Điều này có thể giải thích là do ảnh hưởng chung của nền kinh tế trong nước, thị trường bất động sản vẫn còn “đóng băng” cho doanh thu của công ty sụt giảm mạnh, đặc biệt doanh thu từ vi
Trang 1TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP HỒ CHÍ MINH
VIỆN ĐÀO TẠO SAU ĐẠI HỌC KHOA QUẢN TRỊ KINH DOANH
TIỂU LUẬN MÔN QUẢN TRỊ TÀI CHÍNH
PHÂN TÍCH BÁO CÁO TÀI CHÍNH CÔNG TY CỔ PHẦN LICOGI 16.6
GVHD: TS Ngô Quang Huân
HVTH: Đặng Nguyễn Hồng Phúc
Mã CK: LCS
TP.HCM, Tháng 01/2014
Trang 2MỤC LỤC
PHẦN 1: GIỚI THIỆU VỀ CÔNG TY 3
1.1 Hồ sơ doanh nghiệp 3
1.2 Lịch sử hình thành 3
1.3 Lĩnh vực kinh doanh 4
PHẦN 2: PHÂN TÍCH VÀ ĐÁNH GIÁ TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH CÔNG TY 5
2.1 Phân tích tỉ lệ 5
2.1.1 Tỷ lệ thanh khoản 5
2.1.2 Tỷ lệ đánh giá hiệu quả hoạt động 5
2.1.3 Tỷ lệ quản trị nợ 6
2.1.4 Tỷ lệ khả năng sinh lợi 6
2.1.5 Tỷ lệ giá thị trường 7
2.2 Phân tích cơ cấu 8
2.3 Phân tích DUPONT 11
2.4 Phân tích hiệu quả kinh tế tài chính 12
2.5 Mô hình chỉ số Z 13
2.6 Phân tích hòa vốn 14
2.7 Phân tích đòn bẩy tài chính 15
2.7.1 Đòn bẩy định phí (DOL) 15
2.7.2 Đòn bẩy tài chính (DFL) 15
2.7.3 Đòn bẩy tổng thể (DTL) 15
PHẦN 3: LƯỢNG GIÁ CHỨNG KHOÁN 16
PHẦN 4 THIẾT LẬP DANH MỤC ĐẦU TƯ 17
4.2 Phân tích cơ cấu danh mục đầu tư 17
4.1 Lựa chọn mã chứng khoán có tương quan nghịch lớn nhất 17 TÀI LIỆU THAM KHẢO
Trang 3PHẦN 1: GIỚI THIỆU VỀ CÔNG TY
1.1 Hồ sơ doanh nghiệp
Công ty cổ phần LICOGI 166 là đơn vị thành viên của Công ty cổ phần LICOGI 16 (Thuộc Tổng công ty Xây dựng và Phát triển Hạ tầng LICOGI ), hoạt động theo Giấy chứng nhận Đăng ký kinh doanh do Sở Kế hoạch và Đầu tư thành phố Hà Nội cấp ngày 18 tháng 5 năm 2007
Tên tiếng Anh: LICOGI 166 JOINT STOCK COMPANY
Địa chỉ trụ sở chính: Tầng 4, Toà nhà JSC 34, ngõ 164 Khuất Duy Tiến, Nhân
Chính, Thanh Xuân, Hà Nội
Website: www.licogi166.vn Email: info@licogi166.vn
Nơi niêm yết Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội
Mã số doanh nghiệp: 0102264629 do Sở Kế hoạch & Đầu tư thành phố Hà Nội cấp
đổi lần thứ 8 ngày 16 tháng 5 năm 2012 Vốn điều lệ 60.0.0.0 đồng (Sáu mươi tỷ đồng chẵn)
1.2 Lịch sử hình thành
Công ty cổ phần Licogi 16 tiền thân là Công ty xây dựng số 16, là doanh nghiệp Nhà nước thuộc Tổng Công ty Xây dựng và Phát triển Hạ tầng (Licogi) được thành lập theo quyết định số 427/QĐ – BXD ngày 08/3/2001 của Bộ trưởng Bộ Xây Dựng trên cơ sở tổ chức lại Chi Nhánh của Tổng Công ty Xây dựng và Phát triển Hạ tầng tại
Tp Hồ Chí Minh
Thực hiện chủ trương của Nhà nước về việc chuyển đổi các Doanh nghiệp Nhà nước thành Công ty cổ phần Năm 2005 Công ty tiến hành công tác cổ phần hoá và đến năm 2006 Công ty Xây dựng số 16 chính chuyển thành Công ty Cổ phần Licogi
16 theo Quyết định số 327/QĐ-BXD ngày 28/02/2006 và Quyết định số 844/QĐ-BXD ngày 31/5/2006 của Bộ trưởng Bộ Xây dựng Công ty chính thức nhận giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh do Sở Kế hoạch và Đầu tư TpHCM cấp ngày 02/06/2006, với vốn điều lệ là 12 tỷ đồng
Trang 41.3 Lĩnh vực kinh doanh
Công ty cổ phần LICOGI 166 đăng ký hoạt động trong các lĩnh vực sau đây:
- Thi công xây dựng các công trình dân dụng, công nghiệp, giao thông, thuỷ lợi, thuỷ điện, sân bay , bến cảng; các công trình điện, thông tin liên lạc; các công trình cấp thoát nước và vệ sinh môi trường; các công trình phòng cháy, chữa cháy, thiết bị bảo vệ; các công trình thông gió cấp nhiệt, điều hoà không khí; các công trình hạ tầng
kỹ thuật đô thị và khu công nghiệp, nền móng công trình
- Sản xuất kinh doanh vật tư, thiết bị, phụ tùng và các loại vật liệu xây dựng Gia công chế tạo kết cấu thép và các sản phẩm cơ khí
- Các hoạt động dịch vụ: cho thuê thiết bị, cung cấp vật tư kỹ thuật; Tư vấn đầu tư (không bao gồm tư vấn pháp luật, tài chính), dịch vụ sửa chữa, lắp đặt máy móc, thiết
bị, các sán phẩm cơ khí và kết cấu định hình khác
- Đầu tư xây dựng hạ tầng kỹ thuật khu công nghiệp, các dự án thuỷ điện vừa và nhỏ;
- Kinh doanh ô tô và phụ tùng ô tô
- Dịch vụ bảo dưỡng, sửa chữa ô tô
- Kinh doanh vận tải bằng ô tô các loại hình sau:
+ Vận tải hành khách theo tuyến cố định
+ Vận tải hành khách bằng tuyến taxi
+ Vận tải hành khách bằng tuyến xe buýt
+ Vận tải hành khách theo hợp đồng;
+ Vận tải khách du lịch;
+ Vận tải hàng hoá;
- Kinh doanh điện, nước, khí nén
- Đầu tư xây dựng hạ tầng kỹ thuật khu đô thị và kinh doanh bất động sản
Trang 5PHẦN 2: PHÂN TÍCH VÀ ĐÁNH GIÁ TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH CÔNG TY
2.1 Phân tích tỉ lệ
2.1.1 Tỷ lệ thanh khoản
CHỈ TIÊU KH 2009 2010 2011 2012
Tỷ lệ thanh toán
Nhìn vào các chỉ tiêu phản ánh khả năng thanh khoản của công ty trong giai đoạn từ 2010-2012, ta nhận thấy tình hình thanh khoản cuả công ty rất tốt và luôn được đảm bảo Thật vậy khả năng thanh toán của công ty được cải thiện và tăng đều trong suốt giai đoạn từ 2010-2012 Điển hình là năm 2012 tỷ lệ lưu động của công ty
là 1.31, tức là một đồng nợ phải trả ngắn hạn được đảm bảo 1.31 đồng tài sản ngắn hạn và luôn cao hơn so với chỉ số trung bình ngành Sở dĩ là do trong giai đoạn 2010 đến 2012 tổng tài sản lưu động của công ty liên tục tăng qua các năm tốc độ tăng trường bình quân ước đạt khoảng 55,13%/năm Trong khi đó, các khoản nợ của công
ty luôn ổn định với mức tăng trưởng thấp hơn ước khoảng 43,45%/năm
Thêm vào đó, tỷ lệ thanh toán nhanh của công ty qua các năm luôn được cải thiện Tằng từ mức 0.84 (năm 2010) lên đến 1.22 vào (năm 2012) Để đạt được khả năng thanh toán nhanh tốt như hiện nay là do công ty đã kiểm soát tốt được lượng hàng tồn kho Tỷ lệ hàng tồn kho của công ty liên tục giảm mạnh qua các năm Vì vậy, đã góp phần làm tăng tính thanh khoản của công ty
2.1.2 Tỷ lệ đánh giá hiệu quả hoạt động
2009 2010 2011 2012 Hiệu quả sử dụng tổng tài
Vòng quay tồn kho IT 1.85 11.43 10.21 32.26
Kỳ thu tiền bình quân ACP 141.99 56.43 72.43 147.97 Qua bảng số liệu ta thấy, Hiệu quả sử dụng tổng tài sản của công ty trong giai đoạn 2010-2012 khá ổn định và duy trì ở mức khá cao so với trung bình ngành Điều này cho thấy, hiệu quả sử dụng tài sản của công ty là rất tốt Thực vậy, hiệu quả sử dụng tổng tài sản của công ty luôn duy trì giao động ở mức 2, tức là cứ 1 đồng tài sản tạo ra
2 đồng doanh thu Mặc khác, thấy rằng hiệu quả sử dụng tài sản năm 2012 có giảm so với 2 năm trước Điều này có thể giải thích là do ảnh hưởng chung của nền kinh tế trong nước, thị trường bất động sản vẫn còn “đóng băng” cho doanh thu của công ty sụt giảm mạnh, đặc biệt doanh thu từ việc thực hiện việc thi công các hợp đồng xây dựng trong năm 2012 chỉ bằng khoảng 58% so với năm 2011
Chỉ tiêu vòng quay hàng tồn kho của công ty cũng khá tốt, hàng hóa của công ty được quay vòng rất nhanh Từ 11.43 vòng năm 2010 lên đến 32.26 vòng vào năm
2012 Hệ số này một lần nữa minh chứng khả năng kiểm soát hàng tồn kho của công
ty là khá tốt Thể hiện bằng việc, các hợp đồng thi công của công ty luôn duy trì, thực hiện và nghiệm thu theo đúng tiến độ đã đề ra
Trang 6Mặt khác kì thu tiền bình quân của LCS có xu hướng tăng Tỉ lệ các khoản phải thu trên tổng tài sản là chiếm tỷ lệ cao và luôn tăng qua các năm từ mức 34.49% trong năm 2010 tăng lên tới 75.06% trong năm 2012 Điều này cho thấy công ty bị chiếm dụng vốn khá nhiều Đây là tình hình chung của các công ty hoạt động trong lĩnh vực thi công xây dựng các công trình Vì vậy, công ty cần chú trọng đến việc theo dõi và thu hồi vốn kịp thời để đưa vào hoạt động
2.1.3 Tỷ lệ quản trị nợ
2009 2010 2011 2012
Tỷ lệ nợ/ Tổng tài sản D/A 0.73 0.72 0.74 0.65
Tỷ lệ thanh toán lãi vay ICR 6.29 3.75 4.16 3.44
Nhìn vào tỉ số nợ trên tổng tài sản của công ty khá ổn định và luôn duy trì ở mức khá cao, cao hơn rất nhiều so với trung bình nghành Điều này cho thấy công ty kiểm soát nợ khá tốt, luôn điều chỉ tỷ lệ nợ xoay quanh mức 70% trong khả năng kiểm soát của công ty Điêu này công cho thấy công ty đang sử dụng đòn bẩy tài chính để khuếch đại doanh thu khá tốt
Về hệ số khả năng thanh toán lãi vay, ta thấy khả năng thanh toán lãi vay của công
ty là khá đảm bảo và luôn duy trì ở mức trên 3 Tức là, cứ 1 đồng lãi vay của công ty thì được đảm bảo thanh toán bằng 3 đồng lợi nhuận trước thuế và lãi vay Nhưng tỷ số khả năng trả nợ của công ty khá thấp, đặc biệt năm 2012 khả năng trả nợ của công ty giảm mạnh,các nguồn thu chỉ đủ để trang trải 56% khoản nợ khi có sự cố xảy ra Điều này chứng tỏ khả năng xảy ra rủi ro khi sử dụng đòn bẩy tài chính không hiệu quả Vì vậy, công ty cần chí ý cân nhắc kỹ khi sử dụng vốn vay để phục vụ hoạt động sản xuất kinh doanh, tích cực thu hồi các khoản phải thu tái đầu tư vào hoạt động để làm giảm
áp lực vay nợ
2.1.4 Tỷ lệ khả năng sinh lợi
2009 2010 2011 2012 Doanh lợi gộp bán hàng và
Tỷ suất lợi nhuận trên tổng
Tỷ suất lợi nhuận trên vốn sở
Dựa vào số liệu đã thu thập được ta thấy tỉ suất lợi nhuận gộp trên doanh thu của công ty là rất thấp so với trung bình nghành và đang có xu hướng giảm Đặc biệt năm
2012 tỉ suất lợi nhuận trên doanh thu là 5.38% tức là cứ 100 đồng doanh thu tạo ra 5.38 đồng lợi nhuận Ta thấy kết cấu giá vốn hàng bán trên doanh thu chiếm tỷ lệ rất lớn xấp xỉ 95% điều này cho thấy công ty đã không kiểm soát tốt các chi phí phát sinh trong hoạt động trực tiếp sản xuất
Về chỉ tiêu doanh lợi ròng, Ta cũng nhận thấy rằng lợi nhuận sau thuế chiếm tỷ lệ khá thấp so với doanh thu và thấp hơn so với trung bình ngành, duy trì ở mức 2%
Trang 7Điều này, có thể lý giải là do doanh thu giảm nhưng các chi phí cố định không giảm điển hình là chi phí quản lý doanh nghiệp, cá biệt vào năm 2012 công ty còn phát sinh thêm chi phí bán hàng nên làm ảnh hưởng lớn đến lợi nhuận sau thuế của công ty Suất sinh lời cơ bản của công ty đang có xu hướng giảm qua các năm Từ mức 10% vào năm 2010 giảm xuống còn 7% vào năm 2012 Điều này chứng tỏ khả năng năng tạo ra lợi nhuận hoạt động từ tài sản công ty là khá thấp Điều này cho thấy hoạt động công ty bị ảnh hưởng trực tiếp do nền kinh tế còn gặp nhiều khó khăn
Tỷ suất lợi nhuận trên tổng tài sản và tỷ suất sinh lợi trên vốn chủ sở hữu cũng có
xu hướng giảm qua các năm và luôn tiệm với chỉ số trung bình của ngành Đặc biệt năm 2012 là năm có sự sụt giảm lớn nhất chỉ số ROA và ROE giảm lần lượt 33% và 50% so với năm 2011 Điều này cho thấy các doanh nghiệp hoạt động trong nghành bất động sản đang hết sức khó khăn
2.1.5 Tỷ lệ giá thị trường
Dòng tiền cho 1 cổ phiếu CFPS 5,590.42 5,335.49 2,733.37
Tỷ lệ P/E cho biết nhà đầu tư sẵn sàng trả bao nhiêu tiền để thu được một đồng lợi nhuận của công ty Tỷ số này ở LCS qua các năm cũng có biến động không đáng kể, chỉ duy nhất năm 2011 là tỉ số này giảm xuống chỉ còn là 3.18, trong khi đó năm 2012
tỉ số này tăng lên ở mức 4.86 % Đây là một điều tốt vì cho thấy đầu tư vào công ty ít gặp rủi ro hơn các công ty khác và triển vọng tăng trưởng tốt
Tỷ lệ P/B giảm dần qua các năm Từ việc trả giá mua cổ phiếu cao hơn so với giá trị sổ sách vào năm 2010 giảm xuống tới mức 0.56 tức là giá trị thị trường giao dịch
cổ phiếu năm 2012 thấp hơn một nửa so với giá cổ phiếu ghi trên sổ sách cho thấy mức độ so sánh giữa giá cả cổ phiếu trên thị trường và giá trị cổ phiếu trên sổ sách Điều này đã phản ánh đúng mức dòng tiền thu nhập trên mỗi cổ phiếu của công ty đang giảm sút do ảnh hưởng chung của nền kinh tế Vì vậy, việc các nhà đầu tư đã đánh giá thấp hơn về công ty và đánh giá thấp về khả năng đầu tư có lời tại công ty là
có cơ sở và phản ánh chính xác tình hình tài chính cũng như kỳ vọng trong tương lai vào lợi tức nhận được từ đầu tư vào công ty
2.2 Phân tích cơ cấu
Trang 8BẢNG CÂN ĐỐI KẾ TOÁN
TÀI SẢN NGẮN HẠN 67.00 76.07 90.61 84.31
Tiền và các khoản tương
Các khoản đầu tư tài chính
Các khoản phải thu ngắn hạn 23.77 34.49 56.38 75.06
Tài sản ngắn hạn khác 7.06 4.59 1.53 0.77
TÀI SẢN DÀI HẠN 33.00 23.93 9.39 15.69
Các khoản phải thu dài hạn 0.00 0.00 0.00 0.00
Tài sản cố định 26.11 19.52 8.07 13.10
- Tài sản cố định hữu hình 22.42 19.00 7.77 12.76
- Nguyên giá 25.60 26.25 15.37 24.30
- Giá trị hao mòn lũy
kế (3.19) (7.24) (7.60) (11.54)
- Tài sản cố định vô hình 0.00 0.00 0.00 0.00
- Nguyên giá 0.00 0.00 0.00 0.00
- Giá trị hao mòn lũy
kế 0.00 0.00 0.00 0.00
- Tài sản cố định thuê tài
- Nguyên giá 0.00 0.00 0.00 0.00
- Giá trị hao mòn lũy
kế 0.00 0.00 0.00 0.00
- Chi phí xây dựng cơ bản
Bất động sản đầu tư 0.00 0.00 0.00 0.00
Các khoản đầu tư tài chính dài
hạn 6.88 4.42 1.33 1.33 Tài sản dài hạn khác 0.00 0.00 0.00 1.27
TỔNG CỘNG TÀI SẢN 100.00 100.00 100.00 100.00
Nguồn vốn chủ sở hữu 27.38 27.52 25.90 35.23
-Vốn đầu tư của chủ sở
hữu 19.33 20.34 17.20 24.64 -Thặng dư vốn cổ phần 2.54 0.09 1.38 2.47
- Chênh lệch đánh giá lại
- Chênh lệch tỷ giá hối
đoái 0.00 0.00 0.00 0.00
Trang 9- Các quỹ 0.76 0.91 1.06 2.40
- Lợi nhuận sau thuế chưa
- Nguồn vốn đầu tư XDCB 0.00 0.00 0.00 0.00
Nguồn kinh phí và quỹ khác 0.20 0.00 0.00 0.00
- Quỹ khen thưởng, phúc
lợi 0.20 0.00 0.00 0.00
- Nguồn kinh phí 0.00 0.00 0.00 0.00
- Nguồn kinh phí đã hình
TỔNG CỘNG NGUỒN VỐN 100.00 100.00 100.00 100.00
Tài sản
Qua bảng cơ cấu nguồn vốn và tài sản của LCS trong giai đoạn từ năm 2010-2012,
ta thấy cơ cấu tài sản của Công ty thay đổi theo hướng tăng tỷ trọng tài sản ngắn hạn
và giảm tỷ trọng tài sản dài hạn Tài sản ngắn hạn của công ty chiếm tỷ trọng cao trong cơ cấu tài sản Điều này minh chứng cho thấy khả năng thanh khoản của công ty
là rất tốt
Năm 2010 tài sản ngắn hạn chiếm 76,07%, đến năm 2012 tài sản ngắn hạn chiếm 84,93%, đỉnh điểm là lên đến 90,61% vào năm 2011 Mức tăng của tỷ trọng tài sản ngắn hạn là do tỷ trọng của Các khoản phải thu ngắn hạn tăng lên đột biến qua các năm Trong khi đó các thành tố còn lại của tài sản ngắn hạn lại giảm Đặc biệt là sự giảm sâu của hàng tồn kho của công ty qua các năm
Sự tăng về tỷ trọng của khoản phải thu do công ty là do việc gia tăng công nợ giữa các công ty trong cùng tập đoàn Các khoản phải thu phát sinh do thực hiện việc thi công xây lắp, bán hàng hóa và cung cấp dịch vụ với các công ty cùng họ Licogi Điều này choc ho thấy tình hình kinh tế còn gặp nhiều khó khăn, các công ty trong cùng tập đoàn đang chiếm dụng vốn lẫn nhau để cùng tồn tại Tuy tỷ trọng này tăng qua các năm nhưng các khoản phải thu này không đáng lo ngại vì công nợ phát sinh chủ yếu là các công ty trong một tập đoàn, khả năng xảy ra các khoản phải thu khó đòi là rất thấp
Tỷ trọng Hàng tồn kho giảm là một dấu hiệu rất khả quan Trong khi các doanh nghiệp trong ngành bất động sản đang đối mặt với việc giải quyêt lượng hàng tồn kho ngày một tăng để tăng khả năng thanh khoản Việc giảm tỷ trọng hàng tồn chứng tỏ các hoạt động và thanh khoản của công ty khá tốt
Tài sản dài hạn của công ty chiếm tỷ trọng khá nhỏ và có xu hướng giảm Năm
2010 chiếm tỷ trọng 25.93% đến năm 2012 chỉ còn chiếm tỷ trọng 15.69% Sự sụt
Trang 10giảm về tỷ trọng của TSDH chủ yếu là do trong thời gian gần đây tình hình kinh tế còn khá khăn, hợp đồng thi công giảm mạnh công suất hoạt động đang bị co cụm nên công ty ít đầu tư vào máy móc và trang thiết bị để mở rộng phục vụ hoạt động kinh doanh
Nguồn vốn
Nhìn vào tỷ trọng nguồn vốn của công ty ta thấy tỷ trọng nợ phải trả công ty luôn chiếm tỷ trọng cao bình quân qua các năm khoảng 70% luôn cao hơn trung bình ngành Trong cơ cấu nợ phải trả thì nợ ngắn hạn chiếm tỷ trọng lớn, nợ dài hạn chiếm
tỷ trọng khá nhỏ và đang có xu hướng giảm Trong giai đoạn năm 2011-2012 ta thấy
tỷ trọng vốn chủ sở hữu có xu hướng tăng lên (7,44%) Điều này cho thấy cơ cấu nguồn vốn của công ty đang có chuyển biến tốt theo hướng giảm tỷ trọng nợ phải trả, tăng vốn chủ sở hữu Giúp công ty tự chủ về tài chính, giảm bớt áp lực trả nợ vay Như vậy có thể nhận thấy xu hướng biến động tỷ trọng của tài sản và nguồn vốn có thể rút ra một vài kết luận sơ bộ như sau :
Cơ cấu nguồn vốn và tài sản của công ty khá hợp lý Tài sản ngắn hạn của công ty chủ yếu được tài trợ bằng nợ ngắn hạn và vốn chủ sở hữu Điều này, làm tăng tính thanh khoản của công ty, tránh xảy ra rủi ro thanh khoản khi công ty sử dụng nợ dài hạn để tài trợ cho các tài sản ngắn hạn
Các khoản phải thu của công ty chủ yếu là các khoản phải thu từ các công ty trong cùng tập đoàn nên khả năng thu hồi nợ là rất cao, sự gia tăng trong tỷ trọng của khoản mục này thì không đáng lo Mặt khác, công ty đã cải thiện tốt trong việc hạn chế hàng tồn kho, làm cho vòng quay hàng hóa tăng, tác động tăng khả năng sinh lợi cho công ty
BẢNG BÁO CÁO KẾT QUẢ KINH DOANH
Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ 100.00 100.00 100.00 100.00
Doanh thu thuần về bán hàng và cung cấp 100.00 100.00 100.00 100.00