MỤC LỤC LỜI CẢM ƠN LỜI CAM ĐOAN LỜI MỞ ĐẦU 1 CHƯƠNG I: KHÁI QUÁT CHUNG VỀ QUẢN TRỊ, CÁC CHỨC NĂNG 2 VÀ KỸ NĂNG CỦA NHÀ QUẢN TRỊ 2 1.1. Khái quát chung về nhà quản trị 2 1.1.1. Khái niệm quản trị 2 1.1.2. Khái quát chung về nhà quản trị 3 1.1.3. Vai trò của nhà quản trị 3 1.2. Các chức năng quản trị 6 1.2.1. Chức năng hoạch định 6 1.2.2. Chức năng tổ chức 7 1.2.3. Chức năng điều khiển 7 1.2.4. Chức năng kiểm soát 8 1.3. Các kỹ năng cần thiết của nhà quản trị 8 CHƯƠNG II: GIỚI THIỆU VỀ MICROSOFT 11 2.1. Lịch sử hình thành 11 2.2. Thành tích đạt được 11 2.3. Sản phẩm 12 2.4. Giá trị thương hiệu 13 CHƯƠNG III: PHÂN TÍCH CÁC CHỨC NĂNG VÀ KỸ NĂNG CUẢ NHÀ QUẢN TRỊ TẠI MICROSOFT 14 3.1. Các chức năng của nhà quản trị tại Microsoft 14 3.1.1. Chức năng hoạch định 14 3.1.2. Chức năng tổ chức 16 3.1.3. Chức năng điều khiển 19 3.1.4. Chức năng kiểm soát 21 3.2. Các kỹ năng của nhà quản trị tại Microsoft 22 3.2.1. Kỹ năng tư duy 23 3.2.2. Kỹ năng nhân sự 24 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 25
Trang 1LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành bài tiểu luận này tôi xin chân thành cảm ơn thầy giáo ViTiến Cường - Giảng viên học phần Quản Trị Học đã tận tình hướng dẫn giúp đỡtôi hoàn thành tốt đề tài nghiên cứu của mình
Trong quá trình nghiên cứu, khảo sát mặc dù nhận được sự giúp đỡ củathầy cô và các bạn trong lớp Tuy nhiên do trình độ nghiên cứu của mình cònhạn chế, còn thiếu kinh nghiệm nên đề tài cũng không tránh khỏi những hạn chếthiếu sót, kính mong sự đóng góp ý kiến của thầy giáo, cô giáo để tiểu luận đượchoàn chỉnh hơn
Em xin chân thành cảm ơn!
SINH VIÊN
Trang 2LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đề tài “Phân tích các chức năng và kỹ năng nhà quản trịtại Microsoft” là công trình nghiên cứu của riêng tôi Tôi xin chịu hoàn toàntrách nhiệm nếu có sự không trung thực về thông tin sử dụng trong công trìnhnghiên cứu này
Hà Nội, ngày tháng năm 2017
SINH VIÊN
Trang 3
MỤC LỤC LỜI CẢM ƠN
LỜI CAM ĐOAN
LỜI MỞ ĐẦU 1
CHƯƠNG I: KHÁI QUÁT CHUNG VỀ QUẢN TRỊ, CÁC CHỨC NĂNG 2 VÀ KỸ NĂNG CỦA NHÀ QUẢN TRỊ 2
1.1 Khái quát chung về nhà quản trị 2
1.1.1 Khái niệm quản trị 2
1.1.2 Khái quát chung về nhà quản trị 3
1.1.3 Vai trò của nhà quản trị 3
1.2 Các chức năng quản trị 6
1.2.1 Chức năng hoạch định 6
1.2.2 Chức năng tổ chức 7
1.2.3 Chức năng điều khiển 7
1.2.4 Chức năng kiểm soát 8
1.3 Các kỹ năng cần thiết của nhà quản trị 8
CHƯƠNG II: GIỚI THIỆU VỀ MICROSOFT 11
2.1 Lịch sử hình thành 11
2.2 Thành tích đạt được 11
2.3 Sản phẩm 12
2.4 Giá trị thương hiệu 13
CHƯƠNG III: PHÂN TÍCH CÁC CHỨC NĂNG VÀ KỸ NĂNG CUẢ NHÀ QUẢN TRỊ TẠI MICROSOFT 14
3.1 Các chức năng của nhà quản trị tại Microsoft 14
3.1.1 Chức năng hoạch định 14
3.1.2 Chức năng tổ chức 16
3.1.3 Chức năng điều khiển 19
Trang 43.1.4 Chức năng kiểm soát 21
3.2 Các kỹ năng của nhà quản trị tại Microsoft 22
3.2.1 Kỹ năng tư duy 23
3.2.2 Kỹ năng nhân sự 24
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 25
Trang 5LỜI MỞ ĐẦU
Quản trị học là một môn khoa học, đồng thời cũng là một nghệ thuật.Khoa học quản trị giúp chúng ta biết các lý thuyết một cách có hệ thống và vậndụng để giải quyết các vấn đề thực tiễn, không dựa vào suy nghĩ chủ quan, cánhân Nghệ thuật quản trị chính là khả năng nhà quản trị vận dụng linh hoạt vàsang tạo các lý thuyết vào thực tiễn, tận dụng cơ hội nắm bắt thời cơ và sử dụngkinh nghiệm, biết kết hợp giữa trực giác với hiểu biết khoa học
Đóng vai trò là nền tảng của nhà quản trị là các chức năng quản trị Nhàquản trị thực hiện chức năng thực hiện các chức năng quản trị để đạt được đếnnhững mục tiêu của tổ chức Ngoài ra, kỹ năng đối với nhà quản trị đóng vai tròrất quan trọng Và để là nhà quản trị giỏi thì phải cần rất nhiều kỹ năng khácnhau như: kỹ năng tư duy, kỹ năng giao tiếp, kỹ năng lãnh đạo, kỹ năng lắngnghe,…
Nhằm góp phần làm rõ tính khoa học, cũng như là nghệ thuật trong nghệquản trị, nhóm đã lựa chọn đề tài: “Phân tích các chức năng và kỹ năng nhàquản trị tại Microsoft” làm đề tài tiểu luận môn Quản trị học của mình.Microsoft là công ty đã có lịch sử hoạt động lâu đời, nên các việc vận dụng cácchức năng và kỹ năng trong quản trị đã được định hình Do vậy, công ty này sẽgiúp cho tiểu luận trình bày được một cái nhìn bao quát về sự đa dạng của thựctiễn hoạt động quản trị
Bài tiểu luận gồm 3 chương:
Chương I: Khái quát chung về nhà quản trị - chức năng và kỹ năng của nhà quản trị
Chương II: Giới thiệu về Microsoft
Chương III: Phân tích chức năng và kỹ năng của nhà quản trị tại Microsoft
Trang 6CHƯƠNG I: KHÁI QUÁT CHUNG VỀ QUẢN TRỊ, CÁC CHỨC NĂNG
VÀ KỸ NĂNG CỦA NHÀ QUẢN TRỊ
1.1 Khái quát chung về nhà quản trị
1.1.1 Khái niệm quản trị
Có nhiều cách định nghĩa khác nhau về quản trị Theo Mary Parke Follett:
“Quản trị là nghệ thuật đạt được mục đích thông qua người khác” Định nghĩanày cho rằng nhà quản trị đạt được mục tiêu của tổ chức bằng cách sắp xếp, giaoviệc cho những người khác thực hiện chứ không chỉ tự mình hoàn thành côngviệc
Koontz và O’Donnell viết: “Có lẽ không có lĩnh vực hoạt động nào củacon người quan trọng hơn là công việc quản lý, bởi vì mọi nhà quản trị ở mọicấp độ và trong mọi cơ sở đều có nhiệm vụ cơ bản là thiết kế và duy trì một môitrường mà trong đó các cá nhân làm việc với nhau trong các nhóm có thể hoànthành các nhiệm vụ và mục tiêu đã định” Phát biểu này nhấn mạnh đến sự cầnthiết phải thiết kế một bộ máy quản lý hữu hiệu để có thể điều hành, phối hợphoạt động của toàn bộ tổ chức hướng tới mục tiêu đã đề ra
Một định nghĩa khác của James Stonner và Stephen Robbín: “Quản trị làtiến trình hoạch định, tổ chức, lãnh đạo và kiểm soát những hoạt động của cácthành viên trong tổ chức và sử dụng tất cả các nguồn lực khác của tổ chức nhằmđạt được mục tiêu đã đề ra”
Robert Kreitner đã đa ra định nghĩa về quản trị khá rõ ràng: “Quản trị làtiến trình làm việc với con người và thông qua con người nhằm đạt được mụctiêu của tổ chức trong một môi trường luôn thay đổi Trọng tâm của quá trìnhnày là sử dụng hiệu quả nguồn lực có giới hạn”
Trong các định nghĩa trên, có thể nhận thấy:
Trang 7- Quản trị là hoạt động cần thiết khách quan khi con người cùng làm việcvới nhau
- Quản trị là hoạt động hướng về mục tiêu (có mục đích)
- Quản trị là sử dụng có hiệu quả nguồn lực để đạt được mục tiêu
- Con người đóng vai trò rất quan trọng trong quản trị
1.1.2 Khái quát chung về nhà quản trị
Trong một tổ chức phải có những người làm các công việc cụ thể vànhững người điều hành những người làm các công việc cụ thể đó Nói một cáchchung nhất có thể phân chia làm hai loại:
- Người thừa hành: Là những người trực tiếp thực hiện công việc nào đó
và không có trách nhiệm trông coi công việc của người khác, chẳng hạn nhưcông nhân trong doanh nghiệp, đầu bếp trong nhà hàng… Cấp trên của họ chính
là các nhà quản trị trực tiếp
- Nhà quản trị: Là người chỉ huy, có một chức danh nhất định trong hệ
thống quản trị và có trách nhiệm định hướng, tổ chức, điều khiển và kiểm soáthoạt động của những người dưới quyền Nhà quản trị là người ra quyết định và
tổ chức thực hiện quyết định
1.1.3 Vai trò của nhà quản trị
Để thực hiện các nhiệm vụ của mình, trong thực tiễn hoạt động, các nhàquản trị phải thực hiện nhiều loại công việc khác nhau, phải ứng xử theo nhữngcách khác nhau: với cấp trên, cấp dưới, khách hàng, nhà cung ứng, cổ đông,chính quyền và xã hội Nhằm làm sáng tỏ những cách thức ứng xử khác nhaucủa các nhà quản trị, Henry Mintzberg đã nghiên cứu những hoạt động bìnhthường của các nhà quản trị và cho rằng mọi nhà quản trị đều phải thực hiện 10vai trò khác nhau và chia chúng thành 3 nhóm, trong đó có một số chồng lấn lênnhau
- Nhóm vai trò quan hệ với con người:
Trang 8+ Vai trò đại diện: Có tính chất nghi lễ trong tổ chức Có nghĩa, bất cứ
một tổ chức nào cũng đều phải có người đại diện cho tổ chức đó nhằm thực hiệncác giao dịch, đối thoại với các cá nhân và tổ chức bên ngoài Ngay cả từng bộphận trong tổ chức cũng phải có người đứng đầu bộ phận đó để lĩnh hội các ýkiến, chính sách, kế hoạch của cấp trên Ví dụ, khi đang đứng ở cửa chào khách,người chủ doanh nghiệp đang đóng vai trò đại diện cho doanh nghiệp đó Vai trònày cho thấy hình ảnh của tổ chức mà họ đang quản trị
+ Vai trò lãnh đạo: Vai trò này đòi hỏi nhà quản trị phải chỉ đạo và điều
phối những hoạt động của những người dưới quyền, bố trí nhân sự, đôn đốcngười khác làm việc, đồng thời phải kiểm tra, đảm bảo chắc chắn rằng mọi việcdiễn ra theo đúng dự kiến Vai trò lãnh đạo phản ảnh sự ảnh hưởng, phối hợp vàkiểm tra của nhà quản trị đối với cấp dưới của mình
+ Vai trò liên lạc: Thể hiện mối quan hệ của nhà quản trị đối với người
khác cả bên trong và bên ngoài tổ chức Vai trò này buộc nhà quản trị phải can
dự vào những mối liên hệ giữa các cá nhân ở trong hay ngoài tổ chức nhằm gópphần hoàn thành công việc được giao của tổ chức Vai trò liên lạc thường chiếmkhá nhiều thời gian của nhà quản trị
- Nhóm vai trò thông tin:
+ Vai trò tiếp nhận và thu thập thông tin liên quan đến tổ chức: Vai trò
này đòi hỏi nhà quản trị phải biết cách xây dựng hệ thống thông tin nội bộ, phảithường xuyên xem xét, phân tích môi trường nhằm xác định những cơ hội cũngnhư những mối đe dọa đối với tổ chức Vai trò này được thực hiện thông quaviệc nghe báo cáo, đọc sách báo, văn bản hoặc qua trao đổi tiếp xúc với mọingười Những mối quan hệ giao tiếp chính thức và không chính thức được xâydựng trong vai trò liên lạc thường có ích cho vai trò này
+ Vai trò phổ biến thông tin: Sau khi quyết định một vấn đề nào đó, nhà
quản trị cần phổ biến quyết định đến các bộ phận, các thành viên có liên quan
Trang 9trong tổ chức, thậm chí phổ biến đến cho những người đồng cấp hay cấp trêncủa mình làm cho mọi người cùng được chia sẻ thông tin để góp phần hoànthành mục tiêu chung của tổ chức.
+ Vai trò cung cấp thông tin cho bên ngoài: Nhà quản trị thay mặt cho tổ
chức của mình cung cấp các thông tin cho bên ngoài để giải thích, bảo vệ haytranh thủ một sự đồng tình, ủng hộ nào đó
- Nhóm vai trò quyết định:
+ Vai trò doanh nhân (người chủ trì): Các cá nhân trong tổ chức đều có
thể đề xuất những sáng kiến để tạo ra những chuyển biến tốt trong tổ chức,nhưng do phạm vi công việc hạn chế và không đủ thông tin nên họ thường chỉ
để xuất các sáng kiến liên quan đến công việc của mình Nhà quản trị có nhiềuthông tin, tầm nhìn bao quát hơn nên có thể đưa ra các đề xuất quan trọng, tạonên thay đổi lớn Chẳng hạn nhà quản trị đề xuất áp dụng phương pháp quản trịmới nhằm gia tăng doanh số, lợi nhuận, thị phần… của tổ chức Đây là vai tròphản ảnh việc nhà quản trị tìm mọi cách cải tiến tổ chức nhằm làm cho hoạtđộng của tổ chức ngày càng có hiệu quả
+ Vai trò giải quyết xáo trộn: Nhà quản trị đưa ra các quyết định hay thi
hành biện pháp chấn chỉnh nhằm đối phó với những biến cố bất ngờ kể cả kháchquan và chủ quan ở trong hay ngoài tổ chức Bất cứ một tổ chức nào cũng cónhững trường hợp xung đột xảy ra trong nội bộ dẫn tới xáo trộn tổ chức như:đình công của công nhân, mâu thuẫn và mất đoàn kết giữa các thành viên, bộphận ….Nhà quản trị phải kịp thời đối phó, giải quyết những xáo trộn đó để đưa
tổ chức sớm trở lại sự ổn định
+ Vai trò phân phối các nguồn lực: Nhà quản trị phải quyết định việc
phân phối các nguồn lực cho ai, số lượng bao nhiêu, khi nào… Các nguồn lực
có thể là tiền bạc, nhân lực, phương tiện làm việc Vì tổ chức thường không có
đủ tài nguyên theo mong muốn của các bộ phận, cá nhân nên nhà quản trị cần sử
Trang 10dụng tối ưu, phân phối hợp lý, tiết kiệm các tài nguyên ấy Việc phân bổ nguồntài nguyên là vai trò rất quan trọng của nhà quản trị.
+ Vai trò thương thuyết: Nhà quản trị phải thực hiện vai trò thương
thuyết, đàm phán với tư cách thay mặt cho tổ chức trong các giao dịch với các
cá nhân, tổ chức bên ngoài Ví dụ đàm phán ký kết hợp đồng lao động, hợp đồngkinh tế… Nhà quản trị có cấp bậc càng cao, vai trò này càng quan trọng.Mintzberg cho rằng nhà quản trị có thể thực hiện cùng một lúc nhiều vai trò và
sự phối hợp cũng như tầm quan trọng của các vai trò này thay đổi tùy theoquyền hành và cấp bậc của nhà quản trị Các nhà quản trị cấp cao phải dànhnhiều thời gian hơn cho vai trò thủ trưởng danh dự, đảm nhiệm chủ yếu vai tròliên lạc với bên ngoài tổ chức, theo dõi những ảnh hưởng của môi trường có thểảnh hưởng đến tổ chức và đảm nhiệm các vai trò ra quyết định
1.2 Các chức năng quản trị
Trong tiểu luận này, quản trị được chia làm bốn chức năng là hoạch định,
tổ chức, điều khiển và kiểm soát
1.2.1 Chức năng hoạch định
Hoạch định là một quá trình ấn định những mục tiêu, xây dựng và chọnlựa những biện pháp tốt nhất để thực hiện có hiệu quả những mục tiêu đó Tất cảcác nhà quản trị từ cấp cao đến cấp thấp đều làm công việc hoạch định Hoạchđịnh không những vạch ra con đường để đi tới mục tiêu mà còn chỉ ra nhữnggiải pháp để giảm thiểu các rủi ro xảy ra trong quá trình hoạt động của một tổchức
- Tác dụng của hoạch định:
- Tạo ra tư duy có hệ thống để tiên liệu các tình huống quản trị
- Phối hợp mọi nỗ lực của tổ chức trong quá trình thực hiện mục tiêu
- Tập trung vào các mục tiêu tránh lãng phí
- Tạo sự hợp tác và phối hợp giữa các cá nhân và bộ phận trong tổ chức
Trang 11- Tăng độ linh hoạt và thích nghi với những thay đổi của môi trường bênngoài.
- Phát triển các tiêu chuẩn kiểm tra hữu hiệu
1.2.2 Chức năng tổ chức
Nội dung chức năng tổ chức được xem xét bao gồm việc phân chia vàhình thành các bộ phận trong tổ chức, xây dựng cơ cấu tổ chức nhằm xác lập cácmối quan hệ về nhiệm vụ, quyền hạn và trách nhiệm giữa các bộ phận, và những
cơ sở khoa học để thiết kế cấu trúc tổ chức ví dụ như vấn đề tầm hạn quản trị,tập quyền, phân quyền, và ủy quyền trong quản trị
Những mục tiêu cụ thể đối với công việc tổ chức mà các tổ chức thườnghay nhắm tới là: (1) Xây dựng một bộ máy quản trị gọn nhẹ và có hiệu lực; (2)Xây dựng nếp văn hóa của tổ chức lành mạnh; (3) Tổ chức công việc khoa học;(4) Phát hiện, uốn nắn và điều chỉnh kịp thời mọi hoạt động yếu kém trong tổchức; (5) Phát huy hết sức mạnh của các nguồn tài nguyên vốn có; (6) Tạo thế
và lực cho tổ chức thích ứng với mọi hoàn cảnh thuận lợi cũng như khó khăn ởbên trong và bên ngoài đơn vị
1.2.3 Chức năng điều khiển
Chức năng điều khiển trong quản trị được xác định như là một quá trìnhtác động đến con người, hướng dẫn, thúc đẩy họ sẵn sàng và nhiệt tình thực hiệnnhững nhiệm vụ được giao
Nội dung chức năng điều khiển liên quan đến các vấn đề:
- Lãnh đạo con người, hướng họ vào việc thực hiện tốt mục tiêu và nhiệm
vụ của tổ chức
- Động viên con người trong tổ chức nỗ lực làm việc
- Thông tin hiệu quả, tạo thuận lợi cho con người làm việc với tổ chức
- Xử lý kịp thời các xung đột xảy ra có liên quan đến tổ chức
Trang 121.2.4 Chức năng kiểm soát
Kiểm soát là một tiến trình đo lường kết quả thực hiện so sánh với nhữngđiều đã được hoạch định, đồng thời sửa chữa những sai lầm để đảm bảo việc đạtđược mục tiêu theo như kế hoạch hoặc các quyết định đã được đề ra
Khi triển khai một kế hoạch, cần phải kiểm soát để phát hiện sự chệchhướng khỏi kế hoạch và đề ra biện pháp khắc phục Trong nhiều trường hợp,kiểm soát vừa tạo điều kiện đề ra mục tiêu mới hình thành kế hoạch mới, cảithiện cơ cấu tổ chức nhân sự và thay đổi kỹ thuật điều khiển Những công cụkiểm soát trong quản trị là những tỷ lệ, tiêu chuẩn, con số thống kê và các sựkiện cơ bản khác, có thể được biểu diễn bằng các loại hình đồ thị, biểu bảngnhằm làm nổi bật những dữ kiện mà các nhà quản trị quan tâm
1.3 Các kỹ năng cần thiết của nhà quản trị
Để thực hiện nhiệm vụ quản trị có hiệu quả, nhà quản trị cần phải cónhững kỹ năng nhất định, đó là các kỹ năng chung cho mọi nhà quản trị TheoRobert Katz thì các nhà quản trị cần có ba loại kỹ năng quản trị như sau:
- Kỹ năng kỹ thuật (kỹ năng chuyên môn): Là kỹ năng vận dụng những
kiến thức chuyên môn, kỹ thuật và các nguồn tài nguyên để thực hiện công việc
cụ thể Kỹ năng kỹ thuật chính là trình độ chuyên môn nghiệp vụ của nhà quảntrị, hay những khả năng cần thiết của họ nhằm thực hiện một công việc cụ thểnào đó Ví dụ như việc thiết kế máy móc của trưởng phòng kỹ thuật, việc xâydựng chương trình nghiên cứu thị trường của trưởng phòng Marketing… Kỹnăng này nhà quản trị có được bằng cách thông qua con đường học tập, rènluyện
- Kỹ năng nhân sự (kỹ năng giao tiếp): Là kỹ năng cùng làm việc, động
viên, điều khiển con người trong tổ chức nhằm tạo điều kiện thuận lợi và thúcđẩy hoàn thành công việc chung Nhà quản trị phải thực hiện công việc củamình thông qua những người khác nên kỹ năng nhân sự có ý nghĩa hết sức quan
Trang 13trọng, phản ánh khả năng lãnh đạo của nhà quản trị Kỹ năng nhân sự của nhàquản trị được thể hiện trong các công việc như phát hiện nhân tài, sử dụng đúngkhả năng, liên kết những cá nhân, tạo ra môi trường thuận lợi để thu hút sự cốnghiến tốt nhất của nhân viên.
- Kỹ năng tư duy (kỹ năng bao quát): Là khả năng nhìn thấy bức tranh
tổng thể, những vấn đề phức tạp của toàn bộ tổ chức và biết cách làm cho các bộphận trong tổ chức gắn bó với nhau Những nhà quản trị có kỹ năng tư duy luônnhìn thấy được tất cả các hoạt động và các mối quan hệ giữa các hoạt động ấy.Chẳng hạn, khi giải quyết một vấn đề nào đó, nhà quản trị không chỉ xem xétvấn đề đó một cách độc lập mà còn tính đến mối liên hệ của vấn đề đó vớinhững vấn đề khác Kỹ năng tư duy là kỹ năng rất quan trọng đối với nhà quảntrị cấp cao Các chiến lược, kế hoạch, chính sách và quyết định của nhà quản trịcấp cao thường phụ thuộc vào tư duy chiến lược của họ Các nhà quản trị phải
có đầy đủ cả ba kỹ năng chung nói trên, nhưng tầm quan trọng của mỗi loại kỹnăng sẽ thay đổi theo từng cấp bậc quản trị trong tổ chức Nói chung, kỹ năng kỹthuật giảm dần sự quan trọng khi nhà quản trị lên cao dần trong hệ thống cấpbậc Ở cấp càng cao, các nhà quản trị cần phải có nhiều kỹ năng tư duy hơn Kỹnăng nhân sự cần thiết đối với nhà quản trị ở mọi cấp vì nhà quản trị nào cũngphải làm việc với con người
- Mối quan hệ giữa các kỹ năng và các cấp quản trị
Hình ảnh 1: Kỹ năng quản trị theo các cấp quản trị
Trang 14Tất cả ba kỹ năng quản trị đều rất quan trọng đối với việc đảm bảo côngviệc hiệu quả Tuy nhiên hình trên cho thấy được ý nghĩa quan trọng tương đốicủa ba kỹ năng này đối với một nhà quản trị cụ thể tùy thuộc vào cấp của người
đó trong tổ chức Kỹ năng giao tiếp với con người hết sức quan trọng ở cấpquản trị cơ sở, bởi vì họ giải quyết những vấn đề hằng ngày giữa các cá nhântrong sản xuất và giáo dục, một người giám sát sản xuất và một chủ nhiệm bộmôn cần đến kỹ năng giao tiếp với con người nhiều hơn so với tổng giám đốcđiều hành một công ty hay hiệu trưởng một trường đại học
Mặt khác, tầm quan trọng giữa các kỹ năng bao quát sẽ tăng lên theo cấpquản trị Một người ở cấp quản trị càng cao thì họ càng liên quan nhiều hơn đếnnhững quyết định dài hạn hơn có ảnh hưởng đến nhiều bộ phận của toàn bộ tổchức Vì thế kỹ năng tư duy có ý nghĩa quan trọng nhất đối với nhà quản trị cấpcao
Các kỹ năng kỹ thuật cần thiết cho mọi cấp quản trị, song chúng có ýnghĩa quan trọng nhất đối với hiệu quả công tác của những nhà quản trị trunggian Các quyết định ở cấp này phụ thuộc vào trình độ nghiệp vụ chuyên môncủa những bộ phận chức năng chuyên môn trong một tổ chức cụ thể
Ví dụ: Cấp kỹ thuật của các tổ chức sản xuất bao gồm các phòng chuyên
môn khác nhau như sản xuất, nhân sự kỹ thuật, pháp lý, nghiên cứu và pháttriển marketing Những nhà quản trị của mọi phòng chuyên môn này đều phải
có khả năng trình bày có sức thuyết phục về những chi tiết kỹ thuật của các đơn
vị mà họ quản lý Năng lực của họ trong việc làm này có ý nghĩa quan trọngsống còn với hiệu quả công tác của họ trong cương vị là nhà quản trị cấp trunggian