1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Kế toán doanh thu và xác định kết quả kinh doanh tại Công ty Cổ phần Hà Nam.doc

91 486 2
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 91
Dung lượng 4,75 MB

Nội dung

Kế toán doanh thu và xác định kết quả kinh doanh tại Công ty Cổ phần Hà Nam.

Trang 1

Lời mở đầu

Trong điều kiện nền kinh tế thị trường ngày nay,với cơ chế hạch toán kinhdoanh, để tồn tại và phát triển trong sự cạnh tranh sôi động, các cơ sở , đơn vị sảnxuất nói chung và các đơn vị sản xuất kinh doanh cá nhân nói riêng phải đảm bảo tựchủ trong hoạt động sản xuất kinh doanh và hoạt động có lãi Thực hiện yêu cầu đóbắt buộc các doanh nghiệp phải quan tâm hơn tới tất cả các khâu của quá trình sảnxuất kinh doanh, từ khi bỏ vốn đến khi thu hồi vốn về

Song có thể khẳng định trong các khâu của quá trình sản xuất kinh doanh thìkhâu tiêu thụ có vai trò đặc biệt quan trọng, đặc biệt là đối với các doanh nghiệp sảnxuất Qua tiêu thụ, sản phẩm chuyển từ hình thái hiện vật sang hình thái tiền tệ vàkết thúc một vòng luân chuyển vốn Có tiêu thụ sản phẩm mới có vốn để tiến hànhtái sản xuất mở rộng, tăng nhanh tốc độ luân chuyển vốn, nâng cao hiệu quả sửdụng vốn Nhưng muốn đẩy mạnh khâu tiêu thụ đòi hỏi các nhà quản lý phải sửdụng rất nhiều biện pháp và công cụ khác nhau, trong đó kế toán là một công cụ hếtsức hữu hiệu mà cụ thể ở đây là kế toán tiêu thụ thành phẩm và xác định kết quảkinh doanh Nhờ có những thông tin do kế toán cung cấp, các nhà quản lý sẽ biếtđược tình hình tiêu thụ của doanh nghiệp mình như thế nào, kết quả kinh doanhtrong kỳ ra sao từ đó có được những quyết định quản trị phù hợp thúc đẩy hoạtđộng sản xuất kinh doanh của công ty, nâng cao sức cạnh tranh trên thị trường nhằmmục tiêu cao nhất là tối đa hoá lợi nhuận.

Công ty cổ phần liên hợp thực phẩm Hà Tây là công ty hoạt động trong lĩnhvực sản xuất nên công tác kế toán tiêu thụ thành phẩm và xác định kết quả kinh

doanh lại càng trở nên quan trọng Nhận thức rõ điều này, em đã chọn đề tài “Hoànthiện hạch toán tiêu thụ thành phẩm và xác định kết quả kinh doanh tại công tycổ phần liên hợp thực phẩm Hà Tây” cho bài luận văn tốt nghiệp này.

Luận văn của em gồm có 3 phần:

Phần I: Lý luận chung về hạch toán tiêu thụ thành phẩm và xác định kết quả kinh doanh trong các doanh nghiệp sản xuất

Trang 2

Phần II: Thực trạng công tác kế toán tiêu thụ thành phẩm và xác địnhkết quả kinh doanh tại công ty CP LHTP Hà Tây

Phần III: Một số kiến nghị nhằm hoàn thiện công tác hạch toán tiêu thụthành phẩm và xác định kết quả kinh doanh tại công ty CPLHTP Hà Tây

Do thời gian nghiên cứu không nhiều và trình độ còn hạn chế nên luận văntốt nghiệp của em không tránh khỏi những thiếu sót Em rất mong nhận được sự gópý và chỉ bảo tận tình của các thầy, cô giáo và các cô phòng kế toán để luận văn đượchoàn thiện hơn.

Em xin chân thành cảm ơn thầy giáo Nguyễn Quốc Trung và các cô, các chịphòng kế toán tại công ty cổ phần liên hợp thực phẩm Hà Tây đã giúp đỡ em hoànthành luận văn này.

Trang 3

Phần I: Lý luận chung về hạch toán tiêu thụ thành phẩm và xácđịnh kết quả kinh doanh trong các doanh nghiệp sản xuất

1.1 Khái quát chung về kế toán tiêu thụ thành phẩm và xác định kết quả kinhdoanh

1.1.1 Một số khái niệm cơ bản trong hạch toán tiêu thụ thành phẩm và xác định kếtquả kinh doanh

- Thành phẩm: là sản phẩm đã được chế tạo xong ở giai đoạn chế biến cuối cùngcủa quy trình công nghệ trong doanh nghiệp, được kiểm nghiệm đủ tiêu chuẩn kỹthuật quy định, được nhập kho hay đem đi tiêu thụ hoặc giao trực tiếp cho kháchhàng.

Khái niệm thành phẩm không bao gồm:

+ Những sản phẩm đã qua tất cả các giai đoạn chế biến nhưng không đủ tiêuchuẩn quy định.

+ Những sản phẩm DN mua về để bán (hàng hoá)

+ Sản phẩm thuê đơn vị khác gia công chế biến, khi chuyển về DN khôngphải chế biến thêm

+ Những sản phẩm chưa làm thủ tục nhập kho (đối với công nghiệp)

- Tiêu thụ: là việc chuyển giao quyền sở hữu sản phẩm, hàng hoá gắn với phần lớnlợi ích, rủi ro cho khách hàng đồng thời được khách hàng thanh toán hoặc chấpnhận thanh toán.

- Doanh thu: là tổng các giá trị lợi ích kinh tế doanh nghiệp thu được trong kỳ kếtoán, phát sinh từ các hoạt động sản xuất kinh doanh thông thường của doanhnghiệp, góp phần làm tăng vốn chủ sở hữu.

Doanh thu bán hàng là tổng giá trị được thực hiện do việc bán hàng hoá, sảnphẩm cho khách hàng và được khách hàng thanh toán hoặc chấp nhận thanh toán.- Doanh thu thuần: là số chênh lệch giữa doanh thu bán hàng và các khoản giảm trừdoanh thu gồm: Chiết khấu thương mại, giảm giá hàng bán, hàng bán bị trả lại, thuếTTĐB, thuế xuất nhập khẩu.

Trang 4

- Kết quả tiêu thụ sản phẩm, hàng hoá: là các khoản lãi lỗ về tiêu thụ, đó chính là sốchênh lệch giữa doanh thu thuần với giá vốn hàng bán, chi phí bán hàng và chi phíquản lý doanh nghiệp.

1.1.2 Vai trò của công tác kế toán tiêu thụ thành phẩm và xác định kết quả kinhdoanh

Nền kinh tế thị trường là nền kinh tế của cạnh tranh, để tồn tại và phát triển,các doanh nghiệp phải luôn cố gắng trong tất cả các giai đoạn kinh doanh từ khi bỏvốn đến khi thu hồi vốn về Trong đó khâu tiêu thụ được chú ý đặc biệt Các doanhnghiệp luôn muốn tìm mọi cách để đẩy nhanh quá trình tiêu thụ, tăng nhanh vòngquay của vốn, bù đắp lại các chi phí tăng hiệu quả sản xuất kinh doanh, tạo tiền đềthuận lợi cho quá trình sản xuất tiếp theo, tránh tình trạng sản phẩm sản xuất rakhông tiêu thụ được hoặc tiêu thụ chậm sẽ gây ứ đọng vốn, không thể tiến hành táisản xuất có thể dẫn đến mất vốn Đây là một tổn thất lớn không những đối với cácnhà sản xuất mà còn đối với cả xã hội

Để làm tốt khâu tiêu thụ, doanh nghiệp có nhiều cách khác nhau như: chútrọng vào marketing đưa sản phẩm ra thị trường, tạo dựng hình ảnh tốt trong tâm tríkhách hàng… trong đó kế toán tiêu thụ thành phẩm là một công cụ hữu hiệu đểquản lý thành phẩm trên cả hai mặt giá trị và hiện vật Từ thông tin do kế toán tiêuthụ cung cấp, các nhà quản lý sẽ nắm được các chỉ tiêu lãi lỗ của doanh nghiệp cũngnhư của từng mặt hàng để đưa ra các quyết định phù hợp cho kỳ kinh doanh tiếptheo Bên cạnh đó, thông tin do kế toán tiêu thụ thành phẩm và xác định kết quảkinh doanh cung cấp cũng là căn cứ để doanh nghiệp thực hiện nghĩa vụ thuế đốivới nhà nước

1.2 Hạch toán giá vốn hàng bán trong các doanh nghiệp sản xuất

1.2.1 Nguyên tắc hạch toán giá vốn hàng bán

Nguyên tắc quan trọng nhất trong hạch toán giá vốn hàng bán là nguyên tắcnhất quán Để tính giá thực tế của thành phẩm xuất kho có rất nhiều phương phápnhư: giá thực tế đích danh, giá nhập trước - xuất trước (FIFO), nhập sau - xuất trước(LIFO) Mỗi phương pháp sẽ cho ta một kết quả khác nhau và ảnh hưởng khác

Trang 5

nhau đến kết quả kinh doanh của doanh nghiệp Do vậy, vấn đề đặt ra là doanhnghiệp phải lựa chọn cho mình một phương pháp tính giá vốn hàng bán cho phùhợp Trường hợp có sự thay đổi phương pháp kế toán đã chọn thì phải giải trình lýdo và ảnh hưởng của sự thay đổi đó trong phần thuyết minh báo cáo tài chính(Chuẩn mực kế toán Việt Nam số 01 - Chuẩn mực chung).

1.2.2 Các phương pháp xác định giá vốn của thành phẩm tiêu thụ

Chuẩn mực kế toán Việt Nam số 02 – Hàng tồn kho có nêu ra 4 phương phápđể tính giá vốn hàng xuất bán trong kỳ, gồm:

Phương pháp giá thực tế đích danh:

Nội dung: thành phẩm được quản lý theo lô và khi xuất kho lô nào thì tínhtheo giá thực tế nhập kho đích danh của lô đó.

Ưu điểm là: độ chính xác cao, công tác tính giá thành phẩm được thực hiệnkịp thời.

Nhược điểm: tốn nhiều công sức do phải quản lý riêng từng lô thành phẩmĐiều kiện áp dụng: phương pháp này được áp dụng đối với những thànhphẩm có giá trị cao, chủng loại mặt hàng ít, dễ phân biệt giữa các mặt hàng.

Phương pháp nhập trước - xuất trước (FIFO):

Nội dung: Phương pháp này giả thiết rằng thành phẩm nào nhập kho trước sẽđược xuất ra khỏi kho trước, xuất hết số nhập trước thì mới đến số nhập sau theo giáthực tế của từng số hàng xuất

Nhược điểm của phương pháp này là chi phí phát sinh hiện hành không phùhợp với doanh thu hiện hành.

Điều kiện áp dụng: thích hợp trong điều kiện giá cả ổn định hoặc có xuhướng giảm, với những loại hàng cần tiêu thụ nhanh.

Phương pháp nhập sau - xuất trước (LIFO):

Phương pháp này lại ngược với phương pháp FIFO, thành phẩm nào nhập sau cùng

sẽ được xuất trước tiên.

Như vậy, tính giá vốn thành phẩm xuất kho theo phương pháp này đảm bảonguyên tắc phù hợp giữa doanh thu và chi phí.

Trang 6

Song phương pháp này lại có nhược điểm là: thu nhập thuần của doanhnghiệp sẽ giảm trong điều kiện lạm phát và lượng tồn kho có thể bị đánh giá giảmtrên bảng cân đối kế toán.

Do vậy, phương pháp này thích hợp trong điều kiện giá cả tăng lên, làm giảmkhoản thuế thu nhập phải nộp.

Phương pháp giá bình quân gia quyền:

Theo phương pháp này, giá trị của từng loại sản phẩm xuất kho được tínhtheo giá trị trung bình của từng loại sản phẩm đó tồn đầu kỳ và nhập kho trong kỳ.Trong phương pháp bình quân gia quyền lại có 3 phương pháp cụ thể tính giá vốnhàng xuất bán trong kỳ là:

+ Phương pháp bình quân cả kỳ dự trữ:

Theo phương pháp này, giá vốn hàng bán được xác định theo công thức sau:Ưu điểm của phương pháp này: giảm nhẹ được việc hạch toán chi tiết thànhphẩm, khối lượng tính toán giảm.

Nhược điểm: công tác tính toán giá vốn hàng bán trong kỳ chỉ được thựchiện vào cuối kỳ kế toán nên thông tin kế toán có thể bị chậm.

+ Phương pháp bình quân sau mỗi lần nhập:

Theo phương pháp này, sau mỗi lần nhập kho thành phẩm kế toán phải xácđịnh lại giá bình quân cho mỗi loại để lấy đó làm căn cứ tính giá xuất kho cho mỗilô hàng xuất sau đó.

Phương pháp này cho phép kế toán tính giá thành phẩm xuất kho kịp thờinhưng sẽ làm cho công việc tăng nhiều lần và lại phải chi tiết cho từng loại thànhphẩm Phương pháp này chỉ áp dụng cho doanh nghiệp có ít chủng loại thành phẩmvà tần suất nhập kho, xuất kho trong kỳ không nhiều.

+ Phương pháp bình quân cuối kỳ trước:

Theo phương pháp này, giá thành phẩm xuất kho được tính dựa trên giá trịthực tế và khối lượng thành phẩm tồn kho ở cuối kỳ kế toán trước:

Phương pháp này có ưu điểm là giảm nhẹ khối lượng công việc kế toán vìgiá đơn vị thành phẩm i đã có từ kỳ trước nhưng đây cũng chính là nhược điểm củaGiá thực tế thành phẩm i

xuất kho kỳ này

Giá đơn vị thànhphẩm i cuối kỳ

SL thành phẩm i xuất khokỳ này

x

Trang 7

phương pháp này khi giá vốn thành phẩm i xuất bán lại phụ thuộc vào giá đơn vị kỳtrước Điều này là không hay vì giá cả thị trường luôn biến động không ngừng.

 Ngoài các phương pháp đã quy định trong VAS 02, các doanh nghiệp có thể

sử dụng phương pháp giá hạch toán.

Theo phương pháp này, doanh nghiệp sẽ sử dụng một đơn giá hạch toán choviệc hạch toán các nghiệp vụ xuất hàng Giá hạch toán có thể là giá thành kế hoạchhoặc giá thành sản phẩm bình quân tháng trước Cuối tháng khi tính được giá thựctế thành phẩm nhập kho, kế toán phải xác định hệ số giá thành để tính ra giá thànhphẩm thực tế xuất kho.

Giá thực tế TP xuất kho = Hệ số giá TP x Giá hạch toán TP trong kỳTrong đó:

1.2.3 Tài khoản và chứng từ kế toán sử dụng

Tài khoản kế toán:

Để hạch toán giá vốn hàng bán trong kỳ, kế toán sử dụng các tài khoản sau:+ Tài khoản 632 “Giá vốn hàng bán”: dùng phản ánh giá trị của thành phẩm,hàng hoá cung cấp trong kỳ.

+ Các tài khoản phản ánh hàng tồn kho: TK 155, TK 156, TK 157+ Tài khoản 911 “Xác định kết quả kinh doanh”

+ Tài khoản 631 “Giá thành sản xuất” đối với doanh nghiệp áp dụng phươngpháp KKĐK để hạch toán hàng tồn kho

Chứng từ kế toán sử dụng:

+ Phiếu nhập kho, phiếu xuất kho

+ Phiếu xuất kho kiêm vận chuyển nội bộ+ Phiếu xuất kho hàng gửi bán đại lý

1.2.4 Phương pháp hạch toán giá vốn hàng bán trong các doanh nghiệp sản xuất

1.2.4.1 Hạch toán giá vốn hàng bán theo phương pháp kê khai thường xuyên

Phương pháp kê khai thường xuyên là phương pháp theo dõi và phản ánhthường xuyên, liên tục, có hệ thống tình hình nhập - xuất - tồn kho vật tư, sản phẩm

Giá hạch toán TP tồn kho đầu kỳ và nhập kho trong kỳHệ số giá TP = Giá thực tế TP tồn kho đầu kỳ và nhập kho trong kỳ

Trang 8

trên sổ kế toán Tài khoản hàng tồn kho được sử dụng để phán ánh số hiện có, tìnhhình biến động tăng giảm của vật tư, sản phẩm.

Sơ đồ 1.1: Kế toán giá vốn hàng bán theo phương pháp KKTX

1.2.4.2 Hạch toán giá vốn hàng bán theo phương pháp kiểm kê định kỳ

Phương pháp kiểm kê định kỳ là phương pháp căn cứ vào kết quả kiểm kê thực tế thành phẩm xuất bán trên sổ sách kế toán và từ đó tính ra giá vốn hàng bán trong kỳtheo công thức sau:

Sơ đồ 1.2: Kế toán giá vốn hàng bán theo phương pháp KKĐK

1.3 Hạch toán tiêu thụ thành phẩm trong các doanh nghiệp sản xuất

1.3.1 Điều kiện ghi nhận doanh thu theo chuẩn mực kế toán Việt Nam số 14

Trị giá thành phẩm xuất kho bán

Thành phẩm xuất bán bị trả lạiTP gửi bán được chấp

nhận thanh toánThành phẩm xuất kho gửi bán

K/c giá vốn hàng bánTK 155

TK 157

Trị giá thành phẩm xuất kho

trong kỳ

Trị giá thành phẩm nhập kho trong kỳTrị giá thành

phẩm tồn đầu kỳ

Trị giá thành phẩm tồn cuối

-K/c giá vốn cuối kỳK/c thành phẩm tồn kho đầu kỳ

Giá trị thành phẩm nhập kho trong kỳ

TK 631

K/c thành phẩm tồn kho cuối kỳ

Trang 9

Chuẩn mực kế toán Việt Nam số 14 quy định chi ghi nhận doanh thu bán sảnphẩm hàng hoá khi thoả mãn đồng thời 5 điều kiện sau:

- Doanh nghiệp đã chuyển giao phần lớn rủi ro và lợi ích gắn liền với quyềnsở hữu sản phẩm hoặc hàng hoá cho người mua;

- Doanh nghiệp không còn nắm giữ quyền quản lý hàng hoá như người sởhữu hàng hoá hoặc quyền kiểm soát hàng hoá;

- Doanh thu được xác định tương đối chắc chắn;

- Doanh nghiệp đã thu được hoặc sẽ thu được lợi ích kinh tế từ giao dịch bánhàng;

- Xác định được chi phí liên quan đến giao dịch bán hàng;

Xác định thời điểm ghi nhận doanh thu là vấn đề quan trọng nhất trong kếtoán doanh thu Điều này ảnh hưởng đến tính đúng kỳ của doanh thu và là cơ sở xácđịnh chính xác lợi nhuận trong kỳ Đặc biệt đối với hàng hoá xuất khẩu việc ghinhận doanh thu còn chịu sự chi phối của những thông lệ thương mại mà hợp đồngngoại thương đã ký kết.

+ Bảng thanh toán hàng đại lý, ký gửi

+ Chứng từ thanh toán: Phiếu thu, Giấy báo Có của Ngân hàng…

Tài khoản hạch toán:

+ TK 511 “Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ”: dùng để phản ánhdoanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ của doanh nghiệp trong một kỳ kết toán.Tài khoản này chỉ phản ánh doanh thu của khối lượng sản phẩm, hàng hoá đã bánđược xác định là tiêu thụ trong kỳ, không phân biệt doanh thu đã thu tiền hay sẽ thutiền

Trang 10

+ TK 512 “Doanh thu nội bộ”: dùng để phản ánh doanh thu của số sản phẩm,hàng hoá, dịch vụ tiêu thụ nội bộ doanh nghiệp Tài khoản này chỉ sử dụng cho cácđơn vị thành viên hạch toán phụ thuộc trong cùng một công ty, một tập đoàn.Không phản ánh vào tài khoản này các khoản doanh thu bán hàng cho các doanhnghiệp bên ngoài + TK 33311 “Thuế GTGT đầu ra phải nộp”: dùng để phản ánhsố thuế GTGT của hàng hoá đã bán ra trong kỳ của doanh nghiệp

+ Ngoài ra còn sử dụng một số tài khoản như: TK 111, TK 112, TK 131…1.3.3 Phương pháp hạch toán tiêu thụ thành phẩm

Khi thành phẩm được xác định là tiêu thụ thì kế toán ghi nhận doanh thu trênTK 511, 512 đồng thời phản ánh bút toán ghi nhận giá vốn hàng bán của số hàng đãtiêu thụ Trong phần này, em chỉ xin trình bày phương pháp hạch toán doanh thutiêu thụ trong các doanh nghiệp áp dụng phương pháp kê khai thường xuyên và tínhthuế GTGT theo phương pháp khấu trừ Đối với các doanh nghiệp áp dụng phươngpháp kiểm kê định kỳ, hạch toán các nghiệp vụ về tiêu thụ (phản ánh giá bán, doanhthu, các khoản giảm trừ doanh thu) hoàn toàn tương tự như doanh nghiệp áp dụngphương pháp kê khai thường xuyên Chỉ khác ở nghiệp vụ hạch toán giá vốn hàngbán đã được trình bày ở mục 1.2.4.2 ở trên.

1.3.3.1 Trường hợp doanh nghiệp sản xuất tính thuế GTGT theo phương phápkhấu trừ và không chịu thuế TTĐB

(1) Phương thức tiêu thụ trực tiếp

Tiêu thụ trực tiếp là phương thức giao hàng cho người mua trực tiếp tại khohay tại các phân xưởng của doanh nghiệp Số hàng sau khi bàn giao cho khách hàngđược chính thức coi là tiêu thụ và người bán mất quyền sở hữu về số hàng này.Người mua thanh toán hay chấp nhận thanh toán số hàng mà người bán đã giao.Trình tự hạch toán được khái quát qua sơ đồ sau:

Sơ đồ 1.3: Hạch toán tiêu thụ theo phương thức trực tiếp

Thuế GTGT đầu ra

Tổng giá thanh

toánK/c các khoản chiết khấu,

giảm giá, hàng bán bị trả lại

K/c doanh thu thuần

Doanh thu tiêu thụ hàng hoá chưa thuếTK 521,531,532

TK 911

TK 33311

Trang 11

(2) Phương thức chuyển hàng chờ chấp nhận:

Là phương thức bên bán chuyển hàng cho bên mua theo địa điểm ghi tronghợp đồng Số hàng chuyển đi này vẫn thuộc sở hữu bên bán Khi được bên muathanh toán hoặc chấp nhận thanh toán về số hàng chuyển giao (một phần hay toànbộ) thì số hàng được bên mua chấp nhận này thì mới được coi là tiêu thụ và bên bánmất quyền sở hữu về số hàng đó.

Có thể tóm tắt trình tự hạch toán như sau:

Sơ đồ 1.4: Hạch toán tiêu thụ theo phương thức chuyển hàng chờ chấp nhận

(3) Phương thức bán hàng đại lý, ký gửi

Là phương thức mà bên chủ hàng (bên giao đại lý) xuất hàng giao cho bênnhận đại lý (bên đại lý) để bán Bên đại lý được hưởng thù lao dưới hình thức hoahồng hoặc chênh lệch giá.

Bên giao hàng hoá khi xuất hàng hoá chuyển giao cho cơ sở nhận làm đại lýcó thể lựa chọn một trong hai cách sử dụng chứng từ như sau:

- Sử dụng hoá đơn GTGT để làm căn cứ thanh toán và kê khai thuế GTGTTheo đó, ở bên giao đại lý hạch toán giống như trường hợp tiêu thụ trực tiếp.

- Sử dụng phiếu xuất hàng gửi bán đại lý kèm lệnh điều động nội bộ Khi đótrình tự kế toán ở bên giao đại lý như sau:

Xuất thành phẩm gửi bán

TK 33311

Doanh thu chưa thuế

Giá vốn của số hàng được chấp nhận thanh toán

Tổng giá thanh

toánThuế GTGT

đầu ra

Trang 12

Sơ đồ 1.5: Hạch toán tiêu thụ theo phương thức đại lý, ký gửi (bên giao đại lý)

(4) Phương thức bán hàng trả góp, trả chậm

Đây là phương thức bán hàng thu tiền nhiều lần Một phần người mua sẽthanh toán ngay tại thời điểm mua, phần còn lại người mua chấp nhận trả dần ở cáckỳ tiếp theo và phải chịu một tỷ lệ lãi suất nhất định Thông thường số tiền trả dần ởcác kỳ tiếp theo bằng nhau gồm một phần nợ gốc và một phần lãi trả chậm

Khi xuất sản phẩm bán trả góp mặc dù quyền sở hữu sản phẩm chưa đượcchuyển giao nhưng xét về bản chất sản phẩm này được coi là tiêu thụ và doanh thughi nhận là giá bán thu tiền một lần, phần trả góp được kết chuyển dần vào doanhthu hoạt động tài chính.

Trình tự hạch toán được khái quát qua sơ đồ sau:

Sơ đồ 1.6: Hạch toán tiêu thụ theo phương thức trả chậm, trả góp

Giá vốn của thành phẩm đã tiêu thụ

Thuế GTGT đầu vàoHoa hồng đại lýXuất thành phẩm giao

đại lý

Doanh thu chưa thuế

Tổng giá thanh

toánThuế GTGT

đầu ra Số tiền đã thu của KH Tổng số tiền còn

phải thu Doanh thu bán hàng

(giá thu tiền ngay)

TK 111,112TK 33311

TK 3387TK 515

K/c xđ kqkd

Trang 13

(5) Phương thức tiêu thụ hàng đổi hàng

Đây là phương thức tiêu thụ mà trong đó người bán đem sản phẩm, vật tư,hàng hoá của mình đổi lấy vật tư, sản phẩm, hàng hoá của người mua Giá trao đổilà giá thoả thuận hoặc giá bán của vật tư, hàng hóa đó trên thị trường.

Song cần chú ý ở đây rằng, khi hàng hóa được trao đổi để lấy hàng hoá kháctương tự về bản chất và giá trị thì việc trao đổi đó không được coi là giao dịch tạo radoanh thu Chỉ khi hàng hóa được trao đổi để lấy hàng hoá không tương tự thì việctrao đổi đó mới được coi là giao dịch tạo ra doanh thu.

Trình tự hạch toán được khái quát qua sơ đồ sau:

Sơ đồ 1.7: Hạch toán tiêu thụ theo phương thức hàng đổi hàng

(6) Phương thức tiêu thụ nội bộ

Tiêu thụ là nội bộ là phương thức tiêu thụ giữa đơn vị chính với đơn vị trựcthuộc hay giữa các đơn vị trực thuộc với nhau Ngoài ra trường hợp doanh nghiệpxuất vật tư, sản phẩm, hàng hoá để sử dụng nội bộ, khuyến mại, quảng cáo, trảlương, thưởng hay phục vụ sản xuất kinh doanh cũng được coi là tiêu thụ nội bộ.Trình tự hạch toán được khái quát như sau:

Doanh thu tiêu thụ

Thuế GTGT đầu ra

Thuế GTGT đầu vào được khấu trừGiá trị hàng nhận về

TK 1331TK 33311

Giá vốn của hàng xuất kho

K/c xđ kqkd

Trang 14

Sơ đồ 1.8: Hạch toán tiêu thụ nội bộ trong doanh nghiệp

Riêng đối với nghiệp vụ (1) ở trên sơ đồ, đồng thời với bút toán đó, kế toán

Nợ TK 511, 512 (Doanh thu chưa có thuế GTGT)Có TK 3332

1.4 Hạch toán các khoản giảm trừ doanh thu

1.4.1 Nội dung và tài khoản hạch toán các khoản giảm trừ doanh thu

1.4.1.1 Chiết khấu thương mại

+ Nội dung: Chiết khấu thương mại là khoản mà người bán thưởng cho người mua

do trong một khoảng thời gian nhất định đã tiến hành mua một khối lượng lớn hànghoá (hồi khấu) và khoản giảm trừ trên giá bán niêm yết vì mua khối lượng hàng hoátrong một đợn (bớt giá) Chiết khấu thương mại được ghi trong các hợp đồng muabán hoặc cam kết về mua, bán hàng.

+ Tài khoản sử dụng: Kế toán sử dụng tài khoản 521 “Chiết khấu thương mại”.

Xuất trả lương CNVGiá vốn thành phẩm xuất kho

Hàng bán bị trả lại, giảm giá

hàng bán

K/c xđ kqkd Xuất phục vụ sản xuất,bán hàng, QLDNXuất biếu tặng,

TK 531,532

TK 911

Trang 15

1.4.1.2 Hàng bán bị trả lại

+ Nội dung: Hàng bán bị trả lại là số hàng đã coi là tiêu thụ nhưng bị người mua trảlại và từ chối thanh toán Tương ứng với hàng bán bị trả lại là giá vốn của hàng trảlại (tính theo giá vốn khi bán), doanh thu của hàng bị trả lại và thuế GTGT đầu raphải nộp của hàng đã bán bị trả lại đó.

+ Tài khoản sử dụng: TK 531 “Hàng bán bị trả lại”

1.4.1.3 Giảm giá hàng bán

+ Nội dung: Giảm giá hàng bán là số tiền giảm trừ cho khách hàng ngoài hoá đơn

hay hợp đồng do các nguyên nhân đặc biệt như hàng kém phẩm chất, không đúngquy cách, giao hàng không đúng thời hạn, địa điểm trong hợp đồng, hàng cũ… tứclà các lỗi do chủ quan của người bán.

+ TK sử dụng: TK 532 “Giảm giá hàng bán”

1.4.1.4 Hạch toán thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế xuất khẩu

+ Nội dung: khi bán hàng hoá chịu thuế TTĐB hoặc thuế xuất khẩu kế toán ghi

nhận giá bán bao gồm cả 2 loại thuế này, sau đó cuối tháng, xác định tổng số thuếphải nộp và kết chuyển làm giảm doanh thu.

+ Tài khoản sử dụng: TK 3332 “Thuế TTĐB”TK 3333 “Thuế xuất khẩu”1.4.2 Phương pháp hạch toán các khoản giảm trừ doanh thu

Phương pháp hạch toán các khoản giảm trừ doanh thu được khái quát qua sơ đồ sau:

Trang 16

Sơ đồ 1.9: Hạch toán các khoản giảm trừ doanh thu

1.5 Hạch toán xác định kết quả kinh doanh trong các doanh nghiệp sản xuất

1.5.1 Hạch toán doanh thu hoạt động tài chính

+ Tài khoản sử dụng:

Tài khoản 515 “Doanh thu hoạt động tài chính” được sử dụng để phản ánhtoàn bộ các khoản doanh thu và các khoản ghi giảm doanh thu thuộc hoạt động tàichính được coi là thực hiện trong kỳ, không phân biệt các khoản đó thực tế đã thuhay sẽ thu trong kỳ sau Doanh thu hoạt động tài chính bao gồm các khoản: tiền lãicho vay, bán trả góp, đầu tư trái phiếu, chênh lệch tỷ giá ngoại tệ…

+ Phương pháp hạch toán: được thể hiện qua sơ đồ sau:

K/c các khoản giảm trừ doanh thu

Thuế GTGT tương ứng (nếu có)

CKTM, giảm giá hàng bán, hàng bán bị trả lại trong kỳ

Nộp thuế TTĐB, thuế xuất khẩu

TK 3332,3333

TK 33311

Tính cho nhiều kỳDoanh thu hđtc bằng tiền (CK

thanh toán, lãi tiền vay…)

TK 121, 221…Chênh lệch

Thu hồi đầu tư có lãi

Trang 17

Sơ đồ 1.10: Hạch toán doanh thu hoạt động tài chính1.5.2 Hạch toán chi phí hoạt động tài chính

+ Tài khoản sử dụng:

Tài khoản 635 “Chi phí hoạt động tài chính” được sử dụng để phản ánh cáckhoản chi phí hoạt động tài chính, gồm: chi phí đi vay, chi phí trả lãi do mua hàngtrả chậm, lỗ do thu hồi chứng khoán, lỗ do chuyển đổi ngoại tệ…

+ Phương pháp hạch toán:

Sơ đồ 1.11: Hạch toán chi phí hoạt động tài chính

Chú ý: Đối với bút toán kết chuyển cuối kỳ ở trên, trường hợp Nợ TK 635>Có TK 635 thì ta kết chuyển tăng lợi tức kế toán:

+ TK 642 “Chi phí quản lý doanh nghiệp”: dùng phản ánh những khoản chiphí liên quan chung đến toàn bộ hoạt động của doanh nghiệp như: chi phí nhân viênquản lý, chi phí khấu hao TSCĐ dùng trong quản lý, thuế đất…

Trích lập dự phòng giảm giá đầu tư chứng khoán

K/c cuối kỳ

Lỗ tỉ giá

Mua hàng trả gópLỗ do bán chứng khoán

Hoàn nhập dự phòngTK 111,112

Chi phí tài chính bằng tiền

Trang 18

1.5.3.2 Phương pháp hạch toán

Trình tự hạch toán chi phí bán hàng được khái quát qua sơ đồ sau:

Sơ đồ 1.12: Hạch toán chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp1.5.3 Hạch toán xác định kết quả kinh doanh

Kết quả kinh doanh của doanh nghiệp được xác định trên cơ sở tổng hợp tấtcả kết quả của mọi hoạt động sản xuất kinh doanh trong doanh nghiệp Theo đó kếtquả kinh doanh của doanh nghiệp được hình thành từ tổng hợp kết quả kinh doanhcủa hoạt động sản xuất kinh doanh, hoạt động tài chính và hoạt động khác

Thuế GTGT đầu vào

CP dịch vụ mua ngoài và chi phí bằng tiền khácCP khấu hao TSCĐ CP vật liệu, dụng cụTK 334, 338

TK 133

TK 139

TK 111, 112

TK 642

Trang 19

Sơ đồ 1.13: Hạch toán xác định kết quả kinh doanh

1.6 Đặc điểm hạch toán kế toán tiêu thụ thành phẩm và xác định kết quả kinhdoanh theo chuẩn mực kế toán quốc tế và ở một số nước trên thế giới

1.6.1 Chuẩn mực kế toán quốc tế về doanh thu (IAS 18)

Theo chuẩn mực kế toán quốc tế số 18, hạch toán doanh thu cần tuân thủ cácnguyên tắc sau:

 Doanh thu cần được tính toán theo giá trị hợp lý của khoản tiền nhận được:- Chiết khấu thương mại và giảm giá hàng bán được giảm để xác định giá trị

thực tế Tuy nhiên chiết khấu thanh toán không thể giảm được.

- Khi hàng hoá và dịch vụ được trao đổi lấy hàng hoá và dịch vụ khác có tínhchất và giá trị tương tự thì không có khoản ghi nhận doanh thu nào cả.

- Khi hàng hoá và dịch vụ được cung cấp để đổi lấy hàng hoá và dịch vụkhông tương tự về tính chất và giá trị thì doanh thu được tính theo giá trịthực tế của hàng hoá dịch vụ nhận được.

 Điều kiện ghi nhận doanh thu:

- Những rủi ro và lợi ích quan trọng gắn liền với quyền sở hữu hàng hoá đượcchuyển sang cho người mua.

- Doanh nghiệp không tiếp tục tham gia quản lý quyền sở hữu cũng khôngkiểm soát hàng bán ra.

K/c CP tài chính

K/c CP bán hàng, CP QLDN

Trang 20

- Giá trị doanh thu có thể được tính toán một cách đáng tin cậy.

- Doanh nghiệp có khả năng là sẽ thu được lợi ích kinh tế từ giao dịch.

- Chi phí liên quan đến giao dịch có thể được tính toán một cách đáng tin cậy. Nếu khả năng thu hồi tiền đã được tính trong doanh thu là không chắc chắn

thì khoản tiền này sẽ được hạch toán như một khoản chi phí chứ không phảilà một khoản điều chỉnh doanh thu.

Ta có thể dễ dàng so sánh và nhận thấy chuẩn mực kế toán Việt Nam vềdoanh thu VAS số 14 đã có sự tiếp thu và hướng tới chuẩn mực chung của thế giới 1.6.2 So sánh hạch toán tiêu thụ thành phẩm và xác định kết quả kinh doanh theochế độ kế toán Mỹ với chế độ kế toán Việt Nam

Theo chế độ kế toán Mỹ, hoạt động tiêu thụ được định nghĩa là việc cung cấpcác sản phẩm hoặc thực hiện các dịch vụ cho khách hàng Doanh thu tiêu thụ đượcxác định là giá trị tài sản hoặc việc chấp nhận nợ mà doanh nghệip có được từ việccung cấp các sản phẩm hay thực hiện các dịch vụ đó.

Về nguyên tắc hạch toán tiêu thụ thành phẩm ở Mỹ có khác so với Việt Namở một số điểm:

 Kế toán Mỹ không áp dụng thuế GTGT, trong hạch toán doanh thu,doanh thu được ghi nhận là tổng giá thanh toán giống như trường hợp cácdoanh nghiệp Việt Nam tính thuế GTGT theo phương pháp trực tiếp. Đối với các khoản chiết khấu thương mại: chiết khấu thương mại là

khoản tiền chênh lệch giữa giá trên hóa đơn và giá niêm yết mà ngưòimua được hưởng khi mua hàng Khoản chiết khấu thương mại này khôngđược ghi lại trên sổ sách kế toán vì đã được phản ánh trên giá bán thực tếcủa doanh nghiệp.

 Đối với chiết khấu thanh toán: tại Mỹ, khoản chiết khấu thanh toán màdoanh nghiệp cho khách hàng hưởng được hạch toán như là một khoảngiảm trừ doanh thu, trong khi ở Việt Nam khoản chiết khấu đó dược đưavào chi phí hoạt động tài chính TK 635.

Trang 21

 Đối với kế toán giá vốn hàng bán: Trong kế toán giá vốn hàng bán ở Mỹ,cũng có 2 phương pháp hạch toán là kê khai thường xuyên và kiểm kêđịnh kỳ Nhưng hạch toán giá vốn theo phương pháp kiểm kê định kỳ, kếtoán Mỹ chỉ định khoản một lần vào cuối kỳ:

Nợ TK “Thành phẩm”: Giá trị thành phẩm tồn kho cuối kỳNợ TK “Giá vốn hàng bán”: Giá trị thành phẩm tiêu thụ

Có TK “Tổng hợp thu nhập”: Giá trị SP xản xuất trong kỳCó TK “Thành phẩm”: Giá trị thành phẩm tồn kho đầu kỳ1.6.3 So sánh hạch toán tiêu thụ thành phẩm và xác định kết quả kinh doanh theochế độ kế toán Pháp với chế độ kế toán Việt Nam

Nguyên tắc hạch toán tiêu thụ thành phẩm ở Pháp khác so với Việt Nam ởmột số điểm:

 Giá bán hàng hoá được xác định là giá bán thực tế, tức là giá ghi trên hoáđơn trừ đi các khoản giảm giá, bớt giá, hồi khấu chấp nhận cho ngườimua.

 Giá bán được xác định là thu nhập không bao gồm các khoản thuế GTGTthu hộ nhà nước Kế toán chỉ áp dụng phương pháp khấu trừ.

 Kế toán Pháp ghi nhận doanh thu ngay cả khi chưa lập hoá đơn bán hàng. Việc kết chuyển lãi, lỗ kế toán Pháp sử dụng hai tài khoản riêng biệttrong khi kế toán Việt Nam sử dụng chung một tài khoản nhưng ghi vàohai bên Nợ và Có.

Trang 22

Phần II: Thực trạng công tác kế toán tiêu thụ thành phẩm vàxác định kết quả kinh doanh tại công ty CP LHTP Hà Tây

2.1 Tổng quan về công ty cổ phần liên hợp thực phẩm Hà Tây

2.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển của công ty CP LHTP Hà Tây-Tên công ty: Công ty cổ phần liên hợp thực phẩm Hà Tây-Địa chỉ: 267 Quang Trung, thành phố Hà Đông, Hà Tây-Ngành nghề kinh doanh: rượu,bia, nước giải khát…-Tel:0343-824794, 0343- 824230 Fax: 0343-827836

Công ty cổ phần liên hợp thực phẩm Hà Tây trước đây là một doanh nghiệpnhà nước được thành lập theo quyết định số 467/QĐ-UBHC ngày 02/01/1971 củaUỷ ban hành chính Hà Sơn Bình (nay thuộc tỉnh Hà Tây) Công ty bắt đầu khởicông xây dựng từ những năm 1969 và đến năm 1971 thì hoàn thành và đi vào sảnxuất mang tên là “ Nhà máy bánh mì Ba Lan” Trong những năm đầu này, nhiệm vụchủ yếu của nhà máy là chế biến lương thực và sản xuất bánh mì, bánh quy vớinguyên vật liệu nhập ngoại là chính Và với sự giúp đỡ của những chuyên gia BaLan, Liên Xô cũ, Rumani hoạt động của nhà máy được xem là dẫn đầu tỉnh.

Năm 1974 được phép của Ủy ban hành chính tỉnh cùng sự chỉ đạo của Sởcông nghiệp, nhà máy nhận thêm phân xưởng sản xuất bánh kẹo, phân xưởng sảnxuất mì sợi, nhà máy đạt công suất 6000 tấn /năm Nhà máy đổi tên thành “ Nhàmáy liên hợp Hà Sơn Bình”.

Năm 1980, trước sự khan hiếm nguồn nguyên vật liệu nhập ngoại cho bánhmì và mì sợi, nhà máy dần thu hẹp và dừng hẳn sản xuất hai mặt hàng này vàchuyển sang sản xuất bánh phồng tôm với nguyên liệu chính là tinh bột sắn Sảnphẩm của nhà máy có thể xuất khẩu sang các nước Đông Âu như Liên Xô, Ba Lanvới công suất 2000 tấn /năm Quá trình sản xuất tạo điều kiện cho nhà máy mở rộngvà phát triển sản xuất thêm một số sản phẩm khác như: lạc bọc đường và bánh phởkhô xuất khẩu đi Ba Lan, Mông Cổ, Đức trong những năm 1987-1988.

Trang 23

Năm 1989 các nước Đông âu có nhiều biến động lớn về chính trị đã ảnhhưởng xấu đến thị trường xuất khẩu, do vậy các mặt hàng phở khô và phồng tômcủa nhà máy không tiêu thụ được, bị thu hẹp dần và dừng hẳn vào giữa năm 1989.Không chịu thất bại, nhà máy đã tìm ra một giải pháp mới để ổn định sản xuất vàbảo đảm đời sống cho người lao động Nhà máy đã chuyển sang lắp đặt một dâychuyền sản xuất bia hơi, trong điều kiện tận dụng phân xưởng sản xuất bánh phồngtôm, phở khô và một dây chuyền nước giải khát ra đời.

Tháng 7/1993, nhà máy đầu tư thêm một dây chuyền sản xuất kẹo cứng củaBa Lan với công suất 600 kg/giờ Cũng trong năm đó công suất bia hơi tăng5.000.000 lít/năm, nước giải khát tăng từ 500.000 lít/năm lên 1.000.000 lít/năm.

Ngày 01/10/1997 nhà máy đổi tên thành “Công ty liên hợp thực phẩm HàTây” Trong những năm 1997 đến 1999, công ty đã đầu tư thêm một số dây chuyềnsản xuất như sản xuất bánh lương khô, sản xuất bánh kem xốp…

Năm 2005,công ty đã thực hiện cổ phần hoá và lấy tên gọi là “Công ty cổphần liên hợp thực phẩm Hà Tây” với số vốn điều lệ là 9,35 tỷ đồng

Trải qua quá trình phát triển hơn 35 năm, công ty cổ phần LHTP Hà Tây đãnỗ lực không ngừng để cải tiến chất lượng cũng như mẫu mã sản phẩm đáp ứng yêucầu cạnh tranh khốc liệt Trong những năm này, công ty tiến hành cải tạo, nâng cấpnhà xưởng, đổi mới trang thiết bị,công nghệ hiện đại Đến nay công ty đã có chỗđứng vững chắc trên thị trường, đặc biệt là trên địa bàn tỉnh, chiếm được cảm tìnhcủa khách hàng.

Tình hình sản xuất, kinh doanh của công ty một số năm gần đây được kháiquát qua bảng số liệu sau:

Đơn vị:VNĐ

Trong 3 năm gần đây, doanh thu hoạt động kinh doanh của công ty liên tụctăng, doanh thu năm 2006 tăng 2.316.760.990 VNĐ so với năm 2005 tương ứng với

Trang 24

tốc độ tăng 9,63% Vì công ty là doanh nghiệp sản xuất nên giá vốn chiếm tỷ trọnglớn Lợi nhuận sau thuế năm 2006 tăng 20.997.105 VNĐ so với năm 2005 tươngứng tốc độ tăng 3,34% Như vậy, công ty đã có cố gắng trong việc tăng doanh thuvà lợi nhuận.

2.1.2.Tổ chức bộ máy hoạt động của công ty cổ phần LHTP Hà Tây

Công ty cổ phần LHTP Hà Tây là một doanh nghiệp có số vốn 50% là vốnnhà nước, 50% là do các cổ đông đóng góp Do đó, bộ máy quản lý được tổ chứctheo hình thức trực tuyến, các phòng ban có liên hệ chặt chẽ với nhau theo sơ đồsau:

Sơ đồ 2.1: Bộ máy tổ chức quản lý của công ty cổ phần LHTP Hà Tây

Hội đồng quản trị của công ty gồm 5 thành viên, là bộ phận cao nhất trong

công ty, có toàn quyền quyết định mọi vấn đề liên quan đến mục đích quyền lợi củacông ty trừ những vấn đề thuộc thẩm quyền của Đại hội đồng cổ đông Nhiệm vụ vàquyền hạn của Hội đồng quản trị được ghi rõ trong điều lệ của công ty Theo đó,Hội đồng quản trị có quyền quyết định chiến lược phát triển của công ty, thông quacác phương án đầu tư, phát triển thị trường, quản lý nội bộ công ty và trình hoá cácquyết định, quyết toán tài chính hàng năm lên Đại hội đồng cổ đông Đồng thời Hộiđồng quản trị họp mỗi tháng một lần vì hiện nay các thành viên trong Hội đồngquản trị là các nhà quản lý trước đây của công ty Nhiệm kỳ của hội đồng quản trịcó thể kéo dài từ 3 đến 5 năm tuỳ theo hiệu quả hoạt động của bộ máy này Hiện

HỘI ĐỒNG QUẢN TRỊ

BAN GIÁM ĐỐC

Phòng

tổ chức Phòng hành chính

Phòng vật tư,tiêu

thụ sản phẩm

Phòng kinh doanh phục vụ đời sống

Phòng kế toán

tài vụ

Các phân xưởng

Phòng kĩ thuật kiểm nghiệm

Trang 25

nay, chủ tịch Hội đồng quản trị kiêm luôn giám đốc công ty Điều này là do công tythuộc loại vừa và nhỏ, hơn nữa là doanh nghiệp nhà nước được cổ phần hoá nênviệc tổ chức bộ máy quản lý mới hầu như không thay đổi so với trước kia.

Ban giám đốc công ty hiện nay gồm có một giám đốc và hai phó giám đốc:

phó giám đốc kinh doanh và phó giám đốc tài chính.

Giám đốc kiêm luôn chủ tịch Hội đồng quản trị, là người đứng đầu công ty

điều hành chung mọi hoạt động sản xuất kinh doanh, chịu trách nhiệm trước phápluật về mọi vấn đề xảy ra trong công ty, có trách nhiệm thực hiện đầy đủ nghĩa vụđối với ngân sách nhà nước, phê duyệt chính sách của lãnh đạo về hệ thống chấtlượng, phê duyệt kế hoạch sản xuất năm và mục tiêu chất lượng, phân công và giaocho các phó giám đốc, trưởng các bộ phận những nhiệm vụ, quyền hạn cụ thể cầnthiết để họ chủ động sáng tạo trong quản lý điều hành, giám sát kiểm tra các côngviệc thuộc lĩnh vực quản lý theo chức danh.

Phó giám đốc kinh doanh: phụ trách kinh doanh từ việc hợp tác sản xuất, liên

doanh đến liên kết công tác mua vật tư, tiêu thụ hàng hoá; tổ chức hoạt độngmarketing Có nhiệm vụ tổng hợp tình hình kinh doanh của công ty để trình lêngiám đốc Ngoài ra phó giám đốc kinh doanh còn chịu trách nhiệm phê duyệt kếhoạch sản xuất và tiêu thụ hàng tháng, kịp thời nắm bắt nhu cầu thị trường để điềutiết việc bán sản phẩm cho hợp lý ; tổ chức nghiên cứu mở rộng thị trường Phógiám đốc kinh doanh trực tiếp chỉ huy các phòng vật tư, tiêu thụ sản phẩm và kinhdoanh dịch vụ; thực hiện các công việc khác khi giám đốc giao.

Phó giám đốc tài chính: phụ trách các vấn đề liên quan đến tình hình tài

chính và việc lập kế hoạch, mục tiêu cho công ty nhằm đưa ra các mục tiêu phươnghướng thích hợp với từng giai đoạn, thời kỳ trong công ty Phó giám đốc tài chínhtrực tiếp chỉ huy phòng kế toán tài vụ; thực hiện các công việc khác do giám đốc uỷquyền.

Các phòng ban khác :

Phòng tổ chức lao động tiền lương: tham mưu cho lãnh đạo, định ra đường

lối sắp xếp, phân phối lao động một cách hợp lý, xây dựng kế hoạch cán bộ quản lý

Trang 26

và các bộ phận khoa học kỹ thuật trong công ty, xây dựng chế độ tiền lương,thưởng, bảo hiểm xã hội.

Phòng hành chính: phụ trách việc tiếp khách và các thủ tục hành chính trong

công ty.

Phòng vật tư, tiêu thụ sản phẩm: bộ phận tiêu thụ bán hàng có trách nhiệm

nghiên cứu, thâm nhập khảo sát thị trường để từ đó đưa ra các phương án tiêu thụtốt nhất, hiệu quả nhất nhằm thu hút số lượng lớn khách hàng tìm đến sản phẩm củacông ty, đem lại doanh thu và lợi nhuận đáng kể.

Phòng kinh doanh phục vụ đời sống: quan tâm chăm lo đời sống cán bộ,

công nhân viên, đồng thời phụ trách việc tổ chức, giới thiệu và bán sản phẩm.

Phòng kế toán tài vụ: quản lý và chịu trách nhiệm chính trong vấn đề quản lý

tài chính của công ty Thực hiện đúng các chế độ, chính sách kế toán hiện hành củanhà nước Căn cứ vào tình hình sản xuất kinh doanh của công ty đề ra nhữngphương án, chiến lược tối ưu nhất phù hợp với quy mô sản xuất của công ty.

Các phân xưởng bao gồm phân xưởng cơ điện và phân xưởng sản xuất bia

Phân xưởng cơ điện có nhiệm vụ quản lý các loại máy móc thiết bị, dâychuyền sản xuất Kiểm tra máy móc thiết bị trước và sau khi vận hành để phát hiệnvà xử lý kịp thời đối với mọi biến cố xảy ra nhằm đảm bảo cho quá trình sản xuấtdiễn ra xuyên suốt, đảm bảo an toàn cho người lao động.

Phân xưởng sản xuất bia, rượu: phụ trách sản xuất các sản phẩm của công ty.

Phòng kĩ thuật kiểm nghiệm KCS: có nhiệm vụ nghiên cứu chế tạo sản phẩm

mới và nghiệm thu sản phẩm hàng hoá; nghiên cứu, cải tạo, đổi mới quy trình côngnghệ.

Qua sơ đồ tổ chức bộ máy quản lý của công ty cổ phần liên hợp thực phẩmHà Tây, ta thấy giữa các bộ phận, phòng ban và ban giám đốc,Hội đồng quản trị cóquan hệ chặt chẽ với nhau Trên cơ sở chức năng quyền hạn của mình, giám đốctiến hành phân quyền cho các phó giám đốc Trên cơ sở được phân quyền, các phógiám đốc chịu trách nhiệm chỉ đạo các phòng ban thực hiện các nhiệm vụ được

Trang 27

giao Giữa các phòng ban trong công ty cũng có sự phối hợp hoạt động với nhau,cùng nhau hoàn thành tốt nhiệm vụ.

2.1.3 Đặc điểm hoạt động sxkd của công ty cổ phần LHTP Hà Tây

Từ khi thành lập, công ty cổ phần LHTP Hà Tây có chức năng chủ yếu là sảnxuất và kinh doanh các mặt hàng như: bia, rượu, nước khoáng, bánh kẹo Cho đếnnay, hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty rất đa dạng và phong phú, luôn thayđổi mẫu mã, chất lượng cho phù hợp với thị hiếu người tiêu dùng Một số mặt hàngđược thay thế nhưng chủ yếu vẫn là sản phẩm bia các loại và nước giải khát Có thểnói, mùa hè chính là thời điểm tốt nhất để kinh doanh hai mặt hàng này Chính vìvậy trong chiến lược kinh doanh của công ty luôn có những tính toán cụ thể cho kếhoạch sản xuất sản phẩm theo mùa vụ.

Thị trường tiêu thụ sản phẩm của công ty không chỉ bó hẹp trong phạm vitỉnh mà công ty còn mở rộng thị trường và đặt các mối quan hệ làm ăn với các tỉnhkhác Trong tỉnh, sản phẩm của công ty có mặt ở khắp tất cả các huyện, thị xãnhưng tập trung chủ yếu ở thành phố Hà Đông (chủ yếu là bia), thị xã Sơn Tây,huyện Ứng Hoà, huyện Thạch Thất, Quốc Oai, Ba Vì, Vân Đình, Phúc Thọ… Cònngoại tỉnh, sản phẩm của công ty được đưa đi chủ yếu các tỉnh Sơn La, Cao Bằng,Yên Bái, Hoà Bình, Bắc Giang… và một số tỉnh miền Trung như: Thanh Hoá, NghệAn, Hà Tĩnh…

2.1.4 Tổ chức công tác kế toán của công ty cổ phần LHTP Hà Tây

2.1.4.1.Chính sách kế toán áp dụng tại công ty cổ phần LHTP Hà Tây

Chế độ kế toán áp dụng tại công ty cổ phần LHTP Hà Tây theo quyết địnhsố 15/2006/QĐ-BTC ban hành ngày 20 tháng 03 năm 2006 thay thế cho Quyết định1141TC/QĐ/CĐKT ra ngày 1/11/1995 bắt đầu từ 1/7/2006 Theo đó, kế toán tạicông ty tuân thủ các quy định chung như sau:

Niên độ kế toán là từ ngày 1/1/N đến ngày 31/12/N.

Để thuận tiện cho việc theo dõi và báo cáo cho cơ quan quản lý Nhà Nướccũng như quản trị trong doanh nghiệp, kế toán trong doanh nghiệp lập báo cáo theoquí và theo năm.

Trang 28

Đơn vị tiền tệ sử dụng trong kế toán là Đồng Việt Nam.

Hình thức kế toán ghi sổ: Chứng tứ ghi sổ trên máy vi tính Công ty hiệnđang sử dụng phần mềm kế toán Esoft.

Phương pháp tính thuế được doanh nghiệp áp dụng kê khai và nộp thuế làphương pháp khấu trừ.

Phương pháp tính giá hàng tồn kho áp dụng là phương pháp Bình quân giaquyền.

Phương pháp hạch toán hàng tồn kho là phương pháp Kê khai thường xuyên.Phương pháp khấu hao TSCĐ: phương pháp khấu hao đường thẳng.Hàng quý, công ty tiến hành kiểm kê 1 lần trước khi lập báo cáo quý.

2.1.4.2 Đặc điểm tổ chức bộ máy kế toán tại công ty cổ phần LHTP Hà Tây

Công ty cổ phần LHTP Hà Tây là một doanh nghiệp vừa nên đã tổ chức bộmáy kế toán theo mô hình tổ chức bộ máy kế toán tập trung hay còn gọi là tổ chứckế toán một cấp Có thể hiểu là tại đơn vị kế toán độc lập chỉ mở một bộ sổ kế toán,tổ chức một bộ máy kế toán để thực hiện tất cả các giai đoạn hạch toán ở mọi phầnhành kế toán.

Phòng kế toán có chức năng phản ánh và giám đốc một cách liên tục và toàndiện các mặt hoạt động kinh tế tài chính ở doanh nghiệp Những thông tin mà kếtoán cung cấp được sử dụng để ra các quyết định quản lý Tại công ty, chức năngchính của phòng kế toán là ghi chép, phản ánh vào sổ sách mọi nghiệp vụ kinh tếphát sinh giúp tính toán chi phí, lợi nhuận cho doanh nghiệp Không đơn thuần làghi chép, và trình bày lại số liệu, dựa vào số liệu đó kế toán có thể tiến hành phântích sơ bộ giúp thực hiện quản trị nội bộ Có thể nói phòng kế toán là trợ lý đắc lựccho lãnh đạo của công ty trong việc đưa ra các quyết định Tại Công ty cổ phầnLHTP Hà Tây các nhân viên kế toán có trình độ đại học, trung cấp đáp ứng đượcyêu cầu công việc.

Để đảm bảo thực hiện chức năng của mình, phòng kế toán được tổ chức với4 người Kế toán trưởng là người chịu trách nhiệm điều hành bộ máy kế toán tạicông ty, các kế toán viên còn lại chịu trách nhiệm về một số phần hành được giao.

Trang 29

Sơ đồ 2.2: Bộ máy kế toán

Bộ máy kế toán tại công ty cổ phần LHTP Hà Tây được tổ chức một cáchnhịp nhàng, có sự phân công trách nhiệm rõ ràng cũng như sự phối hợp đảm bảohiệu quả hoạt động Kế toán thanh toán và bán hàng, kế toán tiền lương và nguyênvật liệu đều phải báo cáo kết quả hoạt động của mình cho kế toán trưởng Kế toántrưởng sẽ kiểm tra và đánh giá lại đảm bảo tính hợp lý và trung thực của thông tincung cấp Kế toán nguyên vật liệu nếu muốn mua nguyên vật liệu, kế toán tiềnlương muốn chi trả lương phải có sự đồng ý, xét duyệt của kế toán trưởng và đượcchi theo phiếu chi của kế toán thanh toán.

2.1.4.3 Đặc điểm tổ chức hình thức sổ kế toán tại công ty CP LHTP Hà Tây2.1.4.3.1.Tổ chức hệ thống chứng từ

Áp dụng thống nhất Quyết định 15/QĐ-BTC ra ngày 20/3/2006, công ty cổphần LHTP Hà Tây sử dụng các loại chứng từ sau:

- Chứng từ về tiền tệ gồm: Phiếu thu, Phiếu chi, Phiếu thanh toán trợ cấp bảohiểm xã hội,Giấy đề nghị tạm ứng,Giấy thanh toán tiền tạm ứng, Bảng kiểm kê quỹ(dùng cho VNĐ).

- Chứng từ về hàng tồn kho gồm: Phiếu nhập kho, Phiếu xuất kho, Bảngphân bổ vật liệu, công cụ dụng cụ, Biên bản kiểm kê vật tư cuối kỳ.

- Chứng từ về lao động tiền lương gồm: Bảng chấm công, Bảng thanh toántiền lương, Bảng thanh toán tiền thưởng, Hợp đồng lao động…

Thủ quỹKế toán nguyên vật

liệu và tiền lươngKế toán thanh

toán và bán hàng

Kế toán trưởng -Kế toán tổng hợp -Kế toán TSCĐ

Trang 30

- Chứng từ về mua bán hàng hoá gồm: Hợp đồng mua bán hàng, Hoá đơn giátrị gia tăng.

- Chứng từ về tài sản cố định gồm: Biên bản giao nhận tài sản cố định, Biênbản thanh lý tài sản cố định, Biên bản kiểm kê tài sản cố định, Biên bản đánh giá lạitài sản cố định.

Bên cạnh những chứng từ theo mẫu của Bộ Tài Chính quy định, để phục vụcông tác quản trị nội bộ công ty còn sử dụng một số chứng từ khác phù hợp với đặcđiểm hoạt động sản xuất như: Phiếu xuất kho kiêm vận chuyển nội bộ.

2.1.4.3.2.Tổ chức vận dụng hệ thống tài khoản kế toán

Hệ thống tài khoản công ty cổ phần LHTP Hà Tây đang áp dụng tuân thủQuyết định 15/QĐ-BTC ra ngày 20/3/2006 Tuy nhiên do quy mô sản xuất vừa nêntrong quá trình áp dụng công ty chỉ áp dụng một số các tài khoản cho phù hợp vớiyêu cầu quản lý, đồng thời công ty cũng xây dựng các tài khoản cấp 2, 3 khác bổsung để tiện theo dõi Công ty sử dụng kế toán máy nên nguyên tắc xây dựng tàikhoản chi tiết là mã số hoá tức là gắn một số cho một loại nhất định.

2.1.4.3.3 Tổ chức vận dụng hệ thống sổ kế toán.

Công ty hạch toán và ghi sổ theo hình thức chứng từ ghi sổ Chứng từ ghi sổlà căn cứ trực tiếp để ghi sổ kế toán tổng hợp Tại công ty do áp dụng kế toán máynên công việc trở nên đơn giản hơn rất nhiều, kế toán chỉ nhập chứng từ theo đúngthao tác Các loại sổ sau đó sẽ được in ra từ máy tính.

Các loại sổ sách tại công ty cổ phần LHTP Hà Tây:

- Sổ kế toán tổng hợp: Chứng từ ghi sổ, Sổ đăng ký chứng từ ghi sổ và Sổ cái cáctài khoản.

- Sổ kế toán chi tiết:

+ Sổ chi tiết nguyên vật liệu Sổ này được chi tiết theo từng loại nguyên vậtliệu như : Malt, gạo, hoa bia, đường …

+ Sổ chi tiết thanh toán với người mua, người bán: được mở chi tiết theotừng đối tượng khách hàng, nhà cung cấp.

Trang 31

+ Sổ chi tiết các loại chi phí sản xuất như chi phí nguyên vật liệu, chi phínhân công trực tiếp, chi phí sản xuất chung Các sổ này được mở chi tiết theo phânxưởng.

Ngoài ra, công ty còn sử dụng một số loại sổ chi tiết khác như: Sổ chi tiếttiền mặt, Sổ chi tiết tiền gửi ngân hàng…

- Các loại bảng biểu: Bảng phân bổ khấu hao tài sản cố định, bảng phân bổ công cụdụng cụ, Bảng phân bổ tiền lương và bảo hiểm xã hội

Ghi cuối thángĐối chiếu, kiểm tra.

Sơ đồ 2.3: Trình tự ghi sổ tại công ty cổ phần LHTP Hà Tây

2.1.4.3.4 Tổ chức vận dụng hệ thống báo cáo tài chính

Tại công ty cổ phần LHTP Hà Tây, hệ thống báo cáo kế toán được lập theoquý và năm Bộ phận kế toán sẽ tiến hành lập báo cáo tài chính , sau đó xin xétduyệt của cấp trên.

Chứng từ gốc

Bảng tổng hợp chứng từ gốc

Chứng từ ghi sổ

Nhập vào phần mềm kế toán máy

Sổ Cái

Bảng cân đối số phát sinh

Báo cáo tài chính

Sổ thẻ kế toán chi tiết

Bảng tổng hợp chi tiết

Trang 32

Hệ thống báo cáo tài chính bao gồm:+Bảng cân đối kế toán ;

+Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh;+Báo cáo lưu chuyển tiền tệ;

+Bản thuyết minh báo cáo tài chính.

Doanh nghiệp lập báo cáo tài chính theo quý và năm dương lịch.

Các loại báo cáo được lập vào cuối mỗi quý, được gửi cho các cơ quan Nhànước có liên quan chậm nhất là 15 ngày với báo cáo quý, 30 ngày với báo cáo năm.Báo cáo tài chính được lập và cung cấp cho cục thuế tỉnh Hà Tây.

Ngoài các báo cáo theo quy định để phục vụ hoạt động đơn vị kế toán cònlập các báo cáo khác như: Báo cáo hàng tồn kho, Báo cáo doanh thu bán hàng, Báocáo công nợ.

2.2 Thực trạng công tác kế toán tiêu thụ thành phẩm và xác định kết quả kinhdoanh tại công ty cổ phần LHTP Hà Tây

2.2.1 Đặc điểm công tác kế toán tiêu thụ thành phẩm và xác định kết quả kinh doanh tại công ty CP LHTP Hà Tây

2.2.1.1 Đặc điểm thành phẩm và thị trường tiêu thụ của công ty CP LHTP Hà Tây*Về đặc điểm mặt hàng sản xuất kinh doanh:

Như đã nói ở trên, công ty CP LHTP Hà Tây sản xuất khá nhiều loại sảnphẩm Ta có thể chia thành 2 loại như sau:

+ Sản phẩm chịu thuế TTĐB: rượu, bia

+ Sản phẩm chịu thuế GTGT: nước khoáng, bánh các loại (chủ yếu là bánhTrung thu: Bánh dẻo chay, bánh dẻo đậu xanh, bánh nướng…); Mứt các loại (chủyếu phục vụ dịp Tết Nguyên đán: mứt táo, mứt nho, mứt lạc, mứt dừa…)

Các sản phẩm của công ty không những đa dạng về chủng loại mà ngaytrong cả một loại sản phẩm cũng phân chia thành nhiều loại với kích cỡ và tên gọikhác nhau Ví dụ: Trong sản phẩm bia có bia hơi, bia chai Trong bia chai lại cónhiều loại khác nhau như: Bia chai HADO 0.33; HADO 0.45; HADO 0.5…

Sự đa dạng về chủng loại sản phẩm như thế này chính là cách đáp ứng linhhoạt của công ty đối với nhu cầu thị trường nhưng cũng bởi vậy mà nó đòi hỏi côngtác kế toán đặc biệt là kế toán bán hàng phải theo dõi thật sát sao, thật chi tiết và

Trang 33

tính toán, ghi sổ phải chính xác thì mới đánh giá được tình hình tiêu thụ thànhphẩm Do sản xuất nhiều loại sản phẩm nên số lượng sổ chi tiết của công ty rấtnhiều, mỗi loại sản phẩm công ty phải mở riêng một sổ thành phẩm.

Bên cạnh đó, sản phẩm bánh, mứt của công ty là sản phẩm có chu kỳ sảnxuất ngắn, dễ thay đổi hình dáng, thời gian sử dụng và bảo quản ngắn nên công táctiêu thụ thành phẩm phải tiến hành rất khẩn trương, liên tục Điều đó đòi hỏi côngtác kế toán bán hàng và tiêu thụ thành phẩm cũng phải thật nhanh chóng, kịp thời.Không những thế, đây lại là những sản phẩm được tiêu thụ mạnh vào những dịp đặcbiệt như: Tết Trung thu, Tết Nguyên Đán nên công tác kế toán cũng bị ảnh hưởngtheo vụ mùa.

Đối với sản phẩm bia và nước khoáng, thì vụ mùa chủ yếu lại là mùa hè vàđược tiêu thụ với khối lượng khá lớn, đặc biệt là sản phẩm bia Sản phẩm bia hơicủa công ty cứ xuất kho thì coi như được tiêu thụ và đây là sản phẩm tạo ra phầnlớn doanh thu cho công ty.

* Về đặc điểm thị trường tiêu thụ của công ty:

Sản phẩm của công ty được tiêu thụ không chỉ trong địa bàn tỉnh Hà Tây màcòn được tiêu thụ ở các tỉnh khác Trong tỉnh, sản phẩm của công ty có mặt khắp tấtcả các huyện, thành phố nhưng tập trung chủ yếu ở thành phố Hà Đông ( chủ yếu làbia), thành phố Sơn Tây, huyện Ứng Hoà, Thạch Thất, Quốc Oai, Vân Đình, PhúcThọ… Không những tiêu thụ trong tỉnh, mà sản phẩm của công ty còn có mặt trênnhiều tỉnh thành khác, chủ yếu là các tỉnh miền Bắc như: Sơn La, Cao Bằng, YênBái, Hoà Bình, Bắc Giang… và một số tỉnh miền Trung như: Thanh Hoá, Nghệ An,Hà Tĩnh…

2.2.1.2 Đặc điểm tiêu thụ thành phẩm tại công ty CP LHTP Hà Tây

Xuất phát từ đặc điểm thành phẩm khá đa dạng, phong phú về chủng loại vàthị trường tiêu thụ rộng lớn nên công tác tiêu thụ tại công ty được chia thành 4 tổbán hàng, theo dõi cho từng thị trường:

+ Tổ tiêu thụ 1:phụ trách thành phố Hà Đông, huyện Thanh Oai

+ Tổ tiêu thụ 2: phụ trách một số huyện lân cận thành phố Hà Đông như:Chương Mỹ, Xuân Mai

+ Tổ tiêu thụ 3: phụ trách các tỉnh khác

Trang 34

+ Tổ tiêu thụ 4: Phụ trách các huyện như: Quốc Oai, Đan Phượng, HoàiĐức

Cả 4 tổ tiêu thụ này đều thuộc phòng vật tư tiêu thụ sản phẩm và do Phógiám đốc kinh doanh quản lý, điều hành Mỗi tổ có một tổ trưởng và có đội vậnchuyển riêng Công ty bán hàng theo các phương thức sau:

- Phương thức tiêu thụ trực tiếp: Theo phương thức này, công ty bán hàng trực tiếpcho khách hàng theo yêu cầu của khách hàng Tuỳ vào từng loại khách hàng màcông ty áp dụng phương thức thanh toán thu tiền ngay hoặc thu tiền sau Cụ thể:+ Phương thức thu tiền ngay:

Phương thức này được áp dụng với những khách hàng nhỏ lẻ, mua với sốlượng ít, không thường xuyên Ngoài ra công ty còn có hệ thống các cửa hàng kinhdoanh dịch vụ ăn uống giải khát cũng bán hàng trực tiếp thu tiền ngay đối vớinhững khách hàng mua lẻ.

+ Phương thức thu tiền sau:

Theo phương thức này, để khuyến khích tiêu thụ, công ty cho khách hàngchậm tiền hàng trong một khoảng thời gian nhất định theo khả năng tiêu thụ và khảnăng thanh toán của khách hàng Khi nghiệp vụ bán hàng được khách hàng chấpnhận thanh toán thì số hàng đó được xác định là tiêu thụ và được ghi nhận doanhthu bán hàng Sau đó kế toán mở sổ chi tiết theo dõi quá trình thanh toán của kháchhàng Phương thức này được công ty áp dụng với những khách hàng có uy tín, muahàng với số lượng lớn và có khả năng thanh toán.

- Phương thức bán hàng qua đại lý bán buôn :

Công ty cũng thực hiện bán hàng qua đại lý Tuy nhiên công ty không sửdụng tài khoản 157 “Hàng gửi bán” để theo dõi thanh toán với các đại lý này Khicông ty chuyển hàng gửi đến các đại lý thì số sản phẩm đó đã được coi là tiêu thụ.Do vậy kế toán không sử dụng tài khoản 157 mà hạch toán thẳng vào tài khoản giávốn Khi các đại lý không tiêu thụ hết các sản phẩm đó công ty sẽ nhận lại các sảnphẩm vẫn đảm bảo chất lượng và hạch toán như hàng bị trả lại Thực tế, thì bản chấtcủa phương thức tiêu thụ này cũng giống phương thức tiêu thụ trực tiếp ở trên

Nhưng về chứng từ sử dụng và trình tự hạch toán có khác với phương thứctiêu thụ trực tiếp Vấn đề này sẽ được trình bày ở phần sau.

Trang 35

2.2.2 Kế toán tiêu thụ thành phẩm tại công ty cổ phần LHTP Hà Tây

2.2.2.1 Kế toán doanh thu tiêu thụ thành phẩm tại công ty CP LHTP Hà Tây2.2.2.1.1.Tài khoản và chứng từ sử dụng

+ Tài khoản 131 “Phải thu khách hàng”: dùng phản ánh các khoản mà khách hàngchưa thanh toán tiền hàng.

+ Tài khoản 33311 “Thuế Giá trị gia tăng phải nộp”: dùng phản ánh số thuế GTGTđối với hàng tiêu thụ trong tháng mà công ty đã bán được, bao gồm cả thuế đánhtrên mặt hàng bánh mứt và rượu bia.

+ Ngoài ra còn một số tài khoản khác như: TK 111, TK 112…

b.Chứng từ sử dụng

Phương thức tiêu thụ trực tiếp

Các chứng từ bao gồm:+ Phiếu xuất kho

+ Hóa đơn giá trị gia tăng

+ Giấy báo Nợ, báo Có của ngân hàng+ Phiếu thu, phiếu chi tiền mặt

Ta xét ví dụ về hoá đơn GTGT mà công ty bán hàng cho khách hàng:

Trang 36

*Trường hợp bán hàng thu tiền ngay:

Ngày 03 tháng 10 năm 2007 Số: 0050002Đơn vị bán: Công ty cổ phần Liên hợp thực phẩm Hà Tây

Địa chỉ: 267 Quang Trung, Hà Đông, Hà Tây

Điện thoại: 0343-824794, 0343- 824230 Mã số: 0500238265Họ tên người mua hàng: Ông Trung

Tên đơn vị: Trung tâm dưỡng lão Hà NộiĐịa chỉ:

Số tài khoản: ………….

Cộng tiền hàng: 1.272.500 Thuế suất thuế GTGT: 10% Tiền thuế: 127.300

Tổng cộng tiền thanh toán: 1.399.800 Số tiền viết bằng chữ: Một triệu ba trăm chín chín nghìn tám trăm đồng.

(Ký, ghi rõ họ tên) (Ký, ghi rõ họ tên) (Ký, đóng dấu, ghi rõ họ tên)Biểu 1: Hoá đơn giá trị gia tăng tại công ty CP LHTP Hà Tây

Do công ty sử dụng kế toán máy, nên từ Hoá đơn GTGT số 50002 trên, kếtoán nhập số liệu vào máy tại phân hệ bán hàng và công nợ phải thu, lên hoá đơnxuất bán hàng hoá có mẫu như sau: (hóa đơn xuất hàng hoá kiêm luôn hóa đơn bánhàng điện tử)

Trang 37

Biểu 2: Hoá đơn bán hàng điện tử của công ty CP LHTP Hà Tây

Ta thấy tuy khách hàng thanh toán ngay bằng tiền mặt, nhưng do kế toán tiêuthụ thành phẩm ở công ty có sử dụng phần mềm kế toán nên vẫn hạch toán qua tàikhoản 1311 “Phải thu khách ngắn hạn”, điều đó hoàn toàn không hề mất thời gianvà công sức của kế toán viên Sau đó, kế toán lập phiếu thu tiền mặt để ghi nhận sốtiền thu được Trình tự luân chuyển của hoá đơn được thể hiện qua sơ đồ sau:

Trang 38

Sơ đồ 2.4: Trình tự luân chuyển chứng từ bán hàng

Nhìn vào sơ đồ trên, ta thấy Phiếu thu tiền mặt được lập sau khi hoá đơnGTGT đã được lập và hoá đơn GTGT chính là cơ sở để lập phiếu thu tiền mặt

Mẫu phiếu thu được lập theo đúng mẫu do Bộ tài chính ban hành Dưới đâylà mẫu phiếu thu được lập từ hoá đơn GTGT số 50002.

CTY CP LIÊN HỢP THỰC PHẨM Mẫu số 01-TT

267 Quang Trung, Hà Đông, Hà Tây (Ban hành theo QĐ số 15/2006/QĐ-BTCngày 20/03/2006 của Bộ trưởng BTC)

PHIẾU THU

Ngày 03 tháng 10 năm 2007

Số: 3418 Nợ: 1111: 1.399.800 Có: 1311: 1.399.800Họ tên người nộp: Ô.Trung

Địa chỉ: Trung tâm dưỡng lão Hà NộiLý do nộp: mua hàng

Số tiền: 1.399.800

Bằng chữ: Một triệu ba trăm chín chín nghìn tám trăm đồng chẵn.Kèm theo: 01 chứng từ gốc.

Ngày 03 tháng 10 năm 2007Người nộp tiền Người lập phiếu Thủ quỹ Kế toán trưởng Giám đốc

Thủ kho

Kế toán TM

Phòng

Đề nghị muaKhách hàng

Lập hoá đơn VAT

(viết tay và bằng

Lập phiếu

thu

Ghi sổThu tiền

Xuất hàngDuyệt

xuất, lập PXK

Bảo quản, lưu trữ

Trang 39

Đã nhận đủ số tiền (viết bằng chữ): Một triệu ba trăm chín chín nghìn tám trămđồng chẵn.

Biểu 3: Mẫu phiếu thu tiền mặt của công ty CP LHTP Hà Tây

Từ phiếu thu tiền mặt viết tay trên, kế toán nhập số liệu vào máy, cho taphiếu thu tiền mặt (điện tử) như sau:

Biểu 4: Phiếu thu tiền mặt (điện tử) của công ty CP LHTP Hà Tây

Ở trên là trường hợp bán hàng thu tiền ngay, nên có cả hoá đơn GTGT vàphiếu thu tiền mặt

*Trường hợp bán hàng thu tiền sau: Công ty bán hàng cho DNTN HảiPhượng vào ngày 04/10/2007 thì khi giao hàng cho khách hàng, kế toán viên cũnglập hoá đơn GTGT số 50003 bằng tay ghi nhận doanh thu và nợ phải thu kháchhàng nhưng không lập phiếu thu Từ hoá đơn GTGT, kế toán viên lên chứng từ điệntử như sau:

Trang 40

Biểu 5: Hoá đơn bán hàng điện tử của công ty CP LHTP Hà Tây

Phương thức bán hàng qua đại lý bán buôn:

Các chứng từ sử dụng bao gồm:+Phiếu xuất kho hàng gửi bán đại lý+Báo cáo sản lượng tiêu thụ tổ

+Bảng kê sản lượng tiêu thụ của các đại lý+Hoá đơn GTGT

+Giấy báo nợ có

Khi các đại lý có yêu cầu mua hàng, phòng vật tư tiêu thụ sản phẩm sẽ lậpphiếu xuất kho hàng gửi bán đại lý trong đó ghi rõ số sản phẩm xuất cho đại lý vềcả số lượng và tiền Phiếu xuất kho hàng gửi bán đại lý này chính là căn cứ để tổtiêu thụ thanh toán với các đại lý.

Định kỳ vào ngày 15 và cuối mỗi tháng, từng tổ tiêu thụ sẽ tổng hợp cácphiếu xuất kho hàng gửi bán trên Báo cáo sản lượng tiêu thụ của tổ mình (được lậpcho từng loại sản phẩm: bia hơi, bia chai, nước khoáng) Đồng thời các tổ cũng lập

Ngày đăng: 16/10/2012, 17:06

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Sơ đồ 1.2: Kế toán giá vốn hàng bán theo phương pháp KKĐK - Kế toán doanh thu và xác định kết quả kinh doanh tại Công ty Cổ phần Hà Nam.doc
Sơ đồ 1.2 Kế toán giá vốn hàng bán theo phương pháp KKĐK (Trang 8)
Sơ đồ 1.3: Hạch toán tiêu thụ theo phương thức trực tiếp - Kế toán doanh thu và xác định kết quả kinh doanh tại Công ty Cổ phần Hà Nam.doc
Sơ đồ 1.3 Hạch toán tiêu thụ theo phương thức trực tiếp (Trang 10)
Sơ đồ 1.4: Hạch toán tiêu thụ theo phương thức chuyển hàng chờ chấp nhận - Kế toán doanh thu và xác định kết quả kinh doanh tại Công ty Cổ phần Hà Nam.doc
Sơ đồ 1.4 Hạch toán tiêu thụ theo phương thức chuyển hàng chờ chấp nhận (Trang 11)
Sơ đồ 1.5: Hạch toán tiêu thụ theo phương thức đại lý, ký gửi (bên giao đại lý) - Kế toán doanh thu và xác định kết quả kinh doanh tại Công ty Cổ phần Hà Nam.doc
Sơ đồ 1.5 Hạch toán tiêu thụ theo phương thức đại lý, ký gửi (bên giao đại lý) (Trang 12)
Sơ đồ 1.6: Hạch toán tiêu thụ theo phương thức trả chậm, trả góp - Kế toán doanh thu và xác định kết quả kinh doanh tại Công ty Cổ phần Hà Nam.doc
Sơ đồ 1.6 Hạch toán tiêu thụ theo phương thức trả chậm, trả góp (Trang 12)
Sơ đồ 1.7: Hạch toán tiêu thụ theo phương thức hàng đổi hàng - Kế toán doanh thu và xác định kết quả kinh doanh tại Công ty Cổ phần Hà Nam.doc
Sơ đồ 1.7 Hạch toán tiêu thụ theo phương thức hàng đổi hàng (Trang 13)
Sơ đồ 1.8: Hạch toán tiêu thụ nội bộ trong doanh nghiệp Riêng đối với nghiệp vụ (1) ở trên sơ đồ, đồng thời với bút toán đó, kế toán  phản ánh thuế GTGT được khấu trừ: Nợ TK 133 - Kế toán doanh thu và xác định kết quả kinh doanh tại Công ty Cổ phần Hà Nam.doc
Sơ đồ 1.8 Hạch toán tiêu thụ nội bộ trong doanh nghiệp Riêng đối với nghiệp vụ (1) ở trên sơ đồ, đồng thời với bút toán đó, kế toán phản ánh thuế GTGT được khấu trừ: Nợ TK 133 (Trang 14)
Sơ đồ 1.9: Hạch toán các khoản giảm trừ doanh thu - Kế toán doanh thu và xác định kết quả kinh doanh tại Công ty Cổ phần Hà Nam.doc
Sơ đồ 1.9 Hạch toán các khoản giảm trừ doanh thu (Trang 16)
Sơ đồ 1.10: Hạch toán doanh thu hoạt động tài chính 1.5.2. Hạch toán chi phí hoạt động tài chính - Kế toán doanh thu và xác định kết quả kinh doanh tại Công ty Cổ phần Hà Nam.doc
Sơ đồ 1.10 Hạch toán doanh thu hoạt động tài chính 1.5.2. Hạch toán chi phí hoạt động tài chính (Trang 17)
Sơ đồ 1.12: Hạch toán chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp - Kế toán doanh thu và xác định kết quả kinh doanh tại Công ty Cổ phần Hà Nam.doc
Sơ đồ 1.12 Hạch toán chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp (Trang 18)
Sơ đồ 1.13: Hạch toán xác định kết quả kinh doanh - Kế toán doanh thu và xác định kết quả kinh doanh tại Công ty Cổ phần Hà Nam.doc
Sơ đồ 1.13 Hạch toán xác định kết quả kinh doanh (Trang 19)
Sơ đồ 2.2: Bộ máy kế toán - Kế toán doanh thu và xác định kết quả kinh doanh tại Công ty Cổ phần Hà Nam.doc
Sơ đồ 2.2 Bộ máy kế toán (Trang 29)
Sơ đồ 2.3: Trình tự ghi sổ tại công ty cổ phần LHTP Hà Tây - Kế toán doanh thu và xác định kết quả kinh doanh tại Công ty Cổ phần Hà Nam.doc
Sơ đồ 2.3 Trình tự ghi sổ tại công ty cổ phần LHTP Hà Tây (Trang 31)
Sơ đồ 2.4: Trình tự luân chuyển chứng từ bán hàng Nhìn vào sơ đồ trên, ta thấy Phiếu thu tiền mặt được lập sau khi hoá đơn  GTGT đã được lập và hoá đơn GTGT chính là cơ sở để lập phiếu thu tiền mặt - Kế toán doanh thu và xác định kết quả kinh doanh tại Công ty Cổ phần Hà Nam.doc
Sơ đồ 2.4 Trình tự luân chuyển chứng từ bán hàng Nhìn vào sơ đồ trên, ta thấy Phiếu thu tiền mặt được lập sau khi hoá đơn GTGT đã được lập và hoá đơn GTGT chính là cơ sở để lập phiếu thu tiền mặt (Trang 38)
Sơ đồ 2.5 : Hạch toán xác định kết quả kinh doanh - Kế toán doanh thu và xác định kết quả kinh doanh tại Công ty Cổ phần Hà Nam.doc
Sơ đồ 2.5 Hạch toán xác định kết quả kinh doanh (Trang 72)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w