1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

SKKN xây dựng hệ thống câu hỏi thực tiễn trong dạy học môn hóa học THPT

65 509 5

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 65
Dung lượng 533 KB

Nội dung

Muốn vậy, trong quá trình dạy học các môn học nói chung và hóa học nói riêngcần xây dựng hệ thống bài tập một cách hợp lý và đáp ứng được các yêu cầu trên.Xuất phát từ những lí do trên,

Trang 1

TRƯỜNG THPT CHUYÊN LÊ HỒNG PHONG

SÁNG KIẾN DỰ THI CẤP TỈNH

BÁO CÁO SÁNG KIẾN

XÂY DỰNG HỆ THỐNG CÂU HỎI THỰC TIỄN TRONG DẠY HỌC MÔN HÓA HỌC THPT

Trang 2

Nam Định, ngày 05 tháng 6 năm 2016

THÔNG TIN CHUNG VỀ SÁNG KIẾN

1 Tên sáng kiến:

HỆ THỐNG CÂU HỎI THỰC TIỄN TRONG DẠY HỌC MÔN HÓA HỌC THPT

2 Lĩnh vực áp dụng sáng kiến: Chương trình hóa học THPT

3 Thời gian áp dụng sáng kiến: Từ tháng 9/2015 đến tháng 6/2016

4 Tác giả:

Họ và tên: Lại Thị Thu Thủy

Năm sinh: 1978

Nơi thường trú: 20B-ô 19- phường Hạ Long, TP Nam Định

Trình độ chuyên môn: Thạc sĩ khoa học

Chức vụ: Giáo viên

Nơi công tác: Trường THPT chuyên Lê Hồng Phong

Địa chỉ liên hệ: 20B-ô 19- phường Hạ Long, TP Nam Định

Trang 3

Điện thoại: 03503.500 542

5 Đồng tác giả: Không

6 Đơn vị áp dụng sáng kiến:

Tên đơn vị: Trường THPT chuyên Lê Hồng Phong

Địa chỉ: 76 Vị Xuyên, TP Nam Định

MỤC LỤC

MỞ ĐẦU

I Điều kiện hoàn cảnh tạo ra sáng kiến

II Các giải pháp

CHƯƠNG I: TẦM QUAN TRỌNG CỦA BÀI TẬP THỰC TIỄN

CHƯƠNG II: SỬ DỤNG BÀI TẬP THỰC TIỄN MÔN HÓA HỌC

Trang 4 4 5 7 8

Trang 4

II.1 SỬ DỤNG TRONG GIẢNG DẠY BÀI MỚI

II.2 SỬ DỤNG KHI LUYỆN TẬP, KIỂM TRA VÀ ĐÁNH GIÁ

II.3 SỬ DỤNG THÔNG QUA CÁC HOẠT ĐỘNG NGOẠI KHÓA

CHƯƠNG III: HỆ THỐNG CÂU HỎI THỰC TIỄN MÔN HÓA HỌC THPT

III.1 CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM KHÁCH QUAN

III.1.1 BÀI GIẢNG VỀ PHI KIM

III.1.2 BÀI GIẢNG VỀ KIM LOẠI

III.1.3 BÀI GIẢNG VỀ CÁC HỢP CHẤT VÔ CƠ

III.1.4 BÀI GIẢNG VỀ CÁC HỢP CHẤT HỮU CƠ

III.2 CÂU HỎI ĐÁNH GIÁ

III.2.1 CÂU HỎI TỰ LUẬN

III.2.2 CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM

III Hiệu quả do sáng kiến đem lại

IV Cam kết không sao chép và vi phạm bản quyền

TÀI LIỆU THAM KHẢO

8 12 14 17 17 17 18 19 24 32 32 45 48 48 49

Trang 5

MỞ ĐẦU

I Điều kiện hoàn cảnh tạo ra sáng kiến

Đổi mới phương pháp dạy học hiện nay đang là xu thế chung của sự phát triển giáodục Bên cạnh đó, việc định hướng cho học sinh phương pháp tự học là rất cần thiết, nógiúp cho giờ dạy trên lớp đạt hiệu quả cao hơn Do vậy, việc hướng dẫn học sinh tự họcnhằm định hướng một cách hệ thống và khắc sâu kiến thức trong mỗi chương là côngviệc không bao giờ thiếu trong nhà trường

Kiến thức hóa học luôn luôn gắn liền với thực tiễn xuyên suốt chương trình hóahọc phổ thông từ lớp 8 đến lớp 12, chúng đều có cả một hệ thống vấn đề thực tiễn liênquan đến mỗi bài học Chúng ta phải luôn kết hợp được kiến thức thực tiễn vào trong bàihọc thì mới đạt được mục đích cao nhất trong dạy học Đặc biệt là các vấn đề liên quanđến môi trường và sản xuất công nghiệp Chúng ta cần tích cực hơn nữa trong việc đưacác kiến thức về môi trường và các quy trình sản xuất trong công nghiệp vào trong cácbài học cho học sinh phổ thông thường xuyên, liên tục, xuyên suốt chương trình

Trong những năm gần đây, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã có những cải cách lớn trongtoàn ngành giáo dục nói chung và đặc biệt là trong việc dạy và học ở trường phổ thôngnói riêng; nhằm nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện về đức, trí, thể, mĩ Nội dunggiáo dục, đặc biệt là nội dung, cơ cấu sách giáo khoa được thay đổi một cách hợp lý vừađảm bảo được chuẩn kiến thức phổ thông, cơ bản; có hệ thống vừa tạo điều kiện để pháttriển năng lực của mỗi học sinh, nâng cao năng lực tư duy, kỹ năng thực hành, tăng tínhthực tiễn Xây dựng thái độ học tập đúng đắn, phương pháp học tập chủ động, tích cực,sáng tạo; lòng ham học, ham hiểu biết, năng lực tự học, năng lực vận dụng kiến thức vàocuộc sống

Trang 6

Muốn vậy, trong quá trình dạy học các môn học nói chung và hóa học nói riêngcần xây dựng hệ thống bài tập một cách hợp lý và đáp ứng được các yêu cầu trên.

Xuất phát từ những lí do trên, tôi đã tiến hành đề tài:

‘Xây dựng hệ thống câu hỏi thực tiễn trong dạy học môn Hóa học THPT’ nhằm giúp người dạy và người học có định hướng và nâng cao hiệu quả giờ học.

Sử dụng hệ thống câu hỏi thực tiễn trong dạy học môn Hóa học THPT phần nào thực hiện được điều đó Ngoài ra, hệ thống câu hỏi thực tiễn là nền tảng vững chắc

cho học sinh lớp 10, 11, 12 và đặc biệt dùng để ôn thi THPT Quốc gia trong 2 năm gầnđây Việc xây dựng một bài giảng có hiệu quả cần dành nhiều thời gian và tâm sức, tôimong rằng các đồng nghiệp hãy chung sức cùng tôi để nâng cao hiệu quả trong công tácgiảng dạy

II Các giải pháp

- Nội dung chính của sáng kiến:

CHƯƠNG I: TẦM QUAN TRỌNG CỦA BÀI TẬP THỰC TIỄN

CHƯƠNG II: SỬ DỤNG BÀI TẬP THỰC TIỄN MÔN HÓA HỌC

II.1 SỬ DỤNG BTTT TRONG GIẢNG DẠY BÀI MỚI

II.2 SỬ DỤNG BTTT KHI LUYỆN TẬP, KIỂM TRA VÀ ĐÁNH GIÁ II.3 SỬ DỤNG BTTT THÔNG QUA CÁC HOẠT ĐỘNG NGOẠI KHÓA

CHƯƠNG III: HỆ THỐNG CÂU HỎI THỰC TIỄN MÔN HÓA HỌC THPT

III.1 CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM KHÁCH QUAN

III.1.1 BÀI GIẢNG VỀ PHI KIM

Trang 7

III.1.2 BÀI GIẢNG VỀ KIM LOẠI III.1.3 BÀI GIẢNG VỀ CÁC HỢP CHẤT VÔ CƠ III.1.4 BÀI GIẢNG VỀ CÁC HỢP CHẤT HỮU CƠ III.2 CÂU HỎI ĐÁNH GIÁ

III.2.1 CÂU HỎI TỰ LUẬN III.2.2 CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM

- Trong đó, tôi xác định được tầm quan trọng của việc sử dụng bài tập thực tiễn trong dạy

và học ở trường phổ thông cũng như trong cuộc sống

- Tôi đã lấy dẫn chứng cụ thể các câu hỏi thực tiễn sau bài học được cụ thể hóa khi ta dạybài mới, khi luyên tập- kiểm tra- đánh giá và nhất là thông qua các hoạt động ngoại khóa

- Trên cơ sở đó, tôi đã xây dựng những câu hỏi thực tiễn môn Hóa học (Hóa-Sinh) đểphục vụ cho việc giảng dạy những bài giảng về phi kim, kim loại, hợp chất vô cơ, hợpchất hữu cơ theo đối tượng và cập nhật vấn đề nóng hổi liên quan đến giao thông – vệsinh an toàn thực phẩm – y tế- môi trường

Mặt khác, tôi cũng đề xuất câu hỏi kiểu đánh giá dạng tự luận để người học phầnnào hiểu rõ bản chất vấn đề liên quan đến hóa học như: giải thích, gợi ý, chỉ rõ ở phầnkiến thức nào đã học trong chương trình; bổ trợ câu hỏi trắc nghiệm kiểu phát biểu đúngsai để củng cố phần kiến thức đã học

Trang 8

CHƯƠNG I: TẦM QUAN TRỌNG CỦA BÀI TẬP THỰC TIỄN (BTTT)

Việc lồng ghép các BTTT vào trong quá trình dạy và học, trước hết:

1 Tạo điều kiện cho việc học và hành gắn liền với thực tế, tạo cho học sinh sự hứng thú,hăng say trong học tập

Trang 9

2 Xây dựng thái độ học tập đúng đắn, phương pháp học tập chủ động, tích cực, sáng tạo;lòng ham học, ham hiểu biết, năng lực tự học, năng lực vận dụng kiến thức vào cuộcsống.

3 Giúp cho học sinh có được những hiểu biết về hệ tự nhiên và hoạt động của nó, tácđộng của nó đối với cuộc sống của con người; những ảnh hưởng của những hoạt độngcủa con người lên hệ tự nhiên Từ đó, học sinh ý thức được hoạt động của bản thân trongcuộc sống, đặc biệt là đối với vấn đề môi trường

4 BTTT còn xây dựng cho học sinh những kĩ năng quan sát, thu nhập thông tin và phân

tích thông tin, dần hình thành phương pháp nghiên cứu khoa học.

5 BTTT phát triển kĩ năng nghiên cứu thực tiễn và kĩ năng tư duy để giải thích các hiệntượng thực tiễn, luôn chủ động trong cuộc sống; nuôi dưỡng nhận thức và các quan niệmđúng đắn về các hiện tượng trong tự nhiên và cuộc sống

6 BTTT phát triển sự đánh giá thẫm mĩ

7 Bài tập về các hiện tượng tự nhiên làm cho học sinh thấy các quá trình hóa học luônxảy ra xung quanh ta Khi giải thích được các hiện tượng tự nhiên, học sinh sẽ yêu thíchmôn hóa học hơn

8 Vấn đề về môi trường hiện nay đang trở thành vấn đề cấp bách và mang tính toàn cầu

Do vậy, môn hóa học có nhiệm vụ và có nhiều khả năng giáo dục cho học sinh ý

thức bảo vệ môi trường Cần tích hợp nội dung về bảo vệ môi trường vào việc dạy

học hóa học

Trang 10

CHƯƠNG II: SỬ DỤNG BÀI TẬP THỰC TIỄN MÔN HÓA HỌC

Với đặc điểm đa dạng và phong phú của BTTT, việc truyền đạt cho học sinh nhữngkiến thức thực tiễn có thể sử dụng nhiều phương pháp khác nhau, thông qua nhiều hìnhthức khác nhau; có thể đưa vào khi giảng bài mới thông qua các câu hỏi, cách đặt vấn đề,hay một bài tập nhỏ, cũng có thể giáo viên thông tin cho học sinh; cũng có thể đưa vàotrong các giờ luyện tập thông qua các bài tập hay đưa vào đề kiểm tra với một dunglượng nhất định Đặc biệt là tổ chức các hoạt động ngoại khóa như các cuộc thi, các câulạc bộ hóa học,…

II.1 SỬ DỤNG BTTT TRONG GIẢNG DẠY BÀI MỚI

Trong các giờ giảng bài mới, giáo viên có thể linh hoạt nhiều phương pháp khác

nhau để kết hợp các kiến thức thực tiễn vào bài giảng; thuận lợi nhất là hai phương pháp tích hợp và lồng ghép.

- Tích hợp: là kết hợp một cách có hệ thống các kiến thức hóa học với kiến thức thực tiễn,làm cho chúng hòa quyện vào nhau thành một thể thống nhất

Ví dụ 1: Chương trình lớp 11 cơ bản có bài “Photpho” Giáo viên giải thích hiện

tượng “Ma trơi”; qua đó còn giáo dục cho học sinh cách nhìn nhận đúng đắn và khoahọc các vấn đề trong cuộc sống, tránh những tư tưởng sai lầm, mê tín dị đoan do kémhiểu biết

Ví dụ 2: Chương trình lớp 11 cơ bản có bài “Các hợp chất của cacbon”

Trang 11

+ CO: có vai trò làm chất khử trong công nghiệp, đặc biệt là công nghiệp luyện kim.Giáo viên phối kết hợp với kiến thức thực tiễn: khả năng gây ngộ độc của CO, triệuchứng bị ngộ độc, các nguồn sinh CO thường có trong cuộc sống để phòng tránh

+ CO2: song song với việc giảng về vai trò của CO2 đối với quá trình quang hợp của câyxanh, người giáo viên phải đề cập đến vấn đề gây “hiệu ứng nhà kính” của CO2, giáo dụchọc sinh và mọi người nên trồng cây xanh, bảo vệ rừng cũng chính là bảo vệ môitrường và cuộc sống

** Đôi khi chỉ một vài câu liên hệ thực tiễn cũng gây được ảnh hưởng tốt cho họcsinh

- Lồng ghép: là thể hiện sự lắp ghép nội dung bài học về mặt cấu trúc để có thể đưa vào

bài học một đoạn, một mục, một số câu hỏi có nội dung liên quan đến thực tiễn

Ví dụ 3: Khi giảng về pH của dung dịch ta có thể hỏi học sinh “Vì sao chúng ta lại

bị sâu răng, đặc biệt là khi ăn các thức ăn nhiều đường?”

Ví dụ 4: Hay khi dạy về sự thủy phân của các muối; giáo viên có thể đặt câu hỏi

“Vì sao phèn chua lại có thể làm trong nước”

Ví dụ 5: Bài “muối amoni” giáo viên có thể yêu cầu học sinh giải thích “tại sao

NH4HCO3 được dùng làm bột nở ”….hay đề cập đến việc sử dụng phân bón- phân đạmure thích hợp với nhiều loại đất trồng hay không?

Ví dụ 6: Lợi dụng tính chất nào của CO2 mà người ta thường dùng những bình tạokhí này để dập tắt các đám cháy? Vậy HS cần biết: Khí CO2 không cháy và không duy trì

sự cháy của nhiều chất!

Trang 12

** Ta có thể lồng ghép kiến thức về môi trường, y tế, sản xuất, vệ sinh an toàn thựcphẩm Có thể dẫn chứng một số ví dụ sau đây:

Ví dụ 7: Một mẫu khí thải được sục vào dung dịch CuSO4, thấy xuất hiện kếttủa màu đen Hiện tượng này do chất nào có trong khí thải gây ra?

Ví dụ 8 : Khí CO2 không thể dập tắt đám cháy chất nào sau đây:

Ví dụ 9: Tháng 10/2015, các chuyên gia của Cơ quan quốc tế nghiên cứu ung thư

của WHO (IARC) cảnh báo các loại thịt xông khói, giăm bông, xúc xích là mối đe dọaung thư lớn nhất cho sức khỏe của con người, ngang với các tác nhân khác như amiang,asen (thạch tín), thuốc lá Nguyên nhân dẫn tới việc này là các loại thực phẩm chế biếntrên sử dụng một số chất phụ gia và chất bảo quản có khả năng gây ung thư

Một trong số đó là natri nitrit- NaNO 2 , chất này vốn có tác dụng làm cho thịt có

màu hồng – đỏ và ngăn chặn sự phát triển của một số loại vi khuẩn gây ngộ độc Nhưng

bên cạnh đó, natri nitrit có thể tác dụng với các amin tồn tại tự nhiên trong thực phẩm

tạo thành nitrosamin là chất có khả năng gây ung thư rất mạnh

Phát biểu nào dưới đây là không đúng?

A NaNO 2 là một chất tham gia vào quá trình tổng hợp muối điazoni và phẩm nhuộmazo

B NaNO 2 là sản phẩm của phản ứng nhiệt phân muối natri nitrat

Trang 13

Trong công nghiệp, để điều chế N 2 , có thể nung hỗn hợp NaNO 2 với amoni clorua.

D Phân tử khối của natri nitrit là 69.

Ví dụ 1 0 : Salbutamol là chất được sử dụng để bào chế thuốc làm giãn phế quản trị

hen suyễn và hiện vẫn được Bộ Y tế cấp phép nhập khẩu Tuy nhiên, từ lâu Tổ chứcLương thực và Nông nghiệp Liên Hợp Quốc (FAO) đã khuyến cáo không sử dụng chấtnày trong chăn nuôi do có nhiều tác động nguy hiểm tới sức khỏe con người nếu tích lũylâu dài trong cơ thể Hiện nay, vì lợi ích kinh tế trước mắt, nhiều trang trại chăn nuôi ởViệt Nam đã trộn thuốc này vào thức ăn gia súc để lợn lớn nhanh hơn, mông, vai nở hơn,

tỷ lệ nạc cao hơn và màu sắc thịt đỏ đẹp hơn , gây ra rất nhiều lo lắng, bức xúc đối vớingười tiêu dùng

Về mặt hóa học, salbutamol là một chất hữu cơ có công thức phân tử trùng với

công thức đơn giản nhất và hàm lượng các nguyên tố C, H, O, N lần lượt là 65,27%;8,79%; 5,86%; 20,08% Công thức phân tử của salbutamol là:

A C26H40N2O6 B C13 H 21 NO 3 C C7H11NO2 D C13H23NO3

+ Vì sao dụng cụ phân tích rượu có thể phát hiện các lái xe đã uống rượu?

Thành phần chính của các loại nước uống có cồn là ancol etylic Đặc tính củaancol etylic là dễ bị oxi hóa Có rất nhiều chất oxi hóa có thể tác dụng với ancol nhưng

Trang 14

người ta chọn một chất oxi hóa là crom(VI) oxit CrO3 Đây là một chất oxi hóa rất mạnh,

là chất ở dạng kết tinh thành tinh thể màu vàng da cam Bột oxit CrO3 khi gặp ancoletylic sẽ bị khử thành oxit Cr2O3 là một hợp chất có màu xanh đen Các cảnh sát giaothông sử dụng các dụng cụ phân tích ancol etylic có chứa CrO3 Khi tài xế hà hơi thở vàodụng cụ phân tích trên, nếu trong hơi thở có chứa hơi ancol etylic thì hơi ancol etylic sẽtác dụng với CrO3 và biến thành Cr2O3 có màu xanh đen Dựa vào sự biến đổi màu sắc

mà dụng cụ phân tích sẽ thông báo cho cảnh sát biết được mức độ uống rượu của tài xế.Đây là biện pháp nhằm phát hiện các tài xế đã uống rượu khi tham gia giao để ngăn chặnnhững tai nạn đáng tiếc xảy ra

+ Liên hệ: Tai nạn giao thông luôn là nổi ám ảnh của mọi người Một trong nhữngnguyên nhân chính xảy ra tai nạn giao thông chính là rượu

Ví dụ 12: Giáo viên có thể đặt câu hỏi trên rồi dẫn dắt cho học sinh vào bài giảng “Nước

cứng” (lớp 12) hoặc đưa vào phần cũng cố toàn bài giảng để học sinh vận dụng kiến thức

Ca(HCO3)2 → CaCO3↓ + CO2↑ + H2O

Mg(HCO3)2 → MgCO3↓ + CO2↑ + H2O

Do CaCO3 và MgCO3 là chất kết tủa nên lâu ngày sẽ đóng cặn Để tẩy lớp căn nàythì dùng dung dịch CH3COOH 5% cho vào ấm đun sôi để nguội khoảng một đêm rồi rửasạch

Trang 15

+ Thực tiễn: Mục đích là cung cấp cho học sinh một số vấn đề có trong đời sống từ đó cóthể giải thích được bản chất vấn đề nhằm kích thích sự hưng phấn trong học tập Đây làhiện tượng mà học sinh có thể quan sát và thực hiện được dễ dàng.

** Tóm lại, giáo viên có thể hướng dẫn cho học sinh vận dụng các kiến thức trongbài để giải quyết vấn đề đặt ra và bổ sung thêm cho học sinh những kiến thức có liênquan đến vấn đề nhưng không nằm trong phạm vi kiến thức hóa học như vấn đề bảo

vệ môi trường, bảo vệ sức khỏe,…

II.2 SỬ DỤNG BTTT KHI LUYỆN TẬP, KIỂM TRA VÀ ĐÁNH GIÁ

- Trong các giờ luyện tập, giáo viên có thể đưa vào các bài tập có nội dung thựctiễn mà học sinh có thể vận dụng được những kiến thức trong nội dung luyện tập để giảiquyết hoặc thông qua một bài tập có nội dung lý thuyết, sau khi giải quyết xong giáo viênthông tin thêm những kiến thức thực tiễn có liên quan

- Một số câu hỏi hoặc bài tập mang tính thực tiễn nhưng nội dung trả lời ngắn gọn

và chỉ vận dụng thuần túy các kiến thức lý thuyết trong các chương, bài mà học sinh đãđược cung cấp có thể đưa vào các đề kiểm tra 15 phút, 1 tiết, kiểm tra học kỳ…

Ví dụ 1: Khi kiểm tra chương 1, lớp 11 “Sự điện li” có thể đưa ra các câu như:

1 Công thức của phèn chua (phèn nhôm) là gì? Yêu cầu HS biết được công thức:K2SO4.Al2(SO4).24H2O

2 Ta có thể dùng phèn chua để xử lý nước đục được hay không?HS biết được dùng phènchua để làm trong nước

Trang 16

3 E là muối sunfat kép của nhôm và kali ngậm nước, được dùng trong ngành thuộc da,chất cầm màu trong công nghiệp nhuộm vải, chất làm trong nước….

Công thức E: K2SO4.Al2(SO4)3.24H2O hoặc viết gọn là KAl(SO4)2.24H2O

- Đặc biệt giáo viên nên thiết kế thành các câu hỏi trắc nghiệm và đưa vào với mộtdung lượng nhất định các câu hỏi mang tính thực tế:

Ví dụ 2: Khi kiểm tra chương 1- Lớp 11 có thể đưa vào một số câu như:

Những người đau dạ dày do dư axit, người ta thường uống trước bữa ăn một loại thuốc chứa:

Ví dụ 3: Khi kiểm tra chương 2, Lớp 11 có thể đưa vào một số câu như

1 Trong phòng thí nghiệm, khi bị ngộ độc Cl 2 , ta sơ cứu bằng cách cho nạn nhân ngửi khí:

2 Người ta sử dụng loại muối nào sau đây để làm sạch bề mặt kim loại trước khi hàn?

3 Để làm bánh, chất bột được cho vào giúp bánh mềm và tơi xốp là:

Ví dụ 4: Khi kiểm tra chương 3, Lớp 11 có thể đưa vào một số câu như:

CO 2 được coi là ảnh hưởng tới môi trường vì:

Trang 17

Ví dụ 5: Với chương oxi - lưu huỳnh lớp 10, ta có thể hỏi như sau:

Những câu sau, câu nào sai khi nói về ứng dụng của ozon?

A Không khí chứa lượng nhỏ ozon (dưới 10-6% theo thể tích) có tác dụng làm cho khôngkhí trong lành

B Với lượng lớn có lợi cho sức khỏe con người

C Dùng ozon để tẩy trắng các loại tinh bột, dầu ăn và nhiều chất khác

D Dùng ozon để khử trùng nước ăn, khử mùi, chữa sâu răng, bảo quản hoa quả

Ví dụ 6: SO2 là một trong những khí gây ô nhiễm môi trường do:

A SO2 là chất có mùi hắc, nặng hơn không khí

B SO2 là khí độc, tan trong nước mưa tạo thành axít gây ra sự ăn mòn kim loại

C SO2 vừa có tính chất khử vừa có tính ôxi hoá

D SO2 là một oxit axit

Ví dụ 7: Quy trình sản xuất đường mía được thực hiện qua một số công đoạn chính

sau:

Trang 18

Các khí X, Y trong các giai đoạn (3) và (4) là:

A cacbon monooxit, sunfurơ B sunfurơ, clo.

C cacbon đioxit, clo D. cacbon đioxit, sunfurơ

** Lưu ý rằng: Khi kiểm tra bài cũ thì chúng ta có thể linh hoạt, phong phú hơnvới bất kì nội dung nào có liên quan đến kiến thức bài học như vì sao khí CO lại gây ngộđộc hay vì sao người ta lại trồng xen kẽ cây sắn với cây họ đậu…

II.3 SỬ DỤNG THÔNG QUA CÁC HOẠT ĐỘNG NGOẠI KHÓA

Giáo viên dạy môn Hóa học nên tổ chức cho học sinh các câu lạc bộ hóa học, cácbuổi ngoại khóa về hóa học, các cuộc thi hóa học vui,… nhằm tạo điều kiện cho học sinhvận dụng những kiến thức hóa học vào cuộc sống, tạo niềm hứng thú và say mê hóa học,đồng thời kích thích học sinh lòng ham hiểu biết, hình thành cho học sinh thói quen luôn

Trang 19

thắc mắc, đặt vấn đề đối với những hiện tượng trong cuộc sống và phải tìm cách giảiquyết cho được các vấn đề đó

Ví dụ 1 : Khi tham gia câu lạc bộ, nhiều học sinh sẽ tự mình đưa ra thắc mắc vì sao

người ta lại quảng cáo “Kem đánh răng P/S bảo vệ hai lần cho răng chắc khỏe”; “Vì sao

những người ăn trầu thường có răng rất chắc và không bị sâu răng”; “Vì sao phải bón đạm cho cây”… Từ đó, học sinh tự tìm cách để giải quyết vấn đề, dần dần hình thành

phương pháp nghiên cứu khoa học

Ví dụ 2: Khi soạn bài “Clo” ở lớp 10, giáo viên có thể đưa thêm một số câu về tác

hại của clo dùng trong công nghệ lạnh, chữa cháy, mĩ phẩm (CFC, halon…) Các hợpchất này thoát ra ngoài không khí, rồi bị chuyển hóa ở tầng bình lưu dưới tác dụng củabức xạ mặt trời thành các gốc Clo, các gốc này là tác nhân phá hủy tầng ozôn

Ví dụ 3: Trong bài “Tính chất hóa học chung của kim loại” ở lớp 12, giáo viên có thể

soạn thêm mục “tác hại của các kim loại nặng: Pb, Cd, Hg…đối với sinh vật và conngười

Thuỷ ngân dễ bay hơi và rất độc, khi nhiệt kế thuỷ ngân bị vỡ thì chất có thể dùng đểkhử thủy ngân là:

A bột lưu huỳnh B bột sắt C cát D nước.

Ví dụ 4: Bài đọc thêm ở SGK Hóa học 10- trang 91 có nêu nguyên nhân gây ra mưa

axit, giáo viên có thể đặt vấn đề như sau để học sinh hiểu rõ hơn:

“Hiện tượng mưa axit” là gì? Tác hại như thế nào?

Trang 20

+ Khí thải công nghiệp và khí thải của các động cơ đốt trong (ô tô, xe máy) có chứa cáckhí SO2, NO, NO2,…Các khí này tác dụng với oxi- O2 và hơi nước trong không khí nhờxúc tác oxit kim loại (có trong khói, bụi nhà máy) hoặc ozon tạo ra axit sunfuric H2SO4

và axit nitric HNO3:

2SO2 + O2 + 2H2O → 2H2SO4

2NO + O2 → 2NO2

4NO2 + O2 + 2H2O → 4HNO3

Axit H 2 SO 4 và HNO 3 tan vào nước mưa tạo ra mưa axit Nguyên nhân gây ra mưa

axit: H 2 SO 4 đóng vai trò chính, còn HNO 3 đóng vai trò thứ hai

+ Hiện nay mưa axit là nguồn ô nhiễm chính ở một số nơi trên thế giới Mưa axit làmmùa màng thất thu và phá hủy các công trình xây dựng, các tượng đài làm từ đá cẩmthạch, đá vôi, đá phiến (các loại đá này thành phần chính là CaCO3):

CaCO3 + H2SO4 → CaSO4 + CO2↑ + H2O

CaCO3 + 2HNO3 → Ca(NO3)2 + CO2↑ + H2O

+ Ngày nay hiện tượng mưa axit và những tác hại của nó đã gây nên những hậu quảnghiêm trọng, đặc biệt là ở những nước công nghiệp phát triển Vấn đề ô nhiễm môitrường luôn được cả thế giới quan tâm Việt Nam chúng ta đang rất chú trọng đến vấn đềnày Do vậy mà giáo viên phải cung cấp cho học sinh những hiểu biết về hiện tượng mưaaxit cũng như tác hại của nó nhằm nâng cao ý thức bảo vệ môi trường

Ví dụ 5 : Muối diêm (có chứa hỗn hợp muối nitrat, nitrit của kali hoặc natri) được phép

dùng bảo quản thịt, xúc xích, lạp xưởng, jambon…; giữ chúng được hàng tháng Khi tadùng lượng lớn để ướp và gia nhiệt (tiệt trùng, chiên, nướng…) ở nhiệt độ cao có sinh rahợp chất nitrit, chất này hình thành nitrosamin gây độc hại với cơ thể người

Trang 21

** Không phải bài tập thực tiễn lúc nào cũng cứng nhắc, nhất thiết phải đưa vào dướidạng bài tập Cũng bài tập đó, giáo viên có thể đưa vào theo kiểu hỏi đáp, hoặc ghi thànhbài tập trên bảng, trong phiếu học tập…và cũng có thể biến đổi bài tập này thành một tưliệu, một câu chuyện để kể, giảng giải cho học sinh… kết hợp một cách hợp lí vào bàigiảng Việc xây dựng bài tập thực tiễn cũng với mục đích hệ thống hóa theo chương, bài

để thuận lợi cho việc sử dụng, còn khi sử dụng trong giảng dạy, đặc biệt là giảng dạy bàimới giáo viên cần chủ động, linh hoạt

CHƯƠNG III: HỆ THỐNG CÂU HỎI THỰC TIỄN MÔN HÓA HỌC THPT

III.1 CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM KHÁCH QUAN

III.1.1 BÀI GIẢNG VỀ PHI KIM

Câu 1 : Một chất khí nhẹ thường được nạp vào khinh khí cầu (càng nhẹ càng tốt) Khí đó

là:

Trang 22

Câu 2: Nước Javen trong không khí có tính tẩy màu là do sự có mặt của khí nào sau đây?

A Cồn iôt 3% B Dung dịch KMnO4 loãng

C nước oxy già (H2O2) D. Cồn iôt 5%

Câu 5: Trong các câu sau, câu nào sai?

A Ôxi là chất khí không màu, không mùi, không vị

B Ôxi nặng hơn không khí

C Ôxi tan nhiều trong nước

D Ôxi chiếm 1/5 thể tích không khí

Câu 6: Ứng dụng quan trọng hàng đầu của oxi là:

A

C Nhiên liệu tên lửa D Duy trì sự cháy.

Câu 7: Ozon là chất khí cần thiết trên thượng tầng khí quyển vì:

A

Nó hấp thụ các bức xạ tử ngoại (tia cực tím)

B Nó làm cho trái đất ấm hơn.

C Nó ngăn ngừa khí oxi thoát khỏi Trái Đất

D Nó phản ứng với tia gama từ ngoài không gian để tạo khí.

Câu 8: Tại các làng nghề thủ công mỹ nghệ và xuất khẩu các mặt hàng mây, tre đan, để

tránh hiện tượng hàng hóa bị mốc và để tẩy trắng các mặt hàng đó, người ta thường sấychúng bằng cách đốt chất rắn X để tạo ra chất khí không màu, mùi xốc Chất rắn X là:

Trang 23

A Bột cacbon B Bột gạo

Câu 9: Trên thực tế khí nitơ được sử dụng nhiều trong công nghiệp luyện kim Ứng dụng

đó của nitơ dựa trên cơ sở nào sau đây?

A Khí nitơ có khả năng hấp thụ trên bề mặt kim loại

B Khí nitơ có khả năng tạo ra các hợp chất nitrua bền với kim loại

C Khí nitơ tương đối hoạt động về mặt hóa học

D Khí nitơ tương đối trơ về mặt hóa học

Câu 10: Loại nhiên liệu nào sau đây không phải là nhiên liệu hóa thạch?

Câu 11: Trái cây được bảo quản lâu hơn trong môi trường vô trùng Trong thực tế, người

ta sử dụng nước ozon để bảo quản trái cây Ứng dụng trên dựa vào tính chất nào sau đây?

A Ozon là chất có tính oxi hóa mạnh B Ozon trơ về mặt hóa học

C Ozon không tác dụng được với nước D Ozon là chất khí có mùi đặc trưng

III.1.2 BÀI GIẢNG VỀ KIM LOẠI

Câu 1: Người ta khuyến cáo, nên dùng dây dẫn điện từ mạng điện sinh hoạt vào nhà làm

bằng kim loại nào sau đây tốt nhất?

Câu 2: Người ta có thể dùng thùng bằng Nhôm để đựng axit nào sau đây?

Câu 3: Tính chất vật lý nào sau đây của Sắt khác với các đơn chất kim loại khác?

Trang 24

A Dẫn điện và nhiệt tốt B Tính dẻo, dễ rèn

Câu 4: Kim loại nào sau đây cháy mà không dập tắt được bằng bình chữa cháy?

Câu 5: Để bảo vệ nồi hơi bằng thép, người ta thường lót dưới đáy nồi hơi những tấm kim

loại

A niken B đồng. C kẽm D bạc Câu 6: Có thể đựng axít nào sau đây trong bình bằng sắt?

Câu 7: Kim loại X là kim loại cứng nhất, được sử dụng để mạ các dụng cụ kim loại, chế

tạo các loại thép chống gỉ, không gỉ Kim loại X là:

Câu 8: Trong thiết bị báo cháy thường có một thanh hợp kim có nhiệt độ nóng chảy thấp,

khi nhiệt độ môi trường đạt đến mức độ nào đó, nó sẽ chảy ra kích hoạt hệ thống chuôngbáo cháy Thành phần hợp kim này gồm

Câu 11: Thép không gỉ được tạo ra bằng cách thêm kim loại X vào thép thường nóng

chảy Kim loại X là

III.1.3 BÀI GIẢNG VỀ CÁC HỢP CHẤT VÔ CƠ

Câu 1: Bảo quản thực phẩm (thịt, cá, ) bằng cách nào sau đây được coi là an toàn? A.

Dùng nước đá, nước đá khô B Dùng fomon, nước đá.

Trang 25

C Dùng nước đá khô, fomon D Dùng phân đạm, nước đá.

Câu 2: Trong quá trình xử lý nước ngầm, ta phải bơm nó lên giàn mưa vì lý do nào sau

đây?

A Làm giảm độ cứng của nước

B Làm giảm hàm lượng CO2

C Oxi hoá Fe2+ thành Fe3+

D Làm tăng độ pH do CO2 từ không khí vào

Câu 3: Một học sinh làm thí nghiệm chẳng may bị dính một ít HNO3 lên tay Hỏi màusắc ở phần da đó chuyển sang màu:

Câu 4: Để hàn các đường ray bị nứt, gãy người ta sử dụng hỗn hợp tecmit Thành phần

của hỗn hợp tecmit là

A Al và CuO B C và Fe2O3. C. Al và Fe2O3 D Al và Cr2O3

Câu 5: Khi vắt chanh vào mắm tôm, thường có hiện tượng sùi bọt Nguyên nhân chính

do phản ứng nào dưới đây?

A CaCO3 + HCl → B. CaCO3 + axit →

C CaCO3 + CH3COOH → D MgCO3+ H + →

Câu 6: Trên các cuộn phim của hãng KODAK được tráng bằng loại hóa chất nào sau

đây?

Câu 7: Để phá huỷ dấu vết của clo hoặc tẩy màu clo còn sót lại trong vải sau khi đã tẩy

trắng các nhà máy dệt thường dùng hoá chất nào sau đây?

Trang 26

Câu 8 Trước những hậu quả nặng nề mà biến đổi khí hậu gây ra, trong những năm qua,

các quốc gia trên thế giới đã cùng nhau nỗ lực để ngăn chặn và giảm thiểu các tác độngcủa biến đổi khí hậu thông qua cam kết quốc tế về bảo vệ môi trường Một trong nhữngvăn bản đầu tiên có tính ràng buộc pháp lý trên phạm vi toàn cầu trong lĩnh vực này làNghị định thư Kyoto được ký kết vào năm 1997, với mục tiêu cắt giảm lượng khí thảigây hiệu ứng nhà kính–nguyên nhân chính gây ra hiện tượng Trái Đất nóng lên và làmnước biển dâng Trong số các khí sau: CO2, N2, O2, CH4, CFC có bao nhiêu khí nằm trongdanh sách mục tiêu cắt giảm của Nghị định thư Kyoto?

Câu 9: Để sát trùng (diệt vi khuẩn) các loại rau ăn sống (salad, nộm, gỏi, ) trước khi

ăn người ta thường ngâm chúng với dung dịch nước muối loãng trong khoảng 10 – 15phút Tác dụng diệt khuẩn của nước muối trong trường hợp này là do:

A Dung dịch NaCl điện li ra ion Na+, ion này có tính bazơ mạnh nên tiêu diệt được vikhuẩn

B Vi khuẩn chết vì mất nước do thẩm thấu

C Dung dịch NaCl điện li ra ion Na+, ion này có tính oxi hóa mạnh nên tiêu diệt được vikhuẩn

D Dung dịch NaCl điện li ra ion Cl- , ion này có tính oxi hóa mạnh nên tiêu diệt được vi khuẩn.

Câu 10: Để loại bỏ lớp cặn trong ấm đun nước lâu ngày, người ta có thể dùng dung dịch

nào sau đây?

A Giấm ăn B Cồn 700 C Nước vôi D Muối ăn

Câu 11: Loại phân nào sau đây bón cho đất không làm thay đổi độ axit- bazơ của đất?

Trang 27

Câu 12: Ứng dụng nào sau đây không phải của NaOH?

A Trong công nghiệp sản xuất nhôm

B

Trong công nghiệp sản xuất gang, thép

C Trong công nghiệp sản xuất xà phòng

D Trong công nghiệp chế biến dầu mỏ.

Câu 13: Tục ngữ có câu: “Lúa chiêm lấp ló đầu bờ

Hễ nghe sấm dậy phất cờ mà lên”

Để lý giải cho hiện tượng này, người ta cho rằng khi có các tia chớp trong khôngkhí, sẽ xảy ra một loạt các phản ứng hóa học nhằm cung cấp đạm tự nhiên cho cây trồng

có trong nước mưa Loại đạm đó chứa ion nào sau đây?

Câu 14: Vào mùa hè, các loại thực phẩm như thịt, cá thường nhanh chóng bị hỏng Để

bảo quản thức ăn và ngăn chặn quá trình phân huỷ, người ta thường cất giữ thịt, cá vàongăn đá tủ lạnh Điều này được giải thích là do:

A tránh được các động vật từ bên ngoài xâm nhập

B

nhiệt độ thấp làm tốc độ phân huỷ chậm lại

C nhiệt độ thấp làm cân bằng không chuyển dịch

D nước đá có tác dụng vệ sinh thực phẩm.

Câu 15: Để đánh giá sự ô nhiễm kim loại nặng trong nước thải của một nhà máy, người

ta lấy một ít nước, cô đặc rồi thêm dung dịch Na2S vào thấy xuất hiện kết tủa màu vàng Hiện tượng trên chứng tỏ nước thải bị ô nhiễm bởi ion:

Câu 16: Để tẩy trắng giấy, bột giấy, chống nấm mốc lương thực, thực phẩm…người ta sử

dụng khí X Công thức của khí X là:

Trang 28

A Cl2 B CO C CO2 D SO2

Câu 1 7: Loại phân bón hóa học nào sau đây là tốt nhất để giảm độ chua của đất đồng

thời cung cấp nguyên tố dinh dưỡng cho đất và cây trồng?

A

Câu 18: Nước muối sinh lý chứa NaCl 0,9% (d = 1 gam/ml) có tác dụng sát trùng, khử

khuẩn Để có được 1,00 lít nước muối sinh lý cần thực hiện

A

pha 991 gam nước với 9 gam muối NaCl

B pha 999,1 gam nước với 0,9 gam muối NaCl

C pha 910 gam nước với 90 gam muối NaCl

D pha 990 gam nước với 10 gam muối NaCl.

Câu 19: Trong các ấm hoặc bình đun nước lâu ngày thường có một lớp cặn là CaCO3.Trong các hóa chất sau đây: (1) giấm ăn; (2) nước chanh; (3) nước muối; (4) nước vôi;(5) dung dịch HCl Số hóa chất có thể sử dụng để loại bỏ lớp cặn mà không ảnh hưởngđến ấm đun (thường làm bằng nhôm) là:

A 2 B 3 C 4 D 5

Câu 20: SO2 là một trong những khí gây ô nhiễm môi trường vì:

A SO2 là chất có mùi hắc, nặng hơn không khí.

B SO2 là khí độc, tan trong nước mưa tạo thành axít gây ra sự ăn mòn kim loại

C SO2 vừa có tính chất khử vừa có tính ôxi hoá.

D SO2 là một ôxit axit.

Câu 21: Boxit là nguyên liệu quan trọng để sản xuất nhôm Boxit có nhiều ở khu vực

Tây Nguyên của Việt Nam và đang bắt đầu được khai thác Công thức của boxit là:

Trang 29

Câu 22: Để ngăn khí clo phát tán trong phòng thí nghiệm, người ta thường xử lý bằng

cách phun một lượng nhỏ hóa chất nào sau đây vào không khí trong phòng thí nghiệm?

A Dung dịch AgNO3 B Dung dịch NaOH đặc

C Dung dịch NH3 đặc D Dung dịch H2SO4 loãng

Câu 23: Loại phân bón với thành phần chính là chất nào sau đây thuộc loại phân lân?

A Ca(HPO4)2 B KCl C CO(NH2)2 D NH4NO3

Câu 24: Khí X không màu, mùi trứng thối và rất độc được sinh ra do quá trình phân hủy

của một số động vật Khí X là:

A H2S B NH3 C CO2 D SO2

Câu 25: Dãy chất khí nào dưới đây đều gây ra hiện tượng mưa axit khi nồng độ của

chúng trong khí quyển vượt quá mức cho phép?

A CO2, N2O, SO2 B NO2, HCl, SO2

C NO2, CO2, SO2 D NO2, H2S, SO2

Câu 26: Khí Y không màu và có mùi khó chịu được sinh ra do quá trình đốt quặng pirit

hoặc quá trình phun trào của núi lửa Khí Y là một trong các khí gây mưa axit Khí Y là

A NO2 B SO2 C H2S D CO2

Câu 27: Để giảm độ chua cho đất trồng và đồng thời nhằm tăng dinh dưỡng cho đất, có

thể bón loại phân bón nào sau đây?

A Đạm amoni clorua B Supe photphat kép

C Lân tự nhiên, Ca3(PO4)3 D Diêm tiêu, KNO3

Câu 28: Quá trình nào sau đây không sản sinh khí SO2 vào không khí?

A Quá trình tinh chế dầu mỏ hoặc sản xuất xi măng

B Quá trình sản xuất các loại thuốc bảo vệ thực vật

C Quá trình đốt quặng pirit hoặc các quặng sunfua

Trang 30

D Quá trình phun trào và hoạt động của các núi lửa.

Câu 29: Muối iot (thành phần chính là muối ăn - NaCl và có thêm một lượng nhỏ KI

hoặc KIO3) có tác dụng tăng cường trí não và chống lại các rối loạn nội tiết Tuy nhiên,

để muối iot phát huy tác dụng tốt nhất trong các món ăn nấu nên cho muối iot vào thức

ăn ở thời điểm:

A Khi mới chế biến

B Khi thức ăn đang đun sôi

C Khi thực phẩm đã nấu chín

D Khi bắt đầu đun

Câu 30: Nến màu được sử dụng nhiều trong thắp sáng ở các dịp quan trọng như: sinh

nhật, dạ hội hoặc các dịp kỉ niệm trọng đại trong đời Để có màu đỏ thắm của ngọn lửa,người ta thường tẩm vào bấc nến một loại muối clorua Muối đó là:

A NaCl B CuCl2 C LiCl D KCl

Câu 31: Để bảo quản thực phẩm nhất là rau quả, người ta thường sử dụng chất khí X.

Khí X được sinh ra bằng cách cho muối sunfit tác dụng với các axit hữu cơ Khí X là:

A CO2 B SO3 C SO2 D H2S

Câu 32: Răng người được bao bọc bởi một lớp men răng có thành phần chính là

Ca5(PO4)3OH Thói quen nào sau đây giúp bảo vệ răng?

A Ăn khế B Ăn bánh kẹo

C Ăn sữa chua D Ăn trầu + vôi

Câu 33: Một loại muối được sử dụng để giảm nồng độ axit trong dạ dày và gọi là thuốc

muối Nó được điều chế bằng cách sục khí CO2 dư vào dung dịch NaOH Muối đó là:

A CH3COONa B Na2CO3

C HCOONa D NaHCO3

Trang 31

Câu 34: Trong nông nghiệp, người ta thường sử dụng một chất rắn để ủ cùng với các quả

xanh như cà chua, dứa, chuối nhằm kích thích quả mau chín và chín đồng loạt do chấtrắn đó kết hợp với hơi ẩm tạo ra một loại chất khí không no, không màu Chất rắn được

sử dụng là:

A CaC2 B Al4C3 C CaO D Na

Câu 35: Nước tự nhiên có chứa những ion nào dưới đây thì được gọi là nước có tính

cứng tạm thời?

A Ca2+ , Cl-, SO42- và HCO3- B Ca2+ , Cl-, Mg2+

C Ca2+ , Mg2+, SO42- D Ca2+ , Mg2+ và HCO3

III.1.4 BÀI GIẢNG VỀ CÁC HỢP CHẤT HỮU CƠ

Câu 1: Khí thiên nhiên được dùng làm nhiên liệu và nguyên liệu cho các nhà máy sản

xuất điện, sứ, đạm, ancol metylic, Thành phần chính của khí thiên nhiên là metan Côngthức phân tử của metan là:

Câu 2: Để khiến một số loại trái cây như xoài, chuối chín đều, vàng, đẹp, các tiểu

thương thường sử dụng phương thức truyền thống là ủ bằng đất đèn Tuy nhiên, cách làmnày tiềm ẩn nhiều nguy cơ ảnh hưởng sức khỏe và sự an toàn của người sử dụng do cáctạp chất trong đất đèn khi ủ có thể sản sinh ra photphin (PH3) và các hợp chất chứa asen(thạch tín) đều là những chất rất độc

Phát biểu nào dưới đây là không đúng?

A Đất đèn có thành phần chính là canxi cacbua (CaC2).

B Khi cho kẽm photphua (Zn3P2 – bả chuột) vào nước cũng thu được photphin.

C.

Phản ứng thủy phân canxi cacbua trong nước thuộc loại phản ứng oxi hóa – khử.

Trang 32

D Để ủ chín hoa quả nhanh và an toàn hơn, có thể thay thế C2H2 bằng C2H4.

Câu 3: Cồn 700 y tế thường được sử dụng để sát trùng Thành phần chính của cồn 700 là:

A fomon B. etanol C axit axetic D axit fomic.

Câu 4: Glixerol có tác dụng giữ ẩm nên thường được cho vào hóa mỹ phẩm như: kem

đánh răng, kem dưỡng da, dầu gội đầu, Danh pháp thay thế của glixerol là:

A.

propan - 1, 2, 3 - triol B etan - 1,2 - điol.

Câu 5 : Trong ẩm thực truyền thống Việt Nam, có một thứ đặc sản không thể không nhắc

tới là các loại "rượu thuốc" Cách thức làm rượu thuốc nhìn chung đều đơn giản, chỉ cần

sơ chế các loại thảo dược, động vật hoặc bộ phận của chúng rồi ngâm với rượu trắng cónồng độ cao trong thời gian tối thiểu khoảng 100 ngày là dùng được

Nghiên cứu khoa học cũng cho thấy trong thành phần của các loại rượu thuốc đều

có chứa rất nhiều hoạt chất sinh học có "dược tính" quý, góp phần chữa được nhiều loạibệnh và nâng cao sức khẻo, thể trạng

Cơ sở khoa học của việc ngâm rượu là

A Ancol etylic có nhiệt độ sôi thấp hơn nước nên có thể làm các hoạt chất sinh học dễ

bay hơi hơn

Ngày đăng: 15/12/2017, 15:31

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w