Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống
1
/ 101 trang
THÔNG TIN TÀI LIỆU
Thông tin cơ bản
Định dạng
Số trang
101
Dung lượng
1,94 MB
Nội dung
1 ĐẶT VẤN ĐỀ Từ nhiều thập kỷ nay, tỷ lệ thiếu vi chất dinh dưỡng ở phụ nữ đặc biệt là phụ nữ có thai là vấn đề có ý nghĩa sức khỏe cộng đồng ở nhiều nước đang phát triển trong đó có Việt Nam [27],[41]. Trên thực tế, các đối tượng nguy cơ thường bị thiếu đa vi chất dinh dưỡng như canxi, sắt, kẽm, vitamin D… không phải chỉ thiếu đơn độc một vi chất dinh dưỡng [23]. Thiếu vi chất dinh dưỡng sẽ để lại những hậu quả nặng nề, ảnh hưởng xấu tới chất lượng cuộc sống sau này của cả mẹ và con [12]. Trong thời kỳ mang thai, thể tích máu của người mẹ tăng 40%-50%. Người mẹ sau khi sinh, thường mất khoảng 300- 500ml máu nếu sinh thường và mất khoảng 750-1000ml máu nếu mổ đẻ. Thiếu máu thiếu sắt tăng nguy cơ đẻ non, tăng tỷ lệ mắc bệnh và tử vong của mẹ và con. Với phụ nữ có thai, canxi không những cần cho mẹ mà còn rất cần cho thai. Nguồn cung cấp canxi cho con là do sự thẩm thấu canxi từ máu mẹ qua rau thai vào máu con. Phần lớn lượng canxi này cùng với phốt pho cấu tạo nên bộ xương của thai nhi. Hiện tượng thiếu canxi xảy ra khá phổ biến tại Việt Nam bởi với tập quán ăn uống truyền thống, khẩu phần ăn của người Việt Nam chỉ đáp ứng được khoảng 50% nhu cầu khuyến nghị về canxi của cơ thể. Thiếu canxi ở phụ nữ có thai càng trầm trọng hơn bởi nhu cầu về canxi ở phụ nữ khi có thai tăng gấp đôi nhu cầu của người bình thường và tăng dần theo sự phát triển của thai nhi [39]. Sự hấp thu và chuyển hóa canxi trong cơ thể người còn phụ thuộc vào sự cung cấp đầy đủ một số yếu tố khác như phốt pho và đặc biệt là vitamin D. Thiếu vitamin D thì dù cung cấp đủ canxi cơ thể cũng không thể hấp thu được. Các nhà nghiên cứu nhận thấy rằng sự thiếu hụt vitamin D ở người mẹ có thể ảnh hưởng đến điểm số phát triển trí tuệ thể chất của trẻ. Theo một nghiên cứu mới nhất của các nhà khoa học ở Tây Ban Nha về sự liên quan 2 giữa nồng độ vitamin D trong máu trên 2000 phụ nữ mang thai và sự phát triển tinh thần của trẻ trong giai đoạn từ 12 đến 14 tháng các nhà nghiên cứu nhận thấy rằng sự thiếu hụt vitamin D ở người mẹ có thể ảnh hưởng đến điểm số phát triển trí tuệ thể chất của trẻ. Tại Việt Nam tình trạng thiếu canxi, vitamin D xảy ra khá phổ biến đặc biệt phụ nữ trong thời kỳ mang thai. Theo nghiên cứu của Viện Dinh dưỡng Quốc gia, tỷ lệ thiếu canxi, vitamin D ở phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ là 55,3% [5]. Mục tiêu Quốc gia về dinh dưỡng giai đoạn 2011 - 2020 và tầm nhìn đến năm 2030 là phấn đấu giảm suy dinh dưỡng trẻ em. Nhận thức được vấn đề đó, trong những năm gần đây, công tác chăm sóc sức khoẻ sinh sản đã được quan tâm thường xuyên và đạt kết quả tốt hơn, song công tác chăm sóc dinh dưỡng cho phụ nữ mang thai vẫn còn nhiều hạn chế, chưa đáp ứng được nhu cầu cần thiết về năng lượng và các vi chất cho sự phát triển của bà mẹ và cũng như của thai nhi [3],[4],[15]. Quỳnh Phụ là một huyện nghèo, thuần nông, xa trung tâm thành phố, dân số khoảng 250 vạn người. Thu nhập bình quân khoảng 20 triệu VND/ người/năm (của tỉnh khoảng 24 triệu VND/người/năm), đời sống của người dân còn gặp nhiều khó khăn. Việc bổ sung vi chất dinh dưỡng cho phụ nữ mang thai chủ yếu thông qua tư vấn, phụ nữ mang thai thường chỉ mua viên sắt uống, rất ít khi uống canxi, vitamin D. Để công tác chăm sóc sức khoẻ sinh sản được tốt và hiệu quả hơn, chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài này với mục tiêu: 1. Xác định tỷ lệ thiếu máu, thiếu canxi, thiếu vitamin D ở phụ nữ có thai từ tuần thứ 13-24 tại huyện Quỳnh Phụ tỉnh Thái Bình 2. Mô tả kiến thức và thực trạng công tác quản lý thai nghén của cán bộ y tế tuyến xã tại dịa bàn nghiên cứu. 3 Chương 1 TỔNG QUAN 1.1. Một vài nét về vi chất dinh dưỡng và các vấn đề sức khỏe liên quan 1.1.1. Khái niệm về vi chất dinh dưỡng Là những chất dinh dưỡng không sinh năng lượng bao gồm các vitamin và chất khoáng - Nhóm vitamin bao gồm: Các vitamin tan trong dầu như vitamin A, vitamin D, vitamin E, vitamin K. Các vitamin tan trong nước như vitamin nhóm B và vitamin C. - Nhóm chất khoáng: Căn cứ vào hàm lượng của các nguyên tố trong cơ thể chia chúng thành 2 nhóm: + Các yếu tố đa lượng (marcroelements) có 7 chất: Canxi, phôt pho, lưu huỳnh, kali, natri, clo, magie. + Các yếu tố vi lượng (microlements): sắt, kẽm, silic, đồng, mangan, nikel, cobalt, i-ôt, selen, fluo [18]. 1.1.2. Vai trò của vi chất dinh dưỡng đối với sự phát triển cơ thể a. Vai trò của sắt: Sắt là một trong những chất khoáng rất quan trọng đối với cơ thể. Sắt là nguyên liệu để tổng hợp nên Hemoglobin, chất có mặt trong tế bào hồng cầu và làm cho hồng cầu có màu đỏ, có vai trò vận chuyển oxy trong máu đến với các mô trong cơ thể. Sắt cũng là thành phần của Myoglobin, có trong cơ vân, có tác dụng dự trữ oxy cho hoạt động của cơ vân, chúng sẽ kết hợp với các chất dinh dưỡng khác để giải phóng năng lượng cho sự co cơ . Trung bình lượng sắt trong cơ thể là 3,8 gam ở nam và 2,3 gam ở nữ. Trong cơ thể sắt tồn tại chủ yếu dưới hai dạng là sắt chức năng và sắt dự trữ. 4 Người ta ước tính có khoảng 2/3 sắt chức năng - chủ yếu là dạng hem gắn protein như hemoglobin, myoglobin và cytocromes. Hemoglobin có vai trò quan trọng trong vận chuyển oxy từ phổi đến các mô. Cấu trúc của hemoglobin gồm 4 hem gắn với 4 chuỗi globin. Hemoglobin có khả năng oxy hoá trong tuần hoàn phổi và khử oxy ở mao mạnh. Myoglobin gồm 1 hem gắn với 1 chuỗi globin. Myoglobin chỉ có ở các cơ với chức năng vận chuyển, dự trữ oxy ở trong cơ và nhả oxy cho các hoạt động co bóp. Các Cytochrom là các hợp chất có chứa hem tham gia vào chuyển hoá năng lượng và hô hấp với vai trò vận chuyển điện tử ở ty lạp thể. Cytochrom a,b,c chủ yếu sản xuất ra năng lượng tế bào dưới dạng adenosin triphosphat. Ngoài lượng sắt tồn tại dưới dạng chức năng, trong cơ thể sắt còn được dự trữ dưới dạng feritin hoặc hemosiderin. Feritin và hemosiderin được dự trữ ở gan, lách, tuỷ xương và hệ thống cơ xương. Khi bị thiếu sắt, cơ thể phải huy động sắt dự trữ để đảm bảo duy trì chức năng. Khi mức độ dự trữ sắt giảm xuống dưới ngưỡng, các biểu hiện thiếu máu trên lâm sàng sẽ xuất hiện [17]. Sắt đóng một vai trò cơ bản trong nhiều chức năng của cơ thể, như vận chuyển oxy, sản xuất của ATP (dự trữ năng lượng chính và chuyển giao phân tử trong tế bào), tổng hợp DNA, chức năng của ty lạp thể và bảo vệ tế bào khỏi bị oxy hóa. Sắt cần thiết cho hoạt động của một số enzyme có liên quan đến chức năng não như myelin hóa và tổng hợp các chất dẫn truyền thần kinh serotonin (tryptophan hydroxylase) và dopamine (tyrosine hydroxylase), một tiền chất adrenalin và norepinephrin. Sắt còn cần để tạo hemoglobin mà hemoglobin là một thành phần quan trọng của máu. Hemoglobin mang oxy đến khắp cơ thể người mẹ và thai nhi [6]. Sắt có mặt ở hầu hết trong các loại thực phẩm, đặc biệt, là thực phẩm động vật, nhưng không phải lúc nào sắt cũng được hấp thu tốt, nhất là trong thời kỳ mang thai, nhu cầu về sắt tăng lên đáng kể [8],[10],[19]. Sắt giúp bảo 5 vệ cơ thể tránh bị nhiễm khuẩn vì sắt cũng là thành phần của một enzym trong hệ miễn dịch, sắt giúp biến đổi betacaroten thành vitamin A, giúp tạo ra collagen. Trong thời kỳ mang thai, thể tích máu của người mẹ tăng 40%-50%. Việc tăng khối lượng máu phục vụ hai mục đích, thứ nhất, tạo điều kiện cho bà mẹ và thai nhi trao đổi khí hô hấp, chất dinh dưỡng và các chất chuyển hóa; thứ hai, làm giảm ảnh hưởng của mất máu ở người mẹ sau khi sinh vì đẻ thường làm mất khoảng 300-500ml và mổ đẻ làm mất 750-1000ml máu. Do đó, người mẹ thường không đủ lượng sắt trong thời kỳ mang thai [18], [45],[46]. Sắt được hấp thu chủ yếu ở bộ máy tiêu hoá và phụ thuộc vào nhiều yếu tố như lượng sắt trong cơ thể, mức độ sản sinh hồng cầu, số lượng và chất lượng sắt trong thức ăn và sự có mặt của các chất kích thích hay ức chế hấp thu sắt trong thức ăn. Hệ thống tiêu hoá sẽ tăng hấp thu sắt khi dự trữ sắt trong cơ thể thấp và sẽ giảm hấp thu khi dự trữ sắt trong cơ thể cao. Mức độ tăng sản sinh hồng cầu cũng làm tăng hấp thu sắt. Tỷ lệ hấp thu sắt cũng phụ thuộc vào tính chất của thức ăn. Sắt dạng heme thường có trong thực phẩm có nguồn gốc động vật như thịt, cá, trứng được hấp thu với tỷ lệ cao gấp nhiều lần so với sắt không dưới dạng hem và không bị ảnh hưởng bởi các chất ức chế. Sự hấp thu của sắt không hem thấp hơn nhiều so với sắt hem và thường bị ức chế bởi các chất như phytat và canxi. Vitamin C và sắt dạng hem là những chất khích thích hấp thu sắt không heme [40]. Trong cơ thể người trưởng thành, 95% lượng sắt tham gia vào quá trình tái tạo hồng cầu được lấy từ việc phá huỷ hồng cầu già cỗi, chỉ có 5% lượng sắt dùng cho mục đích này lấy từ thức ăn. Trong khi đó, ở trẻ nhỏ, 70% nhu cầu sắt sử dụng để tạo hồng cầu được lấy từ việc phá huỷ hồng cầu cũ và 30% còn lại lấy từ nguồn thức ăn. 6 Ở người trưởng thành, hàng ngày khoảng 1mg sắt mất đi qua các tế bào niêm mạc. Ở phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ, cần có một lượng sắt bổ sung thay thế cho lượng sắt mất đi do hành kinh (khoảng 0,3 - 0,5 mg/ngày). Trong khi có thai lượng sắt cần để phát triển các tổ chức của thai nhi và lượng máu mất sau sinh rất lớn (khoảng 3 mg/ngày trong suốt 280 ngày mạng thai). Trong trường hợp bệnh lý có chảy máu hệ thống đường tiêu hoá như: viêm lét dạ dày, ruột, nhiễm ký sinh trùng đường ruột nhất là giun móc thì một lượng lớn sắt sẽ bị mất đi do chảy máu đường tiêu hoá và lượng sắt hấp thu cũng sẽ giảm [18],[39]. b. Vai trò của canxi: Canxi là chất khoáng thiết yếu rất cần cho cơ thể người với số lượng đòi hỏi cao so với các loại chất khoáng khác như sắt, đồng, kẽm canxi là thành phần chủ yếu cấu tạo nên bộ xương và răng, nhưng cũng là một yếu tố không thể thiếu tạo nên quá trình đông máu và còn tham gia vào các hoạt động co giãn tế bào cơ. Thiếu canxi cơ thể mệt mỏi, răng và xương mất chất khoáng; ở trẻ em sẽ bị còi xương, người lớn tuổi bị loãng xương [63],[73]. Canxi là nguyên tố hoạt động nhất trong cơ thể con người. Canxi chiếm 1,5-2% trọng lượng cơ thể, trong đó 99% tồn tại trong xương, răng, móng chân, móng tay, chỉ có 1% tồn tại trong máu, trong tổ chức tế bào và dịch ngoài tế bào. Nếu hàm lượng canxi trong cơ thể có biến đổi thì sự cân bằng canxi bị phá vỡ, lúc đó cơ thể sẽ cảm thấy khó chịu và sinh ra nhiều bệnh tật. Nồng độ ion canxi trong máu của người lớn có sức khỏe bình thường là 1,15- 1,29nmol/l, nếu tụt xuống còn < 0,8 nmol/l sẽ bị chuột rút, chân tay co giật… Nếu nồng độ canxi trong máu >1,3 nmol/l sẽ bị loạn nhịp tim, hơn nữa còn có thể bị đe dọa đến tính mạng. Nồng độ canxi trong máu luôn duy trì mức ổn định là điều cần thiết cho cơ thể con người [53],[69],[75]. 7 Với phụ nữ có thai, canxi không những cần cho mẹ mà còn rất cần cho thai. Nguồn cung cấp canxi cho con là do sự thẩm thấu canxi từ máu mẹ qua rau thai vào máu con. Phần lớn lượng canxi này cùng với phốt pho cấu tạo nên bộ xương thai nhi [58]. c. Vai trò của Vitamin D: Vitamin D là một trong các xúc tác hấp thu quan trọng nhất của canxi và phốt pho. Nó cũng có nhiều vai trò trong sự phân chia tế bào, sự bài tiết và chuyển hóa của các hormon, bao gồm cả hormone tuyến cận giáp và insulin. Vitamin D (canxiferol) được tổng hợp trong da của hầu hết các loài động vật, bao gồm cả con người, từ tiền thân của nó là 7-dehydrocholesterol, dưới tác động của ánh nắng mặt trời [71]. Quá trình tổng hợp này sản xuất một vitamin tự nhiên, được biết đến là vitamin D3. Vitamin D cũng có thể thu được từ chế độ ăn uống, phân tử có nguồn gốc từ thực vật được gọi là vitamin D2. Cả hai dạng vitamin D đều chuyển hóa trong cơ thể con người. Vitamin D3 là chuyển hóa đầu tiên ở gan tạo thành 25-hydroxyvitamin D (25-OH-D3), và sau đó trong thận thành 1,25-dihydroxyvitamin D (1,25-(OH)2-D3), là dạng hoạt động sinh học mạnh nhất của vitamin D [68],[72]. Vitamin D rất quan trọng đối với sự phát triển và tăng trưởng của xương, nhờ vào việc điều hòa lượng canxi được hấp thụ từ chế độ ăn uống. Trong một nghiên cứu được tiến hành ở Mỹ cho thấy mật độ khoáng xương ở những trẻ sơ sinh được sinh vào mùa đông cao hơn so với những trẻ sinh vào mùa hè [71],[73],[75]. Vì vitamin D cần ánh sáng mặt trời để tổng hợp trong cơ thể, nghiên cứu này nêu bật nhu cầu vitamin D trong giai đoạn phát triển xương ban đầu và chỉ ra rằng những người sinh con vào mùa đông thì lượng vitamin D tăng lên vào mùa hè trước khi có thai và trong giai đoạn đầu của thai kỳ. Trong ba tháng cuối của thai kỳ, nồng độ vitamin D trong máu của bà mẹ mang thai tăng lên và nó cũng được tổng hợp nhiều hơn ở nhau thai [79]. 8 Vitamin D được cho là có thể giúp vận chuyển canxi qua nhau thai tới bào thai đang phát triển, bằng cách tăng các protein liên kết với calci. Bổ sung vitamin D trong quá trình mang thai sẽ có tác dụng tốt đối với sức khỏe xương của thai nhi và sức khỏe nói chung của trẻ trong một năm. Một nghiên cứu trên hơn 100 phụ nữ, đã cho thấy việc bổ sung vitamin D ở bà mẹ mang thai đã cải thiện đáng kể lượng canxi, chiều dài và cân nặng của thai nhi, và đã có các biểu hiện liền xương nhanh chóng ở thóp. Trong quá trình phát triển của thai nhi vitamin D cần cho sự khoáng hóa bộ xương và cần cho sự tăng trưởng xương và cơ. Sự phát triển của bộ xương trong quá trình mang thai được cho là có thể có ảnh hưởng lâu dài về sau, có liên quan tới gãy xương và loãng xương. Dung nạp một lượng tối ưu vitamin D là rất quan trọng cho sự phát triển và duy trì xương. Thiếu vitamin D gây các bệnh về xương là còi xương ở trẻ nhỏ và loãng xương ở người lớn, được đặc trưng bởi sự thiếu chất hữu cơ của xương để tham gia quá trình xương hóa [48]. Tỷ lệ thiếu vitamin D toàn cầu chưa có con số chính xác, tuy nhiên, khá phổ biến trên toàn thế giới, và đặc biệt là trẻ nhỏ, phụ nữ có thai và người già. Chưa có sự đồng thuận về liều bổ sung vitamin D hàng ngày cho phụ nữ mang thai. Liều 400 IU trong các viên vitamin tổng hợp sử dụng trong thời kỳ mang thai thường là không đủ cho hầu hết phụ nữ khi không tiếp xúc với ánh nắng mặt trời thường xuyên. Không còn nghi ngờ gì nữa canxi và vitamin D đóng vai trò quyết định đối với sự phát triển xương khỏe mạnh ở thai nhi và có lợi cho sức khỏe lâu dài. Những phụ nữ mang thai có nguy cơ thiếu canxi và/hoặc vitamin D nên thận trọng hơn khi cân nhắc nhu cầu dinh dưỡng để thai nhi phát triển khỏe mạnh. Đủ canxi và vitamin D ở người mẹ đảm bảo con có xương chắc khỏe [48],[70],[75]. 9 1.1.3. Nguyên nhân của thiếu vi chất dinh dưỡng a. Nguyên nhân của thiếu sắt Thiếu máu có thể do nhiều nguyên nhân gây nên, nói chung có thể chia làm hai nhóm, đó là do dinh dưỡng (do thiếu các vitamin và khoáng chất, nhất là sắt) và nguyên nhân không do dinh dưỡng (các bệnh nhiễm khuẩn, các bệnh về máu) [24]. Thiếu máu do thiếu dinh dưỡng là khi chế độ ăn thiếu về lượng các chất tạo máu có tính sinh học cần thiết đáp ứng nhu cầu cơ thể, để tổng hợp Hemoglobin và tạo hồng cầu [46]. Thiếu sắt có thể do cơ thể cần một lượng lớn sắt trong giai đoạn phát triển nhanh (thời kỳ có thai) và/hoặc không có khả năng bù đắp lượng sắt mất đi trong giai đoạn kinh nguyệt; do khẩu phần ăn thiếu sắt, do hấp thu sắt kém, hoặc mất sắt do nhiễm ký sinh trùng [20],[21]. Nguồn sắt tốt nhất có từ thịt, cá và gia cầm, bởi vì sắt từ những thực phẩm này là sắt hem có giá trị sinh học cao được hấp thu khoảng 20%. Ở các nước công nghiệp phát triển, khẩu phần sắt hàng ngày đối với người lớn dao động từ 8 mg đến 18 mg. Ở các nước công nghiệp chưa phát triển, khẩu phần sắt thường cao hơn, đặc biệt ở những nơi tiêu thụ nhiều các loại đậu đỗ thì khẩu phần sắt dao động từ 15 mg đến 30 mg. Giá trị sinh học trung bình của sắt không hem (từ thức ăn nguồn gốc thực vật, gồm ngũ cốc và các loại đậu, đỗ…) chỉ khoảng 2% đến 5%, cho nên, thiếu sắt thường phổ biến ở các nước đang phát triển [11],[16]. Chế độ ăn nghèo sắt: Lương thực chính của người Việt nam là gạo. Nguồn thức ăn động vật giàu chất sắt thường không được tiêu thụ thường xuyên và đầy đủ ở các đối tượng có nguy cơ cao bị thiếu sắt là phụ nữ tuổi sinh đẻ, trẻ em nhỏ. Khẩu phần ăn có chứa nhiều chất ức chế hấp thu sắt như các phytat. Giá trị sinh học của sắt khẩu phần của người Việt nam nhìn chung là thấp (5-10%). Với chế độ ăn đó, sẽ không đảm bảo nhu cầu về sắt cho các đối tượng có nhu cầu sắt cao [19],[22],[25]. Ở phụ nữ độ tuổi sinh đẻ, lượng 10 sắt mất theo kinh nguyệt trung bình mỗi ngày là 1,25 mg. ở phụ nữ có thai tuy không mất sắt theo hành kinh nhưng cần sắt để bổ sung cho rau, thai nhi và tăng khối lượng máu của người mẹ với nhu cầu toàn bộ là 1000mg. Nhu cầu đó không phân phối đều trong thời kỳ có thai mà tập trung vào những tháng cuối, lên tới 6,3 mg/ngày. Do đó, không thể thỏa mãn với một chế độ ăn nghèo sắt. Mặt khác, lượng dự trữ sắt cơ thể của phụ nữ trước khi có thai thường thấp cho nên trong thời kỳ có thai, thiếu máu trở lên trầm trọng. Chế độ ăn bổ sung của trẻ em như trên đã nêu cũng rất nghèo sắt [17], [28]. Tình trạng nhiễm giun móc và các bệnh nhiễm khuẩn: Nhiễm giun móc khá phổ biến ở Việt nam, tỷ lệ mắc cao ở nhiều vùng. Nhiễm giun móc còn liên quan tới tập quán canh tác nông nghiệp và thói quen vệ sinh, tình trạng môi trường và nước sạch. Các nghiên cứu dịch tễ học cho thấy giun móc đóng góp đáng kể vào nguyên nhân thiếu máu thiếu sắt ở Việt nam. Ngoài ra, các bệnh nhiễm trùng, nhất là nhiễm trùng đường tiêu hoá còn khá phổ biến ở Việt nam cũng góp phần dẫn tới thiếu máu thiếu sắt [17],[22],[37],[41]. b. Nguyên nhân của thiếu canxi Sự hấp thu và chuyển hóa canxi trong cơ thể người phụ thuộc vào sự cung cấp đầy đủ một số yếu tố khác như phốt pho và đặc biệt là vitamin D. Sau khi được hấp thu tại ruột, canxi được chuyển vào máu và đi tới các cơ quan sử dụng của cơ thể. Phần lớn canxi được sử dụng cho tạo xương, quá trình này cần vitamin D. Hormon cận giáp (parthyroid) đóng vai trò chủ yếu trong điều hoà canxi máu ở mức bình thường. Khi canxi máu giảm, cơ thể sẽ tăng tiết hormone này để huy động canxi từ xương vào máu, kích thích thận và ruột tăng hấp thu canxi và phốt pho. Tham gia điều hoà canxi máu còn có hormone canxitonin do tuyến ức bài tiết, tác dụng ngược với papathyroid. Canxi được đào thải qua thận và được tái hấp thu tới 99%, chỉ còn 1% được bài tiết ra ngoài, một số bài tiết qua đường tiêu hoá. Thiếu vitamin D thì dù [...]... mỏu ph n cú thai theo s ln mang thai - T l thiu mỏu ph n cú thai theo mc s dng vi n st - T l thiu vitam D ph n cú thai theo ngh nghip - T l thiu vitam D ph n cú thai theo tui thai - T l thiu vitam D ph n cú thai theo s ln mang thai - T l thiu vitam D ph n cú thai theo mc s dng vi n canxi-D - T l thiu canxi ph n cú thai theo tui thai - T l cỏn b y t bit cỏc ni dung t vn trong qun lý thai nghộn... sinh ton tnh l 34.265 ca, tng so vi nm 2011 l 4.751 ca - Qun lý thai t 100% s Qun lý, thm khỏm, chm súc thai nguy c t 99,9%, t l thai nguy c l 17,4%; 100% thai nguy c ỳng tuyn - Qun lý thai sm (< 12 tun ): 89,5% ( gim 1% so vi 2011) 26 - Khỏm thai 3 ln tr lờn/3 k thai nghộn/ thai ph ó t 100% Trung bỡnh 1 ph n trong thi k mang thai c khỏm 4,6 ln - Tiờm phũng un vỏn thai ph mi t 99,9% ( bng nm 2011)... - 49 tui) nụng thụn Vit Nam b thiu vitamin D Khi cú thai nhu cu canxi tng, do ú nhu cu vitamin D cng tng Vic b sung vitamin D ca ph n cú thai cũn hn ch nh: n ung khụng y , thai ph hay m nghộn, kiờng khụng ra ngoi nờn ớt c tip xỳc vi ỏnh nng bui sỏng Ngoi ra cỏc yu t khỏc liờn quan n thiu vitamin D nh ngh nghip, ngi lm nhõn vi n vn phũng cú nguy c thiu vitamin D cao gp 2 ln so vi cụng nhõn v nụng dõn... 913 ca - Qun lý thai t 100% s , t l thai nguy c l 18,4%; - Qun lý thai sm ( < 12 tun ): 90,5% - Khỏm thai 3 ln tr lờn/3 k thai nghộn/ thai ph ó t 96% - Tiờm phũng un vỏn thai ph mi t 100% - 99,9% sinh ti y t c s y t, trong ú 12,8% sinh ti trm y t v 87,1% sinh ti bnh vin - S sinh c cõn: 4526 tr = 100% - S sinh < 2500 g: 131 tr = 2,8% (bng so vi 2011) - Chm súc sn ph sau sinh t 100% s thai ph trong... Nam l 160/100.000 tr sng, ca Vit Nam ch cũn 54/100.000 tr sng (thp hn ca so vi s 25 liu ca Tng iu tra Dõn s 2009 do Tng cc Thng kờ cụng b nm 2009 l 69/100.000 tr sng) T l qun lý thai nghộn chung ton quc nm 2010 t 95%, tng 0.4% so vi nm 2009 trong ú cỏc tnh vựng min nỳi phớa Tõy vn cú t l ph n mang thai c qun lý thai nghộn thp hn cỏc vựng khỏc Vi 95% ph n cú thai c qun lý trờn ton quc cho thy kin thc,... i din Vit nam nm 2006 ca Vin Dinh dng thỡ t l thiu mỏu ph n tui sinh mc trung bỡnh v ý ngha sc kho cng ng ( 37,6% ph n cú thai, 26,7% ph n khụng cú thai) Vựng ni thnh cú t l thiu mỏu thp hn ngoi thnh: 32,5% v 38,4% So vi nghiờn cu nm 1995 cng ca Vin dinh dng thỡ thiu mỏu ph n cú thai l 53% v ph n khụng cú thai trong tui sinh l 45% Nh vy t l thiu mỏu ca ph n trong tui sinh v ph n cú thai sau... cht, nhõn lc, trang thit b, thuc thit yu v kh nng cung ng dch v Hin nay, ton quc cú 64 trung tõm CSSKSS tnh, 697 trung tõm y t huyn, 10.926 trm y t xó, 11 bnh vin chuyờn khoa sn, 12 bnh vin chuyờn khoa nhi, 3 bnh vin sn nhi tuyn tnh, 7 bnh vin a khoa trung ng, 125 bnh vin a khoa tuyn tnh, 615 bnh vin a khoa tuyn huyn cú khoa sn, khoa nhi T l thụn/bn cú nhõn vi n y t cng ng, h thng cỏc bnh vin chuyờn khoa... nay Mc dự cụng tỏc qun lý thai nghộn hin nay ó c ng, nh nc quan tõm, c cỏc t chc on th phi hp thc hin v chỳng ta cú mt h thng qun lý, chm súc, iu tr cho cỏc sn ph khỏ ng b t trung ng n a phng, nhng cụng tỏc qun lý thai nghộn vn cũn nhng tn ti v thỏch thc cn phi quan tõm: - T l tai bin sn khoa cũn cao: - Qun lý thai sm t t l cũn thp - T l no hỳt thai/ s sinh cũn cao - S ph n khỏm thai 3 ln cũn thp, nhiu... thụng tin: - Phng vn ph n cú thai gm cỏc ni dung: + Nhng thụng tin chung + B sung vi cht dinh dng trong quỏ trỡnh mang thai - Phng vn cỏn b y t gm cỏc ni dung: + Nhng thụng tin chung + Kin thc, thc hnh ca cỏn b y t v vi cht dinh dng i vi ph n cú thai 2.2.3.2 Khỏm lõm sng Khỏm lõm sng c thc hin bi bỏc s ni khoa phỏt hin xem i tng nghiờn cu cú mc bnh cp tớnh, món tớnh, bnh thai nghộn khụng i tng c khỏm... gia mt khoỏng xng (BMD) v tỡnh trng vitamin D Mụng C, cũi xng cng ph bin, lng canxi khu phn thp v hn ch tip xỳc vi tia cc tớm mt tri (UV) trong mựa hố cú liờn quan vi tỡnh trng thiu vitamin D Suy dinh dng lm hn ch hiu qu ca vitamin D thu c trong mựa hố Do ú, mt s yu t cn c gii quyt hn ch thiu vitamin D trong quỏ trỡnh tng trng 1.2.2 Ti Vit Nam a Tỡnh hỡnh thiu mỏu dinh dng Theo nghiờn cu tỡnh trng . [57]. 1.2. Tình hình thiếu vi chất dinh dưỡng ở phụ nữ có thai hiện nay 1.2.1. Trên thế giới a. Tình hình thiếu máu dinh dưỡng Thiếu máu thiếu sắt là tình trạng thiếu vi chất quan trọng. Theo. trưởng. 1.2.2. Tại Vi t Nam a. Tình hình thiếu máu dinh dưỡng Theo nghiên cứu tình trạng thiếu máu ở phụ nữ tuổi sinh đẻ tại 6 tỉnh đại diện ở Vi t nam năm 2006 của Vi n Dinh dưỡng thì tỷ lệ thiếu. 32,5% và 38,4%. So với nghiên cứu năm 1995 cũng của Vi n dinh dưỡng thì thiếu máu ở phụ nữ có thai là 53% và phụ nữ không có thai trong độ tuổi sinh đẻ là 45%. Như vậy tỷ lệ thiếu máu của phụ nữ