Quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự trong tố tụng hình sự theo pháp luật tố tụng hình sự Việt Nam từ thực tiễn tỉnh Long An (LV thạc sĩ)Quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự trong tố tụng hình sự theo pháp luật tố tụng hình sự Việt Nam từ thực tiễn tỉnh Long An (LV thạc sĩ)Quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự trong tố tụng hình sự theo pháp luật tố tụng hình sự Việt Nam từ thực tiễn tỉnh Long An (LV thạc sĩ)Quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự trong tố tụng hình sự theo pháp luật tố tụng hình sự Việt Nam từ thực tiễn tỉnh Long An (LV thạc sĩ)Quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự trong tố tụng hình sự theo pháp luật tố tụng hình sự Việt Nam từ thực tiễn tỉnh Long An (LV thạc sĩ)Quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự trong tố tụng hình sự theo pháp luật tố tụng hình sự Việt Nam từ thực tiễn tỉnh Long An (LV thạc sĩ)Quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự trong tố tụng hình sự theo pháp luật tố tụng hình sự Việt Nam từ thực tiễn tỉnh Long An (LV thạc sĩ)Quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự trong tố tụng hình sự theo pháp luật tố tụng hình sự Việt Nam từ thực tiễn tỉnh Long An (LV thạc sĩ)Quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự trong tố tụng hình sự theo pháp luật tố tụng hình sự Việt Nam từ thực tiễn tỉnh Long An (LV thạc sĩ)
Trang 1VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI
NGUYỄN VĂN TIỆT
QUYỀN VÀ LỢI ÍCH HỢP PHÁP CỦA ĐƯƠNG SỰ TRONG TỐ TỤNG HÌNH SỰ THEO PHÁP LUẬT TỐ TỤNG HÌNH SỰ VIỆT NAM TỪ THỰC TIỄN TỈNH LONG AN
LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC
HÀ NỘI - 2017
Trang 2VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI
NGUYỄN VĂN TIỆT
QUYỀN VÀ LỢI ÍCH HỢP PHÁP CỦA ĐƯƠNG SỰ TRONG TỐ TỤNG HÌNH SỰ THEO PHÁP LUẬT TỐ TỤNG HÌNH SỰ VIỆT NAM TỪ THỰC TIỄN TỈNH LONG AN
Chuyên ngành: Luật Hình sự và Tố tụng hình sự
Mã số: 60.38.01.04
LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
TS ĐINH THỊ MAI
HÀ NỘI - 2017
Trang 3LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu khoa học của tôi Những tài liệu tham khảo và trích dẫn đảm bảo tin cậy, chính xác và trung thực Những kết luận khoa học của luận văn vừ mang tính kế thừa các công trình khoa học trước đây nhưng đảm bảo chưa từng được công bố trong các công trình khoa học khác
Tác giả luận văn
NGUYỄN VĂN TIỆT
Trang 4MỤC LỤC
MỞ ĐẦU 1 Chương 1: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ PHÁP LUẬT VỀ QUYỀN
VÀ LỢI ÍCH HƠP PHÁP CỦA ĐƯƠNG SỰ THEO PHÁP LUẬT TỐ TỤNG HÌNH SỰ VIỆT NAM 6
1.1 Những vấn đề lý luận và pháp luật về quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự trong tố tụng hình sự 6 1.2 Pháp luật về quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự trong tố tụng hình sự 19
2016 44
Chương 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT TỐ TỤNG HÌNH SỰ VIỆT NAM VỀ QUYỀN VÀ LỢI ÍCH HỢP PHÁP CỦA ĐƯƠNG SỰ 48
3.1 Giải pháp hoàn thiện các qui định của pháp luật tố tụng hình sự Việt Nam về đương sự, quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự trong tố tụng hình sự 48
Trang 53.2 Giải pháp tăng cường hướng dẫn áp dụng pháp luật tố tụng hình sự
Việt Nam thống nhất trong cả nước đối với đương sự 55
3.3 Các giải pháp khác 56
KẾT LUẬN 60
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 63
Trang 6MỞ ĐẦU
1 Tính cấp thiết của đề tài
Nguyên đơn dân sự, bị đơn dân sự, người có quyền lợi nghĩa vụ liên quan là người tham gia tố tụng theo quy định của Bộ luật tố tụng hình sự Việt Nam Việc tham gia tố tụng của họ không chỉ nhằm bảo vệ, khôi phục những quyền và lợi ích hợp pháp của cá nhân, tổ chức đã bị hành vi phạm tội xâm hại mà còn góp phần quan trọng vào việc xác định sự thật khách quan của vụ
án, xác định đúng thiệt hại do hành vi phạm tội gây ra và buộc người có hành
vi tội phạm phải chịu trách nhiệm Xác định đúng tư cách nguyên đơn dân sự,
bị đơn dân sự, người có quyền lợi nghĩa vụ liên quan, đảm bảo các quyền và lợi ích hợp pháp của những người này trong quá trình tiến hành tố tụng là một trong những đảm bảo cho việc giải quyết vụ án hình sự được chính xác, khách quan, toàn diện và đầy đủ Bộ luật tố tụng hình sự năm 1988 qui định nguyên đơn dân sự, bị đơn dân sự, người có quyền và lợi ích hợp pháp liên quan đến
vụ án là những người tham gia tố tụng nhưng không qui định rõ về quyền và lợi ích hợp pháp của họ và chế định bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho họ Ngoài ra Bộ luật tố tụng hình sự 1988 chưa xếp họ vào nhóm đương sự
Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2003 được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam thông qua ngày 17/12/2003 không định nghĩa thế nào
là đương sự Tuy nhiên tại điều 59 qui định người bảo vệ quyền lợi cho đương
sự, khoản 1 điều này qui định: “1 Người bị hại, nguyên đơn dân sự, bị đơn dân sự, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến vụ án hình sự có quyền nhờ luật sư, bào chữa viên nhân dân hoặc người khác được Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát, Toà án chấp nhận bảo vệ quyền lợi cho mình” Mặt khác bộ luật qui định về việc giải quyết vấn đề dân sự trong vụ án hình sự được tiến hành cùng với việc giải quyết vụ án hình sự Trong trường hợp vụ án hình sự phải giải quyết vấn đề bồi thường, bồi hoàn mà chưa có điều kiện chứng minh
Trang 7và không ảnh hưởng đến việc giải quyết vụ án hình sự thì có thể tách ra để giải quyết theo thủ tục tố tụng dân sự Như vậy, quyền và lợi ích hợp pháp của nguyên đơn dân sự, bị đơn dân sự, người có quyền lợi nghĩa vụ liên quan đến vụ án có thể không được giải quyết đồng thời với vụ án hình sự Nhưng
họ được tham gia tố tụng và họ được quyền mời luật sư, bào chữa viên nhân dân hoặc người khác bảo vệ quyền lợi cho họ trong tố tụng hình sự
Bộ luật tố tụng hình sự 2015 tại điểm g, khoản 1, điều 4 đã đưa ra định
nghĩa: “Đương sự gồm nguyên đơn dân sự, bị đơn dân sự, người có quyền
lợi, nghĩa vụ liên quan đến vụ án hình sự” Như vậy đương sự trong luật mới
không bao gồm bị hại nhưng chủ thể thực hiện chức năng này lại đồng nhất tại điều 84 Chủ thể thực hiện chức năng bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho bị hại, đương sự trong vụ án hình sự có thêm người đại diện nhưng không định nghĩa người đại diện như thế nào dẫn đến nhiều cách hiểu khác nhau về người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự Vì vậy, nghiên cứu về quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự theo qui định của pháp luật tố tụng hình sự Việt Nam từ thực tiễn tỉnh Long An là một đề tài có giá trị tham khảo nhất định đối với pháp luật tố tụng hình sự Việt Nam hiện nay Bên cạnh đó, việc nghiên cứu những vấn đề lý luận và thực tiễn về quyền và lợi ích hợp pháp của người bị hại, nguyên đơn dân sự, bị đơn dân sự, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan và người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự trong tố tụng hình sự ở nước ta hiện nay để đưa ra các giải pháp nâng cao hiệu quả áp dụng chế định này trong thực tế còn là một nhu cầu khách quan và cần thiết hiện nay Với những lý do trên, học viên đã chọn đề tài: “Quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự trong tố tụng hình sự theo pháp luật tố tụng hình
sự Việt Nam từ thực tiễn tỉnh Long An” làm Luận văn thạc sĩ Luật học
Trang 82 Tình hình nghiên cứu đề tài
Trong thời gian qua, ở nước ta đã có rất nhiều công trình khoa học nghiên cứu về việc quy định và áp dụng pháp luật trong tố tụng hình sự như Luận văn thạc sỹ Luật học, các bài viết, công trình nghiên cứu phân tích, giải quyết và làm rõ được một số vấn đề lý luận về bị hại, đương sự, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người bị hại, nguyên đơn dân sự, bị đơn dân
sự, người có quyền lợi nghĩa vụ liên quan trong tố tụng hình sự như: khái niệm, ý nghĩa, các kiến nghị hoàn thiện Bộ luật tố tụng hình sự nhưng chưa có công trình nghiên cứu về quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự trong vụ án hình sự Đây là một đề tài mới nên không tránh khỏi những thiếu sót nhất định Đề tài chỉ tập trung nghiên cứu những vấn đề lý luận và thực tiễn về quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự trong tố tụng hình sự theo pháp luật
tố tụng hình sự Việt Nam từ thực tiễn tỉnh Long An
3 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
Luận văn thông qua nghiên cứu thực tiễn áp dụng qui định về quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự trong tố tụng hình sự theo tố tụng hình sự Việt Nam từ thực tiễn tỉnh Long An với mong muốn sẽ đóng góp một cách tiếp cận nghiên cứu về quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự theo qui định của pháp luật tố tụng hình sự Việt Nam tại một địa bàn cụ thể, từ đó góp phần nâng cao nhận thức về quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự theo qui định của pháp luật tố tụng hình sự Việt Nam nói chung cũng như đề xuất các giải pháp mang tính cụ thể về vấn đề này Trên cơ sở đối tượng và phạm vi nghiên cứu trên, tác giả tập trung vào giải quyết những nhiệm vụ như sau:
Khái quát các vấn đề lý luận về quyền và lợi ích hợp pháp của đương
sự trong trong tố tụng hình sự như: khái niệm, bản chất, đặc điểm, phân loại
và những phát triển về lý luận và qui định về quyền và lợi ích hợp pháp của
Trang 9đương sự theo pháp luật tố tụng hình sự Việt Nam từ năm 1988 đến năm
sự Việt Nam trong giai đoạn hiện nay
4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Luận văn nghiên cứu các vấn đề lý luận và thực trạng các quy định về quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự theo pháp luật tố tụng hình sự Việt Nam từ năm 1988 đến năm 2016, nghiên cứu đánh giá thực trạng áp dụng các qui định của pháp luật về quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự từ thực tiễn tỉnh Long An từ năm 2010 đến năm 2016 Trong đó, khái niệm đương sự được hiểu theo quan điểm của Bộ luật tố tụng hình sự mới 2015, bao gồm: Nguyên đơn dân sự, bị đơn dân sự, người có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan
5 Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu
Luận văn được nghiên cứu dựa trên cơ sở phương pháp luận của chủ nghĩa Mác - Lê nin và tư tưởng Hồ Chí Minh về lý luận nhà nước và pháp luật
Luận văn sử dụng các phương pháp nghiên cứu khoa học xã hội và khoa học pháp lý: phương pháp phân tích, tổng hợp, so sánh, thống kê …
6 Ý nghĩa luận và thực tiễn của luận văn
Tập hợp những nhận thức của các cơ quan tiến hành tố tụng, người tiến hành tố tụng, người tham gia tố tụng về ý nghĩa của việc quy định và áp dụng các quy định về quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự trong tố tụng hình sự
Trang 10theo pháp luật tố tụng hình sự Việt Nam từ thực tiễn tỉnh Long An giai đoạn
từ ngày 01/10/2010 đến ngày 31/10/2016
Đề xuất các giải pháp nhằm hoàn thiện các quy định của pháp luật tố tụng hình sự về quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự trong tố tụng hình sự, góp phần nâng cao hiệu quả công tác phổ biến, tuyên truyền, giáo dục và áp dụng pháp luật của các cơ quan có thẩm quyền và góp phần hoàn thiện pháp luật tố tụng hình sự Việt Nam
7 Cơ cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, luận văn có kết cầu gổm 3 chương:
Chương 1: Những vấn đề lý luận và pháp luật về quyền và lợi ích hợp
pháp của đương sự trong tố tụng hình sự Việt Nam
Chương 2: Thực trạng áp dụng pháp luật tố tụng hình sự Việt Nam về
quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự từ thực tiễn tỉnh Long An
Chương 3: Một số giải pháp hoàn thiện pháp luật tố tụng hình sự Việt
Nam về quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự
Trang 11Chương 1 NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ PHÁP LUẬT VỀ QUYỀN VÀ LỢI ÍCH HƠP PHÁP CỦA ĐƯƠNG SỰ TRONG TỐ TỤNG HÌNH SỰ VIỆT NAM 1.1 Những vấn đề lý luận và pháp luật về quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự trong tố tụng hình sự
1.1.1 Khái niệm quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự trong tố tụng hình sự
- Khái niệm đương sự trong tố tụng hình sự:
Theo Từ điển tiếng Việt, đương sự là “Người là đối tượng trong một sự việc nào đó được đưa ra giải quyết” Như vậy, đương sự chỉ bao gồm những chủ thể tham gia vào vụ việc được giải quyết mà vụ việc đó có ảnh hưởng đến quyền lợi, nghĩa vụ của họ Khái niệm đương sự được quy định trong Bộ luật Tố tụng dân sự và Luật Tố tụng hành chính tương đồng với khái niệm này Riêng thuật ngữ đương sự trong Tố tụng hình sự lại được hiểu ở những phạm vi khác
Bộ luật tố tụng hình sự năm 1988 qui định người bị hại, nguyên đơn dân sự, bị đơn dân sự, người có quyền và lợi ích hợp pháp liên quan đến vụ án
là những người tham gia tố tụng trong vụ án hình sự Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2003 được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam thông qua ngày 17/12/2003 không định nghĩa thế nào là đương sự Tuy nhiên tại điều 59 qui định người bảo vệ quyền lợi cho đương sự, khoản 1 điều này qui định: “1 Người bị hại, nguyên đơn dân sự, bị đơn dân sự, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến vụ án hình sự có quyền nhờ luật sư, bào chữa viên nhân dân hoặc người khác được Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát, Toà án chấp nhận bảo vệ quyền lợi cho mình” Bộ luật tố tụng hình sự 2015 tại điểm g,
khoản 1, điều 4 đã đưa ra định nghĩa: “Đương sự gồm nguyên đơn dân sự, bị
đơn dân sự, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến vụ án hình sự” Như
Trang 12vậy đương sự trong tố tụng hình sự theo Bộ luật tố tụng hình sự 2015 không bao gồm bị hại
Bộ luật tố tụng hình sự năm 1988 qui định: “Nguyên đơn dân sự là cá nhân, cơ quan hoặc tổ chức bị thiệt hại về vật chất do tội phạm gây ra và có đơn yêu cầu bồi thường thiệt hại.” (Khoản 1, điều 40); “Bị đơn dân sự là cá nhân, cơ quan, tổ chức mà pháp luật quy định phải chịu trách nhiệm vật chất đối với thiệt hại do hành vi phạm tội gây ra.” (Khoản 1, điều 41); Bộ luật tố tụng hình sự năm 1988 không định nghĩa thế nào là “Người có quyền và lợi ích hợp pháp liên quan đến vụ án” nhưng vẫn đưa họ tham gia tố tụng
Bộ luật tố tụng hình sự năm 2003 vẫn giữ nguyên khái niệm nguyên đơn dân sự Sửa đổi khái niệm bị đơn dân sự “Bị đơn dân sự là cá nhân, cơ quan, tổ chức mà pháp luật quy định phải chịu trách nhiệm bồi thường đối với thiệt hại do hành vi phạm tội gây ra” Bộ luật tố tụng hình sự 2003 cũng đã bổ sung “người có nghĩa vụ liên quan đến vụ án” tham gia tố tụng tuy chưa định nghĩa thế nào là người có nghĩa vụ liên quan đến vụ án
Bộ luật tố tụng hình sự 2015 qui định: “Nguyên đơn dân sự là cá nhân,
cơ quan, tổ chức bị thiệt hại do tội phạm gây ra và có đơn yêu cầu bồi thường thiệt hại” (Khoản 1, điều 63) Như vậy nguyên đơn dân sự phải là chủ thể bị thiệt hại về vật chất do tội phạm gây ra và có đơn yêu cầu bồi thường thiệt hại Trong vụ án dân sự người khởi kiện yêu cầu tòa án bảo vệ quyền lợi hợp pháp của mình là nguyên đơn dân sự Nguyên đơn trong tố tụng dân sự không nhất thiết phải bị thiệt hại; thiệt hại không chỉ là thiệt hại về vật chất mà còn
có những thiệt hại khác, và nhất thiết không phải là thiệt hại do tội phạm gây
ra Còn nguyên đơn dân sự trong vụ án hình sự là người bị thiệt hại về vật chất, thiệt hại khác và thiệt hại đó gắn liện với hành vi tội phạm gây ra Nguyên đơn dân sự trong tố tụng hình sự có thể đồng thời là người bị hại trong vụ án hình sự nếu họ có đơn yêu cầu bồi thường thiệt hại, trong trường
Trang 13hợp này thì họ có cả quyền của người bị hại và quyền của nguyên đơn dân sự Tuy nhiên, họ chỉ sử dụng quyền của người bị hại khi tham gia tố tụng là đủ, không cần thiết phải tham gia tố tụng với tư cách là nguyên đơn dân sự Trong một số trường hợp, người bị thiệt hại về tài sản, sức khoẻ, danh dự, nhân phẩm do tội phạm gây ra nhưng hành vi đó không bị truy cứu trách nhiệm hình sự mà bị truy cứu trách nhiệm hình sự hành vi khác do cùng một chủ thể gây ra thì họ không phải là bị hại Trường hợp này nếu họ có đơn yêu cầu bồi thường thì cơ quan tiến hành tố tụng xác định họ là nguyên đơn dân
sự Ví dụ một nhóm người xông vào quán đập phá làm hư hỏng tài sản, đánh người gây thương tích nhẹ nên thiệt hại không đủ định lượng truy tố tội “Huỷ hoại tài sản hoặc cố ý làm hư hỏng tài sản” và tội “Cố ý gậy thương tích” Nhóm người đó chỉ có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự tội “Gây rối trật tự công cộng” Trong trường hợp này chủ tài sản bị hư hại và người bị thương tích không phải là bị hại Nếu họ có đơn yêu cầu thì cơ quan tiến hành tố tụng xác định họ tham gia tố tụng với tư cách nguyên đơn dân sự
“Bị đơn dân sự là cá nhân, cơ quan, tổ chức mà pháp luật quy định phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại” (Khoản 1, điều 64) Bị đơn dân
sự là cá nhân, tức là người có hành vi phạm tội gây ra thiệt hại về vật chất cho nguyên đơn dân sự Nếu người có hành vi phạm tội gây ra thiệt hại về vật chất cho nguyên đơn dân sự là người chưa thành niên thì bố, mẹ hoặc người đỡ đầu của người chưa thành niên đó là bị đơn dân sự Như vậy, bị đơn dân sự là
cá nhân có thể là bị can, bị cáo trong trường hợp bị can, bị cáo là người thành niên và việc phạm tội của họ không liên quan đến việc thực hiện nhiệm vụ do
cơ quan, tổ chức giao cho; cha, mẹ hoặc người đỡ đầu của bị can, bị cáo trong trường hợp bị can, bị cáo là người chưa thành niên Cơ quan, tổ chức là bị đơn dân sự khi cán bộ, công chức, viên chức, nhân viên, người lao động của cơ quan, tổ chức này có hành vi phạm tội gây thiệt hại về vật chất cho nguyên
Trang 14đơn dân sự Ngoài ra, chủ nguồn nguy hiểm cao độ, bên bảo hiểm trách nhiệm dân sự cũng có thể trở thành bị đơn dân sự nếu nguyên đơn dân sự yêu cầu Trong trường hợp bị hại, nguyên đơn dân sự có đơn yêu cầu bị cáo bồi thường thiệt hại thì họ vừa là bị cáo vừa là bị đơn dân sự nhưng trong thực tiễn xét xử
cơ quan tiến hành tố tụng chỉ xác định tư cách tham gia tố tụng của họ là bị cáo mà không xác định họ vừa là bị cáo vừa là bị đơn dân sự Tuy nhiên trong trường hợp này họ vẫn có quyền của bị đơn dân sự trong vụ án hình sự
“Người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến vụ án là cá nhân, cơ quan,
tổ chức có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến vụ án hình sự” (Khoản 1, điều 65) Người có quyền lợi liên quan đến vụ án hình sự chỉ có quyền lợi về vật chất do bị tội phạm xâm hại nhưng họ không có đơn yêu cầu Người có nghĩa
vụ liên quan đến vụ án hình sự chỉ có nghĩ vụ bồi thường về vật chất do bị tội phạm xâm hại nhưng họ không bị yêu cầu bồi thường Đặc biệt trong một số trường hợp luật định họ còn phại bồi thường thay cho bị cáo nếu họ là cha,
mẹ, người giám hộ cho bị cáo là người chưa thành niên, người bị hạn chế về thể chất, tinh thần
Như vậy, đương sự trong tố tụng hình sự bao gồm: Nguyên đơn dân sự,
bị đơn dân sự, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến vụ án hình sự
- Khái niệm quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự trong tố tụng hình sự:
Từ khái niệm đương sự trong tố tụng hình sự gồm nguyên đơn dân sự,
bị đơn dân sự, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến vụ án hình sự cho nên đương sự trong tố tụng hình sự là cá nhân, cơ quan, tổ chức Quyền của
họ là quyền dân sự bao gồm quyền về tài sản theo qui định của Bộ luật dân
sự Lợi ích của họ là lợi ích vật chất có được từ quyền về tài sản
Để được công nhận là nguyên đơn dân sự thì cá nhân, cơ quan, tổ chức phải có đơn yêu cầu bồi thường thiệt hại Cá nhân, cơ quan, tổ chức đã được
Trang 15công nhận là nguyên đơn dân sự là người tham gia tố tụng hình sự Nguyên đơn dân sự có các quyền: Quyền được thông báo, giải thích quyền và nghĩa
vụ quy định tại Điều này; Quyền đưa ra chứng cứ, tài liệu, đồ vật, yêu cầu; Quyền trình bày ý kiến về chứng cứ, tài liệu, đồ vật liên quan và yêu cầu người có thẩm quyền tiến hành tố tụng kiểm tra, đánh giá; Quyền được thông báo kết quả điều tra, giải quyết vụ án; Quyền yêu cầu giám định, định giá tài sản theo quy định của pháp luật; Quyền đề nghị thay đổi người có thẩm quyền tiến hành tố tụng, người giám định, người định giá tài sản, người phiên dịch, người dịch thuật; Quyền đề nghị mức bồi thường thiệt hại, biện pháp bảo đảm bồi thường; Quyền tham gia phiên tòa; trình bày ý kiến, đề nghị chủ tọa phiên tòa hỏi người tham gia phiên tòa; tranh luận tại phiên tòa để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của nguyên đơn; xem biên bản phiên tòa; Quyền tự bảo vệ, nhờ người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho mình; Quyền tự khiếu nại quyết định, hành vi tố tụng của cơ quan, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng; Quyền kháng cáo bản án, quyết định của Tòa án về phần bồi thường thiệt hại; Các quyền khác theo quy định của pháp luật
Bị đơn dân sự có các quyền: Quyền được thông báo, giải thích quyền
và nghĩa vụ quy định tại Điều này; Quyền chấp nhận hoặc bác bỏ một phần hoặc toàn bộ yêu cầu của nguyên đơn dân sự; Quyền đưa ra chứng cứ, tài liệu,
đồ vật, yêu cầu; Quyền trình bày ý kiến về chứng cứ, tài liệu, đồ vật liên quan
và yêu cầu người có thẩm quyền tiến hành tố tụng kiểm tra, đánh giá; Quyền yêu cầu giám định, định giá tài sản theo quy định của pháp luật; Quyền được thông báo kết quả điều tra, giải quyết vụ án có liên quan đến việc đòi bồi thường thiệt hại; Quyền đề nghị thay đổi người có thẩm quyền tiến hành tố tụng, người giám định, người định giá tài sản, người phiên dịch, người dịch thuật; Quyền tham gia phiên tòa; trình bày ý kiến, đề nghị chủ tọa phiên tòa hỏi người tham gia phiên tòa; tranh luận tại phiên tòa để bảo vệ quyền và lợi
Trang 16ích hợp pháp của bị đơn; xem biên bản phiên tòa; Quyền tự bảo vệ, nhờ người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho mình; Quyền khiếu nại quyết định, hành vi tố tụng của cơ quan, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng; Quyền kháng cáo bản án, quyết định của Tòa án về phần bồi thường thiệt hại; Các quyền khác theo quy định của pháp luật
Người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến vụ án có quyền: Được thông báo, giải thích quyền và nghĩa vụ quy định tại Điều này; Đưa ra chứng
cứ, tài liệu, đồ vật, yêu cầu; Yêu cầu giám định, định giá tài sản theo quy định của pháp luật; Tham gia phiên tòa; phát biểu ý kiến, đề nghị chủ tọa phiên tòa hỏi những người tham gia phiên tòa; tranh luận tại phiên tòa để bảo vệ quyền
và lợi ích hợp pháp của mình; xem biên bản phiên tòa; Tự bảo vệ, nhờ người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho mình; Trình bày ý kiến về chứng cứ, tài liệu, đồ vật liên quan và yêu cầu người có thẩm quyền tiến hành tố tụng kiểm tra, đánh giá; Kháng cáo bản án, quyết định của Tòa án về những vấn đề trực tiếp liên quan đến quyền lợi, nghĩa vụ của mình; Khiếu nại quyết định, hành
vi tố tụng của cơ quan, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng; Các quyền khác theo quy định của pháp luật
Các cơ quan tiến hành tố tụng và người tiến hành tố tụng có trách nhiệm bảo đảm cho nguyên đơn dân sự, bị đơn dân sự, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan thực hiện các quyền của họ
Như vậy, quyền của đương sự trong tố tụng hình sự là quyền yêu cầu bồi thường thiệt hại và quyền bồi thường thiệt hại do tội phạm gây ra và lợi ích hợp pháp của đương sự là lợi ích phát sinh từ quyền của đương sự
1.1.2 Bản chất quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự trong tố tụng hình sự
Từ phân tích quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự nêu trên thì đương sự nhìn chung có một số quyền giống nhau như: Quyền được thông
Trang 17báo, giải thích quyền và nghĩa vụ quy định tại Điều này; Quyền đưa ra chứng
cứ, tài liệu, đồ vật, yêu cầu; Quyền yêu cầu giám định, định giá tài sản theo quy định của pháp luật; Quyền tham gia phiên tòa; phát biểu ý kiến, đề nghị chủ tọa phiên tòa hỏi những người tham gia phiên tòa; tranh luận tại phiên tòa
để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình; xem biên bản phiên tòa; Quyền tự bảo vệ, nhờ người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho mình; Quyền trình bày ý kiến về chứng cứ, tài liệu, đồ vật liên quan và yêu cầu người có thẩm quyền tiến hành tố tụng kiểm tra, đánh giá; Quyền kháng cáo bản án, quyết định của Tòa án về những vấn đề trực tiếp liên quan đến quyền lợi, nghĩa vụ của mình; Quyền khiếu nại quyết định, hành vi tố tụng của cơ quan, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng; Các quyền khác theo quy định của pháp luật Tuỳ theo tư cách tham gia tố tụng mà các đương sự có những quyền và lợi ích khác nhau Nguyên đơn dân sự còn được quyền đề nghị mức bồi thường thiệt hại, biện pháp bảo đảm bồi thường thiệt hại Bị đơn dân sự được quyền chấp nhận hoặc bác bỏ một phần hoặc toàn bộ yêu cầu của nguyên đơn dân sự Nguyên đơn dân sự là cá nhân, cơ quan, tổ chức bị thiệt hại do tội phạm gây ra và có đơn yêu cầu bồi thường thiệt hại Để trở thành nguyên đơn dân sự thì cá nhân, cơ quan, tổ chức bị thiệt hại do tội phạm gây
ra phải có đơn yêu cầu bồi thường thiệt hại Nếu bị thiệt hại nhưng cá nhân,
cơ quan, tổ chức bị thiệt hại không có đơn yêu cầu bồi thường thì cũng không phải là nguyên đơn dân sự Nếu cá nhân, cơ quan hoặc tổ chức tuy có bị thiệt hại nhưng họ không có đơn yêu cầu bồi thường thiệt hại thì họ không thể tham gia tố tụng với tư cách là nguyên đơn dân sự Cơ quan tiến hành tố tụng cũng không thể buộc họ phải tham gia tố tụng trong vụ án hình sự với tư cách nguyên đơn dân sự Không có nguyên đơn dân sự thì sẽ không có bị đơn dân
sự Trong trường hợp này, tòa án phải tách phần dân sự trong vụ án hình sự để giải quyết theo thủ tục tố tụng dân sự, nếu việc tách đó không ảnh hưởng đến
Trang 18trách nhiệm hình sự của bị cáo Việc tham gia tố tụng đối với nguyên đơn dân
sự trong vụ án hình sự là quyền chứ không phải nghĩa vụ; nếu xét thấy sự có mặt tại phiên tòa của họ là cần thiết để xác định sự thật vụ án thì tòa án chỉ có thể triệu tập họ đến phiên tòa với tư cách người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến vụ án
Như vậy, quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự trong tố tụng hình sự
là quyền dân sự nên mang bản chất dân sự mà cụ thể là bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng
1.1.3 Đặc điểm quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự trong tố tụng hình sự
Đặc điểm thứ nhất: Quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự trong tố
tụng hình sự gắn liền với hành vi phạm tội
Giải quyết vấn đề dân sự trong vụ án hình sự là một trong những nguyên tắc cơ bản của Luật tố tụng hình sự nên nó chứa đựng những nội dung thể hiện phương châm, định hướng của Đảng và Nhà nước ta là giải quyết vấn
đề dân sự cùng với trách nhiệm hình sự trong vụ án hình sự, không tách riêng vấn đề dân sự để giải quyết theo thủ tục tố tụng dân sự trừ trường hợp việc tách phần dân sự không ảnh hưởng đến việc giải quyết vụ án hình sự Mặt khác, do đây là một nguyên tắc cơ bản của Luật tố tụng hình sự nên nguyên tắc này chi phối toàn bộ quá trình tố tụng từ khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử, thi hành án đối với các vụ án có vấn đề dân sự phát sinh do tội phạm gây ra
Vì vậy trong quá trình tố tụng, cơ quan tiến hành tố tụng, người tiến hành tố tụng ngoài việc phải chứng minh và giải quyết phần trách nhiệm hình sự còn phải chứng minh và giải quyết phần trách nhiệm dân sự trong vụ án một cách chính xác, khách quan, bảo vệ các quyền, lợi ích hợp pháp của cá nhân, cơ quan, tố chức Nguyên tắc này đòi hỏi ngay từ giai đoạn khởi tố vụ án hình sự vấn đề dân sự đã phải là một trong những nội dung cần phải thu thập chứng
Trang 19cứ đề chứng minh làm rõ và thuộc trách nhiệm của các cơ quan tiến hành tố tụng hình sự Tòa án, với chức năng của mình trên cơ sở những chứng cứ đã thu thập được của Cơ quan điều tra và trong phạm vi quyết định truy tố của Viện kiểm sát tiến hành xét xử, ra phán quyết những vấn đề thuộc trách nhiệm dân sự cùng với việc giải quyết những nội dung của trách nhiệm hình sự trong cùng một bản án Trong vụ án hình sự, khi đã khởi tố vụ án mà có vấn đề dân
sự liên quan đến việc thực hiện tội phạm thì các cơ quan tiến hành tố tụng sẽ xem xét giải quyết ngay mà không cần phải có thủ tục khởi kiện dân sự khác nữa Như vậy, vấn đề dân sự trong vụ án hình sự sẽ được xem xét và giải quyết ngay từ giai đoạn khởi tố vụ án hình sự mà không cần phải có bất kể thủ tục nào khác nữa, kể cả thủ tục phải có yêu cầu khởi kiện của các chủ thể
có quyền khởi kiện theo quy định của Bộ luật Tố tụng dân sự Bên cạnh đó, chủ thể tham gia vào việc giải quyết vấn đề dân sự trong vụ án hình sự theo thủ tục tố tụng hình sự giữa một bên là người phải bồi thường với tư cách tố tụng là bị can, bị cáo hoặc bị đơn dân sự với một bên là người được bồi thường với tư cách tố tụng là người bị hại hoặc nguyên đơn dân sự hoặc người có quyền lợi nghĩa vụ liên quan Qua đó, có thể thấy trong thủ tục tố tụng hình sự thì tư cách tố tụng của bị đơn có thể đồng thời là bị can, bị cáo Việc đưa ra yêu cầu bồi thường được quy định tại các điều 63,64 và 65 của
Bộ luật Tố tụng hình sự 2015 thì đây là quyền chứ không phải là nghĩa vụ Như vậy, quyền và lợi ích hợp pháp của người tham gia tố tụng hình sự nói chung, quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự nói riêng luôn gắn liền với việc khởi tố vụ án hình sự Nói cách khác, quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự mang đặc điểm gắn liền với hành vi tội phạm
Đặc điểm thứ hai: Quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự trong tố
tụng hình sự là quyền về bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng
Trang 20Nguyên tắc giải quyết vấn đề dân sự trong vụ án hình sự chỉ có phạm vi
áp dụng đối với những quan hệ về bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng xuất hiện do việc thực hiện tội phạm Có nhiều vấn đề dân sự phát sinh do việc thực hiện tội phạm gây thiệt hại cho các quan hệ dân sự, bao gồm thiệt hại đến sức khỏe, tính mạng, danh dự, nhân phẩm, tài sản thì ngoài việc làm phát sinh trách nhiệm hình sự, còn làm phát sinh trách nhiệm dân sự của những người tham gia tố tụng nói chung và đương sự nói riêng Những vấn đề có liên quan đến tiền và tài sản như: tang vật, án phí, tịch thu vật, tiền hoặc tài sản do phạm tội mà có, đòi lại tài sản, đòi bồi thường thiệt hại… Nói cách khác, đối với quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự trong vụ án hình sự chỉ được xác định trong phạm vi thiệt hại về tài sản của tổ chức, cá nhân bị tội phạm xâm hại Như vậy, quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự mang đặc điểm là quyền yêu cầu bồi thường thiệt hại và quyền bồi thường thiệt hại của
tổ chức, cá nhân bị tội phạm xâm hại
Đặc điểm thứ ba: Quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự trong tố
tụng hình sự là quyền tự thoả thuận, tự định đoạt
Trong vụ án hình sự, khi đã khởi tố vụ án mà có vấn đề thiệt hại liên quan đến việc thực hiện tội phạm thì các cơ quan tiến hành tố tụng sẽ xem xét giải quyết ngay mà không cần phải có thủ tục khởi kiện dân sự khác Như vậy, vấn đề dân sự trong vụ án hình sự sẽ được xem xét và giải quyết ngay từ giai đoạn khởi tố vụ án hình sự, cơ quan tiến hành tố tụng hình sự không cần phải có bất kể thủ tục nào khác nữa, kể cả thủ tục phải có yêu cầu khởi kiện của các chủ thể có quyền khởi kiện theo quy định của Bộ luật tố tụng dân sự Như vậy quyền và lợi ích hợp pháp của người tham gia tố tụng nói chung và quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự nói riêng được đảm bảo trong tố tụng hình sự thông qua các điểm a, khoản 2, điều 63; điểm a, khoản 2, điều 64; và điểm a, khoản 2, điều 65; Bộ luật tố tụng hình sự
Trang 21Vấn đề dân sự được giải quyết trong vụ án hình sự nên khi xem xét vấn
đề dân sự đó cần phải áp dụng các quy định, các nguyên tắc chung của luật tố tụng hình sự để giải quyết Tuy nhiên, cơ quan tiến hành tố tụng không áp dụng cứng nhắc các nguyên tắc của tố tụng hình sự để giải quyết vấn đề dân
sự mà còn áp dụng một số nguyên tắc của tố tụng dân sự nhằm đảm bảo quyền lợi cho các đương sự khi tham gia tố tụng như: Nguyên tắc đảm bao sự bình đẳng giữa các đương sự, nguyên tắc bảo đảm quyền tự định đoạt của đương sự… Bởi vì dù là vấn đề dân sự trong vụ án hình sự nhưng thực chất
đó là quan hệ dân sự, mà đặc thù của quan hệ pháp luật dân sự là quan hệ bình đẳng giữa các bên đương sự, sự tự nguyện của các đương sự, sự tự định đoạt của đương sự do đó cần đảm bảo sự bình đẳng, tự nguyện, tự thỏa thuận giữa các đương sụ khi tham gia tố tụng
Đặc điểm thứ tư: Quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự là quyền
được chứng minh không phải nghĩa vụ phải chứng minh
Trong tố tụng hình sự, việc chứng minh tội phạm thuộc trách nhiệm của các cơ quan tiến hành tố tụng Cơ quan tiến hành tố tụng phải điều tra, thu thập chứng cứ để chứng minh tội phạm Vấn đề dân sự phát sinh khi có hành
vi tội phạm xảy ra được giải quyết trong vụ án hình sự nên trước hết phải tuân theo các nguyên tắc của tố tụng hình sự, do vậy các cơ quan tiến hành tố tụng
có trách nhiệm điều tra, thu thập chứng cứ để làm sáng tỏ vụ án, bao gồm cả việc điều tra, thu thập chứng cứ để làm rõ về phần trách nhiệm dân sự trong
vụ án hình sự Trường hợp các đương sự không cung cấp được chứng cứ về vấn đề dân sự mà những vấn đề dân sự này có liên quan đến việc xác định trách nhiệm hình sự của bị cáo thì cơ quan tiến hành tố tụng vẫn phải điều tra, làm rõ thiệt hại đã xảy ra, trên cơ sở đó xác định được mức bồi thường thiệt hại và trách nhiệm bồi thường thiệt hại cho các đương sự
Trang 22Đặc điểm thứ năm: Quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự không
bắt buộc phải hoà giải
Trong pháp luật tố tụng hình sự không quy định thủ tục hòa giữa các bên khi giải quyết vấn đề dân sự trong vụ án hình sự, tuy nhiên vấn đề này trong thực tiễn vẫn xảy ra và được cơ quan tiến hành tố tụng tôn trọng ở mọi giai đoạn tố tụng Trong quá trình giải quyết vụ án hình sự, cơ quan tiến hành
tố tụng, người tiến hành tố tụng phải áp dụng các biện pháp hợp pháp để xác định sự thật của vụ án một cách khách quan, toàn diện và đầy đủ, làm rõ chứng cứ xác định có tội và chứng cứ xác định vô tội, tình tiết tăng nặng và tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự của người bị buộc tội Như vậy, các chứng cứ chứng minh có thiệt hại, quyền, nghĩa vụ bồi thường thiệt hại thường được cơ quan tiến hành tố tụng làm rõ Mặt khác, việc hoàn thành trách nhiệm dân sự cũng là tình tiết giảm nhẹ cho bị cáo cho nên cơ quan tiến hành tố tụng, người tiến hành tố tụng vẫn tạo điều kiện cho các đương sự tự thoả thuận với nhau để giải quyết vấn đề dân sự trong vụ án hình sự
1.1.4 Phân loại quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự trong tố tụng hình sự
Có nhiều tiêu chí để phân loại quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự như: phân loại dựa trên quyền và nghĩa vụ, phân loại theo nhóm quyền chung của đương sự và quyền riêng của nguyên đơn dân sự, bị đơn dân sự, người có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan đến vụ án, phân loại dựa theo từng chủ thể của quyền, phân loại dựa trên luật thực định… Bộ luật tố tụng hình sự năm
1988 không định nghĩa thế nào là đương sự Tuy nhiên Bộ luật qui định quyền của nguyên đơn dân sự, quyền của bị đơn dân sự và quyền của người
có quyền và lợi ích liên quan đến vụ án Bộ luật tố tụng hình sự 2003 cũng không định nghĩa đương sự Bộ luật qui định quyền của nguyên đơn dân sự, quyền của bị đơn dân sự và quyền của người có quyền lợi nghĩa vụ liên quan
Trang 23đến vụ án Bên cạnh đó Bộ luật còn qui định họ phải có mặt theo giấy triệu tập của Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát, Tòa án và trình bày trung thực những tình tiết liên quan đến việc đòi bồi thường thiệt hại (đối với nguyên đơn dân sự), trình bày trung thực những tình tiết liên quan đến việc bồi thường thiệt hại (đối với bị đơn dân sự), trình bày trung thực những tình tiết trực tiếp liên quan đến quyền lợi, nghĩa vụ của mình (Đối với người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến vụ án Bộ luật tố tụng hình sự 2015 đã đưa ra định nghĩa khái
niệm đương sự: “Đương sự gồm nguyên đơn dân sự, bị đơn dân sự, người có
quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến vụ án hình sự” Tuy nhiên Bộ luật lại qui định quyền và nghĩa vụ của từng chủ thể là đương sự Trong luận văn này tác giả chia quyền của đương sự trong tố tụng hình sự gồm hai nhóm quyền:
Thứ nhất: Nhóm quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự bị thiệt hại
do tội phạm gây ra: Nhóm này bao gồm quyền và lợi ích hợp pháp của nguyên đơn dân sự và quyền và lợi ích hợp pháp của người có quyền lợi liên quan đến vụ án hình sự Đây là quyền và lợi ích hợp pháp của nhóm chủ thể
mà pháp luật qui định được bồi thường thiệt hại do tội phạm gây ra
Thứ hai: Nhóm quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự mà pháp luật
quy định phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại do tội phạm gây ra: Nhóm này bao gồm quyền và lợi ích hợp pháp của bị đơn dân sự và quyền và lợi ích hợp pháp của người có nghĩa vụ liên quan đến vụ án hình sự Đây là quyền và lợi ích hợp pháp của nhóm chủ thể mà pháp luật qui định phải bồi thường thiệt hại do tội phạm gây ra
Trong các Bộ luật tố tụng hình sự 1988, 2003 và 2015 lại có cách phân loại khác Các Bộ luật nêu trên lại qui định quyền của từng chủ thể gồm: nguyên đơn dân sự, bị đơn dân sự và quyền của người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến vụ án Nhìn chung các cách phân loại là tương đối nhằm mục đích khác nhau tuỳ theo cách nghiên cứu của từng tác giả
Trang 241.2 Pháp luật về quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự trong tố tụng hình sự
1.2.1 Lịch sử các qui định về quyền và lợi ích hợp pháp của đương
sự trong tố tụng hình sự Việt Nam
Giai đoạn từ năm 1945 đến trước khi có Bộ luật tố tụng hình sự 1988:
Từ năm 1945 đến trước khi ban hành Bộ luật tố tụng hình sự năm 1988 nước ta chưa có một bộ luật hoàn thiện về tố tụng hình sự Các qui định về giải quyết các vụ án hình sự được qui định trong các văn bản hướng dẫn của Toà án nhân dân tối cao như: Thông tư số 2252/HCTP ngày 29/10/1953, Thông tư số 16/TATC ngày 27/09/1974 của Toà án nhân dân tối cao Do đó quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự cũng chưa được qui định cụ thể và thống nhất trong cả nước
Giai đoạn từ năm 1988 đến trước khi có Bộ luật tố tụng hình sự 2003:
Bộ luật tố tụng hình sự 1988 không đưa ra định nghĩa về đương sự Bộ luật chỉ qui định các quyền của từng chủ thể tham gia tố tụng trong đó có nguyên đơn dân sự, bị đơn dân sự và người có quyền và lợi ích hợp pháp liên quan đến vụ án Khoản 2, điều 40 Bộ luật tố tụng hình sự năm 1988 qui định
về quyền của nguyên đơn dân sự: “Nguyên đơn dân sự hoặc người đại diện hợp pháp của họ có quyền đưa ra chứng cứ và những yêu cầu; được thông báo
về kết quả điều tra; đề nghị thay đổi người tiến hành tố tụng, người giám định, người phiên dịch theo quy định của Bộ luật này; có quyền đề nghị mức bồi thường, và các biện pháp bảo đảm bồi thường; tham gia phiên toà; khiếu nại quyết định của cơ quan điều tra, Viện kiểm sát; kháng cáo bản án và quyết định của Toà án về phần bồi thường thiệt hại” Khoản 2, điều 41, Bộ luật tố tụng hình sự năm 1988 qui định quyền của bị đơn dân sự: “Bị đơn dân sự hoặc người đại diện hợp pháp của họ có quyền khiếu nại việc đòi bồi thường của nguyên đơn dân sự; đưa ra chứng cứ và những yêu cầu; được thông báo
Trang 25kết quả điều tra có liên quan đến việc đòi bồi thường; đề nghị thay đổi người tiến hành tố tụng, người giám định, người phiên dịch theo quy định của Bộ luật này; tham gia phiên toà; khiếu nại quyết định của cơ quan điều tra, Viện kiểm sát; kháng cáo bản án và quyết định của Toà án về phần bồi thường thiệt hại” Khoản 2, điều 42, Bộ luật tố tụng hình sự qui định quyền của người có quyền và lợi ích hợp pháp liên quan đến vụ án: “Người có quyền và lợi ích hợp pháp liên quan đến vụ án hoặc người đại diện hợp pháp của họ được tham gia phiên toà; đưa ra chứng cứ và những yêu cầu; kháng cáo bản án hoặc quyết định của Toà án về những vấn đề trực tiếp liên quan đến quyền và lợi ích hợp pháp của mình” Tuy Bộ luật tố tụng hình sự năm 1988 không đưa ra khái niệm đương sự trong vụ án hình sự nhưng Bộ luật đã xếp nguyên đơn dân sự, bị đơn dân sự, người có quyền và lợi ích liên quan đến vụ án vào nhóm người tham gia tố tụng và qui định cụ thể một số quyền của họ khi tham gia tố tụng Từ đây địa vị pháp lý của họ chính thức được luật hoá
Giai đoạn từ năm 2003 đến trước khi có Bộ luật tố tụng hình sự 2015:
Bộ luật tố tụng hình sự năm 2003 cũng không đưa ra khái niệm đương
sự Tuy nhiên thuật ngữ đương sự đã được sử dụng tại điều 59 của Bộ luật qui định về người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự Theo điều luật này thì khái niệm đương sự bao gồm bị hại, nguyên đơn dân sự, bị đơn dân sự
và người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến vụ án Bộ luật cũng chưa qui định cụ thể các chủ thể được tham gia tố tụng để bảo vệ quyền lợi cho đương
sự như điều 59 đã qui định Mặt khác Bộ luật cũng không qui định về việc vắng mặt của người bảo vệ quyền lợi cho đương sự Việc qui định như trên tạo ra nhiều cách hiểu khác nhau dẫn tới việc áp dụng pháp luật không thống nhất Dù vậy, Bộ luật tố tụng hình sự 2003 qui định cụ thể về quyền của các chủ thể tham gia tố tụng:
Trang 26Quyền của nguyên đơn dân sự được qui định tại khoản 2, điều 52, Bộ luật tố tụng hình sự 2003:
“2 Nguyên đơn dân sự hoặc người đại diện hợp pháp của họ có quyền: a) Đưa ra tài liệu, đồ vật, yêu cầu;
b) Được thông báo về kết quả điều tra;
c) Đề nghị thay đổi người tiến hành tố tụng, người giám định, người phiên dịch theo quy định của Bộ luật này;
d) Đề nghị mức bồi thường và các biện pháp bảo đảm bồi thường; đ) Tham gia phiên toà; trình bày ý kiến, tranh luận tại phiên toà để bảo
vệ quyền và lợi ích hợp pháp của nguyên đơn;
e) Khiếu nại quyết định, hành vi tố tụng của cơ quan, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng;
g) Kháng cáo bản án, quyết định của Toà án về phần bồi thường thiệt hại
Quyền của bị đơn dân sự được qui định tại khoản 2, điều 53, Bộ luật tố tụng hình sự 2003:
“2 Bị đơn dân sự hoặc người đại diện hợp pháp của họ có quyền:
a) Khiếu nại việc đòi bồi thường của nguyên đơn dân sự;
b) Đưa ra tài liệu, đồ vật, yêu cầu;
c) Được thông báo kết quả điều tra có liên quan đến việc đòi bồi thường;
d) Đề nghị thay đổi người tiến hành tố tụng, người giám định, người phiên dịch theo quy định của Bộ luật này;
đ) Tham gia phiên toà; trình bày ý kiến, tranh luận tại phiên toà để bảo
vệ quyền và lợi ích hợp pháp của bị đơn;
e) Khiếu nại quyết định, hành vi tố tụng của cơ quan, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng;
Trang 27g) Kháng cáo bản án, quyết định của Toà án về phần bồi thường thiệt hại”
Quyền của người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến vụ án được qui định tại khoản 1, điều 54, Bộ luật tố tụng hình sự 2003:
“1 Người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến vụ án hoặc người đại diện hợp pháp của họ có quyền:
a) Đưa ra tài liệu, đồ vật, yêu cầu;
b) Tham gia phiên toà; phát biểu ý kiến, tranh luận tại phiên toà để bảo
vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình;
c) Kháng cáo bản án, quyết định của Toà án về những vấn đề trực tiếp liên quan đến quyền lợi, nghĩa vụ của mình;
d) Khiếu nại quyết định, hành vi tố tụng của cơ quan, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng”
Giai đoạn chuyển tiếp từ Bộ luật tố tụng hình sự 2003 đến sự ra đời của
Bộ luật tố tụng hình sự 2015:
Sau khi tổng kết 10 năm thực thi Bộ luật tố tụng hình sự 2003 các nhà làm luật nhận thấy Bộ Luật tố tụng hình sự hiện hành bộc lộ nhiều bất cập Nhất là sau khi Hiến pháp 2013 có hiệu lực pháp luật, rất nhiều Luật, Bộ luật cần phải sửa đổi bổ sung để đáp ứng nhu cầu đổi mới trng Hiến pháp 2013 trong đó có Bộ luật tố tụng hình sự Bộ luật tố tụng hình sự 2013 ra đời trong hoàn cảnh đó Bộ luật tố tụng 2015 đã đưa ra định nghĩa khái niệm đương sự
tại điểm g, khoản 1, điều 4, Bộ luật tố tụng hình sự 2015: “Đương sự gồm
nguyên đơn dân sự, bị đơn dân sự, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến
vụ án hình sự” Từ khái niệm đương sự trên, Bộ luật đã qui định cụ thể về quyền và nghĩa vụ của từng chủ thể là đương sự trong tố tụng hình sự
1.2.2 Pháp luật hiện hành về quyền và lợi ích hợp pháp của đương
sự trong tố tụng hình sự Việt Nam
Trang 28- Quyền của nguyên đơn dân sự:
Các quyền của nguyên đơn dân sự đương qui định tại khoản 2, điều 63,
d) Được thông báo kết quả điều tra, giải quyết vụ án;
đ) Yêu cầu giám định, định giá tài sản theo quy định của pháp luật; e) Đề nghị thay đổi người có thẩm quyền tiến hành tố tụng, người giám định, người định giá tài sản, người phiên dịch, người dịch thuật;
g) Đề nghị mức bồi thường thiệt hại, biện pháp bảo đảm bồi thường; h) Tham gia phiên tòa; trình bày ý kiến, đề nghị chủ tọa phiên tòa hỏi người tham gia phiên tòa; tranh luận tại phiên tòa để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của nguyên đơn; xem biên bản phiên tòa;
i) Tự bảo vệ, nhờ người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho mình;
k) Khiếu nại quyết định, hành vi tố tụng của cơ quan, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng;
l) Kháng cáo bản án, quyết định của Tòa án về phần bồi thường thiệt hại;
m) Các quyền khác theo quy định của pháp luật
- Quyền của bị đơn dân sự:
Các quyền của bị đơn dân sự đươc qui định tại khoản 2, điều 64, Bộ luật ố tụng hình sự 2015, bao gồm:
a) Được thông báo, giải thích quyền và nghĩa vụ quy định tại Điều này; b) Chấp nhận hoặc bác bỏ một phần hoặc toàn bộ yêu cầu của nguyên đơn dân sự;
Trang 29c) Đưa ra chứng cứ, tài liệu, đồ vật, yêu cầu;
d) Trình bày ý kiến về chứng cứ, tài liệu, đồ vật liên quan và yêu cầu người có thẩm quyền tiến hành tố tụng kiểm tra, đánh giá;
đ) Yêu cầu giám định, định giá tài sản theo quy định của pháp luật; e) Được thông báo kết quả điều tra, giải quyết vụ án có liên quan đến việc đòi bồi thường thiệt hại;
g) Đề nghị thay đổi người có thẩm quyền tiến hành tố tụng, người giám định, người định giá tài sản, người phiên dịch, người dịch thuật;
h) Tham gia phiên tòa; trình bày ý kiến, đề nghị chủ tọa phiên tòa hỏi người tham gia phiên tòa; tranh luận tại phiên tòa để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của bị đơn; xem biên bản phiên tòa;
i) Tự bảo vệ, nhờ người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho mình; k) Khiếu nại quyết định, hành vi tố tụng của cơ quan, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng;
l) Kháng cáo bản án, quyết định của Tòa án về phần bồi thường thiệt hại;
m) Các quyền khác theo quy định của pháp luật
- Quyền của người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan:
Các quyền của người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến vụ án được qui định tại khoản 2, điều 65, Bộ luật ố tụng hình sự 2015, bao gồm:
a) Được thông báo, giải thích quyền và nghĩa vụ quy định tại Điều này; b) Đưa ra chứng cứ, tài liệu, đồ vật, yêu cầu;
c) Yêu cầu giám định, định giá tài sản theo quy định của pháp luật; d) Tham gia phiên tòa; phát biểu ý kiến, đề nghị chủ tọa phiên tòa hỏi những người tham gia phiên tòa; tranh luận tại phiên tòa để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình; xem biên bản phiên tòa;
đ) Tự bảo vệ, nhờ người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho mình;
Trang 30e) Trình bày ý kiến về chứng cứ, tài liệu, đồ vật liên quan và yêu cầu người có thẩm quyền tiến hành tố tụng kiểm tra, đánh giá;
g) Kháng cáo bản án, quyết định của Tòa án về những vấn đề trực tiếp liên quan đến quyền lợi, nghĩa vụ của mình;
h) Khiếu nại quyết định, hành vi tố tụng của cơ quan, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng;
i) Các quyền khác theo quy định của pháp luật
- Quyền của người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho bị hại, đương sự:
Các quyền của người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho bị hại, đương sự được qui định tại khoản 3, điều 84, Bộ luật tố tụng hình sự, bao gồm:
a) Đưa ra chứng cứ, tài liệu, đồ vật, yêu cầu;
b) Kiểm tra, đánh giá và trình bày ý kiến về chứng cứ, tài liệu, đồ vật liên quan và yêu cầu người có thẩm quyền tiến hành tố tụng kiểm tra, đánh giá;
c) Yêu cầu giám định, định giá tài sản;
d) Có mặt khi cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng lấy lời khai, đối chất, nhận dạng, nhận biết giọng nói của người mà mình bảo vệ; đọc, ghi chép, sao chụp những tài liệu trong hồ sơ vụ án liên quan đến việc bảo vệ quyền lợi của bị hại và đương sự sau khi kết thúc điều tra;
đ) Tham gia hỏi, tranh luận tại phiên tòa; xem biên bản phiên tòa;
e) Khiếu nại quyết định, hành vi tố tụng của cơ quan, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng;
g) Đề nghị thay đổi người có thẩm quyền tiến hành tố tụng, người giám định, người định giá tài sản, người phiên dịch, người dịch thuật;
Trang 31h) Kháng cáo phần bản án, quyết định của Tòa án có liên quan đến quyền lợi, nghĩa vụ của người mà mình bảo vệ là người dưới 18 tuổi, người
có nhược điểm về tâm thần hoặc thể chất
Bộ luật tố tụng hình sự 2003 qui định người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho bị hại, đương sự được tham gia tố tụng từ khi khởi tố vụ án Người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của bị hại, đương sự được đương sự mời và cơ quan tiến hành tố tụng chấp nhận thì được tham gia tố tụng để bảo
vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự
Ngoài ra chủ thể tham gia tố tụng để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho bị hại, đương sự cần phải được đương sự mời và phải làm thủ tục để được
cơ quan tiến hành tố tụng cấp giấy chứng nhận người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho bị hại, đương sự thì mới được tham gia tố tụng
Như vậy, Bộ luật tố tụng hình sự 2015 không qui định quyền các quyền chung của đương sự và các quyền riêng của từng đương sự mà qui định quyền
cụ thể của nguyên đơn dân sự, quyền của bị đơn dân sự, quyền của người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến vụ án Bộ luật tố tụng hình sự 2015 đã tách
bị hại ra khỏi phạm trù đương sự trong vụ án hình sự Vì vậy quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự là quyền và lợi ích hợp pháp của nguyên đơn dân sự, quyền và lợi ích hợp pháp của bị đơn dân sự, quyền và lợi ích hợp pháp của người có quyền lợi, nghĩa vụ kiên quan đến vụ án, không bao gồm quyền và lợi ích hợp pháp của bị hại
Kết luận chương 1
Trong chương 1, luận văn đã tập trung làm sáng tỏ những vấn đề lý luận và pháp luật về đương sự, quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự theo pháp luật tố tụng hình sự Việt Nam; làm rõ những qui định của pháp luật tố tụng về đương sự, quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự trong tố tụng hình
sự Từ những vấn đề lý luận và pháp luật tác giả đi đến kết luận:
Trang 32Đương sự trong tố tụng hình sự bao gồm nguyên đơn dân sự, bị đơn dân sự, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến vụ án hình sự Quyền của đương sự trong tố tụng hình sự là quyền yêu cầu bồi thường thiệt hại và quyền bồi thường thiệt hại do tội phạm gây ra và lợi ích hợp pháp của đương
sự là lợi ích phát sinh từ quyền của đương sự Quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự mang bản chất dân sự mà cụ thể là bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng Luận văn đã phân tích các đặc điểm và phân loại quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự trong tố tụng hình sự
Chương 1 của luận văn đã phân tích các qui định của luật tố tụng hình
sự trãi qua các thời kỳ từ trước năm 1988 đến nay và chỉ ra hướng hoàn thiện của quá trình xây dựng pháp luật tố tụng hình sự trong quá khứ
Chương 1 của luận văn cũng đã làm rõ luận điểm: Các quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự trong tố tụng hình sự Việt Nam hiện nay chủ yếu được nghiên cứu và phân loại dựa vào trình tự tham gia tố tụng, theo các giai đoạn của tố tụng hình sự Cách tiếp cận này ưu điểm là dễ theo dõi và so sánh quá trình hình thành và phát triển của khái niệm đương sự, khái niện quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự nhưng có nhược điểm lớn là bỏ sót một số quyền và lợi ích hợp pháp rất quan trọng của đương sự trong tố tụng hình sự Với cách tiếp cận nêu trên, luận văn cũng chưa phân tích vai trò của chủ thể là người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự Những vấn đề nêu trên được tác giả đánh giá là những lý luận quan trọng để vận dụng vào việc làm rõ thực tiễn áp dụng pháp luật tố tụng hình sự Việt Nam trên địa bàn tỉnh Long An từ năm 2010 đến 2016
Trang 33Chương 2 THỰC TRẠNG ÁP DỤNG PHÁP LUẬT TỐ TỤNG HÌNH SỰ VIỆT NAM VỀ QUYỀN VÀ LỢI ÍCH HỢP PHÁP CỦA ĐƯƠNG SỰ TỪ
THỰC TIỄN TỈNH LONG AN 2.1 Sơ lược về tỉnh Long An và tình hình về quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự theo tố tụng hình sự Việt Nam
2.1.1 Sơ lược về tỉnh Long An
Long An là một tỉnh thuộc vùng đồng bằng sông Cửu Long Cơ quan hành chính của Long An hiện nay đặt tại thành phố Tân An Tân An cách trung tâm Thành phố Hồ Chí Minh khoảng 50 km theo đường Quốc lộ 1A Long An là tỉnh nằm trong Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam và là cửa ngõ nối liền Đông Nam Bộ với khu vực Đồng bằng sông Cửu Long Tỉnh Long
Về dân số:
Theo thống kê của tổng cục thống kê Việt Nam, Tính đến năm 2011, dân số toàn tỉnh Long An đạt gần 1.449.600 người, mật độ dân số đạt 323 người/km2 Trong đó dân số sống tại thành thị đạt gần 258.000 người, dân số sống tại nông thôn đạt 1.191.600 người Dân số nam đạt 719.900 người, trong khi đó nữ đạt 729.700 người Tỷ lệ tăng tự nhiên dân số phân theo địa phương tăng 8.3 ‰ Toàn tỉnh Long An có 28 dân tộc cùng 23 người nước ngoài sinh sống Trong đó dân tộc kinh có 1.431.644 người, Người Hoa có 2.690 người,
Trang 341.195 người Khơmer cùng nhiều dân tộc khác, ít nhất là các dân tộc Cờ Lao, Chu Ru và Raglay chỉ có một người
Về kinh tế:
Long An nổi tiếng với nhiều sản phẩm nông nghiệp như gạo tài nguyên, gạo nàng thơm Chợ Đào, Rượu Đế Gò Đen, dưa hấu Long Trì, dứa Bến Lức, đậu phộng Đức Hòa, mía Thủ Thừa Đặc biệt, lúa gạo là sản phẩm nông nghiệp chủ lực chất lượng cao phục vụ xuất khẩu
Công nghiệp đạt khoảng 40% giá trị trong nền kinh tế tỉnh, được biết đến với những sản phẩm như dệt may, thực phẩm chế biến, xây dựng Trong bảng xếp hạng về: Chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh của Việt Nam năm
2011, tỉnh Long An xếp ở vị trí thứ 3 trong 63 tỉnh thành trong cả nước
Đầu tư trong nước ước đến hết năm 2012 cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh cho 650 doanh nghiệp, đến cuối năm 2012 có 4.810 doanh nghiệp với tổng vốn đăng ký trên 81.750 tỷ đồng, cấp mới 70 dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài với vốn đầu tư khoảng 250 triệu USD, cấp chứng nhận đầu tư cho
477 dự án với tổng vốn đầu tư đăng ký trên 3.700 triệu USD và có 270 dự án
đi vào hoạt động với tổng vốn đầu tư thực hiện 1.700 triệu USD
Bên cạnh công nghiệp, Long An cũng tập trung phát triển thương mại, dịch vụvà du lịch, phấn đấu tốc độ tăng trưởng đạt 17%/năm trong giai đoạn đến 2020 Các ngành nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản cũng sẽ được phát triển toàn diện theo hướng sản xuất hàng hóa chất lượng cao, phấn đấu tốc độ tăng trưởng bình quân đạt 5,7%/năm giai đoạn 2011-2020
Với định hướng phát triển các ngành, lĩnh vực như trên, tỉnh Long An đặt mục tiêu phấn đấu tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân thời kỳ 2012-2030 đạt 12,5%/năm, trong đó giai đoạn 2012-2020 tăng 13%/năm
Theo ước tính của ngành Thuế, đến cuối năm 2016, tổng số thu ngân sách năm 2016 ước đạt 7.583 tỉ đồng, cao hơn năm 2015 khoảng 626 tỉ đồng
Trang 35Nếu cộng cả nguồn thu từ xổ số kiến thiết thì tổng thu năm nay là 8.633 tỉ đồng- đứng thứ 2 khu vực Tây Nam Bộ sau TP Cần Thơ, theo dự toán ngân sách trung ương giao năm 2017 là 11.550 tỷ đồng, đứng đầu khu vực, dự kiến đên năm 2018, tỉnh sẻ tự chủ ngân sách và điều tiết về trung ương
Tổng sản phẩm GDP năm 2016 của tỉnh đạt gần 86 nghìn tỷ đồng, thu nhập bình quân đâu người đạt mốc 56 triệu đồng/người/năm
2.1.2 Tình hình về quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự theo tố tụng hình sự trên địa bàn tỉnh Long An từ năm 2010 đến 2016
Theo thống kê thụ lý và giải quyết các vụ án hình sự sơ thẩm từ ngày 01/10/2010 đến 31/10/2016 và thống kê thụ lý và giải quyết các vụ án hình sự phúc thẩm từ ngày 01/10/2010 đến 31/10/2016 của Toà án nhân dân tỉnh Long An; Từ ngày 01/10/2010 đến ngày 31/10/2016 Toà án nhân dân tỉnh Long An đã thụ lý và giải quyết 4.695 vụ án hình sự sơ thẩm cấp huyện với 7.808 bị cáo, 429 vụ án hình sự sơ thẩm cấp tỉnh với 709 bị cáo và 1.349 vụ
án hình sự phúc thẩm với 1.833 bị cáo Thống kê của Toà án nhân dân tỉnh Long An thể hiện có 312/4.695 vụ án sơ thẩm cấp huyện, 220/1.349 vụ án sơ thẩm cấp tỉnh, và 65/429 vụ án hình sự phúc thẩm có người bào chữa, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho đương sự
Thống kê của Toà án nhân dân tỉnh Long An chỉ tập trung thống kê về tổng số vụ án phải giải quyết, tổng số bị cáo, phân tích số vụ án đã giải quyết,
số vụ còn lại, phân tích số bị cáo đã xét xử, số bị cáo bị áp dụng hình phạt bổ sung, phân tích đặc điểm nhân thân các bị cáo đã xét xử và thống kê số vụ án
có người bào chữa, người bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp cho đương sự Tuy nhiên qua xem xét, phân tích 4.695 bản án hình sự sơ thẩm cấp huyện, 1.349 bản án hình sự sơ thẩm cấp tỉnh và 429 bản án hình sự phúc thẩm trên địa bàn tỉnh Long An từ ngày 01/10/2010 đến ngày 31/10/2016 cho thấy các đương
sự chỉ tập trung vào các nhóm tội được qui định ở chương XII, Bộ luật hình
Trang 36sự 1999: các tội xâm phạm tính mạng, sức khoẻ, nhân phẩm, danh dự con người; nhóm tội được qui định ở chương XIV, Bộ luật hình sự 1999: các tội xâm phạm sở hữu; nhóm tội được qui định ở chương XIX, Bộ luật hình sự 1999: các tội xâm phạm an toàn công cộng, trật tự công cộng Ngoài ra, trong hầu hết các vụ án nhình sự trên địa bàn tỉnh Long An từ năm 01/10/2010 đến 31/10/2016 đều có đương sự tham gia tố tụng trừ các tội xâm phạm an ninh quốc gia
Hầu hết các đương sự trong tố tụng hình sự trên địa bàn tỉnh Long An tham gia tố tụng ở giai đoạn xét xử hoặc họ vắng mặt cả giai đoạn xét xử Các
cơ quan tiến hành tố tụng, người tiến hành tố tụng luôn tạo mọi điều kiện thuận lợi để họ tham gia tố tụng nhằm bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho
họ theo qui định của pháp luật Phần dân sự trong các vụ án hình sự thời gian qua đa số được giải quyết ở giai đoạn điều tra nên các đương sự này ít tham gia tố tụng ở giai đoạn tiếp theo
Với tình hình đương sự nêu trên nên quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự trong tố tụng hình sự từ thực tiễn tỉnh Long An giai đoạn từ 01/10/2010 đến 31/10/2016 chưa được chú trọng trong giải quyết các vụ án hình sự
2.2 Thực trạng áp dụng pháp luật tố tụng hình sự về quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự trên địa bàn tỉnh Long An từ năm 2010 đến
2016
Qua xem xét, phân tích 4.695 bản án hình sự sơ thẩm cấp huyện, 1.349 bản án hình sự sơ thẩm cấp tỉnh và 429 bản án hình sự phúc thẩm trên địa bàn tỉnh Long An từ ngày 01/10/2010 đến ngày 31/10/2016 cho thấy thực trang áp dụng pháp luật tố tụng hình sự trên địa bàn tỉnh Long An từ năm 2010 đến năm 2016 nhìn chung, do các vụ án có đương sự tham gia tố tụng xảy ra trên địa bàn tỉnh Long An không có tính chất phức tạp nhiều, những vụ án có