1. Trang chủ
  2. » Trung học cơ sở - phổ thông

Hồ sơ sinh hoạt chuyên môn theo chủ đề Ngữ văn 7

16 1,6K 1

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 16
Dung lượng 179,5 KB

Nội dung

Sinh hoạt chuyên môn theo nghiên cứu bài học là hoạt động GV cùng nhau học tập từ thực tế việc học của HS. Ở đó, GV cùng nhau thiết kế kế hoạch bài học, cùng dự giờ, quan sát, suy ngẫm và chia sẻ (tập trung chủ yếu vào việc học của HS) bài học. Đồng thời đưa ra những nhận xét về sự tác động của lời giảng, các câu hỏi, các nhiệm vụ học tập mà GV đưa ra,… có ảnh hưởng đến việc học của HS. Trên cơ sở đó, GV được chia sẻ, học tập lẫn nhau, rút kinh nghiệm và điều chỉnh nội dung, PPDH vào bài học hằng ngày một cách hiệu quả.

Trang 1

TRƯỜNG THCS CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

TỔ KHOA HỌC XÃ HỘI Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

BIÊN BẢN SINH HOẠT NHÓM CHUYÊN MÔN

NHÓM: NGỮ VĂN

I/ Thời gian, địa diểm, thành phần:

Vào hồi 14 h ngày 24 tháng 9 năm 2015 tại phòng học lớp 6B, nhóm Ngữ văn ( tổ Khoa học Xã hội, trường THCS ) tổ chức sinh hoạt nhóm, thành phần gồm:

- Chủ trì: – GV Ngữ văn - nhóm trưởng

- Thư kí: – GV Ngữ văn

Cùng thành viên còn lại là (GV Ngữ văn)

II/ Nội dung sinh hoạt:

Xác định chủ đề bài học và xây dựng kế hoạch dạy học chủ đề năm học

2015 - 2016

Các thành viên trong nhóm Ngữ văn đã thảo luận, lên kế hoạch, xác định và xây dựng chủ đề dạy học môn Ngữ văn năm học 2015 – 2016

Chúng tôi đã thống nhất lựa chọn chủ đề cần xây dựng là: Dấu câu ( Ngữ văn 7)

Nhóm cũng thống nhất xây dựng kế hoạch gồm các bước như sau:

BƯỚC 1: Xây dựng chủ đề dạy học

I- Xác định tên chủ đề: Dấu câu

II- Mô tả chủ đề:

1-Thời lượng ( tổng số tiết) thực hiện chủ đề: 2 tiết

2- Mục tiêu chủ đề:

a- Mục tiêu tiết 1:

b- Mục tiêu tiết 2:

3- Phương tiện:

4- Các nội dung chính của chủ đề theo tiết:

III- Công dụng của dấu gạch ngang

Trang 2

IV Luyện tập

V Giới thiệu một số dấu câu sẽ học ở các lớp trên

BƯỚC 2 : Biên soạn câu hỏi/bài tập:

BƯỚC 3: Thiết kế tiến trình dạy học (Soạn giáo án)

BƯỚC 4: Tổ chức dạy học và dự giờ

- Dự kiến thời gian dạy: Tháng 4/ 2016

+ Dự kiến người dạy mẫu:

+ Dự kiến đối tượng dạy: Học sinh lớp 7A, 7B

+ Dự kiến thành phần dự giờ: BGH, Tổ KHXH, nhóm chuyên môn

- Dự kiến kiểm tra khảo sát HS (15 phút):

+ Mỗi lớp chọn 10 HS (ở các mức độ nhận thức khác nhau)

BƯỚC 5 : Phân tích, rút kinh nghiệm bài học (sau khi dạy và dự giờ).

Kết quả thảo luận đã được xây dựng thành kế hoạch như trên và được 100% các thành viên trong nhóm nhất trí

Buổi sinh hoạt nhóm kết thúc hồi 16h30’ cùng ngày

Trang 3

TRƯỜNG THCS C ỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

TỔ KHOA HỌC XÃ HỘI Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

BIÊN BẢN SINH HOẠT NHÓM CHUYÊN MÔN

NHÓM: NGỮ VĂN

I/ Thời gian, địa diểm, thành phần:

Vào hồi 14 h ngày 22 tháng 10 năm 2015 tại phòng học lớp 6B, nhóm Ngữ văn ( tổ Khoa học Xã hội, trường THCS ) tổ chức sinh hoạt nhóm, thành phần gồm:

- Chủ trì: – GV Ngữ văn - nhóm trưởng

- Thư kí: – GV Ngữ văn

thành viên còn lại là (vắng)

II/ Nội dung sinh hoạt:

Xây dựng chủ đề bài học và biên soạn câu hỏi, bài tập cho bài dạy theo chủ đề: Dấu câu

Các thành viên trong nhóm Ngữ văn đã thảo luận, lên kế hoạch, xác định và xây dựng chủ đề dạy học môn Ngữ văn năm học 2015 – 2016

Chúng tôi đã trao đổi và thống nhất xây dựng chủ đề theo hệ thống như sau:

BƯỚC 1: Xây dựng chủ đề dạy học

I- Xác định tên chủ đề: Dấu câu

II- Mô tả chủ đề:

1- Thời lượng thực hiện chủ đề: 2 tiết

+ Nội dung tiết 1: Nhắc lại công dụng một số dấu câu đã học ở lớp 6 (Dấu chấm,

dấu chấm hỏi, dấu chấm than, dấu phẩy.)

Tìm hiểu công dụng và ý nghĩa ngữ pháp của dấu chấm lửng, dấu chấm phẩy

Học sinh biết sử dụng dấu chấm lửng và dấu chấm phẩy đúng

+Nội dung tiết 2: Tiếp tục tìm hiểu về công dụng và ý nghĩa ngữ pháp của dấu gạch

ngang Áp dụng làm bài tập

Trang 4

( Tùy từng lớp giáo viên có thể cân đối thời lượng các tiết cho phù hợp để hoàn thành các nội dung trên)

Tiết Tiết: 152, 153, 158 152 - 153

Tên bài Dấu chấm lửng và dấu chấm phẩy

2- Mục tiêu chủ đề:

a- Mục tiêu tiết 1:

+ Kiến thức:

- Ôn lại một số dấu câu đã học

- Hiểu được công dụng ý nghĩa ngữ pháp của dấu chấm lửng, dấu chấm phẩy

- Biết sử dụng dấu chấm lửng và dấu chấm phẩy cho đúng

+ Thái độ: Có ý thức sử dụng dấu câu đúng khi viết văn bản

+ Kĩ năng: Rèn luyện kĩ năng sử dụng dấu câu cho đúng

b- Mục tiêu tiết 2:

+ Kiến thức:

- Tiếp tục hướng dẫn học sinh tìm hiểu công dụng ý nghĩa ngữ pháp của dấu gạch ngang

- Biết tự phát hiện và sửa các lỗi về dấu câu trong bài viết của mình và của bạn

- Biết phân biệt dấu gạch ngang với dấu gạch nối

+ Thái độ: Có ý thức sử dụng dấu câu đúng khi viết văn bản

+ Kĩ năng: Rèn luyện kĩ năng sử dụng dấu câu đúng Vận dụng sử dụng dấu chấm lửng, dấu chấm phẩy, dấu gạch ngang trong những trường hợp cụ thể

3- Phương tiện:

- Máy chiếu Phiếu học tập Học liệu ( nếu có)

4- Các nội dung chính của chủ đề theo tiết:

Tiết 1: I- Nhắc lại các loại dấu câu đã học ở lớp 6

II- Công dụng của dấu chấm lửng và dấu chấm phẩy

Tiết 2: III- Công dụng của dấu gạch ngang

IV Luyện tập

V Giới thiệu một số dấu câu sẽ học ở các lớp trên

Trang 5

BƯỚC 2 : Biên soạn câu hỏi/bài tập:

* Biên soạn câu hỏi/ bài tập theo hướng:

- Xây dựng, xác định và mô tả 4 mức độ yêu cầu (nhận biết, thông hiểu, vận dụng, vận dụng cao)

- Mỗi loại câu hỏi/bài tập sử dụng để kiểm tra, đánh giá năng lực và phẩm

chất nào của học sinh trong dạy học

* Cụ thể như sau:

Tiết 1:

1 Em hãy nhắc lại các loại dấu câu mà em đã học ở lớp 6? Nhận biết Ghi nhớ kiến thức

2

Em hãy nêu công dụng của dấu

chấm, dấu chấm hỏi, dấu chấm

than?

Nhận biết Tư duy, ghi nhớ kiến thức

3 Trong các ví dụ trên, dấu chấm

lửng dùng để làm gì? Thông hiểu

Hợp tác để giải quyết vấn đề

- Tư duy, giải thích, thuyết trình

4 Từ ví dụ trên, rút ra kết luận về công dụng của dấu chấm lửng? Vận dụng Nhận xét, đánh giá, tổng hợp

5 Em hãy cho biết công dụng của dấu chấm lửng trong câu văn? Thông hiểu Quan sát, tư duy, trình bày

6 Trong các câu trên, dấu chấm phẩy được dùng để làm gì? Vận dụng Nhận xét, đánh giáGiải thích, trình bày

7

Câu nào có thể thay dấu chấm

phẩy bằng dấu phẩy? Câu nào

không thể thay thế được vì sao?

Vận dụng

Liên hệ, tích hợp, so sánh, giải thích, trình bày

Nhận xét đánh giá

8

Từ bài tập trên, em rút ra kết luận

gì về công dụng của dấu chấm

phẩy?

Thông hiểu Tổng hợp, trình bày

9 Nêu tác dụng của dấu chấm phẩy trong câu văn? Thông hiểu Khái quát, trình bày

10

Đặt câu có dấu chấm phẩy hoặc

dấu chấm lửng?

Công dụng của dấu trong câu vừa

đặt

Vận dụng

Vận dụng kiến thức để giải quyết bài tập:

Khả năng dùng từ diễn đạt Khả năng sử dụng dấu câu Trình bày miệng, viết

Tiết 2:

Trang 6

1 Nêu tác dụng của dấu gạch ngang trong từng ví dụ? Thông hiểu Trình bày

2 Tại sao cùng là một dấu câu nhưng ở mỗi ví dụ lại khác nhau? Thông hiểu So sánh, giải thích, trình bày

3 Qua ví dụ trên, em thấy dấu gạch ngang có những tác dụng gì? Thông hiểu Tổng hợp khái quát, trình bày

4 Dấu gạch nối trong từ Va-ren dùng để làm gì? Thông hiểu Giải thích, trình bày

5 Dấu gạch nối có gì khác dấu gạch ngang? Vận dụng Quan sát, tư duy, so sánh,giải thích, trình bày

6 Em hãy cho biết công dụng của dấu gạch nối trong câu văn? Thông hiểu Khái quát, trình bày

7 Em hãy cho biết tác dụng của dấu gạchngang trong những câu dưới đây? Vận dụng thấp

Sử dụng kiến thức vừa tìm hiểu để phát hiện tác dụng của dấu gạch ngang trong những câu văn ngoài VD SGK

8

Đặt câu có dùng dấu gạch ngang nói

về một nhân vật trong vở chèo Quan

Âm Thị Kính

Vận dụng cao

Kỹ năng sử dụng dấu gạch ngang trong câu có nhiều chủ ngữ

9

Viết đoạn văn nói về ca Huế trên sông

Hương có sử dụng dấu gạch ngang,

dấu gạch nối

Vận dụng cao

Kỹ năng viết đoạn văn, kĩ năng sử dụng dấu gạch ngang, dấu gạch nối trong viết văn

10

Củng cố : Trình bày lại những hiểu

biết của em về công dụng của các dấu

câu vừa học (có ví dụ minh họa):

-Dấu chấm phẩy

- Dấu chấm lửng

- Dấu gạch ngang

(HS có thể trình bày miệng, hoặc thiết

kế theo dạng sơ đồ, biểu đồ…)

-Thông hiểu -Vận dụng

-Tự học, tự kiểm tra việc ghi nhớ kiến thức đã học -Nhận thức được vai trò của dấu câu

-Sáng tạo -Kỹ năng thuyết trình

Kết quả thảo luận đã được xây dựng thành hệ thống câu hỏi, tiến trình như trên

và được 100% các thành viên trong nhóm nhất trí và tự soạn giáo án riêng của mỗi

cá nhân trước khi xây dựng giáo án chung

Buổi sinh hoạt nhóm kết thúc hồi 16h30’ cùng ngày

Trang 7

TRƯỜNG THCS C ỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

TỔ KHOA HỌC XÃ HỘI Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

BIÊN BẢN SINH HOẠT NHÓM CHUYÊN MÔN

NHÓM: NGỮ VĂN I/ Thời gian, địa diểm, thành phần:

Vào hồi 14 h ngày 26 tháng 11 năm 2015 tại phòng học lớp 6B, nhóm Ngữ văn ( tổ Khoa học Xã hội, trường THCS ) tổ chức sinh hoạt nhóm, thành phần gồm:

- Chủ trì: – GV Ngữ văn - nhóm trưởng

- Thư kí: – GV Ngữ văn

Cùng thành viên còn lại là (GV Ngữ văn)

II/ Nội dung sinh hoạt:

Xây dựng giáo án chung cho bài dạy học theo chủ đề năm học 2015 - 2016

Từ mục tiêu, hệ thống câu hỏi cơ bản đã thảo luận cùng các giáo án của các thành viên đã biên soạn, các thành viên trong nhóm Ngữ văn đã thảo luận, xây dựng

giáo án chung cho chủ đề Dấu câu.

Nhóm đã thống nhất xây dựng giáo án gồm hai tiết bước như sau:

BƯỚC 3: Thiết kế tiến trình dạy học (Soạn giáo án)

TIẾT 152: CHỦ ĐỀ: DẤU CÂU A.Mục tiêu bài học

* Kiến thức:

- Ôn lại một số dấu câu đã học

- Hiểu được công dụng ý nghĩa ngữ pháp của dấu chấm lửng, dấu chấm phẩy, dấu gạch ngang

- Biết sử dụng dấu chấm lửng và dấu chấm phẩy,dấu gạch ngang cho đúng

- Biết phân biệt dấu gạch ngang với dấu gạch nối

* Thái độ: Có ý thức sử dụng dấu câu đúng khi viết văn bản.

Trang 8

* Kĩ năng: Rèn luyện kĩ năng sử dụng dấu câu cho đúng.Vận dụng sử dụng dấu

chấm lửng, dấu chấm phẩy, dấu gạch ngang trong những trường hợp cụ thể

B.Chuẩn bị: Máy chiếu, giấy A3, bút dạ.

C.Tổ chức các hoạt động dạy học

1/ Ổn định tổ chức: 1’

2/ Kiểm tra bài cũ: 5’

? Thế nào là phép liệt kê? Đặt câu có sử dụng phép liệt kê để trình bày nội dung truyện ngắn Những trò lố hay là Va-ren và Phan Bội Châu?

3/ Bài mới:

GTB (1’): GV dẫn dắt vào bài bằng câu chuyện:

*GV đưa câu chuyện lên màn hình:

Một ông bố lúc sắp mất cho gọi con trai đến để trối trăng Ông cụ thều thào dặn con: Đừng uống trà…uống rượu con nhé!

Đừng đánh cờ… đánh bạc con nhé !

Anh con trai vốn là người con có hiếu, luôn nghe lời bố sau khi bố qua đời, anh đã lao vào uống rượu, đánh bạc đến nỗi bán cả sản nghiệp do bố để lại.

Dấu chấm lửng trong câu thể hiện điều gì? Vì sao anh con trai lại lao vào uống rượu, đánh bạc? Để hiểu rõ công dụng của một số loại dấu câu, cách dùng dấu câu cho đúng chúng ta sẽ vào bài học hôm nay

Hoạt động của thầy Hoạt động của trò Nội dung cần đạt

Hoạt động 1: Ôn lại một số dấu câu đã học I.Ôn lại các dấu câu đã học: 5’

? Em hãy nhắc lại các

loại dấu câu mà em đã

học ở lớp 6?

? Em hãy nêu công

dụng của dấu chấm,

dấu chấm hỏi, dấu

chấm than?

- HS suy nghĩ trả lời

- HS trả lời

- Dấu chấm

- Dấu phẩy

- Dấu chấm hỏi

- Dấu chấm than

Hoạt động 2: Tìm hiểu công dụng của dấu chấm lửng II Dấu chấm lửng: 15’

* GV treo bảng phụ

có ghi ví dụ

- Trong các ví dụ trên,

dấu chấm lửng dùng

- HS đọc VD

- HS trao đổi cặp trong 2 phút

- HS trình bày

1 Tìm hiểu ví dụ: SGK/121

a Dấu chấm lửng tỏ ý còn nhiều vị anh hùng DT nữa chưa được liệt kê

b Dấu chấm lửng biểu thị sự ngắt

Trang 9

để làm gì?

- Từ bài tập trên, rút ra

kết luận về công dụng

của dấu chấm lửng?

? Em hãy cho biết công

dụng của dấu chấm

lửng trong câu văn?

- HS khái quát kiến thức

- 1 HS đọc ghi nhớ

- HS đọc yêu cầu của bài tập

- HS làm việc cá nhân, trình bày, nhận xét

quãng trong lời nói của nhân vật do quá mệt và hoảng sợ

c Dấu chấm lửng làm giảm nhịp điệu câu văn, chuẩn bị cho sự xuất hiện bất ngờ của từ “bưu thiếp”

2 Công dụng:

Dấu chấm lửng được dùng để:

- Tỏ ý còn nhiều sự vật, hiện tượng tương tự chưa liệt kê hết;

- Thể hiển chỗ lời nói bỏ dở hay ngập ngừng, ngắt quãng;

- Làm giãn nhịp điệu câu văn, chuẩn

bị cho sự xuất hiện của một từ ngữ biểu thị nội dung bất ngờ hay hài hước, châm biếm

- Dấu chấm lửng dùng để biểu thị lời nói bị ngắc ngứ, đứt quãng do sợ hãi,

lúng túng

Hoạt động 3: Tìm hiểu công dụng của dấu chấm phẩy II Dấu chấm phẩy: 15’

* GV treo bảng phụ

- Trong các câu trên,

dấu chấm phẩy được

dùng để làm gì?

- Câu nào có thể thay

dấu chấm phẩy bằng

dấu phẩy? Câu nào

không thể thay thế

được vì sao?

- Từ bài tập trên, em

rút ra kết luận gì về

công dụng của dấu

chấm phẩy?

- HS đọc

- HS trao đổi cặp trong 2 phút

- HS trình bày

HS suy nghĩ trả lời

- HS khái quát lại kiến thức

- 1 HS đọc ghi nhớ

1 Tìm hiểu ví dụ: SGK/122

a Dấu chấm phẩy được dùng để đánh dáu ranh giới giữah ai vế của một câu ghép có cấu tạo phức tạp

b Dấu chấm phẩy được dùng để ngăn cách các bộ phận trong một phép liệt

kê phức tạp, nhằm giúp người đọc hiểu được các bộ phận, các tầng bậc ý trong khi liệt kê

- Câu a có thể thay dấu bằng dấu phẩy được vì nội dung của câu không thay đổi

- Câu b không thể thay bằng dấu phẩy được vì:

+ Các phần liệt kệ sau dấu chấm phẩy bình đẳng với nhau

+ Các bộ phận liệt kê sau dấu phẩy không thể bình đẳng với các phần nêu trên

+ Nếu thay thì nội dung dễ bị hiểu lầm

2 Công dụng:

Dấu chấm phẩy được dùng để:

- Đánh dấu ranh giới giữa các vế của một câu ghép có cấu tạo phức tạp;

- Đánh dấu ranh giới giữa các bộ phận

Trang 10

Bài tập nhanh: Nêu tác

dụng của dấu chấm

phẩy trong câu văn?

HS đọc yêu cầu của bài tập

- HS làm việc cá nhân, trình bày, nhận xét

trong một phép liệt kê phức tạp

Bài tập

- Dấu chấm phẩu dùng để ngăn cách các vế của những câu ghép có cấu tạo phức tạp

4/ Củng cố: 2’ Giáo viên cho học sinh nhắc lại công dụng của dấu chấm lửng, dấu

chấm phẩy

5/ Hướng dẫn học tập:1’

Học bài, thuộc ghi nhớ

Hoàn thiện bài tập

Soạn: Chuẩn bị tiết 2 ( 153) của chủ đề Dấu câu.

Kết quả thảo luận đã được xây dựng thành giáo án như trên và được 100% các thành viên trong nhóm nhất trí

Buổi sinh hoạt nhóm kết thúc hồi 16h30’ cùng ngày

Trang 11

TRƯỜNG THCS C ỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

TỔ KHOA HỌC XÃ HỘI Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

BIÊN BẢN SINH HOẠT NHÓM CHUYÊN MÔN

NHÓM: NGỮ VĂN I/ Thời gian, địa diểm, thành phần:

Vào hồi 14 h ngày 17 tháng 12 năm 2015 tại phòng học lớp 6B, nhóm Ngữ văn ( tổ Khoa học Xã hội, trường THCS ) tổ chức sinh hoạt nhóm, thành phần gồm:

- Chủ trì: – GV Ngữ văn - nhóm trưởng

- Thư kí: – GV Ngữ văn

Cùng thành viên còn lại là (GV Ngữ văn)

II/ Nội dung sinh hoạt:

Xây dựng giáo án chung cho bài dạy học theo chủ đề năm học 2015 - 2016

Từ mục tiêu, hệ thống câu hỏi cơ bản đã thảo luận cùng các giáo án của các thành viên đã biên soạn, các thành viên trong nhóm Ngữ văn đã thảo luận, xây dựng

giáo án chung cho chủ đề Dấu câu.

Nhóm đã thống nhất xây dựng giáo án gồm hai tiết bước như sau:

BƯỚC 3: Thiết kế tiến trình dạy học (Soạn giáo án)

TIẾT 153: CHỦ ĐỀ: DẤU CÂU

A.Mục tiêu bài học

* Kiến thức:

- Ôn lại một số dấu câu đã học

- Hiểu được công dụng ý nghĩa ngữ pháp của dấu chấm lửng, dấu chấm phẩy, dấu gạch ngang

- Biết sử dụng dấu chấm lửng và dấu chấm phẩy,dấu gạch ngang cho đúng

- Biết phân biệt dấu gạch ngang với dấu gạch nối

* Thái độ: Có ý thức sử dụng dấu câu đúng khi viết văn bản.

* Kĩ năng: Rèn luyện kĩ năng sử dụng dấu câu cho đúng.Vận dụng sử dụng dấu

chấm lửng, dấu chấm phẩy, dấu gạch ngang trong những trường hợp cụ thể

Trang 12

B.Chuẩn bị: Máy chiếu, giấy A3, bút dạ.

C.Tổ chức các hoạt động dạy học

1 Ổn định tổ chức: 1’

2 Kiểm tra bài cũ: 5’ Công dụng của dấu chấm lửng và dấu chấm phẩy? Đặt 1 câu

có dùng dấu chấm lửng và một câu có dùng dấu chấm phẩy?

3 Bài mới: Giới thiệu: 1’

Hoạt động của

Hoạt động 1: Tìm hiểu tác dụng của dấu gạch ngang IV Công dụng của dấu gạch ngang: 12’

* GV treo bảng

phụ viết VD

- Nêu tác dụng

của dấu gạch

ngang trong từng

ví dụ?

- Tại sao cùng là

một dấu câu

nhưng ở mỗi ví dụ

lại khác nhau?

- Qua ví dụ trên,

em thấy dấu gạch

ngang có những

tác dụng gì?

- 1 HS đọc VD

- HS trả lời cá nhân

- HS trao đổi cặp trong 2 phút, trình bày

- HS trả lời

- 1 HS đọc ghi nhớ

1 Tìm hiểu ví dụ : SGK/129

a Đánh dấu bộ phận giải thích

b Đánh dấu lời nói trực tiếp của nhân vật

c Được dùng để thể hiện phép liệt kê

d Được dùng để nối các bộ phận trong một liên danh

- Khác nhau vì chúng ở những vị trí khác nhau trong câu ( Giữa câu, đầu câu, giữa hai tên riêng )

2 Công dụng:

Dấu gạch ngang có những công dụng sau:

- Đặt ở giữa câu để đánh dấu bộ phận chú thích, giải thích trong câu;

- Đặt ở đầu dòng để đánh dấu lời nói trực tiếp của nhân vật hoặc để liệt kê;

- Nối các từ nằm trong một liên danh

Hoạt động 2:

Phân biệt dấu gạch ngang với dấu gạch nối

3 Phân biệt dấu gạch ngang với dấu gạch nối

* GV viết VD lên

bảng

- Dấu gạch nối

trong từ Va-ren

dùng để làm gì?

- Dấu gạch nối có

gì khác dấu gạch

ngang?

- Quan sát

- HS trả lời

1 Tìm hiểu VD: Mẫu d SGK/130

- Dấu gạch nối trong từ Va-ren dùng để mối các tiếng trong một từ phiên âm mượn ngôn ngữ Ấn – Âu

- Chú ý:

+ Dấu gạch nối không phải là một dấu câu

mà dùng để nối các tiếng trong một từ mượn gồm nhiều tiếng

+ Dấu gạch nối ngắn hơn dấu gạch ngang

Em hãy cho biết

công dụng của

dấu chấm lửng

trong câu văn?

- HS đọc yêu cầu của bài tập

- HS làm việc cá nhân, trình bày,

Bài tập 1:

a.Dấu chấm lửng biểu bị câu nói bị bỏ dở b.Dấu chấm lửng biểu thị sự liệt kê chưa đầy đủ

Ngày đăng: 15/12/2017, 21:17

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w