là hai thị trường xuất khẩu chiến lược của Vĩnh Hoàn, chiếm tỷ trọng khoảng 80%, đây là những thị trường có giá xuất khẩu cao, nhưng có yêu cầu cao về chất lượng sản phẩm mà không có nhi
Trang 1- -BÀI TẬP NHÓM TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP
CÔNG TY CỔ PHẦN VĨNH HOÀN NGÀNH THỦY SẢN
GVHD: TS Nguyễn Thu Hiền
Trang 2PHẦN 1: GIỚI THIỆU VỀ NGÀNH VÀ CÔNG TY
Theo dự báo, nhu cầu thủy sản nuôi trồng tiếp tục tăng trong thời gian tới Dân số thế giới ước tính tăng từ 7 tỷ người hiện nay lên 8 tỷ người vào năm 2030, giả sử nhu cầu tiêu
thụ thủy sản trong thời gian tới vẫn giữ ở mức 17.3 kg/người/năm (theo ước tính năm 2010 của FAO), thì thế giới sẽ cần thêm khoảng 20 triệu tấn thủy sản nuôi trồng vào năm 2030
Cá Tra là loài cá bản địa, được phân bố chủ yếu tại đồng bằng sông Cửu Long và ngày càng được ưa chuộng trên thế giới do là loại cá có hương vị tinh khiết, khá giống với cá Catfish được tiêu thụ phổ biến tại Mỹ nhưng lại có giá thành rẻ hơn Cá tra có xuất xứ từ Việt
Nam được lọt vào top 10 thủy sản được ưa chuộng nhất thế giới 2010 (nguồn: Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam).
Trong giai đoạn 2001 – 2008, ngành cá tra Việt nam đã có những bước tăng trưởng hết sức ấn tượng, kim ngạch xuất khẩu tăng gần 250 lần, đưa Việt Nam trở thành nước sản xuất cá tra lớn nhất trên thế giới, chiếm trên 90%, đồng thời cung cấp gần 99% tổng sản lượng cá tra xuất khẩu Tuy nhiên, kim ngạch xuất khẩu cá tra có dấu hiệu chững lại sau giai đoạn tăng trưởng nóng Năm 2010, xuất khẩu cá tra chỉ đạt 1.427 tỷ USD, không hoàn thành
kế hoạch đặt ra từ đầu năm là 1.5 tỷ USD, và thấp hơn một chút so với kim ngạch 1.45 tỷ USD của năm 2008, mặc dù sản lượng xuất khẩu vẫn tăng nhẹ
Công ty Cổ phần Thủy sản Vĩnh Hoàn là doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực
kinh doanh thủy sản Được thành lập năm 1997 từ một công ty nhỏ chuyên về chế biến và xuất khẩu cá tra và cá basa đông lạnh có mức vốn điều lệ ban đầu 300 triệu đồng, với chiến lược phát triển đúng đắn, tập trung nâng cao chất lượng sản phẩm, công ty đã đạt được những kết quả ấn tượng với vốn điều lệ hơn 471 tỷ đồng và tạo dựng được thương hiệu uy tín Năm
2010, Vĩnh Hoàn đứng thứ 2 về kim ngạch xuất khẩu thủy sản và là công ty xuất khẩu cá tra lớn nhất tại Việt Nam Cổ phiếu của Vĩnh Hoàn hiện đang được niêm yết tại Sở GDCK Tp
Hồ Chí Minh (HOSE) từ năm 2007 với mã niêm yết VHC – Quy mô niêm yết hiện tại là
47.151.300 cổ phiếu
Hiện nay, Vĩnh Hoàn tập trung phát triển bốn mảng chính là:
o Chế biến và xuất khẩu cá tra
o Nuôi trồng thủy sản
o Kinh doanh phụ phẩm
o Sản xuất và mua bán thức ăn thủy sản
Sản phẩm chủ yếu là fillet cá tra, chiếm 95% cơ cấu mặt hàng thủy sản của Vĩnh
Trang 3là hai thị trường xuất khẩu chiến lược của Vĩnh Hoàn, chiếm tỷ trọng khoảng 80%, đây là những thị trường có giá xuất khẩu cao, nhưng có yêu cầu cao về chất lượng sản phẩm mà không có nhiều doanh nghiệp Việt Nam có khả năng đáp ứng
Đối với các doanh nghiệp xuất khẩu cá tra của Việt Nam nói chung, Vĩnh Hoàn nói riêng, rủi ro ở thị trường Mỹ là gặp khó khăn do mức thuế chống bán phá giá cao Tuy nhiên theo kết luận cuối cùng của Bộ Thương mại Mỹ (DOC) thì Vĩnh Hoàn đã được hưởng mức thuế suất 0% trong 2 năm liên tiếp (2008 và 2009) và mức thấp nhất ở các năm trước đó Rủi
ro ở thị trường Mỹ, thị trường xuất khẩu lớn nhất của Vĩnh Hoàn đã được loại trừ
Trang 4PHẦN 2: PHÂN TÍCH CÁC TỈ SỐ TÀI CHÍNH
Tỉ số khả năng thanh toán lãi
vay / Times -interest - earned
ratio (R T )
Tỉ số thanh toán hiện thời /
Tỉ số thanh toán nhanh / Quick
Vòng quay tồn kho / Days in
Biên lợi nhuận / Net profit
Tỷ lệ chi trả cổ tức / Payout
Trang 5P/E 7.52 10.88 6.04 7.6
*** Các số liệu trung bình ngành được lấy dựa trên giá trị trung bình của 6 công ty, đó là Vĩnh Hoàn, Hùng
Vương, Việt An, Agifish, Nam Việt, Cửu Long An Giang.
2.1 Nhóm tỉ số đòn cân nợ
Tỉ số nợ (Debt ratio)
Cơ cấu vốn của Vĩnh Hoàn cải thiện dần qua các năm Tỉ số nợ giảm dần từ năm
2008 đến năm 2010
Năm 2010, tỉ số nợ của Vĩnh Hoàn (0.46) thấp hơn so với tỉ số nợ của trung bình ngành (0.54)
Tỉ số khả năng thanh toán lãi vay (Times-interes-earned ratio)
Khả năng thanh toán lãi vay của Vĩnh Hoàn tăng dần qua các năm từ năm 2008 đến
2010
Năm 2010, tỉ số khả năng thanh toán lãi vay của Vĩnh Hoàn (7.09) cao gần gấp đôi
so với cùng tỉ số của trung bình ngành (3.35)
=> So với các công ty trong ngành Vĩnh Hoàn có tỉ số đòn cân nợ tốt Trong tình hình lãi suất ngày càng căng thẳng hiện nay, đây là một lợi thế lớn của Vĩnh Hoàn
2.2 Nhóm tỉ số thanh khoản
Tỉ số thanh toán hiện thời (Current ratio)
Tỉ số thanh toán hiện thời tăng dần từ năm 2008 đến năm 2010 Năm 2010, tỉ số thanh toán hiện thời của Vĩnh Hoàn (1.58) cao hơn cùng tỉ số của trung bình ngành (1.47)
Tỉ số thanh toán nhanh (Quick ratio)
Trang 6Tỉ số thanh toán nhanh tăng từ năm 2008 đến năm 2009, nhưng lại giảm từ năm 2009 đến năm 2010 Năm 2010, tỉ số thanh toán nhanh của Vĩnh Hoàn (0.72) thấp hơn so với cùng
tỉ số của trung bình ngành (0.94)
=> Vĩnh Hoàn không có nhiều rủi ro về khả năng thanh toán do chỉ số thanh toán hiện thời đều lớn hơn 1 qua các năm Riêng tỷ số thanh toán nhanh năm 2010 có giảm so với năm 2009 do công ty tăng cường tồn kho nguyên liệu thức ăn và tồn kho cá tra đang nuôi gần gấp đôi so với năm 2009 Trong tình hình nguyên liệu thức ăn cá tra và giá cá tra nguyên liệu tăng cao, tồn kho này là lợi thế và sẽ đảm bảo kết quả kinh doanh năm 2011 của công ty
2.3 Nhóm tỉ số hiệu quả hoạt động
Vòng quay tồn kho (Days in inventory)
Vòng quay tồn kho tăng nhẹ từ năm 2008 đến năm 2009, tuy nhiên lại giảm mạnh ở năm 2010 Năm 2010, vòng quay tồn kho của Vĩnh Hoàn (3.77) thấp hơn so với cùng tỉ số của trung bình ngành (3.97)
=> Do năm 2010 Vĩnh Hoàn tăng cường tồn kho nguyên liệu nên vòng quay hàng tồn kho giảm mạnh Tuy nhiên, lượng tồn kho này là một lợi thế kinh doanh của Vĩnh Hoàn trong tình hình giá nguyên liệu biến động hiện nay
2.4 Nhóm tỉ số khả năng sinh lợi
Lợi nhuận cao với biên lợi nhuận cao hơn so với bình quân ngành Khủng
hoảng thiếu nguyên liệu cho sản xuất năm 2010 khiến nhiều doanh nghiệp chỉ
hoạt động được 50% công suất, tuy nhiên, Vĩnh Hoàn vẫn duy trì được tăng
trưởng lợi nhuận song song với tăng trưởng doanh thu, mặc dù tốc độ tăng trưởng
đã chậm lại đáng kể Năm 2010, lợi nhuận ròng đạt 228 tỷ đồng Biên lợi nhuận của Công ty nhìn chung tốt hơn năm 2009 và cao hơn khi so sánh với 4 doanh nghiệp chế biến xuất khẩu cá tra hàng đầu trong ngành
Tỷ suất sinh lời cao Vào thời điểm cuối năm 2009 đầu năm 2010, Vĩnh Hoàn đã
Trang 7phát hành thành công qua chào bán riêng lẻ hơn 5 triệu cổ phiếu cho đối tác chiến lược với giá không thấp hơn 45.000 đồng/cổ phần, do vậy Vốn chủ sở hữu và
Tổng tài sản của Công ty đã tăng mạnh Điều này đã làm cho các chỉ tiêu ROE và ROA của Vĩnh Hoàn sụt giảm so với năm 2009 Tuy nhiên, tỷ suất sinh lời này vẫn được đánh giá là khá cao so với các doanh nghiệp trong cùng ngành
2.5 Nhóm tỉ số giá trị thị trường
2.5.1 EPS
Nhìn chung EPS có xu hướng tăng so với năm 2008 mặc dù EPS năm 2010 có giảm đôi chút so với năm trước đó Nhưng Vĩnh Hoàn đã giữ cho giá trị của EPS luôn cao hơn trung bình ngành trong hai năm liên tiếp
2.5.2 P/E
Tỉ số P/E biến động qua các năm bởi vì doanh nghiệp có nhu cầu huy động vốn thay đổi lớn Do sự gia tăng của số lượng cổ phiếu được phát từ các hình thức huy động thêm vốn, trả cổ tức qua cổ phiếu thưởng … nhanh hơn tốc độ tăng của lợi nhuận ròng nên P/E của năm 2010 nhỏ hơn khá nhiều so với năm 2009
2.5.3 P/B
Vấn đề tương tự cũng xảy ra cho tỉ số P/B
Trang 8PHẦN 3: HOẠCH ĐỊNH TÀI CHÍNH
3.1 VỊ THẾ CỦA VHC TRONG NƯỚC VÀ THẾ GIỚI
Vĩnh Hoàn là doanh nghiệp có tốc độ phát triển về quy mô và chiếm lĩnh thị trường mạnh Từ vị trí thứ 3 về kim ngạch xuất khẩu cá Tra, Basa năm 2008 đã vươn lên thứ 2 năm 2009, và đến năm 2010 Vĩnh Hoàn đã trở thành doanh nghiệp xuất khẩu cá Tra lớn nhất trong ngành
Hiệu quả hoạt động tốt Năm 2010 là năm khó khăn với ngành cá Tra khi phải đối mặt với cuộc khủng hoảng thiếu nguyên liệu cho sản xuất Tuy nhiên, Vĩnh Hoàn vẫn đạt được tốc độ tăng trưởng doanh thu và lợi nhuận ở mức 10% Tỷ lệ nợ thấp và ít rủi ro về khả năng thanh toán Các chỉ số ROE, ROA đứng ở mức cao so với các doanh nghiệp chế biến xuất khẩu cá Tra đầu ngành
3.1.1 Sản phẩm
Sản phẩm chủ yếu là fillets cá tra, chiếm 95% cơ cấu mặt hàng thủy sản của Vĩnh Hoàn, trong
đó chủ yếu là fillet trắng, đây là phân khúc có giá xuất khẩu cao nhất Thông thường giá xuất khẩu fillet trắng cao hơn khoảng 20-50% so với fillet thịt đỏ và cao hơn nhiều so với cá cắt khoanh Biên lợi nhuận gộp của fillet cá tra khoảng 18% Trong thời gian tới, Vĩnh Hoàn có kế hoạch tăng tỷ trọng mặt hàng giá trị gia tăng và mở rộng thêm sản phẩm fillet cá chẽm là những mặt hàng có biên lợi nhuận cao hơn, khoảng 20-25%
Giá bán cá tra thành phẩm tăng trong năm 2010 Giá bán trung bình trong năm 2010 đạt gần 3 USD/kg, tăng 5% so với năm 2009, trong khi giá bán bình quân toàn ngành lại giảm Nguyên nhân chủ yếu là do trong năm 2010, Vĩnh Hoàn đã tăng cường xuất khẩu cá tra vào những thị trường có giá thu mua cao và giảm tỷ trọng các thị trường có giá mua thấp hơn Chất lượng sản phẩm được đánh giá cao cộng với việc đạt được các chứng chỉ chất lượng quốc tế như AquaGap và Global Gap cũng là những nhân tố giúp Vĩnh Hoàn duy trì giá bán
Giá bán thành phẩm của Vĩnh Hoàn dự kiến sẽ tiếp tục tăng trong 2011 Giá xuất khẩu bình quân tháng 1 năm nay lên tới 3,38 USD/kg
Trang 93.1.2 Tiêu thụ
Sản phẩm chủ yếu phục vụ cho xuất khẩu Gần như toàn bộ sản phẩm cá tra của Công ty được xuất bán sang các thị trường nước ngoài Năm 2010, kim ngạch xuất khẩu cá tra thành phẩm của Công ty đạt 126 triệu USD, tương đương gần 43 nghìn tấn sản phẩm, tăng 15,3% về giá trị và 9,9% về sản lượng Đây cũng là năm đầu tiên trong vòng 4 năm trở lại đây tăng trưởng kim ngạch xuất khẩu của Công ty có sự đóng góp của yếu tố tăng giá xuất khẩu
Thị trường tiêu thụ Mỹ và EU là hai thị trường xuất khẩu chiến lược của Vĩnh Hoàn, chiếm tỷ trọng khoảng 80% Đây là những thị trường có giá xuất khẩu cao, tuy nhiên lại có yêu cầu cao
về chất lượng sản phẩm mà không có nhiều doanh nghiệp Việt Nam có khả năng đáp ứng
Để đáp ứng tiêu chuẩn xuất khẩu sang các thị trường này, Vĩnh Hoàn đã định vị hướng đi là doanh nghiệp xuất khẩu cá tra chất lượng hàng đầu Để thực hiện mục tiêu này, Công ty đã xây dựng mô hình sản xuất khép kín, đạt tiêu chuẩn quốc tế
Trang 10Công ty đã đạt chứng chỉ AquaGap cho 4 vùng nuôi, Global Gap cho 5 vùng nuôi Trong năm
2011, Công ty dự định sẽ đạt chứng chỉ Global Gap cho trại cá giống và nhà máy thức ăn Các chứng chỉ đã tạo điều kiện cho sản phẩm của Vĩnh Hoàn dễ dàng hơn trong việc thâm nhập thị trường, đồng thời giúp giá xuất khẩu tăng khoảng 10% Tháng 4/2010, Vĩnh Hoàn được cấp chứng nhận cơ sở chế biến thủy sản theo chương trình kiểm soát của DOC (USDC) và là doanh nghiệp thủy sản đầu tiên của Việt Nam đạt được chứng chỉ này - Chứng chỉ đã tạo thuận lợi cho Vĩnh Hoàn mở rộng xuất khẩu sang thị trường Mỹ
Rủi ro ở thị trường Mỹ, thị trường xuất khẩu lớn nhất của Vĩnh Hoàn, đã được loại trừ Trước
đó, các doanh nghiệp xuất khẩu cá tra của Việt Nam nói chung và Vĩnh Hoàn nói riêng đều lo ngại về khả năng xuất khẩu sang thị trường Mỹ sẽ gặp khó khăn do mức thuế chống bán phá giá (CBPG) sơ bộ cho giai đoạn 1/8/2008 đến 31/7/2009 được kết luận khá cao, với Vĩnh Hoàn là 4,22 USD/kg
3.1.3 Cạnh tranh ngành và vị thế
a Cạnh tranh gay gắt.
Tính đến hết 2010, cả nước có hơn 100 doanh nghiệp xuất khẩu cá tra, trong đó xây dựng chỉ số HHI toàn ngành chỉ khoảng 300, điều đó chứng tỏ sự cạnh tranh gay gắt giữa các công ty chế biến xuất khẩu cá tra trong việc tìm kiếm thị trường và gia tăng thị phần Xét riêng top 5 doanh nghiệp xuất khẩu cá tra hàng đầu năm 2010 thì không có nhiều chênh lệch nếu xét về sản lượng xuất khẩu
b.Vị thế
Mặc dù phải cạnh tranh mạnh với các doanh nghiệp trong ngành, tuy nhiên với hướng đi riêng hướng đến chất lượng và giá bán, vị thế xuất khẩu cá tra của Vĩnh Hoàn liên tục được cải thiện
Nếu như năm 2008, Vĩnh Hoàn chỉ đứng thứ 3 trong số doanh nghiệp xuất khẩu cá tra lớn nhất, với kim ngạch bằng ½ so với doanh nghiệp đứng đầu là Navico, thì tới 2010 Vĩnh Hoàn
đã vượt lên trên Hùng Vương, trở thành doanh nghiệp có kim ngạch xuất khẩu cá tra lớn nhất
Trang 11trong nước Thị phần hiện nay của Vĩnh Hoàn chiếm gần 9% tổng kim ngạch xuất khẩu cá tra của cả nước (số liệu thống kê năm 2010)
Trích báo cáo thường niên 2010 của công ty Vĩnh Hoàn
Bên cạnh đó, việc thực hiện chu trình khép kín từ khâu chuẩn bị nguyên vật liệu, địa điểm xây dưng nhà máy Dần dần Vĩnh Hoàn đã chiếm lĩnh một thị phần khá lớn (9%) của ngành cá Việt Nam
Trang 12Trích báo cáo thường niên 2010 của công ty Vĩnh Hoàn
3.2 Phân tích các rủi ro
3.2.1 Rủi ro về kinh tế
a Rủi ro về thị trường xuất khẩu
Thị trường các nước nhập khẩu sản phẩm của Vĩnh Hoàn (chủ yếu là Mỹ, Châu
Âu, Úc ) luôn quy định rất khắt khe về tiêu chuẩn an toàn vệ sinh thực phẩm Những tiêu chuẩn này có thể thay đổi theo từng thời kỳ khác nhau, thường là
bổ sung hoạt chất cấm sử dụng hoặc quy định mức tối thiểu về dư chất kháng sinh Hiện tại, quá trình sản xuất của Vĩnh Hoàn luôn tuân thủ về chất lượng sản phẩm trong suốt quá trình từ mua nguyên vật liệu đến lúc sản xuất ra thành phẩm và bảo quản Tuy nhiên, sự thay đổi về tiêu chuẩn an toàn thực phẩm của thị trường tiêu thụ nếu có sẽ ảnh hưởng không tốt đến việc thu mua, sản xuất, xuất khẩu của Công ty
b Rủi ro lạm phát và tỷ giá hối đoái
Nền kinh tế Việt Nam và thế giới hiện nay luôn có những biến động, vấn đề lạm phát và tăng trưởng đang là mối lo ngại của Việt Nam hiện nay, một khi lạm phát và tăng trưởng không như kỳ vọng sẽ gây áp lực lên hoạt động kinh doanh của công ty
Công ty là đơn vị kinh doanh xuất khẩu nên yếu tố tỷ giá có ảnh hưởng lớn đến doanh số và lợi nhuận của Công ty Khi tỷ giá biến động tăng thì doanh số của Công ty và lợi nhuận cũng bị tác động tăng theo và ngược lại Tuy nhiên với tình hình chính sách tiền tệ hiện nay của Ngân hàng Nhà nước, tỷ giá thường tăng, mặt khác doanh số của Công ty chủ yếu là xuất khẩu nên yếu tố tỷ giá lại
có tác động làm tăng doanh số của Công ty
3.2.2 Rủi ro về luật pháp
Công ty chuyển sang hoạt động theo hình thức công ty cổ phần từ tháng 04/2007, hoạt động của Vĩnh Hoàn chịu ảnh hưởng của các văn bản pháp luật về công ty
cổ phần, chứng khoán và thị trường chứng khoán Luật và các văn bản dưới luật trong lĩnh vực này đang trong quá trình hoàn thiện, chưa sát thực tế nên tiềm ẩn những nguy cơ tranh chấp kiện tụng ảnh hưởng đến thương hiệu và uy tín của công ty Ngoài ra sự thay đổi về mặt chính sách luôn có thể xảy ra và khi đó ít nhiều sẽ ảnh hưởng đến hoạt động quản trị, kinh doanh của doanh nghiệp và sẽ ảnh hưởng đến giá cổ phiếu của Công ty trên thị trường
Trang 13a Rủi ro về ngành
i Rủi ro về thị trường nguyên liệu trong nước Vĩnh Hoàn đã triển khai các dự án nuôi trồng để khắc phục tình trạng khan hiếm nguyên vật liệu, đồng thời chủ động ổn định nguồn nguyên vật liệu, đảm bảo hoạt động kinh doanh ổn định trên thị trường đồng thời tối thiểu chi phí sản xuất
Với tình trạng lạm phát và kinh tế phát triển không ổn định như hiện nay giá thức ăn và cá nguyên liệu liên tục tăng cao sẽ ảnh hưởng không nhỏ đến kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty nếu Công ty không có chính sách dự trữ hợp lý
Những thay đổi trong kế hoạch tồn kho của công ty ảnh hưởng trực tiếp đến tỷ số thanh toán nhanh và vòng quay tồn kho
Chỉ số vòng quay hàng tồn kho và tỷ số thanh toán nhanh càng cao càng cho thấy doanh nghiệp bán hàng nhanh và hàng tồn kho không bị ứ đọng nhiều trong doanh nghiệp Có nghĩa là doanh nghiệp sẽ ít rủi ro hơn nếu nhìn thấy trong báo cáo tài chính, khoản mục hàng tồn kho có giá trị giảm qua các năm Tuy nhiên chỉ số này quá cao cũng không tốt vì như thế có nghĩa là dự trữ nguyên liệu vật liệu đầu vào cho sản xuất không đủ có thể gây khả năng thiếu hụt Vì vậy chỉ số vòng quay hàng tồn kho cần phải đủ lớn để đảm bảo mức độ sản xuất đáp ứng được nhu cầu khách hàng
ii Rủi ro về các vụ kiện chống bán phá giá Với mức tăng trưởng xuất khẩu hàng năm gần 20% trong những năm gần đây và việc chúng ta càng ngày càng phải đối mặt với nhiều vụ kiện thương mại đối với các mặt hàng xuất khẩu chủ lực (thuỷ sản,
xe đạp, giầy dép, ) trên các thị trường lớn (Mỹ, EU ) cho thấy Việt Nam đã trở thành một sức mạnh mới trong giao lưu thương mại quốc
tế
Tuy nhiên, các vụ kiện xuất hiện ngày càng nhiều sẽ ảnh hưởng rất lớn đến kế hoạch tăng trưởng xuất khẩu và khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp Việt Nam trên bình diện quốc tế Bên cạnh đó, các vụ kiện này cũng có những tác động tiêu cực rất lớn đến những vấn đề
xã hội như: việc làm, thu nhập cho người lao động
Nếu luật thuế chống bán phá giá được áp dụng đối với các sản phẩm
cá tra, cá basa của công ty thì tính cạnh tranh về giá của chúng ta trên thị trường giảm mạnh (tính đến năm 2010, thuế chống bán phá giá tại