sống trung thực.Người trung thực vẫn gặt hái được nhiều thành công trong cuộc sống dù con
Trang 8đường đi đến thành công đối với họ có muộn màng hơn nhưng những thành công của họ sẽ bền vững lâu dài và họ xứng đáng nhận được sự nể trọng của người khác
5 Rèn luyện tính trung thực:
Cơ sở để thực hiện tính trung thực
- Trau dồi kiến thức, rèn luyện sức khỏe, tu dưỡng đạo đức
- Bằng lòng với những gì đã có và luôn phấn đấu vươn lên
b Đổi mới kiểm tra đánh giá.
b.1: Đổi mới trong kiểm tra lí thuyết.
Bên cạnh những câu hỏi đơn giản yêu cầu về kiến thức cơ bản, Gv cần ra những dạng câu hỏi tự luận nâng cao, các câu hỏi mở để kiểm tra độ nông sâu, rộng hẹp, chắc chắn hay mơ hồ trong nhận thức của học sinh thông qua bài làm
Một số câu hỏi trong bài kiểm tra 1 tiết đã thực hiện
Kiểm tra GDCD lớp 7
- Tục ngữ có câu “ Không thầy đố mày làm nên” Em hiểu thế nào về câu tục ngữ trên? Suy nghĩ của em về ý kiến đó? (4đ)
Kiểm tra GDCD lớp 8.
- Ca dao có câu: “ Thói thường gần mực thì đen
Anh em bạn hữu phải nên chọn người
Những người lêu lổng chơi bời
Cũng là lười biếng ta thời tránh xa”
Suy nghĩ của em về lời khuyên của câu ca dao?( 4đ)
- Khổng Tử Nói: “ Người mà không Liêm không bằng súc vật”
Mạnh tử nói: “Ai cũng hám lợi thì nước sẽ nguy”
Em hiểu hai ý kiến trên như thế nào? (6đ)
Kiểm tra GDCD lớp 9.
- Chứng minh nhận định: “ Trong bối cảnh thế giới đang đứng trước những vấn đề bức xúc mang tính toàn cầu thì hợp tác quốc tế là tất yếu”?(6đ)
Trang 9- Có ý kiến cho rằng: “ người sống có đạo đức thì nghèo” Suy nghĩ của em về ý kiến đó? Câu hỏi kiểm tra học kỳ I lớp 9
Với nội dung câu hỏi và thang điểm cho trong bài đòi hỏi học sinh phải giải thích thấu đáo Vận dụng hiểu biết thực tế để làm rõ Bộc lộ quan điểm, thái độ rõ ràng trước những vấn đề nêu ra Chính vì thế các em phải có thái độ học tập nghiêm túc mới mong đạt điểm giỏi
b.2: Vận dụng đổi mới kiểm tra đánh giá trong thực hành.
Bằng phương pháp quan sát, giáo viên lấy đó làm căn cứ để cho điểm thực hành của học sinh Có nhiều cách để đánh gía điểm thực hành của học sinh như thêm một cột cho điểm thực hành trong sổ điểm hoặc đánh giá ( trừ điểm) thông qua điểm kiểm tra thường xuyên và kiểm tra định kỳ Qua kinh nghiệm giảng dạy của mình tôi nhận thấy sử dụng phương pháp sau ( trừ điểm) thông qua điểm kiểm tra thường xuyên và kiểm tra định kỳ có hiệu quả hơn nhiều vì nó có tác dụng ngăn chặn và răn đe kịp thời những hành vi sai lệch chuẩn mực
c Giáo viên dạy môn GDCD phải là tấm gương sáng để học sinh noi theo.
Bởi dù dạy hay, dạy giỏi và thuyết phục đến đâu nhưng Gv lại làm điều ngược lại, không cho học sinh thấy và tin những điều cô đã dạy thì dù lời hay ý đẹp đến đâu cũng trở nên vô nghĩa
d.BGH nhà trường có tâm huyết và tạo điều kiện giúp đỡ để giáo viên dạy GDCD thực hiện tốt nhiệm vụ của mình
Sau khi tham dự lớp học chuyên đề đổi mới phương pháp dạy học và kiểm tra đánh giá môn GDCD trong trường THCS tại sở GDĐT Hà Tĩnh, trong đó có đề cập đến việc nâng cao vai trò vị trí môn học trong nhà trường bằng cách giáo viên dạy môn GDCD tham gia vào đánh giá hạnh kiểm của học sinh như đã nói ở trên.Tôi
đã đặt câu hỏi cho người trực tiếp cao nhất chỉ đạo thực hiện chuyên đề của Bộ Giáo dục rằng: Khi nào thì chuyên đề được áp dụng vào thực tế dạy học Câu trả lời tôi nhân được là im lặng Và tôi thầm hiểu rằng chủ trương của Bộ thì hoàn toàn tốt đẹp nhưng thực hiện được hay không và ở mức độ nào là tùy thuộc vào các sở,
Trang 10phòng, và đặc biệt là các đơn vị trường học Dẫu biết rằng áp dụng chuyên đề vào thực tế thì người dạy sẽ vất vả hơn nhiều, trong khi nhiều người xem đây là môn phụ, học sinh coi đó là giờ nghỉ xả hơi nếu quá nhiệt tình trong khi không có nhu cầu học lại bị xem là không bình thường nhưng đã mang lấy nghiệp vào thân thì cũng phải cố gắng mà làm cho trọn đặc biệt là đối với những giáo viên tốt nghiệp đại học Chính Trị, môn dạy chính gắn bó suốt cuộc đời của họ là GDCD
Một trường học muốn có chất lượng học tập cao không thể xem nhẹ nề nếp học tập Nề nếp được tạo nên bởi nền tảng đạo đức của học sinh, ý thức chấp hành kỉ luật
và pháp luật của học sinh Như vậy đạo đức là nền tảng, bệ phóng của chất lượng học tập, chất lượng mũi nhọn Để người giáo viên hoàn thành tốt nhiệm vụ của mình rất cần sự quan tâm giúp đỡ của Ban giám hiệu của các trường học
đ Tạo môi trường giáo dục trong sạch.
Nhân cách của người học được hình thành và phát triển trong ba môi trường: gia đình, nhà trường và xã hội Trường học là môi trường quan trọng nhất để luyện tài rèn đức trong đó thầy cô giáo là những người trực tiếp hướng dẫn, dạy dỗ các em Những lời hay ý đẹp, những bài học luân lí thầy cô trao chỉ thật sự có ý nghĩa và có hiệu quả giáo dục khi lời nói thống nhất với thái độ, cách đối nhân xử thế của thầy
cô trong các mối quan hệ xã hội Mỗi thầy cô giáo phải là một tấm gương sáng cho học sinh noi theo Còn khi tấm gương đó đã bị những tính toán thiệt hơn bon chen danh lợi làm vấy bẩn thì những điều tốt đẹp thầy cô dạy cũng chẳng qua chỉ là mớ
lí luận suông rẻ tiền mà thôi Những hành động nói về khuyết điểm của đồng nghiệp, nói xấu đồng nghiệp trước mặt học sinh để nâng cao uy tín của bản thân đều là những hành vi phi giáo dục và vô tình đang hạ thấp chính mình.Vì vậy xây dựng môi trường giáo dục trong sạch lành mạnh sẽ là một việc làm thiết thực giúp đỡ giáo viên dạy GDCD hoàn thành mục tiêu môn học và góp phần thúc đẩy sự nghiệp giáo dục đi lên
5.Kết quả đạt được sau khi áp dụng đề tài.
5.1 Kết quả đạt được từ bài làm của học sinh.