MỤC LỤC LỜI CẢM ƠN 1 BÁO CÁO KIẾN TẬP NGÀNH QUẢN LÝ VĂN HÓA 2 CHƯƠNG I .KHÁI QUÁT CHUNG VỀ NƠI ĐẾN KIẾN TẬP 2 1.1. Thời gian, địa điểm thực tập 2 1.1.1. Thời gian thực tập 2 1.1.2. Địa điểm thực tập 2 1.2. Khái quát chung về huyện Tiên Du Bắc Ninh. 2 1.3. Giới thiệu về Phòng Văn hóa và Thông tin huyện Tiên Du 3 1.3.1. Lịch sử hình thành và các thành tích đạt được 3 1.3.2. Vị trí chức năng 5 1.3.3. Nhiệm vụ và quyền hạn 6 1.3.4. Cơ cấu tổ chức bộ máy phòng Văn hóa thông tin huyện Tiên Du 8 CHƯƠNG II. BÁO CÁO NHIỆM VỤ ĐƯỢC NƠI KIẾN TẬP GIAO VÀ KẾT QUẢ THỰC HIỆN 12 CHƯƠNG III. NGHIÊN CỨU CÔNG TÁC QUẢN LÝ DI SẢN Ở HUYỆN TIÊN DU TỈNH BẮC NINH 17 3.1 Thực trạng 17 3.2 Công tác chỉ đạo và triển khai thực hiện: 18 3.3 Công tác bảo tồn và phát huy giá trị di tích lịch sử văn hóa 24 3.3.1. Về việc xếp hạng di tích: 24 3.3.2. Bảo tồn di sản văn hoá truyền thống: (Lễ hội, di tích lịch sử văn hoá, nghề truyền thống) 28 3.4.Đánh giá chung: 33 3.4.1. Ưu điểm: 33 3.4.2. Hạn chế, khó khăn 33 3.5. Một số nhiệm vụ trong thời gian tới 34 3.6. Những đề xuất kiến nghị của phòng văn hóa và thông tin huyện Tiên Du 35 3.7. Đóng góp ý kiến 35 CHƯƠNG IV: KẾT LUẬN 36
Trang 1MỤC LỤC
MỤC LỤC 1
LỜI CẢM ƠN 2
BÁO CÁO KIẾN TẬP NGÀNH QUẢN LÝ VĂN HÓA 3
CHƯƠNG I 3
KHÁI QUÁT CHUNG VỀ NƠI ĐẾN KIẾN TẬP 3
1.1 Thời gian, địa điểm thực tập 3
1.1.1.Thời gian thực tập 3
1.1.2.Địa điểm thực tập 3
1.2.Khái quát chung về huyện Tiên Du- Bắc Ninh 3
1.3.Giới thiệu về Phòng Văn hóa và Thông tin huyện Tiên Du 4
1.3.1.Lịch sử hình thành và các thành tích đạt được 4
1.3.2.Vị trí- chức năng 6
1.3.3.Nhiệm vụ và quyền hạn 7
1.3.4 Cơ cấu tổ chức bộ máy phòng Văn hóa- thông tin huyện Tiên Du 9
CHƯƠNG II 13
BÁO CÁO NHIỆM VỤ ĐƯỢC NƠI KIẾN TẬP GIAO VÀ KẾT QUẢ THỰC HIỆN 13
CHƯƠNG III 18
NGHIÊN CỨU CÔNG TÁC QUẢN LÝ DI SẢN Ở HUYỆN TIÊN DU TỈNH BẮC NINH 18
3.1 Thực trạng 18
3.2 Công tác chỉ đạo và triển khai thực hiện: 19
3.3 Công tác bảo tồn và phát huy giá trị di tích lịch sử văn hóa 24
3.3.1 Về việc xếp hạng di tích: 25
3.3.2 Bảo tồn di sản văn hoá truyền thống: (Lễ hội, di tích lịch sử văn hoá, nghề truyền thống) 28
3.4.Đánh giá chung: 33
3.4.1 Ưu điểm: 33
3.4.2 Hạn chế, khó khăn 33
3.5 Một số nhiệm vụ trong thời gian tới 34
3.6 Những đề xuất kiến nghị của phòng văn hóa và thông tin huyện Tiên Du 35
3.7 Đóng góp ý kiến 35
CHƯƠNG IV: KẾT LUẬN 36
Trang 2LỜI CẢM ƠN
Trước hết em xin gửi lời cảm ơn chân thành nhất đến các cán bộ , ban lãnh đạo
và các anh chị trong cơ quan phòng Văn hóa và Thông tin huyện Tiên Du- tỉnh Bắc Ninh đã tạo điều kiện cho em được kiến tập tại cơ quan, được tiếp xúc thực
tế và giải đáp thắc mắc cũng như giúp em có thêm hiểu biết về công việc quản lý văn hóa của mình trong suốt quá trình kiến tập tại đây
Em xin chân thành cảm ơn các quý thầy cô Trường Đại học Nội vụ Hà Nội Đặc biệt là sự hướng dẫn, giúp đỡ của các thầy cô trong Khoa Văn Hóa Thông Tin Và Xã Hội đã tận tình hướng dẫn và tạo điều kiện cho em được tham gia đợt kiến tập này để em được học hỏi và quan sát thực tế, hiểu biết hơn về ngành cũng như đề tài mà em đã chọn để vận dụng những kiến thức đã học vào thực tiễn một cách linh hoạt, sáng tạo và hệ thống hơn
Ngoài ra, em cũng xin gửi lời cảm ơn tới tất cả bạn bè và người thân, gia đình
đã giúp đỡ em trong suốt thời gian qua
Với vốn kiến thức hạn hẹp và thời gian kiến tập tại cơ quan có hạn nên em không tránh khỏi những thiếu sót Em rất mong nhận được sự chỉ bảo, ý kiến đóng góp của các thầy cô, các cán bộ và các anh chị trong cơ quan Đó sẽ là hành trang quý báu giúp em hoàn thiện kiến thức của mình sau này
Em xin chân thành cảm ơn!
Trang 3BÁO CÁO KIẾN TẬP NGÀNH QUẢN LÝ VĂN HÓA
CHƯƠNG I KHÁI QUÁT CHUNG VỀ NƠI ĐẾN KIẾN TẬP 1.1 Thời gian, địa điểm thực tập
1.1.1 Thời gian thực tập
Thực hiện kế hoạch đào tạo năm 2014 - 2015, từ ngày 03/06/2015 đến 03/07 /2015, trường Đại học Khoa học – Đại học Thái Nguyên tổ chức cho sinh viên K9– CN Văn học thực tập tại các cơ quan, tổ chức để sinh viên có điều kiện tiếp cận, nhận diện công việc và chuẩn bị cho việc lựa chọn nghề nghiệp khi tốt nghiệp
1.1.2 Địa điểm thực tập
Phòng Văn hóa và Thông tin huyện Tiên Du- tỉnh Bắc Ninh
Địa chỉ: thị trấn Lim- huyện Tiên Du- tỉnh Bắc Ninh
Số điện thoại:02413837019
Email: pvhtt.td@bacninh.gov.vn
1.2 Khái quát chung về huyện Tiên Du- Bắc Ninh.
Tiên Du là huyện nằm ở phía Bắc tỉnh Bắc Ninh, cách trung tâm tỉnh 5km
về phía Nam, cách thủ đô Hà Nội 25km về phía Bắc Tọa độ địa lý của huyện nằm trong khoảng từ 20005’30’’ đến 21011’00’’ độ vĩ Bắc và từ 105058’15’’ đến
106006’30’’ độ kinh Đông Diện tích tự nhiên của huyện khi chưa điều chỉnh địa giới là 10.838,94 ha Sau khi điều chỉnh theo địa giới hành chính mới theo Nghị định 60/2007/NĐ- CP tổng diện tích toàn huyện Tiên Du là 9.568,65 ha , với 14 đơn vị hành chính ( hai xã Khắc Niệm và Hạp Lĩnh chuyển về thành phố Bắc Ninh) gồm: 01 thị trấn (thị trấn Lim), và 13 xã (xã Liên Bão, xã Đại Đồng, xã Phật Tích, xã Hiên Vân, xã Lạc Vệ, Xã Nội Duệ, xã Tri Phương, xã Hoàn Sơn,
xã Tân Chi, xã Minh Đạo, xã Cảnh Hưng, xã Việt Đoàn, xã Phú Lâm) Vị trí của huyện cơ bản vẫn giáp ranh với các huyện và thành phố lúc trước khi điều chỉnh
Huyện Tiên Du có giáp ranh với các địa phương sau:
- Phía Bắc giáp thành phố Bắc Ninh và huyện Yên Phong
- Phía Nam giáp huyện Thuận Thành
Trang 4- Phía Tây giáp thị xã Từ Sơn
- Phía Đông giáp huyện Quế Võ
Trên địa bàn huyện có ba tuyến quốc lộ 1A, 1B, 38, tỉnh lộ 276, 295 và đường sắt chạy qua nối liền với thành phố Bắc Ninh, thủ đo Hà Nội và các tỉnh lân cận, tạo cho huyện có thế mạnh trong việc giao lưu kinh tế, văn hóa và tiêu thụ sản phẩm
Tiên Du là một huyện đồng bằng, đất đai màu mỡ, hệ thống thủy lợi tương đối hoàn chỉnh thuận lợi cho việc phát triển thâm canh lúa chất lượng cao Không những vậy, Tiên Du còn là huyện có truyền thống cách mạng và văn hóa lâu đời với nhiều di tích lịch sử văn hóa như: chùa Hồng Vân, chùa Bách Môn, chùa Phật Tích… Tiên Du còn là huyện có các làng nghề truyền thống như: nghề xây dựng ở Nội Duệ, nghề dệt lụa ở thị trấn Lim, nghề làm giấy ở Phú Lâm…
Với vị trí địa lý như vậy, Tiên Du có đủ điều kiện để phát huy tiềm năng đất đai cũng như các nguồn lực khác, tạo điều kiện để phát triển kinh tế- xã hội, hòa nhập với nền kinh tế thị trường, phát triển công nghiệp- tiểu thủ công nghiệp, thương mại- dịch vụ
1.3 Giới thiệu về Phòng Văn hóa và Thông tin huyện Tiên Du
Căn cứ thông tư liên tịch số 03/2008/TTLT – BTTTT – BNV ngày 30/06/2008 của liên bộ: Thông tin và truyền thông - Nội vụ hướng dẫn chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Sở Thông tin và Truyền thông
Trang 5thuộc UBND cấp tỉnh, Phòng Văn hóa và Thông tin thuộc UBND cấp huyện;
Căn cứ các Quyết định của UBND tỉnh Bắc Ninh số UBND về việc tổ chức các cơ quan chuyên môn thuộc UBND cấp huyện; số 123/2008/QĐ – UBND ngày 22/8/2008 về việc ban hành quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Sở Thông tin và Truyền thông; số 124/2008/QĐ – UBND ngày 22/8/2008 Về việc ban hành quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch; số 125/2008/QĐ – UBND ngày 22/8/2008 về việc ban hành quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Sở Nội Vụ
21/2008/QĐ-∗ Các thành tích đạt được
Phát huy truyền thống quê hương cách mạng và truyền thống văn hóa đậm đà bản sắc của huyện Tiên Du nói riêng và Bắc Ninh nói chung, trong quá trình xây dựng và phát triển, Phòng Văn hóa và Thông tin huyện Tiên Du đã trở thành một trong những cơ quan mũi nhọn xung kích trong công tác thông tin tuyên truyền, thực hiện chức năng quản lý trên các lĩnh vực văn hóa, gia đình, thể dục, thể thao, du lịch…Trên từng bước đi của mình, phòng luôn nhận được
sự quan tâm, lãnh đạo, chỉ đạo sát sao của sở Văn hóa, thể thao và Du lịch tỉnh,
Uỷ ban nhân dân tỉnh, huyện và sự ủng hộ của đông đảo quần chúng nhân dân
Từ khi thành lập tới nay, phòng đã đặt được nhiều thành tích, kết quả nhất định trong việc hoạt động các lĩnh vực Cơ sở vật chất và các trang thiết bị kĩ thuật được đầu tư đầy đủ hơn, cơ cấu lãnh đạo và nhân sự đang dần được hoàn thiện
Từ năm 2005 trở lại đây, phòng đã đạt được nhiều thành tích xuất sắc và đã nhận được rất nhiều bằng khen, cụ thể như:
- Năm 2005 được tặng Bằng khen của Chủ tịch UBND tỉnh Bắc Ninh về thành tích công tác năm theo quyết định số 13/QĐ – UBND ngày 06/02/2006
- Năm 2006 được tặng Bằng khen của Chủ tịch UBND tỉnh Bắc Ninh về thành tích công tác năm theo quyết định số 144/QĐ – UBND ngày 25/01/2007
- Năm 2007 được Chủ tịch UBND tỉnh tặng thưởng danh hiệu “Tập thể
lao động xuất sắc” theo quyết định 79/QĐ - UBND ngày 23 tháng 01 năm
2008
Trang 6- Năm 2008 được Chủ tịch UBND tỉnh tặng thưởng danh hiệu “Tập thể
lao động xuất sắc” theo quyết định 68/QĐ - UBND ngày 15 tháng 01 năm 2009.
- Năm 2009 được Chủ tịch UBND tỉnh tặng thưởng danh hiệu “Tập thể
lao động xuất sắc” theo quyết định 188/QĐ - UBND ngày 29 tháng 01 năm
2010
- Năm 2009 được Bộ Văn hoá Thể thao và Du lịch tặng cờ “ Đơn vị thi
đua xuất sắc năm 2009” cho phòng VH&TT huyện Tiên Du đại diện cho các
huyện tiêu biểu các tỉnh đồng bằng trung du bắc bộ theo quyết định số 4983/QĐ – BVHTTDL ngày 31 tháng 12 năm 2009
- Năm 2010 được Thủ tướng chính phủ tăng Bằng khen theo QĐ số 1567/QĐ/TTg ngày 19/08/2010
- Năm 2011 được Chủ tịch UBND tỉnh tặng thưởng danh hiệu “Tập thể
lao động xuất sắc” theo quyết định 1657/QĐ - UBND ngày 23 tháng 12 năm
Phòng Văn hóa và Thông tin có tư cách pháp nhân, có con dấu và tài khoản riêng; chịu sự chỉ đạo, quản lý về tổ chức, biên chế và hoạt động của UBND cấp huyện; đồng thời chịu sự chỉ đạo, kiểm tra, hướng dẫn về chuyên môn, nghiệp vụ của Sở văn hóa, Thể thao và Du lịch; Sở Thông tin và Truyền thông
Trang 71.3.3 Nhiệm vụ và quyền hạn
a Nhiệm vụ và quyền hạn chung đối với các lĩnh vực thuộc chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của Phòng quản lý:
- Trình UBND cấp huyện dự thảo quyết định, chỉ thị, kế hoạch dài hạn,
05 năm và hàng năm; đề án, chương trình phát triển văn hoá, gia đình, thể dục, thể thao, du lịch, thông tin và truyền thông trên địa bàn huyện; chương trình biện pháp tổ chức thực hiện cải cách hành chính, xã hội hóa trong các lĩnh vực quản
lý nhà nước được giao
- Trình Chủ tịch UBND cấp huyện dự thảo các văn bản về lĩnh vực văn hóa, gia đình, thể dục, thể thao, du lịch, thông tin và truyền thông thuộc thẩm quyền ban hành của Chủ tịch UBND huyện
- Tổ chức thực hiện các văn bản pháp luật, quy hoạch, kế hoạch sau khi được phê duyệt; thông tin, tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật và hướng dẫn thực hiện các văn bản pháp luật về lĩnh vực quản lý nhà nước được giao
- Giúp UBND huyện quản lý nhà nước đối với tổ chức kinh tế tập, kinh tế
tư nhân; hướng dẫn và kiểm tra hoạt động các hội và tổ chức phi chính phủ hoạt động trên địa bàn thuộc các lĩnh vực quản lý nhà nước được giao theo quy định của pháp luật
- Chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan kiểm tra, thanh tra việc chấp hành pháp luật và giải quyết đơn thư, khiếu nại, tố cáo của công dân về lĩnh vực quản lý nhà nước và chuyên môn, nghiệp vụ của Phòng
- Thực hiện công tác thống kê, báo cáo định kỳ và đột xuất về tình hình thực hiện nhiệm vụ được giao theo quy định của UBND cấp huyện và Sở quản
lý ngành, lĩnh vực
- Quản lý tổ chức, biên chế, thực hiện chế độ, chính sách, chế độ đãi ngộ, khen thưởng, kỷ luật, đào tạo và bồi dưỡng về chuyên môn nghiệp vụ đối với cán bộ, công chức và người lao động thuộc phạm vi quản lý của phòng theo quy định của pháp luật và phân công của UBND cấp huyện
- Quản lý tài chính, tài sản của phòng theo quy định của pháp luật và phân cấp, uỷ quyền của UBND cấp huyện
Trang 8b Nhiệm vụ và quyền hạn riêng đối với lĩnh vực văn hóa, gia đình, thể dục, thể thao và du lịch:
- Hướng dẫn các tổ chức, đơn vị và nhân dân trên địa bàn huyện thực hiện phong trào văn hóa, văn nghệ; phong trào luyện tập thể dục, thể thao; xây dựng nếp sống văn minh trong việc cưới, việc tang và lễ hôi; xâydựng phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa”; xây dựng gia đình văn hóa, làng văn hóa, khu phố văn hóa, đơn vị văn hóa; bảo vệ các di tích lịch sử văn hoá và danh lam thắng cảnh, môi trường du lịch, khu du lịch, điểm du lịch trên địa bàn huyện
- Hướng dẫn, kiểm tra hoạt động của Trung tâm Văn hóa - Thể thao cấp huyện và các Trung tâm văn hóa, thể thao, các thiết chế văn hóa thông tin cơ sở, các cơ sở hoạt động dịch vụ văn hóa, thể dục, thể thao, du lịch, điểm vui chơi công cộng trên địa bàn huyện
- Hướng dẫn chuyên môn nghiệp vụ về lĩnh vực văn hóa, gia đình, thể dục, thể thao, du lịch đối với các chức danh chuyên môn thuộc UBND xã, phường, thị trấn
c Nhiệm vụ và quyền hạn riêng đối với lĩnh vực Thông tin và Truyền thông:
Đối với lĩnh vực Thông tin và Truyền thông, phòng Văn hóa- Thông tin huyện Tiên Du có những nhiệm vụ và quyền hạn sau:
- Giúp UBND cấp huyện thẩm định, đăng ký, cấp các loại giấy phép thuộc lĩnh vực về Thông tin và Truyền thông theo quy định của pháp luật và theo phân công, phân cấp của UBND cấp huyện
- Giúp UBND cấp huyện trong việc tổ chức công tác bảo vệ an toàn, an ninh thông tin trong các hoạt động bưu chính, chuyển phát, viễn thông, công nghệ thông tin, internet, phát thanh
- Chịu trách nhiệm theo dõi và tổ chức thực hiện các chương trình, dự án
về ứng dụng công nghệ thông tin trên điạ bàn huyện theo sự phân công của UBND cấp huyện
- Tổ chức thực hiện việc quản lý, kiểm tra và hướng dẫn các xã, phường,
Trang 9thị trấn quản lý các đại lý bưu chính, viễn thông, internet trên địa bàn theo quy định của pháp luật.
- Giúp UBND cấp huyện quản lý nhà nước đối với mạng lưới phát thanh, truyền thanh cơ sở
- Một số nhiệm vụ khác do UBND cấp huyện giao hoặc theo quy định của pháp luật
1.3.4 Cơ cấu tổ chức bộ máy phòng Văn hóa- thông tin huyện Tiên Du
Ban hành theo quyết định số 110/2009/QĐ-UBND ngày 16/3/2009 của chủ tịch UBND huyện Tiên Du về việc ban hành Quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của phòng Văn hóa và thông tin đối với từng thành viên trong phòng như sau:
STT Họ và tên Chức vụ Phân công nhiệm vụ chính
1 Nguyễn Mạnh
Hùng
Trưởng phòng
Là người đứng đầu cơ quan, chịu trách nhiệm trước Huyện ủy- UBND huyện và trước pháp luật, chỉ đạo, điều hành hoạt động phòng Văn hóa- Thông tin, thực hiện chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn theo quy định của pháp luật và quy định phân cấp quản lý của UBND huyện Trực tiếp phụ trách các mặt công tác: tổ chức cán bộ, chỉ đạo điều hành ngân sách và xây dựng cơ bản của ngành, công tác thông tin và truyền thông trên địa bàn huyện, công tác thanh tra, kiểm tra chuyên ngành, liên ngành, phòng chống tham nhũng, lãng phí, quản lý di sản văn hóa…
2 Nguyễn Công Phó trưởng - Phụ trách các lĩnh vực công
Trang 10Chuyên phòng tác quản lý văn hóa, văn
nghệ, thể dục thể thao, công tác gia đình, công tác hành chính nội vụ của cơ quan
- Lập báo cáo kế hoạch công tác tháng và chương trình công tác đột xuất của cơ quan
- Chịu trách nhiệm khi trưởng phòng đi vắng
3 Nguyễn Hữu Ba Phó trưởng
phòng
- Chịu trách nhiệm theo dõi tổng hợp báo cáo quản lý về lĩnh vực thông tin và truyền thông trên địa bàn
- Hướng dẫn thực hiện chương trình quản lý tài liệu theo TCVN.ISO 9001- 2008 của phòng
- Chịu trách nhiệm kiểm tra hướng dẫn các cơ quan thuộc UBND huyện, UBND các xã, thị trấn… trên địa bàn thực hiện việc đưa và đảm bảo chuyển phát tin bài, quảng cáo trên website UBND huyện và đảm bảo công tác an toàn, an ninh trong hoạt động thông tin và truyền thông của huyện
- Thành viên đội kiểm tra liên ngành
814 huyện: đề xuất, hướng dẫn thực
Trang 11hiện việc kiểm tra, ngăn chặn phòng, chống các hoạt động vi phạm pháp luật về văn hóa, thông tin truyền thông….
4 Nguyễn Thanh
Tùng
Cán sự - Chịu trách nhiệm theo dõi
và tổng hợp báo cáo về quản lý văn hóa, văn nghệ, thể dục thể thao trên địa bàn
- Tham mưu giúp Trưởng phòng hướng dẫn các hoạt động trong xây dựng làng văn hóa, công sở văn hóa
- Thành viên đội kiểm tra liên ngành 814
-5 Nguyễn Xuân Hòa Chuyên viên - Chịu trách nhiệm về công
tác kế toán của cơ quan
- Theo dõi tổng hợp báo cáo công tác thi đua khen thưởng của phòng
- Chịu trách nhiệm theo dõi công tác hành chính cơ quan
6 Nguyễn Thị Xuân Chuyên viên - Chịu trách nhiệm theo dõi
tổng hợp báo cáo quản lý
về lĩnh vực lễ hội truyền thống, di tích lịch sử văn hóa, danh lam thắng cảnh
và du lịch trên địa bàn
7 Nguyễn Thị Hải Cán sự - Chịu trách nhiệm theo dõi
Trang 12Yến tổng hợp báo cáo quản lý
về lĩnh vực gia đình trên địa bàn huyện
- Tổng hợp báo cáo kết quả công tác tuần, tháng, quý, năm của phòng
- Chịu trách nhiệm theo dõi tổng hợp văn thư- lưu trữ theo chương trình quản lý tài liệu TCVN.ISO 9001-
2008 của phòng
Trang 13CHƯƠNG II BÁO CÁO NHIỆM VỤ ĐƯỢC NƠI KIẾN TẬP GIAO VÀ KẾT QUẢ
THỰC HIỆN Nhật ký kiến tập
Tuần 01 (ngày 03/06/2015 đến ngày 05/06/2015)
1 03/06/2015 Gặp gỡ, làm quen và đưa
quyết định cho lãnh đạo, cán bộ công chức Phòng văn hóa và thông tin Huyện Tiên Du
Được đón tiếp và tạo mọi điều kiện thuận lợi để tiếp cận công việc, nội dung kiến tập Hoàn thành tốt tiến độ kiến tập
2 04/06/2015 Nghe phổ biến về thời gian
làm việc, quy định, quy tắc chung của cơ quan
Thấy được sự nhiệt tình và thân thiện của mọi người trong phòng Các anh, chị, các chú trong phòng luôn sẵn sàng trả lời những thắc mắc của tôi
3 05/06/2015 Cùng các anh, chị và cô chú
trong phòng tham gia ngày hội hiến máu của Đoàn Thanh Niên huyện Tiên Du
tổ chức
Biết và hiểu thêm về các hoạt động bổ ích và ý nghĩa
Trang 14Tuần 02 (ngày 08/06/2015 đến ngày 12/06/2015)
1 08/06/2015 Lên trao đổi và xin một số
tài liệu cần thiết với các anh, chị, cô chú trong cơ quan
Được các anh, chị, cô chú trong cơ quan tận tình chỉ bảo và giúp đỡ
2 09/06/2015 Cùng các anh, chị và cô chú
trong cơ quan đi khảo sát các di tích tại xã Minh Đạo gồm đình và chùa
Được hiểu và biết thêm nhiều về khu di tích Ngoài ra còn thấy được tác phong làm việc khoa học, cẩn thận của các cô chú, anh chị và biết thêm nhiều thông tin từ các cụ lớn tuổi về các di tích đến khảo sát
3 10/06/2015 Đến và ở phòng làm việc
của chuyên viên trực cho các anh, chị trong phòng đi họp
Hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao
4 Ngày11/06/2
015
Cùng các anh, chị trong cơ quan đi khảo sát và lập hồ
sơ di tích quốc gia cho khu
di Sơn tích đình Đại Sơn tại
xã Hoàn Sơn
Hiểu thêm về công tác lập
hồ sơ và quản lý về các khu di tích thuộc cấp tỉnh
và cấp quốc gia Thấy được các bước đầu khi lập
hồ cho di tích lịch sử (như tìm hiểu lịch sử di tích, đo
vẽ khảo sát di tích, thống
kê hiện vật của di tích )
5 12/06/2015 Nghiên cứu tài liệu tại nhà
Trang 15Tuần 03 (ngày 15/06/2015 đến ngày 19/06/2015)
1 15/06/2015 Đến phòng làm việc trực
cho các anh chị đi khảo sát tại sơ cở Đồng thời nghiên cứu luận văn đề án văn hoá
cơ sở của Phó trưởng phòng
Thấy được các bước đầu khi lập hồ sơ công nhận
di tích lịch sử và hiểu biết thêm về khu di tích
2 16/06/2015 Đến phòng làm việc dành
cho chuyên viên trực cho các anh, chị trong phòng đi họp
Hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao
3 17/06/2015 Lên phòng chuyên viên giúp
các anh, chị đánh máy một
số văn bản, nhập dữ liệu cần thiết
Hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao
4 18/06/2015 Nghiên cứu tài liệu tại nhà
để làm báo cáo
5 19/06/2015 Cùng các anh chị của phòng
văn hoá đi tham gia quay tư liệu tại chùa Phật Tích để làm tư liệu chuẩn bị cho công tác tổ chức đại hội Đảng tại Huyện uỷ
Hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao
Trang 16Tuần 04 (ngày 22/06/2015 đến ngày 26/06/2015)
1 22/06/2015 Cùng với ban quản lý di tích
tỉnh và các anh, chị và cô chú trong cơ quan đi khảo sát và lập hồ sơ xếp hạng đình làng Hạ Sơn xã Bất Lự
Hiểu biết thêm về di tích
và biết được phần nào công việc của mình trong tương lai
3 24/06/2015 Cùng trường phòng và anh
chuyên viên tham gia duyệt văn nghệ để chuẩn bị cho đại hội Đảng sắp diễn ra tại Huyện uỷ
Hiểu thêm về công tác tổ chức sự kiện của người làm quản lý văn hoá
4 25/06/2015 Đến phòng làm việc dành
cho chuyên viên trực cho các anh, chị trong phòng đi họp
Hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao
5 26/06/2015 Nghiên cứu tài liệu tại nhà
Trang 17Tuần 05 (ngày 01/07/2015 đến ngày 03/07/2015)
1 01/07/2015 Lên phòng và đưa bài báo
cáo cho người hướng dẫn đọc và chỉnh sửa
Nhận được những ý kiến đóng góp, chỉnh sửa để bài báo cáo hoàn thiện hơn
2 02/07/2015 Lên phòng và xin dấu
chứng nhận và nhận xét từ người trực tiếp hướng dẫn trong suốt quá trình kiến tập
em đã có buổi nói chuyện cùng mọi người trong phòng và nhận được những lời nhận xét rất chân thành của mọi người
3 03/07/2015 Chia tay cơ quan kiến tập Gặp gỡ chia tay cảm ơn
sự giúp đỡ tạo điều kiện của cơ quan kiến tập Bắt đầu tiến hành viết báo cáo kiến tập và đúc rút kinh nghiệm trong quá trình kiến tập vừa qua
Trang 18CHƯƠNG III NGHIÊN CỨU CÔNG TÁC QUẢN LÝ DI SẢN Ở HUYỆN TIÊN DU
TỈNH BẮC NINH 3.1 Thực trạng
Trải qua hàng nghìn năm lịch sử, tỉnh Bắc Ninh hình thành, bồi đắp, tạo dựng nên một kho tàng Di sản Văn hóa lịch sử đồ sộ cả vật thể và phi vật thể trong đó huyện Tiên Du là một trong những huyện có rất nhiều di sản cần bảo vệ và phát huy Đó là hồn cốt, đặc trưng của Bắc Ninh-Kinh Bắc mà không phải địa phương nào cũng có được Nhưng làm thế nào để bảo tồn và phát huy những giá trị văn hóa, lịch sử của các di sản là vấn đề đang đặt ra cho các cấp, ngành và toàn xã hội
Huyện Tiên Du còn là nơi có nhiều dấu tích văn hóa và tôn giáo lớn với nhiều
di tích lịch sử văn hoá: như chùa Hồng ân, chùa Bách Môn, chùa Phật Tích, đình làng Tam Tảo Năm 2009, Dân ca Quan họ Bắc Ninh được vinh danh là di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại.Trên vùng đất Tiên Du văn hiến còn lưu giữ được 01 bảo vật quốc gia là Tượng phật A Di Đà - chùa Phật Tích, đây từng là trung tâm Phật giáo lớn nhất của Việt Nam Trong hệ thống 113 di tích các loại rải khắp ở 68 thôn có rất nhiều những di tích lịch sử văn hóa đã được nhà nước xếp hạng, nổi bật nhất là
di tích Chùa Phật Tích vừa là di tích khảo cổ, kiến trúc nghệ thuật.Lễ hội là di sản văn hóa dân tộc,là sinh họat văn hóa tiêu biểu nhất trong đời sống văn hóa tinh thần của làng
xã, thu hút mọi tầng lớp nhân dân cùng tham gia từ rất lâu Hầu như quốc gia nào, dân tộc nào, vùng miền nào cũng có lễ hội, tuy hình thức và nội dung có thể không giống nhau Hoạt động lễ hội gắn liền với quá trình tồn tại và phát triển của mỗi cộng đồng, mỗi dân tộc Sinh hoạt lễ hội phản ánh khá tập trung và tiêu biểu truyền thống lịch sử, bản sắc văn hóa, đời sống tâm linh, tín ngưỡng tôn giáo của mỗi cộng đồng, mỗi dân tộc, mỗi vùng miền Trong quá trình tồn tại và phát triển, sinh hoạt lễ hội đã trở thành nhu cầu không thể thiếu trong đời sống con người và cộng đồng xã hội Vì vậy, ngày nay lễ hội không chỉ là di sản văn hóa của mỗi cộng đồng, mỗi dân tộc mà tiếp tục trở thành nhu cầu ngày càng rộng lớn, đồng thời là nguồn lực quan trọng góp phần thúc đẩy kinh tế - xã hội