Quyền bào chữa của người bị buộc tội là người chưa thành niên theo pháp luật tố tụng hình sự Việt Nam từ thực tiễn Quận Bình Tân, Thành phố Hồ Chí Minh (tt)Quyền bào chữa của người bị buộc tội là người chưa thành niên theo pháp luật tố tụng hình sự Việt Nam từ thực tiễn Quận Bình Tân, Thành phố Hồ Chí Minh (tt)Quyền bào chữa của người bị buộc tội là người chưa thành niên theo pháp luật tố tụng hình sự Việt Nam từ thực tiễn Quận Bình Tân, Thành phố Hồ Chí Minh (tt)Quyền bào chữa của người bị buộc tội là người chưa thành niên theo pháp luật tố tụng hình sự Việt Nam từ thực tiễn Quận Bình Tân, Thành phố Hồ Chí Minh (tt)Quyền bào chữa của người bị buộc tội là người chưa thành niên theo pháp luật tố tụng hình sự Việt Nam từ thực tiễn Quận Bình Tân, Thành phố Hồ Chí Minh (tt)Quyền bào chữa của người bị buộc tội là người chưa thành niên theo pháp luật tố tụng hình sự Việt Nam từ thực tiễn Quận Bình Tân, Thành phố Hồ Chí Minh (tt)Quyền bào chữa của người bị buộc tội là người chưa thành niên theo pháp luật tố tụng hình sự Việt Nam từ thực tiễn Quận Bình Tân, Thành phố Hồ Chí Minh (tt)
Trang 1VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI
BÙI PHƯƠNG NAM
QUYỀN BÀO CHỮA CỦA NGƯỜI BỊ BUỘC TỘI
LÀ NGƯỜI CHƯA THÀNH NIÊN THEO PHÁP LUẬT
TỐ TỤNG HÌNH SỰ VIỆT NAM TỪ THỰC TIỄN QUẬN
Trang 2Cụng trỡnh được hoàn thành tại: Học viện Khoa học Xó hội
Ng-ời h-ớng dẫn khoa học: TS Vế THỊ KIM OANH
Phản biện 1: TS TRẦN THỊ QUANG VINH
Phản biện 2: TS ĐINH THỊ MAI
Luận văn sẽ đ-ợc bảo vệ tr-ớc Hội đồng chấm luận văn thạc sĩ họp
tại: Học viện Khoa học xã hội 13 giờ 30 ngày 10 tháng 10 năm 2017
Trang 3MỞ ĐẦU
1 Tính cấp thiết của việc nghiên cứu đề tài
Quyền bào chữa là một trong những quyền cơ bản của công dân, là quyền hiến định được ghi nhận trong tất cả các bản Hiến pháp của nước Việt Nam Khoản 4 Điều 31 Hiến pháp năm 2013 đã quy
định: “Người bị bắt, tạm giữ, tạm giam, khởi tố, điều tra, truy tố, xét
xử có quyền tự bào chữa, nhờ luật sư hoặc người khác bào chữa”
Hiến pháp 2013 đã mở rộng phạm vi các đối tượng được đảm bảo quyền bào chữa, không chỉ bị can, bị cáo mới có quyền bào chữa như các bản Hiến pháp cũ quy định, mà ngay từ khi một người bị bắt, đã phát sinh quyền tự bào chữa, nhờ luật sư hoặc người khác bào chữa đối với họ, được đảm bảo bởi đạo luật có giá trị pháp lý cao nhất là Hiến pháp Quyền tự bào chữa và nhờ người khác bào chữa của một công dân đã được quy định khá đầy đủ và cụ thể trong hệ thống pháp luật của Nhà nước, đã được xác định từ nguyên tắc cơ bản trong Hiến pháp cho đến những quy định cụ thể trong Bộ luật Tố tụng hình sự
và các văn bản hướng dẫn thi hành
Người chưa thành niên phạm tội là một chủ thể đặc biệt của Luật hình sự và Luật tố tụng hình sự, việc xử lý, áp dụng các thủ tục
tố tụng với người chưa thành niên phạm tội đòi hỏi phải có những quy định riêng biệt
Vì vậy, người viết chọn đề tài “Quyền bào chữa của người
bị buộc tội là người chưa thành niên theo pháp luật tố tụng hình sự Việt Nam từ thực tiễn Quận Bình Tân, Thành phố Hồ Chí Minh” làm
đề tài luận văn thạc sỹ luật học của mình
Trang 42 Tình hình nghiên cứu đề tài
- Những vấn đề lý luận và thực tiễn về thủ tục tố tụng đối với người chưa thành niên trong pháp luật tố tụng hình sự Việt Nam, của
TS Đỗ Thị Phượng, Khoa luật, Đại học Quốc gia Hà Nội năm 2007
- Bảo đảm quyền con người của người bị tạm giữ, bị can, bị cáo trong tố tụng hình sự Việt Nam, của TS Lại Văn Trình, Đại học Luật Tp.Hồ Chí Minh năm 2011
- Quyền có người bào chữa trong tố tụng hình sự Việt Nam, Đức và Hoa Kỳ, của TS Lương Thị Mỹ Quỳnh, NXB Chính trị Quốc gia năm 2013
- Bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người chưa thành niên theo pháp luật tố tụng hình sự Việt Nam, của TS Trần Hưng Bình, Học Viện Khoa học xã hội, năm 2014
- Quyền bào chữa của bị can, bị cáo là người chưa thành niên trong tố tụng hình sự Việt Nam, của TS Nguyễn Hữu Thế Trạch, Đại học Luật Tp.Hồ Chí Minh năm 2014
3 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu đề tài
3.1 Mục đích nghiên cứu
Mục đích chính của việc nghiên cứu đề tài là làm sáng tỏ những vấn đề lý luận, mang tính nguyên tắc của việc bảo đảm quyền bào chữa của người bị buộc tội là người chưa thành niên trong tố tụng hình sự; những khó khăn, vướng mắc, bất cập trong quá trình áp dụng pháp luật tố tụng hình sự về bảo đảm quyền bào chữa cho người chưa thành niên hiện nay
3.2 Nhiệm vụ của đề tài
Trang 5- Phân tích các quy định của pháp luật tố tụng hình sự hiện hành về bảo đảm quyền bào chữa nói chung, của người bị buộc tội là người chưa thành niên nói riêng;
- Phân tích thực trạng áp dụng các quy định của pháp luật tố tụng hình sự về bảo đảm quyền bào chữa ở Việt Nam trong những năm gần đây
4 Đối tượng và phạm vi ngiên cứu
4.1 Đối tượng nghiên cứu
Luận văn nghiên cứu quyền bào chữa của người bị buộc tội
là người chưa thành niên từ thực tiễn Quận Bình Tân, Tp.Hồ Chí Minh
4.2 Phạm vi nghiên cứu
Nghiên cứu thực tiễn quyền bào chữa của người bị buộc tội
là người chưa thành niên trên địa bàn Quận Bình Tân, Tp.Hồ Chí Minh trong giai đoạn từ năm 2011 đến năm 2016
5 Phương pháp nghiên cứu
Đề tài được nghiên cứu trên cơ sở phương pháp luận của chủ nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh về Nhà nước và pháp luật Những quan điểm của Đảng và Nhà nước ta về Nhà nước pháp quyền, cải cách tư pháp, về quyền con người, quyền công dân
6 Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn
Đề tài nghiên cứu lý luận, đánh giá thực trạng về việc bảo đảm quyền bào chữa của người bị buộc tội là người chưa thành niên trong tố tụng hình sự
Trang 6Từ đó, đề xuất các giải pháp để bảo đảm quyền bào chữa cho người chưa thành niên phạm tội, nhằm nâng cao hiệu quả áp dụng chế định này trên thực tế Với kết quả nghiên cứu, đề tài góp phần làm phong phú thêm lý luận về bào chữa và bảo đảm quyền bào chữa của người bị buộc tội là chưa thành niên trong tố tụng hình sự Việt Nam
7 Kết cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, cấu trúc luận văn gồm ba chương:
Chương 1: Những vấn đề lý luận về quyền bào chữa của người bị buộc tội là người chưa thành niên
Chương 2: Quy định pháp luật về quyền bào chữa của người
bị buộc tội là người chưa thành niên và thực tiễn áp tại Quận Bình Tân, Thành phố Hồ Chí Minh
Chương 3: Giải pháp đảm bảo quyền bào chữa của người bị buộc tội là người chưa thành niên
Trang 7Chương 1 NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ QUYỀN BÀO CHỮA CỦA NGƯỜI BỊ BUỘC TỘI LÀ NGƯỜI CHƯA THÀNH NIÊN 1.1 Khái niệm về quyền bào chữa của người bị buộc tội là người chưa thành niên
1.1.1 Khái niệm về quyền bào chữa trong tố tụng hình sự
Quyền bào chữa là một trong những chế định pháp lý quan trọng và phức tạp, vừa mang tính lý luận, vừa mang tính thực tiễn cao Từ trước đến nay, QBC đã được nhiều tác giả quan tâm, nghiên cứu song xung quanh khái niệm, nội dung, bản chất chủ thể của quyền này còn nhiều ý kiến khác nhau Do vậy, xác định khái niệm QBC trên cơ sở lí luận và thực tiễn phù hợp với quy định của pháp luật là cần thiết nhằm không ngừng phát huy dân chủ, củng cố cơ sở pháp luật bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của công dân
Quyền bào chữa trong tố tụng hình sự là tổng hợp các quyền năng tố tụng hình sự của người bị buộc tội có thể sử dụng nhằm bác
bỏ một phần hay toàn bộ sự buộc tội đối với họ của các cơ quan tiến hành tố tụng, hoặc làm giảm nhẹ trách nhiệm hình sự của họ trong vụ
Trang 8Người bị buộc tội là người CTN là người bị bắt, người bị tạm giữ, bị can, bị cáo là người từ đủ 14 tuổi đến chưa đủ 18 tuổi
1.1.3 Khái niệm quyền bào chữa của người bị buộc tội là người chưa thành niên
Quyền bào chữa của người bị buộc tội là người CTN từ đủ
14 tuổi đến chưa đủ 18 tuổi - là tổng hợp các quyền năng tố tụng hình sự của họ có thể sử dụng nhằm bác bỏ một phần hay toàn bộ sự buộc tội đối với họ của các cơ quan tiến hành tố tụng, hoặc làm giảm nhẹ trách nhiệm hình sự của họ trong vụ án hình sự
Quyền bào chữa của người bị buộc tội là người CTN cũng giống như quyền bào chữa của người đã thành niên Nhưng đặc biệt hơn, ngoài các quyền bào chữa như người đã thành niên, theo quy định tại điểm b khoản 2 Điều 57 Bộ luật TTHS năm 2003, khi người
bị buộc tội là người CTN hoặc người đại diện hợp pháp của họ không mời NBC thì các cơ quan THTT có nghĩa vụ yêu cầu Đoàn luật sư hoặc đề nghị ủy ban Mặt trận Tổ quốc cử NBC cho họ
1.2 Đặc điểm và nội dung quyền bào chữa của người bị buộc tội là người chưa thành niên
1.2.1 Đặc điểm quyền bào chữa của người bị buộc tội là người chưa thành niên
Trong hoạt động TTHS, QBC là quyền quan trọng nhất của người vi phạm pháp luật hình sự Đây là tổng hợp các hành vi tố tụng
do người bị buộc tội thực hiện nhằm phủ nhận một phần hay toàn bộ
sự buộc tội của các cơ quan THTT, làm giảm nhẹ hoặc loại trừ TNHS của mình trong VAHS Thông thường sự tham gia của NBC
Trang 9phụ thuộc vào ý chí của người bị buộc tội Họ có thể trực tiếp mời hoặc ủy quyền cho người thân của mình mời NBC Tuy nhiên, trong một số trường hợp đặc biệt luật quy định sự tham gia của NBC vào trong vụ án không phụ thuộc vào ý chí của người bị buộc tội Đó là các trường hợp quy định tại điểm b khoản 2 Điều 57 Bộ luật TTHS năm 2003 khi những chủ thể này hoặc người đại diện hợp pháp của
họ không mời NBC thì các cơ quan THTT có nghĩa vụ yêu cầu Đoàn luật sư hoặc đề nghị ủy ban Mặt trận Tổ quốc cử NBC cho họ Đó là những trường hợp liên quan đến các bị can, bị cáo là người CTN, người có nhược điểm về tâm thần hoặc thể chất, hoặc bị can, bị cáo
về tội theo khung hình phạt có mức cao nhất là tử hình
Sự tham gia bắt buộc của NBC trong TTHS là quy định mang đầy tính nhân đạo của pháp luật Việt Nam Quy định về sự tham gia của NBC vào trong vụ án không phụ thuộc vào ý chí của người bị buộc tội mà là làm tăng thêm tính bảo đảm QBC cho họ QBC và sự tham gia của NBC không chỉ cần thiết, có ích cho người
bị buộc tội là người CTN mà còn cần thiết, có ích cho hoạt động tố tụng của chính các cơ quan THTT Sự đối trọng, phản biện của hoạt động bào chữa đối với hoạt động của các cơ quan thực hiện chức năng buộc tội CQĐT, VKS chính là yếu tố hạn chế sai lầm, hạn chế làm oan người vô tội trong hoạt động của những cơ quan này đồng thời buộc những cơ quan này phải không ngừng hoàn thiện năng lực chuyên môn nghiệp vụ của mình nhằm đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của xã hội trong đấu tranh phòng chống tội phạm và bảo vệ QCN trong TTHS
Trang 101.2.2 Nội dung quyền bào chữa của người bị buộc tội là người chưa thành niên
Theo quy định tại Điều 11 Bộ luật TTHS năm 2003 quy định
về việc bảo đảm QBC của người bị buộc tội, trong đó nêu rõ: “Người
bị tạm giữ, bị can, bị cáo có quyền tự bào chữa hoặc nhờ người khác bào chữa Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát, Tòa án có nhiệm vụ bảo đảm cho người bị tạm giữ, bị can, bị cáo thực hiện quyền bào chữa của họ theo quy định của Bộ luật này” Tại Điều này tuy không quy
định rõ quyền tự bào chữa hoặc nhờ người khác bào chửa của người CTN nhưng với quy định chung về quyền này của người bị tạm giữ,
bị can, bị cáo thì đương nhiên người CTN trong trường hợp là người
bị tạm giữ, bị can, bị cáo cũng sẽ có đầy đủ quyền tự bào chữa hoặc nhờ người khác bào chữa Còn các cơ quan THTT có trách nhiệm bảo đảm để cho người bị buộc tội là người CTN thực hiện QBC của mình
1.2.2.1 Về quyền tự bào chữa
Tự bào chữa đối với người bị buộc tội là người CTN là
quyền năng tố tụng đặc thù được pháp luật ghi nhận và bảo đảm cho phép người bị buộc tội là người chưa thành niên tự mình có thể thực hiện các hành vi tổ tụng và quyền tố tụng nhằm bác bỏ sự buộc tội hoặc giảm nhẹ trách nhiệm hình sự của mình
1.2.2.2 Về quyền nhờ người khác bào chữa
Quyền nhờ người khác bào chữa là hình thức giúp đỡ pháp
lý của luật sư hay những người khác theo quy định của pháp luật nhằm hỗ trợ cho người bị buộc tội thực hiện QBC của mình khi họ
Trang 11không đủ khả năng tự mình thực hiện hoặc trong những trường hợp pháp luật quy định bắt buộc phải có NBC nhằm bảo đảm tính khách quan và tính hợp pháp của các hoạt động TTHS
1.2.2.3 Về quyền được bào chữa chỉ định
Ngoài các quyền lợi giống như người thành niên phạm tội pháp luật TTHS còn có những quy định dành riêng cho người bị buộc tội là người CTN Về quyền bào chữa cũng vậy, người bị buộc tội là người CTN do chưa phát triển đầy đủ, chưa có kinh nghiệm sống, chưa có kiến thức và hiểu biết pháp luật còn hạn chế Cho nên
họ không thề thực hiện quyền tự bào chữa của mình một cách tốt nhất, vì vậy pháp luật TTHS quy định ngoài quyền tự bào chữa, nếu
họ hoặc người đại diện hợp pháp của họ không mời người khác bào chữa thì sẽ được các cơ quan THTT chỉ định bào chữa
1.3 Các bảo đảm thực hiện quyền bào chữa người bị buộc tội là người chưa thành niên
1.3.1 Bảo đảm về mặt pháp lý
Quyền bào chữa của người bị buộc tội được ghi nhận trong các văn bản pháp luật hiện hành một cách đầy đủ nhất Điều 11 Bộ luật TTHS năm 2003 đã quy định việc bảo đảm và cơ quan có trách nhiệm trong việc bảo đảm thực hiện QBC của người bị buộc tội
Điều 31 Hiến pháp năm 2013 quy định: “Người bị bắt, tạm giữ; tạm giam, khởi tố điều tra, truy tố, xét xử có quyền tự bào chữa, nhờ luật sư hoặc người khác bào chữa” Điều 16 Bộ luật TTHS năm
2015 quy định việc bảo đảm quyền bào chữa của người bị buộc tội
và cơ quan, người có thẩm quyền THTT có trách nhiệm trong việc
Trang 12bảo đảm cho người bị buộc tội thực hiện đầy đủ QBC của họ Người
bị buộc tội có quyền tự báo chữa, nhờ người bào chữa
1.3.2 Bảo đảm về mặt tổ chức
Bộ luật TTHS năm 2003 đã dành toàn bộ Chương XXXII - Phần thứ bảy để quy định về thủ tục tố tụng đối với người CTN Thủ tục tố tụng đối với người bị buộc tội là người CTN được áp dụng theo quy định của Chương này, đồng thời theo những quy định khác của Bộ luật TTHS không trái với những quy định của Chương này Nhà nước Việt Nam luôn quan tâm đến việc bảo vệ quyền trẻ em và
có những nỗ lực rất lớn trong lĩnh vực này Việc đảm bảo QBC của người CTN tiếp tục được khẳng định và đảm bảo trong Bộ luật TTHS năm 2015, ngoài việc tiếp tục khẳng định lại những quy định trên, Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015 bổ sung một số quyền mới đã giúp cho người bị buộc tội cỏ chỗ đứng công bằng trong quá trình tranh tụng, trong quá trình chứng minh sự vô tội hoặc làm giảm nhẹ trách nhiệm hình sự cho mình
1.3.3 Bảo đảm về mặt nhận thức
Quyền bào chữa của người bị buộc tội là người CTN không thể thực hiện được một cách triệt để hiệu quả, khi mà cơ quan THTT, người THTT, người tham gia tố tụng cũng như các cơ quan nhà nước khác, tổ chức xã hội và mọi công dân không nhận thức đúng nội dung, ý nghĩa và tầm quan trọng của nó
Kết luận chương 1
Trang 13Chương 2 QUY ĐỊNH PHÁP LUẬT VỀ QUYỀN BÀO CHỮA CỦA NGƯỜI BỊ BUỘC TỘI LÀ NGƯỜI CHƯA THÀNH NIÊN VÀ THỰC TIỄN ÁP DỤNG TẠI QUẬN BÌNH TÂN,
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH 2.1 Quy định của pháp luật tố tụng hình sự về quyền bào chữa người bị buộc tội là người chưa thành niên
2.1.1 Quy định của pháp luật tố tụng hình sự về quyền bào chữa người bị buộc tội là người chưa thành niên theo Bộ luật tố tụng hình sự năm 1988
Trong Bộ luật TTHS này, lần đầu tiên đã có một chương
riêng “Thủ tục đặc biệt”, quy định thủ tục về những vụ án mà người
bị buộc tội là người CTN - Chương XXXI Chính từ việc quy định thành một chương riêng như vậy nên các thủ tục tố tụng đối với người bị buộc tội là người CTN cũng trở nên chặt chẽ hơn khi chưa
có Bộ luật TTHS Với mười điều luật (từ Điều 271 đến Điều 280),
Bộ luật TTHS năm 1988 đã quy định về các vấn đề như phạm vi áp dụng, việc áp dụng các biện pháp ngăn chặn và giám sát đối với người CTN, việc điều tra, truy tố, xét xử và thi hành án hình sự, việc tham gia của đại diện gia đình, tổ chức xã hội và NBC trong những
vụ án mà người bị buộc tội là người CTN về phạm vi áp dụng được
quy định cụ thể tại Điều 271 như sau: “Thủ tục tố tụng đối với những vụ án mà bị can, bị cáo là người chưa thành niên được áp dụng theo quy định của Chương này, đồng thời theo những quy định khác của Bộ Luật này không trái với những quy định của Chương