1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Hoàn thiện kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm xây lắp tại Công ty CPXD số 4 Thăng Long.doc

105 404 3
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 105
Dung lượng 1,31 MB

Nội dung

Hoàn thiện kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm xây lắp tại Công ty CPXD số 4 Thăng Long.

Trang 1

LỜI MỞ ĐẦU

Hạch toán kế toán là một môn khoa học phản ánh và giám đốc các mặt hoạtđộng kinh tế - tài chính, là một bộ phận cấu thành quan trọng của hệ thống côngcụ quản lý kinh tế - tài chính, góp phần tích cực trong việc quản lý, điều hành vàkiểm soát hoạt động kinh tế, nó cung cấp thông tin hữu ích cho việc ra các quyếtđịnh về kinh tế, chính trị, xã hội và đánh giá hiệu quả của một tổ chức Hiện nay,Nước ta đang bước vào thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước do đó cácngành nghề trong nước ngày một phát triển đa dạng và phong phú.

Và ngành xây dựng là một trong những ngành có tốc độ phát triển khánhanh, đây là một ngành sản xuất tạo ra cơ sở vật chất kỹ thuật cho nền kinh tếquốc dân, thu hút một lượng lớn vốn đầu tư trong nước và nước ngoài, tạo công ănviệc làm cho người lao động, góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống Vậy nên,sản phẩm của ngành xây dựng được rất nhiều đối tượng quan tâm Để thu hútđược vốn đầu tư các nhà quản lý phải quan tâm đến chi phí sản xuất và giá thànhsản phẩm vì chỉ có quản lý tốt công tác này thì mới đem lại hiệu quả kinh doanhcao cho doanh nghiệp.

Kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm là một công tác kế toánquan trọng trong tất các doanh nghiệp nói chung cũng như trong các doanh nghiệpxây lắp nói riêng Doanh nghiệp thực hiện tốt công tác kế toán này sẽ giúp chodoanh nghiệp đưa ra được các phương án tối ưu nhằm tiết kiệm chi phí mà vẫnđảm bảo chất lượng sản phẩm không đổi, góp phần nâng cao hiệu quả kinh doanhcủa doanh nghiệp, và ngày càng thu hút được các nhà đầu tư, mở rộng quy mô sảnxuất Nhận thức được tầm quan trọng của công tác kế toán chi phí sản xuất và tínhgiá thành sản phẩm xây lắp nên trong thời gian thực tập tại Công ty CPXD số 4Thăng Long để có thể hiểu sâu hơn về thực tế của công tác kế toán này em đãchọn đề tài “Hoàn thiện kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm xâylắp tại Công ty CPXD số 4 Thăng Long”.

Trong thời gian thực tập em có thể tiếp cận với thực tế và có thể vận dụngnhững kiến thức lý thuyết chuyên ngành để từ đó có cơ hội quan sát, tổng hợp,

Trang 2

đánh giá thực tế, đồng thời rút ra được những kinh nghiệm và nâng cao nhận thứcvề thực tiễn công tác kế toán tại các doanh nghiệp hiện nay.

Nội dung cơ bản của chuyên đề thực tập chuyên ngành của em gồm 3chương sau:

Chương 1: Tổng quan về Công ty CPXD số 4 Thăng Long.

Chương 2: Thực trạng hạch toán kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành

sản phẩm xây lắp tại Công ty CPXD số 4 Thăng Long.

Chương 3: Hoàn thiện công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành

sản phẩm xây lắp tại Công ty CPXD số 4 Thăng Long.

Trang 3

1.1.1- Quá trình Phát triển của Công ty:

Công ty cổ phần Xây dựng số 4 Thăng Long thuộc Tổng công ty Xây dựngThăng Long được thành lập từ tháng 10/1973 thuộc Xí nghiệp liên hiệp cầu ThăngLong Khi đó Công ty mang tên: Công ty Vật liệu và xây dựng.

Ngày 21/07/1976, Bộ GTVT ra Quyết định số 2832 - TCCB sát nhập haiCông ty: Công ty Vật tư - thiết bị và Công ty Vật liệu và xây dựng thành: Công tyVật tư Nhiệm vụ chính của Công ty Vật tư lúc này là cung cấp vật tư, thiết bịphục vụ xây dựng cầu Thăng Long.

Ngày 19/12/1984, Bộ GTVT đã đổi tên Công ty Vật tư thành: Xí nghiệpcung ứng Vật tư - thiết bị Thăng Long, thuộc Liên hiệp các Xí nghiệp Xây dựngcầu Thăng Long theo Quyết định số 2864/QĐ-TCCB.

Ngày 03/07/1995, Xí nghiệp cung ứng Vật tư - thiết bị Thăng Long lại đượcđổi tên thành: Công ty Xây dựng công trình Thăng Long, thuộc Tổng công ty Xâydựng cầu Thăng Long theo Quyết định số 3376/QĐ/TCCB - LĐ của Bộ GTVT.

Thực hiện chủ trương cổ phần hoá các doanh nghiệp Nhà nước, Bộ GTVTđã có Quyết định số 2750/2000/QĐ - BGTVT ngày 20/09/2000 của Bộ trưởng BộGTVT phê duyệt phương án cổ phần hoá doanh nghiệp Nhà nước, chuyển đổi:Công ty Xây dựng công trình Thăng Long thành Công ty cổ phần Xây dựng số 4Thăng Long, trực thuộc Tổng công ty Xây dựng Thăng Long.Với cơ cấu vốn điềulệ của công ty như sau:

- Vốn điều lệ của công ty cổ phần: 6.810.400.000đ+ Tỷ lệ cổ phần nhà nước: 36,2% vốn điều lệ.

+ Tỷ lệ cổ phần bán cho người lao động trong doanh nghiệp: 60,9% vốnđiều lệ.

Trang 4

+ Tỷ lệ cổ phần bán cho các đối tượng ngoài doanh nghiệp: 2,9% vốn điềulệ.

- Tên gọi đầy đủ bằng tiếng việt: Công ty cổ phần xây dựng số 4 ThăngLong.

- Tên giao dịch quốc tế: THANG LONG N04 CONSTRUCTION JOINTSTOCK COMPANY.

- Tên gọi tắt: THANGLONGN04CONSTJ.STOCKCO.

- Trụ sở giao dịch: Đường Phạm Văn Đồng – Xuân Đỉnh - Từ Liêm – HàNội.

1.1.2- Mục tiêu và nhiệm vụ của công ty CPXD số 4 Thăng Long

Xây dựng công trình giao thông, phá đá nổ mìn trên cạn, dưới nước

Xây dựng công trình thuỷ lợi, công nghiệp, dân dụng, thi công các loại nềnmóng công trình.

Gia công, lắp đặt kết cấu thép, cấu kiện bê tông đúc sẵn.

Kinh doanh xuất nhập khẩu vật tư, thiết bị giao thông vận tải, kinh doanhvật liệu xây dựng, cho thuê kho bãi.

Xây dựng hệ thống cơ sở hạ tầng cụm dân cư đô thị, hệ thống điện dưới 35KVA, hệ thống nước sinh hoạt.

Sửa chữa thiết bị thi công.Sản xuất thủ công nghiệp

Sản xuất phụ tùng ô tô, xe máy và các sản phẩm cơ khí khác.Đại lý bán lẻ xăng dầu.

Buôn bán vật tư, thiết bị, máy móc các loại phương tiện vận tải hàng tiêudùng.

Xây dựng cơ sở hạ tầng, khu đô thị và khu công nghiệp.Dịch vụ cho thuê kho bãi, nhà xưởng, kinh doanh nhà.

Dịch vụ đất

Trang 5

1.1.3- Tình hình tài chính của Công ty CPXD số 4 Thăng Long những năm gần đây:

Bảng 1.1: Tình hình tài chính của Công ty cổ phần Xây dựng số 4 Thăng Long

Đơn vị tính: VNĐ

Chỉ tiêuNăm 2006Năm 2007Năm 2008

Năm 2007 so với 2006Năm 2008 so với 2007Số tiềnTỷ lệ

(%)Số tiềnTỷ lệ (%)

1.Doanh thu 101.442.287.292 102.857.252.576 130.441.077.090 1.414.965.284 1,39 27.583.824.514 26,822.Chi phí 92.909.553.703 95.352.994.386 120.449.850.082 2.443.440.683 2,63 25.096.855.696 26,323.Thuế TNDN 134.756.192 332.683.484 397.516.368 197.927.292 146,88 64.832.884 19,494.LN sau thuế 827.788.041 855.473.482 1.022.184.932 27.685.441 3,34 166.711.450 19,495.Tổng tài sản 120.869.027.729 131.258.347.514 155.219.247.325 10.893.319.785 8,60 23.960.899.811 18,256.Vốn CSH 8.853.131.311 9.020.988.793 8.684.905.259 155.441.633 1,77 -336.083.534 -3,73

Trang 6

Nhận xét:

Qua bảng phân tích ta thấy Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ củaCông ty năm 2008 so với 2007 là 27.583.824.514VND( 26.82%) tỷ lệ này cao hơnrất nhiều so với tỷ lệ năm 2007 so với 2006 Điều này cho thấy tình hình sản xuấtkinh doanh của Công ty là rất khả quan, khả năng kinh doanh của Công ty là khátốt, điều này sẽ thu hút được các nhà đầu tư.

Mặc dù, Chi phí của Công ty năm 2008 so với 2007 tăng 25.096.855.696VNĐ (26,32%) nhưng tỷ lệ tăng Doanh thu của Công ty vẫn cao hơn tỷ lệ tăng chíphí, điều đó chứng tỏ Công ty đã thực hiện tốt kế hoạch tiết kiệm chi phí để giảmgiá thành sản phẩm, công trình.

Thuế thu nhập doanh nghiệp của Công ty năm 2008 so với 2007 tăng64.832.884VNĐ (19,49%) nguyên nhân là do doanh thu của Công ty tăng lên dovậy điều này cũng không có ảnh hưởng xấu đến tình hình tài chính của Công ty.

Tổng tài sản của công ty năm 2008 so với 2007 tăng 23.960.899.811VNĐ(18,25%) điều này cho thấy Công ty đang nỗ lực mở rộng quy mô sản xuất kinhdoanh, tìm kiếm nhà đầu tư Tuy nhiên, Vốn chủ sở hữu lại giảm 336.083.534VNĐ (-3,37%) điều này cho thấy việc sử dụng vốn chủ sở hữu của Công ty năm2008 là không hiệu quả bằng năm 2007.

Nhìn chung, tình hình tài chính của Công ty là khả quan, tình hình hoạtđộng sản xuất kinh doanh của Công ty tốt, thu hút các nhà đầu tư Các chỉ tiêuDoanh thu, lợi nhuận, thu nhập bình quân của CBCNV đều đạt và vượt so với kếhoạch đề ra.

1.2- ĐẶC ĐIỂM KINH DOANH VÀ TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG SẢNXUẤT KINH DOANH CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN XÂY DỰNG SỐ 4THĂNG LONG

1.2.1- Đặc điểm hoạt động kinh doanh của Công ty:

Hơn 30 năm hoạt động Công ty đã hoàn thành rất nhiều những công trìnhgiao thông, dân dụng, công nghiệp lớn, đưa vào sử dụng phục vụ cho nền kinh tếquốc dân Một số công trình quan trọng Công ty đã và đang thi công như: Quốc lộ1A đoạn Hà Nội - Vinh, Đường dẫn và cầu sông Đáy đường Láng - Hoà Lạc, cầu

Trang 7

Tân Hà - Tuyên Quang, công trình thuỷ điện sông Chừng - Hà Giang, Đường NộiBài - Bắc Ninh, tuyến N2 - Long An, Cầu Kiến Hưng - Hà Tây…

Để phát huy truyền thống ngành nghề đang thực hiện, Công ty phát huy thịtrường truyền thống: Lào cai, Hà Giang, Hoà Bình, Hà Tây, Tuyên Quang…

Phương hướng kinh doanh trong thời gian tới:

+ Phát huy truyền thống của ngành nghề và mở rộng thị trường truyềnthống.

+ Định biên các phòng ban, đội, xưởng đủ về số lượng, chất lượng đáp ứngyêu cầu công việc đề ra Hoàn thiện Hệ thống quản lý để đảm bảo phát triển bềnvững của Công ty.

+ Tuyển dụng và nâng cao năng lực chuyên môn kỹ thuật cho người laođộng đáp ứng yêu cầu công việc.

+ Tiến hành các thủ tục để thành lập các xí nghiệp, các công ty con Côngty từng bước chuyển đổi từ nhà thầu thi công sang nhà thầu quản lý Dự án.

+ Tập trung sửa đổi và xây dựng thêm các Quy chế mới phù hợp với tìnhhình và điều kiện hiện nay HĐQT quản lý công ty bằng luật, giám sát chặt chẽviệc thực hiện các Quy chế.

+ Đổi mới công nghệ, tập trung ổn định và phát triển sản xuất cho khốicông nghiệp và khối thi công xây lắp, tạo công ăn việc làm, thu nhập ổn định choCBCNV trong toàn Công ty.

1.2.2- Đặc điểm quy trình công nghệ của công ty:

Sơ đồ 1.1: SƠ ĐỒ QUY TRÌNH CÔNG NGHỆ CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN

XÂY DỰNG SỐ 4 THĂNG LONG

số 4 Thăng Long( Nhà thầu )

Đơn vị nhận khoán(Đội thi công)

Trang 8

Khi chủ đầu tư mời thầu thông qua các phương tiện thông tin đại chúng nhưbáo, đài, truyền hình…Công ty xác nhận lại nguồn thông tin đó, nếu đúng Công tytham gia mua Hồ sơ dự thầu để biết các thông tin chi tiết như quyết định đầu tưcủa cấp có thẩm quyền, dự toán và hồ sơ thiết kế kỹ thuật của công trình.

Sau khi mua Hồ sơ dự thầu Công ty bắt đầu lập dự toán và thiết kế tổ chứcthi công để mang đi đấu thầu.

Nếu Công ty thắng thầu thì sẽ ký kết hợp đồng với chủ đầu tư theo dự toánvà thiết kế trong Hồ sơ dự thầu Sau đó, Công ty có thể giao khoán cho các Độihoặc tự tổ chức thi công Trong quá trình thi công Công ty sẽ tổ chức nghiệm thu,thanh toán theo từng giai đoạn Khi đã hoàn tất các giai đoạn Công ty tiến hànhnghiệm thu tổng thể công trình và bàn giao cho chủ đầu tư.

1.2.3- Đặc điểm tổ chức sản xuất kinh doanh của Công ty:

Để hoạt động sản xuất kinh doanh của đơn vị hoạt động liên tục và có hiệuquả Công ty đã phân chia thành nhiều đội, phân xưởng, đó là: Đội điện máy, Độicầu I, Đội cầu II, Đội đường I, Đội đường II, Đội đường III, Đội công trinh 2,xưởng BT 1, Xưởng BT 2, xưởng BT 3, xưởng BT 4, xưởng BT 5, và Trung tâmthí nghiệm.

1.3 - ĐẶC ĐIỂM TỔ CHỨC BỘ MÁY QUẢN LÝ CỦA CÔNG TY CỔPHẦN XÂY DỰNG SỐ 4 THĂNG LONG:

1.3.1- Sơ đồ tổ chức Bộ máy quản lý trong Công ty:

Để Bộ máy quản lý hoạt động có hiệu quả, đảm bảo quản lý chặt chẽ trêntất cả các khâu của quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh, Công ty đã tổ chứcBộ máy quản lý theo mô hình trực tiếp tham mưu và theo cơ cấu của Công ty cổphần, có sự hoạt động của tổ chức Đảng, Công đoàn.

Công ty có Bộ máy quản lý tương đối linh hoạt, các phòng ban chức nănglàm việc có hiệu quả giúp cho lãnh đạo giám sát chặt chẽ quá trình thi công, quảnlý tổ chức HTKT được tiến hành hợp lý, khoa học.

Trang 9

Sơ đồ 1.2: SƠ ĐỒ TỔ CHỨC BỘ MÁY QUẢN LÝ CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN

XÂY DỰNG SỐ 4 THĂNG LONG

1.3.2- Chức năng và nhiệm vụ của các phòng ban tham mưu nghiệp vụ,các Đội, Xưởng sản xuất thuộc Công ty CPXD số 4 Thăng Long:

* Phòng Kinh tế - kế hoạch:

Hội đồng quản trị Ban kiểm soát

Chủ tịch Hội đồng quản trịĐại hội đồng cổ

Tổng giám đốc

Phó tổnggiám đốc

Phó tổnggiám đốc

Phó tổnggiám đốc

Phó tổnggiám đốc

PhòngKT thicông

PhòngTàichínhkế toán

Phòngkinh tế

Phòngvật tư,thiết bị

Phòngtổ chức

hànhchínhKỹ sư

Độicầu I

Độiđường I

Độiđường II

Độicôngtrình 2

XưởngBT5

Trang 10

+ Chức năng của Phòng Kinh tế - kế hoạch:

Tìm hiểu nghiên cứu thị trường và các dự án, lập hồ sơ đấu thầu và theo dõikết quả.

Tham mưu cho Ban giám đốc về việc: Giao nhiệm vụ sản xuất - kinh doanhcho các Đơn vị, Đội, Xưởng.

Lập và điều chỉnh kế hoạch Sản xuất - kinh doanh.Thương thảo và lập các hợp đồng kinh tế.

Lập bảng giao khoán và thanh quyết toán cho các đơn vị.

Tổng hợp kế hoạch các bộ phận và lập kế hoạch sản xuất kinh doanh, phốihợp cùng phòng Vật tư - thiết bị lập kế hoạch đầu tư toàn Công ty.

+ Nhiệm vụ của phòng Kinh tế - kế hoạch:

Hàng tháng phối hợp với các Phòng ban, Đội, Xưởng lập kế hoạch sảnxuất-kinh doanh cho các đơn vị.

Căn cứ Hợp đồng kinh tế đã ký kết, cân đối khối lượng và năng lực sản xuấtcủa từng đơn vị để phân giao nhiệm vụ cho đơn vị về mặt khối lượng.

Phối kết hợp với Phòng Kỹ thuật - thi công lên tiến độ tổng hợp để tổ chứcthi công các dự án (Phòng Kỹ thuật thi công giữ vai trò chính).

Phối hợp với phòng Kỹ thuật - thi công xác định khối lưọng, chất lượngthực tế hoàn thành của các đơn vị (Phòng kỹ thuật thi công giữ vai trò chính) làmcơ sở thanh quyết toán.

Quan hệ với các cơ quan hữu quan để giải quyết các thủ tục đền bù, giảiphóng mặt bằng và các vướng mắc khác, tạo điều kiện cho các đơn vị triển khaithi công đúng tiến độ.

Xây dựng các định mức chi phí sản xuất.

Thực hiện đầy đủ, đúng chế độ báo cáo thống kê kế hoạch theo quy địnhhiện hành.

Quan hệ với Ban quản lý dự án, các chủ đầu tư để tìn dự án, phân tích dự ántrên cơ sở đó đề xuất để Giám đốc quyết định tham gia dự án.

Mua, lập hồ sơ dự thầu, nắm thông tin để tham mưu cho Giám đốc quyếtđịnh giá bỏ thầu.

Trang 11

Sơ kết, tổng kết đánh giá kết quả thực hiện mỗi dự án để rút ra bài học kinhnghiệm, giúp cho việc làm các dự án sau tốt hơn.

Căn cứ vào kết quả trúng thầu tiến hành thương thảo hợp đồng và làm thủtục cần thiết để tổ chức cho Giám đốc ký hợp đồng với chủ đầu tư (hoặc với tổngB) và thanh lý hợp đồng.

Căn cứ vào khối lượng mà Phòng Kỹ thuật - thi công đã lập để giao nhiệmvụ cho các đơn vị thi công, tiến hành hạch toán chi phí sản xuất để lập bản giaokhoán cho các đơn vị thi công về mặt giá trị.

Cùng các phòng ban liên quan xác định giá trị sản lượng hoàn thành đểthanh toán cho các đơn vị thi công.

Tập hợp hệ số năng suất hàng tháng của các phòng ban để trình Giám đốcduyệt.

Phối hợp Phòng Tài chính - Kế toán thẩm định giá cả và các chi phí muasắm vật tư, thiết bị nguyên - nhiên vật liệu để tham mưu cho Giám đốc ký hợpđồng mua sắm.

Quản lý tất cả các hồ sơ có liên quan đến Hợp đồng kinh tế.

Tổng hợp, phân tích, lập báo cáo gửi Giám đốc kết quả hoạt động sản

xuất-kinh doanh (lỗ - lãi) của Công ty theo qui định.

* Phòng Kỹ thuật - thi công

+ Chức năng của Phòng Kỹ thuật - thi công:

Quản lý công tác kỹ thuật, chất lượng, triển khai áp dụng các tiến bộ khoahọc - kỹ thuật, công nghệ vào thực tế sản xuất.

Đôn đốc, theo dõi và tổng hợp báo cáo kết quả thực hiện kế hoạch.+ Nhiệm vụ của Phòng Kỹ thuật - thi công:

Nghiên cứu áp dụng các tiến bộ KHKT - CN vào thực tế sản xuất nhằmnâng cao năng suất - chất lượng - hiệu quả sản xuất - kinh doanh.

Phối hợp với Phòng Kinh tế - Kế hoạch bóc tách, tính toán khối lượng, lậphồ sơ đấu thầu.

Lập biện pháp tổ chức thi công, biện pháp an toàn lao động của các côngtrình, trình Giám đốc duyệt trước khi cho triển khai thi công Đôn đốc, giám sát,kiểm tra việc thực hiện.

Trang 12

Lập phiếu nghiệm thu sản phẩm hoàn thành làm cơ sở cho Phòng Kinh tế kế hoạch xác nhận khối lượng thực hiện và làm cơ sở đề phòng Kinh tế - Kếhoạch và phòng Vật tư - Thiết bị thanh quyết toán.

-Tham mưu cho Giám đốc về thẩm định chất lượng xe máy - thiết bị củaCông ty.

Tiếp nhận, quản lý, sử dụng toàn bộ hồ sơ kỹ thuật các dự án, các hồ sơhoàn công, các chứng chỉ liên quan đến chất lượng công trình.

Tổng hợp báo cáo tình hình tổ chức thi công về góc độ kỹ thuật trên cáccông trình do Công ty quản lý.

Chịu trách nhiệm trước Giám đốc công ty và luật pháp nhà nước về quản lýchất lượng công trình, sản phẩm của Công ty

Theo dõi, giám sát, đôn đốc và tổng hợp việc thực hiện kế hoạch đề ra.Lập luận chứng Kinh tế - Kỹ thuật các dự án đầu tư xây dựng cơ bản Tổnghợp toàn bộ kế hoạch đầu tư trong Công ty và đôn đốc giám sát việc thực hiện

* Phòng Tài chính - kế toán:

+ Chức năng của Phòng Tài chính - kế toán:

Tham mưu cho Giám đốc trong lĩnh vực quản lý tài chính của Công ty.Thu thập, xử lý thông tin, số liệu kế toán theo đối tượng và nội dung côngviệc kế toán theo chuẩn mực và chế độ kế toán.

Kiểm tra, giám sát các khoản thu, chi tài chính, các nghĩa vụ thu, nộp, thanhtoán nợ, kiểm tra việc quản lý, sử dụng tài sản và nguồn hình thành tài sản, pháthiện và ngăn ngừa các hành vi vi phạm pháp luật về tài chính kế toán.

Phân tích thông tin, số liệu kế toán, tham mưu đề xuất các giải pháp, phụcvụ yêu cầu quản trị và quyết định kinh tế tài chính của đơn vị.

Cung cấp thông tin, số liệu kế toán theo quy định của pháp luật.+ Nhiệm vụ của Phòng Tài chính - kế toán:

Tổ chức thực hiện hạch toán kế toán phải thực hiện theo đúng pháp lệnh kếtoán và thống kê của nhà nước ban hành như: Hệ thống các chứng từ ghi chép banđầu, Hệ thống tài khoản và sổ sách, Hệ thống biểu mẫu báo cáo, hệ thống và tínhcác chỉ tiêu kinh tế, tài chính.

Trang 13

Tổ chức công tác kế toán, thống kê phù hợp với tổ chức sản xuất - kinhdoanh của Công ty theo yêu cầu đổi mới của cơ chế quản lý, không ngừng cải tiếntổ chức bộ máy và công tác kế toán thông kê.

Ghi chép, tính toán, phản ánh số liệu hiện có, tình hình luân chuyển và sửdụng tài sản, vật tư, tiền vốn, quá trình và kết quả hoạt động sản xuất - kinh doanhvà sử dụng kinh phí của Công ty.

Hướng dẫn và chỉ đạo các đơn vị trong Công ty có liên quan đến công táchạch toán kế toán, thống kê.

Kiểm tra, kiểm soát việc tiến hành các cuộc kiểm kê tài sản và đánh giá lạitài sản theo đúng chủ trương và chế độ của Nhà nước

Hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành công trình, hạng mục côngtrình, sảm phẩm, dịch vụ kịp thời, đầy đủ và chính xác.

Phân tích hoạt động sản xuất - kinh doanh của Công ty thường xuyên, nhằmđánh giá đúng đắn tình hình, kết quả và hiệu quả sản xuất - kinh doanh của Côngty, phát hiện ra những lãng phí và thiệt hại đã xảy ra, những việc làm không cóhiệu quả, những trì trệ trong sản xuất - kinh doanh, đồng thời đề ra biện pháp khắcphục để đảm bảo hoạt đông sản xuất - kinh doanh có hiệu quả hơn

Lập đầy đủ và gửi đúng kỳ các Báo cáo tài chính, thống kê theo chế độ quiđịnh.

Tổ chức phổ biến và hướng dẫn thi hành kịp thời các chế độ, thể lệ tài chínhkế toán Nhà nước qui định của cấp trên về thống kê thông tin kinh tế cho các đơnvị, cá nhân có liên quan trong Công ty.

Tổ chức bảo quản, lưu trữ các tài liệu kế toán, giữ bí mật các tài liệu và sốliệu kế toán thuộc bí mật Nhà nước

Chịu trách nhiệm trước Giám đốc và pháp luật về tính chính xác, đúng đắnsố liệu tài chính của Công ty

Vận dụng chế độ, chính sách Nhà nước về quản lý kinh tế tài chính và hạchtoán kế toán vào hoạt động sản xuất - kinh doanh của Công ty sao cho phù hợp vàra các qui định hướng dẫn cụ thể.

* Phòng Vật tư - thiết bị:

+ Chức năng của phòng vật tư - thiết bị:

Trang 14

Tham mưu cho việc cung ứng mua sắm, quản lý và thanh lý vật tư Cungcấp đầy đủ, kịp thời, đúng chủng loại, chất lượng vật tư cho các công trình theo kếhoạch.

Kiểm tra việc sử dụng tiết kiệm vật tư, nhiên liệu

Tham mưu cho Giám đốc về kế hoạch đầu tư, mua sắm, quản lý thiết bị, kếhoạch nâng cấp, cải tạo, sửa chữa, thanh lý các thiết bị.

+ Nhiệm vụ của phòng vật tư - thiết bị:

Trực tiếp cung ứng vật tư - thiết bị cho các đơn vị trong toàn Công ty.Cùng các phòng liên quan lập kế hoạch đầu tư mua sắm thiết bị theo yêucầu nhiệm vụ sản xuất - kinh doanh của Công ty.

Khảo sát thị trường, giá cả, chủng loại, tính năng kỹ thuật, chất lượng, đềxuất làm hợp đồng mua máy, thiết bị

Quản lý chủng loại, số lượng, tính năng tác dụng, chất lượng máy, thiết bịhiện có.

Lập hồ sơ lý lịch xe máy, thiết bị, ghi chép đầy đủ các loại thiết bị, năm sảnxuất, thông số kỹ thuật, nguyên giá ban đầu các đợt sửa chữa: mức độ, kinh phí đểtheo dõi sử dụng.

Các xe máy, thiết bị đi thi công tại các công trường, Phòng Vật tư - thiết bịbố trí cán bộ theo dõi, phối hợp đơn vị thi công và Phòng, ban, đội, xưởng liênquan sửa chữa, khắc phục sự cố tại hiện trường.

Căn cứ nhiệm vụ, kế hoạch sản xuất - kinh doanh, khảo sát thị trường, giácả các loại vật tư - kỹ thuật, thông báo cho Phòng Kế hoạch, Phòng Tài chính đểthực hiện việc thẩm định giá cả trình Giám đốc ký hợp đồng mua sắm.

Trang 15

Khi từng loại vật tư đã được ký hợp đồng mua, Phòng Vật tư bố trí thủ khonhận, làm thủ tục nhập kho, vào thẻ kho và chịu trách nhiệm quản lý số lượng,chủng loại, chất lượng vật tư đã nhập.

Vật tư kỹ thật xuất thẳng hoặc xuất từ kho phải làm đầy đủ thủ tục xuất,xuất theo chủng loại, số lượng, chất lượng của công trình đó.

Lập thẻ kho theo dõi vật tư của Công ty, vật tư cấp cho các công trình sửdụng khi đã hoàn thành công trình những vật tư còn lại phải được thu hồi.

Các hợp đồng Giám đốc ký các sản phẩm công nghiệp của các xưởng bêtông, Phòng Vật tư giám sát số lượng, chủng loại vật tư nhập, xuất theo số lượng,chủng loại sản phẩm ghi trong hợp đồng.

Xuất hoá đơn đỏ cho khách hàng khi có văn bản đề nghị của Xưởng trưởng.

* Phòng Tổ chức – hành chính:

+ Chức năng của Phòng Tổ chức - hành chính

Tham mưu cho Giám đốc về tổ chức Bộ máy quản lý, sử dụng lao động.Thực hiện chính sách tiền lương và các chế độ chính sách khác đối với người lao động.

Tham mưu cho Giám đốc về lĩnh vực quản trị hành chính.Tham mưu cho Giám đốc về công tác y tế.

+ Nhiệm vụ của Phòng Tổ chức - hành chính: Về quản trị nhân sự:

Nghiên cứu, tham mưu, bố trí, sắp xếp bộ máy quản lý, điều hành trong toàn Công ty.

Tham mưu việc tuyển chọn, đào tạo, bố trí lao động và thực hiện tổ chức thực hiện các chính sách đối với người lao động

Xây dựng các quy chế, quy định cụ thể trong quản lý, điều hành sản xuất của Công ty.

Tham mưu về quy hoạch, chiến lược đào tạo sử dụng con người.

Quản lý toàn diện mọi mặt CBCNV của Công ty, quản lý hồ sơ và thực hiện các quy định hiện hành về công tác tổ chức cán bộ.

Thực hiện công tác thanh tra, bảo vệ chính trị nội bộ.

Tham mưu cho Giám đốc về công tác thi đua khen thưởng, kỷ luật.

Trang 16

Lập kế hoạch mua sắm các trang thiết bị về an toàn và bảo hộ lao động theoquy định hiện hành của Nhà nước.

Phối hợp với Phòng Kinh tế - kế hoạch hàng năm lập kế hoạch lao động tiền lương, xây dựng định mức, đơn giá tiền lương Thực hiện chế độ báo cáo địnhkỳ, thống kê nhân sự, lao động - tiền lương theo quy định hiện hành đối với các cơquan hữu quan.

Theo dõi việc thực hiện quy chế trả lương, chủ trì xây dựng quy chế trả thưởng, hệ số năng suất.

Hướng dẫn chỉ đạo hệ thống kê - kế toán về thực hiện các chế độ chính sách đối với người lao động.

Chịu trách nhiệm về công tác an toàn đối với con người và thiết bị trong toàn Công ty.

Giảng dạy công tác an toàn lao động, phát thẻ an toàn lao động cho người lao động.

 Về quản trị hành chính:

Quản lý và sử dụng con dấu đúng nguyên tắc, quy định của Nhà nước.Quản lý tất cả các quyết định pháp lý của Công ty như: quyết định thành lập, đổi tên, đăng ký kinh doanh…

Làm công tác văn thư bảo mật, nhân bản tài liệu, lưu trữ, giao nhận văn bảntheo quy định.

Đảm bảo trật tự trị an ninh và an toàn thiết bị trong Công ty.

Lập kế hoạch mua sắm cấp phát văn phòng phẩm, trang thiết bị văn phòng, báo chí Giải quyết công tác thuộc lĩnh vực hành chính, quản trị.

* Các Đội, Xưởng sản xuất:

+ Chức năng của các Đội, Xưởng sản xuất: Tổ chức triển khai thực hiệnnhiệm vụ sản xuất được giao, đảm bảo an toàn đúng tiến độ - chất lượng - hiệuquả và đúng các quy định của Công ty luật pháp Nhà nước.

+ Nhiệm vụ của các Đội, Xưởng sản xuất:Tiếp nhận nhiệm vụ do Công ty giao.

Cùng với Công ty tìm kiếm thêm các dự án, công trình để đảm bảo chongười lao động thường xuyên có đủ việc làm, thu nhập ổn.

Trang 17

Trên cơ sở công việc được giao, lập biện pháp tổ chức thi công, tiến độ thicông đối với công trình nhỏ, còn đối với công trình lớn phối hợp với phòng Kỹthuật - thi công triển khai thực hiện theo đúng yêu cầu.

Vật tư, nhiên liệu được Công ty cấp hoặc tổ chức mua (nếu được giao trựctiếp) phải chụi trách nhiệm về số lượng, chất lượng vật tư, vật liệu đó và phải quảnlý và sử dụng đúng công việc yêu cầu.

Các vật tư cấp cho các công trình sử dụng, khi hoàn thành công trình nhữngvật tư còn lại phải được thu hồi, nhập lại kho Công ty

Quản lý sử dụng tài sản, thiết bị được giao có hiệu quả Thực hiện đầy đủtrích nộp khấu hao, chế độ bảo dưỡng, sửa chữa xe máy, thiết bị thi công theo quyđịnh.

Quản lý, sử dụng lao động đảm bảo an toàn trong sản xuất, vệ sinh côngnghiệp và thực hiện chế độ với người lao động trong đơn vị.

Chịu trách nhiệm trước Giám đốc và pháp luật về công trình, sản phẩmmình làm ra, đảm bảo đúng thiết kế, chất lượng…

Thanh toán tiền lương cho người lao động bảo đảm: công khai, kịp thời,đúng chế độ hiện hành của nhà nước và quy chế trả lương của Công ty.

1.4 - ĐẶC ĐIỂM TỔ CHỨC HẠCH TOÁN KẾ TOÁN CỦA CÔNG TYCỔ PHẦN XÂY DỰNG SỐ 4 THĂNG LONG:

1.4.1- Đặc điểm tổ chức bộ máy kế toán của Công ty:

1.4.1.1- Sơ đồ tổ chức bộ máy kế toán trong Công ty:

Công ty tổ chức Bộ máy kế toán theo mô hình kế toán tập trung Các bộphận, cơ cấu trong Bộ máy kế toán của Công ty phù hợp với các khâu công việc,các phần hành kế toán Các nhân viên thống kê ở các tổ, đội làm nhiệm vụ hướngdẫn, thực hiện hạch toán ban đầu và thu nhận, kiểm tra sơ bộ chứng từ phản ánhcác nghiệp vụ kinh tế phát sinh liên quan đến hoạt động của Tổ, Đội đó và gửinhững chứng từ kế toán này về Phòng Tài chính - Kế toán của Công ty để PhòngKế toán hạch toán và xử lý.

Trang 18

Sơ đồ 1.3: SƠ ĐỒ BỘ MÁY KẾ TOÁN CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN XÂY DỰNG

Kế toán tổng hợp: Có nhiệm vụ giúp đỡ kế toán trưởng trong mọi hoạtđộng của cả Phòng Tài chính - kế toán Là người tổng hợp mọi thông tin chi tiếtcủa các kế toán khác để lập báo cáo.

Kế toán vật tư, TSCĐ: Được phân công nhiệm vụ theo dõi tình hình nhập,xuất vật tư của Công ty, đồng thời theo dõi tình hình tăng giảm TSCĐ của Côngty, cuối kỳ tính và phân bổ khấu hao TSCĐ, tham gia lập kế hoạch dự toán chi phísửa chữa, dự toán chi phí hoạt động của kỳ tiếp theo…

Kế toán trưởng

Kế toán tổng hợp

Kế toán vật tư, TSCĐ

Kế toán thanh

Kế toán

vốn bằng

Kế toán thanh

toán lương

Thủ quỹ

Nhân viên thống kê ở đội

Trang 19

Kế toán thanh toán: Là người thực hiện thanh toán khối lượng công trình,hạng mục công trình hoàn thành và theo dõi các khoản công nợ phải trả cho cácnhà cung cấp, các khoản công nợ phải thu của khách hàng…

Kế toán vốn bằng tiền: Là người theo dõi các nghiệp vụ ngân hàng, vay vốntín dụng, lập các kế hoạch vay vốn tín dụng và lập các phiếu thu, chi của Côngty…

Kế toán lương và các khoản trích theo lương: Là người căn cứ vào Bảngduyệt quỹ lương của các đội và của các khối gián tiếp của Công ty, Kế toán lươngtiến hành lập bảng thanh toán lương, kiểm tra bảng chấm công Sau đó thanh toánlương phải trả trên cơ sở tiền lương cơ bản và tiền lương thực tế với tỷ lệ % theoquyết định hiện hành, đồng thời tính ra số BHXH, BHYT, KPCĐ mà Công ty vàcông nhân viên chức phải nộp

Thủ quỹ: Là người giữ két và tiến hành thu, chi tại Công ty căn cứ cácchứng từ thu, chi đã được phê duyệt Hàng ngày Thủ quỹ phản ánh tình hình thu,chi và tồn quỹ vào cuối ngày, lập Báo cáo quỹ Cuối tháng lập Báo cáo tồn quỹtiền mặt và thường xuyên đối chiếu tồn quỹ thực tế với sổ sách.

Nhân viên thống kê đội: Là người trực tiếp theo dõi các hoạt động phát sinhở đội do mình phụ trách Từ đó, thu thập chứng từ liên quan đến hoạt động phátsinh gửi về Phòng Tài chính - kế toán của Công ty.

1.4.2- Đặc điểm vận dụng chế độ chính sách kế toán tại Công ty:

1.4.2.1- Những quy định chung của Công ty:

* Chế độ kế toán mà Công ty đang vận dụng:

Công ty áp dụng chế độ kế toán Doanh nghiệp Việt Nam ban hành kèmtheo Quyết định số 15/2006/QĐ-BTC ngày 20/03/2006 của Bộ trưởng BTCvà cácchuẩn mực thông tư hướng dẫn, sửa đổi, bổ sung.

Trang 20

Đơn vị tiền tệ sử dụng trong kế toán: Đơn vị tiền tệ được Công ty sử dụngđể ghi sổ kế toán và lập Báo cáo tài chính là Đồng Việt nam (VNĐ).

* Các chính sách kế toán mà Công ty đang áp dụng:

+ Nguyên tắc nghi nhận tiền và các khoản tương đương tiền:

Nguyên tắc và phương pháp chuyển đổi các đồng tiền khác ra đồng tiền sửdụng trong kế toán: Theo tỷ giá của Ngân hàng Nhà nước công bố tại thời điểm.

+ Nguyên tắc ghi nhận hàng tồn kho:

Nguyên tắc đánh giá hàng tồn kho: Được xác định trên cơ sở giá gốc tạithời điểm.

Phương pháp hạch toán hàng tồn kho: Kê khai thường xuyên.

Phương pháp xác định giá trị hàng tồn kho: Theo phương pháp bình quângia quyền

Lập dự phòng giảm giá hàng tồn kho: Lập dự phòng giảm giá hàng tồn khođược ghi nhận khi giá gốc lớn hơn giá trị thuần có thể thực hiện được Giá trịthuần có thể thực hiện được là giá bán ước tính của hàng tồn kho trừ chi phí ướctính để hoàn thành sản phẩm và chi phí ước tính cần thiết cho tiêu thụ chúng.

+ Nguyên tắc ghi nhận và khấu hao TSCĐ:

Nguyên tắc ghi nhận TSCĐ hữu hình và TSCĐ vô hình: Theo nguyên giávà chi phí vận chuyển.

Khấu hao TSCĐ hữu hình và khấu hao TSCĐ vô hình được tính theophương pháp đường thẳng, áp dụng cho tất cả các tài sản theo tỷ lệ được tính toánđể phân bổ nguyên giá trong suất thời gian ước tính sử dụng và phù hợp với quiđịnh tại Quyết định số 206/2003/QĐ-BTC ngày 12/12/2003 của BTC về việc banhành Chế độ quản lý, sử dụng và trích khấu hao tài sản cố định

+ Nguyên tắc ghi nhận các khoản đầu tư tài chính:

Các khoản đầu tư vào công ty con, công ty liên kết, vốn góp vào cơ sỏ kinhdoanh đồng kiểm soát.

+ Nguyên tắc ghi nhận vốn hoá các khoản chi phí đi vay:

Lãi tiền vay của khoản vay liên quan trực tiếp đến việc mua, xây dựng haysản xuất những tài sản cần một thời gian tương đối dài để hoàn thành đưa vào sửdụng hoặc là kinh doanh được cộng vào nguyên giá tài sản cho đến khi tài sản đó

Trang 21

đưa vào sử dụng hoặc kinh doanh Lãi tiền vay phát sinh từ các khoản tiền vaykhác được hạch toán vào Báo cáo kết quả kinh doanh khi phát sinh.

+ Ghi nhận chi phí trả trước ngắn hạn, dài hạn:

Chi phí trả trước ngắn hạn của Công ty là chi phí hoạt động tài chính và chiphí quản lý chưa được ghi nhận vào kết quả hoạt động kinh doanh.

Chi phí trả trước dài hạn bao gồm chủ yếu giá trị của các tài sản không cóđủ tiêu chuẩn là TSCĐ (có giá trị nhỏ hơn 10 triệu đồng) và các chi phí liên quanđến nhiều kỳ kế toán được hạch toán dần vào chi phí trong vòng 2 năm.

Chi phí trả trước được ghi nhận ước tính về số tiền lãi vay phải trả trong kỳ.Phương pháp phân bổ chi phí trả trước: Dựa vào Doanh thu thực hiện trongkỳ báo cáo.

+ Nguyên tắc ghi nhận Vốn chủ sở hữu:

Vốn chủ sở hữu: là khoản tiền hoặc tài sản do các cổ đông đóng góp cổphần tính theo mệnh giá cổ phiếu đã phát hành Bằng vốn đầu tư của chủ sở hữutrừ đi cổ phiếu quỹ.

Thặng dư cổ phần: Được ghi nhận theo số chênh lệch tăng lên giữa giá trịthực tế phát hành và mệnh giá cổ phiếu khi phát hành cổ phiếu lần đầu và tái pháthành cổ phiếu quỹ.

Ghi nhận lợi nhuận chưa phân phối: Đảm bảo rõ ràng, rành mạch theochính sách hiện hành của Nhà nước, việc chia cổ tức và trích lập các quỹ dựa theođề nghị của Hội đồng quản trị trình đại hội cổ đông quyết định dựa trên Điều lệcủa Công ty và căn cứ vào kết quả kinh doanh trong niên độ kế toán.

+ Nguyên tắc trích lập dự phòng trợ cấp mất việc làm:

Công ty tiến hành trích lập các khoản dự phòng trợ cấp mất việc làm đượctrích và hạch toán theo quy định của Thông tư số 82/2003/TT-BTC ngày14/08/2003 của Bộ trưởng Bộ Tài chính.

+ Nguyên tắc ghi nhận doanh thu:

Doanh thu hoạt động xây lắp: Đối với các công trình xây dựng đã hoànthành, nghiệm thu và được chủ đầu tư phê duyệt quyết toán thì doanh thu được ghinhận căn cứ vào giá trị quyết toán đã được chủ đầu tư phê duyệt; Đối với các côngtrình hoàn thành nghiệm thu nhưng chưa được chủ đầu tư phê duyệt thì doanh thu

Trang 22

được ghi nhận căn cứ vào giá trị tạm quyết toán đã được chủ đầu tư xác nhận; Đốivới các công trình dở dang chưa hoàn thành, mới chỉ có nghiệm thu hoàn thànhgiai đoạn xây lắp thì doanh thu được ghi nhận căn cứ vào phiếu giá thanh toán giaiđoạn xây lắp đã được chủ đầu tư xác nhận.Tất cả sự chênh lệch giữa doanh thutạm ghi nhận với doanh thu đã được chủ đầu tư phê duyệt quyết toán được ghinhận tăng hoặc giảm doanh thu nếu thơi điểm nhận được phiếu duyệt quyết toántrong cùng niên độ với thời điểm hạch toán doanh thu, trường hợp khác niên độ kếtoán thì ghi nhận vào thu nhập và chi phí khác.

Doanh thu hoạt động tài chính: Hoạt động cho thuê thiết bị, thuê nhàxưởng, thu nhập từ lãi tiền gửi.

Doanh thu bán hàng: SP cọc bê tông.+ Nguyên tắc ghi nhận giá vốn:

Giá vốn được kết chuyển phù hợp và đồng thời với việc ghi nhận doanhthu Tuy nhiên đến thời điểm 31/12 một số công trình thi công xong mà Công tychưa làm thủ tục quyết toán chi phí giá thành công trình với người nhận khoán thìchưa đủ cơ sở để kết chuyển chi phí giá vốn của các công trình này.

+ Nguyên tắc và phương pháp ghi nhận chi phí tài chính:

Chi phí tài chính của Công ty bao gồm các khoản lãi tiền vay vốn sản xuấtphải trả, được ghi nhận trên cơ sở tính toán bằng thời gian vay nhân với lãi xuất đivay nhân với số tiền thực tế vay.

+ Thuế và các khoản phải nộp Nhà nước:

Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hiện hành được xác định bằng thu nhậpchịu thuế nhân với thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp Thuế suất thuế thu nhậpdoanh nghiệp là 28%.

Công ty áp dụng luật thuế GTGT hiện hành Phương pháp tính thuế là:phương pháp khấu trừ thuế.

Thuế suất thuế GTGT của hoạt động thuê nhà là 10%.Thuế suất thuế GTGT của hoạt động xây lắp là 5% và 10%.

Công ty kê khai và nộp thuế xuất, nhập khẩu theo thông báo của Hải quan Các loại thuế khác: theo qui định hiện hành của Việt Nam.

Trang 23

Báo cáo thuế của Công ty sẽ chịu sự kiểm tra của cơ quan thuế Do việc ápdụng luật và các qui định về thuế đối với các loại nghiệp vụ khác nhau có thể đượcgiải thích theo nhiều cách khác nhau, số thuế được trình bày trên Báo cáo tài chínhnày có thể sẽ thay đổi theo quyết định cuối cùng của cơ quan thuế

+ Các bên liên quan:

Các bên được coi là các bên liên quan đến Công ty khi các bên đó có khảnăng kiểm soát hoặc có ảnh hưởng đáng kể đối với Công ty trong việc ra quyếtđịnh các chính sách tài chính và hoạt động

1.4.2.2- Đặc điểm vận dụng Hệ thống chứng từ kế toán:

Công ty hiện nay đang áp dụng Hệ thống chứng từ kế toán do Bộ Tài chínhban hành theo Quyết định số 15/2006/QĐ-BTC ngày 20/03/2006 của Bộ trưởngBTC Các hoạt động kinh tế phát sinh liên quan đến mọi hoạt động sản xuất kinhdoanh của Công ty đều được kế toán lập đầy đủ chứng từ cả về số lượng và chấtlượng, bảo đảm tính kịp thời, chính xác của thông tin kế toán.

Các chứng từ hiện nay Công ty đang sử dụng bao gồm: Phiếu thu, Phiếuchi, Giấy nộp tiền mặt, Giấy đề nghị tạm ứng, Giấy thanh toán tiền tạm ứng, Giấyđề nghị thanh toán, Séc, Giấy báo nợ và giấy báo có của ngân hàng, Phiếu giá, Hồsơ nghiệm thu thanh toán, Giấy nộp tiền vào kho bạc, Phiếu nhập kho, Phiếu xuấtkho, Biểu đề nghị xuất nhập vật tư, Bảng kê xuất vật tư, Bảng kê nhập vật tư,Bảng phân bổ xuất vật tư, công cụ, Hoá đơn giá trị gia tăng, Biên bản nghiệm thu,Bảng đối chiếu công nợ, Bảng chấm công, Bảng thanh toán tiền lương, Bảng kêtrích nộp các khoản theo lương, Bảng phân bổ tiền lương và BHXH, Quyết địnhcủa Hội đồng quản trị, Luận chứng kinh tế, Dự toán đầu tư, Quyết toán đầu tư,Hợp đồng mua bán, Bảng quyết toán giá trị đầu tư, Biên bản thanh lý hợp đồng,Biên bản nghiệm thu bàn giao, Biên bản giao nhận TSCĐ, Bảng kiểm kê quỹ,Bảng tính và phân bổ khấu hao TSCĐ, Hợp đồng giao khoán…

- Quy trình luân chuyển chứng từ bao gồm:

Kế toán của Công ty lập, tiếp nhận và xử lý chứng từ kế toán.

Kế toán viên, kế toán trưởng kiểm tra và ký chứng từ kế toán sau đó trìnhlên Giám đốc Công ty ký duyệt.

Kế toán phân loại, sắp xếp chứng từ kế toán, định khoản và ghi sổ kế toán.

Trang 24

Tổ chức bảo quản, lưu trữ và huỷ chứng từ.

1.4.2.3- Đặc điểm vận dụng Hệ thống sổ sách kế toán:

Hiện nay Công ty đang sử dụng Hệ thống sổ sách kế toán theo Quyết địnhsố 15/2006/QĐ-BTC ngày 20/03/2006 của Bộ trưởng BTC.

Công ty áp dụng hình thức ghi sổ kế toán là: Hình thức chứng từ ghi sổ.

Sơ đồ 1.4: QUY TRÌNH GHI SỔ TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN XÂY DỰNG SỐ 4

THĂNG LONG

Ghi chú: Ghi hàng ngàyGhi cuối quý

Kiểm tra, đối chiếu cuối quý

* Quy trình ghi sổ tại Công ty:

Hàng ngày, căn cứ vào chứng từ gốc kế toán ghi vào các sổ, thẻ kế toán chitiết, sổ quỹ bao gồm: sổ chi tiết TK 111, TK 112, TK 311, TK 331, TK 131, TK

Sổ, thẻ kế toán chi tiếtBảng tổng hợp

kế toán chứng từ cùng loạiCHỨNG TỪ GHI SỔSổ quỹ

Sổ đăng ký chứng tư ghi sổ

Sổ cái

Bảng cân đối số phát sinh

Bảng tổng hợp chi tiết

BÁO CÁO TÀI CHÍNH

Chứng từ kế toán

Trang 25

141 Sau đó các chứng từ gốc được kiểm tra, phân loại và đưa vào Bảng tổng hợpcác chứng từ cùng loại.

Cuối tháng, nhân viên thống kê tại các Đội, Xưởng mang chứng từ kế toánphát sinh tại đơn vị mình về Phòng Tài chính - kế toán của Công ty để kế toánviên kê khai thuế.

Cuối quý, nhân viên thống kê tại các Đội, Xưởng mang toàn bộ chứng từ kếtoán phát sinh tại đơn vị mình về Phòng Tài chính - kế toán để nhân viên kế toánkiểm tra, phân loại, tổng hợp và xác định tài khoản Nợ, tài khoản Có để vào Sổ chitiết các tài khoản còn lại bao gồm: Sổ chi tiết vật liệu, dụng cụ, sản phẩm, hànghoá; Sổ chi tiết TK 136; Sổ chi tiết TK 141; Sổ chi tiết TSCĐ Kế toán căn cứvào các chứng từ gốc và Bảng tổng hợp các chứng từ cùng loại để lập Chứng từghi sổ Căn cứ vào Chứng từ ghi sổ để ghi vào sổ Đăng ký Chứng từ ghi sổ, sauđó được dùng để ghi vào Sổ cái Đồng thời tiến hành khoá sổ kế toán, tính ra tổngsố tiền của các nghiệp vụ kinh tế, tài chính phát sinh trong quý trên Sổ đăng kýchứng từ ghi sổ, tính ra tổng số phát sinh Nợ, tổng số phát sinh Có và Số dư củatừng tài khoản trên Sổ cái Căn cứ vào sổ cái lập Bảng cân đối số phát sinh Căncứ vào sổ, thẻ kế toán chi tiết để lập Bảng tổng hợp chi tiết.

Sau khi đối chiếu lại các số liệu đã khớp đúng, căn cứ vào số liệu trên Sổcái và Bảng tổng hợp chi tiết kế toán lập Báo cáo tài chính.

* Sổ tổng hợp của Công ty bao gồm:+ Chứng từ ghi sổ.

+ Sổ đăng ký chứng từ ghi sổ (sổ nhật biên).+ Sổ cái.

* Sổ chi tiết mà Công ty đang sử dụng:

+ Sổ quỹ tiền mặt+ Sổ tiền gửi ngân hàng

+ Sổ chi tiết vật liệu, dụng cụ, sản phẩm, hàng hoá+ Sổ kho (thẻ kho)

+ Sổ tài sản cố định

+ Sổ theo dõi tài sản cố định và công cụ dụng cụ tại nơi sử dụng+ Sổ chi tiết tài khoản 131

Trang 26

+ Sổ chi tiết tài khoản 136+ Sổ chi tiết tài khoản 141+ Sổ chi tiết tài khoản 331+ Sổ chi tiết tài khoản 311+ Sổ chi tiết tài khoản 341+ Sổ chi tiết phát hành cổ phiếu+ Sổ chi tiết cổ phiếu quỹ

1.4.2.4- Đặc điểm vận dụng Hệ thống tài khoản kế toán:

Hiện nay, Công ty cổ phần xây dựng số 4 Thăng Long đang vận dụng Hệthống tài khoản theo Quyết định số 15/2006/QĐ-BTC ngày 20/03/2006 của Bộtrưởng BTC Tuy nhiên do đặc thù của hoạt động sản xuất kinh doanh của Công tynên các tài khoản hiện đơn vị đang sử dụng bao gồm:

TK 111: Tiền mặt

TK 112: Tiền gửi ngân hàngTK 131: Phải thu của khách hàngTK 133: Thuế GTGT được khấu trừ

TK 1361: Vốn kinh doanh ở các đơn vị trực thuộcTK 138: Phải thu khác

Trang 27

TK 315: Nợ dài hạn đến hạn trảTK 331: Phải trả cho người bán

TK 333: Thuế và các khoản phải nộp nhà nướcTK 334: Phải trả công nhân viên

TK 335: Chi phí phải trảTK 336: Phải trả nội bộ

TK 338: Phải trả, phải nộp khácTK 341: Vay dài hạn

TK 344: Nhận ký quỹ, ký cược dài hạnTK 351: Quỹ dự phòng trợ cấp mất việc làmTK 411: Nguồn vốn kinh doanh

TK 414: Quỹ đầu tư phát triểnTK 415: Quỹ dự phòng tài chínhTK 419: Cổ phiếu quỹ

TK 421: Lợi nhuận chưa phân phốiTK 431: Quỹ khen thưởng, phúc lợi.

TK 4311: Quỹ khen thưởngTK 4312: Quỹ phúc lợi

TK 511: Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụTK 515: Doanh thu hoạt động tài chính

TK 621: Chi phí nguyên liệu, vật liệu trực tiếpTK 622: Chi phí nhân công trực tiếp

TK 623: Chi phí sử dụng máy thi côngTK 627: Chi phí sản xuất chung

TK 632: Giá vốn hàng bánTK 635: Chi phí tài chính

TK 642: Chi phí quản lý doanh nghiệpTK 711: Thu nhập khác

TK 811: Chi phí khác

TK 821: Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệpTK 8211: Chi phí thuế TNDN hiện hành

Trang 28

TK 911: Xác định kết quả kinh doanh

1.4.2.5- Đặc điểm vận dụng Hệ thống Báo cáo tài chính:

Công ty hiện đang sử dụng Hệ thống báo cáo tài chính ban hành theo Quyếtđịnh số 15/2006/QĐ-BTC ngày 20/03/2006 của Bộ trưởng BTC.

Hệ thống Báo cáo tài chính trong công ty cổ phần xây dựng số 4 ThăngLong bao gồm:

Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh Mẫu B02-DNBáo cáo lưu chuyển tiền tệ (theo phương pháp trực tiếp) Mẫu B03-DNThuyết minh báo cáo tài chính Mẫu B09-DNHệ thống Báo cáo tài chính là căn cứ cho những nhà quản trị của Công ty raquyết định quản lý, điều hành sản xuất kinh doanh Cung cấp thông tin để đánhgiá tình hình tài chính của Công ty trong năm vừa qua và là cơ sở dự đoán tìnhhình tài chính của Công ty trong tương lai Hệ thống Báo cáo tài chính sau khi lậpđược trình lên: Ban giám đốc, Ban kiểm soát, Hội đông quản trị, Tổng công tyXây dựng Thăng Long, cơ quan thuế, Tổng cục thống kê…

Trang 29

CHƯƠNG 2

THỰC TRẠNG HẠCH TOÁN KẾ TOÁN CHI PHÍ SẢNXUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM XÂY LẮP TẠI

CÔNG TY CỔ PHẦN XÂY DỰNG SỐ 4 THĂNG LONG

2.1- ĐẶC ĐIỂM KẾ TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁTHÀNH SẢN PHẨM XÂY LẮP TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN XÂYDỰNG SỐ 4 THĂNG LONG:

2.1.1- Đối tượng, phương pháp hạch toán chi phí sản xuất tại Công ty:

Do đặc thù của ngành nghề kinh doanh, sản phẩm sản xuất mang tính đơnchiếc, thời gian thi công kéo dài do đó trong Công ty cổ phần Xây dựng số 4Thăng Long đối tượng tập hợp chi phí là từng công trình, hạng mục công trình,các sản phẩm công nghiệp.

Phương pháp hạch toán chi phí sản xuất là theo phương pháp trực tiếp: Cácchi phí sản xuất phát sinh được tập hợp theo từng công trình, hạng mục công trình,các sản phẩm công nghiệp.

2.1.2- Đối tượng, phương pháp tính giá thành sản phẩm xây lắp tạiCông ty:

Xuất phát từ đặc thù của Công ty xây lắp thuộc loại hình sản xuất sản phẩmđơn chiếc, quy trình sản xuất phức tạp, thời gian thi công lâu dài, đối tượng tậphợp chí phí là các công trình, hạng mục công trình Do đó, đối tượng tính giáthành ở Công ty được xác định là từng bộ phận công trình hoàn thành Giai đoạncông việc hoàn thành và công trình xây dựng hoàn thành Kỳ tính giá thành củaCông ty được xác định là quý.

Công ty sử dụng phương pháp tính giá thành trực tiếp: Theo phương phápnày thì tất các chi phí phát sinh trực tiếp cho một công trình, hạng mục công trìnhđược tập hợp từ khi khởi công cho đến khi hoàn thành sản phẩm xây lắp chính làgiá thành thực tế của công trình, hạng mục công trình.

Trang 30

Mỗi năm Công ty CPXD số 4 Thăng Long thực hiện thi công rất nhiềucông trình cầu, đường… và các công trình dân dụng khác Mỗi công trình cónhững đặc điểm, yêu cầu kỹ thuật và điều kiện thi công khác nhau do đó chi phíbỏ ra để thi công công trình là khác nhau Do thời gian thực tập tại Công ty có hạnnên đối tượng tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành trong Chuyên đề thực tập

tốt nghiệp của em là công trình Đường Thung Khe - Mai Châu - Hoà Bình Sau

đây là số liệu trích dẫn của công trình này quý 3 năm 2008 nhằm minh hoạ chocông tác kế toán tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm xây lắp của Công ty.

2.2- KẾ TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢNPHẨM XÂY LẮP TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN XÂY DỰNG SỐ 4THĂNG LONG:

Chi phí sản xuất xây lắp là biểu hiện bằng tiền của toàn bộ các hao phí vềlao động sống và lao động vật hoá phát sinh trong quá trình sản xuất và cấu thànhnên giá thành sản phẩm Do dự toán công trình xây dựng cơ bản lập theo từngcông trình, hạng mục công trình và phân tích theo từng khoản mục chi phí tronggiá thành sản phẩm xây lắp, vậy nên Công ty cổ phần Xây dựng số 4 Thăng Longđã tiến hành phân loại chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm xây lắp theokhoản mục chi phí Việc phân loại này nhằm so sánh, kiểm tra việc thực hiện cáckhoản mục chi phí với giá thành dự toán, từ đó phân tích hiệu quả hoạt động sảnxuất kinh doanh mà Công ty đã đạt được.

Sau đây là công tác kế toán các khoản mục chi phí sản xuất và tính giáthành sản phẩm tại Công ty:

Công ty cổ phần Xây dựng số 4 Thăng Long áp dụng phương thức giaokhoán thầu cho các Đội công trình Khi giao khoán một công trình, hạng mụccông trình cho Đội thi công, Công ty lập Hợp đồng giao nhận khoán Trên Hợpđồng giao khoán được ghi đầy đủ thông tin như tổng giá trị giao khoán, tiến độhợp đồng, trách nhiệm của mỗi bên….

Trích Hợp đồng giao khoán của công trình Đường Thung Khe - MaiChâu - Hoà Bình:

Trang 31

Hôm nay, ngày 28 tháng 02 năm 2003, tại công ty CPXD số 4 Thăng Longchúng tôi gồm có:

I Đại diện bên giao (Bên A): Công ty CPXD số 4 Thăng Long

Ông Nguyễn Văn Hoan Chức vụ: Giám đốc

II Đại diện bên nhận (Bên B): Đội Đường 3

Ông Đặng Văn Cường Chức vụ: Đội trưởng

Sau khi xem xét, thảo luận, hai bên thống nhất ký kết hợp đồng giao nhậnkhoán theo các điều khoản và điều kiện sau đây:

Điều I: Nội dung

Bên A đồng ý giao, bên B đồng ý nhận thi công công trình đường ThungKhe - Hoà Bình đoạn đường Km 7 - Km 11.

Điều II: Giá trị hợp đồng giao - nhận khoán

Giá trị hợp đồng giao khoán tạm tính: 10.250.875.000 VNĐ

(Mười tỷ hai trăm năm mươi triệu tám trăm bảy mươi lăm nghìn đồng chẵn)Điều III: Tiến độ thực hiện hợp đồng

Khởi công: Ngày 28 tháng 02 năm 2003Hoàn thành: Ngày 28 tháng 02 năm 2010Điều VI: Trách nhiệm của hai bên

Trang 32

1- Trách nhiệm của bên A:…

1.4- Thu: + Chi phí quản lý 8% của doanh thu+ BHXH, BHYT, KPCĐ

+ Khấu hao TSCĐ, sửa chữa lớn: Theo tổng số ca huy động(theo quyết định của Công ty) nếu sử dụng thiết bị của Công ty.2- Trách nhiệm của bên B

2.1- Được quyền sử dụng tiền vay của Công ty để mua nguyên, nhiên vậtliệu và chi phí khác theo đúng yêu cầu kỹ thuât…

- Chịu lãi xuất tiền vay ngân hàng…

2.6- Tổ chức nghiệm thu, thu hồi vốn kịp thời.

Đại diện bên nhậnĐại diện bên giao

2.2.1- Kế toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp:

Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp là chi phí của các vật liệu chính, vật liệuphụ, vật kết cấu, giá trị thiết bị kèm theo công trình, hạng mục công trình… cầnthiết để tham gia cấu thành thực thể sản phẩm xây lắp Chi phí này không kể vậtliệu phụ dùng cho máy móc, phương tiện thi công, những vật liệu tính trong chiphí chung.

Tại Công ty CPXD số 4 Thăng Long Chi phí nguyên vật liệu là khoản mụcchiếm tỷ trọng lớn nhất trong giá thành của công trình, hạng mục công trình khihoàn thành, vậy nên việc sử dụng nguyên vật liệu tiết kiệm hay lãng phí, hạch toánvật tư chính xác hay không ảnh hưởng rất lớn đến quy mô giá thành của côngtrình, hạng mục công trình.

Nguyên vật liệu dùng cho sản xuất của Công ty bao gồm nhiều loại như đá,cát, xi măng, sắt, thép, nhựa đường, diezel, phụ gia bê tông… Trong đó, mỗichủng loại lại bao gồm nhiều loại như đá gồm có đá hộc, đá 8x12, đá 8x6… vàmỗi loại đó lại có những công dụng khác nhau, sử dụng cho các công trình, hạngmục công trình khác nhau.

Trang 33

Do có quá nhiều loại vật liệu, trong khi đó các công trình thi công thườngkhông ở gần nhau, vì vậy việc theo dõi nhập xuất tồn kho nguyên vật liệu chỉ đượctheo dõi tại công trình Và ở trên Công ty chỉ làm thủ tục nhập xuất thẳng màkhông theo dõi khối lượng tồn vật tư.

* Tài khoản sử dụng trong kế toán nguyên, vật liệu:

TK 621: Tài khoản chi phí nguyên vật liệu trực tiếp Sử dụng để tập hợpcác khoản chi phí nguyên, vật liệu trực tiếp phát sinh trong kỳ liên quan đến côngtrình, hạng mục công trình Tài khoản 621 không được mở chi tiết theo từng loạivật liệu mà dùng để phản ánh chung tất cả các loại vật liệu xuất dùng trong kỳ.

TK 1413: Tài khoản tạm ứng đơn vị, đội, xưởng nhận khoán Dùng để phảnánh các khoản tạm ứng chi phí nguyên vật liệu.

Ngoài ra, Công ty còn sử dụng một số TK liên quan đến kế toán chi phínguyên vật liệu trực tiếp như: TK 152, TK 141, TK 133, TK 111, TK 112, TK331, TK 341, TK 311.

* Phương pháp tập hợp chi phí nguyên vật liệu trực tiếp:

Chi phí nguyên vật liệu phát sinh liên quan đến công trình, hạng mục côngtrình nào thì chi phí được tập hợp trực tiếp cho công trình, hạng mục công trình đótheo giá thực tế của vật tư xuất kho hoặc theo giá mua chuyển thẳng đến châncông trình mà không qua kho.

* Trình tự kế toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp:

Công ty CPXD số 4 Thăng Long áp dụng phương thức khoán xuống chocác Đơn vị, Đội công trình Công ty chịu trách nhiệm cấp vốn cho các Đơn vị, Độitiến hành thi công các công trình Do đặc thù của ngành xây dựng các công trìnhthi công thường nằm ở nhiều địa điểm khác nhau và xa trụ sở Công ty cho nênCông ty không có kho chứa vật tư để xuất cho các Đơn vị, Đội thi công Tại Côngty vật tư mua về được xuất thẳng đến chân công trình, điều này đã giúp cho Côngty giảm bớt được khoản chi phí vận chuyển từ kho của Công ty đến các công trình,giảm bớt được chi phí lưu kho tại Công ty, giúp cho các Đội chủ động trong quảnlý và điều hành thi công đảm bảo tiến độ thi công của công trình Đồng thời, ởtrên Công ty vẫn có một xưởng cơ khí sửa chữa chuyên cung cấp các nguyên vậtliệu như bu lông, ốc vít, nhíp… phục vụ cho việc sửa chữa máy móc, thiết bị ở các

Trang 34

công trình, Công ty trực tiếp theo dõi cả về khối lượng và giá trị nhập, xuất, tồnkho của những nguyên vật liệu này.

Tại các Đơn vị, Đội xây dựng công trình tiến hành triển khai công việcđược giao dưới sự chỉ đạo, giám sát của đội trưởng đội công trình và các cán bộkỹ thuật.

Tại công trình, khi có nhu cầu về vật tư, đội trưởng Đội thi công trình sẽ cửnhân viên cung ứng trực tiếp đi mua vật tư Để có kinh phí thu mua vật tư chocông trình nhân viên cung ứng sẽ viết Giấy đề nghị tạm ứng trình ban lãnh đạoCông ty xét duyệt, và được cấp vốn nằm trong giá trị phần giao khoán cho các Độicông trình theo đúng hợp đồng.

Khi nhân viên cung ứng thu mua vật tư về sẽ làm thủ tục nhập kho, thủ khocông trường cùng đội trưởng và nhân viên cung ứng tiến hành kiểm tra số lượng,chất lượng số vật tư được nhập kho.

Sau đó, khi có nhu cầu sử dụng vật tư để thi công công trình, thủ kho côngtrường tiến hành xuất vật tư dưới sự giám sát của đội trưởng đội thi công côngtrình đó.

Hàng tháng, các Đội công trình báo cáo sản lượng thực hiện của từng côngtrình, lúc này Phòng Kỹ thuật bóc tách giá trị sản lượng theo giá dự toán để tính ratiên lượng vật tư Cuối tháng nhân viên thống kê đội mang các chứng từ, hoá đơnmua vật tư về phòng Vật tư để phòng Vật tư làm thủ tục nhập xuất thẳng vật tư.Phòng Vật tư căn cứ vào tiên lượng vật tư viết 3 liên phiếu nhập, 3 liên phiếu xuấttương ứng với mỗi lần nhập xuất nguyên vật liệu cho công trình: 1 liên lưu lạiPhòng Vật tư, 1 liên trả cho các Đội, và 1 liên giao cho Phòng Tài chính - kế toánđể hạch toán.

Còn đối với những nguyên vật liệu do xưởng cơ khí xuất cho các Đội côngtrình để sửa chữa máy móc thiết bị tại công trình thì cuối tháng nhân viên thống kêcủa xưởng cũng mang hoá đơn mua vật tư, biên bản và các chứng từ xuất khonguyên vật liệu cho các đội công trình, để Phòng Vật tư làm thủ tục nhập xuất vàtheo dõi số lượng tồn kho.

Cuối quý, nhân viên thống kê ở các Đội công trình lấy 1 liên phiếu xuấtkho ở Phòng Vật tư tập hợp lại cùng các chứng từ gốc có liên quan của từng công

Trang 35

trình và chuyển về Phòng Tài chính - kế toán Lúc này, kế toán vật tư tiến hành tậphợp chi phí nguyên vật liệu cho từng công trình theo Bảng kê xuất vật liệu, lậpBảng phân bổ nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ Căn cứ vào bảng phân bổ này Kếtoán tổng hợp định khoản và ghi váo sổ cái TK 621, đồng thời lập Bảng phân bổloại 621, từ đó lập tờ kê chi tiết TK 154.

Sơ đồ 2.1: SƠ ĐỒ KẾ TOÁN CHI PHÍ NGUYÊN VẬT LIỆU TRỰC TIẾP

TK152 TK 621 TK 152 Vật liệu xuất kho dùng trực tiếp Vật liệu không sử dụng

cho sản xuất sản phẩm hết nhập lại kho

Mua vật liệu không qua kho, sử Kết chuyển chi phí NVL dụng ngay cho sản xuất SP theo đối tượng

TK 133 Thuế GTGT

Đối với công trình Đường Thung Khe – Hoà Bình chi phí nguyên vật liệu

được tập hợp như sau:

Trang 36

Biểu số 2.2:

Công ty CPXD số 4 Thăng Long Mẫu số: 02-VT

Đội Đường 3 (Ban hành theo QĐ số 15/2006/QĐ-BTCngày 20/03/2006 của Bộ trưởng BTC)

PHIẾU XUẤT KHO

Ngày 31 tháng 08 năm 2008 Nợ:……

Họ và tên người nhận hàng: Ông Cường Địa chỉ (BP): Đội Đường 3Lý do xuất kho: Thi công CT đường Thung khe – Mai Châu – Hoà Bình.Xuất tại kho: Vật tư giao thẳng Địa điểm: Tại CT Thung Khe

Biểu số 2.3:

Công ty CPXD số 4 Thăng Long

Trang 37

Đội Đường 3

BẢNG KÊ XUẤT VẬT TƯ

Công trình: Đường Thung Khe – Hoà BìnhQuý 3 năm 2008

2 239 31/07/2008 Dầu diezel + PXD 8.051.4543 251 31/08/2008 Dầu diezel + dầu phanh +

Dầu cầu + Mogan 95.996.9024 252 31/08/2008 Điều hoà Sam sung 12.651.4365 263 30/09/2008 Dầu diezel + Mogan + HD 80.614.955

Biểu số 2.4:

Công ty CPXD số 4 Mẫu số 06 – VT

Thăng Long (Ban hành theo QĐ số 15/2006/QĐ-BTC

Trang 38

ngày 20/03/2006 của Bộ trưởng BTC)

BẢNG PHÂN BỔ NGUYÊN VẬT LIỆU, CÔNG CỤ DỤNG CỤ

Quý 03 năm 2008

STTĐối tượng sử dụng (Ghi Nợ các TK)

Số tiền

TK 152TK 153

1 CT Bắc Ninh - Nội Bài 677.787.234

2CT Thung Khe – Hoà Bình198.814.747

3 CT Cầu Sông Chảy – Lào Cai 934.842.280…

1 CT Bắc Ninh - Nội Bài

2CT Thung Khe – Hoà Bình

3 CT Cầu Sông Chảy – Lào Cai 52.030.000…

1 CT Bắc Ninh - Nội Bài

2CT Thung Khe – Hoà Bình

3 CT Cầu Sông Chảy – Lào Cai

4 CT Cầu Tân Hà – Tuyên Quang 336.000…

Trang 39

Biểu số 2.6:

Tổng công ty XD Thăng Long Mẫu số S02a – DN

Công ty CPXD số 4 Thăng Long (Ban hành theo QĐ số 15/2006/QĐ-BTCngày 20/03/2006 của Bộ trưởng BTC)

Trang 40

Tổng công ty XD Thăng Long Mẫu số S02c1 – DN

Công ty CPXD số 4 Thăng Long (Ban hành theo QĐ số 15/2006/QĐ-BTCngày 20/03/2006 của Bộ trưởng BTC)

Chứng từ ghi sổ

Diễn giải

Số tiền

Ngày đăng: 16/10/2012, 17:04

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1- Giáo trình kế toán tài chính doanh nghiệp Chủ biên: PGS. TS. Đặng Thị LoanNhà xuất bản Đại học kinh tế quốc dân – 2006 Khác
2- Kế toán doanh nghiệpChủ biên: PGS. TS. Nguyễn Văn CôngNhà xuât bản Đại học kinh tế quốc dân – Hà Nội 5/2006 Khác
3- Chế độ kế toán doanh nghiệp (quyển 2): Báo cáo tài chính, chứng từ và sổ kế toán, sơ đồ kế toán.Bộ tài chính ban hànhNhà xuất bản tài chính – Hà Nội 2006 Khác
4- Hệ thống kế toán doanh nghiệp xây lắpNhà xuất bản tài chính – Hà Nội 1999 Khác
5- Giáo trình phân tích báo cáo tài chínhChủ biên: PGS. TS Nguyễn Năng Phúc Nhà xuất bản Đại học kinh tế quốc dân Khác

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

1.1.3- Tình hình tài chính của Công ty CPXD số 4 Thăng Long những năm gần đây: - Hoàn thiện kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm xây lắp tại Công ty CPXD số 4 Thăng Long.doc
1.1.3 Tình hình tài chính của Công ty CPXD số 4 Thăng Long những năm gần đây: (Trang 5)
Bảng 1.1: Tình hình tài chính của Công ty cổ phần Xây dựng số 4 Thăng Long - Hoàn thiện kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm xây lắp tại Công ty CPXD số 4 Thăng Long.doc
Bảng 1.1 Tình hình tài chính của Công ty cổ phần Xây dựng số 4 Thăng Long (Trang 5)
Sơ đồ 1.1 : SƠ ĐỒ QUY TRÌNH CÔNG NGHỆ CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN XÂY - Hoàn thiện kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm xây lắp tại Công ty CPXD số 4 Thăng Long.doc
Sơ đồ 1.1 SƠ ĐỒ QUY TRÌNH CÔNG NGHỆ CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN XÂY (Trang 7)
Kế toán vật tư, TSCĐ: Được phân công nhiệm vụ theo dõi tình hình nhập, xuất vật tư của Công ty, đồng thời theo dõi tình hình tăng giảm TSCĐ của Công ty,  cuối kỳ tính và phân bổ khấu hao TSCĐ, tham gia lập kế hoạch dự toán chi phí sửa  chữa, dự toán chi p - Hoàn thiện kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm xây lắp tại Công ty CPXD số 4 Thăng Long.doc
to án vật tư, TSCĐ: Được phân công nhiệm vụ theo dõi tình hình nhập, xuất vật tư của Công ty, đồng thời theo dõi tình hình tăng giảm TSCĐ của Công ty, cuối kỳ tính và phân bổ khấu hao TSCĐ, tham gia lập kế hoạch dự toán chi phí sửa chữa, dự toán chi p (Trang 18)
Công ty áp dụng hình thức ghi sổ kế toán là: Hình thức chứng từ ghi sổ. - Hoàn thiện kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm xây lắp tại Công ty CPXD số 4 Thăng Long.doc
ng ty áp dụng hình thức ghi sổ kế toán là: Hình thức chứng từ ghi sổ (Trang 24)
Sơ đồ 1.4: QUY TRÌNH GHI SỔ TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN XÂY DỰNG SỐ 4 - Hoàn thiện kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm xây lắp tại Công ty CPXD số 4 Thăng Long.doc
Sơ đồ 1.4 QUY TRÌNH GHI SỔ TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN XÂY DỰNG SỐ 4 (Trang 24)
Sơ đồ 2.1 : SƠ ĐỒ KẾ TOÁN CHI PHÍ NGUYÊN VẬT LIỆU TRỰC TIẾP - Hoàn thiện kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm xây lắp tại Công ty CPXD số 4 Thăng Long.doc
Sơ đồ 2.1 SƠ ĐỒ KẾ TOÁN CHI PHÍ NGUYÊN VẬT LIỆU TRỰC TIẾP (Trang 35)
BẢNG KÊ XUẤT VẬT TƯ - Hoàn thiện kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm xây lắp tại Công ty CPXD số 4 Thăng Long.doc
BẢNG KÊ XUẤT VẬT TƯ (Trang 36)
BẢNG KÊ XUẤT VẬT TƯ - Hoàn thiện kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm xây lắp tại Công ty CPXD số 4 Thăng Long.doc
BẢNG KÊ XUẤT VẬT TƯ (Trang 36)
Sau khi lập Bảng kê xuất vật liệu kế toán vật tư lấy số liệu trên cột tổng cộng trên Bảng kê xuất vật liệu của từng công trình để lập Bảng phân bổ nguyên vật liệu,  công cụ dụng cụ như sau: - Hoàn thiện kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm xây lắp tại Công ty CPXD số 4 Thăng Long.doc
au khi lập Bảng kê xuất vật liệu kế toán vật tư lấy số liệu trên cột tổng cộng trên Bảng kê xuất vật liệu của từng công trình để lập Bảng phân bổ nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ như sau: (Trang 37)
BẢNG PHÂN BỔ NGUYÊN VẬT LIỆU, CÔNG CỤ DỤNG CỤ - Hoàn thiện kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm xây lắp tại Công ty CPXD số 4 Thăng Long.doc
BẢNG PHÂN BỔ NGUYÊN VẬT LIỆU, CÔNG CỤ DỤNG CỤ (Trang 37)
BẢNG PHÂN BỔ LOẠI 621 - Hoàn thiện kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm xây lắp tại Công ty CPXD số 4 Thăng Long.doc
621 (Trang 38)
Sau khi lập xong Bảng phân bổ nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ, kế toán tổng hợp căn cứ vào bảng phân bổ này để lập Bảng phân bổ loại 621: - Hoàn thiện kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm xây lắp tại Công ty CPXD số 4 Thăng Long.doc
au khi lập xong Bảng phân bổ nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ, kế toán tổng hợp căn cứ vào bảng phân bổ này để lập Bảng phân bổ loại 621: (Trang 38)
Căn cứ vào Bảng chấm công Đội tiến hành thanh toán lương cho công nhân viên trên Bảng thanh toán lương: - Hoàn thiện kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm xây lắp tại Công ty CPXD số 4 Thăng Long.doc
n cứ vào Bảng chấm công Đội tiến hành thanh toán lương cho công nhân viên trên Bảng thanh toán lương: (Trang 46)
BẢNG THANH TOÁN TIỀN LƯƠNG - Hoàn thiện kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm xây lắp tại Công ty CPXD số 4 Thăng Long.doc
BẢNG THANH TOÁN TIỀN LƯƠNG (Trang 46)
BẢNG PHÂN BỔ TIỀN LƯƠNG - Hoàn thiện kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm xây lắp tại Công ty CPXD số 4 Thăng Long.doc
BẢNG PHÂN BỔ TIỀN LƯƠNG (Trang 48)
BẢNG PHÂN BỔ TIỀN LƯƠNG - Hoàn thiện kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm xây lắp tại Công ty CPXD số 4 Thăng Long.doc
BẢNG PHÂN BỔ TIỀN LƯƠNG (Trang 48)
BẢNG PHÂN BỔ TIỀN LƯƠNG - Hoàn thiện kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm xây lắp tại Công ty CPXD số 4 Thăng Long.doc
BẢNG PHÂN BỔ TIỀN LƯƠNG (Trang 48)
Hình thức thanh toán: CK + TM Mã số thuế: 0100104281 - Hoàn thiện kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm xây lắp tại Công ty CPXD số 4 Thăng Long.doc
Hình th ức thanh toán: CK + TM Mã số thuế: 0100104281 (Trang 57)
Hình thức thanh toán: CK + TM Mã số thuế: 0100104281 - Hoàn thiện kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm xây lắp tại Công ty CPXD số 4 Thăng Long.doc
Hình th ức thanh toán: CK + TM Mã số thuế: 0100104281 (Trang 57)
Căn cứ vào Bảng kê chi phí máy kế toán tổng hợp lấy số liệu tổng cộng trên cột giá gốc để lập chứng từ ghi sổ như sau: - Hoàn thiện kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm xây lắp tại Công ty CPXD số 4 Thăng Long.doc
n cứ vào Bảng kê chi phí máy kế toán tổng hợp lấy số liệu tổng cộng trên cột giá gốc để lập chứng từ ghi sổ như sau: (Trang 58)
Cuối quý, căn cứ vào sổ chi tiết TSCĐ kế toán TSCĐ lập Bảng tính và phân bổ khấu hao TSCĐ trong quý cho từng bộ phận như sau: - Hoàn thiện kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm xây lắp tại Công ty CPXD số 4 Thăng Long.doc
u ối quý, căn cứ vào sổ chi tiết TSCĐ kế toán TSCĐ lập Bảng tính và phân bổ khấu hao TSCĐ trong quý cho từng bộ phận như sau: (Trang 59)
BẢNG TÍNH VÀ PHÂN BỔ KHÂU HAO TSCĐ - Hoàn thiện kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm xây lắp tại Công ty CPXD số 4 Thăng Long.doc
BẢNG TÍNH VÀ PHÂN BỔ KHÂU HAO TSCĐ (Trang 60)
Căn cứ vào số thu khấu hao do Phòng Kế hoạch lập và Bảng phân bổ khấu hao do phòng Kế toán lập, kế toán TSCĐ lập Bảng phân bổ khấu hao ca xe máy cho các công trình như sau: - Hoàn thiện kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm xây lắp tại Công ty CPXD số 4 Thăng Long.doc
n cứ vào số thu khấu hao do Phòng Kế hoạch lập và Bảng phân bổ khấu hao do phòng Kế toán lập, kế toán TSCĐ lập Bảng phân bổ khấu hao ca xe máy cho các công trình như sau: (Trang 61)
Căn cứ vào số liệu trên Bảng phân bổ khấu hao ca xe máy, Bảng phân bổ nguyên vật liệu và các Chứng từ ghi sổ của các tài khoản liên quan khác kế toán tổng hợp lập Bảng kê chi tiết các khoản chi phí phát sinh trực tiếp của từng công trình như sau: - Hoàn thiện kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm xây lắp tại Công ty CPXD số 4 Thăng Long.doc
n cứ vào số liệu trên Bảng phân bổ khấu hao ca xe máy, Bảng phân bổ nguyên vật liệu và các Chứng từ ghi sổ của các tài khoản liên quan khác kế toán tổng hợp lập Bảng kê chi tiết các khoản chi phí phát sinh trực tiếp của từng công trình như sau: (Trang 62)
BẢNG KÊ CHI TIẾT TÀI KHOẢN 623 - Hoàn thiện kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm xây lắp tại Công ty CPXD số 4 Thăng Long.doc
623 (Trang 62)
BẢNG KÊ CHI TIẾT TÀI KHOẢN 623 - Hoàn thiện kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm xây lắp tại Công ty CPXD số 4 Thăng Long.doc
623 (Trang 62)
Từ Bảng kê chi tiết tài khoản 623 kế toán tổng hợp lập Bảng phân bổ loại 623 trong quý như sau: - Hoàn thiện kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm xây lắp tại Công ty CPXD số 4 Thăng Long.doc
Bảng k ê chi tiết tài khoản 623 kế toán tổng hợp lập Bảng phân bổ loại 623 trong quý như sau: (Trang 63)
BẢNG PHÂN BỔ LOẠI 623 - Hoàn thiện kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm xây lắp tại Công ty CPXD số 4 Thăng Long.doc
623 (Trang 63)
Sơ đồ 2.4 : SƠ ĐỒ KẾ TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT CHUNG - Hoàn thiện kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm xây lắp tại Công ty CPXD số 4 Thăng Long.doc
Sơ đồ 2.4 SƠ ĐỒ KẾ TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT CHUNG (Trang 67)
BẢNG KÊ CHI TIẾT TÀI KHOẢN 627 - Hoàn thiện kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm xây lắp tại Công ty CPXD số 4 Thăng Long.doc
627 (Trang 70)
BẢNG KÊ CHI TIẾT TÀI KHOẢN 627 - Hoàn thiện kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm xây lắp tại Công ty CPXD số 4 Thăng Long.doc
627 (Trang 70)
Căn cứ vào Bảng kê chi tiết tài khoản 627 kế toán tổng hợp tiến hành lập Bảng phân bổ loại 627 trong quý - Hoàn thiện kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm xây lắp tại Công ty CPXD số 4 Thăng Long.doc
n cứ vào Bảng kê chi tiết tài khoản 627 kế toán tổng hợp tiến hành lập Bảng phân bổ loại 627 trong quý (Trang 71)
BẢNG PHÂN BỔ LOẠI 627 - Hoàn thiện kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm xây lắp tại Công ty CPXD số 4 Thăng Long.doc
627 (Trang 71)
Từ chứng từ ghi sổ và Bảng phân bổ loại 627 kế toán tổng hợp vào Sổ cái của TK  627 như sau: - Hoàn thiện kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm xây lắp tại Công ty CPXD số 4 Thăng Long.doc
ch ứng từ ghi sổ và Bảng phân bổ loại 627 kế toán tổng hợp vào Sổ cái của TK 627 như sau: (Trang 72)
Kế toán tổng hợp căn cứ vào các Bảng phân bổ loại 621, 622, 623, 627 để lập Bảng kê chi tiết tài TK 154 như sau: - Hoàn thiện kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm xây lắp tại Công ty CPXD số 4 Thăng Long.doc
to án tổng hợp căn cứ vào các Bảng phân bổ loại 621, 622, 623, 627 để lập Bảng kê chi tiết tài TK 154 như sau: (Trang 74)
Sơ đồ 2.5: S Ơ ĐỒ KẾ TOÁN TẬP HỢP CHI PHÍ SẢN XUẤT - Hoàn thiện kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm xây lắp tại Công ty CPXD số 4 Thăng Long.doc
Sơ đồ 2.5 S Ơ ĐỒ KẾ TOÁN TẬP HỢP CHI PHÍ SẢN XUẤT (Trang 74)
BẢNG KÊ CHI TIẾT TÀI KHOẢN 154 - Hoàn thiện kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm xây lắp tại Công ty CPXD số 4 Thăng Long.doc
154 (Trang 75)
BẢNG KÊ CHI TIẾT TÀI KHOẢN 154 - Hoàn thiện kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm xây lắp tại Công ty CPXD số 4 Thăng Long.doc
154 (Trang 75)
BẢNG KÊ CHI TIẾT TÀI KHOẢN 154 THUÊ NGOÀI - Hoàn thiện kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm xây lắp tại Công ty CPXD số 4 Thăng Long.doc
154 THUÊ NGOÀI (Trang 76)
BẢNG KÊ CHI TIẾT TÀI KHOẢN 154 THUÊ NGOÀI - Hoàn thiện kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm xây lắp tại Công ty CPXD số 4 Thăng Long.doc
154 THUÊ NGOÀI (Trang 76)
Kế toán tổng hợp lấy số liệu trên cột tổng cộng của Bảng kê chi tiết tài khoản 154 thuê ngoài để lập Chứng từ ghi sổ kết chuyển chi phí thuê ngoài: - Hoàn thiện kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm xây lắp tại Công ty CPXD số 4 Thăng Long.doc
to án tổng hợp lấy số liệu trên cột tổng cộng của Bảng kê chi tiết tài khoản 154 thuê ngoài để lập Chứng từ ghi sổ kết chuyển chi phí thuê ngoài: (Trang 77)

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w