Trong những năm gần đây với đường lối mở cửa hội nhập của nước ta, đã có nhiều doanh nghiệp nước ngoài đầu tư vào thị trường trong nước, kéo theo đó là sự tiến bộ của khoa học kỹ thuật. Đứng trước nguy cơ tụt hậu về khả năng cạnh tranh và khả năng theo kịp các tiến bộ khoa học kỹ thuật hơn bao giờ hết yếu tố nhân lực cần được các doanh nghiệp trong nước nhận thức một cách đúng đắn và sử dụng hiệu quả hơn. Đối với Công ty TNHH một thành viên Đầu tư phát triển nhà và đô thị Hoà Bình là một Công ty có tầm hoạt động rộng khắp tỉnh Hoà Bình và các tỉnh lân cận với nhiều phòng ban và các xí nghiệp trực thuộc hoạt động kinh doanh trên nhiều lĩnh vực mà chủ yếu là các lĩnh vực yêu cầu trình độ KH - KT cao như xây dựng, lắp đặt... công việc có tính chất nặng nhọc, vất vả, công trình chủ yếu ở vùng sâu vùng xa vì thế phát triển nguồn nhân lực đủ về số lượng trình độ tay nghề cao là một trong những mục tiêu hàng dầu của Công ty. Trong quá trình thực tập tại xí nghiệp xây lắp số I trực thuộc Công ty TNHH một thành viên đầu tư phát triển nhà và đô thị Hoà Bình em thấy rằng bên cạnh các chiến lược nhằm phát triển xí nghiệp như xây dựng chiến lược kinh doanh, chiến lược mở rộng thị trường, nâng cao chất lượng cho các công trình xây dựng của mình... thì xí nghiệp cũng rất quan tâm chú trọng đến việc xây dựng và phát triển nguồn nhân lực để theo kịp sự tiến bộ về KH - KT. Chính vì vậy em đã chọn đề tài nghiên cứu cho mình chuyên đề "Tăng cường công tác đào tạo nguồn nhân lực tại xí nghiệp xây lắp số I - Công ty TNHH một thành viên đầu tư phát triển nhà và đô thị Hoà Bình".
Chuyên đề : Tăng cường công tác đào tạo nguồn nhân lực tại XN xây lắp số 1 Công ty TNHH một thành viên đầu tư phát triển nhà và đô thị Hoà Bình BẢNG KÊ CHỮ VIẾT TẮT KT - XH : Kinh tế xã hội CBCNV : Cán bộ công nhân viên KH - KT : Khoa học kĩ thuật TNHH : Trách nhiệm hữu hạn BQLXDCB : Ban quản lý xây dựng cơ bản THPT : Trung học phổ thông XD : Xây dựng TSCĐ : Tài sản cố định CBQL : Cán bộ quản lý CNSX : Công nhân sản xuất. 1 Chuyên đề : Tăng cường công tác đào tạo nguồn nhân lực tại XN xây lắp số 1 Công ty TNHH một thành viên đầu tư phát triển nhà và đô thị Hoà Bình LỜI MỞ ĐẦU Trong những năm gần đây với đường lối mở cửa hội nhập của nước ta, đã có nhiều doanh nghiệp nước ngoài đầu tư vào thị trường trong nước, kéo theo đó là sự tiến bộ của khoa học kỹ thuật. Đứng trước nguy cơ tụt hậu về khả năng cạnh tranh và khả năng theo kịp các tiến bộ khoa học kỹ thuật hơn bao giờ hết yếu tố nhân lực cần được các doanh nghiệp trong nước nhận thức một cách đúng đắn và sử dụng hiệu quả hơn. Đối với Công ty TNHH một thành viên Đầu tư phát triển nhà và đô thị Hoà Bình là một Công ty có tầm hoạt động rộng khắp tỉnh Hoà Bình và các tỉnh lân cận với nhiều phòng ban và các xí nghiệp trực thuộc hoạt động kinh doanh trên nhiều lĩnh vực mà chủ yếu là các lĩnh vực yêu cầu trình độ KH - KT cao như xây dựng, lắp đặt . công việc có tính chất nặng nhọc, vất vả, công trình chủ yếu ở vùng sâu vùng xa vì thế phát triển nguồn nhân lực đủ về số lượng trình độ tay nghề cao là một trong những mục tiêu hàng dầu của Công ty. Trong quá trình thực tập tại xí nghiệp xây lắp số I trực thuộc Công ty TNHH một thành viên đầu tư phát triển nhà và đô thị Hoà Bình em thấy rằng bên cạnh các chiến lược nhằm phát triển xí nghiệp như xây dựng chiến lược kinh doanh, chiến lược mở rộng thị trường, nâng cao chất lượng cho các công trình xây dựng của mình . thì xí nghiệp cũng rất quan tâm chú trọng đến việc xây dựng và phát triển nguồn nhân lực để theo kịp sự tiến bộ về KH - KT. Chính vì vậy em đã chọn đề tài nghiên cứu cho mình chuyên đề "Tăng cường công tác đào tạo nguồn nhân lực tại xí nghiệp xây lắp số I - Công ty TNHH một thành viên đầu tư phát triển nhà và đô thị Hoà Bình". 2 Chuyên đề : Tăng cường công tác đào tạo nguồn nhân lực tại XN xây lắp số 1 Công ty TNHH một thành viên đầu tư phát triển nhà và đô thị Hoà Bình Nhằm đánh giá quá trình đào tạo ở xí nghiệp để từ đó đưa ra các giải pháp nhằm nâng cao chất lượng đào tạo ở Xí nghiệp trong thời gian sắp tới. Nội dung chuyên đề được chia làm ba chương: Chương I: Cơ sở lý luận. Chương II: Thực trạng đào tạo nguồn nhân lực tại Xí nghiệp. Chương III: Một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng đào tạo nguồn nhân lực của Xí nghiệp trong thời gian tới. Do sự hiểu biết còn có hạn và lần đầu tiên được nghiên cứu tìm hiểu một vấn đề có tính chất khá rộng nên bài viết của em chắc chắn còn nhiều thiếu sót. Vì thế em rất mong muốn được sự đóng góp ý kiến của các thầy cô giáo cũng như các cô chú trong xí nghiệp xâp lắp số I để bài viết của em được tốt hơn. Em xin chân thành cảm ơn sự hướng dẫn tận tình chu đáo của thầy GS, TS Đỗ Hoàng Toàn, cảm ơn sự giúp đỡ của các cô, các chú trong phòng ban của xí nghiệp đã cung cấp cho em các tài liệu cần thiết để hoàn thành bản chuyên đề thực tập tốt nghiệp của mình. 3 Chuyên đề : Tăng cường công tác đào tạo nguồn nhân lực tại XN xây lắp số 1 Công ty TNHH một thành viên đầu tư phát triển nhà và đô thị Hoà Bình CHƯƠNG I : CƠ SỞ LÝ LUẬN I- NGUỒN NHÂN LỰC VÀ QUẢN LÝ NGUỒN NHÂN LỰC : 1. Khái niệm nguồn nhân lực : - Hiện nay có nhiều cách hiểu khác nhau về nguồn nhân lực có người cho nguồn nhân lực là nguồn lao động của công ty, địa phương là các tiềm lực lao động mà thị trường có. - Beng Fischer và Pornhusch lại cho rằng: "Nguồn nhân lực là toàn bộ trình độ chuyên môn mà con người tích luỹ được có khả năng đem lại thu nhập trong tương lai". - Nicholas Henry thì định nghĩa "nguồn nhân lực là nguồn lực con người của tổ chức (với quy mô, loại hình, chức năng khác nhau) có khả năng và tiềm năng tham gia vào quá trình phát triển của tổ chức cùng với sự phát triển của KT - XH của quốc gia, khu vực và thế giới. - Còn theo giáo sư Phạm Minh Hạc thì nguồn nhân lực là “tổng thể tiềm năng lao động của một nước hay một địa phương sẵn sàng tham gia một công việc lao động nào đó". - Như vậy khi nói đến nguồn nhân lực thì người ta thường nói đến trình độ, cơ cấu, sự đáp ứng với nhu cầu của thị trường lao động vì chất lượng của nguồn nhân lực được phản ánh trong trình độ kiến thức, kỹ năng và thái độ của người lao động. Nguồn nhân lực là tổng thể các yếu tố bên trong và bên ngoài của mỗi cá nhân bảo đảm nguồn sáng tạo cùng các nội dung khác đảm bảo cho việc đạt được mục tiêu của tổ chức. Dù được nhìn nhận theo cách nào thì các định nghĩa về nguồn nhân lực cũng có các điểm chung sau: 4 Chuyên đề : Tăng cường công tác đào tạo nguồn nhân lực tại XN xây lắp số 1 Công ty TNHH một thành viên đầu tư phát triển nhà và đô thị Hoà Bình - Số lượng nhân lực: đó là doanh nghiệp hiện có bao nhiêu người và trong tương lai sẽ thêm bao nhiêu người nữa. Điều này phụ thuộc vào nhu cầu thực tế về công việc của doanh nghiệp và những yếu tố bên ngoài của doanh nghiệp. - Chất lượng nguồn nhân lực: đó là các yếu tố trí lực, thể lực, trình độ hiểu biết và đạo đức của người lao động. Trong các yếu tố trên thì trí lực và thể lực là hai yếu tố quan trọng nhất góp phần thúc đẩy sự phát triển của doanh nghiệp vì nếu doanh nghiệp có một nguồn nhân lực có trình độ cao, năng động và nhiệt tình trong công việc thì nó sẽ làm tăng năng suất lao động cho doanh nghiệp, từ đó tăng doanh thu lợi nhuận cho doanh nghiệp. - Cơ cấu nguồn nhân lực: Thể hiện thông qua cơ cấu trình độ đào tạo, cơ cấu về độ tuổi, cơ cấu về giới tính của nguồn nhân lực trong doanh nghiệp. Doanh nghiệp có cơ cấu nhân lực trẻ, trình độ chuyên môn cao thì sẽ tiết kiệm được chi phí sản xuất sản phẩm nhờ tiết kiệm được chi phí để sửa chữa sản phẩm hư hỏng do các công nhân chưa lành nghề tạo ra. - Muốn có được nguồn nhân lực có chất lượng cao, các doanh nghiệp cần chú trọng công tác đào tạo nguồn nhân lực: là quá trình cung cấp các kiến thức, kỹ năng làm cho người lao động có thể thực hiện các chức năng nhiệm vụ có hiệu quả hơn trong công tác của họ. Đào tạo là một quá trình liên tục, có mục đích và có tổ chức nhằm hình thành và phát triển hệ thống trí thức, kỹ năng, kỹ xảo . của mỗi cá nhân, tạo điều kiện để họ có thể thực hiện một cách có năng suất và hiệu quả trong lĩnh vực công tác của họ. - Còn giáo dục là quá trình hoạt động nhằm phát triển và rèn luyện năng lực (tri thức, kỹ năng) và phẩm chất cho người lao động để họ có thể có được năng lực hoàn thiện hơn. 5 Chuyên đề : Tăng cường công tác đào tạo nguồn nhân lực tại XN xây lắp số 1 Công ty TNHH một thành viên đầu tư phát triển nhà và đô thị Hoà Bình 2. Giá trị của nguồn nhân lực đối với doanh nghiệp: - Đảng ta khẳng định: Con người là vốn quý nhất. Chăm lo hạnh phúc con người là mục tiêu phấn đấu cao nhất của chế độ ta, coi việc nâng cao dân trí, bồi dưỡng phát huy nguồn nhân lực to lớn của con người Việt Nam là nhân tố quyết định thắng lợi công cuộc công nghiệp hoá, hiện đại hoá. - Lao động là nguồn nhân lực không thể thiếu của bất kỳ một loại hình sản xuất kinh doanh nào vì vậy kế hoạch về phát triển nguồn nhân lực là không thể thiếu trong mọi công ty mọi giai đoạn. Do vai trò ảnh hưởng có tính quyết định của nguồn nhân lực, doanh nghiệp cần luôn luôn chú trọng, đến việc đảm bảo số lượng, chất lượng và cơ cấu 3 loại lao động là cán bộ lãnh đạo, các nhà quản trị cấp trung gian, cấp cơ sở và đội ngũ các thợ cả thợ có tay nghề cao. Bên cạnh đó Doanh nghiệp cũng cần các điều kiện vật chất - kỹ thuật cần thiết và tổ chức lao động sao cho tạo được động lực phát huy hết tiềm năng của đội ngũ lao động này. Có như vậy đội ngũ lao động của Doanh nghiệp mới không ngừng tìm tòi học hỏi, nâng cao năng lực sản xuất, hoàn thiện kỹ thuật, từ đó góp phần nâng cao năng suất lao động , nâng cao doanh thu cho doanh nghiệp. Do đội ngũ lao động quyết định đến 90% giá trị sản xuất của Doanh nghiệp nên Doanh nghiệp cần không ngừng quan tâm chăm lo cho đội ngũ lao động của mình đã tạo cho họ có một điều kiện làm việc tốt nhất, có đầy đủ các phương tiện lao động kỹ thuật để hoàn thành công việc của mình một cách tốt nhất. Bên cạnh đó Doanh nghiệp cũng phải không ngừng tìm cách nâng cao năng lực cho đội ngũ lao động của mình như đưa ra các chương trình đào tạo phù hợp với hình thức kinh doanh sản xuất của Doanh nghiệp và phù hợp với năng lực của người lao động. 6 Chuyên đề : Tăng cường công tác đào tạo nguồn nhân lực tại XN xây lắp số 1 Công ty TNHH một thành viên đầu tư phát triển nhà và đô thị Hoà Bình 3. Quản lý nguồn nhân lực: 3.1. Mục tiêu của công tác quản lý nguồn nhân lực: Nhằm đảm bảo cho doanh nghiệp một lực lượng lao động hoạt động có hiệu quả biết phát huy hết năng lực của mình trong công việc để duy trì và đảm bảo các mục tiêu của xã hội của Doanh nghiệp và cả của người lao động. - Mục tiêu đối với xã hội: đó là đem lại lợi ích cho cộng đồng xã hội nghĩa là trong quá trình hoạt động, Doanh nghiệp phải luôn tìm cách trung hoà lợi ích của mình với lợi ích của cộng đồng. Một Doanh nghiệp dù hoạt động trong bất kỳ lĩnh vực nào cũng cần phải có mối quan hệ chặt chẽ với cộng đồng. Trước hết doanh nghiệp cần phải tuân thủ pháp luật, phải cung cấp các dịch vụ, sản phẩm theo nhu cầu của cộng đồng, đặc biệt doanh nghiệp cần đảm bảo giải quyết công ăn việc làm cho người lao động để giúp xã hội giảm bớt nạn thất nghiệp, nâng cao phúc lợi xã hội và phải đảm bảo giữ gìn vệ sinh môi trường. - Mục tiêu đối với Doanh nghiệp : đó là quản lý Doanh nghiệp một cách hợp lý, có hiệu quả. Đây là cách tốt nhất từ đó đảm bảo cho doanh nghiệp đạt được mục tiêu quan trọng nhất của mình là tồn tại, phát triển và thu được lợi nhuận cao. - Mục tiêu cá nhân người lao động: đó là được thoả mãn mọi nhu cầu lao động, được cống hiến cho xã hội và thoả mãn nhu cầu cá nhân, tạo thu nhập, nâng cao chất lượng cuộc sống. Chính mục tiêu của cá nhân sẽ là động lực cho người lao động hăng say làm việc và nó cũng là động lực để phát triển doanh nghiệp. Doanh nghiệp cần phải luôn coi trọng mục tiêu cá nhân của cán bộ công nhân viên doanh nghiệp, phải chú trọng đến công tác đào tạo bồi dưỡng để không ngừng nâng cao chất lượng đội ngũ CBCNV. 7 Chuyên đề : Tăng cường công tác đào tạo nguồn nhân lực tại XN xây lắp số 1 Công ty TNHH một thành viên đầu tư phát triển nhà và đô thị Hoà Bình 3.2 Các nhân tố ảnh hưởng: 3.2.1- Đối thủ cạnh tranh: là đối tượng cạnh tranh trực tiếp của doanh nghiệp. Trong nền kinh tế thị trường hiện nay doanh nghiệp đứng trước rất nhiều đối thủ cạnh tranh nên doanh nghiệp muốn tồn tại thì CBCNV trong doanh nghiệp phải biết đoàn kết, phát huy sức mạnh. Để thực hiện được điều này thì các nhà quản lý phải có chính sách nhân lực hợp lý, phải tạo bầu không khí gắn bó, có văn hoá, có chế độ lương bổng tốt để giữ nhân viên làm việc lại cho mình, phải cải tiến môi trường làm việc và chế độ phúc lợi để nếu có thể thì thu hút thêm nhân tài từ bên ngoài về cho doanh nghiệp. 3.2.2- Khách hàng: chính là mục tiêu hướng tới của doanh nghiệp, doanh nghiệp muốn tồn tại thì phải có khách hàng và để có khách hàng thì phải biết sản xuất các sản phẩm phù hợp với thị hiếu của khách hàng. Muốn vậy các nhà quản lý phải làm cho nhân viên của mình biết được vai trò của khách hàng đối với doanh nghiệp và phải biết sản xuất các mặt hàng đúng với nhu cầu và thị hiếu của khách. 3.2.3- Máy móc thiết bị của Doanh nghiệp: Có tác động đến nhu cầu số lượng lao động trong doanh nghiệp. Nếu máy móc thiết bị hiện đại thì sẽ tiết kiệm được số lao động, chỉ cần một số ít lao động có chuyên môn cao sẽ đảm nhiệm tốt công việc. Ngược lại nếu máy móc thiết bị lạc hậu, cấu trúc không hợp lý thì cần nhiều lao động hơn. Tuy nhiên với máy móc hiện đại thì cũng đòi hỏi phải có đội ngũ lao động lành nghề, có trình độ KH - KT cao để có thể nắm bắt được công nghệ của máy móc do đó đòi hỏi các nhà quản lý doanh nghiệp phải biết chăm lo bồi dưỡng cho đội ngũ lao động của mình. 3.2.4- Tính thời vụ: hiện nay do nhiều yếu tố tác động như ngành nghề lĩnh vực kinh doanh, môi trường kinh doanh mà nhiều doanh nghiệp hoạt động mang tính chất thời vụ. Điều này ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động kinh doanh vì khi đến thời vụ thì doanh nghiệp phải huy động tất cả nhân viên để 8 Chuyên đề : Tăng cường công tác đào tạo nguồn nhân lực tại XN xây lắp số 1 Công ty TNHH một thành viên đầu tư phát triển nhà và đô thị Hoà Bình làm việc, còn khi hết thời vụ thì vẫn phải bỏ tiền trả lương cho công nhân và duy trì bảo dưỡng hệ thống máy móc, thiết bị, nhà xưởng. 4. Ý nghĩa vai trò của đào tạo nguồn nhân lực: Như đã nêu ở phần trên đào tạo nguồn nhân lực là: là quá trình cung cấp các kiến thức, kỹ năng làm cho người lao động có thể thực hiện các chức năng nhiệm vụ có hiệu quả hơn trong công tác của họ. Đào tạo là một quá trình liên tục, có mục đích và có tổ chức nhằm hình thành và phát triển hệ thống trí thức, kỹ năng, kỹ xảo . của mỗi cá nhân, tạo điều kiện để họ có thể thực hiện một cách có năng suất và hiệu quả trong lĩnh vực công tác của họ. Đào tạo có một ý nghĩa hết sức to lớn đối với Doanh nghiệp nói chung, người lao động nói riêng. * Đối với Doanh nghiệp: Đào tạo 4.1- Giúp doanh nghiệp giảm được chi phí sản xuất, nâng cao năng suất lao động, nâng cao hiệu quả của sản xuất kinh doanh. 4.2- Nâng cao kiến thức nghề nghiệp và kỹ năng của nguồn nhân lực doanh nghiệp. 4.3- Đảm bảo cho nguồn nhân lực của Doanh nghiệp có thể thích ứng và theo sát sự biến đổi của KH - KT 4.4- Cải thiện mối quan hệ giữa cấp trên và cấp dưới. Xoá bỏ sự thiếu hiểu biết lẫn nhau, tạo ra bầu không khí đoàn kết, thân ái, cùng phát triển trong doanh nghiệp. * Đối với người lao động: - Đào tạo nâng cao trình độ và tay nghề chuyên môn của người lao động để không bị tụt hậu. Nhờ đó mà người lao động tự tin hơn, làm việc có hiệu quả hơn và không cảm thấy lo lắng run sợ khi tiếp xúc với công việc và máy móc kỹ thuật mới. 9 Chuyên đề : Tăng cường công tác đào tạo nguồn nhân lực tại XN xây lắp số 1 Công ty TNHH một thành viên đầu tư phát triển nhà và đô thị Hoà Bình Đào tạo nguồn nhân lực có ý nghĩa rất to lớn không chỉ đối với các doanh nghiệp, người lao động mà còn có ý nghĩa xã hội hết sức to lớn vì người lao động được hiểu biết thêm về pháp luật, đẩy mạnh sự phát triển và hợp tác xã hội cũng như trong đoàn thể mà họ tham gia. 5. Vai trò của đào tạo nguồn nhân lực : - Giảm bớt nhu cầu giám sát, vì đối với người lao động được đào tạo, họ có thể tự giám sát. - Giảm bớt được những tai nạn lao động bởi vì nhiều tai nạn xảy ra là do những hạn chế của con người hơn là do những hạn chế về điều kiện làm việc. - Tăng sự ổn định và năng động của tổ chức, đảm bảo giữ vững hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp ngay cả khi thiếu những người chủ chốt vì có nguồn đào tạo dự trữ thay thế. 10