1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

phân tích báo cáo tài chính công ty cổ phần ô tô trường hải

33 1K 10

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 33
Dung lượng 1,55 MB

Nội dung

Yếu tố văn hóa – xã hội: - Một số yếu tố văn hóa xã hội như niềm tin và giá trị, phong cách sống, mức sống, truyền thống van hóa từng vùng miền, tín ngưỡng tôn giáo, phong tục tập quán,

Trang 1

Mục lục

I TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN Ô TÔ TRƯỜNG HẢI 4

I.1 Lịch sử hình thành và phát triển: 4

I.2 Thông tin chung về công ty: 4

I.3 Lĩnh vực kinh doanh: 5

I.4 Vị thế công ty: 5

I.5 Cơ cấu tổ chức, bộ máy quản lý công ty: 6

Hội đồng quản trị: 6

Ban tổng giám đốc 6

Ban kiểm soát: 7

Quá trình thay đổi vốn điều lệ: 7

Thành phần cổ đông: 7

I.6 Hệ thống phân phối: 7

II MÔI TRƯỜNG NGÀNH VÀ NHỮNG ẢNH HƯỞNG ĐẾN HOẠT ĐỘNG CỦA CÔNG TY 8

II.1 Môi trường bên ngoài: 8

a Yếu tố kinh tế 8

b Yếu tố chính trị - pháp luật 8

c Yếu tố văn hóa – xã hội: 9

II.2 Thực trạng ngành sản xuất ô tô tại Việt Nam 9

II.3 3.Phân tích SWOT: 13

Điểm mạnh: 13

Điểm yếu: 13

Cơ hội: 14

Trang 2

III ĐỐI THỦ CẠNH TRANH, NHÀ CUNG CẤP, KHÁCH HÀNG 14

III.1 Đối thủ cạnh tranh 14

a Đối thủ cạnh tranh hiện tại 14

b b Đối thủ cạnh tranh tiềm ẩn 17

III.2 Nhà cung cấp: 18

III.3 Khách hàng 18

IV Phân tích tài chính công ty giai đoạn từ 2013-2017 20

IV.1 Các thông số khả năng thanh toán 20

a Khả năng thanh toán hiện thời 21

b Khả năng thanh toán nhanh 21

c Vòng quay phải thu khách hàng 22

d Vòng quay hàng tồn kho 24

IV.2 Các thông số nợ 25

a Thông số nợ trên vốn chủ 25

b Tỷ lệ nợ trên tài sản 26

c Các thông số về khả năng trang trải 27

IV.3 Các thông số sinh lợi 28

a Khả năng sinh lợi trên doanh số 28

b Khả năng sinh lợi trên vốn đầu tư (ROA) 30

c Khả năng sinh lợi trên vốn chủ (ROE) 32

IV.4 Các thông số thị trường 33

a Lãi cơ bản trên cổ phiếu lưu hành 33

Trang 3

I TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN Ô TÔ TRƯỜNG HẢI

I.1 Lịch sử hình thành và phát triển:

Công ty cổ phần ô tô Trường Hải là tiền thân của công ty TNHH ô tô Trường Hải được thành lập vào ngày 29/4/1997, trụ sở chính đặt tại số 19 đường 2A, Khu Công nghiệp Biên Hòa 2, tỉnh Đồng Nai Người sáng lập là ông Trần Bá Dương, hiện là Chủ tịch HĐQT THACO Năm 2007, Công ty TNHH ôtô Trường Hải chuyển đổi thành Công ty cổ phần ôtô Trường Hải (THACO)

Ngày 06/04/2007, theo quyết định của Hội đồng thành viên, công ty đã đăng ký và được sở Kế hoạch - Đầu tư tỉnh Đồng Nai cấp giấy chứng nhận đăng

ký kinh doanh chuyển mô hình từ công ty TNHH sang CTCP với vốn điều lệ là

450 tỷ đồng Sau 21 năm thành lập và phát triển, công ty hiện có tổng vốn điều lệ lên đến 4145 tỷ đồng

Hiện nay, THACO có 3 văn phòng đặt tại TP.HCM, Hà Nội và Chu Lai Trong đó, Khu phức hợp sản xuất và lắp ráp ôtô Chu Lai - Trường Hải (Quảng Nam) được thành lập từ năm 2003 trên diện tích gần 600 ha, gồm 24 công ty, nhà máy trực thuộc (5 nhà máy lắp ráp, 9 nhà máy công nghiệp hỗ trợ + 3 đơn vị hỗ trợ (cảng Chu Lai, trường Cao đẳng Nghề, Công ty cơ điện), 3 công ty Logistics,

2 Công ty đầu tư xây dựng)

I.2 Thông tin chung về công ty:

Tên đầy đủ của DN: CÔNG TY CỔ PHẦN Ô TÔ TRƯỜNG HẢI

Tên viết tắt của DN: THACO

Trụ sở chính: Số 19-KCN Biên Hòa 2- Đường 2A-Phường An Bình-T.P Biên Hòa- Tỉnh Đồng Nai

Trang 4

Website: www.truonghaiauto.com.vn

Mã số thuế: 3600252847

Mã chứng khoán: THA

Vốn điều lệ (2017): 4145 tỷ đồng

Đại diện pháp luật: Trần Bá Dương

I.3 Lĩnh vực kinh doanh:

Hoạt động kinh doanh chính của THACO là Sản xuất - Lắp ráp - Phân phối, cung ứng dịch vụ bảo trì sửa chữa và phụ tùng ôtô: bao gồm sản xuất và kinh doanh xe thương mại (xe tải và xe bus); Sản xuất và kinh doanh xe du lịch (Kia, Mazda, Peugeot); sản xuất các linh kiện phụ tùng Bên cạnh các hoạt động kinh doanh xe, THACO còn mở rộng thị trường sang các lĩnh vực Logistics, Hạ tầng khu công nghiệp và địa ốc để hiện thực hóa mục tiêu trở thành tập đoàn công nghiệp đa ngành tầm cỡ Khu vực THACO còn tìm hướng phát triển mới trong lĩnh vực đầu tư và xây dựng địa ốc

I.4 Vị thế công ty:

Qua quá trình hình thành và phát triển, công ty đã xây dựng được một số thế mạnh nhất định trên thị trường: Thương hiệu ô tô THACO với nhiều sản phẩm đa dạng ngày càng được người tiêu dùng tín nhiệm, tin dùng Hệ thống các đối tác có uy tín và kinh nghiệm trong lĩnh vực sản xuất, kinh doanh ô tô, có nguồn lực đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của khách hàng Với những thế mạnh này, THACO là công ty Việt Nam duy nhất sản xuất và phân phối đầy đủ xe tải,

xe bus và xe du lịch

Trang 5

I.5 Cơ cấu tổ chức, bộ máy quản lý công ty:

Hội đồng quản trị:

Ban tổng giám đốc

Trang 6

Bà NGUYỄN THIỆN MỸ Phó TGĐ Bán lẻ

Ban kiểm soát:

Quá trình thay đổi vốn điều lệ:

I.6 Hệ thống phân phối:

Hệ thống phân phối gồm 93 showroom và 59 đại lý trải dài trên toàn quốc Tính đến đầu năm 2018, số lượng nhân sự của công ty đã lên đến gần 18.000 người

Trang 7

II MÔI TRƯỜNG NGÀNH VÀ NHỮNG ẢNH HƯỞNG ĐẾN HOẠT ĐỘNG CỦA CÔNG TY

a Yếu tố kinh tế

Môi trường kinh tế chỉ bản chất và định hướng của nên kinh tế mà công ty hoạt động Ảnh hưởng của nền kinh tế đến THACO có thể làm thay đổi khả năng tạo giá trị và lợi nhuận của công ty

Việt Nam là một trong những quốc gia có tốc độ phát triển kinh tế nhanh nhất trong khu vực Châu Á với mức tăng trưởng trung bình 7.1% trong thời kỳ năm 2000 – 2012 Sự tăng trưởng kinh tế kéo theo sự phát triển của tang lớp trung lưu, những người có nhu cầu về tiêu thụ xe ô tô Ngoài ra tốc độ đô thị hóa lớn cũng góp phần khiến nhu cầu ô tô tăng cao

Về phía Chính phủ, việc kiên trì với mục tiêu toàn cầu hóa qua quá trình

cổ phần hóa các doanh nghiệp nhà nước và tái cấu trúc hệ thống ngân hàng thương mại được coi là những bước đi đúng hướng Cùng với đó, Việt Nam cũng trở thành thành viên của WTO và AEC hứa hẹn tạo ra sự cạnh tranh và thúc đẩy các doanh nghiệp nội địa phát triển

Mặc dù vậy, nền kinh tế Việt Nam cũng gặp nhiều thách thức Chính sách giảm giá tiền tệ mặc dù có những tác động tích cực đến cán cân thương mại, tuy nhiên, đối với ngành ô tô vốn phụ thuộc rất lớn vào nguồn linh kiện nhập khấu sẽ tạo ra bất lớn về chi phí đầu vào

Dù lạm phát đã được kiềm chế, tuy nhiên tốc độ phục hồi của nề kinh tế vẫn còn chậm tăng trưởng tín dụng nhìn chung thấp

b Yếu tố chính trị - pháp luật

- Môi trường chính trị, mức độ ổn định về chính trị, các xu hướng xung đột chính trị, đây là yếu tố quyết định sự sống còn của công ty Chủ tịch nước nhấn mạnh, một trong những thế mạnh nổi bật của nước ta là môi trường chính trị, an ninh quốc phòng ổn định để thu hút đầu tư, phát triển kinh tế Đây là tiền đề cho các công ty của Việt Nam nói chung và công ty THACO nói riêng để phát triển sản xuất kinh doanh Yếu tố chính tị ảnh hưởng đến lớn nhất đối với nền công ngiệp ô tô Việt Nam, trong thời gian gần đây chính là mâu thuẫn giữa

Trang 8

Việt Nam và Trung Quốc trên biển Đông Hiện Trung Quốc đang là nhà cung cấp linh kiện lớn thứ 2 cho Việt Nam, vì vậy xung đột xảy ra sẽ ảnh hưởng rất lớn đến các nhà sản xuất trong nước

- Hệ thống các điều luật, quy định nói chung và các luật liên quan đến lĩnh vực sản xuất ô tô của công ty Như năm 2003, thủ tướng chính phủ ban hành quyết định về việc quy hoạch phát triển công nghiệp ô tô Việt Nam đến năm 2010 – tầm nhìn đến năm 2020 Theo đó có những chính sách ưu đãi lớn cho các doanh nghiệp trong nước sản xuất lắp ráp ô tô Các hàng rào thuế quan, rào cản kĩ thuật được chính phủ lập lên để bảo vệ các doanh nghiệp còn non trẻ trong nước (ưu đãi thuế thu nhập lớn, đánh thuế nhập khẩu xe nguyên chiếc cao (hơn 80%) để khuyến khích tự sản xuất Nhanh chóng nắm bắt cơ hội, công ty

đề ra chiến lược và quyết sách mạnh dạn vào khu kinh tế mở Chu Lai, xây dựng nhà máy sản xuất và lắp ráp ô tô Chu Lai – Trường Hải chuyên về xe tải và xe khách

c Yếu tố văn hóa – xã hội:

- Một số yếu tố văn hóa xã hội như niềm tin và giá trị, phong cách sống, mức sống, truyền thống van hóa từng vùng miền, tín ngưỡng tôn giáo, phong tục tập quán, hệ thống giáo dục,…

- Để thành công trong thị trường đầy cạnh tranh, công ty phải hiểu hành vi khách hàng, niềm mong ước và khao khát để phát triển các sản phẩm phù hợp với người tiêu dùng

- Ưu thế là doanh nghiệp bản địa, Thaco thấu hiểu nhu cầu của khách hàng nội địa, hiểu rõ địa hình Từ đó cải tiến liên tục các mẫu mã kiểu dáng, thay đổi thiết kế cho các dòng xe để đưa ra được những dòng sản phẩm tiện lợi phù hợp đáp ứng nhu cầu cao cho người tiêu dùng Không có gì là quá khó để iari thích tạ sao những dòng xe như Newmorning, xe gia đình Thaco – Kia lại được người Việt ưa chuộng đến vậy

II.2 Thực trạng ngành sản xuất ô tô tại Việt Nam

Sau hơn 10 năm được phát triển trong những điều kiện tốt nhất có thể, theo Tổng thư ký Hội Kỹ sư ôtô Việt Nam (VSAE) Dương Đức Thịnh, so với các nước trong khu vực ASEAN thì ngành sản xuất và lắp ráp ôtô của Việt Nam hiện

Trang 9

chỉ xếp trên Lào,Campuchia và Myanmar Ngành công nghiệp ô tô trong nước còn rất non trẻ và gặp nhiều khó khăn Lí giải cho điều này là vì nghành công nghiệp ô tô của nước ta có xuất phát điểm thấp hơn rất nhiều so với các nước khác trên thế giới và trong khu vực Chúng ta có những thế mạnh về một thị trường tiềm năng, về nguồn lao động dồi dào nhưng chúng ta vẫn còn rất hạn chế

về vốn, khoa học công nghệ cũng như những ngành công nghiệp phụ trợ còn non trẻ Người dân với mức thu nhập trung bình thấp cũng không đủ khả năng sở hữu một chiếc xe cho riêng mình trong khi mức giá ô tô là khá cao Sự xâm nhập của các hãng xe lớn và có uy tín trên thế giới cũng làm các hãng xe nội địa khó lòng cạnh tranh Những doanh nghiệp tham gia vào ngành đa phần đều đi theo con đường liên doanh liên kết với các hãng này để lắp ráp ô tô Để sản xuất ra những dòng xe tiện nghi của riêng người Việt vẫn đang là mong đợi của những doanh nghiệp tham gia vào ngành Ngành công nghiệp ô tô đang được rất nhiều sự ưu ái của nhà nước Chính sách bảo hộ quá kĩ lưỡng có thể dẫn đến tình trạng trì trệ trong quá trình sản xuất Trong khi các hãng xe trên thế giới đang ồ ạt xâm nhập thị trường nội địa thì các chính sách này của nhà nước càng làm giảm khả năng cạnh tranh của ngành ô tô trong nước

Ngành công nghiệp ôtô Việt Nam đã phát triển khá nhanh trong hai năm trở lại đây Năm 2015, lần đầu tiên sản lượng sản xuất, lắp ráp xe ôtô trong nước đạt trên 200.000 xe/năm, tốc độ tăng so với năm 2014 đạt 51% Năm 2016, sản lượng tiếp tục tăng mạnh, đạt trên 283.300 xe/năm

Một số loại sản phẩm đã xuất khẩu sang thị trường Lào, Campuchia, Myanmar, Trung Mỹ… Ngành ôtô đã đóng góp hàng tỷ USD vào ngân sách, góp phần giảm nhập siêu Đồng thời tạo ra việc làm trực tiếp cho hơn 120.000 lao động Hiện cả nước có khoảng 173 doanh nghiệp sản xuất, lắp ráp xe xe ôtô, đa phần có quy mô nhỏ

Hiện nay, Thaco hiện đang dẫn đầu thị phần ô tô trong nước với 43,8%, tăng hơn 5% so với cùng kỳ năm 2017

Trang 10

Đáng chú ý nhất trong 2 tháng đầu năm là việc khan hiếm các mẫu xe nhập khẩu, điều này đã giúp các thương hiệu lớn có xe lắp ráp trong nước gia tăng đáng kể thị phần Thaco - Trường Hải với hầu hết các mẫu xe lắp ráp đã vươn lên chiếm tới 43,8% thị phần ô tô Việt trong 2 tháng đầu năm so với cùng

kỳ năm ngoái chỉ là 38,7% Trong 2 tháng đầu năm doanh số bán hàng toàn bộ các thương hiệu mà Thaco nắm giữ cũng tăng 16% tương đương 2.222 xe so với năm 2017

Theo báo cáo bán hàng của VAMA (Hiệp hội Các nhà sản xuất Ô tô Việt Nam), trong tháng 5/2018, doanh số bán hàng của toàn thị trường đạt 23.065 xe, bao gồm 15.397 xe du lịch; 6.890 xe thương mại và 778 xe chuyên dụng Doanh

số xe du lịch tăng 13%; xe thương mại giảm 8% và xe chuyên dụng giảm 36% so với tháng trước

Sản lượng của xe lắp ráp trong nước đạt 19.467 xe, tăng 9% so với tháng trước và số lượng xe nhập khẩu nguyên chiếc là 3.598 xe, tăng 12% so với tháng trước

Hiện tại, nhiều thương hiệu lớn đã và đang hoàn thành các thủ tục cần thiết để có thể nhập khẩu xe trở lại thị trường Việt Nam Việc nhiều mẫu xe nhập khẩu có thể trở lại sớm sẽ giúp cuộc đua thị phần tại Việt Nam sẽ trở nên sôi động ngay từ giữa năm

Trang 11

Nếu tính tổng doanh số bán hàng của toàn thị trường tính đến hết tháng 5/2018, tổng doanh số bán hàng của toàn thị trường tính đến hết tháng 5/2018 giảm 6% so với cùng kì năm ngoái Xe ô tô du lịch tăng 6%; xe thương mại giảm 19% và xe chuyên dụng giảm 37% so với cùng kì năm ngoái

Tính đến hết tháng 5/2018, doanh số bán hàng của xe lắp ráp trong nước tăng 10% trong khi xe nhập khẩu giảm 46% so với cùng kì năm ngoái

Theo các chuyên gia nhận định, việc xe trong nước tăng trưởng còn xe nhập khẩu giảm mạnh trong các tháng đầu năm 2018 cũng là dễ hiểu, vì hiện tại mới có Honda Việt Nam và GM Việt Nam đáp ứng được những quy định của Nghị định 116/2017/NĐ-CP về điều kiện sản xuất, lắp ráp, nhập khẩu linh kiện

và kinh doanh dịch vụ bảo hành, bảo dưỡng ô tô do Chính phủ ban hành và Thông tư số 03/2018/TT-BGTVT hướng dẫn thực hiện Nghị định 116 để nhập khẩu xe và hoàn tất các thủ tục đăng kiểm, hải quan nên lượng xe nhập khẩu về Việt Nam và bán ra trên thị trường vẫn rất khiêm tốn

Còn nhiều hãng như: Toyota Việt Nam, Ford Việt Nam Mitsubishi Việt Nam… hiện vẫn chưa có những dòng xe nhập khẩu để tung ra thị trường Chính

Trang 12

điều này đã ảnh hưởng không nhỏ tới thị phần của nhiều hãng xe tại Việt Nam những tháng đầu năm 2018

Điểm mạnh:

- Các công ty thành viên của THACO đều là mắc xích trong chuỗi giá trị sản phẩm của Công ty, góp phần làm tăng giá trị sản phẩm và quản lý hiệu quả chi phí  Gia tăng năng lực sản xuất, giảm chi phí, nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh

- Chi phí vốn hàng bán rẻ, do được ưu đãi thuế từ nhà nước vì hoạt độgn trong ngành được nhà nước có chính sách khuyến khích và ưu thế của

mô hình chuỗi tổ hợp sản xuất tập trung cũng đem lại một điểm hơn hẳn các đối thủ

- Công ty có thể hiểu rõ nhu cầu của người tiêu dùng, địa hình của các vùng miền trên cả nước để có thể cải tiến các mẫu xe phù hợp với sở thích của người tiêu dùng, phù hợp với địa hình, hệ thống giao thông

- Sản phẩm đa dạng, phục vụ khá đầy đủ các phân khúc trên thị trường

- Hệ thống phân phối mạnh, rộng khắp Việc chăm sóc, phục vụ khách hàng tốt và được chú trọng hơn

Điểm yếu:

- Là doanh nghiệp sản xuất trong nước Nguồn lực tài chính không bằng được các đối thủ có công ty mẹ là các tập đoàn đa quốc gia như TOYOTA, FORD,…

- Kinh nghiệm trong quản lý và sản xuất không bằng các công ty lớn, lâu đời như TOYOTA, FORD,… Với sự non trẻ của một doanh nghiệp mới, lại là doanh nghiệp đi tiên phong trong ngành sản xuất, lắp ráp ô tô- một ngành cũng còn non trẻ tại Việt Nam, đòi hỏi THACO phải nổ lực nhiều hơn

- Khả năng tiếp cận với các công nghệ sản xuất hiện đại, mô hình quản lý tiên tiến không bằng các hãng sản xuất khác như TOYOTA, ME, GM…

- Độ mạnh của thương hiệu không bằng các thương hiệu lâu đời

- Trình độ kĩ thuật của đội ngũ sản xuất chưa cao, thiếu các chuyên gia

Trang 13

Cơ hội:

- Từ môi trường tự nhiên, địa lý, cùng với sự ưu đãi của nhà nước về chính sách, môi trường, chính trị đem đến cho THACO cơ hội mở rộng quy mô sản xuất, hoàn thiện hệ thống sản xuất khép kín, từ sản xuất linh kiện, phụ tùng đến lắp ráp sau đó phân phối và các dịch vụ sửa chữa, chăm sóc khách hàng

- Từ sự gia tăng dân số, thu nhập và sự giảm chất lượng, uy tín và khủng hoảng của một số công ty lớn đã đem lại cho công ty cơ hội mở rộng thị trường, thâm nhập sâu hơn vào thị trường và xây dựng một vị thế lớn hơn trong tâm trí người tiêu dùng

- Cơ hội được tiếp cận khoa học, công nghệ mới hiện đại tiên tiến, cũng như những quy trình quản lý sản xuất mới hiệu quả hơn đến từ quá trình hội nhập và xu thế toàn cầu hóa

- Giá xăng dầu ngày càng tăng, yêu cầu về công nghệ sạch, sản phẩm thân thiện với môi trường cũng là một thách thức

- Yêu cầu cao về chất lượng sản phẩm

- Đe dọa về sự thay đổi biểu thuế trong tương lai

III.1 Đối thủ cạnh tranh

a Đối thủ cạnh tranh hiện tại

Các doanh nghiệp đang kinh doanh trong ngành sẽ cạnh tranh trực tiếp với nhau tạo ra sức ép trở lại lên ngành tạo nên một cường độ cạnh tranh

Đối với các đối thủ nước ngoài, cạnh tranh lớn nhất hiện nay của DN Việt Nam trong khu vực ASEAN là với Thái Lan và Indonesia

Trang 14

Các đối thủ trong nước: Hiệp hội các nhà sản xuất ô tô Việt Nam (VAMA) hiện nay gồm 17 thành viên trong đó có các doanh nghiệp đầu ngành: Toyota, Thaco, Ford, Mercedes, Honda …Hiện nay, cuộc đua trong ngành đang

là cuộc đua song 12 mã giữa THACO và TOYOTA khi mà doanh số của 2 doanh nghiệp này luôn bám đuổi sát nhau và bỏ xa phần còn lại

Một số yếu tố ảnh hưởng đến cạnh tranh trong ngành:

- Số lượng doanh nghiệp trong ngành: trong quá trình hội nhập với nền kinh tế thế giới, số doanh nghiệp nước ngoài, liên doanh nước ngoài đầu tư vào lĩnh vự sản xuất và lắp ráp ô tô ngày càng tăng lên tạo lên cường độ cạnh tranh cao trong ngành

- Rào cản gia nhập hoặc rút lui khỏi thị trường: do đặc thù của ngành sản xuất ô tô đòi hỏi khoản đầu tư ban đầu cho nhà xưởng, nhân công, máy móc, trang thiết bị rất lớn nên sẽ khó khăn khi 1 doanh nghiệp gia nhập ngành hoặc doanh nghiệp trong ngành rút lui

- Tăng trưởng của ngành: mức tăng trưởng của ngành cao cũng tạo ra cường độ cạnh tranh lớn giữa các đối thủ

Theo số liệu thống kê của Hiệp hội Các nhà sản xuất Ôtô Việt Nam, thị trường ôtô trong nước tháng 9 đạt doanh số 16.149 xe, tăng 29% so với tháng 8/2014 và tăng 65% so với tháng 9/2013 Đây là tháng thứ 18 liên tiếp doanh số bán hàng của toàn ngành đạt cao hơn so với cùng kì năm ngoái Xét trên phương diện các nhà sản xuất, trong tháng 9/2014 Trường Hải đã vượt qua Toyota để giữ

vị trí dẫn đầu về lượng xe bán ra với doanh số 4.195 chiếc (tăng 69% so với cùng

kỳ năm ngoái) Toyota xếp thứ 2 khi tiêu thụ được 3.747 chiếc (tăng 27% so với cùng kỳ năm ngoái), còn Ford vững vàng vị trí thứ 3 với 1.390 chiếc (tăng 90%)

Ba vị trí tiếp theo lần lượt thuộc về VinaMazda (1.133 chiếc, tăng 185%), Honda (769 chiếc, tăng 101%), GM Việt Nam (445 chiếc, tăng 3%)

- Cơ cấu ngành: đây là ngành tập trung vì có một số ít các công ty lớn phát triển trong lĩnh vực này chiếm lĩnh thị trường Việt Nam như THACO, TOYOTA…

Tuy nhiên trong thời buổi nền kinh tế thị trường phát triển như hiện nay, các công ty đối thủ cạnh tranh hiện tại luôn luôn tạo ra những cái mới như: về sản phẩm mới, đẹp, mẫu mã khác biệt và mang một nét nổi bật nào đó mà các

Trang 15

công ty khác không cạnh tranh được, và đặc biệt là giá cả, các công ty cạnh tranh với nhau rất cao về giá cả, các dòng xe ra sau có mẫu mã thời trang hơn, phù hợp với người tiêu dung hơn, và giá cả sẽ ưu đãi hơn

=> đối thủ cạnh tranh trong ngành là tác lực mạnh

Điển hình

Công ty TOYOTA Việt Nam

Công ty ô tô Toyota Việt Nam (TMV) được thành lập vào tháng 9 năm

1995, là liên doanh với số vốn đầu tư ban đầu là 89,6 triệu USD từ Tập đoàn Toyota Nhật Bản (70%), Tổng công ty Máy Động Lực và Máy Nông Nghiệp - VEAM (20%) và Công ty TNHH KUO Singapore (10%)

Là một trong những liên doanh ô tô có mặt đầu tiên tại thị trường Việt Nam, TMV luôn nỗ lực phát triển bền vững và cùng Việt Nam “Tiến tới tương lai” TMV đã, đang và sẽ không ngừng cung cấp những sản phẩm có chất lượng cao và dịch vụ sau bán hàng hoàn hảo nhằm mang đến sự hài lòng cao nhất cho khách hàng, cũng như đóng góp tích cực cho sự phát triển của ngành công nghiệp

ô tô và đất nước Việt Nam

Kể từ khi thành lập đến nay, TMV đã không ngừng lớn mạnh và liên tục phát triển không chỉ về quy mô sản xuất, mà cả doanh số bán hàng Hiện tại, TMV luôn giữ vị trí dẫn đầu trên thị trường ô tô Việt Nam với sản lượng nhà máy của công ty đạt trên 30.000 xe/năm (theo 2 ca làm việc) Doanh số bán cộng dồn của TMV đạt trên 305.799 chiếc, và các sản phẩm đều chiếm thị phần lớn trên thị trường Từ 11 nhân viên trong ngày đầu thành lập, tới nay số lượng cán

bộ công nhân viên của công ty đã lên tới hơn 1.900 người và hơn 6.000 nhân viên làm việc tại hệ thống 41 đại lý/chi nhánh đại lý và Trạm dịch vụ ủy quyền Toyota phủ rộng khắp trên cả nước

Công ty HONDA Việt Nam

Được thành lập vào năm 1996, công ty Honda Việt Nam là liên doanh giữa Công ty Honda Motor (Nhật Bản), Công ty Asian Honda Motor (Thái Lan) và Tổng Công ty Máy Động Lực và Máy Nông nghiệp Việt Nam với 2 ngành sản phẩm chính: xe máy và xe ô tô Sau hơn 20 năm có mặt tại Việt Nam, Honda Việt Nam đã không ngừng phát triển và

Trang 16

trở thành một trong những công ty dẫn đầu trong lĩnh vực sản xuất xe gắn máy và nhà sản xuất ô tô uy tín tại thị trường Việt Nam

Với hơn 10.000 công nhân viên, Honda Việt Nam tự hào mang đến cho khách hàng những sản phẩm chất lượng cao, dịch vụ tận tâm và

những đóng góp vì một xã hội giao thông lành mạnh Với khẩu hiệu “Sức mạnh của những Ước mơ”, Honda mong muốn được chia sẻ và cùng

mọi người thực hiện ước mơ thông qua việc tạo thêm ra nhiều niềm vui mới cho người dân và xã hội

b b Đối thủ cạnh tranh tiềm ẩn

Bao gồm các công ty hiện không cạnh tranh trong ngành nhưng họ có khả năng làm điều đó trong tương lai, những đe dọa của các công ty này là:

Vấn đề thâm nhập ngành của các công ty tiềm ẩn cao, vì việc đầu tư cho một tập đoàn lớn về quy mô, thị trường, chi phí lớn nhưng không phải là không làm được

Lòng trung thành của người tiêu dùng: theo xu hướng phát triển của thị trường hiện nay thì nhu cầu người tiêu dùng thay đổi theo các nhu cầu khác nhau, nhu cầu mua sản phẩm với các mục tiêu khác nhau cao

Ngày đăng: 20/05/2019, 13:00

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w