CHƯƠNG 1: NỘI DUNG TÌNH HUỐNGKINH TẾ NHẬT BẢN “KHÓ Ở”(Hill WLC (2014), Kinh doanh Quốc tế Hiện đại, TpHCM: NXB UEH)(bản dịch tiếng Việt của cuốn Global Business Today 8Ed đã được UEH mua bản quyền, trang 130131)Vào năm 1989, nhiều người coi Nhật Bản là một siêu cường quốc về kinh tế trên thế giới. Sau 3 thập kỷ tăng trưởng mạnh, nước này đã vươn lên nắm vị trí nền kinh tế lớn thứ 2 thế giới. Các công ty Nhật Bản đã gần như lấn sân toàn bộ các ngành kinh tế của Hoa Kỳ, từ sản xuất xe hơi cho tới chất bán dẫn, thiết bị chuyển đất cho tới điện gia dụng. Các công ty Nhật Bản mua tài sản ở Mỹ, bao gồm các xưởng phim (Universal Studios và Colombia Pictures), sân golf (Pebble Beach) và bất động sản (Trung tâm Rockefeller ở NewYork). Thị trường chứng khoán bùng nổ, chỉ số Nikkei đạt ngưỡng cao kỷ lục 38.957 điểm vào tháng 12 năm 1989, mức tăng hơn 600% so với thời điểm năm 1980. Giá đất tăng chóng mặt tới mức có người nói 1m2 đất ở Tokyo còn có giá hơn toàn bộ lãnh thổ Hoa Kỳ. Sách báo tuyên truyền về hiểm họa Nhật Bản đối với vị thế Hoa Kỳ. Các lý thuyết gia về quản trị ca ngợi các công ty Nhật bởi sự thức thời mang tầm chiến lược và công tác quản trị ưu việt. Các nhà kinh tế còn cho rằng Nhật Bản sẽ tiến tới soán ngôi nền kinh tế lớn nhất thế giới của Mỹ vào năm 2010.Điều đó đã không xảy ra. Trong một khoảng thời gian ngắn ngủi, thị trường chứng khoáng sụp đổ kéo theo giá đất tuột dốc nhanh chóng. Các ngân hàng Nhật Bản, vốn đã nới lỏng quy định để tài trợ cho cơn sốt đất thì bây giờ nhận ra các khoản nợ xấu đầy rẫy trong bảng cân đối kế toán và quay sang cắt giảm mạnh việc cho vay. Giá chứng khoán và bất động sản giảm, cá nhân người dân đối mặt với việc giá trị ròng của tài sản cũng giảm sút. Người tiêu dùng Nhật Bản phản ứng bằng việc cắt giảm mạnh chi tiêu, giảm nhu cầu nội địa và đẩy nền kinh tế vào suy thoái. Và tình trạng đó vẫn còn tiếp diễn qua gần hai thập kỷ tiếp theo. Ngày nay, quy mô kinh tế của Nhật Bản chỉ lớn hơn một chút về giá trị thực so với thời điểm năm 1989. Năm 2010, Trung Quốc đã qua mặt Nhật Bản và trở thành nền kinh tế lớn thứ hai thế giới. Giá trung bình của một ngôi nhà tại Nhật vẫn dậm chân tại chỗ so với năm 1983 và thấp hơn rất nhiều so với đỉnh điểm năm 1989. Chỉ số chứng khoán Nikkei ở mức 9.600 vào đầu năm 2012, thấp hơn 75% so với thời hoàng kim của năm 1989. Và điều tệ hại nhất là Nhật Bản đã lâm vào tình trạng giảm phát triền miên trong phần lớn hai thập kỷ qua.Giảm phát là tình trạng giá cả liên tục giảm sút. Khi người tiêu dùng và các công ty chờ đợi việc giá cả ngày mai sẽ thấp hơn hôm nay, họ sẽ phản ứng bằng cách tạm dừng chi tiêu, tích trữ tiền mặt do với số tiền đó họ có thể mua được nhiều hơn so với hôm nay. Hành vi đó có thể dẫn tới chu kỳ kinh tế rất tiêu cực. Kỳ vọng giá cả sẽ giảm khiến nhu cầu cũng giảm theo. Các công ty sẽ phản ứng bằng cách giảm giá sâu hơn để khiến người dân mở hầu bao. Thấy được điều đó, người tiêu dùng phản ứng lại bằng cách chờ đợi và hy vọng giá cả sẽ tiếp tục thấp hơn trong tương lai, kéo theo việc doanh nghiệp tiếp tục giảm giá để kích cầu và cứ thế tiếp diễn. Khi các doanh nghiệp thấy doanh thu và lợi nhuận biên giảm, họ sẽ cắt giảm nhân công và giảm lương thưởng. Điều này kéo theo việc giảm sức mua và chu kỳ giảm phát lại tiếp diễn. Vấn đề còn nghiêm trọng hơn do trong môi trường giảm phát, giá trị thực của các khoản nợ không ngừng tăng lên. Trong khi giá cả và lương giảm, người dân vẫn phải chi trả một khoản cầm cố và vay tiền mua xe nhất định. Qua thời gian thì khoảng này sẽ ngày càng chiếm tỉ trọng lớn trong tổng thu nhập và hạn chế sức mua hàng hóa và dịch vụ của người dân.Hiện trạng đó đã tiếp diễn ở Nhật Bản trong vòng 20 năm qua. Về phần mình, sau khi phản ứng chậm chạp với tình trạng giá cả suy giảm, trong vòng 15 năm qua, chính phủ Nhật Bản đã liên tục nỗ lực kích thích nền kinh tế và thúc đẩy tiêu dùng. Lãi suất hiện đã bị cắt giảm về 0% và chính phủ đã đổ những khoảng đầu tư khổng lồ vào cơ sở hạ tầng. Điều này không chỉ không mang lại kết quả mà còn đẩy Nhật Bản lâm vào cảnh là nước có tỷ lệ nợ công trên GDP cao nhất trên thế giới – gần 200% (trong khi con số này của Hoa Kỳ năm 2011 là 97%). Khoản nợ công ngất ngưởng này hiện cũng đã hạn chế khả năng vủa chính phủ Nhật Bản trong việc theo đuổi hơn nữa các chính sách mở rộng kinh tế.Nhằm lý giải tình trạng “khó ở” trầm kha của Nhật Bản, rất nhiều nhà kinh tế học cũng đã trích dẫn các yếu tố về dân số. Vào thập niên 70 và 80, tỷ lệ sinh nở tại Nhật Bản đã giảm xuống dưới tỷ lệ sinh thay thế, khiến cho nước này trở này một trong các quốc gia có dân số già nhất trên thế giới. Dân số trong độ tuổi lao động đạt đỉnh điểm vào năm 1995 với 87 triệu nguời nhưng sau đó thì liên tục giảm. Với xu hướng hiện nay, lực lượng này sẽ chỉ còn 67 triệu người vào năm 2030. Mỗi năm càng có ít người trong độ tuổi lao động phải nuôi sống ngày càng nhiều những nguời đã nghỉ hưu – và nhóm những người nghỉ hưu ở Nhật thì “nổi tiếng” là không chịu mở hầu bao. Nhật Bản có thể xoay chuyển xu hướng này bằng việc tăng tỷ lệ dân nhập cư và tỷ lệ sinh, nhưng hiện tại thì nhiều khả năng là chưa thực hiện được. Giới trẻ ngày càng trở nên bi quan với tương lai. Tất cả những gì mà họ ý thức được là một thế giới trong đó bất kể loại giá nào, bao gồm giá nhân công, đều đi xuống. Kỳ vọng của giới trẻ cũng theo đó mà suy giảm. CHƯƠNG 2: NỘI DUNGA.MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU TÌNH HUỐNG:Môn học Quản trị kinh doanh quốc tế cung cấp cho người học rất nhiều kiến thức hữu ích trong xu thế toàn cầu hoá. Đối với một doanh nghiệp nói riêng và một quốc gia nói chung, quá trình hoạt động và phát triển không chỉ trong nội địa mà còn vươn đến các thị trường tại các quốc gia khác. Chính vì thế, nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến chi phí, cơ hội, rủi ro khi hoạt động trong môi trường quốc tế sẽ giúp các quốc gia, các doanh nghiệp có những đối sách phù hợp để đạt được mục tiêu. Trong khuôn khổ của bài tập tình huống liên quan đến nền kinh tế Nhật Bản sau chiến tranh thế giới thứ 2, việc nghiên cứu sẽ tìm hiểu những ảnh hưởng của môi trường chính trị, môi trường luật pháp và môi trường kinh tế đến nền kinh tế Nhật Bản.B.NHỮNG GIAI ĐOẠN NỀN KINH TẾ NHẬT BẢN TRONG TÌNH HUỐNG:1.Nền kinh tế tăng trưởng nóng: sau thế chiến thứ 2 đến trước năm 19852.Nền kinh tế khủng hoảng 1986 1990: giai đoạn kinh tế bong bóng.3.Nền kinh tế suy thoái: giai đoạn giảm phát sau thời kỳ khủng hoảng.C.MỘT SỐ KHÁI NIỆM:1.Giảm phát:Giảm phát là tình trạng mức giá chung của nền kinh tế giảm xuống liên tục. Giảm phát ngược lại so với lạm phát .2.Bẫy thanh khoản:Bẫy thanh khoản là hiện tượng giảm lãi suất nhưng cầu tiền không tăng .3.Bong bóng tài sản:Bong bóng tài sản là hiện tượng thị trường có giá cả hàng hoá hoặc tài sản giao dịch tăng đột biến đến một mức giá không bền vững .
Trang 1TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP HỒ CHÍ MINH
KHOA QUẢN TRỊ KINH DOANH
BÌA TẬP TÌNH HUỐNG
MÔN HỌC QUẢN TRỊ KINH DOANH QUỐC TẾ
GVHD: Th.S CAO QUỐC VIỆT LỚP : VB16BQT01
NHÓM 9
TPHCM, tháng 6 năm 2015
Trang 2NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN
Trang 3
DANH SÁCH THÀNH VIÊN NHÓM 9 - LỚP VB16BQT01
ST
1 TRẦN VÕ HOÀNG DIỄM 33131025865 STT theo danh sách: 09
2 CAO VĂN HẢO 33131026071 STT theo danh sách: 21
3 NGUYỄN DUY KHƯƠNG 33111022362 STT theo danh sách: 33
4 LÊ THÀNH NGHĨA 33131025757 STT theo danh sách: 45
6 PHAN HỮU THẮNG 33131026083 STT theo danh sách: 69
7 HỒ QUỐC TRUNG 33131026210 STT theo danh sách: 81
8 TRƯƠNG TRƯỜNG VŨ 33131025328 STT theo danh sách: 93 (Nhóm trưởng)
Trang 4MỤC LỤC
CHƯƠNG 1: NỘI DUNG TÌNH HUỐNG 5
CHƯƠNG 2: NỘI DUNG 7
A./ MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU TÌNH HUỐNG: 7
B./ NHỮNG GIAI ĐOẠN NỀN KINH TẾ NHẬT BẢN TRONG TÌNH HUỐNG: 7
C./ MỘT SỐ KHÁI NIỆM: 7
D./ PHÂN TÍCH NGUYÊN NHÂN ẢNH HƯỞNG TỪNG THỜI KỲ CỦA NỀN KINH TẾ NHẬT BẢN: 7
1 Giai đoạn phục hồi và tăng trưởng (đến năm 1985): 7
2 Giai đoạn nền kinh tế bong bóng (1990-1993): 10
3 Giai đoạn suy thoái kinh tế (sau năm 1993): 11
E./ BÀI HỌC LỊCH SỬ KINH TẾ NHẬT BẢN TRONG 20 NĂM QUA ĐỐI VỚI CÁC QUỐC GIA KHÁC: 12
F./ HỆ QUẢ TỪ NỀN KINH TẾ TRÌ TRỆ CỦA NHẬT BẢN ĐỐI VỚI LỢI ÍCH, CHI PHÍ VÀ RỦI RO KHI KINH DOANH TẠI NHẬT BẢN: 13
1 Lợi ích: 13
2 Chi phí: 13
3 Rủi ro: 13
G./ KẾT LUẬN: 13
CHƯƠNG 3: TÀI LIỆU THAM KHẢO 14
Trang 5CHƯƠNG 1: NỘI DUNG TÌNH HUỐNG
KINH TẾ NHẬT BẢN “KHÓ Ở”
(Hill WLC (2014), Kinh doanh Quốc tế Hiện đại, TpHCM: NXB UEH)
(bản dịch tiếng Việt của cuốn Global Business Today 8Ed đã được UEH mua bản quyền, trang 130-131)
Vào năm 1989, nhiều người coi Nhật Bản là một siêu cường quốc về kinh tế trên thế giới Sau 3 thập kỷ tăng trưởng mạnh, nước này đã vươn lên nắm vị trí nền kinh tế lớn thứ 2 thế giới Các công ty Nhật Bản đã gần như lấn sân toàn bộ các ngành kinh tế của Hoa Kỳ, từ sản xuất xe hơi cho tới chất bán dẫn, thiết bị chuyển đất cho tới điện gia dụng Các công ty Nhật Bản mua tài sản ở Mỹ, bao gồm các xưởng phim (Universal Studios và Colombia Pictures), sân golf (Pebble Beach) và bất động sản (Trung tâm Rockefeller ở NewYork) Thị trường chứng khoán bùng nổ, chỉ số Nikkei đạt ngưỡng cao kỷ lục 38.957 điểm vào tháng 12 năm 1989, mức tăng hơn 600%
so với thời điểm năm 1980 Giá đất tăng chóng mặt tới mức có người nói 1m2 đất ở Tokyo còn
có giá hơn toàn bộ lãnh thổ Hoa Kỳ Sách báo tuyên truyền về hiểm họa Nhật Bản đối với vị thế Hoa Kỳ Các lý thuyết gia về quản trị ca ngợi các công ty Nhật bởi sự thức thời mang tầm chiến lược và công tác quản trị ưu việt Các nhà kinh tế còn cho rằng Nhật Bản sẽ tiến tới soán ngôi nền kinh tế lớn nhất thế giới của Mỹ vào năm 2010
Điều đó đã không xảy ra Trong một khoảng thời gian ngắn ngủi, thị trường chứng khoáng sụp đổ kéo theo giá đất tuột dốc nhanh chóng Các ngân hàng Nhật Bản, vốn đã nới lỏng quy định để tài trợ cho cơn sốt đất thì bây giờ nhận ra các khoản nợ xấu đầy rẫy trong bảng cân đối kế toán và quay sang cắt giảm mạnh việc cho vay Giá chứng khoán và bất động sản giảm, cá nhân người dân đối mặt với việc giá trị ròng của tài sản cũng giảm sút Người tiêu dùng Nhật Bản phản ứng bằng việc cắt giảm mạnh chi tiêu, giảm nhu cầu nội địa và đẩy nền kinh tế vào suy thoái Và tình trạng đó vẫn còn tiếp diễn qua gần hai thập kỷ tiếp theo Ngày nay, quy mô kinh tế của Nhật Bản chỉ lớn hơn một chút về giá trị thực so với thời điểm năm 1989 Năm 2010, Trung Quốc đã qua mặt Nhật Bản và trở thành nền kinh tế lớn thứ hai thế giới Giá trung bình của một ngôi nhà tại Nhật vẫn dậm chân tại chỗ so với năm 1983 và thấp hơn rất nhiều so với đỉnh điểm năm 1989 Chỉ số chứng khoán Nikkei ở mức 9.600 vào đầu năm 2012, thấp hơn 75% so với thời hoàng kim của năm 1989 Và điều tệ hại nhất là Nhật Bản đã lâm vào tình trạng giảm phát triền miên trong phần lớn hai thập kỷ qua
Giảm phát là tình trạng giá cả liên tục giảm sút Khi người tiêu dùng và các công ty chờ đợi việc giá cả ngày mai sẽ thấp hơn hôm nay, họ sẽ phản ứng bằng cách tạm dừng chi tiêu, tích trữ tiền mặt do với số tiền đó họ có thể mua được nhiều hơn so với hôm nay Hành vi đó có thể dẫn tới chu kỳ kinh tế rất tiêu cực Kỳ vọng giá cả sẽ giảm khiến nhu cầu cũng giảm theo Các
Trang 6công ty sẽ phản ứng bằng cách giảm giá sâu hơn để khiến người dân mở hầu bao Thấy được điều đó, người tiêu dùng phản ứng lại bằng cách chờ đợi và hy vọng giá cả sẽ tiếp tục thấp hơn trong tương lai, kéo theo việc doanh nghiệp tiếp tục giảm giá để kích cầu và cứ thế tiếp diễn Khi các doanh nghiệp thấy doanh thu và lợi nhuận biên giảm, họ sẽ cắt giảm nhân công và giảm lương thưởng Điều này kéo theo việc giảm sức mua và chu kỳ giảm phát lại tiếp diễn Vấn đề còn nghiêm trọng hơn do trong môi trường giảm phát, giá trị thực của các khoản nợ không ngừng tăng lên Trong khi giá cả và lương giảm, người dân vẫn phải chi trả một khoản cầm cố và vay tiền mua xe nhất định Qua thời gian thì khoảng này sẽ ngày càng chiếm tỉ trọng lớn trong tổng thu nhập và hạn chế sức mua hàng hóa và dịch vụ của người dân
Hiện trạng đó đã tiếp diễn ở Nhật Bản trong vòng 20 năm qua Về phần mình, sau khi phản ứng chậm chạp với tình trạng giá cả suy giảm, trong vòng 15 năm qua, chính phủ Nhật Bản
đã liên tục nỗ lực kích thích nền kinh tế và thúc đẩy tiêu dùng Lãi suất hiện đã bị cắt giảm về 0% và chính phủ đã đổ những khoảng đầu tư khổng lồ vào cơ sở hạ tầng Điều này không chỉ không mang lại kết quả mà còn đẩy Nhật Bản lâm vào cảnh là nước có tỷ lệ nợ công trên GDP cao nhất trên thế giới – gần 200% (trong khi con số này của Hoa Kỳ năm 2011 là 97%) Khoản
nợ công ngất ngưởng này hiện cũng đã hạn chế khả năng vủa chính phủ Nhật Bản trong việc theo đuổi hơn nữa các chính sách mở rộng kinh tế
Nhằm lý giải tình trạng “khó ở” trầm kha của Nhật Bản, rất nhiều nhà kinh tế học cũng
đã trích dẫn các yếu tố về dân số Vào thập niên 70 và 80, tỷ lệ sinh nở tại Nhật Bản đã giảm xuống dưới tỷ lệ sinh thay thế, khiến cho nước này trở này một trong các quốc gia có dân số già nhất trên thế giới Dân số trong độ tuổi lao động đạt đỉnh điểm vào năm 1995 với 87 triệu nguời nhưng sau đó thì liên tục giảm Với xu hướng hiện nay, lực lượng này sẽ chỉ còn 67 triệu người vào năm 2030 Mỗi năm càng có ít người trong độ tuổi lao động phải nuôi sống ngày càng nhiều những nguời đã nghỉ hưu – và nhóm những người nghỉ hưu ở Nhật thì “nổi tiếng” là không chịu
mở hầu bao Nhật Bản có thể xoay chuyển xu hướng này bằng việc tăng tỷ lệ dân nhập cư và tỷ
lệ sinh, nhưng hiện tại thì nhiều khả năng là chưa thực hiện được Giới trẻ ngày càng trở nên bi quan với tương lai Tất cả những gì mà họ ý thức được là một thế giới trong đó bất kể loại giá nào, bao gồm giá nhân công, đều đi xuống Kỳ vọng của giới trẻ cũng theo đó mà suy giảm
Trang 7CHƯƠNG 2: NỘI DUNG
A./ MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU TÌNH HUỐNG:
Môn học Quản trị kinh doanh quốc tế cung cấp cho người học rất nhiều kiến thức hữu ích trong xu thế toàn cầu hoá Đối với một doanh nghiệp nói riêng và một quốc gia nói chung, quá trình hoạt động và phát triển không chỉ trong nội địa mà còn vươn đến các thị trường tại các quốc gia khác Chính vì thế, nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến chi phí, cơ hội, rủi ro khi hoạt động trong môi trường quốc tế sẽ giúp các quốc gia, các doanh nghiệp có những đối sách phù hợp để đạt được mục tiêu Trong khuôn khổ của bài tập tình huống liên quan đến nền kinh tế Nhật Bản sau chiến tranh thế giới thứ 2, việc nghiên cứu sẽ tìm hiểu những ảnh hưởng của môi trường chính trị, môi trường luật pháp và môi trường kinh tế đến nền kinh tế Nhật Bản
B./ NHỮNG GIAI ĐOẠN NỀN KINH TẾ NHẬT BẢN TRONG TÌNH HUỐNG:
1 Nền kinh tế tăng trưởng nóng: sau thế chiến thứ 2 đến trước năm 1985
2 Nền kinh tế khủng hoảng 1986 - 1990: giai đoạn kinh tế bong bóng
3 Nền kinh tế suy thoái: giai đoạn giảm phát sau thời kỳ khủng hoảng
C./ MỘT SỐ KHÁI NIỆM:
1 Giảm phát:
Giảm phát là tình trạng mức giá chung của nền kinh tế giảm xuống liên tục Giảm phát ngược lại so với lạm phát1
2 Bẫy thanh khoản:
Bẫy thanh khoản là hiện tượng giảm lãi suất nhưng cầu tiền không tăng2
3 Bong bóng tài sản:
Bong bóng tài sản là hiện tượng thị trường có giá cả hàng hoá hoặc tài sản giao dịch tăng đột biến đến một mức giá không bền vững3
D./ PHÂN TÍCH NGUYÊN NHÂN ẢNH HƯỞNG TỪNG THỜI KỲ CỦA NỀN KINH
TẾ NHẬT BẢN:
1 Giai đoạn phục hồi và tăng trưởng (đến năm 1985):
Sau thế chiến thứ 2, Nhật Bản bị thất bại và bị phe Đồng minh chiếm đóng Chính phủ và người dân Nhật Bản cố gắng tái thiết đất nước sau chiến tranh Tuy nhiên, các chính sách tái
1 Kinh tế Vĩ mô – Chương 8 : Lạm phát và thất nghiệp
2 Kinh tế Vĩ mô – Chương 5: Tiền tệ, ngân hàng và chính sách tiền tệ.
3 http://vnexpress.net/tin-tuc/cong-dong/hien-tuong-bong-bong-vang-2148297-p2.html (ngày 10/06/2015)
Trang 8thiết của chính phủ Nhật Bản đều bị chi phối bởi chính sách "phi quân sự hóa nền kinh tế"4 như dân chủ hóa lao động, cải cách ruộng đất, thủ tiêu sức mạnh quân sự của Nhật Bản Những cải cách đó bước đầu đã giúp Nhật Bản xây dựng được một nền kinh tế thị trường trong đó sự cạnh tranh chính là động lực để thúc đẩy sự phát triển của nền kinh tế; nền chính trị đạt sự ổn định, dân chủ, hòa bình Các cải cách đó được thể hiện trên các mặt sau:
a Cải cách kinh tế:
- Cải cách ruộng đất: Luật cải cách ruộng đất đã dần chuyển ruộng đất của địa chủ cho tá điền và người nông dân làm cho ruộng đất không bị bỏ hoang, hiệu quả canh tác được nâng cao Như vậy, chế độ địa chủ ở nông thôn Nhật Bản đã bị xóa bỏ, tạo nên sự bình đẳng trong phân phối tài sản và thu nhập của người nông dân Người dân được sở hữu ruộng đất, là phần tài sản của họ nên ngoài việc chăm chỉ lao động, họ mạnh dạn áp dụng tiến bộ của khoa học - công nghệ, kỹ thuật canh tác vào nông nghiệp để cho ra nhiều sản lượng, góp phần tăng năng suất và thu nhập cho nền nông nghiệp
- Cải cách sự chiếm hữu tập trung sản xuất và tài sản: Việc xóa bỏ các tập đoàn tài phiệt theo mối quan hệ gia tộc chiếm hữu tài sản và tư liệu sản xuất tạo nên môi trường hòa bình, dân chủ trong nền kinh tế, thu hút nhiều tầng lớp người có năng lực, có tư tưởng mới trong kinh doanh được tham gia quản lý, phát triển nền kinh tế có tính cạnh tranh Những người có tư tưởng mới tiếp thu có chọn lọc khoa học - công nghệ từ Mỹ và phương tây biến nó trở thành những thành tựu Nhật Bản để áp dụng vào công cuộc tái thiết nền kinh tế sau chiến tranh như tạo ra sản phẩm chất lượng tốt hơn, mẫu mã thay đổi phù hợp hơn, giá thành cạnh tranh hơn Các nhà lãnh đạo mới mạnh dạn đầu tư thiết bị, mua bản quyền để tiếp cận trình độ sản xuất công nghiệp phát triển từ Mỹ và phương Tây
- Luật chống độc quyền ra đời năm 1947 nhằm xóa bỏ các nguồn lợi tập trung vào tay các tập đoàn tài phiệt Nhật Bản
b Cải cách chính trị:
- Cải cách Hiến Pháp năm 1946 với chế độ Thiên hoàng là tượng trưng đã nâng cao quyền của nhân dân, tôn trọng quyền cơ bản của con người giúp cho con người được hưởng một nền hòa bình, tự do, dân chủ và bình đẳng, khuyến khích sự sáng tạo góp phần phát triển đất nước
- Đảng Tự Do Dân Chủ nắm quyền đã lãnh đạo đất nước đưa ra những đường lối cải cách đúng đắn, tiến bộ, xóa bỏ tư tưởng quân phiệt hiếu chiến, xây dựng hình ảnh đất nước hòa bình, dân chủ
4 http://www.inas.gov.vn/625-tac-dong-cua-cac-cuoc-cai-cach-dan-chu-1945-1951-doi-voi-tinh-hinh-kinh-te-xa-hoi-cua-nhat-ban-giai-doan-sau-do.html (ngày 10/06/2015) (bài viết số 10 của PGS.TS Hoàng thị Minh Hoa, Đại học
sư phạm Huế, tạp chí của Viện nghiên cứu Đông Bắc Á, năm 2009)
Trang 9c Cải cách lao động xã hội:
- Ban bố luật công đoàn đã hình thành mối quan hệ mới trong công nghiệp giữa người chủ
và công nhân Quyền lợi người công nhân được chú ý tới: cấp nhà ở, thỏa thuận ký kết lao động, trả lương theo thâm niên đã khuyến khích công nhân gắn bó hơn với nhà máy, xí nghiệp của mình Những thay đổi trên đã chuyển biến cơ cấu quan hệ lao động góp phần tạo năng suất lao động cao hơn
d Cải cách giáo dục:
- Sau cải cách chính trị, nền giáo dục Nhật bản cũng thay đổi mạnh mẽ để thoát khỏi tư tưởng là một quốc gia phát xít, muốn gây hấn chiến tranh với các nước khác Các thể chế
và tư tưởng mới được thổi vào nền giáo dục Các trường học, trường đào tạo chuyên môn tiếp thu tư tưởng tiến bộ, đào tạo ra những con người có trình độ học vấn cao, chuyên môn tốt, tư tưởng dân chủ, hòa bình nhằm phục vụ công cuộc tái thiết Nhật Bản
e Một số đặc điểm của nền kinh tế giai đoạn này:
- Ổn định kinh tế sau chiến tranh: Sau chiến tranh, cơ sở hạ tầng sản xuất bị tàn phá, sản xuất bị đình trệ, cung không đủ cầu nên lạm phát tăng cao Chính phủ Nhật Bản đã thực hiện kiểm soát giá, chống đầu cơ, ưu tiên xây dựng và phát triển các nghành công nghiệp chủ chốt phục cho đời sống và sản xuất: than, luyện thép, điện, phân bón
- Việc phe đồng minh chi phối trong việc cải cách nền kinh tế sau chiến tranh đã đem đến làn gió tự do, dân chủ trong cách thức hoạt động của nền kinh tế, thúc đẩy đầu tư tư nhân vào các lĩnh vực mới, sáng tạo, tiên phong với cách quản lý kinh tế vĩ mô ổn định như: cố định tỷ giá hối đoái (yên Nhật / dollar Mỹ = 360/1) tạo thuận lợi cho việc xuất khẩu
- Cuộc chiến tranh liên Triều năm 1950 biến nước Nhật thành nơi cung cấp hậu cần cho lực lượng Mỹ tại châu Á, giúp nền kinh tế Nhật Bản có nhiều đơn đặc hàng hơn, nền sản xuất đi vào thời kỳ phát triển
- Giai đoạn này chính phủ Nhật Bản thực hiện chính sách vĩ mô để ổn định tài chính cho đầu tư, giúp các ngân hàng tránh sự phá sản gây ảnh hưởng lên nền tài chính mới hồi phục sau chiến tranh; tranh thủ giá nguyên liệu còn thấp để thúc đẩy mạnh từng bước thay thế hành nhập khẩu và kích thích xuất khẩu hàng tiêu dùng, hàng điện tử, máy móc thiết bị công nghiệp nặng
- Do tỷ giá hối đoái thấp, ngân hàng ưu ái cho các khoản vay đầu tư vào bất động sản ở nước ngoài và trái phiếu nên nhu cầu vốn tăng cao
Tóm lại, giai đoạn sau chiến tranh đến năm 1985 là thời kỳ phục hồi của nền kinh tế Nhật Bản với nhiều cải cách đột phá mang xu hướng tiến bộ, đưa đất nước đến một thể chế chính trị mới dân chủ hơn, ổn định hơn với các bộ luật tiến bộ được ban hành hướng nền kinh tế
Trang 10đến các động lực phát triển mạnh mẽ hơn, năng suất cao hơn Như vậy, hệ thống chính trị tại Nhật Bản đã chuyển từ hệ thống chính trị chuyên chế với quyền lực tập trung vào các tập đoàn quân phiệt chuyển qua hệ thống chính trị dân chủ với chế độ đa đảng Nền kinh tế phục vụ cho tầng lớp quân phiệt là chính dần chuyển qua nền kinh tế cạnh tranh, kích thích sự đầu tư, sáng tạo của đội ngữ tri thức tiến bộ.
2 Giai đoạn nền kinh tế bong bóng (1990-1993):
Giai đoạn này chính phủ Nhật Bản tuy vẫn điều hành để ổn định vĩ mô nhưng phải đối phó với nhiều thách thức từ bên trong và bên ngoài
a Bên ngoài:
- Sự sụp đổ của hiệp định Bretton Wood làm cho đồng USD đuợc trao đổi tự do theo cung cầu của thị trường làm cho giá đồng Yên không còn được ổn định Các nước xuất khẩu dầu mỏ tung USD để mua vàng nhằm đảm bảo lợi ích kinh tế Điều này làm cho USD thêm mất giá đồng thời giá dầu mỏ tăng cao Cuộc khủng hoảng dầu mỏ xảy ra do việc tăng giá và giảm sản luợng làm ảnh hưởng đến một quốc gia chủ yếu nhập khẩu dầu mỏ
để phục vụ nền kinh tế như Nhật Bản
- Cuộc họp các nước G5 (Mỹ, Anh, Pháp, Tây Đức, Nhật) năm 1985 đã đạt thoả ước Plaza nhằm giảm giá USD và đánh giá lại đồng Yên và đồng Mac Sự việc này đã làm đồng Yên tăng giá trị
- Sự sụp đổ thị trường chứng khoán vào ngày 19/10/1087 tại Hong Kong kéo theo sự sụt giá tại các thị trường chứng khoán trên thế giới: châu Âu, Mỹ
b Bên trong:
- Đồng Yên tăng giá là cho ngành công nghiệp xuất khẩu giảm tính cạnh tranh, buộc các doanh nghiệp cắt giảm chi phí hoạt động, chuyển cơ sở sản xuất sang các quốc gia khác
có chi phí thấp hơn, nguy cơ thất nghiệp tại Nhật Bản tăng cao
- Do chính sách tài chính dễ dãi của chính phủ: giảm lãi suất chiết khấu, cho vay thế chấp bằng chính tài sản vay làm kích thích đầu tư vào các tài sản có giá trị lớn: bất động sản, trái phiếu, chứng khoán, làm giá đồng Yên tăng, lạm phát tăng Không chỉ đầu tư tại nội địa mà mà các công ty Nhật bản còn đầu tư mua bật động sản, tài sản có giá trị tại Mỹ
Như vậy, những nổ lực xây dựng nền kinh tế với các chính sách kích thích đầu tư của chính phủ Nhật Bản đã khôi phục và xây dựng được các ngành công nghiệp chủ chốt, đẩy mạnh xuất khẩu, gia tăng đầu tư và tích luỹ Nhưng do một quốc gia muốn phát triển thì không chỉ đứng riêng mà phải hoà nhập vào bức tranh gồm các quốc gia khác để có sự tự do thương mại.