CẤU TRÚC HÌNH HỌC CỦA MẠCH

Một phần của tài liệu Bài giảng lý thuyết mạch (Trang 30 - 31)

i t( ) 52 cost u t( )2cos(t  )

1.3CẤU TRÚC HÌNH HỌC CỦA MẠCH

Một khi mạch tương đương của một hệ thống đã được xây dựng, việc phân tích nó được tiến hành dựa trên một số các định luật cơ bản và các định luật này lại đưọc xây dựng theo các yếu tố hình học của sơ đồ mạch. Đây là những khái niệm mang thuần ý nghĩa hình học, tạo cơ sở cho việc phân tích mạch được thuận tiện, chúng bao gồm: + Nhánh: là phần mạch gồm các phần tử mắc nối tiếp trong đó có cùng một dòng điện chảy từ một đầu tới đầu còn lại của nhánh.

+ Nút: là giao điểm của các nhánh mạch.

+ Cây: là phần mạch bao gồm một số nhánh đi qua toàn bộ các nút, nhưng không tạo thành vòng kín. Xét một cây cụ thể, nhánh thuộc cây đang xét gọi là nhánh cây và nhánh không thuộc cây gọi là nhánh bù cây.

+ Vòng: bao gồm các nhánh và các nút tạo thành một vòng khép kín. Vòng cơ bản

(ứng với một cây) là vòng chỉ chứa một nhánh bù cây. Nếu mạch điện có số nhánh Nnh, số nút Nn, ứng với một cây có số nhánh bù cây là Nb và số vòng cơ bản là Nv thì ta có:

Nb = NV = Nnh - Nn + 1 (1.43)

+ Mắt lưới: Là vòng kín không chứa vòng nào bên trong nó.

Để minh họa, ta xét mạch điện hình 1.38. Mạch điện này có các nút A, B, C, O (tức Nn =4); có các nhánh Z1, Z2, Z3 Z4, Z5, Z6 (tức Nnh =6). Các nhánh Z1, Z3, Z5 tạo thành một cây có ba nhánh, gốc tại O, các nhánh còn lại là các nhánh bù cây. Ứng với cây có gốc O, các vòng V1, V2, V3, là các vòng cơ bản; còn vòng V4, chứa 2 nhánh bù cây,

nên không phải vòng cơ bản. Vòng V1 và V2 là mắt lưới, còn V4 không phải là mắt lưới.

Một phần của tài liệu Bài giảng lý thuyết mạch (Trang 30 - 31)