1. Trang chủ
  2. » Cao đẳng - Đại học

Công tác quản lý di sản tại huyện Tiên Du, tỉnh Bắc Ninh

50 505 3

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 50
Dung lượng 637,48 KB

Nội dung

LỜI NÓI ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài DSVH Việt Nam được coi là tài sản quý giá của cộng đồng các dân tộc Việt Nam và là một bộ phận của di sản văn hóa nhân loại, có vai trò rất to lớn trong sự nghiệp dựng nước và giữ nước của dân tộc ta. Như Nghị quyết Trung ương 5 khóa VIII của Ban chấp hành Trung ương Đảng về “xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc” đã nêu rõ: “Di sản văn hoá là tài sản vô giá, gắn kết cộng đồng dân tộc, là cốt lõi của bản sắc dân tộc, cơ sở để sáng tạo những giá trị mới và giao lưu văn hoá”. DSVH còn góp phần thỏa mãn nhu cầu về sinh hoạt tâm linh của nhân dân, góp phần nâng cao ý thức tự hào dân tộc trong mỗi người dân Việt; góp phần phát triển nền kinh tế xã hội của đất nước. Trước xu hướng đô thị hóa phát triển nhanh như hiện nay cùng chủ trương mở cửa hội nhập và giao lưu văn hóa với bạn bè trên Thế giới đang diễn ra nhanh chóng, nền văn hóa nước ta đang có rất nhiều cơ hội phát triển nhưng cũng đầy thách thức trong việc tiếp thu tinh hoa văn hóa nhân loại trên cơ sở bảo tồn và phát huy những giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc. Tiên Du là một huyện thuộc tỉnh Bắc Ninh, là vùng đất văn hiến, có lịch sử lâu đời và có nhiều giá trị văn hóa cần được bảo tồn và lưu giữ. Tuy nhiên dưới sự tác động của thời gian, chiến tranh và sự xâm phạm một cách tiêu cực của con người đã đặt các di tích đứng trước nguy cơ bị phá hủy bất cứ lúc nào nếu không được các cơ quan có thẩm quyền quản lý, bảo vệ và tôn tạo. Trước thực trạng đó, vấn đề cấp bách đặt ra hiện nay là cần có những chính sách, hành động cụ thể nhằm bảo vệ di tích trước những nguy cơ xuống cấp, việc tôn tạo và phát huy những giá trị về văn hóa – lịch sử, kiến trúc của các giá trị văn hóa nằm trên cả nước nói chung và trên địa bàn huyện Tiên Du – Bắc Ninh nói riêng. Từ lý do đó em chọn đề tài: “Công tác quản lý di sản tại huyện Tiên Du, tỉnh Bắc Ninh” làm nội dung nghiên cứu cho bài nghiên cứu khoa học của mình. 2. Lịch sử nghiên cứu Tác giả Trần Đình Luyện là người có nhiều nghiên cứu về văn hóa Bắc Ninh. Ông đã cho xuất bản những cuốn sách như Văn hiến Kinh Bắc (2 tập), Bảo tồn và phát huy Di sản văn hóa Kinh Bắc nhằm giới thiệu về các di sản văn hóa của xứ Kinh Bắc như làng nghề, lễ hội, phong tục tập quán và các di tích lịch sử văn hóa. Nhìn chung, các cuốn sách này chủ yếu điểm qua một số di tích tiêu biểu mà bấy lâu đã được nhiều người biết đến. Với số lượng di tích trên thực tế khá lớn thì chưa thấy hết được sự đa dạng và phong phú về các loại hình di tích của địa phương. Năm 2003, Bảo tàng Bắc Ninh cho xuất bản cuốn sách Các di tích lịch sử văn hóa Bắc Ninh do tác giả Lê Viết Nga chủ biên. Tập sách đã khảo sát, thống kê các di tích lịch sử văn hóa theo địa giới hành chính huyện, thị hiện nay, trong đó dành nhiều dung lượng giới thiệu chi tiết, đầy đủ các di tích lịch sử văn hóa đã được nhà nước xếp hạng. Đến năm 2013, cuốn sách này đã được tái bản lần thứ nhất có sửa chữa, bổ sung. Năm 2009, Ban quản lý di tích Bắc Ninh cho xuất bản cuốn Các di tích tiêu biểu tỉnh Bắc Ninh, tập 1 do Nguyễn Duy Nhất làm chủ biên. Cuốn sách đã chọn gần 30 di tích tiêu biểu thuộc các loại hình lịch sử, kiến trúc nghệ thuật và khảo cổ học do vậy nội dung các phần viết được chuyên sâu hơn, cụ thể hơn về lịch sử hình thành, quá trình tồn tại, hiện trạng và giá trị của các di tích. Tác giả Lê Viết Nga trong bài Về việc tu bổ, tôn tạo và phát huy tác dụng các di tích của tỉnh Bắc Ninh đã nêu ra thực trạng bảo tồn di tích ở Bắc Ninh với những ưu điểm như tiến hành tu bổ, tôn tạo, chống xuống cấp cho được một số di tích, việc thu hút sự tham gia của cộng đồng vào công tác bảo vệ di tích... những vấn đề còn tồn tại như đốt vàng mã, mê tín dị đoan, kinh doanh lễ hội, hiện tượng khoán trắng di tích, nhiều địa phương chỉ lo sắm đồ thờ, làm tượng, không quan tâm đến hiện trạng của di tích... Theo tác giả, những hạn chế này xuất phát từ nhận thức hữu khuynh về tín ngưỡng văn hóa của một số lãnh đạo chuyên môn, chính quyền các cấp. Với vai trò của nhà quản lý, tác giả đề ra một số phương hướng cho hoạt động quản lý, quy hoạch tu bổ tôn tạo cho các di tích ở giai đoạn tiếp theo. Sau đó 4 năm (2001) tác giả lại có bài viết Công tác quản lý các di tích ở tỉnh Bắc Ninh đề cập một số thực trạng quản lý di tích trong các hoạt động như kiểm kê, tu bổ, tôn tạo, chống xuống cấp và phát huy giá trị di tích từ hai cấp độ: cấp tỉnh và cấp huyện, thị xã, phường, thôn. Hội thảo khoa học Sử học với việc bảo tồn và phát huy giá trị Di sản văn hóa do UBND tỉnh Bắc Ninh phối hợp với Hội khoa học lịch sử Việt Nam tổ chức năm 2013 cũng có một số tham luận đề cập tới công tác quản lý di tích ở Bắc Ninh, tiêu biểu như tham luận Thực hiện Luật di sản văn hóa góp phần bảo tồn, phát huy giá trị di tích lịch sử văn hóa trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh của Nguyễn Văn Phong. Tác giả của bài viết đề cập tới một số vấn đề trong quản lý di tích như ban hành các văn bản quản lý, xếp hạng di tích, bảo vệ di tích, công tác tu bổ, tôn tạo di tích... Nhìn chung đây là các vấn đề được đưa ra qua thực tế quản lý trong một vài năm gần đây. Đề tài nghiên cứu khoa học cấp Bộ Nghiên cứu giá trị các di tích lịch sử văn hóa có liên quan đến triều Lý ở Bắc Ninh do tác giả Trịnh Thị Minh Đức làm chủ nhiệm là công trình nghiên cứu về giá trị của các di tích, trong công trình cũng đã nêu ra nhiều nội dung liên quan đến vấn đề quản lý nhà nước về di tích. DSVH hiện nay là một vấn đề được nhiều nhà nghiên cứu quan tâm, thể hiện qua nhiều bài viết, công trình nghiên cứu đề cập tới trên cả phương diện lý luận cũng như các hoạt động thực tiễn. Các quan điểm về quản lý DSVH của các nghiên cứu có nhiều điểm tương đồng, tập trung nhưng cũng có những quan điểm trái chiều về vấn đề bảo tồn và phát huy giá trị các DSVH trong bối cảnh hiện nay. Những vấn đề mà các nghiên cứu đi trước chưa tiếp cận, còn bỏ ngỏ sẽ là khoảng trống nhất định mà bài nghiên cứu sẽ tiếp tục tìm hiểu, nghiên cứu. Đối với nghiên cứu của các học giả đi trước sẽ là nguồn tài liệu quan trọng, có nhiều ý nghĩa, giá trị để tác em tham khảo, kế thừa nhằm phục vụ cho mục đích nghiên cứu về Công tác quản lý di sản tại huyện Tiên Du – Bắc Ninh của mình. 3. Mục tiêu nghiên cứu Nghiên cứu cơ sở lý thuyết về quản lý DSVH Nghiên cứu đặc điểm, các giá trị tiêu biểu của các DSVH trên địa bàn huyện Tiên Du Bắc Ninh Nghiên cứu thực trạng hoạt động quản lý DSVH trên địa bàn huyện Tiên Du Bắc Ninh để tìm ra những thành công cũng như những hạn chế trong công tác quản lý di sản, xác định nguyên nhân của các hạn chế ấy. Từ đặc điểm của các DSVH và thực trạng quản lý di sản, từ đó đề xuất một số giải pháp nhằm đạt hiệu quả cao hơn nữa trong công tác quản lý, bảo tồn và phát huy giá trị của các DSVH ở huyện Tiên Du Bắc Ninh trong giai đoạn hiện nay. 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 4.1. Đối tượng nghiên cứu Nghiên cứu về công tác quản lý di sản ở huyện Tiên Du, tỉnh Bắc Ninh. 4.2. Phạm vi nghiên cứu Phạm vi vấn đề nghiên cứu: bài nghiên cứu chủ yếu tập trung vào hoạt động quản lý DSVH theo tinh thần nội dung của Luật di sản văn hóa năm 2001, được sửa đổi, bổ sung năm 2009. Phạm vi không gian: Đề tài được nghiên cứu tại huyện Tiên Du, tỉnh Bắc Ninh Phạm vi thời gian: số liệu phục vụ nghiên cứu được thu thập trong giai đoạn năm 20112016 5. Giả thuyết nghiên cứu Làm rõ công tác quản lý di sản tại huyện Tiên Du, tỉnh Bắc Ninh. Việc nghiên cứu sẽ tìm ra một số giải pháp duy trì và nâng cao về công tác quản lý di sản trên địa bàn huyện trong giai đoạn hiện nay. 6. Nhiệm vụ nghiên cứu Hệ thống hóa những chủ trương của Đảng, chính sách của nhà nước và các cấp các ngành về quản lý di sản. Xác định rõ khái niệm về di sản và quản lý di sản làm cơ sở lý luận chung cho đề tài nghiên cứu. Khảo sát thực trạng về thực hiện quản lý di sản tại huyện Tiên Du, tỉnh Bắc Ninh 5 năm từ 2011 đến 2016. Đề xuất những giải pháp góp phần phát huy và nâng cao chất lượng quản lý di sản trên địa bàn huyện Tiên Du, tỉnh Bắc Ninh. 7. Phương pháp nghiên cứu Các phương pháp nghiên cứu chủ yếu được sử dụng là các phương pháp cụ thể sau. Phương pháp khảo sát điền dã, phỏng vấn. Phương pháp quan sát, thu thập tài liệu Phương pháp thống kê, phân tích, tổng hợp, so sánh. Phương pháp điều tra xã hội học, cùng với các phương pháp liên ngành khác. Các phương pháp trên dựa trên cơ sở kết hợp chặt chẽ giữa lý luận và thực tiễn khách quan. 8. Đóng góp của đề tài Góp phần hệ thống hóa lý luận về DSVH, quản lý DSVH; các quan điểm và cơ sở lý thuyết về quản lý DSVH. Vận dụng cơ sở lý luận về quản lý DSVH vào một trường hợp cụ thể: tìm hiểu về thực trạng quản lý DSVH tại huyện Tiên Du Bắc Ninh. Đề tài nghiên cứu đặc điểm quản lý DSVH ở huyện Tiên Du Bắc Ninh hiện nay Bước đầu cung cấp thông tin, tư liệu về hệ thống các DTLS văn hóa trên địa bàn huyện Tiên Du Bắc Ninh về các mặt: số lượng, phân loại, hiện trạngtình trạng kỹ thuật, sở hữu... của các di tích. Làm rõ bức tranh tổng thể về thực trạng tổ chức bộ máy quản lý và hoạt động quản lý DSVH trên địa bàn huyện Tiên Du Bắc Ninh. Từ thực trạng đó đưa ra các giải pháp góp phần nâng cao hiệu quả công tác quản lý DSVH, tạo nguồn lực thúc đẩy phát triển kinh tế ở địa phương. Những vấn đề về lý luận quản lý DSVH cũng như thực trạng và giải pháp nhằm nâng cao chất lượng công tác quản lý ở huyện Tiên Du – Bắc Ninh. 9.Cấu trúc của đề tài Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo và phụ lục, nội dung của đề tài được kết cấu làm 3 chương như sau: Chương 1: Cơ sở lý luận Chương 2: Nghiên cứu công tác quản lý di sản văn hóa ở huyện Tiên Du, tỉnh Bắc Ninh. Chương 3: Quan điểm và giải pháp nâng cao hiệu quả công tác quản lý di sản văn hóa ở huyện Tiên Du, tỉnh Bắc Ninh.  

Trang 1

LỜI CAM ĐOAN

Em xin cam đoan bài nghiên cứu khoa học: Công tác quản lý di sản tại

huyện Tiên Du, tỉnh Bắc Ninh là công trình nghiên cứu của riêng em Các

trích dẫn, số liệu và kết quả nêu trong bài nghiên cứu là trung thực và có xuất xứ

Trang 2

LỜI CẢM ƠN

Để hoàn thành tốt đề tài Nghiên cứu khoa học ngoài sự nỗ lực của bảnthân, em đã nhận được rất nhiều sự quan tâm, giúp đỡ nhiệt tình của Trường Đạihọc Nội vụ Hà Nội

Đặc biệt em xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến giảng viên Lương ThịTâm Uyên, người đã dành nhiều thời gian, tâm huyết và luôn tận tình hướng dẫnchỉ bảo em trong suốt quá trình thực hiện đề tài

Em cũng xin chân thành cảm ơn Phòng Văn hóa và Thông tin huyện Tiên

Du, tỉnh Bắc Ninh cùng bà con nơi đây đã tạo mọi điều kiện thuận lợi cho emtrong suốt quá trình nghiên cứu và thực hiện đề tài

Trang 3

Xin trân trọng cảm ơn gia đình, người thân, bạn bè đã luôn động viên,giúp đỡ em trong thời gian vừa rồi để hoàn thành đề tài nghiên cứu khoa

học.DANH MỤC TỪ NGỮ VIẾT TẮT

1 BVHTTDL: Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch

2 CNH: Công nghiệp hóa

3 DSVH: Di sản văn hóa

4 DTLS: Di tích lịch sử

5 HĐH: Hiện đại hóa

6 QĐ: Quyết định

7 UBND: Ủy ban nhân dân

8 VHTT: Văn hóa thông tin

9 VHTTDL: Văn hóa thể thao và du lịch

Trang 4

LỜI NÓI ĐẦU

1 Lý do chọn đề tài

DSVH Việt Nam được coi là tài sản quý giá của cộng đồng các dântộc Việt Nam và là một bộ phận của di sản văn hóa nhân loại, có vai trò rất tolớn trong sự nghiệp dựng nước và giữ nước của dân tộc ta Như Nghị quyếtTrung ương 5 khóa VIII của Ban chấp hành Trung ương Đảng về “xây dựng vàphát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc” đã nêu rõ:

“Di sản văn hoá là tài sản vô giá, gắn kết cộng đồng dân tộc, là cốt lõi của bảnsắc dân tộc, cơ sở để sáng tạo những giá trị mới và giao lưu văn hoá” DSVHcòn góp phần thỏa mãn nhu cầu về sinh hoạt tâm linh của nhân dân, góp phầnnâng cao ý thức tự hào dân tộc trong mỗi người dân Việt; góp phần phát triểnnền kinh tế - xã hội của đất nước Trước xu hướng đô thị hóa phát triển nhanhnhư hiện nay cùng chủ trương mở cửa hội nhập và giao lưu văn hóa với bạn bètrên Thế giới đang diễn ra nhanh chóng, nền văn hóa nước ta đang có rất nhiều

cơ hội phát triển nhưng cũng đầy thách thức trong việc tiếp thu tinh hoa văn hóanhân loại trên cơ sở bảo tồn và phát huy những giá trị văn hóa truyền thống củadân tộc

Tiên Du là một huyện thuộc tỉnh Bắc Ninh, là vùng đất văn hiến, có lịch

sử lâu đời và có nhiều giá trị văn hóa cần được bảo tồn và lưu giữ Tuy nhiêndưới sự tác động của thời gian, chiến tranh và sự xâm phạm một cách tiêu cựccủa con người đã đặt các di tích đứng trước nguy cơ bị phá hủy bất cứ lúc nàonếu không được các cơ quan có thẩm quyền quản lý, bảo vệ và tôn tạo Trướcthực trạng đó, vấn đề cấp bách đặt ra hiện nay là cần có những chính sách, hànhđộng cụ thể nhằm bảo vệ di tích trước những nguy cơ xuống cấp, việc tôn tạo vàphát huy những giá trị về văn hóa – lịch sử, kiến trúc của các giá trị văn hóa nằmtrên cả nước nói chung và trên địa bàn huyện Tiên Du – Bắc Ninh nói riêng

Từ lý do đó em chọn đề tài: “Công tác quản lý di sản tại huyện Tiên Du, tỉnh Bắc Ninh” làm nội dung nghiên cứu cho bài nghiên cứu khoa học của mình.

2 Lịch sử nghiên cứu

Tác giả Trần Đình Luyện là người có nhiều nghiên cứu về văn hóa Bắc

Ninh Ông đã cho xuất bản những cuốn sách như Văn hiến Kinh Bắc (2 tập), Bảo tồn và phát huy Di sản văn hóa Kinh Bắc nhằm giới thiệu về các di sản văn

Trang 5

hóa của xứ Kinh Bắc như làng nghề, lễ hội, phong tục tập quán và các di tíchlịch sử văn hóa Nhìn chung, các cuốn sách này chủ yếu điểm qua một số di tíchtiêu biểu mà bấy lâu đã được nhiều người biết đến Với số lượng di tích trênthực tế khá lớn thì chưa thấy hết được sự đa dạng và phong phú về các loại hình

di tích của địa phương Năm 2003, Bảo tàng Bắc Ninh cho xuất bản cuốn sách

Các di tích lịch sử văn hóa Bắc Ninh do tác giả Lê Viết Nga chủ biên Tập sách

đã khảo sát, thống kê các di tích lịch sử văn hóa theo địa giới hành chính huyện,thị hiện nay, trong đó dành nhiều dung lượng giới thiệu chi tiết, đầy đủ các ditích lịch sử văn hóa đã được nhà nước xếp hạng Đến năm 2013, cuốn sách này

đã được tái bản lần thứ nhất có sửa chữa, bổ sung Năm 2009, Ban quản lý di

tích Bắc Ninh cho xuất bản cuốn Các di tích tiêu biểu tỉnh Bắc Ninh, tập 1 do

Nguyễn Duy Nhất làm chủ biên Cuốn sách đã chọn gần 30 di tích tiêu biểuthuộc các loại hình lịch sử, kiến trúc nghệ thuật và khảo cổ học do vậy nội dungcác phần viết được chuyên sâu hơn, cụ thể hơn về lịch sử hình thành, quá trìnhtồn tại, hiện trạng và giá trị của các di tích

Tác giả Lê Viết Nga trong bài Về việc tu bổ, tôn tạo và phát huy tác dụng các di tích của tỉnh Bắc Ninh đã nêu ra thực trạng bảo tồn di tích ở Bắc Ninh với

những ưu điểm như tiến hành tu bổ, tôn tạo, chống xuống cấp cho được một số

di tích, việc thu hút sự tham gia của cộng đồng vào công tác bảo vệ di tích những vấn đề còn tồn tại như đốt vàng mã, mê tín dị đoan, kinh doanh lễ hội,hiện tượng khoán trắng di tích, nhiều địa phương chỉ lo sắm đồ thờ, làm tượng,không quan tâm đến hiện trạng của di tích Theo tác giả, những hạn chế nàyxuất phát từ nhận thức hữu khuynh về tín ngưỡng văn hóa của một số lãnh đạochuyên môn, chính quyền các cấp Với vai trò của nhà quản lý, tác giả đề ra một

số phương hướng cho hoạt động quản lý, quy hoạch tu bổ tôn tạo cho các di tích

ở giai đoạn tiếp theo Sau đó 4 năm (2001) tác giả lại có bài viết Công tác quản

lý các di tích ở tỉnh Bắc Ninh đề cập một số thực trạng quản lý di tích trong các

hoạt động như kiểm kê, tu bổ, tôn tạo, chống xuống cấp và phát huy giá trị ditích từ hai cấp độ: cấp tỉnh và cấp huyện, thị xã, phường, thôn

Hội thảo khoa học Sử học với việc bảo tồn và phát huy giá trị Di sản văn hóa do UBND tỉnh Bắc Ninh phối hợp với Hội khoa học lịch sử Việt Nam tổ

chức năm 2013 cũng có một số tham luận đề cập tới công tác quản lý di tích ở

Trang 6

Bắc Ninh, tiêu biểu như tham luận Thực hiện Luật di sản văn hóa góp phần bảo tồn, phát huy giá trị di tích lịch sử văn hóa trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh của

Nguyễn Văn Phong Tác giả của bài viết đề cập tới một số vấn đề trong quản lý

di tích như ban hành các văn bản quản lý, xếp hạng di tích, bảo vệ di tích, côngtác tu bổ, tôn tạo di tích Nhìn chung đây là các vấn đề được đưa ra qua thực tếquản lý trong một vài năm gần đây

Đề tài nghiên cứu khoa học cấp Bộ Nghiên cứu giá trị các di tích lịch sử văn hóa có liên quan đến triều Lý ở Bắc Ninh do tác giả Trịnh Thị Minh Đức

làm chủ nhiệm là công trình nghiên cứu về giá trị của các di tích, trong côngtrình cũng đã nêu ra nhiều nội dung liên quan đến vấn đề quản lý nhà nước về ditích

DSVH hiện nay là một vấn đề được nhiều nhà nghiên cứu quan tâm, thểhiện qua nhiều bài viết, công trình nghiên cứu đề cập tới trên cả phương diện lýluận cũng như các hoạt động thực tiễn Các quan điểm về quản lý DSVH của cácnghiên cứu có nhiều điểm tương đồng, tập trung nhưng cũng có những quanđiểm trái chiều về vấn đề bảo tồn và phát huy giá trị các DSVH trong bối cảnhhiện nay

Những vấn đề mà các nghiên cứu đi trước chưa tiếp cận, còn bỏ ngỏ sẽ làkhoảng trống nhất định mà bài nghiên cứu sẽ tiếp tục tìm hiểu, nghiên cứu Đốivới nghiên cứu của các học giả đi trước sẽ là nguồn tài liệu quan trọng, có nhiều

ý nghĩa, giá trị để tác em tham khảo, kế thừa nhằm phục vụ cho mục đích nghiêncứu về Công tác quản lý di sản tại huyện Tiên Du – Bắc Ninh của mình

3 Mục tiêu nghiên cứu

- Nghiên cứu cơ sở lý thuyết về quản lý DSVH

- Nghiên cứu đặc điểm, các giá trị tiêu biểu của các DSVH trên địa bànhuyện Tiên Du - Bắc Ninh

- Nghiên cứu thực trạng hoạt động quản lý DSVH trên địa bàn huyện Tiên

Du - Bắc Ninh để tìm ra những thành công cũng như những hạn chế trong côngtác quản lý di sản, xác định nguyên nhân của các hạn chế ấy

- Từ đặc điểm của các DSVH và thực trạng quản lý di sản, từ đó đề xuấtmột số giải pháp nhằm đạt hiệu quả cao hơn nữa trong công tác quản lý, bảo tồn

và phát huy giá trị của các DSVH ở huyện Tiên Du - Bắc Ninh trong giai đoạnhiện nay

4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

Trang 7

4.1 Đối tượng nghiên cứu

Nghiên cứu về công tác quản lý di sản ở huyện Tiên Du, tỉnh Bắc Ninh

4.2 Phạm vi nghiên cứu

- Phạm vi vấn đề nghiên cứu: bài nghiên cứu chủ yếu tập trung vào hoạtđộng quản lý DSVH theo tinh thần nội dung của Luật di sản văn hóa năm 2001,được sửa đổi, bổ sung năm 2009

- Phạm vi không gian: Đề tài được nghiên cứu tại huyện Tiên Du, tỉnhBắc Ninh

- Phạm vi thời gian: số liệu phục vụ nghiên cứu được thu thập trong giaiđoạn năm 2011-2016

5 Giả thuyết nghiên cứu

Làm rõ công tác quản lý di sản tại huyện Tiên Du, tỉnh Bắc Ninh Việcnghiên cứu sẽ tìm ra một số giải pháp duy trì và nâng cao về công tác quản lý disản trên địa bàn huyện trong giai đoạn hiện nay

6 Nhiệm vụ nghiên cứu

- Hệ thống hóa những chủ trương của Đảng, chính sách của nhà nước và các cấpcác ngành về quản lý di sản

- Xác định rõ khái niệm về di sản và quản lý di sản làm cơ sở lý luận chung cho

đề tài nghiên cứu

- Khảo sát thực trạng về thực hiện quản lý di sản tại huyện Tiên Du, tỉnhBắc Ninh 5 năm từ 2011 đến 2016

- Đề xuất những giải pháp góp phần phát huy và nâng cao chất lượngquản lý di sản trên địa bàn huyện Tiên Du, tỉnh Bắc Ninh

7 Phương pháp nghiên cứu

Các phương pháp nghiên cứu chủ yếu được sử dụng là các phương pháp

cụ thể sau

- Phương pháp khảo sát điền dã, phỏng vấn

- Phương pháp quan sát, thu thập tài liệu

- Phương pháp thống kê, phân tích, tổng hợp, so sánh

-Phương pháp điều tra xã hội học, cùng với các phương pháp liên ngànhkhác

Các phương pháp trên dựa trên cơ sở kết hợp chặt chẽ giữa lý luận vàthực tiễn khách quan

8 Đóng góp của đề tài

Trang 8

- Góp phần hệ thống hóa lý luận về DSVH, quản lý DSVH; các quanđiểm và cơ sở lý thuyết về quản lý DSVH

- Vận dụng cơ sở lý luận về quản lý DSVH vào một trường hợp cụ thể:tìm hiểu về thực trạng quản lý DSVH tại huyện Tiên Du - Bắc Ninh

- Đề tài nghiên cứu đặc điểm quản lý DSVH ở huyện Tiên Du - Bắc Ninhhiện nay

- Bước đầu cung cấp thông tin, tư liệu về hệ thống các DTLS văn hóatrên địa bàn huyện Tiên Du - Bắc Ninh về các mặt: số lượng, phân loại, hiệntrạng/tình trạng kỹ thuật, sở hữu của các di tích

- Làm rõ bức tranh tổng thể về thực trạng tổ chức bộ máy quản lý và hoạtđộng quản lý DSVH trên địa bàn huyện Tiên Du - Bắc Ninh Từ thực trạng đóđưa ra các giải pháp góp phần nâng cao hiệu quả công tác quản lý DSVH, tạonguồn lực thúc đẩy phát triển kinh tế ở địa phương

- Những vấn đề về lý luận quản lý DSVH cũng như thực trạng và giảipháp nhằm nâng cao chất lượng công tác quản lý ở huyện Tiên Du – Bắc Ninh

9 Cấu trúc của đề tài

Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo và phụ lục, nội dung của

đề tài được kết cấu làm 3 chương như sau:

Chương 1: Cơ sở lý luận

Chương 2: Nghiên cứu công tác quản lý di sản văn hóa ở huyện Tiên Du,tỉnh Bắc Ninh

Chương 3: Quan điểm và giải pháp nâng cao hiệu quả công tác quản lý disản văn hóa ở huyện Tiên Du, tỉnh Bắc Ninh

Trang 9

Chương 1

CƠ SỞ LÝ LUẬN 1.1 Cơ sở lý thuyết của đề tài nghiên cứu

1.1.1 Cơ sở lý thuyết

Trong xã hội bao gồm nhiều phương diện, nhu cầu, đòi hỏi có nhiều lĩnhvực hoạt động của con người để đáp ứng những nhu cầu đó như: hoạt động trênlĩnh vực kinh tế, chính trị, xã hội, khoa học, văn hóa, giáo dục… Mỗi lĩnh vựcđều đặt dưới sự điều chỉnh của một cơ chế quản lý toàn xã hội, có sự chỉ đạo đểđiều hòa hoạt động của các cá nhân từ đó hình thành nên hoạt động quản lý.Thực chất hoạt động quản lý bắt nguồn từ sự phân công lao động, hợp tác laođộng Quản lý diễn ra ở mọi tổ chức từ phạm vi nhỏ đến lớn, từ đơn giản đếnphức tạp Trình độ xã hội hóa càng cao, yêu cầu quản lý càng cao và vai trò của

nó càng tăng lên Quản lý ra đời chính là nhằm đến hiệu quả nhiều hơn, năngsuất cao hơn trong công việc Nhìn chung, quản lý là chức năng nhằm bảo vệ vàduy trì các cơ cấu xác định của một tổ chức, đồng thời duy trì chế độ hoạt độngthực hiện một chương trình và một mục tiêu của hoạt động đã được ý thức hóacủa một tập đoàn người, của một tổ chức xã hội hoặc một cá nhân nào đó với tưcách là một chủ thể của hoạt động quản lý Hiểu theo nghĩa thông thường thìquản lý là hoạt động nhằm tác động một cách có tổ chức và định hướng của chủthể quản lý vào đối tượng nhất định để điều chỉnh các quá trình xã hội và hành

vi của con người nhằm duy trì tính ổn định và phát triển của đối tượng theonhững mục tiêu đã định Căn cứ vào quy mô và tính chất, có thể chia thành:

Quản lý vĩ mô bao gồm hoạt động quản lý nhà nước nói chung về các lĩnh vực,

ngành nghề trong xã hội Hình thức này là sự tác động mang tính chất quyền lực

nhà nước, theo hướng điều tiết và định hướng với các nhiệm vụ cơ bản Quản lý

vi mô là những tổ chức cụ thể như một doanh nghiệp, một trường học, một cơ

quan nghiên cứu, một nhà hát, một bảo tàng… Hình thức này đi sâu vào mụctiêu, nhiệm vụ và môi trường đặc thù của từng tổ chức cụ thể

Văn hóa là lĩnh vực rộng, trong đó DSVH là một bộ phận cấu thành quantrọng hình thành nên bản sắc văn hóa của mỗi dân tộc, mỗi quốc gia Nội dungquản lý văn hóa và quản lý DSVH có những điểm chung nhưng cũng có nhữngđặc trưng riêng Quản lý, trong đó quản lý DSVH là một ngành khoa học Trong

Trang 10

xã hội hiện đại, khoa học quản lý cũng có vai trò đặc biệt vì nó giữ vị trí địnhhướng cho sự phát triển của một chế độ xã hội thông qua các phương pháp, cáchthức thể chế hóa, đường lối chung Chức năng quản lý một lĩnh vực, một ngànhbao gồm việc hoạch định chính sách, quy hoạch phát triển; chỉ đạo điều hànhthông qua các chế tài và giám sát; quản lý hoạt động của ngành hay lĩnh vực đó.

Thực tế ở nước ta cho thấy, quản lý DSVH là quá trình xuyên suốt trongđời sống xã hội ở tất các các cấp độ, các địa phương Công tác này giúp cho đờisống văn hóa của xã hội có đƣợc nền tảng ổn định bền vững để tồn tại và pháttriển DSVH là tài sản của quá khứ để lại, lưu giữ dấu ấn thời gian nhưng cũngtrở thành đối tượng bị thời gian tàn phá cho nên chúng ta cần phải có những biệnpháp bảo tồn thích hợp để có thể gìn giữ lâu dài Đồng thời phải làm cho các disản đến từ quá khứ phải trở thành một hợp phần quan trọng của đời sống xã hộihiện đại Tuy nhiên, công tác quản lý DSVH không chỉ dừng lại ở việc bảo tồnnhững giá trị đặc sắc mà còn phải tiến hành những động thái tích cực, phù hợp

để bổ sung, nâng cao những giá trị đó phù hợp với yêu cầu của xã hội đương đại

Nội dung quản lý nhà nước về DSVH được đề cập cụ thể tại Điều 54,Mục 1, chương 5 điều của Luật di sản văn hóa, gồm: 1/Xây dựng và chỉ đạothực hiện chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, chính sách phát triển sự nghiệp bảo

vệ và phát huy giá trị DSVH; 2/Ban hành và tổ chức thực hiện các văn bản quyphạm pháp luật về DSVH; 3/Tổ chức, chỉ đạo các hoạt động bảo vệ và phát huygiá trị DSVH; tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về DSVH; 4/Tổ chức,quản lý hoạt động nghiên cứu khoa học; đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộchuyên môn về DSVH; 5/Huy động, quản lý, sử dụng các nguồn lực để bảo vệ

và phát huy giá trị DSVH; 6/Tổ chức, chỉ đạo khen thưởng trong việc bảo vệ vàphát huy giá trị DSVH; 7/Tổ chức và quản lý hợp tác quốc tế về bảo vệ và pháthuy giá trị DSVH; 8/Thanh tra, kiểm tra việc chấp hành pháp luật, giải quyếtkhiếu nại, tố cáo và xử lý vi phạm pháp luật về DSVH”

Quản lý DSVH về bản chất là sử dụng có hiệu quả các công cụ quản lý đểtác động đến đối tượng bị quản lý để đạt được mục tiêu đặt ra là bảo vệ lâu dàicác yếu tố gốc cấu thành giá trị DSVH và phát huy giá trị phục vụ cho sự pháttriển kinh tế - xã hội, đáp ứng nhu cầu hưởng thụ văn hóa của các tầng lớp cưdân trong xã hội

Trang 11

Bàn về quản lý DSVH nhưng về cơ bản là quản lý các mặt hoạt động củacon người có tác động theo cả hai chiều thuận và nghịch tới DSVH; Không thể

bỏ qua các hoạt động nghiên cứu, sưu tầm, kiểm kê, tu bổ, tôn tạo, khai thác, sửdụng DTLS và phát triển kinh tế có liên quan đến di sản Đối tượng của quản lý

ở đây không chỉ là di sản mà còn bao gồm tất cả các hoạt động trong lĩnh vựcbảo tồn DSVH và cả những con người thực hiện các hoạt động đó Vì vậy trongquản lý DSVH người ta luôn quan tâm đến vai trò và trách nhiệm xã hội củatoàn thể cộng đồng

Hiệu quả của công tác quản lý phụ thuộc trước hết vào các loại công cụquản lý do các cơ quan quản lý nhà nước về văn hóa và những người hoạch địnhchính sách đặt ra và sử dụng trong hoạt động quản lý di sản Có thể hiểu, công

cụ quản lý là những cơ chế, chính sách, chủ trương đường lối của Đảng và Nhànước đã được phát triển, cụ thể thể hóa vào hiến pháp, các văn bản quy phạmpháp luật, các chiến lược phát triển ngắn hạn và dài hạn, các quy hoạch, kếhoạch và dự án tu bổ, tôn tạo tác động trực tiếp tới di sản Ngoài ra hiệu quả củacông tác quản lý di sản còn phụ thuộc vào tính hoàn chỉnh của tổ chức bộ máy,năng lực của đội ngũ cán bộ quản lý di sản và đặc biệt là sự tự nguyện tham giacủa đông đảo tầng lớp cư dân trong xã hội Và cuối cùng, tiêu chí đánh giá hiệuquả của quản lý di sản văn hóa chính là các mục tiêu quản lý có được thực thitrong đời sống xã hội hay không? Nghĩa là yếu tố gốc, các mặt giá trị nổi bật của

di sản có được bảo vệ và phát huy cao nhất phục vụ thiết thực cho sự nghiệp xâydựng và bảo vệ tổ quốc Việt Nam hay không? Quản lý nhà nước có thiết lậpđược sự cân bằng giữ bảo tồn và phát triển hay không?

Trong trường hợp bài nghiên cứu, đối tượng của hoạt động quản lý, bảotồn là các DTLS văn hóa ở địa phương cụ thể, với những đặc trưng về loại hình,vật liệu xây dựng, việc bảo tồn cần tôn trọng tính nguyên gốc, tính chân xác,tính toàn vẹn và sự bền vững của di tích trong những điều kiện cho phép Việcbảo tồn di tích phải vì mục tiêu và gắn với phát triển kinh tế - xã hội, đặc biệtcần gắn với cộng đồng, tôn trọng và đề cao vai trò của cộng đồng với tư cách làchủ thể sáng tạo văn hóa, chủ sở hữu của di sản, người hưởng thụ giá trị của disản đó nhưng đồng thời lại đóng vai trò chủ động trong việc bảo vệ và phát huygiá trị DSVH Các di tích cần được khai thác, phát huy giá trị để tuyên truyền,

Trang 12

giáo dục về truyền thống, bản sắc văn hóa, quảng bá hình ảnh địa phương, gópphần thiết thực phục vụ sự phát triển chung về kinh tế - xã hội của địa phương,đặc biệt là phải mang lại lợi ích thiết thực cả về tinh thần và vật chất cho cộngđồng cư dân nơi có di tích, di sản Đây chính là quan điểm lý thuyết sẽ được emvận dụng trong quá trình nghiên cứu đề tài Bài nghiên cứu sẽ tiếp cận hoạt độngquản lý trên các phương diện như việc ban hành các chính sách, văn bản phápquy, các chiến lược phát triển… cũng như việc quản lý các hoạt động cụ thểnhằm bảo tồn, phát huy giá trị các DTLS văn hóa trong điều kiện hiện nay.

1.2 Một số khái niệm cơ bản

1.2.1 Khái niệm Di sản văn hóa

Trong Công ước Bảo vệ DSVH và thiên nhiên thế giới của UNESCO banhành năm 1972, tại điều 1 có quy định những loại hình sẽ được coi như làDSVH bao gồm: Di tích kiến trúc (monuments), nhóm công trình xây dựng(groups of buildings) và các di chỉ (sites) Khái niệm di sản trong một số từ điểnđược hiểu theo một nghĩa đơn giản đó là tính năng thuộc về nền văn hóa của một

xã hội cụ thể, chẳng hạn như truyền thống, ngôn ngữ, hoặc các tòa nhà, đã đượctạo ra trong quá khứ và vẫn còn có tầm quan trọng lịch sử

Ở nước ta, năm 2001 Luật di sản văn hóa được Quốc hội khóa X, kỳ họpthứ 9 thông qua, thuật ngữ “Di sản văn hóa” chính thức được ghi trong văn bảnpháp quy cao nhất và được sử dụng phổ biến Năm 2009 Luật di sản văn hóađược sửa đổi, bổ sung một số điều khoản, theo đó DSVH bao gồm DSVH phivật thể và DSVH vật thể, “là sản phẩm tinh thần, vật chất có giá trị lịch sử, vănhóa, khoa học, được lưu truyền từ thế hệ này qua thế hệ khác ở nước Cộng hòa

xã hội chủ nghĩa Việt Nam”

1.2.2 Khái niệm quản lý

Trong Đại từ điển tiếng Việt, “Quản lý” được hiểu là việc tổ chức, điềukhiển hoạt động của một số đơn vị, cơ quan; việc trông coi, gìn giữ và theo dõiviệc gì Các nhà nghiên cứu về khoa học quản lý đưa ra khái niệm cụ thể hơn:

“là sự tác động có tổ chức, có hướng đích của chủ thể quản lý tới đối tượng quản

lý nhằm đạt được mục tiêu đề ra” Để thực hiện công tác quản lý cần phải dựavào các công cụ quản lý là các chính sách về luật pháp, chiến lược phát triển,quy hoạch, đề án bảo vệ và phát huy di sản, nguồn lực, tài chính, các công trìnhnghiên cứu khoa học… nhằm đạt được các mục đích đã đề ra

Trang 13

1.3 Tổng quan về hệ thống di sản văn hóa ở huyện Tiên Du tỉnh Bắc Ninh

1.3.1 Vài nét về huyện Tiên Du tỉnh Bắc Ninh

1.3.1.1 Vị trí địa lý, đặc điểm tự nhiên

Tiên Du là huyện nằm ở phía Bắc tỉnh Bắc Ninh, cách trung tâm tỉnh 5km

về phía Nam, cách thủ đô Hà Nội 25km về phía Bắc Tọa độ địa lý của huyệnnằm trong khoảng từ 20005’30’’ đến 21011’00’’ độ vĩ Bắc và từ 105058’15’’ đến

106006’30’’ độ kinh Đông Diện tích tự nhiên của huyện khi chưa điều chỉnh địagiới là 10.838,94 ha ˆhanˆhi điều chỉnh theo địa giới hành chính mới theoNghị định 60/2007/NĐ- CP tổng diện tích toàn huyện Tiên Du là 9.568,65 ha ,với 14 đơn vị hành chính ( hai xã Khắc Niệm và Hạp Lĩnh chuyển về thành phốBắc Ninh) gồm: 01 thị trấn (thị trấn Lim), và 13 xã (xã Liên Bão, xã Đại Đồng,

xã Phật Tích, xã Hiên Vân, xã Lạc Vệ, Xã Nội Duệ, xã Tri Phương, xã HoànSơn, xã Tân Chi, xã Minh Đạo, xã Cảnh Hưng, xã Việt Đoàn, xã Phú Lâm) Vịtrí của huyện cơ bản vẫn giáp ranh với các huyện và thành phố lúc trước khiđiều chỉnh

Huyện Tiên Du có giáp ranh với các địa phương sau:

- Phía Bắc giáp thành phố Bắc Ninh và huyện Yên Phong

- Phía Nam giáp huyện Thuận Thành

- Phía Tây giáp thị xã Từ Sơn

- Phía Đông giáp huyện Quế Võ

Trên địa bàn huyện có ba tuyến quốc lộ 1A, 1B, 38, tỉnh lộ 276, 295 vàđường sắt chạy qua nối liền với thành phố Bắc Ninh, thủ đo Hà Nội và các tỉnhlân cận, tạo cho huyện có thế mạnh trong việc giao lưu kinh tế, văn hóa và tiêuthụ sản phẩm

Tiên Du là một huyện đồng bằng, đất đai màu mỡ, hệ thống thủy lợitương đối hoàn chỉnh thuận lợi cho việc phát triển thâm canh lúa chất lượng cao.Không những vậy, Tiên Du còn là huyện có truyền thống cách mạng và văn hóalâu đời với nhiều DTLS văn hóa như: chùa Hồng Vân, chùa Bách Môn, chùaPhật Tích… Tiên Du còn là huyện có các làng nghề truyền thống như: nghề xâydựng ở Nội Duệ, nghề dệt lụa ở thị trấn Lim, nghề làm giấy ở Phú Lâm…

1.3.1.2 Cư dân

Trang 14

Trích số liệu từ cuộc Tổng điều tra dân số và nhà ở năm 2009 của Tổngcục Thống kê thì tính đến tháng 4 năm 2009, dân số huyện Tiên Du có124.396 người, trong đó có 61.062 nam, 63.334 nữ Ngoài ra, do có nhiều khu,cụm công nghiệp trên địa bàn nên trong huyện có 1 lượng không nhỏ người laođộng tạm trú tạm vắng đến từ các địa phương khác.

1.3.1.3 Kinh tế - xã hội

Với vị trí địa lý như vậy, Tiên Du có đủ điều kiện để phát huy tiềm năngđất đai cũng như các nguồn lực khác, tạo điều kiện để phát triển kinh tế - xã hội,hòa nhập với nền kinh tế thị trường, phát triển công nghiệp - tiểu thủ côngnghiệp, thương mại - dịch vụ

1.3.1.4 Khí hậu, thủy văn

Tiên Du nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa: nóng ẩm, mưa nhiều,chịu ảnh hưởng trực tiếp của gió mùa Thời tiết trong năm chia làm 2 mùa rõ rệt:mùa mưa và mùa khô Mùa mưa bắt đầu từ tháng 5 đến tháng 10, lượng mưa biến

động thất thường qua các năm, lượng mưa/tháng từ 125,2mm (tháng 10) đến 283,3mm (tháng 8) và thường phân bố không đồng đều trong năm, vào mùa mưa

lượng mưa chiếm khoảng 84,64% tổng lượng mưa cả năm

Hàng năm có 2 mùa gió chính: Gió mùa Đông Bắc và gió mùa ĐôngNam, gió mùa Đông Bắc từ tháng 10 năm trước đến tháng 3 năm sau, gió mùaĐông Nam từ tháng 4 đến tháng 9 mang theo hơi ẩm mưa rào

Số giờ nắng trung bình các tháng/năm khoảng 139,32 giờ, số giờ nắng

tháng thấp nhất khoảng 46,9 giờ (tháng 2), số giờ nắng cao nhất khoảng 202,8 giờ (tháng 7) Tổng số giờ nắng trong năm khoảng 1.671,9 giờ Nhiệt độ trung

bình tháng dao động từ 23,40C – 29,90C, nhiệt độ phân bố theo mùa, mùa nắngnhiệt độ trung bình >230C, mùa lạnh nhiệt độ trung bình <200C

Độ ẩm không khí trung bình/năm khoảng 84%, trong đó tháng có độ ẩm

không khí lớn nhất khoảng 88% (tháng 3), tháng có độ ẩm không khí thấp nhất khoảng 70% (tháng 12).

Nhìn chung Tiên Du có điều kiện khí hậu thuận lợi thích hợp với nhiềuloại cây trồng, cho phát triển nền nông nghiệp đa dạng và phong phú Mùa đông

có thể trồng nhiều cây hoa màu ngắn ngày có giá trị kinh tế cao Tuy nhiên cũngcần phải chú ý đến các hiện tượng bất lợi như nắng, nóng, lạnh, khô hạn và

Trang 15

lượng mưa phân bố không đều giữa các mùa… để có kế hoạch chỉ đạo sản xuấtcho hợp lý Yếu tố hạn chế nhất đối với sử dụng đất là do mưa lớn tập trung theomùa thường làm ngập úng các khu vực thấp trũng gây khó khăn cho việc thâmcanh tăng vụ và mở rộng diện tích.

1.3.2 Tổng quan về hệ thống di sản văn hóa ở huyện Tiên Du tỉnh Bắc Ninh

1.3.2.1 Số lượng và loại hình di tích

Tiên Du là vùng đất cổ, một địa danh đầy ắp những huyền tích ly kỳ Nơiđây lưu giữ một khối lượng DSVH phong phú, tiêu biểu là các công trình kiếntrúc tôn giáo tín ngưỡng đình, đền, chùa, lăng mộ…

Hiện nay, tại huyện Tiên Du 14/14 xã (thị trấn) có 113 di tích các loại.Tính đến tháng 9 năm 2015, toàn huyện Tiên Du có 70 di tích đã được nhà nướcxếp hạng, trong đó có:

- 01 di tích Quốc gia đặc biệt

- 22 di tích cấp Quốc gia

- 47 di tích cấp tỉnh

Với các loại hình cụ thể như sau: 38 ngôi đình, 16 ngôi chùa, 10 ngôi đền,

05 nhà thờ và 01 lăng

1.3.2.2 Hiện trạng và tình trạng kỹ thuật của di tích

Các di tích quốc gia trên địa bàn huyện Tiên Du, đa phần được xây dựng từlâu đời, có quy mô kiến trúc lớn, vật liệu xây dựng chủ yếu là vật liệu truyềnthống Trải qua thời gian, do nhiều nguyên nhân tác động nên khá nhiều di tích đã

bị hư hại, không còn nguyên vẹn đang trong tình trạng xuống cấp nghiêm trọng,

và nguy cơ xuống cấp Cảnh quan các khu di tích đã có những thay đổi, biếndạng…

Hệ thống di tích cấp tỉnh huyện Tiên Du có một số di tích còn giữ đượckiến trúc cổ của thời Nguyễn; còn lại phần lớn được tu dựng lại sau kháng chiếnchống Pháp (1954), một số di tích do điều kiện nhân dân khó ˆhan, xây dựng ditích với vật liệu không mang tính bền vững, chắp vá

Trong những năm qua, các di tích đã xếp hạng đều được quản lý, bảo tồn

và phát huy giá trị khá tốt, nhiều di tích được trùng tu tôn tạo bằng nguồn vốn xã

Trang 16

hội hoá Tuy nhiên bên cạnh đó còn nhiều di tích đang trong tình trạng xuốngcấp do điều kiện kinh phí của địa phương còn khó khăn

Qua khảo sát hiện trạng kiến trúc 70 di tích được Nhà nước xếp hạng trênđịa bàn huyện Tiên Du, về cơ bản phân chia thành 2 loại: di tích có tình trạng kỹthuật xuống cấp và di tích có tình trạng kỹ thuật ổn định, cụ thể:

*Di tích có tình trạng kỹ thuật xuống cấp (Theo thứ tự ưu tiên từ trên xuống dưới )

Năm quyết định

2 Chùa Nguyệt Hằng Thôn Núi Đông, xã

8 Chùa Giáo Đường Thôn Chi Trung, xã

Trang 17

14 Lăng mộ và đền thờ

Quận công Đỗ Nguyễn

Thụy

Thôn Đình Cả, xãNội Duệ

Quốc gia, 1993

15 Nhà thờ 4 Tiến sĩ họ

Nguyễn

Thôn Phật Tích, xãPhật Tích

Tỉnh, 2003

6 Chùa Cổ Lũng Thôn Đình Cả, xã Quốc gia, 1993

Trang 18

Nội Duệ

7 Đền thờ Cảnh trung

hầu Nguyễn Diễn

Xã Nội Duệ Quốc gia, 1994

8 Đền Liễu Giáp Thôn Thôn Lũng

Sơn, thị trấn Lim

Quốc gia, 1990

10 Đình Hạ Giang Thôn Tam Tảo, xã

Trang 19

25 Chùa Bách Môn Xã Việt Đoàn Tỉnh, 1998

28 Từ đường họ Nguyễn

Thôn Bất Lự, xãHoàn Sơn

35 Đền Tam Giang Thôn Dương Húc,

xã Đại Đồng

Tỉnh, 2011

37 Từ đường họ Trịnh Thôn Đinh, xã Tri

Phương

Tỉnh, 2012

Tân Chi

Tỉnh, 2014

Trang 20

44 Đình Chi Nội Xã Tân Chi Tỉnh, 2012

1.3.2.3 Hình thức sở hữu di tích

Qua khảo sát thực tế cho thấy, các di tích lịch sử văn hóa của Bắc Ninh hiện nay

có hai hình thức sở hữu: 1/Sở hữu tập thể/cộng đồng; 2/Sở hữu tư nhân

- Di tích thuộc quyền sở hữu tập thể: chiếm số lượng lớn, đó là những côngtrình của làng, xã do tập thể góp công xây dựng như đình, chùa hoặc cũng có thể

là một cá nhân đứng ra hưng công xây dựng nhưng vẫn có sự đóng góp của cộngđồng làng ở góc độ này hay góc độ khác Trong cộng đồng ở phạm vi làng cũngchia ra thành sở hữu của các nhóm nhỏ như cộng đồng dòng họ với nhà thờ họ,văn chỉ, võ chỉ của một dòng họ trong làng

- Di tích thuộc quyền sở hữu tư nhân: loại di tích này chiếm số lượng khôngnhiều, chủ yếu là kiến trúc nhà ở đang được sử dụng như: Tam Tảo, Đại Vi …Nhiều di tích nhà thờ họ gắn liền với công trình dân dụng về danh nghĩa thuộc

về những dòng họ nhưng thực chất quyền sở hữu (sổ đỏ sử dụng đất) đang đứngtên các cá nhân như trưởng họ, trưởng chi Các công trình kiến trúc nhà ở dângian, các nhà thờ họ đã và đang được cơ quan quản lý di tích lập hồ sơ xếp hạng

và đưa vào danh mục các công trình kiến trúc dân dụng cần được bảo vệ Các ditích lịch sử văn hóa có tổ chức lễ hội DTLS văn hóa là một loại hình DSVH vậtthể, tuy nhiên trên thực tế loại hình DSVH này còn ẩn chứa trong nó một giá trịvăn hóa phi vật thể rất giá trị Vì vậy, trong quá trình quản lý di tích không chỉquan tâm những yếu tố vật chất mà cần phải quan tâm đến những yếu tố phi vậtchất gắn liền với di tích

*Tiểu kết chương 1

Các nghiên cứu về quản lý DSVH vật thể nói chung, các nghiên cứu vềquản lý di sản văn hóa ở Bắc Ninh nói riêng đã cho chúng ta một cái nhìn tươngđối tổng thể về vấn đề nghiên cứu công tác quản lý di sản tại huyệ Tiên Du, tỉnhBắc Ninh Nhiều bài viết về hoạt động quản lý DSVH ở Bắc Ninh với thựctrạng, những thành tựu thu được, hạn chế còn tồn tại mà các tác giả đã trải

Trang 21

nghiệm từ thực tiễn quản lý của mình Bài nghiên cứu áp dụng lý thuyết về quản

lý DSVH để tiến hành nghiên cứu hoạt động quản lý di sản, nhìn nhận các ditích là đối tượng quản lý cần có những biện pháp phù hợp nhằm bảo tồn, gìn giữđồng thời phát huy được giá trị của chúng phục vụ cho sự phát triển kinh tế - xãhội của địa phương, đáp ứng nhu cầu hưởng thụ của cộng đồng

Vùng đất Kinh Bắc - Bắc Ninh nằm ở vị trí địa lý rất thuận lợi, có điềukiện thiên nhiên ưu đãi nên sớm thu hút được người Việt cổ tụ cư nơi đây Trảiqua thời gian, trên mảnh đất này đã hình thành một hệ thống di tích lịch sử vănhóa đa dạng, phong phú, chứa đựng nhiều giá trị Với nhiều loại hình di tích là

di tích lịch sử, di tích kiến trúc nghệ thuật và và khảo cổ học - với những đặctrưng khác nhau Do vậy cần có những phương thức quản lý phù hợp nhằm pháthuy hiệu quả giá trị của các di tích đó góp phần vào sự phát triển chung của địaphương đồng thời giữ gìn bản sắc của vùng Kinh Bắc - Bắc Ninh ngàn năm vănhiến

Trang 22

Chương 2 NGHIÊN CỨU THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ DI SẢN Ở

HUYỆN TIÊN DU TỈNH BẮC NINH 2.1 Thực trạng

Trải qua hàng nghìn năm lịch sử, tỉnh Bắc Ninh hình thành, bồi đắp, tạodựng nên một kho tàng DSVH lịch sử đồ sộ cả vật thể và phi vật thể trong đóhuyện Tiên Du là một trong những huyện có rất nhiều di sản cần bảo vệ và pháthuy Đó là hồn cốt, đặc trưng của Bắc Ninh - Kinh Bắc mà không phải địaphương nào cũng có được Nhưng làm thế nào để bảo tồn và phát huy những giátrị văn hóa, lịch sử của các di sản là vấn đề đang đặt ra cho các cấp, ngành vàtoàn xã hội

Huyện Tiên Du còn là nơi có nhiều dấu tích văn hóa và tôn giáo lớn vớinhiều DTLS văn hoá: như chùa Hồng ân, chùa Bách Môn, chùa Phật Tích, đìnhlàng Tam Tảo Năm 2009, Dân ca Quan họ Bắc Ninh được vinh danh là DSVHphi vật thể đại diện của nhân loại.Trên vùng đất Tiên Du văn hiến còn lưu giữđược 01 bảo vật quốc gia là Tượng phật A Di Đà - chùa Phật Tích, đây từng làtrung tâm Phật giáo lớn nhất của Việt Nam Trong hệ thống 113 di tích các loạirải khắp ở 68 thôn có rất nhiều những DTLS văn hóa đã được nhà nước xếphạng, nổi bật nhất là di tích Chùa Phật Tích vừa là di tích khảo cổ, kiến trúcnghệ thuật Lễ hội là DSVH dân tộc,là sinh họat văn hóa tiêu biểu nhất trong đờisống văn hóa tinh thần của làng xã, thu hút mọi tầng lớp nhân dân cùng tham gia

từ rất lâu Hầu như quốc gia nào, dân tộc nào, vùng miền nào cũng có lễ hội, tuyhình thức và nội dung có thể không giống nhau Hoạt động lễ hội gắn liền vớiquá trình tồn tại và phát triển của mỗi cộng đồng, mỗi dân tộc Sinh hoạt lễ hộiphản ánh khá tập trung và tiêu biểu truyền thống lịch sử, bản sắc văn hóa, đờisống tâm linh, tín ngưỡng tôn giáo của mỗi cộng đồng, mỗi dân tộc, mỗi vùngmiền Trong quá trình tồn tại và phát triển, sinh hoạt lễ hội đã trở thành nhu cầukhông thể thiếu trong đời sống con người và cộng đồng xã hội Vì vậy, ngày nay

lễ hội không chỉ là DSVH của mỗi cộng đồng, mỗi dân tộc mà tiếp tục trở thành

Trang 23

nhu cầu ngày càng rộng lớn, đồng thời là nguồn lực quan trọng góp phần thúcđẩy kinh tế - xã hội tăng trưởng Hơn nữa, là một trong những hoạt động nhằmthực hiện sự giao lưu hội nhập kinh tế - văn hóa giữa các cộng đồng, các vùngmiền và các quốc gia trong khu vực và quốc tế.

Với một số lượng đồ sộ về di sản như vậy, việc bảo tồn và phát huy cácgiá trị văn hóa lịch sử của di sản qủa thực không phải điều đơn giản Trongnhững năm qua, công tác tu bổ tôn tạo di tích được các cấp, ngành và toàn xãhội quan tâm; việc học tập và tuyên truyền giáo dục lịch sử, bảo tồn, phát huygiá trị DSVH của địa phương là nhiệm vụ quan trọng được tỉnh ưu tiên trướcnhất Ngoài các văn bản có tính pháp qui của Nhà nước, tỉnh ban hành nhiều quyđịnh, chính sách cụ thể

2.2 Công tác chỉ đạo và triển khai thực hiện

- Thực hiện Luật di sản văn hóa ngày 29 tháng 6 năm 2001 và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật di sản văn hóa ngày 18 tháng 6 năm 2009;

- Thực hiện Quyết định số 1245/QĐ –BVHTTDL ngày 04/4/2012 vàQuyết định số 1745/QĐ –BVHTTDL ngày 14/5/2012 của Bộ Văn hóa, Thể thao

và Du lịch về thành lập ban nghiên cứu xây dựng mô hình Ban quản lý di tích;

-Về phân cấp quản lý di tích và xã hội hóa công tác đầu tư, quản lý ditích:

Thực hiện Quyết định số 143/2008/QĐ –UBND ngày 6/10/2008 củaUBND tỉnh về việc ban hành “Quy chế quản lý và sử dụng di tích Lịch sử - Vănhóa tỉnh Bắc Ninh” Uỷ ban nhân dân huyện trực tiếp quản lý và sử dụng di tíchcấp Quốc gia Có trách nhiệm ngăn ngừa, bảo vệ, xử lý vi phạm pháp luật về ditích UBND các xã quản lý và sử dụng các di tích trên địa bàn, bảo vệ, bảo quảncác cổ vật của di tích trên địa bàn mình Kiến nghị về việc trùng tu, tôn tạo ditích, đề nghị xếp hạng di tích Phòng ngừa ngăn chặn mọi hành vi xâm hại ditích Ngăn ngừa và xử lý các hoạt động mê tín dị đoan trong các hoạt động tínngưỡng tôn giáo

Trang 24

- Theo Quyết định số 1471/QĐ-BVHTTDL của Bộ Văn hóa, Thể thao và

Du lịch về việc khai quật khảo cổ tại di tích chùa Bách Môn, BVHTTDL đãđồng ý Sở VHTTDL tỉnh Bắc Ninh phối hợp với Viện Khảo cổ học khai quật tại

di tích chùa Bách Môn thuộc xã Việt Đoàn, huyện Tiên Du, tỉnh Bắc Ninh trongthời gian từ ngày 19/5 đến 30/6/2015, trên diện tích 200m2

Trong thời gian khai quật, các cơ quan được cấp giấy phép có trách nhiệmtuyên truyền cho nhân dân về việc bảo vệ di sản văn hoá ở địa phương, khôngcông bố kết luận chính thức khi chưa có sự thỏa thuận của cơ quan chủ quản vàCục Di sản văn hóa

Những hiện vật thu được trong quá trình khai quật phải được tạm nhậpvào Bảo tàng tỉnh Bắc Ninh để giữ gìn, bảo quản; Bảo tàng tỉnh Bắc Ninh, SởVăn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Bắc Ninh có trách nhiệm tiếp nhận, quản lý

và báo cáo Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch phương án bảo vệ vàphát huy giá trị những hiện vật đó

* Danh sách quyết định thành lập ban quản lý di tích các xã, thị trấn huyện Tiên Du

Stt Tên di tích Thôn, làng Xã Số Quyết định

Ngày, tháng, năm

Ghi chú

01 Đền thờ Nguyễn

Đăng Cảo

HoàiThượng

03 Đình làng Hoài

Cấptỉnh

tỉnh

Trang 25

06 Đình Đại Tảo Đại Tảo

ViệtĐoàn

19/2009/QĐ –UB(CT) 28/04/2009

Cấptỉnh

14 Đình làng Lộ Bao Lộ Bao

Nội Duệ

32/QĐ –UBND(CT) 28/04/2009

Cấptỉnh

15 Lăng Quận Công

Nguyễn Thụy Đình Cả

33/QĐ –UBND(CT) 28/04/2009

CấpBộ

UBND(CT) 28/04/2009

CấpBộ

UBND(CT) 28/04/2009

CấpBộ

18 Đền Nguyễn Đình

36/QĐ –UBND(CT) 28/04/2009

CấpBộ

19 Chùa Nguyệt

HoànSơn

21/QĐ UBND(CT)

-27/04/2009

Cấptỉnh

Ngày đăng: 04/12/2017, 10:00

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w