SKKN Một số phương pháp giúp học sinh chủ động tích cực trong học tập bộ môn VănSKKN Một số phương pháp giúp học sinh chủ động tích cực trong học tập bộ môn VănSKKN Một số phương pháp giúp học sinh chủ động tích cực trong học tập bộ môn VănSKKN Một số phương pháp giúp học sinh chủ động tích cực trong học tập bộ môn VănSKKN Một số phương pháp giúp học sinh chủ động tích cực trong học tập bộ môn VănSKKN Một số phương pháp giúp học sinh chủ động tích cực trong học tập bộ môn VănSKKN Một số phương pháp giúp học sinh chủ động tích cực trong học tập bộ môn VănSKKN Một số phương pháp giúp học sinh chủ động tích cực trong học tập bộ môn VănSKKN Một số phương pháp giúp học sinh chủ động tích cực trong học tập bộ môn VănSKKN Một số phương pháp giúp học sinh chủ động tích cực trong học tập bộ môn VănSKKN Một số phương pháp giúp học sinh chủ động tích cực trong học tập bộ môn VănSKKN Một số phương pháp giúp học sinh chủ động tích cực trong học tập bộ môn Văn
Trang 1A ĐẶT VẤN ĐỀ
1 Lí do chọn đề tài
Bộ môn văn là một môn có vị trí quan trọng trong chương trình Giáo dụcnói chung và trong trường THPT nói riêng, đó là một trong hai môn chính phảithi tốt nghiệp và tính điểm hệ số nhân đôi đối với các khối chuyên ban Chính vìvậy, bộ môn Văn có vai trò quan trọng quyết định tới kết quả của học sinh Tuynhiên, môn Văn đã và đang mất dần vị trí của mình Một thực tế đáng buồnrằng: Hiện nay, đa số các em học sinh không thích và yêu môn Văn nữa Vì saolại như vậy?
Trong một số trường THPT có hẳn một ban C dành cho các em yêu thíchcác môn Khoa học xã hội nhưng đa số các em học ban C không phải vì yêu thích
mà vì không theo được ban A, B nên đành học ban C theo kiểu “Chuột chạycùng sào mới vào ban C”, còn các em yêu thích học Văn thì lại không chọn Văn,cho dù có chọn học ban C thì khi thi Đại học các em cũng ít hoặc không theoban C Theo khảo sát tình hình học tập và tâm tư của các em hiện nay phần lớnđều cho rằng học văn không đem lại thu nhập cao, khó xin việc trong khi nhucầu xã hội đang cần là phát triển về kinh tế, ngân hàng, hay các kỹ sư, bác sĩ…với những trường đang được coi mà “mốt” và thời thượng Vì thế đa phần họcsinh mải mê theo ban A, B mà vô tình “bỏ rơi” ban C Các em học Văn theokiểu “chống đối” chỉ học đủ điểm để lên lớp và đỗ tốt nghiệp
Hiện nay, đa phần học sinh “chống chọi” với môn Văn bằng cách sắm chomình một quyển “Để học tốt” cất sẵn trong cặp, học sinh soạn bài cũng chỉmang tính chất đối phó với thầy cô…Học sinh không cần đọc văn bản, khôngcần cảm thụ và chỉ cần “tự vệ” bằng cách đó Thậm chí, học sinh còn không cầnquan tâm tới điểm số của môn học vì bản thân các em không cho môn Văn làquan trọng với mình Một bộ phận học sinh thích học Văn thì lại lắc đầu vì cáchdạy Văn của cô giáo khiến cho các em không còn thích và yêu Văn nữa Chính
vì vậy người giáo viên dạy văn cần linh hoạt áp dụng các phương pháp dạy họcmới vào trong quá trình giảng dạy
Có rất nhiều giáo viên ứng dụng công nghệ vào trong quá trình giảng dạy,đây là một hình thức mới gây sự chú ý và tò mò của học sinh đối với bài giảng.Tuy nhiên, áp dụng như thế nào cho phù hợp và hiệu quả nhất cũng là một vấn
đề khó Vì nếu giáo viên sử dụng không khéo học sinh sẽ chú ý nhiều đến hiệuứng, phông nền, hình ảnh mà cô giáo sử dụng nhiều hơn là nội dung bài giảng
Và để soạn thảo một bài dạy bằng PowerPoint giáo viên sẽ mất rất nhiềucông chuẩn bị và soạn giảng, chính vì vậy mà đa số giáo viên rất ngại soạn giáo
án điện tử, phần lớn giáo viên thường chọn cách giảng truyền thống Ngoài việc
Trang 2ứng dụng công nghệ, một số giáo viên cũng đổi mới phương pháp dạy học củamình, thay vì việc đọc chép các thầy cô để cho học sinh chủ động tiếp cận vớivăn bản tác phẩm qua các hình thức như: Đóng kịch (đối với các vở kịch), đọcphân vai đối với các tác phẩm tự sự…Học sinh được tiếp cận tác phẩm theocách cảm nhận của mình, học sinh trao đổi, tranh luận về các vấn đề xoay quanhcác tác phẩm Cuối cùng giáo viên là người chốt lại vấn đề, định hướng cho họcsinh cách hiểu đúng tác phẩm…
Người giáo viên dạy Văn phải là một người thực sự yêu nghề, một ngườinhạy cảm, tinh tế để cảm thụ cái hay, cái đẹp của tác phẩm đồng thời cũng làmột người dẫn đường để đưa học sinh đến với văn chương Môn Văn là mộtmôn học quan trọng nó không chỉ cung cấp tri thức cho học sinh như các mônhọc khác mà môn Văn còn góp phần định hướng, hình thành nhân cách cho họcsinh Học văn giúp chúng ta biết yêu cái đẹp, ghét cái xấu, giúp chúng ta hiểuđược giá trị của cuộc sống Có ý kiến của một thầy giáo cho rằng: Cần trả lạiđúng vị trí của môn Văn bằng cách đưa môn Văn và môn Toán là hai môn thibắt buộc trong kì thi Đại học, cách đó chắc chắn sẽ ít nhiều đem lại hiệu quả, sẽgiúp học sinh học Văn nhiều hơn nhưng chưa hẳn đã khiến học sinh thêm yêuVăn
Với mong muốn trong một tương lai không xa, Văn học sẽ trở về vị trí vốn
có của nó, tôi mạnh dạn đề xuất “Một số phương pháp giúp học sinh chủ động tích cực trong học tập bộ môn Văn”
2 Mục đích
Xuất phát từ nhu cầu thực tiễn của việc học bộ môn Văn trong nhà trườngcũng như tình hình giảng dạy hiện nay mong muốn đề ra một số phương pháp đểtạo nguồn cảm hứng, khơi dậy lòng yêu thích môn học trong học sinh Phát huytính chủ động, sáng tạo của học sinh trong cách học cũng như để các em có thể
tự do cảm thụ tác phẩm theo cách hiểu của mình không gò bó, khuôn sáo
Nhằm tạo ra sự hợp tác, đối thoại giữa giáo viên và học sinh thông qua tácphẩm, khích lệ tinh thần tự học ở học sinh, giúp học sinh hứng thú với bài họckhi chính các em là người chủ động khám phá tác phẩm
Học sinh được phát huy nhiều khả năng của mình trong quá trình chuẩn bịbài, tham gia các hoạt động trong tiết học cũng như được quyền bày tỏ chínhkiến của mình về tác phẩm trước tập thể
Xây dựng một không khí học tập sôi động với tinh thần chung là thỏa mái,nhẹ nhàng, không áp lực, không căng thẳng nhưng vẫn đạt được những hiệu quảnhất định
Trang 33 Đối tượng và phạm vi thực hiện
Học sinh khối 10 (10A7, 10A8), 11 (11A10) trong phạm vi giáo viên giảngdạy ở trường THPT
4 Kế hoạch nghiên cứu
Thực hiện đề tài trong năm học: Từ tháng 8 năm 2014 đến tháng 4 năm2015
6 Ý nghĩa của đề tài
Với đề tài “Đề xuất một số phương pháp giúp học sinh chủ động, tích cực trong học tập bộ môn Văn” giúp cho quá trình giảng dạy có một bước thay
đổi phù hợp với yêu cầu thực tiễn của việc học và dạy hiện nay
Góp phần vào quá trình đổi mới trong dạy học nâng cao khả năng tiếp cậnvăn bản của học sinh, tạo môi trường học tập sôi nổi, chủ động, tích cực làmtăng khí thế học tập của học sinh trong môi trường học tập nói chung
Góp phần vào sự đổi mới phương pháp trong môi trường sư phạm nói chung
Trang 4B PHẦN NỘI DUNG
I THỰC TRẠNG VẤN ĐỀ
1 Cơ sở lí luận
Bàn về vị trí của người thầy, W.A.Walde cho rằng: “Thầy giáo bình
thường chỉ biết thuật lại, thầy giáo giỏi thì giải thích, thầy giáo xuất sắc thì chứng minh, còn người thầy vĩ đại thì mở lối chỉ đường” Quả là, người thầy đạt
đến độ vĩ đại phải là người biết “mở lối chỉ đường”, tức là biết gợi mở cho học
sinh học tập, biết đánh thức tiềm năng nơi học sinh và đặc biệt là rèn luyện chohọc sinh tính tích cực, chủ động sáng tạo trong học tập Hiện nay, trong cáctrường học, phương pháp giảng dạy của các thầy cô đã được đổi mới Quanđiểm lấy học sinh là trung tâm, giáo viên chỉ là người hướng dẫn, gợi mở đãđem đến cho giáo dục những thành tích đáng kể
Với học sinh, hành trình đến với chân trời tri thức là con đường đẹp đẽnhưng cũng rất gian nan Để có thể đi đến đích nhất thiết phải chọn cho mình
một thái độ học tập đúng đắn và hợp lí Nhà bác học Đác Uyn từng nói: “ Tất cả
những gì có giá trị một chút tôi đều thu nhận được bằng cách tự học” Vậy tự
học là gì? Là phương pháp lấy sự chủ động, tích cực của bản thân người học làmyếu tố cốt lõi, căn bản Nhất là với phương pháp này, người học có thể lựa chọnđược những gì phù hợp với năng lực và nhu cầu bản thân Trên cơ sở lựa chọn
ấy, người tiếp nhận cũng sẽ lựa chọn tốt nhất và vận dụng hiệu quả nhất kiếnthức thu được cho những mục đích học tập cụ thể Đây chính là con đường, cáchhọc hiệu quả để chiếm lĩnh tri thức lớn nhất làm giàu vốn hiểu biết của bản thân
Đổi mới phương pháp dạy học là nhiệm vụ trọng tâm của đổi mới giáo
dục trung học hiện nay Luật Giáo dục (Điều 28) đã nêu: Phương pháp giáo dục
phổ thông phải phát huy tính tích cực, chủ động, tự giác, sáng tạo của học sinh; phù hợp với đặc điểm của lớp học, môn học; bồi dưỡng phương pháp tự học, rèn luyện kĩ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn, tác động đến tình cảm, đem lại niềm vui, hứng thú học tập cho học sinh Như vậy, tích cực hóa chính là một
tập hợp các hoạt động nhằm chuyển biến vị trí của người học từ thụ động sangchủ động, từ đối tượng tiếp nhận tri thức sang đối tượng tìm kiếm tri thức đểnâng cao hiệu quả học tập Tất cả các phương pháp nhằm tích cực hóa hoạt độnghọc tập của học sinh đều được coi là phương pháp dạy học tích cực
2 Cơ sở thực tiễn
Trong quá trình giảng dạy, tôi nhận thấy rằng: Đa số các em học sinh đếnvới môn Ngữ Văn không phải vì yêu thích mà xuất phát từ những động cơ khácnhau (đối phó, bị ép buộc, để đáp ứng một điều kiện nào đó trong thi cử, hay để
Trang 5đánh giá kết quả học tập ) Bởi vậy, hầu hết các em học sinh đến với môn Ngữ Văn đều có thái độ thờ ơ, thiếu tích cực và chủ động trong học tập Thái độ nàybiểu hiện chủ yếu ở các phương diện sau:
Trong việc chuẩn bị bài trước khi đến lớp: Hiện nay, việc giảng dạy bộ mônNgữ Văn của hầu hết các giáo viên trong trường THPT đều gặp khó khăn trongviệc đảm bảo khung thời gian theo quy định (mất thời gian cho việc đọc văn bản
và gợi mở), khó khăn trong việc khơi gợi và định hướng cho học sinh Điều nàyxuất phát từ thực trạng chuẩn bị bài và hoàn thiện bài tập trước khi đến lớp Đaphần các em ít đọc văn bản, soạn bài và hoàn thiện bài tập trước khi đến lớp.Thậm chí, còn có những em không bao giờ đọc văn bản, soạn bài hay làm bàitập Cũng bởi vậy mà học sinh thường lơ mơ và không biết gì (dù là những điều
cơ bản nhất như: tên tác phẩm, tác giả, nhân vật chính hay tóm tắt tác phẩm )khi đi vào tìm hiểu tác phẩm
Ví dụ: Trước khi học bài "Chữ người tử tù", tôi hỏi: tác giả của tác phẩm làai? Xuất xứ? Nhân vật chính? Học sinh chẳng những trả lời sai mà còn không trảlời được: Tác giả là Nam Cao Và không trả lời được hai vế còn lại
Trong việc học tập ở trên lớp: Bên cạnh một số học sinh tích cực và hứngthú với tiết học thì đa phần các em rất thờ ơ, thiếu tích cực trong việc tiếp thu vàxây dựng bài học Trong tiết học, có em thì ngủ gật, có em thì mang các mônkhác ra học, có em thì nói chuyện chứ không tập trung vào bài học và địnhhướng của giáo viên Đặc biệt, sự hợp tác của học sinh với giáo viên là rất hạnchế Học sinh ít xung phong xây dựng bài hoặc bày tỏ quan điểm ý kiến riêngcủa bản thân Nếu bị giáo viên gọi thì học sinh thường có chung câu trả lời: Emkhông biết; em chưa nghĩ ra; hoặc là em cũng có ý kiến giống bạn Và nếu tiếptục nhận được sự gợi mở từ giáo viên thì học sinh thường ít tập trung và quantâm đến lời định hướng ấy Thậm chí, có những đơn vị kiến thức rất cơ bản, cósẵn trong sách giáo khoa, giáo viên chỉ rõ đoạn, rõ trang và học sinh biết nhưngcũng không có một cánh tay nào xung phong Trong quá trình luyện tập và củng
cố bài học: Học sinh rất lười làm bài, lười suy nghĩ Việc mà các em thường làmtrong hoạt động này là: ngồi chờ, nói chuyện và chép bài sau khi giáo viên chữa.Xuất phát từ thực trạng trên, tôi đã tiến hành khảo sát và thu được kết quả
như sau:
Trang 6Bảng thống kê kết quả học tập
(6,8%)
10(23%)
27(51%)
4(9,2%)
(5%)
8(20%)
24(60%)
6(15%)
(0%)
5(13,5%)
26(70,3%)
6(16,2%)
Bảng thống kê kết quả khảo sát về thái độ học tập bộ môn
(22,5%)
30(68,5%)
4(9%)
(20%)
29(72,5%)
3(7,5%)
(10,8%)
23(62,2%)
10(27%)
Trang 7điều hành một tiết học hay một buổi thảo luận mà trung tâm không phải là mình.Xuất phát từ thực tiễn các hoạt động đội, nhóm trong các phong trào cho thấyhọc sinh rất hứng khởi với cách thức chơi mà học, đa phần học sinh hiện naythích tự mình khám phá, tìm hiểu môn học và muốn được thể hiện mình hơn là
bị áp đặt từ nhiều phía Với xu hướng phát triển không ngừng của hệ thốngInternet như hiện nay để học sinh tự tìm hiểu bài bằng nhiều phương thức là mộtvấn đề không khó mà còn tạo ra được một sân chơi trong giờ học cho các em Theo xu thế phát triển chung của xã hội, học sinh không chỉ đơn thuầntrong suy nghĩ mà các em luôn muốn được khẳng định mình trước tập thể nhất
là sự cạnh tranh trong điểm số giữa các nhóm hay vì màu cờ sắc áo của nhómmình mà học sinh càng hăng say trong các tiết học Để thu hút được học sinhvào bài giảng cần có một hình thức học tập phù hợp với tâm lý lứa tuổi và môitrường học tập của học sinh một cách cụ thể như: thuyết trình nhóm bằng hìnhthức đối đáp qua lại giữa các học sinh, thuyết trình nhóm bằng mẩu chuyện vuixoay quanh bài học, kịch hóa tác phẩm theo cách cảm nhận riêng của học sinhvẫn giữ được nội dung nhưng mang màu sắc và tính chất đổi mới tùy theo cáchnhìn tác phẩm của các em
Thông thường, học sinh hiện nay vốn hiếu động không thích bị gò ép vàonhững khuôn mẫu nhất định nên việc mở rộng vấn đề hay tóm lược vấn đề củabài học theo cách truyền thống đã không còn có sự phù hợp Học sinh luôn đòihỏi học nhưng phải được đi đôi với chơi, do đó việc kết hợp giữa hình thức học
và một số trò chơi lồng ghép xoay xung quanh bài học sẽ có tác dụng giúp họcsinh nắm được cốt lõi của bài và ấn tượng về bài học Có thể nói các chươngtrình truyền hình ngày càng nở rộ với rất nhiều Game show và bản thân học sinh
có đã có cả một hệ thống các Game vừa chơi, vừa học cho thấy cách học truyềnthống xuất phát từ một phía có thể làm học sinh dễ nhàm chán và bỏ rơi bộ mônVăn Học sinh luôn có nhu cầu chơi cao hơn học do đó đưa các trò chơi vào bàihọc vừa giúp học sinh phát huy được tính năng động, tích cực trong bài học củamình đồng thời làm cho các em không còn cảm thấy nhàm chán với bộ mônVăn
1.2 Quy trình thực hiện ở mỗi lớp
Để thực hiện được phương pháp học mà chơi trước hết giáo viên phải làngười có sự đầu tư suy nghĩ, có sự đầu tư về thời gian và biết cách tổ chức nhómhoạt động cũng như có sự thay đổi trong giáo án giảng dạy
Tùy vào điều kiện và hoàn cảnh mỗi lớp cũng như không khí học tập haytâm lý học sinh trong lớp dạy mà có cách thức thực hiện sao cho phù hợp, kế
Trang 8hoạch giảng dạy theo hình thức mới phải được đưa ra trao đổi thảo luận và bànbạc giữa giáo viên và lớp ngay từ đầu năm học Giúp học sinh nắm được cáchthức học tập một cách cụ thể, chi tiết và tạo cho các em nguồn hứng khởi giốngnhư đang bước vào một thế giới mới ngay từ đầu Học sinh cũng cần được bày
tỏ quan điểm của mình về cách dạy và học phù hợp với các em, theo đó giáoviên sẽ điều chỉnh cách dạy sao cho học sinh thấy hứng khởi theo đúng tâm lýcác em đồng thời người dạy cũng phải suy nghĩ để tạo ra cách thức để giảngdạy mới
Giáo viên cần khơi gợi sự tò mò cho học sinh về cách thức học tập theo môhình mình đặt ra và liên tục duy trì khí thế trong lớp học bằng sự thay đổi khôngngừng, biến hóa qua mỗi tiết Từng bước dẫn dắt học sinh vào bài giảng bằngchính sự hoạt động của các em, kích thích tinh thần học tập của học sinh bằngchính khả năng của học sinh Với những học sinh có khả năng hài hước sẽ đượcphân công chuẩn bị những mẩu chuyện vui gần với bài học tạo tinh thần thỏamái, hứng khởi trong lớp học Giáo viên cũng phải tự trang bị cho mình nhữngcâu chuyện thú vị để ứng biến với bài giảng và bản thân giáo viên cũng phải tựmình họa theo các em nhưng chỉ dừng lại ở mức độ nhất định Học sinh đangtrong lúc vui vẻ sẽ bị giáo viên đặt những câu hỏi bất ngờ xoáy vào bài học theohình thức đi từ xa đến gần có thể bằng một loạt những câu hỏi trắc nghiệm buộccác em phải phản ứng nhanh để ghi cho mình những điểm cộng Với rất nhiềuphương pháp được áp dụng tùy thuộc vào thời lượng bài giảng theo quy địnhtrong mỗi tuần sẽ đưa ra hình thức phù hợp do đó làm kích thích tính chủ động
trong tiếp cận bài học của học sinh phù hợp với tâm lý lứa tuổi
1.3 Quy trình thí nghiệm các phương pháp
Từ quá trình hình thành ý tưởng tới khi thực hiện phải trải qua thử nghiệmbằng cách thức tiến hành tại một vài lớp nhất định trong thời gian hai tuần đầutiên về các cách thức giảng dạy theo ý tưởng của giáo viên Cần xem xét đánhgiá được mức độ hoạt động của từng lớp để chon ra những phương pháp cuốnhút các em cho phù hợp Chẳng hạn với các lớp học sinh thích hoạt động theophương thức làm nhóm học tập, giáo viên cần phân chia nhóm và giao tráchnhiệm công việc cụ thể cho các thành viên trong nhóm đó khuyến khích tínhsáng tạo của nhóm bằng các điểm cộng thêm ngoài phần điểm theo quy định Tuy nhiên, có một số lớp học sinh lại có thiên hướng ưa hoạt động cá nhân,với những lớp này cần thiết là tổ chức giảng dạy theo hình thức phát huy vai tròcủa cá nhân trong các tiết học bằng phương thức tổ chức các game nhỏ nhỏgiống như giải ô chữ, đoán nội dung hay tìm câu chủ điểm, tìm ý chính…với
Trang 9hình thức này học sinh phát huy được tính chủ động của cá nhân mỗi học sinh.Cũng có thể mở rộng hoạt động chơi với tác phẩm đối với các lớp chỉ thích hoạtđộng theo nhóm nhỏ 3 tới 5 học sinh, mỗi nhóm này sẽ tự chuẩn bị câu hỏi xoayxung quanh nội dung tác phẩm đã được yêu cầu chuẩn bị sẵn ở nhà và đưa rabuộc nhóm kia phải trả lời trong thời gian quy định và ngược lại, giáo viên sẽđóng vai trò giám khảo cho cuộc thi giữa hai bên để giảng giải những thắc mắchay đáp án các em đưa ra chưa thật sự hợp lý Các nhóm khác ngoài hai nhómnhỏ này sẽ được cộng điểm bổ sung nếu như câu hỏi được nhóm chơi trả lờikhông chính xác.
Như vậy, để có thể ứng dụng các phương pháp tạo sự hứng khởi, chủ độngtrong học sinh giáo viên cần phảo có sự thí điểm trước ở từng lớp và thực hiệntheo từng giai đoạn sao cho phù hợp với tình hình học tập chung của lớp đó
2 Phương pháp cụ thể giúp học sinh chủ động tích cực trong học tập bộ môn Ngữ Văn
2.1 Hoạt động nhóm học tập lớn
Giáo viên tiến hành chia nhóm học tập ngay từ đầu năm học thường là 10thành viên, đặt tên cho mỗi nhóm theo ý muốn của mình, biến mỗi học sinh trởthành một giáo viên trong tiết học của mình cụ thể như sau:
Giáo viên hướng dẫn nhóm học sinh chuẩn bị bài trước khi lên lớp bao gồmtất cả các nội dung sẽ nói đến trong bài học từ phần giới thiệu cho tới khi kếtthúc Phần chuẩn bị này bắt buộc tất cả các học sinh phải chuẩn bị nhưng mỗi tổ
sẽ chuyên sâu hơn nội dung của tổ mình Các buổi trình bày của học sinh đượcphân theo các tổ học tập trong lớp bắt đầu từ tổ đầu tiên đến tổ cuối cùng, mỗithành viên trong tổ phải lên trình bày bài giảng ít nhất một lần theo hình thứcxoay vòng, có thể là trên lớp với phương tiện là phấn, bảng, có thể là sử dụngphòng nghe nhìn thiết kế nội dung bài giảng bằng Powerpoint và trình bày theocách chuẩn bị của mình
Trong khi một học sinh trong nhóm học tập đóng vai trò giáo viên lên giảngbài thì các thành viên còn lại sẽ theo dõi nội dung bài giảng để chuẩn bị chocuộc thảo luận xoay quanh nội dung học sinh vừa trình bày Đối với những bàigiảng văn học, học sinh vừa kết hợp thuyết trình vừa đặt ra các câu hỏi ngược lạicho các tổ khác cùng suy nghĩ để sau khi kết thúc phần bài giảng của nhómmình, học sinh thuyết trình sẽ yêu cầu các nhóm còn lại trả lời câu hỏi Sau phầntrả lời các câu hỏi của các nhóm khác, thành viên trong nhóm thuyết trình; phải
có nhận xét trước câu trả lời và giảng giải về câu hỏi của mình đặt ra Phần trình
Trang 10bày của học sinh kết thúc, toàn thể lớp sẽ dành một tràng pháo tay thật lớn đểchúc mừng bạn mình đã hoàn thành và bắt đầu vào cuộc thảo luận với những nộidung:
Nhận xét ưu và khuyết điểm của người trình bày, nội dung trình bày, các
em phải học kỹ năng khen trước chê sau
Các tổ còn lại sẽ thay phiên nhau đặt câu hỏi cho tổ có thành viên vừa trìnhbày, các thành viên trong tổ trình bày phải có nhiệm vụ bảo vệ bài giảng củamình bằng cách đưa ra các luận điểm để cho các nhóm khác thấy được sự chuẩn
bị kĩ lưỡng của nhóm mình cho đến khi giáo viên thấy ổn thì bắt đầu nhận xét vàđặt thêm câu hỏi cho người thuyết trình để xem mức độ hiểu bài tới đâu Họcsinh sẽ ghi phần nội dung bài giảng sau khi đã có sự chọn lọc, chốt ý của giáoviên Trong phần này giáo viên đóng vài trò dẫn dắt, điều khiển các hoạt độngcủa học sinh để nội dung bài học đi đúng hướng và đúng thời gian cho phép
Ví dụ minh họa: Khi hướng dẫn học sinh giải quyết bài tập 1 – tiết “Ôn
tập văn học trung đại Việt Nam” – Sách giáo khoa - Ngữ Văn 11 – Tập 1 (trang77), Tôi tiến hành phương pháp thảo luận nhóm Hoạt động nhóm diễn ra nhưsau:
Quá trình chuẩn bị:
Hướng dẫn học sinh chuẩn bị ở nhà:
Giáo viên hướng dẫn các nhóm học sinh ( 4 nhóm) lập bảng thống
kê các tác giả, tác phẩm trong chương trình Ngữ Văn lớp 11 gồmcác cột: Thứ tự, tác giả, tác phẩm, thể loại, nội dung, đặc sắc nghệthuật, giai đoạn, ghi chú Phần ghi chú học sinh ghi rõ tác phẩmthể hiện chủ yếu đặc điểm lớn nào về nội dung của văn học trungđại (chủ nghĩa yêu nước, chủ nghĩa nhân đạo, cảm hứng thế sự).Bảng thống kê thể hiện trên giấy khổ lớn để lớp có thể theo dõi
Học sinh chuẩn bị bảng thống kê các tác phẩm văn học trung đại
đã làm khi tổng kết phần văn học trong chương trình 10 mang đếnlớp để có dữ liệu so sánh
Thực hành trên lớp:
Giáo viên yêu cầu các nhóm học sinh treo bảng thống kê theo mẫu vàonhững vị trí đã chuẩn bị sẵn
Ví dụ:
Trang 11NỘI DUNG CHÍNH
ĐẶC SẮC NGHỆ THUẬT
GIAI ĐOẠN GHI CHÚ
- Bứctranh sinhđộng về cuộcsống xa hoaquyền quý nơi
Trịnh và thái
độ coi thườngdanh lợi củatác giả
-
- Quan sát
tỉ mỉ, ghi chéptrung thực, tảcảnh sinh động,lựa chon chitiết đặc sắc, đanxen tác phẩmthơ ca
-
Văn họcthế kỉXVII –Nửa đầuthế kỉXIX
Cảm hứngthế sự
Sau đó, giáo viên gọi một số học sinh của các nhóm đọc nội dung thống
kê từng tác phẩm nhóm mình đã làm, cứ như thế cho đến hết Ví dụ học
sinh A đọc thống kê về đoạn trích Vào phủ chúa Trịnh, học sinh B trình bày tiếp về tác phẩm Tự tình
Giáo viên hướng dẫn học sinh rút ra nhận xét từ bảng thống kê bằng cáchđặt câu hỏi cho 4 nhóm:
Nhóm 1: Vậy nhìn vào bảng trên, em nhận thấy so với giai đoạn
trước, nội dung yêu nước trong văn học Trung Đại Việt Nam ở giai đoạn từ thế kỉ XVIII đến hết thế kỉ XIX có những biểu hiện gì mới?
Nhóm 2: Từ các tác phẩm của Hồ Xuân Hương, Nguyễn Công Trứ,
kết hợp với một số tác phẩm văn học trung đại giai đoạn thế kỉ XVIII đến hết thế kỉ XIX, em có nhận xét gì về nội dung nhân đạo trong văn học trung đại Việt Nam ở bước phát triển này?
Nhóm 3: Cảm hứng thế sự đã được thể hiện như thế nào trong đoạn
trích “Vào phủ chúa Trịnh”?
Nhóm 4: Tại sao nói với Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc thì lần đầu tiên
trong văn học dân tộc có một tượng đài bi tráng và bất tử về người anh hùng nông dân nghĩa sĩ?
Học sinh các nhóm lần lượt trả lời và cuối cùng giáo viên tổng kết, đánhgiá cho điểm