1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

SKKN Một số giải pháp giúp học sinh lớp 2 phân biệt được các kiểu câu trong phân môn Luyện từ và câu

19 1,7K 23

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 19
Dung lượng 186,5 KB

Nội dung

SKKN Một số giải pháp giúp học sinh lớp 2 phân biệt được các kiểu câu trong phân môn Luyện từ và câuSKKN Một số giải pháp giúp học sinh lớp 2 phân biệt được các kiểu câu trong phân môn Luyện từ và câuSKKN Một số giải pháp giúp học sinh lớp 2 phân biệt được các kiểu câu trong phân môn Luyện từ và câuSKKN Một số giải pháp giúp học sinh lớp 2 phân biệt được các kiểu câu trong phân môn Luyện từ và câuSKKN Một số giải pháp giúp học sinh lớp 2 phân biệt được các kiểu câu trong phân môn Luyện từ và câuSKKN Một số giải pháp giúp học sinh lớp 2 phân biệt được các kiểu câu trong phân môn Luyện từ và câuSKKN Một số giải pháp giúp học sinh lớp 2 phân biệt được các kiểu câu trong phân môn Luyện từ và câuSKKN Một số giải pháp giúp học sinh lớp 2 phân biệt được các kiểu câu trong phân môn Luyện từ và câuSKKN Một số giải pháp giúp học sinh lớp 2 phân biệt được các kiểu câu trong phân môn Luyện từ và câuSKKN Một số giải pháp giúp học sinh lớp 2 phân biệt được các kiểu câu trong phân môn Luyện từ và câuSKKN Một số giải pháp giúp học sinh lớp 2 phân biệt được các kiểu câu trong phân môn Luyện từ và câuSKKN Một số giải pháp giúp học sinh lớp 2 phân biệt được các kiểu câu trong phân môn Luyện từ và câuSKKN Một số giải pháp giúp học sinh lớp 2 phân biệt được các kiểu câu trong phân môn Luyện từ và câu

Trang 1

1 Tên đề tài:

MỘT SỐ GIẢI PHÁP GIÚP HỌC SINH LỚP 2 PHÂN BIỆT ĐƯỢC CÁC KIỂU CÂU AI LÀ GÌ?, AI LÀM GÌ? AI THẾ NÀO? TRONG PHÂN MÔN LUYỆN TỪ & CÂU

2 Lý do chọn đề tài:

Ở bậc Tiểu học, Tiếng Việt là môn học giữ một vai trò vô cùng quan trọng Môn Tiếng Việt gồm nhiều phân môn: Tập đọc, tập viết, chính tả, luyện từ và câu

… mỗi phân môn đều có mục đích và phương pháp giảng dạy riêng Đặc biệt phân môn luyện từ và câu là rất quan trọng, không thể thiếu được vì nó là công cụ

để học sinh khám phá thế giới xung quanh Nó cung cấp cho học sinh vốn hiểu biết, vốn từ, câu phục vụ quá trình giao tiếp; giúp học sinh cảm thụ cái hay, cái đẹp trong ngôn ngữ; khơi dậy và phát triển khả năng tư duy, óc sáng tạo, tính hiếu động tò mò, thích khám phá của học sinh Từ đó giúp các em hình thành thói quen dùng lời hay, ý đẹp, tế nhị trong giao tiếp, giúp học sinh hiểu biết về cách dùng

từ, đặt câu để viết câu văn hay, học tốt các môn học khác Tuy nhiên, ở lớp 2, học sinh bước đầu được tiếp cận với phân môn Luyện từ và câu nên việc tiếp thu kiến thức, học tập phân môn Luyện từ và câu của các em còn rất hạn chế Qua thực tế giảng dạy lớp 2 nhiều năm, bản thân tôi nhận thấy học sinh lớp 2 chưa biết cách

sử dụng từ ngữ để đặt câu cho phù hợp và đặc biệt là khó phân biệt được các kiểu câu Ai là gì? Ai làm gì? Ai thế nào? Vì các em mới được làm quen với câu và từ, việc nói và viết thành câu theo mẫu và xác định câu theo mẫu câu nào quả là một việc khó đối với các em Vì vậy, muốn giáo viên dạy tốt, học sinh lớp 2 nắm vững

và phân biệt được các kiểu câu: Ai là gì? Ai làm gì? Ai thế nào?; tôi đã suy nghĩ, tìm tòi và đưa ra đề tài: “Một số giải pháp giúp học sinh lớp 2 phân biệt được

các kiểu câu trong phân môn Luyện từ và câu.”

3 Cơ sở lý luận:

Đối với học sinh lớp 2, việc nắm vững và phân biệt được các kiểu câu Ai là gì? Ai làm gì? Ai thế nào? không phải là vấn đề dễ dàng Do nhận thức của các em thường là nhận thức trực quan và quan trọng hơn là khả năng phân tích cấu tạo câu

và đặt câu hỏi tìm các bộ phận chính của câu còn rất hạn chế Do đó, giáo viên là người tổ chức, hướng dẫn hoạt động học tập của học sinh giúp các em phát triển năng lực cá nhân, vốn hiểu biết và kinh nghiệm của bản thân để chiếm lĩnh tri thức rồi vận dụng các tri thức đó vào thực hành; tạo cho các em thói quen tự giác, chủ động không rập khuôn, máy móc Đặc biệt là giúp học sinh có niềm tin, niềm vui trong học tập đồng thời tạo điều kiện để học sinh phát huy năng lực sở trường của mình, biết áp dụng kiến thức mới trong bài học vào thực tế đời sống xã hội

4 Cơ sớ thực tiễn:

a Giáo viên:

- GV được trang bị đầy đủ sách giáo khoa, sách giáo viên, sách tham khảo, đồ dùng dạy học,

- Giáo viên nhiệt tình, ham học hỏi và đặc biệt được giảng dạy lớp 2 nhiều năm nên đã đúc kết được một số kinh nghiệm về dạy học giúp học sinh phân biệt được các kiểu câu

Trang 2

b Học sinh:

Đa số học sinh say mê môn học, tiếp thu bài một cách chủ động, sáng tạo và phát huy được tính tích cực học tâp; nắm được kiến thức và biết vận dụng vào bài luyện tập thực hành

2 Khó khăn

a Giáo viên:

- Một số giáo viên chưa linh hoạt khi giảng bài, còn áp đặt, gò bó học sinh và chưa rút ra được kinh nghiệm giúp các em nhận diện và phân biệt các kiểu câu

b Học sinh:

- Trình độ học sinh không đồng đều

- Học sinh lớp 2 các em mới tiếp cận với phân môn Luyện từ và câu nên việc tiếp thu kiến thức, học tập phân môn Luyện từ và câu của các em còn rất hạn chế -Một bộ phận HS chưa nắm vững về từ loại: từ chỉ sự vật; từ chỉ hoạt động, từ chỉ đặc điểm, tính chất, thường lẫn lộn giữa các kiểu câu trong việc nhận dạng kiểu câu, chưa xác định được từ chính trong một cụm từ (cụm từ chỉ hoạt đông, tính chất, đặc điểm, ….) Từ đó các em xác định không chính xác kiểu câu

5 Nội dnng nghiên cứu:

5 1 Dạy HS nắm chắc phần từ loại: Từ chỉ sự vật, từ chỉ hoạt động, từ chỉ đặc điểm.

* Giai đoạn này GV cần tập trung rèn kĩ năng tìm từ cho HS

- Việc HS nắm chắc ngay từ đầu về các từ loại: từ chỉ sự vật; từ chỉ hoạt động

từ chỉ đặc điểm, tính chất,…thuộc các chủ điểm trong chương trình sẽ giúp các em

dễ nhận ra cấu tạo mỗi bộ phận câu

- Khi dạy học phần từ chỉ sự vật, GV cần giúp HS nhận diện và phân biệt các

đối tượng được gọi chung là sự vật Muốn vậy, trong quá trình dạy học, GV phải

giúp HS thực hành tốt các dạng bài tập xác định từ Nhưng để thực hiện được điều

đó GV không thể làm được một cách hiệu quả trong dạy học ở tiết học buổi một,

mà phần lớn GV phải biết tận dụng trong các tiết ôn luyện của buổi học thứ hai…, bằng hệ thống bài tập thực hành có sự sắp xếp, phân hoá đối tượng phù hợp nhưng vẫn đảm bảo việc rèn kĩ năng đạt hiệu quả cao

Ví dụ: Khi dạy bài “ Từ chỉ sự vật Câu kiểu Ai là gì? bài 1: Tìm từ chỉ sự vật (người, đồ vật, con vật, cây cối) được vẽ trong tranh Sau khi HS đã tìm và điền đúng từ vào tranh, GV cần giúp HS nắm được các từ chỉ người: bộ đội, công nhân;

từ chỉ đồ vật: ô tô, máy bay; từ chỉ con vật: voi, trâu; từ chỉ cây cối: dừa, mía được gọi chung là từ chi sự vật Ngoài ra, GV còn cho HS nêu thêm ví dụ về từ chỉ sự vật

Hoặc trong tiết luyện đọc, viết ở buổi học thứ hai, tôi ra dạng bài tập sau: Trong các từ sau, từ nào là từ chỉ sự vật: chạy, múa, Lan, quạt trần, đỏ, tím, đồng hồ, học sinh, ngoan, công an, cây xoài, mèo, thỏ, ăn, viết bài

Trang 3

- Với dạng bài tập này, GV cần yêu cầu HS:

+ Xác định được từ chỉ sự vật

+ Yêu cầu HS phân loại được các nhóm từ và điền vào bảng:

Từ chỉ người Từ chỉ đồ vật Từ chỉ loài vật Từ chỉ cây cối

………

………

………

………

………

………

………

………

………

………

………

………

………

………

………

………

Trên cơ sở cung cấp các từ loại thông qua các chủ điểm cơ bản theo hình thức trên, HS sẽ dần hình thành thói quen, hiểu, vận dụng vào thực hành và trở thành kĩ năng để học các kiểu câu sau này

- Khi học đến phần từ chỉ hoạt động, GV cần giúp HS nhận diện các từ chỉ hoạt động của người, loài vật… bằng cách thực hành các bài tập trong các tiết học chính

hoặc trong các tiết ôn luyện …

- VD: Khi dạy bài “ Từ chỉ hoạt động, trạng thái Dấu phẩy(tuần 8)

Bài 1: Tìm các từ chỉ hoạt động của loài vật, sự vật trong các câu sau:

a) Lan viết bài

b) Con trâu ăn cỏ

c) Đàn bò uống nước dưới sông

Sau khi HS đã tìm đúng các từ chỉ hoạt động trong từng câu, GV cần giúp

HS nắm được các từ viết, ăn, uống là từ chỉ hoạt động của người, loài vật…Ngoài

ra, GV còn cho HS nêu thêm ví dụ về từ chỉ hoạt động

Hoặc trong tiết luyện đọc, viết ở buổi học thứ hai, GV ra dạng bài tập sau: Khoanh vào chữ cái đặt trước ý đúng

Dòng nào dưới đây gồm các từ chỉ hoạt động?

A học sinh, bộ đội, múa

B công nhân, bác sĩ, giáo viên

C chạy, nhảy, múa, quét nhà

- Khi dạy học đến phần từ chỉ đặc điểm, GV cũng tiến hành tương tự như trên và cần chỉ rõ: Từ chỉ đặc điểm gồm: chỉ đặc điểm về hình dạng(cao, thấp, vuông, tròn…; chỉ đặc điểm về màu sắc( xanh, đỏ, tím, …); chỉ đặc điểm về tính nết(hiên dữ, ngoan, cần cù,…)

5 2 Dạy khái niệm câu:

GV phải giúp HS nắm được “khái niệm câu.”Câu là do nhiều từ ngữ tạo thànhdiễn đạt một ý trọn vẹn hoặc để trình bày một sự việc Khi viết câu phải chú ý viết hoa chữ cái đầu câu, cuối câu ghi dấu chấm

Trang 4

Ví dụ: Khi dạy bài “ Từ và câu”(tuần 1), gv hướng dẫn HS phân tích câu mẫu: Huệ cùng các bạn vào vườn hoa Câu này gồm có mấy từ? trình bày sự việc gì? chữ cái đầu câu viết thế nào, cuối câu có dấu gì?

Mục đích của việc dạy khái niệm câu là sử dụng chúng một cách có ý thức trong hình thức nói và viết Vì vậy, thực hành câu nhất thiết phải được dạy một cách có định hướng, có kế hoạch thông qua hệ thống bài tập câu

5.3 Dạy câu phải giúp HS nắm chắc đặc điểm cấu tạo mỗi bộ phận câu, sau mỗi kiểu câu phải có sự so sánh điểm giống và khác nhau giữa các kiểu câu đã học và kiểu câu mới được cung cấp

*Giai đoạn này GV cần tập trung rèn kĩ năng đặt câu, phân tích cấu tạo câu, xác định các bộ phận câu và xác định mẫu câu

- Việc hướng dẫn HS nắm được các bộ phận câu là đặc biệt quan trọng Vì trên cơ sở đó HS sẽ viết được các mẫu câu khác nhau Muốn vậy, ngay từ mẫu câu đầu tiên mà HS được làm quen: Ai là gì? GV cần cung cấp cho HS những kiến thức cơ bản, cần thiết để các em xác định bộ phận câu

VD: Khi dạy bài “ Từ chỉ sự vật Câu kiểu Ai là gì?, bài 3: Đặt câu theo mẫu

Ai là gì? Mẫu: Bạn Vân Anh là học sinh lớp 2A, GV cần hướng dẫn HS nhận ra

bộ phận câu thứ nhất thuộc bộ phận nào? (bộ phận Ai) Vậy bộ phận ai của câu này là từ ngữ nào?,(Bạn Vân Anh), bộ phận Bạn Vân Anh là từ ngữ chỉ gì? (chỉ người) bộ phận câu thứ nhất trả lời cho câu hỏi nào?

* GV thực hiện tương tự khi giúp HS xác định bộ phận thứ hai của câu

Sau khi hướng dẫn học sinh phân tích câu mẫu, tôi cho học sinh hoạt động cá nhân làm bài vào vở Khi học sinh làm bài, tôi quan sát, theo dõi, nhắc nhở các em hoàn thành bài tập vì đây là mẫu câu đầu tiên cá em được học nên đa số học sinh còn lúng túng khi đặt câu Đặc biệt đối với những em tiếp thu chậm, tôi luôn theo sát, gợi ý bằng hệ thống câu hỏi để giúp các em biết đặt câu theo mẫu Ai là gì?

Ví dụ: Bộ phận câu thứ nhất là từ ngữ chỉ gì? Bộ phận câu thứ hai thường bắt đầu bằng chữ gì? …

Tôi còn hướng dẫn học sinh phân tích thêm: Ngoài đại diện từ chỉ sự vật trả lời cho câu hỏi Ai, còn có những từ chỉ sự vật trả lời cho câu hỏi nào? (cái gì?, con gì?, cây gì?) Nhờ đó, HS sẽ dễ dàng nhận ra: bộ phận câu thứ nhất và bộ phận thứ hai của câu sẽ là những từ thuộc từ loại nào

- Ngoài ra, GV còn giúp HS biết mẫu câu trên là kiểu câu dùng để giới thiệu

*Khi dạy kiểu câu Ai làm gì? GV cần hướng dẫn HS phân tích cấu tạo câu, xác định các bộ phận câu và xác định mẫu câu

Chẳng hạn khi dạy bài “ Từ ngữ về công việc gia đình Câu kiểu Ai làm gì? (tuần 13) Bài tập 2: Tìm các bộ phận câu trả lời cho từng câu hỏi Ai?, Làm gì? GV hướng dẫn HS phân tích cấu tạo câu, đặt câu hỏi để tim các bộ phận câu

Ai làm gì?

M: Chi đến tìm bông cúc màu xanh

Trang 5

Đặt câu hỏi để tìm bộ phận Chi: Ai đến tìm bông cúc màu xanh?(Chi) Vậy bộ phận Chi trả lời cho câu hỏi nào?(câu hỏi Ai), bộ phận Chi là từ chỉ gì? (chỉ người) bộ phận câu thứ nhất trả lời cho câu hỏi nào?(câu hỏi Ai); đặt câu hỏi để tìm bộ phận đến tìm bông cúc màu xanh: Chi làm gì?( đến tìm bông cúc màu xanh) Vậy bộ phận đến tìm bông cúc màu xanh trả lời cho câu hỏi nào?( làm gì?) Sau khi học sinh đã xác định được các bộ phận câu, GV nhấn mạnh: Câu này thuộc câu kiểu Ai làm gì? Vậy bộ phận chính thứ hai trong câu kiểu Ai làm gì? là những

từ ngữ chỉ gì?( chỉ hoạt động) Qua việc phân tích cấu tạo câu như trên sẽ giúp học sinh dễ dàng nhận diện đúng mẫu câu Ai làm gì?

Khi hướng dẫn học sinh phân tích câu mẫu xong, tôi cho học sinh làm bài vào vở theo mấu Khi học sinh làm bài, tôi quan sát, theo dõi, nhắc nhở các em hoàn thành bài tập Đặc biệt đối với những em tiếp thu chậm, tôi luôn theo sát, gợi

ý bằng hệ thống câu hỏi để giúp các em biết đặt câu theo mẫu Ai làm gì?

Ví dụ: Bộ phận câu thứ nhất là từ ngữ chỉ gì? Bộ phận câu thứ hai thường là những từ ngữ chỉ gì?

- Trên cơ sở HS đã được cung cấp các kiến thức cơ bản, cần thiết từ giai đoạn học về từ loại, học về các mẫu câu chính Đến giai đoạn này, GV cần giúp HS so sánh các kiểu câu qua các bước:

+ Bước 1: Nhận diện mẫu câu theo mức độ nhận thức của mỗi HS (HS tự nhận diện, GV không hướng dẫn)

+ Bước 2: Kiểm tra mẫu câu sau khi HS tự nhận diện

+ Bước 3: So sánh

Ví dụ:

a) Thu là học sinh

b) Hà học bài

Với 2 câu trên, GV yêu cầu HS thực hiện các yêu cầu sau:

+ Câu a, câu b thuộc mẫu câu nào?

+ Dựa vào đâu em xác định câu a thuộc mẫu câu Ai là gì?

+ Dựa vào đâu em xác định câu b thuộc mẫu câu Ai làm gì?

+ So sánh bộ phận thứ nhất của câu trong các câu a, b

+ So sánh bộ phận thứ hai của câu trong các câu a, b (về từ loại)

Sau khi HS thực hiện được các yêu cầu trên, GV giúp HS nhận ra điểm giống

và khác nhau giữa 2 kiểu câu:

* Giống nhau: Bộ phận thứ nhất của 2 kiểu câu đều là các từ ngữ chỉ sự vật (người, đồ vật, con vật, cây cối…)

* GV lưu ý HS điểm khác nhau chính là ở bộ phận thứ hai của câu, dựa vào từ loại được sử dụng trong bộ phận thứ hai của câu để xác định mẫu câu một cách nhanh nhất

Trang 6

* Với câu kiểu Ai thế nào? GV giúp HS phân tích cấu tạo câu, xác định các

bộ phận câu và xác định mẫu câu

V Khi dạy bài: Từ chỉ đặc điểm Câu kiểu Ai thế nào?(tuần 15), GV hướng dẫn

HS phân tích câu sau:

Ai thế nào?

M: Em bé dễ thương

H/dẫn HS đặt câu hỏi để tìm bộ phận Em bé: Hỏi: Ai dễ thương?(Em bé ) Vậy bộ phận Em bé trả lời cho câu hỏi nào?(câu hỏi Ai), bộ phận Em bé là từ ngữ chỉ gì? (chỉ người) bộ phận câu thứ nhất trả lời cho câu hỏi nào? câu hỏi Ai; đặt câu hỏi để tìm bộ phận dễ thương: Hỏi: Em bé thế nào? Vậy bộ phận dễ thương trả lời cho câu hỏi nào?( thế nào?) bộ phận dễ thương là từ chỉ gì?(chỉ đặc điểm, tính chất) Sau khi học sinh đã xác định được các bộ phận câu, GV nhấn mạnh: Câu này thuộc câu kiểu Ai thế nào? Vậy bộ phận chính thứ hai trong câu kiểu Ai thế nào ?

là những từ ngữ chỉ gì?(từ chỉ đặc điểm, tính chât) GV hướng dẫn HS so sánh kiểu câu Ai thế nào? với kiểu câu Ai làm gì? để thấy điểm giống và khác nhau giữa hai kiểu câu

Ví dụ: a) Bạn Lan quét nhà.

b) Bạn Mai rất thông minh.

Với 2 câu trên, GV yêu cầu HS thực hiện các yêu cầu sau:

+ Câu a, câu b thuộc mẫu câu nào?

+ Dựa vào đâu em xác định câu a thuộc mẫu câu Ai làm gì?

+ Dựa vào đâu em xác định câu b thuộc mẫu câu Ai thế nào?

+ So sánh bộ phận thứ nhất của câu trong các câu a, b

+ So sánh bộ phận thứ hai của câu trong các câu a, b (về từ loại)

Sau khi HS thực hiện được các yêu cầu trên, GV giúp HS nhận ra điểm giống

và khác nhau giữa 2 kiểu câu

* GV lưu ý HS điểm khác nhau chính là ở bộ phận thứ hai của câu, dựa vào từ loại được sử dụng trong bộ phận thứ hai của câu để xác định mẫu câu một cách nhanh nhất

Đa số HS thường nhầm lẫn kiểu câu Ai làm gì? với kiểu câu Ai thế nào? hoặc kiểu câu Ai là gì? với kiểu câu Ai thế nào? khi nhận diện kiểu câu Vì một số câu các em thấy có từ chỉ đặc điểm, tính chất trạng thái ở phần không phải là bộ phận trả lời câu hỏi Ai nhưng câu đó lại là câu kiểu Ai làm gì? Hoặc có những câu có từ chỉ hoạt động nhưng không có từ chỉ đặc điểm, tính chất,…mà lại là câu kiểu Ai thế nào? Vì vậy tôi thường hướng dẫn HS phân tích kĩ bằng cách giúp HS đặt câu hỏi để tìm các bộ phận câu trả lời cho câu hỏi làm gì?, thế nào?

Ví dụ: Đàn bò thung thăng gặm cỏ

Trang 7

Trong câu trên, các em sẽ thấy từ thung thăng có tác dụng gợi tả cao nên dễ nhầm lẫn cho rằng đó là kiểu câu Ai thế nào?

Tôi đã hướng dẫn HS đặt các câu hỏi để nhận diện kiểu câu như sau:

+ Đàn bò làm gì? (Đàn bò thung thăng gặm cỏ.) Câu trả lời hợp lí + Đàn bò thế nào? Không có câu trả lời hợp lí

Kết luận: Câu: “ Đàn bò thung thăng gặm cỏ.” thuộc câu kiểu Ai làm gì?

Hoặc ví dụ: Quả khế này ăn rất chua

Với câu này, HS nhận thấy từ “ ăn” là từ chỉ hoạt động nên dễ nhầm lẫn cho

rằng đó là kiểu câu Ai làm gì?

Tôi đã hướng dẫn HS phân tích: Câu này có từ chỉ hoạt động “ ăn” đưng trước từ chỉ đặc điểm, tính chất rất chua nhưng “ ăn” không phải là hoạt động của quả khế Vì thế, tôi hướng dẫn HS đặt các câu hỏi đặt các câu hỏi để khẳng định

+ Quả khế này làm gì? Không có câu trả lời hợp lí

Kết luận: Câu: “ Quả khế này ăn rất chua.” thuộc câu kiểu Ai thế nào?

Hoặc ví dụ: Bạn Thanh Hoa là người rất chăm chỉ

Với câu này, HS dễ nhầm lẫn đây là câu kiểu ai thế nào?

Tôi đã hướng dẫn HS xác định các bộ phận câu: Bạn Thanh Hoa là bộ phận

trả lời câu hỏi Ai? Phần còn lại: “là người rất chăm chỉ.” Có từ là đứng đầu của

bộ phận chính thứ hai và câu này dùng để giới thiệu về bạn Thanh Hoa, từ chỉ đặc điểm, tính chất “rất chăm chỉ.” chỉ là thành phần phụ nói rõ bạn Thanh Hoa là người như thế nào? nên ta đặt câu hỏi: Bạn Thanh Hoa là người như thế nào?(Bạn Thanh Hoa là người rất chăm chỉ.)

Kết luận: Câu: “ Bạn Thanh Hoa là người rất chăm chỉ.” thuộc câu kiểu Ai là gì?

Sau khi học sinh đã được học hết 3 kiểu câu: Ai là gì?, Ai làm gì? Ai thế nào? Tôi cho HS làm bài khảo sát ở tuần 15 về phân biệt các kiểu câu trên để năm bắt chất lượng học tập của các em Kết quả như sau:

TSHS được

khảo sát

Số HS phân biệt được 3 kiểu câu

Số HS chưa phân biệt được 3 kiểu câu

27 15 12

Qua khảo sát, tôi thấy chất lượng của các em chưa cao nên tôi tiếp tục ôn tập, củng cố về các kiểu câu bằng cách ra các dạng bài tập nhận diện, phân biệt các kiểu câu để các em nắm vững hơn

6 Kết quả nghiên cứu:

Qua thời gian thực hiện các giải pháp trên đến nay, tôi nhận thấy rằng đa số

Trang 8

học sinh nắm vững về từ loại: từ chỉ sự vật; từ chỉ hoạt động, từ chỉ đặc điểm, tính chất; nhận diện và phân biệt được các kiểu câu Ai là gì? Ai làm gì? Ai thế nào?

Các bài tập “ về nhận diện các kiểu câu’’ các em làm khá tốt và tôi đã tổ chức

khảo sát lại vào tuần 22, tôi thấy chất lượng học tập của học sinh có chuyển biến

Cụ thể như sau :

Tuần TSHS được

khảo sát

Số HS phân biệt được 3 kiểu câu

Số HS chưa phân biệt được

3 kiểu câu

22 27 20 7

Với kết quả đạt được như vậy song vẫn không tránh khỏi những hạn chế nhất định, một vài em khả năng tiếp thu bài còn chậm nên việc lĩnh hội kiến thức còn hạn chế

7 Kết luận:

Để giúp học sinh lớp 2 nắm vững và phận biệt tốt các kiểu câu Ai là gì? Ai làm gì? Ai thế nào?, tôi nghĩ trong giảng dạy, người giáo viên cần lưu ý một số điều sau:

+ Giúp học sinh nắm vững phần từ loại: Từ chỉ sự vật, từ chỉ hoạt động, từ chỉ đặc điểm, tính chất,…

+ Giúp HS nắm chắc đặc điểm cấu tạo mỗi bộ phận câu

+ Giúp HS biết so sánh điểm giống và khác nhau giữa các kiểu câu đã học và kiểu câu mới được cung cấp để phân biệt các kiểu câu

+ Thường xuyên kiểm tra kiến thức của các em vào 15 phút đầu giờ, vào buổi học thứ 2 trong ngày đều đặn, động viên kịp thời những học sinh còn hạn chế kiến thức

8 Đề nghị:

Trên đây là một số kinh nghiệm nho nhỏ của bản thân trong việc dạy học sinh phận biệt tốt các kiểu câu Ai là gì? Ai làm gì? Ai thế nào? trong phân môn Luyện

từ và câu mà tôi thực hiện ở lớp mình đang phụ trách và đã đạt kết quả khá tốt Đề nghị các đồng chí dạy lớp 2 nên áp dụng các biện pháp này vào trong giảng dạy để nâng cao chất lượng học tập của học sinh Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện không tránh khỏi sai sót Kính mong các đồng chí trong hội đồng chấm SKKN góp

ý, bổ sung để đề tài được hoàn thiện hơn

Xin chân thành cảm ơn!

Đại Lãnh, ngày 16/ 02/2017

NGƯỜI THỰC HIỆN

Trang 9

TÀI LIỆU THAM KHẢO:

- Phương pháp dạy học Tiếng Việt ở Tiểu học – Tác giả: Lê Phương Nga – Nguyễn Trí

- Bồi dưỡng thường xuyên cho giáo viên Tiểu hoc chu kì III của nhà xuất bản giáo dục

- Sách giáo khoa, sách giáo viên Tiếng Việt 2 của Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam

Trang 10

MỤC LỤC

Phần Tên tiêu đề Trang

1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

11

Tên đề tài Đặt vấn đề

Cơ sở lý luận

Cơ sở thực tiễn Nội dung nghiên cứu Kết quả nghiên cứu Kết luận

Đề nghị Tài liệu tham khảo Mục lục

Phiếu đánh giá xếp loại

1 1 1

1, 2

2, 3, 4, 5, 6, 7

7, 8

8 8 9 10 11,12

Ngày đăng: 02/11/2017, 16:57

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w