Tuy nhiên, hiện nay hầu hết các doanh nghiệp dệt may trong nước đều sản xuất dưới hình thức gia công hàng xuất khẩu cho các hãng thời trang nổi tiếng trên thế giới mà chưa thực sự có nhữ
Trang 1định vị sản phẩm áo sơ mi san sciaro của tổng công ty cổ phần may việt tiến
Bài làm:
Câu 1: sản phầm lựa chọn để phân tích: áo sơ mi San Sciaro của Tổng công ty cổ phần May Việt Tiến.
Ngành Dệt May Việt Nam đã có từ rất lâu đời và đây được coi là một trong những ngành công nghiệp đầu tiên của đất nước Tuy nhiên, hiện nay hầu hết các doanh nghiệp dệt may trong nước đều sản xuất dưới hình thức gia công hàng xuất khẩu cho các hãng thời trang nổi tiếng trên thế giới mà chưa thực sự
có những sản phẩm mang thương hiệu Việt khẳng định được vị trí của mình cả trong thị trường tiêu dùng nội địa lẫn xuất khẩu
Tuy nhiên, trong khoảng 03 năm trở lại đây, một số doanh nghiệp dệt may Việt Nam đã dần nhận thaays sự tiềm năng của thị trường nội địa và chú trọng hơn đến việc xây dựng chiến lược marketing hướng đến thị trường này Trong số các doanh nghiệp kể trên, Tổng công ty cổ phần May Việt Tiến với sản
phẩm áo sơ mi nam San Sciaro đã đạt được những thành công đáng kể.
Trước hết, ta sẽ xác định các đối thủ cạnh tranh chính đối với sản phẩm áo sơ mi nam San Sciaro của Tổng công ty cổ phần May Việt Tiến:
Trang 2- Trước hết phải kể tới các sản phẩm sơ mi cao cấp của các hãng thời trang danh tiếng trên thế giới như Henry, Pierre Cardin,… Đây là đối thủ cạnh
tranh chính của sản phẩm sơ mi nam San Sciaro.
- Sản phẩm áo sơ mi của Trung Quốc với giá cả thấp
- Các sản phẩm áo sơ mi nam của các doanh nghiệp dệt may khác như Nhà Bè, May 10,…
Phân tích điểm mạnh, điểm yếu của các đối thủ cạnh tranh:
- Điểm mạnh:
+ Đối với các sản phẩm áo sơ mi cao cấp của các hãng thời trang danh tiếng trên thế giới: điểm mạnh của các sản phẩm này là chất lượng cao, thương hiệu nổi tiếng đã khẳng định được vị thế của mình trong lòng người tiêu dùng, thâm nhập thị trường tiêu dùng Việt Nam sớm thông qua các kênh phân phối khác nhau (đại lý bán hàng, hàng xách tay,…), phong phú về kiểu dáng
+ Đối với sản phẩm của Trung Quốc: điểm mạnh lớn nhất của các sản phẩm này giá bán thấp, phù hợp với đại đa số người tiêu dùng Việt Nam
+ Đối với sản phẩm của các doanh nghiệp dệt may trong nước khác: thế mạnh của các doanh nghiệp này là hệ thống kênh phân phối bán hàng rộng khắp, đã được hình thành từ rất lâu Chất lượng sản phẩm của các doanh nghiệp này ở mức khá với giá bán rất cạnh tranh
- Điểm yếu:
Trang 3+ Với đối thủ cạnh tranh chính (sản phẩm của các hãng thời trang danh tiếng): điểm yếu lớn nhất của các sản phẩm này là giá bán rất cao, các kênh phân phối chưa được xây dựng một cách có hệ thống
+ Với hàng hóa của Trung Quốc: các sản phẩm này có nhược điểm là chất lượng không cao chỉ ở mức trung bình, không tạo được sự trang trọng, đẳng cấp cho người tiêu dùng sản phẩm
+ Yếu điểm lớn nhất của các sản phẩm áo sơ mi trong nước khác đó là chưa khẳng định được thương hiệu, các sản phẩm không có sự khác biệt
Phân tích SWOT của sản phẩm:
- Điểm mạnh:
+ Chât lượng sản phẩm rất cao, tương đương với các thương hiệu nổi
tiếng khác trên thế giới
+ Hệ thống phân phối, tiếp thị bán hàng được xây dựng rộng khắp trên toàn quốc
+ San Sciaro là một thương hiệu nổi tiếng trên thế giới về các sản phẩm
may mặc cao cấp Việc Công ty mua lại thương hiệu này là một thế mạnh cho việc tiếp cận người tiêu dùng
- Điểm yếu:
Trang 4+ Giá thành sản phẩm khá cao nên chỉ phục vụ cho một tầng lớp dân cư
nhất định (những người có mức thu nhập cao, có nhu cầu rõ rệt về tiêu dùng hàng cao cấp)
- Cơ hội:
+ Thu nhập của người dân ngày càng tăng cao do đó nhu cầu về các sản phẩm tiêu dùng cao cấp cũng không ngừng tăng
+ Phân khúc hàng sơ mi nam cao cấp còn nhiều khoảng trống do các hãng thời trang nổi tiếng chưa thực sự quan tâm nhiều tới thị trường Việt Nam
- Thách thức:
+ Việc thâm nhập thị trường, tạo thói quen trong mua sắm của người tiêu dùng là một thách thức rất lớn đối với sản phẩm
+ Giá nguyên phụ liệu đầu vào đang có xu hướng tăng cao gây khó khăn trong việc giảm giá sản phẩm nhằm dễ dàng hơn trong việc thâm nhập thị trường
Phân khúc thị trường, xác định khách hàng mục tiêu:
Với các phân tích nêu trên, Công ty xác định khách hàng mục tiêu sẽ là những người có thu nhập cao trong xã hội, có nhu cầu cao về tiêu hàng hàng cao cấp, muốn khẳng định đẳng cấp thông qua các sản phẩm tiêu dùng (quần
áo, điện thoại, …) Đây sẽ là phân khúc thị trường mà sản phẩm sẽ hướng đến
Định vị sản phẩm:
Trang 5Với các yếu tố nêu trên, sản phẩm sẽ được định vị: đẳng cấp – chất lượng
Bản đồ định vị sản phẩm cụ thể như sau:
Với việc định vị sản phẩm như trên: đẳng cấp – chất lượng cao, sản phẩm
San Sciaro sẽ có chất lượng cao hơn so với các sản phẩm may mặc của Trung
Quốc và các hãng thời trang trong nước khác đồng thời giá bán cũng cao hơn
So với các sản phẩm nhập khẩu của các hãng thời trang nổi tiếng, chất lượng
sản phẩm San Sciaro không hề thua kém, thương hiệu nổi tiếng nhưng giá bán
sẽ thấp hơn nhằm tăng tính cạnh tranh cho sản phẩm
Thực tế, trong thời gian vừa qua, sản phẩm San Sciaro đã khẳng định
được thương hiệu của mình, từng bước chiếm lĩnh thị trường và đã đạt được
Sản phẩm trong nước khác
Hàng Trung Quốc
Giá
bán
Chất lượng
Cao
Trung
bình
Hàng nhập khẩu của các
TH nổi tiếng
San Sciaro
Trang 6Câu 2: Xe đạp điện của Công ty TNHH Nhà nước MTV Thống Nhất – minh chứng cho sự thành công của một chiến lược marketing phá cách.
Công ty TNHH NN MTV Thống Nhất từ lâu đã nổi tiếng với các sản phẩm xe đạp (thành phẩm và bán thành phẩm) Tuy nhiên, khi nền kinh tế Việt Nam bắt đầu mở cửa vào những năm đầu thập niên 90 của thế kỷ trước, đối diện với sự cạnh tranh gay gắt từ những sản phẩm cùng loại nhập khẩu (xe đạp Nhật, Trung Quốc) cùng với xu hướng chuyển dịch từ sử dụng phương tiện xe đạp sang xe gắn máy của người dân, đặc biệt tại các khu đô thị, đã khiến doanh thu của công ty giảm nghiêm trọng, hiệu quả sản xuất kinh doanh bị giảm sút Đứng trước tình hình đó, việc vực dậy một thương hiệu đã có truyền thống lâu đời cũng như đưa công ty ra khỏi tình trạng kinh doanh thua lỗ trở thành nhiệm
vụ trọng tâm, cấp bách
Để làm được điều này, chỉ có một con đường duy nhất là phải tìm tòi một hướng đi mới, một chiến lược marketing phá cách, tạo sự khác biệt cho sản phẩm
Và sản phẩm xe đạp điện ra đời đã minh chứng cho một hướng đi mới đúng đắn, một thí dụ điển hình cho sự thành công của chiến lược marketing phá cách.
Trang 7Sản phẩm được hình thành trên cơ sở giữ nguyên “yếu tố neo đậu tự nhiên” của sản phẩm giống như các sản phẩm xe đạp thông thường khác Tuy nhiên, sự phá cách của sản phẩm ở chỗ: sản phẩm được lắp thêm một động cơ điện giúp cho người sử dụng có 02 sự lựa chọn cho việc vận hành sản phẩm Một là, có thể đạp xe giống như sản phẩm xe đạp truyền thống Hai là, người dùng sẽ khởi động động cơ điện khiến cho xe vẫn chạy bình thường mà không cần có sự tác động cơ năng nào của người dùng
Chính những cải tiến này đã giúp tiết kiệm rất nhiều sức lực cho người sử dụng, khắc phục được một nhược điểm rất lớn của sản phẩm xe đạp truyền thống đó là: tiêu hao nhiều năng lượng của người sử dụng khi di chuyển xa Ngoài ra, sản phẩm cũng có tốc độ cao hơn khiến cho việc di chuyển được nhanh hơn
Bên cạnh đó, sản phẩm này rất thích hợp cho người tiêu dùng là học sinh
vì vừa giúp di chuyển nhanh, dễ dàng vừa không vi phạm luật Giao thông đường bộ của Việt Nam (cấm cá nhân dưới 18 tuổi được điều khiển xe máy, ô tô)
Một thành công nữa của sản phẩm đó là: sản phẩm có nhiều mẫu mã thiết
kế đa dạng, thời trang, phù hợp với tuổi mới lớn
Và thực tế đã cho thấy khi sản phẩm ra đời đã tạo ra “một cơn sốt” trong đại bộ phận người tiêu dùng Rất nhiều bậc phụ huynh đã chọn đây làm
Trang 8phương tiện đi lại cho con cái của mình Thậm chí sản phẩm còn là sự lựa chọn tối ưu cho tầng lớp người cao tuổi do sự tiện dụng mà nó mang lại
Kết quả kinh doanh của công ty đã được cải thiện đáng kể, thời kỳ khó khăn, thua lỗ đã đi qua, một cơ hội phát triển mới đã đến với công ty Và điều này chỉ có thể có được khi công ty đã biết xây dựng và vận dụng thành công chiến lược marketing phá cách của mình
Tài liệu tham khảo:
1 GRIGGS - MBA Program, Giáo trình Quản trị Marketing của Trường Đại học Griggs., 2010
2 Các bài giảng môn học Quản trị Marketing của TS Trần Đoàn Kim, Trường Đại học Quốc gia Hà Nội
3 MBA trong tầm tay – Quản trị Marketing, NXB Tổng hợp Tp Hồ Chí Minh, 2009