Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống
1
/ 25 trang
THÔNG TIN TÀI LIỆU
Thông tin cơ bản
Định dạng
Số trang
25
Dung lượng
117,78 KB
Nội dung
CHƯƠNG 1 : GIỚI THIỆU CÔNG TY CP KIM KHÍ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH I – Thông tin chung : Tên công ty CÔNG TY CỔ PHẦN KIM KHÍ TPHCM Tên tiếng Anh HOCHIMINH CITY METAL CORPORATION Mã chứng khoán HMC Trụ sở chính Số 8 Lê Duẩn, Quận 1, TP. Hồ Chí Minh Vốn điều lệ 210.000.000.000 đồng Tổng số lượng cổ phần 21.000.000 Mệnh giá cổ phiếu 10.000 đồng Điện thoại (84)8 3294.623 –(84)8 3230.078 Fax (84)8 3290.403 Email kimkhitp@hcm.vnn.vn Website http://www.metalhcm.com.vn Ngành nghề Kinh doanh thép và vật tư Ngày thành lập 01/01/1986 Biểu tượng công ty Giấy chứng nhận ĐKKD 4103004193 do Phòng ĐKKD, Sở Kế hoạch và Đầu tư TPHCM cấp cho đăng ký lần đầu ngày 27/12/2005, đăng ký thay đổi lần thứ 1 ngày 11 tháng 07 năm 2007 II – Lịch sử hình thành : Công ty Kim Khí Thành Phố Hồ Chí Minh tiền thân là Tổ chức quản lý Cung Ứng Vật Tư Kỹ thuật Miền Nam được thành lập theo quyết định 775/VT-QĐ ngày 07/11/1975 của Bộ Vật Tư . Ngày 30/12/1975 Tổng Cục Trưởng Tổng Cục Kỹ Thuật Vật Tư Miền Nam đã ra quyết định số 517/VT-QĐ về việc tách Công ty Kim Khí - Thiết Bị Phụ Tùng thành hai Công ty: Công ty Kim Khí Miền Nam và Công ty Thiết Bị Miền Nam. Ngày 04/11/1976 theo quyết định số 827/VT-QĐ Công ty Kim Khí Miền Nam được đổi tên thành Công ty Kim Khí Khu Vực II. Ngày 01/01/1986 Công ty Kim Khí Khu Vực II được đổi tên thành Công ty Kim Khí TP.HCM theo quyết định số 746/VT-QĐ. Ngày 28/05/1993 theo Quyết định số 595 TM/TCCB của Bộ Thương Mại thì Công ty Kim Khí Thành Phố Hồ Chí Minh là doanh nghiệp nhà nước trực thuộc Tổng Công ty Kim Khí - Bộ Thương Mại. Năm 1994 Tổng Công ty kim khí trực thuộc Bộ Thương Mại được chuyển sang trực thuộc Bộ Công Nghiệp. Ngày 12/11/2003 Bộ Công Nghiệp ra quyết định số 183/2003/QĐ-BCN về việc sáp nhập Công ty Kinh Doanh Thép và Thiết Bị Công Nghiệp vào Công ty Kim Khí Thành Phố Hồ Chí Minh và vẫn giữ nguyên tên giao dịch là Công ty Kim Khí Thành Phố Hồ Chí Minh trực thuộc Tổng Công ty Thép Việt Nam. Ngày 07/09/2005, Công ty đã nhận được quyết định số 2841/QĐ-BCN của Bộ Công nghiệp về việc chuyển Công ty Kim Khí Thành Phố Hồ Chí Minh thành Công ty cổ phần Kim Khí Thành Phố Hồ Chí Minh với vốn đăng ký kinh doanh là 158.000.000.000 đồng. Ngày 21/12/2006 cổ phiếu của Công ty cổ phần Kim Khí Thành Phố Hồ Chí Minh chính thức được giao dịch trên sàn Trung tâm giao dịch chứng khoán TP. Hồ Chí Minh. Công ty hoạt động với đầy đủ các chức năng của một doanh nghiệp cổ phần và có thế mạnh trong lĩnh vực phân phối thép cho các công trình xây dựng dân dụng, công nghiệp. III – Lĩnh vực hoạt động : Kinh doanh : o Kim khí (kim loại đen, kim loại màu); vật tư thứ liệu; phế liệu; máy móc thiết bị; nông, lâm, hải sản; thủ công mỹ nghệ; khoáng sản; sản phẩm kim loại và các loại vật tư khác. o Sản xuất, gia công, chế biến các sản phẩm kim khí và tổ chức các hoạt động dịch vụ phục vụ kinh doanh (kể cả sản xuất, gia công chế biến, tân trang, phục hồi, sửa chữa máy móc thiết bị cũ); cắt phá dỡ tàu cũ. o Khách sạn, du lịch, nhà ở. o Gỗ và các sản phẩm về gỗ. o Xăng dầu, dầu nhờn, mỡ máy, gas. o Các ngành nghề khác mà pháp luật không cấm. Dịch vụ: o Cho thuê kho bãi. o Cho thuê văn phòng, nhà ở. o Hợp tác lao động quốc tế. !" #"$%$&!'(%$)%$)%$(*+ , /0123-4056,-789,895:;,-60- ;<3#=>?@$(ABCCDCE FE Tỷ lệ thanh khoản : @+ Tỷ lệ lưu động(CR) : là tỷ lệ giữa giá trị tài sản ngắn hạn và giá trị nợ ngắn hạn. Tỷ lệ lưu động cho thấy mỗi đồng nợ ngắn hạn phải trả của HMC có bao nhiêu đồng tài sản ngắn hạn có thể sử dụng để thanh toán. Chỉ tiêu Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011 Tỷ lệ lưu động 1.11 1.08 1.09 - Theo kết quả trong bảng thì năm 2011 có 1.09 đồng tài sản ngắn hạn có thể thanh toán, trong khi năm 2010 là 1.08 đồng và năm 2009 là 1.11 đồng. - Ta có thể thấy tỷ lệ lưu động của HMC qua các năm đều lớn hơn 1. Điều này có nghĩa là giá trị tài sản ngắn hạn của HMC lớn hơn giá trị nợ ngắn hạn. Như vậy nói chung tình hình thanh khoản của HMC tương đối tốt. - Tỷ lệ lưu động năm 2011 và 2010 nhỏ hơn 2009, điều này cho thấy khả năng thanh toán của HCM giảm dần qua các năm và có xu hướng tiến về gần bằng 1. - So sánh với công CNT cùng ngành, ta thấy tỷ lệ lưu động của HMC cao hơn CNT. Cho thấy khả năng thanh toán lưu động của HMC tốt hơn. + Tỷ lệ thanh toán nhanh (QR) : là tỷ lệ giữa tài sản ngắn hạn trừ đi giá trị hàng tồn kho và giá trị nợ ngắn hạn. Tỷ lệ này cho biết mỗi đồng nợ ngắn hạn của HMC có bao nhiêu đồng tài sản ngắn hạn thanh khoản cao có thể huy động ngay để thanh toán. Chỉ tiêu Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011 Tỷ lệ thanh toán nhanh 0.32 0.45 0.53 - Ta thấy với kết quả tính toán trong bảng, tỷ lệ thanh toán nhanh < 1. Điều này có nghĩa là giá trị tài sản ngắn hạn thanh khoản cao có thể sử dụng ngay của HMC không đủ để đảm bảo cho việc thanh toán ngay các khoản nợ ngắn hạn, nếu các chủ nợ đòi tiền cùng lúc. Như vậy, nhìn chung tình hình thanh khoản của HMC không tốt lắm, nhưng nếu chủ nợ không đòi tiền cùng lúc thì công ty vẫn có thể hoạt động được. - So sánh với CNT, ta thấy tỷ lệ thanh toán nhanh của CNT cũng nhỏ hơn 1 nhưng CNT có tỷ lệ lớn gần gấp đôi HMC. Điều này cho thấy CNT có khả năng thanh toán nhanh tốt hơn HMC. 2E Tỷ lệ đánh giá hiệu quả hoạt động : @+ Hiệu quả sử dụng tổng tài sản (TAT) : tỷ số này cho biết mỗi đồng tài sản của HMC tạo ra được bao nhiêu đồng doanh thu. Chỉ tiêu Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011 Hiệu quả sử dụng tài sản 3.23 4.34 5.54 34% 28% - Theo kết quả trong bảng cho thấy, năm 2009 mỗi đồng tài sản tạo ra được 3.23 đồng doanh thu, năm 2010 là 3.23 đồng và năm 2011 là 5.54 đồng. Như vậy, hiệu quả sử dụng tổng tài sản tăng dần qua các năm. Điều này cho thấy hiệu quả sử dụng tài sản của HMC khá tốt. - So sánh với CNT cùng ngành, ta thấy HMC có hiệu quả sử dụng tài sản gấp đôi CNT. Ngoài ra tốc độ tăng hiệu quả sử dụng tài sản của HMC cũng nhanh hơn CNT gấp 3 lần. Cho thấy HMC sử dụng tài sản hiệu quả hơn CNT. + Vòng quay tồn kho : cho biết bình quân hàng tồn kho quay được bao nhiêu vòng trong 1 năm để tạo ra doanh thu Chỉ tiêu Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011 Vòng quay tồn kho 6.34 10.51 14.57 66% 39% Số ngày tồn kho 57 34 25 - Theo kết quả trong bảng cho thấy, năm 2009 quay được 6.34 vòng/ năm, năm 2010 là 10.51 vòng/năm và 2011 là 14.57 vòng/năm. Như vậy, tốc độ vòng quay tồn kho tăng dần qua các năm. Điều này cho thấy tốc độ quay vòng tồn kho của HMC khá nhanh. Tăng trung bình 53% mỗi năm. - Ta thấy vòng quay tồn kho lớn làm cho số ngày tồn kho giảm,từ 57 ngày năm 2009 xuống còn 25 ngày năm 2011. Điều này có nghĩa là HMC sử dụng hàng tồn kho một cách hiệu quả. - So sánh với công ty CNT, ta thấy vòng quay tồng kho của CNT giảm dần qua các năm trong khi của HMC lại tăng dần, đến năm 2011 thì HMC(14.57) có vòng quay tồn kho lớn hơn CNT(11.9). Và trong khi số ngày tồn kho của HMC giảm thì của CNT lại tăng lên, năm 2011 HMC tồn kho 25 ngày trong khi CNT là 30 ngày. Điều này cho thấy, HMC quay vòng tồn kho hiệu quả hơn CNT. + Kỳ thu tiền bình quân : dùng để đo lường hiệu quả và chất lượng khoản phải thu. Nó cho biết bình quân mất bao nhiêu ngày để HMC có thể thu hồi được khoản phải thu Chỉ tiêu Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011 Vòng quay khoản phải thu 19.64 19.77 21.37 1% 8% Kỳ thu tiền bình quân 18.33 18.21 16.85 - Theo kết quả trong bảng cho thấy, năm 2009 quay được 19.64 vòng/ năm, năm 2010 là 19.77 vòng/năm và 2011 là 21.37 vòng/năm. Như vậy, tốc độ vòng quay khoản phải thu tăng dần qua các năm. Tăng trung bình 4,5% mỗi năm. - Ta thấy vòng quay khoản phải thu lớn làm cho số ngày Kỳ thu tiền bình quân giảm,từ 18.33 ngày năm 2009 xuống còn 16.85 ngày năm 2011. Điều này cho thấy HMC có thời gian bán chịu tương đối ngắn, dưới 30 ngày. - So sánh với CNT, ta thấy vòng quay khoản phải thu của HMC(21.37 năm 2011) lớn gấp 3 lần CNT(4.45 năm 2011). Trong khi đó, kỳ thu tiền bình quân của CNT(80.91 ngày năm 2011) lại lớn gấp 3 lần HMC(16.85 ngày năm 2011). Cho thấy, HMC có chất lượng khoản phải thu cao hơn và thu hồi công nợ tốt hơn CNT. Ngoài ra, đây cũng có thể là do CNT cho khách hàng nợ lâu hơn HMC nên số ngày phải thu của CNT cao hơn. GE Tỷ lệ tài trợ : @+ Tỷ lệ nợ / Tổng tài sản : đo lường mức độ sử dụng nợ để tài trợ cho tổng tài sản và cho biết nợ chiếm bao nhiêu phần trăm trong tổng nguồn vốn. Chỉ tiêu Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011 Nợ / Tổng Tài Sản 65.87% 69.75% 71.67% 6% 3% - Theo kết quả trong bảng cho thấy tỷ lệ Nợ / Tổng Tài Sản tăng dần qua các năm, năm 2009 là 65.87%, sang năm 2010 là 69.75% và tới năm 2011 là 71.67%. Tốc độ tăng trung bình 4.5%/năm. Như vậy Nợ ngày càng chiếm tỷ trọng cao trong cơ cấu vốn của HMC. - Điều này cũng cho thấy trong năm 2009 65.87% tài sản của HMC được tài trợ từ nợ vay thì sang tới năm 2011 tăng lên là 71.67% tài sản được tài trợ từ nợ vay. - So sánh với CNT, ta thấy CNT(86.97%) có tỷ lệ nợ cao hơn HMC(71.67%). Như vậy, CNT sử dụng nợ để tài trợ cho tài sản cao hơn HMC, luôn trên 85%. + Tỷ lệ thanh toán lãi vay : phản ánh khả năng trang trải lãi vay từ lợi nhuận hoạt động sản xuất kinh doanh. Chỉ tiêu Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011 Tỷ lệ thanh toán lãi vay 2.35 1.71 2.42 - Theo kết quả trong bảng cho thấy, tỷ lệ thanh toán lãi vay của HMC > 1,7. Điều này có nghĩa là lợi nhuận trước thuế gấp 1,7 lần chi phí lãi vay. Như vậy khả năng trả lãi của doanh nghiệp khá tốt. - Tuy có sự sụt giảm trong năm 2010 so với năm 2009, nhưng nhìn chung tỷ lệ thanh toán lãi vay vẫn tăng đều qua các năm. Điều này cho phép HMC duy trì khả năng trả lãi ngân hàng. - So sánh với CNT, tỷ lệ thanh toán lãi vay của CNT cũng lớn hơn 1 nhưng HMC (2.42 năm 2011) có tỷ lệ thanh toán lãi vay cao hơn CNT(1.06 năm 2011). Trong khi tỷ lệ này ở CNT giảm dần qua các năm thì HMC lại tăng dần qua các năm. Cho thấy HMC có khả năng thanh toán lãi vay tốt hơn CNT gấp 2 lần và liên tục nâng cao khả năng trả lãi của mình. + Tỷ lệ khả năng trả nợ : dùng để đo lường khả năng trả nợ gốc và lãi của doanh nghiệp từ các nguồn doanh thu, khấu hao và lợi nhuận trước thuế. Chỉ tiêu Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011 Tỷ lệ khả năng trả nợ 0.09 0.14 0.21 56% 50% - Theo kết quả trong bảng cho thấy, tỷ lệ khả năng trả nợ của HMC < 1. Điều này có nghĩa là nguồn tiền HMC có thể sử dụng để trả nợ nhỏ hơn nợ gốc và lãi phải trả. Kết quả tính toán ra năm 2011 là 0.21, chứng tỏ khả năng trả nợ gốc của HMC là rất thấp. - Tỷ số này có tăng dần qua các năm, tốc độ tăng trung bình hơn 50%/ năm. Tuy nhiên HMC sẽ cần phải tiếp tục nỗ lực nhiều để có thể tăng tỷ lệ khả năng trả nợ > 1. - So sánh với CNT, CNT giống HMC đều có tỷ lệ trả nợ nhỏ hơn 1. Cho thấy khả năng trả nợ của hai công ty đều thấp. Tuy nhiên, tỷ lệ trả nợ của HMC cao hơn gấp đôi so với CNT, năm 2011 tỷ lệ của HMC là 0.21 còn CNT là 0.1, điều này cho thấy CNT có rủi ro không thanh toán được nợ cao hơn HMC. HE Tỷ lệ đánh giá khả năng sinh lời : @+ Doanh lợi gộp bán hàng và dịch vụ (GPM) : cho biết lợi nhuận bán hàng và dịch vụ bằng bao nhiêu phần trăm doanh thu. Chỉ tiêu Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011 Doanh lợi gộp bán hàng và dịch vụ 2.6% 2.99% 2.81% - Theo kết quả trong bảng ta thấy, Doanh lợi gộp bán hàng và dịch vụ của HMC chỉ chiếm không tới 3% doanh thu. - Chỉ tiêu GPM có tăng dần qua các năm từ mức 2.6% năm 2009 tăng lên 2.81% năm 2011 - So sánh với CNT, ta thấy GPM của CNT cao gần gấp đôi so với HMC, năm 2011 CNT có GPM là 4.15% trong khi HMC là 2.81%. + Doanh lợi ròng (NPM) : cho biết lợi nhuận sau thuế bằng bao nhiêu phần trăm doanh thu. Chỉ tiêu Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011 Doanh lợi ròng 0.98% 0.81% 1.3% -17% 60% - Với kết quả trong bảng, năm 2009 lợi nhuận sau thuế chiếm 0.98% doanh thu. Sang tới năm 2011 lợi nhuận sau thuế chiếm 1.3% doanh thu. Điều này có nghĩa là 100 đồng doanh thu thì tạo ra được 1.3 đồng lợi nhuận dành cho cổ đông. - Theo kết quả trong bảng ta thấy, doanh lợi ròng của HCM tăng dần qua các năm, từ 0.98% năm 2009 tăng lên 1.3% năm 2011. Tăng trung bình 22%/năm. - So sánh với CNT, HMC lại có doanh lợi ròng cao hơn CNT, NPM của HMC năm 2011 là 1.3% còn CNT là 0.28%. Ngoài ra, tỷ lệ NPM của HMC tăng dần qua các năm, trong khi CNT lại sụt giảm dần qua các năm. + Sức sinh lợi cơ bản (BEP) : dùng để đánh giá khả năng sinh lợi cơ bản của doanh nghiệp, chưa kể đến ảnh hưởng của thuế và đòn bẩy tài chính Chỉ tiêu Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011 Sức sinh lợi cơ bản 6.04% 9.65% 15.31% 60% 59% - Với kết quả trong bảng cho thấy, năm 2009 trong 100 đồng tài sản của HMC thì tạo ra được 6.04 đồng lợi nhuận trước thuế và lãi. Sang năm 2010 tạo ra được 9.65 đồng và năm 2011 là 15.31 đồng. Sức sinh lợi cơ bản của HMC tăng đều qua các năm, đạt tốc độ gần 60%/năm. - So sánh với CNT, sức sinh lợi cơ bản của HMC gấp 1,5 lần CNT. Cho thấy HMC có khả năng sinh lợi cao hơn CNT trong cùng ngành. I+ Tỷ suất lợi nhuận trên tổng tài sản (ROA) : dùng để đo lường khả năng sinh lợi trên mỗi đồng tài sản của công ty Chỉ tiêu Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011 ROA 3.17% 3.5% 7.18% 10% 105% - Với kết quả trong bảng, ta thấy ROA đều dương qua các năm. Điều này cho thấy HMC kinh doanh có lãi. Năm 2009, cứ 100 đồng tài sản thì tạo ra 3.17 đồng lợi nhuận sau thuế, năm 2010 tỷ lệ này là 3.5 đồng và năm 2011 là 7.18 đồng. - Tỷ lệ ROA cũng tăng dần qua các năm, từ 3.17% năm 2009 tăng lên 7.18% năm 2011. Như trên bảng kết quả cho thấy, năm 2011 có một sự tăng trưởng ROA đột biến so với năm 2010. Quan sát trong bảng cân đối kế toán và báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh cho thấy trong khi tốc độ tăng tổng tài sản thấp nhưng tốc độ tăng lợi nhuận sau thuế lại rất cao trong năm 2011 so với 2010 đã làm cho ROA tăng mạnh. - So sánh với CNT, ROA của CNT liên tục giảm qua các năm trong khi ROA của HMC lại tăng mạnh qua các năm. Sau khi hai công ty có ROA gần bằng nhau năm 2009 thì sang năm 2011 HMC có ROA gấp 7 lần của CNT. Như đã thấy ở trên, HMC sử dụng tài sản hiệu quả hơn CNT nên chỉ số ROA càng phản ánh rõ điều đó. C+ Tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu (ROE) : dùng để đo lường khả năng sinh lợi trên mỗi đồng vốn cổ phần phổ thông Chỉ tiêu Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011 ROE 9.28% 11.57% 25.35% 25% 119% - Với kết quả trong bảng, ta thấy ROE đều dương qua các năm. Điều này cho thấy HMC kinh doanh có lãi. Năm 2009, cứ 100 đồng vốn chủ sở hữu thì tạo ra 9.28 đồng lợi nhuận cho cổ đông, năm 2010 tỷ lệ này là 11.57 đồng và năm 2011 là 25.35 đồng. - Tỷ lệ ROE cũng tăng dần qua các năm, từ 9.28% năm 2009 tăng lên 25.35% năm 2011. Như trên bảng kết quả cho thấy, năm 2011 có một sự tăng trưởng ROE đột biến so với năm 2010. Quan sát trong bảng cân đối kế toán và báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh cho thấy trong khi tốc độ tăng vốn chủ sở hữu thấp nhưng tốc độ tăng lợi nhuận sau thuế lại rất cao trong năm 2011 so với 2010 đã làm cho ROE tăng mạnh. - So sánh với CNT, cũng giống như chỉ số ROA. ROE của CNT cũng liên tục giảm qua các năm, trong khi ROE của HMC lại liên tục tăng qua các [...]... 2009, điều này có nghĩa là quyết định tăng đòn bẩy tài chính của công ty không hiệu quả, vượt quá mức giới hạn hiệu quả làm cho lợi nhuận và EPS không tăng mà còn giảm Sau khi quyết định quay lại với mức đòn bẩy tài chính như cũ lợi nhuận và EPS của HMC đã tăng mạnh Như vây có thể thấy với mức đòn bẩy tài chính hiện tại mang lại hiệu quả cho HMC và công ty nên duy trì ở mức độ này 3) Đòn bẩy chung : đòn... (bán hàng và quản lý doanh nghiệp) và chi phí biến đổi (giá vốn hàng bán) cũng như là giảm bớt vay nợ để cắt giảm chi phí tài chính, đặc biệt là chi phí lãi vay VI – Phân tích đòn bẩy tài chính : Chỉ tiêu Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011 Đòn bẩy định phí (DOL) 1.69 1.54 1.40 Đòn bẩy tài chính (DFL) 1.74 2.41 1.70 Đòn bẩy chung (DTL) 2.94 3.71 2.38 1) Đòn bẩy định phí : cao sẽ có lợi làm cho EBIT tăng cao trong... đầu tư IV - Các khoản đầu tư tài chính dài hạn V - Tài sản dài hạn khác TỔNG CỘNG TÀI SẢN NGUỒN VỐN A - NỢ PHẢI TRẢ I - Nợ ngắn hạn Vay và nợ ngắn hạn Phải trả người bán quỹ khen thưởng phúc lợi II - Nợ dài hạn Vay và nợ dài hạn B - VỐN CHỦ SỞ HỮU I - Vốn Chủ Sở Hữu vốn đầu tư chủ sở hữu thặng dư vốn cổ phần quỹ đầu tư phát triển quỹ dự phòng tài chính lợi nhuận chưa phân phối nguồn vốn đầu tư XDCB II... kho của công ty liên tục giảm nhẹ qua các năm, cho thấy công ty quyết định cắt giảm bớt tồn kho trong bối cảnh kinh tế suy thoái khiến kinh doanh không thuận lợi và tăng dự trữ tiền để đảm bảo khả năng thanh toán - Trong phần tài sản dài hạn, nhìn chung có sự suy giảm trong khoản mục Tài sản cố định và Đầu tư tài chính dài hạn, trong khi lại tăng nhanh ở đầu tư Bất động sản Việc giảm đầu tư vào Tài sản... 2.76% 0.06% 5.25% 0.00% 0.00% 100% Cơ cấu tài sản của HMC cho thấy có sự gia tăng về tài sản ngắn hạn trong khi lại giảm tài sản dài hạn Trong phần tài sản ngắn hạn, ta thấy khoản mục tiền của công ty tăng qua các năm, điều này cho thấy HMC đang duy trì tỷ lệ tiền cao để thanh toán trong bối cảnh vay nợ ngân hàng khó khăn và kinh tế suy thoái Ở khoản mục, đầu tư tài chính ngắn hạn , sau 2 năm 2009 và 2010... vay tăng nhanh hơn Khi đó công ty sẽ phải dành phần lớn thu nhập để trả lãi và cổ đông sẽ không có thu nhập Ngoài ra, nếu đòn bẩy định phí cũng lớn thì sẽ gây mất khả năng thanh toán của công ty do vừa phải trả lãi vừa phải trả cổ tức cho cổ đông Ở đây, HMC đã duy trì đòn bẩy tài chính không đổi trong năm 2011 so với 2009, sau khi quyết định tăng nhẹ năm 2010 Nhìn sang báo cáo kết quả hoạt động kinh... Điều này cho thấy HMC có sự hoạt động tốt và tăng trưởng qua các năm III – Phân tích cơ cấu : 1) Bảng cân đối kế toán : Chỉ tiêu TÀI SẢN A - TÀI SẢN NGẮN HẠN I - Tiền và các khoản tương đương tiền II - Đầu tư tài chính ngắn hạn III - Các khoản phải thu ngắn hạn phải thu khách hàng IV - Hàng tồn kho V - Tài sản ngắn hạn khác B - TÀI SẢN DÀI HẠN I - Các khoản phải thu dài hạn II - TS Cố định Năm 2009 68.14%... 2 năm 2009 và 2010 không có đầu tư thì sang năm 2011 công ty đã tiến hành đầu tư nhỏ Khoản mục khoản phải thu ngắn hạn gia tăng nhanh sau năm 2011 sau khi tăng chậm trong năm 2010 cho thấy ảnh hưởng của suy thoái kinh tế và tín dụng thắt chặt tới khoản phải thu của công ty Để tránh gặp khó khăn trong thanh khoản công ty cần phải đẩy mạnh thu hồi công nợ khách hàng và khống chế không để khoản phải thu... với bối cảnh lãi suất cao thì điều nay làm tăng chi phí tài chính và rủi ro tài chính của HMC Ngoài ra, với việc vốn chủ sở hữu gần như ít thay đổi trong khi nợ vay lại tăng làm cho tỷ lệ vốn chủ sở hữu trong cơ cấu giảm Chỉ tiêu thặng dư vốn cổ phần không đổi về giá trị trong suốt 3 năm cho thấy HMC vẫn chưa sử dụng hết nguồn vốn của mình 2) Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh : Chỉ tiêu 1 Doanh thu... 0.12% 1.65% 0.02% 0.05% -0.03% 1.62% 0.32% 17 Lợi nhuận sau thuế TNDN 0.98% 0.81% 1.30% Trong cơ cấu báo cáo kết quả kinh doanh, ta thấy doanh thu thuần thay đổi không đáng kể nhưng do giá vốn hàng bán giảm nhẹ nên làm cho lợi nhuận gộp tăng nhẹ qua các năm Mặc dù chi phí tài chính tăng nhưng doanh thu tài chính tăng nhanh hơn cộng với chi phí bán hàng giảm làm cho lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh . nhiên, tỷ lệ trả nợ của HMC cao hơn gấp đôi so với CNT, năm 2011 tỷ lệ của HMC là 0.21 còn CNT là 0.1, điều này cho thấy CNT có rủi ro không thanh toán được nợ cao hơn HMC. HE Tỷ lệ đánh giá khả. trong khi của HMC lại tăng dần, đến năm 2011 thì HMC( 14.57) có vòng quay tồn kho lớn hơn CNT(11.9). Và trong khi số ngày tồn kho của HMC giảm thì của CNT lại tăng lên, năm 2011 HMC tồn kho 25. gấp 3 lần HMC( 16.85 ngày năm 2011). Cho thấy, HMC có chất lượng khoản phải thu cao hơn và thu hồi công nợ tốt hơn CNT. Ngoài ra, đây cũng có thể là do CNT cho khách hàng nợ lâu hơn HMC nên số