1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Đánh giá điều kiện Địa chất công trình Trung tâm thương mại , dịch vụ và nhà ở tại huyện Tiên Du tỉnh Bắc Ninh ở giai đoạn khảo sát sơ bộ.Thiết kế khảo sát địa chất công trình phục vụ cho giai đoạn thiết kế kỹ thuật thi công công trình trên, thời gian thi

131 567 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 131
Dung lượng 1,29 MB

Nội dung

Mở Đầu  Bắc Ninh là một tỉnh Việt Nam thuộc khu vực phía bắc của vùng đồng bằng sông Hồng và tiếp giáp với vùng trung du Bắc bộ tại tỉnh Bắc Giang. Bắc Ninh là cửa ngõ phía đông bắc của thủ đô. Tỉnh lỵ là thành phố Bắc Ninh nằm cách trung tâm Hà Nội 30 km về phía Đông Bắc. Phía Tây và Tây Nam giáp thủ đô Hà Nội, phía Bắc giáp tỉnh Bắc Giang, phía Đông và Đông Nam giáp tỉnh Hải Dương, phía Nam giáp tỉnh Hưng Yên.Trong quy hoạch xây dựng, tỉnh này thuộc vùng Thủ đô. Vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ. Chính vì vậy Bắc Ninh là nơi thu hút rất nhìu lao động về đây làm việc . Để đáp ứng nhu cầu tỉnh Bắc Ninh đã ra quyết định khởi công xây dựng công trình :Khu trung tâm xúc tiến thương mại, phân phối hàng hoá, nhà ở công nhân và nhà ở kết hợp dịch vụ thương mại –tại địa điểm: Xã Đại Đồng Huyện Tiên Du Tỉnh Bắc Ninh. Để giúp Bắc Ninh ngày một phát triển hơn so với các tỉnh khác và giúp công nhân có thêm công việc chống nỗi lo thất nghiệp hiện nay.  Nhằm mục đích cho sinh viên ra trường được hiểu rõ hơn về nghề nghiệp, nắm vững kiến thức chuyên môn, kỹ năng làm việc, tôi đã được Khoa Khoa học và Kỹ thuật Địa chất và Bộ môn Địa chất công trình địa kỹ thuật cho phép đi thực tập tốt nghiệp tại Công ty cổ phần khảo sát và xây dựng USCO .Trong thời gian thực tập tại công ty, tôi đã tham gia lao động sản xuất cùng các anh chị đồng nghiệp. Tại đây tôi đã được nghiên cứu tài liệu trong phòng và tham gia công tác khảo sát địa chất công trình tại các dự án của công ty.  Kết thúc thực tập tốt nghiệp, căn cứ vào tài liệu thu thập, tôi đã được Bộ môn Địa chất công trình giao viết đồ án tốt nghiệp với đề tài:  “Đánh giá điều kiện Địa chất công trình Trung tâm thương mại , dịch vụ và nhà ở tại huyện Tiên Du tỉnh Bắc Ninh ở giai đoạn khảo sát sơ bộ.Thiết kế khảo sát địa chất công trình phục vụ cho giai đoạn thiết kế kỹ thuật thi công công trình trên, thời gian thi công phương án là 1 tháng”  Nội dung đồ án bao gồm:  Mở đầu  Phần I: Phần chung và chuyên môn  Chương 1. Điều kiện địa lý tự nhiên, dân cư, kinh tế, giao thông tỉnh Bắc Ninh  Chương 2. Đặc điểm trầm tích Đệ Tứ, địa chất thủy văn tỉnh Bắc Ninh.  Chương 3. Đánh giá điều kiện địa chất công trình khu xây dựng.  Chương 4. Dự báo các vấn đề địa chất công trình.  Phần II: Thiết kế phương án khảo sát địa chất công trình và dự trù kinh phí.  Chương5. Luận chứng nhiệm vụ thiết kế.  Chương6. Nội dung, khối lương, phương pháp tiến hành các dạng công tác khảo sát.  Chương 7. Dự trù nhân lực và kinh phí  Các bản vẽ kèm theo gồm:  Phụ lục 1:Sơ đồ bố trí các công trình thăm dò  Phụ lục 2: Mặt cắt Địa chất công trình  Phụ lục 3: Bảng tổng hợp chỉ tiêu cơ lý  Phụ lục 4: Bản đồ trầm tích đệ tứ khu vực Bắc Ninh

Trang 1

Mở Đầu

 Bắc Ninh là một tỉnh Việt Nam thuộc khu vực phía bắc của vùng đồng bằng

sông Hồng và tiếp giáp với vùng trung du Bắc bộ tại tỉnh Bắc Giang BắcNinh là cửa ngõ phía đông bắc của thủ đô Tỉnh lỵ là thành phố Bắc Ninhnằm cách trung tâm Hà Nội 30 km về phía Đông Bắc Phía Tây và Tây Namgiáp thủ đô Hà Nội, phía Bắc giáp tỉnh Bắc Giang, phía Đông và Đông Namgiáp tỉnh Hải Dương, phía Nam giáp tỉnh Hưng Yên.Trong quy hoạch xâydựng, tỉnh này thuộc vùng Thủ đô Vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ Chính

vì vậy Bắc Ninh là nơi thu hút rất nhìu lao động về đây làm việc Để đápứng nhu cầu tỉnh Bắc Ninh đã ra quyết định khởi công xây dựng côngtrình : Khu trung tâm xúc tiến thương mại, phân phối hàng hoá, nhà ở công

nhân và nhà ở kết hợp dịch vụ thương mại –tại địa điểm: Xã Đại Đồng

-Huyện Tiên Du - Tỉnh Bắc Ninh Để giúp Bắc Ninh ngày một phát triển hơn

so với các tỉnh khác và giúp công nhân có thêm công việc chống nỗi lo thấtnghiệp hiện nay

 Nhằm mục đích cho sinh viên ra trường được hiểu rõ hơn về nghề nghiệp,nắm vững kiến thức chuyên môn, kỹ năng làm việc, tôi đã được Khoa Khoahọc và Kỹ thuật Địa chất và Bộ môn Địa chất công trình- địa kỹ thuật chophép đi thực tập tốt nghiệp tại Công ty cổ phần khảo sát và xây dựngUSCO Trong thời gian thực tập tại công ty, tôi đã tham gia lao động sảnxuất cùng các anh chị đồng nghiệp Tại đây tôi đã được nghiên cứu tài liệutrong phòng và tham gia công tác khảo sát địa chất công trình tại các dự áncủa công ty

 Kết thúc thực tập tốt nghiệp, căn cứ vào tài liệu thu thập, tôi đã được Bộmôn Địa chất công trình giao viết đồ án tốt nghiệp với đề tài:

 “Đánh giá điều kiện Địa chất công trình Trung tâm thương mại , dịch vụ

và nhà ở tại huyện Tiên Du tỉnh Bắc Ninh ở giai đoạn khảo sát sơ bộ.Thiết kế khảo sát địa chất công trình phục vụ cho giai đoạn thiết kế kỹ thuật- thi công công trình trên, thời gian thi công phương án là 1 tháng”

 Nội dung đồ án bao gồm:

 Mở đầu

Trang 2

 Phần I: Phần chung và chuyên môn

 Chương 1 Điều kiện địa lý tự nhiên, dân cư, kinh tế, giao thông tỉnh BắcNinh

 Chương 2 Đặc điểm trầm tích Đệ Tứ, địa chất thủy văn tỉnh Bắc Ninh

 Chương 3 Đánh giá điều kiện địa chất công trình khu xây dựng

 Chương 4 Dự báo các vấn đề địa chất công trình

 Phần II: Thiết kế phương án khảo sát địa chất công trình và dự trù kinh phí

 Chương5 Luận chứng nhiệm vụ thiết kế

 Chương6 Nội dung, khối lương, phương pháp tiến hành các dạng công táckhảo sát

 Chương 7 Dự trù nhân lực và kinh phí

 Qua thời gian hơn 2 tháng làm đồ án, với sự nỗ lực của bản thân cùng sự

hướng dẫn, chỉ bảo tận tình của thầy giáo ThS Dương Văn Bình, đến nay

bản đồ án tốt nghiệp đã được hoàn thành Tuy nhiên, do còn hạn chế về kiếnthức cũng như kinh nghiệm thực tế nên nội dung đồ án không tránh khỏinhững thiếu sót Vì vậy kính mong nhận được sự chỉ bảo tận tình của cácthầy cô và sự đóng góp ý kiến của các bạn đồng nghiệp để bản đồ án được

hoàn thiện hơn

Tôi xin chân thành cảm ơn!

Hà Nội, ngày tháng năm …

Sinh viên thực hiện

Nguyễn Tuấn Anh Lớp ĐCCT- ĐKT A K56

Trang 3

PHẦN I:

PHẦN CHUNG VÀ CHUYÊN MÔN

Trang 4

CHƯƠNG 1 ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, DÂN CƯ, KINH TẾ, GIAO THÔNG TỈNH BẮC

1.2 Địa hình

 Địa hình Bắc Ninh chủ yếu là ĐB.châu thổ được bồi đắp phù sa chủ yếu

là sông Đuống và sông Thái Bình ( đồi núi chiếm 1,87% diện tích toàn tỉnh) Địa hình của tỉnh này tương đối phẳng, có hướng dốc chủ yếu từ Bắc xuống Nam và từ Tây sang Đông, được thể hiện qua các dòng chảy

bề mặt đổ về sông Đuống và sông Thái Bình Vùng đồng bằng thường có

độ cao phổ biến từ 3-7 m, địa hình trung du (hai huyện Quế Võ và Tiên Du) có một số dải núi độ cao phổ biến 300–400 m

1.3 Thủy văn

 Bắc Ninh có mạng lưới sông ngòi khá dày đặc, mật độ lưới sông khá cao,trung bình 1,0 - 1,2 km/km2, có 3 hệ thống sông lớn chảy qua gồm sông Đuống, sông Cầu và sông Thái Bình. Sông Đuống có chiều dài 42 km nằm trên đất Bắc Ninh, tổng lượng nước bình quân 31,6 tỷ m3 Mực nước cao nhất tại bến Hồ tháng 8/1945 là 9,64m, cao hơn so với mặt ruộng là 3 – 4 m Sông Đuống có hàm lượng phù sa cao, vào mùa mưa

Trang 5

trung bình cứ 1 m3 nước có 2,8 kg phù sa. Sông Cầu có chiều dài sông Cầu là 290 km với đoạn chảy qua tỉnh Bắc Ninh dài 70 km, lưu lượng nước hàng năm khoảng 5 tỷ m3 Sông Cầu có mực nước trong mùa lũ cao từ 3 – 6 m, cao nhất là 8 m, trên mặt ruộng 1 – 2 m, trong mùa cạn mức nước sông lại xuống quá thấp (0,5 - 0,8 m). Sông Thái Bìnhthuộc vào loại sông lớn của miền Bắc có chiều dài 385 km, đoạn chảy qua tỉnh Bắc Ninh dài 17 km[14] Do phần lớn lưu vực sông bắt nguồn từ các vùng đồi trọc miền đông bắc, đất đai bị sói mòn nhiều nên nước sông rất đục, hàm lượng phù sa lớn Do đặc điểm lòng sông rộng, ít dốc, đáy nông nên sông Thái Bình là một trong những sông bị bồi lấp nhiều nhất Theo tài liệu thực đo thì mức nước lũ lụt lịch sử sông Thái Bình đo được tại Phả Lại năm 1971 đạt tới 7,21 m với lưu lượng lớn nhất tại Cát Khê là 5000 m3/s Ngoài ra trên địa bàn tỉnh còn có các hệ thống sông ngòi nội địa như sông Ngũ huyện Khê, sông Dâu, sông Đông Côi, sông Bùi, ngòi TàoKhê, sông Đồng Khởi, sông Đại Quảng Bình.

1.4 Khí hậu

Bắc Ninh nằm trong vùng khí hậu cận nhiệt đới ẩm, chia làm 4 mùa rõ rệt (xuân,

hạ, thu, đông) Có sự chênh lệch rõ ràng về nhiệt độ giữa mùa hè nóng ẩm và mùa đông khô lạnh Sự chênh lệch đạt 15-16 °C. Mùa mưa kéo dài từ tháng năm đến tháng mười hàng năm Lượng mưa trong mùa này chiếm 80% tổng lượng mưa cả năm Lượng mưa trung bình hàng năm: 1.400-1.600 mm Nhiệt độ trung bình: 23,3 °C Số giờ nắng trong năm: 1.530-1.776 giờ Độ ẩm tương đối trung bình: 79%

1.5 Tài nguyên và khoáng sản

 Tài nguyên rừng không lớn, chủ yếu là rừng trồng Tổng diện tích đất rừng là 661,26 ha phân bố tập trung ở Quế Võ (317,9 ha) và Tiên Du (254,95 ha) Tổng trữ lượng gỗ ước tính 3.279 m³, trong đó rừng phòng

Trang 6

Vũ Ninh - Bắc Ninh có trữ lượng khoảng 300.000 m³ Ngoài ra còn có than bùn ở Yên Phong với trữ lượng 60.000 - 200.000 tấn.

1.6 Kinh tế - xã hội

a Dân cư

 Năm 2009, dân số Bắc Ninh là 1.024.472 người, chỉ chiếm 1,21% dân số

cả nước và đứng thứ 39/63 tỉnh, thành phố, trong đó nam 502.925 người

và nữ 521.547 người; khu vực thành thị 240.987 người, chiếm 23,5% dân số toàn tỉnh và khu vực nông thôn 783.485 người, chiếm 76,5% Mật độ dân số Bắc Ninh năm 2010 đã lên tới 1,262 người/km², gần gấp

5 lần mật độ dân số bình quân của cả nước và là địa phương có mật độ dân số cao thứ 3 trong số 63 tỉnh, thành phố, chỉ thấp hơn mật độ dân số của Hà Nội và của thành phố Hồ Chí Minh Năm 2011, dân số Bắc Ninh

là 1.060.300 người, mật độ dân số 1289 người/km², vẫn là tỉnh có mật

độ dân số cao thứ 3 cả nước

 Bắc Ninh có một dân số trẻ với nhóm tuổi lao động từ 15 đến 60 là 665.236 người, chiếm 64,93% tổng dân số Nhóm tuổi dưới 15 có

258.780 người, chiếm 25,26% tổng dân số còn nhóm người trên 60 tuổi

có 100.456 người, tức chiếm 9,8%

b.Thành phần dân tộc :

 Trên địa bàn tỉnh có khoảng 27 dân tộc trên tổng số 54 dân tộc cả nước sinh sống , trong đó chiếm chủ yếu là dân tộc Kinh chiếm tuyệt đa số khoảng 99,67% so với dân số tỉnh, tiếp sau đó là dân tộc Tày Nùng chiếm khoảng 0,22% dân số tỉnh ,còn lại là các dân tộc khác

c Tôn giáo

 Cũng giống như phần lớn các tỉnh khác tại Miền Bắc Việt Nam, Bắc Ninh

có đại đa số cư dân "không tôn giáo" Theo thống kê năm 2009, số người theo có tôn giáo tại tỉnh Bắc Ninh là 16.362 người, tức chiếm 1,6% tổng dân

số của tỉnh.[19] Hiện nay, Bắc Ninh có 7 tôn giáo hoạt động là Phật

giáo, Công giáo, Tin Lành,Hồi giáo, Minh Lý đạo,Phật giáo Hòa

Hảo và Cao Đài Bắc Ninh có 40 xứ đạo Công giáo hoạt động và tất cả các hoạt động Công giáo ở Bắc Ninh đều do Toà Giám mục Giáo phận Bắc Ninh chỉ đạo

Trang 7

ký 117 triệu USD, kết cấu hạ tầng yếu kém, công nghiệp chỉ có các cơ sở sản xuất nhỏ, giá trị sản xuất công nghiệp trên địa bàn đạt 569 tỷ đồng Sau năm 1997 kinh tế Bắc Ninh đã phát triển[6] Giai đoạn 2006-2010 GDP tăng trưởng trung bình 15,3% trong đó có năm 2010 tăng trưởng tới 17.86% (caonhất từ trước tới nay của tỉnh) Năm 2011, kinh tế Bắc Ninh đạt 16,2% - là tốc độ tăng trưởng cao nhất cả nước Năm 2012, GDP Bắc Ninh tăng trưởngđạt 12,3%.

 Năm 2012, tổng sản phẩm trong tỉnh (GDP) đạt trên 13.607 tỷ đồng (đứng thứ 9 toàn quốc và thứ 2 khu vực đồng bằng sông Hồng); cơ cấu kinh tế tiếptục chuyển dịch theo hướng công nghiệp hóa: Khu vực công nghiệp và xây dựng chiếm 77,82%; dịch vụ 16,57%; Nông, lâm nghiệp và thủy sản còn 5,61% Năm 2012, GDP bình quân đầu người đạt 67,4 triệu đồng/năm

Trang 8

(tương đương 3.211 USD) và nằm trong top thu nhập bình quân cao nhất cả nước.

 Thu ngân sách nhà nước Bắc Ninh nộp ngân sách lớn thứ 12 cả nước Năm

2011, ngân sách là 6800 tỷ, đưa Bắc Ninh lần đầu tiên có khả năng tự cân đối ngân sách và đóng góp vào ngân sách nhà nước Năm 2012 Bắc Ninh đãđạt tới 9.068,5 tỷ đồng

 Tỉnh Bắc Ninh hiện tại có hơn 600.000 người trong độ tuổi lao đông nhưng thiếu lao động có trình độ chuyên môn Nhiều sinh viên tốt nghiệp vẫn phải đào tạo lại, cơ cấu và chất lượng nguồn lao động chưa dịch chuyển theo yêucầu cơ cấu ngành kinh tế Việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế vẫn chậm, đặc biệt cơ cấu nội ngành công nghiệp, dịch vụ và các sản phẩm chủ lực mũi nhọn

 Tổng sản phẩm trên địa bàn tỉnh (GRDP) năm 2013 ước tăng 11,8% so với năm trước đó (giá so sánh năm 2010); GRDP bình quân đầu người đạt 68,2 triệu đồng/người/năm (tương đương 3.243 USD) Cơ cấu kinh tế tiếp tục chuyển dịch theo hướng công nghiệp hóa-hiện đại hóa: khu vực công

nghiệp và xây dựng 74,5%; dịch vụ 19,5%; nông, lâm nghiệp và thuỷ sản 6%

 Giá trị sản xuất công nghiệp cả năm tính theo giá so sánh 2010 ước 598.770

tỷ đồng, tăng 60,7% so với năm 2012 Khu vực dịch vụ vẫn duy trì tăng trưởng, đặc biệt hoạt động ngoại thương có bước "nhảy vọt" với kim ngạch xuất khẩu đạt hơn 23 tỷ USD, tăng 68% Chất lượng tăng trưởng còn thể hiện khi tổng vốn đầu tư phát triển trên địa bàn cả năm ước đạt hơn 36.300

tỷ đồng, tăng 11,5%; thu ngân sách Nhà nước ước đạt hơn 11.530 tỷ đồng, tăng 22,1%.Tổng sản phẩm trên địa bàn tỉnh (GRDP) năm 2013 ước tăng 11,8% so với năm trước đó (giá so sánh năm 2010); GRDP bình quân đầu người đạt 68,2 triệu đồng/người/năm (tương đương 3.243 USD) Cơ cấu kinh tế tiếp tục chuyển dịch theo hướng công nghiệp hóa-hiện đại hóa: khu vực công nghiệp và xây dựng 74,5%; dịch vụ 19,5%; nông, lâm nghiệp và thuỷ sản 6%

 Giá trị sản xuất công nghiệp cả năm tính theo giá so sánh 2010 ước 598.770

tỷ đồng, tăng 60,7% so với năm 2012 Khu vực dịch vụ vẫn duy trì tăng trưởng, đặc biệt hoạt động ngoại thương có bước "nhảy vọt" với kim ngạch xuất khẩu đạt hơn 23 tỷ USD, tăng 68% Chất lượng tăng trưởng còn thể hiện khi tổng vốn đầu tư phát triển trên địa bàn cả năm ước đạt hơn 36.300

tỷ đồng, tăng 11,5%; thu ngân sách Nhà nước ước đạt hơn 11.530 tỷ đồng, tăng 22,1%

 Trong 10 tháng đầu năm 2014, tổng thu ngân sách Nhà nước trên địa bàn tỉnh đạt 10.908,3 tỷ đồng, đạt 96,2% KH năm và tăng 20,5% so cùng kỳ năm trước

Trang 9

 Tính riêng tháng 10/2014, tổng thu ngân sách Nhà nước trên địa bàn tỉnh đạt 992,6 tỷ đồng, tăng 50,9% so tháng 9/2014 Trong đó, thu từ doanh nghiệp Nhà nước trung ương đạt 94 tỷ đồng, gấp 3,3 lần so tháng trước; thu

từ doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài đạt 289,5 tỷ đồng, gấp 2,8 lần so tháng trước; thu từ khu vực ngoài Nhà nước đạt 93,5 tỷ đồng, gấp 4,5 lần sotháng trước; thu từ hải quan đạt 308 tỷ đồng

 Cũng trong tháng 10/2014, tổng chi ngân sách trên địa bàn tỉnh đạt 431,4 tỷ đồng Sau 10 tháng đầu năm 2014, tổng chi ngân sách đạt 5.647,5 tỷ đồng, đạt 76,3% KH năm và tăng 10,9% so cùng kỳ năm trước

 Năm 2015, tổng thu NSNN trên địa bàn đạt 15.050 tỷ đồng, bằng 107,5%

dự toán, bằng 118,7% so với năm 2014 Trong đó, thu nội địa ước đạt

10.035 tỷ đồng; thu từ hoạt động xuất nhập khẩu đạt 4.540 tỷ đồng Tổng chi ngân sách địa phương ước thực hiện là 13.394 tỷ đồng, bằng 146% so với dự toán; trong đó chi đầu tư phát triển ước thực hiện trên 3.784 tỷ đồng Việc đầu tư từ vốn ngân sách tỉnh đã góp phần lớn trong việc xây mới, nângcấp, cải tạo hệ thống giao thông, hỗ trợ đầu tư xây dựng hạ tầng nông thôn

và các dự án trọng điểm

e Du lịch

 Bắc Ninh hiện có hàng trăm di tích lịch sử văn hóa với nhiều đình, chùa, lễ hội và những làn điệu dân ca Quan họ Bề dày lịch sử, văn hóa đã tạo cho Bắc Ninh tiềm năng phát triển du lịch văn hóa Bắc Ninh có 3 khu du lịch là:Khu du lịch văn hoá Quan họ Cổ Mễ (thành phố Bắc Ninh); khu du lịch văn hoá Đền Đầm (thị xã Từ Sơn); khu du lịch văn hoá Phật Tích (huyện Tiên Du) Bên cạnh đó, theo dự kiến sẽ có 3 khu du lịch khác là: Khu du lịch lâm viên Thiên Thai (huyện Gia Bình); khu du lịch văn hoá lịch sử Như Nguyệt (huyện Yên Phong); khu du lịch tâm linh Hàm Long - Núi Dạm (thành phố Bắc Ninh) và lựa chọn 22 điểm di tích quy hoạch phát triển thành điểm du lịch làm động lực cho các tuyến du lịch khép kín, liên hoàn và hấp dẫn trên địa bàn Trong đó có một số di tích lịch sử - văn hóa tiêu biểu để hình thành các điểm, các tuyến du lịch hấp dẫn như Văn Miếu Bắc Ninh, chùa Phật Tích, lăng Kinh Dương Vương, chùa Dâu, chùa Bút Tháp, đền Đô, đền thờ

Lê Văn Thịnh,Chùa Cổ Lũng,Chùa Lim Ngoài ra, còn có du lịch cộng đồng tại làng gốm Phù Lãng (huyện Quế Võ), làng tương Đình Tổ, khu vực chùa Bút Tháp (huyện Thuận Thành), làng Quan họ Viêm Xá (Thành phố Bắc Ninh) Làng gỗ mĩ nghệ Đồng Kỵ

f Giao thông

Trang 10

Bắc Ninh là tỉnh có hệ thống giao thông đa dạng, gồm cả đường bộ, đường sắt và đường sông Trong đó, hệ thống đường bộ được đánh giá là tương đối đồng bộ so với các tỉnh khác trong cả nước.

Cao tốc Nội Bài - Bắc Ninh nằm trên đường quốc lộ 18

Về đường bộ, tỉnh có 5 quốc lộ chạy qua là:

 Tuyến Quốc lộ 1A chạy từ Hà Nội lên Lạng Sơn)

 Tuyến Quốc lộ 18 (Nội Bài - Hạ Long - Cảng Cái Lân - Móng Cái)

 Tuyến Quốc lộ 38 từ thành phố Bắc Ninh đi Hà Nam

 Tuyến quốc lộ 3 cao tốc mới Hà Nội - Bắc Ninh - Thái Nguyên

 Tuyến quốc lộ 17 được nâng cấp theo Quyết định số 2546/QĐ-BGTVT từ tỉnh lộ 282 đoạn (Quế Võ - Gia Bình - Thuận Thành thuộc tỉnh Bắc Ninh) nối Quốc lộ 18 (tại Quế Võ) với Quốc lộ 5 (Hà Nội - Hải Phòng) tại Thị trấnTrâu Quỳ - Gia Lâm - Hà Nội (cách cầu vượt Thanh Trì khoảng 2 km) Ngoài ra, Quốc lộ 5 nằm liền kề với Bắc Ninh

 Cùng với quy hoạch vành đai 3, 4 của Hà Nội đều đi qua hầu hết các huyện, thị

xã, thành phố của tỉnh Bắc Ninh tạo ra một mạng lưới giao thông đồng bộ, liên hoàn giữa Hà Nội với Bắc Ninh, và giữa Bắc Ninh với các tỉnh lân cận Trong tỉnh có các tỉnh lộ như 179,276, 280, 281, 283, 285, 287, 291, 295 kết nối các địa phương trong tỉnh với nhau Đã có một số cây cầu bắc qua sông để nối Bắc Ninh với các địa phương khác hoặc các huyện với nhau như:Cầu Mai Đình - Đông Xuyên,Cầu Đáp Cầu,Cầu Như Nguyệt,Cầu Phả Lại,Cầu Bình Than,Cầu Hồ

Về đường sắt, Bắc Ninh có tuyến đường sắt Hà Nội - Đồng Đăng chạy qua

và tuyến đường sắt Hà Nội - Bắc Ninh - Hạ Long (Quảng Ninh) đang được xây dựng

Về đường thủy, Bắc Ninh có hệ thống sông Cầu, sông Thái Bình và sông

Đuống nối ra sông Hồng; các sông nhỏ như sông Ngũ Huyện Khê, sông Dâu, sông Đông Côi, sông Bùi, ngòi Tào Khê (đang được nâng cấp để thoát nước cho thành phố), sông Đồng Khởi, sông Đại Quảng Bình

Cảng nội địa, Bắc Ninh có 5 cảng: Cảng Đáp Cầu,Cảng Á Lữ, Cảng Đức

Long, Cảng Bến Hồ, Cảng Kênh Vàng

Về đường hàng không, Bắc Ninh nằm liền kề với Sân bay Quốc tế Nội Bài

Từ trung tâm Tp.Bắc Ninh đến Sân bay Quốc tế Nội Bài khoảng 30 km đượcnối bằng QL 18 Hệ thống đường nội bộ các Khu ĐTM, KCN trên đia bàn toàn tỉnh được đồng bộ hiện đại thích ứng được với quá trình đô thị hóa nhanh của các địa phương trong tỉnh, các tuyến này cũng được liên kết với

Trang 11

nhau nhằm tạo lập hệ thống giao thông liên hoàn để việc vận chuyển hàng hóa thuận lợi hơn giảm áp lực giao thông cho các quốc lộ, tỉnh lộ trên địa bàn

CHƯƠNG 2 ĐẶC ĐIỂM TRẦM TÍCH ĐỆ TỨ, ĐỊA CHẤT THỦY VĂN TỈNH BẮC

2.1.1Thống Pleistoxen giữa,hệ tầng Hà Nội (a-apQ 1 2-3hn)

Hệ tầng này phân bố đều trên toàn bộ khu vực Hà Nội, có nguồc gốc tích tụ sông, sông lũ hỗn hợp, bề dày dao động từ 11,0 đến 27,0m Theo thứ tự từ dưới lên, mặt cắt vùng phủ được chia ra làm 3 tập như sau:

- Tập 1 (dưới):Gồm cuội, cuội tảng (kích thước từ 2 – 5m, có nơi đạt 10cm), sỏi

sạn và rất ít bột xen kẽ, độ mài mòn từ kém đến trung bình, chọn lọc tốt Bề dày tập 34,0m, đây là đối tượng chứa nước phong phú và có chất lượng tốt cho sinh hoạt và công nghiệp

-Tập 2 (giữa):Gồm cát hạt thô, cát bột, sỏi sạn ít cuội nhỏ màu xám vàng, chủ yếu

là thạch anh và một ít silic, fensfat, có một vài khoáng chất nặng Độ mài mòn và chọn lọc tốt, bề dày tập khoảng 17,0m

- Tập 3 (trên):Gồm bột sét có màu nâu, xám vàng, xám đen chứa mùn thực vật,

chiều dày tập này khoảng 4,0m, có tuổi Pleistoxen muộn

Trang 12

2.1.2.Thống Pleistoxen trên, hệ tầng Vĩnh Phúc (Q 1 3vp)

Trầm tích hệ tầng Vĩnh Phúc lộ ra trên diện rộng, cao độ tại các hố khoan khảo sát thay đổi khá lớn, bề dày nhỏ nhất tại vị trí LKP48 là 3,5m, bề dày lớn nhất tại LK7HN là 37,0m

Nét đặc trưng của hệ tầng này là trên bề mặt có hiện tượng laterit hoá yếu, có màu sắc loang lổ dễ nhận biết hệ tầng Vĩnh Phúc có sự chuyển đổi nhanh về thành phần hạt theo không gian từ sét, sét lẫn bụi chuyển thành bụi cát Tất cả các thành phần

từ thô đến mịn khi lộ ra trên mặt đều bị phong hoá loang lổ, có quan hệ bất chỉnh hợp với hệ tầng Hải Hưng

Hệ tầng này có chiều dày khoảng 61m Qua phân tích mẫu đất đá người ta thấy tầng này có nguồn gốc lục địa Theo thành phần thạch học hệ tầng Vĩnh Phúc chia

ra 4 tập từ dưới lên trên gồm có:

-Tập 1: Gồm cuội sỏi nhỏ, cát lẫn ít sét bột có màu xám vàng Thành phần khoáng

vật chủ yếu là thạch anh (trên 90%), còn lại là các khoáng vật khác, cấu tạo phân lớp đồng hướng và phân chéo, độ mài mòn và chọn lọc trung bình Chiều dày của tập này khoảng 10m

- Tập 2: Thành phần cát lẫn bột, cát vàng, thỉnh thoảng có thấu kính sỏi nhỏ, có

màu xám vàng, nâu Thành phần khoáng vật chủ yếu là thạch anh Độ mài mòn và chọn lọc từ trung bình đến tốt Chiều dày tập khoảng 33m

- Tập 3: Thành phần gồm sét caolin màu xám trắng, sét bột màu xám vàng (tích tụ

dạng hồ sót) Chiều dày tập biến đổi từ 2 – 10m

- Tập 4: Thành phần sét, bột sét màu đen, xám vàng, có nguồn gốc tích tụ đầm lầy

Hàm lượng sét chiếm từ 12,9 đến 45% Một số nơi gặp nhiều thấu kính sỏi

nhỏ Khoáng vật sét là hydromica và kaolinit Chiều dày tập biến đổi từ 3 – 8m

2.1.3.Thống Holoxen, phụ thống dưới - giữa, hệ tầng Hải Hưng (Q 2 1-2 hh)

Trầm tích hệ tầng Hải Hưng bao gồm tích tụ hồ - đầm lầy (lb Q21-2hh1) tích tụ biển

(mQ21-2hh2), tích tụ hồ (lQ21-2hh2), tích tụ đầm lầy (bQ21-2hh1) Chúng phân bố chủ

yếu ở phía nam và rải rác ở các vùng phía bắc Hà Nội Trầm tích hệ tầng Hải Hưngđược chia làm 3 phụ hệ tầng như sau:

Trang 13

Phụ hệ tầng dưới (lb Q21-2 hh1)

Trầm tích được tạo thành vào thời kì biển tiến, phân phố chủ yếu ở phía đông nam thành phố, chúng có nguồn gốc hồ-đầm lầy Thành phần chủ yếu là sét bột chứa hữu cơ màu xám, xám đen, nhiếu nơi phần trên của trầm tích là lớp than bùn dày 1-2m Trầm tích của tầng này phân bố trực tiếp trên bề mặt bào mòn, bị phong hoá loang lổ của hệ tầng Vĩnh Phúc, phía trên của tầng trầm tích biến đổi từ 2-6m đến trên 20m

Phụ hệ tầng giữa (l,m Q21-2 hh2)

Trầm tích của phụ tầng này gồm hai nguồn gốc khác nhau:

Trầm tích có nguồn gốc hồ lục địa: Có thành phần là sét, bột sét màu xám vàng, xám xanh, có ít sạn sỏi nhỏ là kết vón axit sắt Các trầm tích này thường phân bố trên các trầm tích phụ hệ tầng Hải Hưng dưới Bề dày trầm tích biến đổi từ 0,5-4m.Trong thành phần có chứa tảo nước ngọt

Trầm tích nguồn gốc biển: Có thành phần có thành phần chủ yếu là sét bột màu xám xanh, xanh lơ, ở đáy có ít mùn thực vật Trong thành phần có chứa hoá thạch biển

Phụ hệ tầng trên (bQ21-2 hh3)

Trầm tích phụ tầng này có nguồn gốc đầm lầy sau biển tiến và hầu như không gặp trong khu vực nội thành Hà Nội Thành phần là trầm tích sét bột, có ít cát màu đen chứa than bùn, thực vật bị bùn hoá phân huỷ kém, trong trầm tích chứa tảo nước ngọt và hoá thạch biển Diện lộ ít, chủ yếu bị phủ bởi các bồi tích của hệ tầng Thái Bình, chiều dày 2,0m

2.1.5.Thống Holoxen, phụ thống trên, hệ tầng Thái Bình (aQ 2 3tb)

Các trầm tích hệ tầng Thái Bình là những trầm tích trẻ nhất vùng và phân bố đều trên bề mặt nghiên cứu, chúng có nguồn gốc bồi tích sông và được chia làm 2 phụ

hệ tầng

Phụ hệ tầng dưới (aQ23tb1)

Trầm tích của phụ hệ tầng có diện phân bố rộng, chiều dày 30m Trầm tích của phụ

hệ tầng được chia làm 4 tập, theo sự tăng dần về kích thước hạt, từ dưới lên gồm:

Trang 14

- Tập 1: Thành phần là cuội sỏi, cát lẫn ít bột sét màu xám nâu nhạt, bề dày của tập

- Tập 4:Trầm tích tập này có nguồn gốc hồ, đầm lầy Thành phần trầm tích là sét

lẫn ít mùn thực vật màu nâu xám, có chứa di tích ốc xoắn hiện đại Tập này dày khoảng 1m và rất hiếm trong khu vực nghiên cứu

Phụ hệ tầng trên (aQ23tb2)

Các trầm tích của phụ hệ tầng trên có nguồn gốc aluvi hiện đại, phân bố trong khu vực bãi bồi và hướng lòng sông

Trầm tích của hệ tầng được chia làm 2 tập:

- Tập1: Thành phần là cuội sỏi, cát lẫn ít bột sét màu vàng xám, bề dày tập biến đổi

từ 3- 10m

- Tập 2: Thành phần là bột sét màu nâu nhạt chứa ốc trai nước ngọt và mùn

thực vật Khoáng vật sét chủ yếu là kaolinit, hiđromica và clorit Bề dày của tầng biến đổi

2.2 Đặc điểm địa chất thủy văn

Với mục đích nghiên cứu phục vụ cho công tác khảo sát địa chất công trình

(ĐCCT), trong chương này chỉ đề cập chủ yếu đến phức hệ chứa nước trầm tích Đệ

tứ, bên cạnh đó tầng cách nước cũng ít nhiều ảnh hưởng đến đặc điểm địa chất thuỷ văn của khu vực

2.2.1 Tầng chứa nước lỗ hổng, không áp Hologen (qh)

Tầng chứa nước lỗ hổng Hologen trên (qh) có thành phần thạch học thuộc hệ tầng

Thái Bình Q2 2 tb phân bố thành những dải hẹp Chiều dày tầng chứa nước biến đổi

từ 10-15m Các lỗ khoan bơm nước thí nghiệm tầng này thường có lưu lượng 0,5/s ; tỷ lưu lượng từ 0,01-0,2 l/s ,hệ số thấm từ 0,34- 10m/ngày Nước trong tầng này là nước không áp Độ sâu mực nước tĩnh giao động theo mùa Mùa mưa từ

Trang 15

0,1-0.5-1 m; mùa khô từ 3-5m Nước có thành phần hóa học chủ yếu là Canxi, độ khoáng hóa thường nhỏ hơn 1 g/l.

Bicacbonat-2.2.1.2 Tầng chứa nước Holoxen dưới (qh 1 ):

Có thành phần thạch học trùng với các trầm tích song biển –đầm lầy của hệ tầng Hải Hưng Q21-2 hh Chiều dài trung bình 15,3m Kết quả đo tại các lỗ khoan , giếng

đào tầng này có lưu lượng thấp hơn,từ 0,0031 l/s đến 7,0l/s.Mực nước dao động hàng namwtuwf 0,8-3,3m.chất lượng nước thay đổi nhiều ,phụ thuộc vào nguồn gốc trầm tích ;ở nhưng nơi có nguồn gốc đầm lầy nước thường kém chất lượng Thành phần hóa học chủ yếu của nước thuộc loại Bicacbonat-Canxi,Magie,Natri hoặc Kali Clorua, Bicacbonat-Natri,Canxi

2.2.1.3 Tầng chứa nước Pleitocen (qp):

Đây là tầng chứa nước quan trọng nhất toàn vùng đồng bằng Bắc bộ, miền cung cấp cho tầng này là nước mưa , nước mặt ( sông ,suối,…) Xếp vào tầng chứa nước

qp gồm các trầm tích hạt thô nguồn gốc sông của hệ tầng Vĩnh Phúc Q1 3 vp, hệ tầng

Hà Nội Q2-3hn.Là 36,5m; trung bình 17,68m tầng chứa nước kết thúc ở độ sâu từ

35-45m, chiều dày trung bình của tầng chứa nước 23,51m Theo nghiên cứu của Hội Địa chất Việt Nam,Viện Địa chất môi trường, lưu lượng tại các hố khoan vào tầng này thay đổi từ vài l/s đến 25,31l/s ; đa phần các lỗ khoan có lưu lượng 10-20 l/s, trung bình 10,56 l/s Tầng qp là tầng giàu nước, chất lượng nước khá tốt chủ yếu thuộc loại nước nhạt Đây là tầng nước có áp, mực nước cách mặt đất 0,5-2,0m Mực nước dao động theo mùa và có liên quan đến khí tượng thủy văn

Thành phần hóa học chủ yếu Bicacbonat-Canxi,Natri hoặc Kali Clorua,

Canxi,Magie

Trang 16

CHƯƠNG 3 ĐÁNH GIÁ ĐIỀU KIỆN ĐỊA CHẤT CÔNG TRÌNH KHU XÂY DỰNG

Điều kiện địa chất công trình là tổng hợp các yếu tố địa chất tự nhiên ảnh hưởng đến công tác thiết kế, xây dựng và sử dụng công trình bao gồm các yếu tố sau: + Địa hình, địa mạo

+ Cấu trúc địa chất và đặc điểm kiến tạo

+ Địa tầng và tính chất cơ lý của các loại đất đá

+ Địa chất thủy văn

+ Các quá trình và hiện tượng địa chất động lực

+Vật liệu xây dựng khoáng tự nhiên

Trong giai đoạn khảo sát ĐCCT Khu trung tâm xúc tiến thương mại, phân phối hàng hóa, nhà ở công nhân và nhà ở kết hợp dịch vụ thương mại; xã Đại Đồng, huyện Tiên Du, tỉnh Bắc Ninh; sau khi đã thu thập đầy đủ tài liệu thông tin từ quá trình đi thực tập thì công tác khảo sát ĐCCT sơ bộ đã tiến hành lập sơ bộ tài liệu thực tế, khảo sát ĐCCT công trình bố trí mạng lưới công trình khoan thăm dò Số

hố khoan bố trí trên các nhà gồm 05 hố khoan ( HK16, HK18, HK19, HK20, HK22) Lấy mẫu thí nghiệm xác định các chỉ tiêu cơ lý của đất Dựa vào kết quả công tác khảo sát thu thập được, tiến hành đánh giá điều kiện ĐCCT khu khảo sát như sau:

3.1 Đặc điểm địa hình, địa mạo

Công trình “Khu trung tâm xúc tiến thương mại, phân phối hàng hóa, nhà ở công nhân và nhà ở kết hợp dịch vụ thương mại” được xây dựng tại Địa điểm: xã Đại Đồng, huyện Tiên Du, tỉnh Bắc Ninh, công trình dự kiến xây dựng 3 khối nhà với quy mô 2 khối nhà 8 tầng và 1 khối nhà 20 tầng Hiện trạng mặt bằng là đường nội

Trang 17

bộ thuộc khu vực với chênh cao địa hình nhỏ, khô ráo, thuận tiện cho công tác thi công.

3.2 Địa tầng và tính chất cơ lý của đất nền

3.2.1 Địa tầng

Theo kết quả khoan khảo sát ĐCCT thì địa tầng nền đất tại khu xây dựng bao gồm 07 lớp theo thứ tự trên xuống dưới như sau:

Lớp 1: Đất san lấp, sét, cát, gạch vỡ, rễ cây;

Lớp 2: Sét, xám nâu, xám đen, trạng thái dẻo mềm;

Lớp 3: Cát hạt thô đến vừa , xám ghi, xám đen, xám trắng, kết cấu xốp

Lớp 4: Sét, xám trắng,nâu vàng, xám xanh, trạng thái dẻo cứng;

Lớp 5: Sét pha, xám nâu, xám đen, xám xanh, trạng thái dẻo cứng;

Lớp 6: Cát hạt thô đến hạt vừa xám đen, xám trắng, xám nâu, kết cấu chặt;

Lớp 7: Sỏi màu xám trắng, xám vàng, kết cấu rất chặt

3.2.2 Tính chất cơ lý của đất nền

Tính chất cơ lý các lớp đất được xác định bằng các thí nghiệm hiện trường (SPT),

và các thí nghiệm trong phòng trên các mẫu đất nguyên dạng và xáo động đại diện cho các lớp đất đá

Trên cơ sở các chỉ tiêu cơ lý ở từng lớp của đất nền, ta có thể tính được modun tổng biến dạng (E0) và sức chịu tải quy ước (R0)

Với đất dính

Modun tổng biến dạng (E0) được tính theo công thức sau:

(kG/cm2) (3 - 1)Trong đó: β: hệ số xét đến điều kiện nở hông hạn chế, giá trị của nó được lấy tùy thuộc vào từng loại đất Cụ thể là lấy theo bảng 3.1

Trang 18

Bảng 3.1: Hệ số β

e1: hệ số rỗng của đất ứng với cấp áp lực P1, ở đây lấy P1 = 1 (kG/cm2);

(khi tính toán lấy e1 = e0);

a1-2: hệ số nén lún của đất ứng với khoảng áp lực từ P1 ÷ P2, P1 = 1kG/cm2 và P2

=2kG/cm2;mk: hệ số chuyển đổi từ kết quả tính E0 theo thí nghiệm nén một trục không nở hông trong phòng ra kết quả tính E0 theo thí nghiệm nén tĩnh bằng bàn nén ngoài trời Với đất loại sét có Is ≥ 0,75 lấy mk=1 Đối với đất loại sét trạng tháidẻo mềm đến cứng, mk được lấy theo bảng 3.2 :

Bảng 3.2: Giá trị m k phụ thuộc vào loại đất và hệ số rỗng tự nhiên của đất

Loại đất Giá trị mk ứng với giá trị hệ số rỗng e0

A, B, D: hệ số không thứ nguyên phụ thuộc vào góc ma sát trong φ, tra bảng theo TCVN 9362 – 2012;

Trang 19

γ: khối lượng thể tích tự nhiên của đất, (g/cm3);

c:lực dính kết của đất dưới đáy móng, (kG/cm2);

b,h: chiều rộng, chiều sâu đặt móng, quy ước lấy b=h=100cm;

Với đất rời

Modun tổng biến dạng (E0) được tính theo công thức của T.P.Tassios,

A.G.Anagnostoponlos:

E0 = a + C.(N + 6); kG/cm2 (3-3)Trong đó:

a: là hệ số; a=40 khi N > 15 và a=0 khi N < 15 (N: Là giá trị SPT của lớp đất);C: hệ số phụ thuộc vào loại đất xác định theo bảng 3.3:

Bảng 3.3: Hệ số C

Loại

đất Đất loại sét

Cátmịn

Cátvừa Cát to

Cát lẫn sạnsỏi Sỏi sạn lẫn cát

Trang 20

Bảng 3.4: Sức chịu tải quy ước của đất rời

Trang 21

Lớp này phân bố liên tục trong khu vực khảo sát, gặp trong tất cả các hố khoan Chiều dày lớp thay đổi từ 0,2m (HK16, HK17) đến 1,2m (HK19, HK20, HK22), trung bình 0,8m Thành phần của lớp là cát, sét, rễ cây….

Lớp 2: Sét, xám nâu, xám đen, trạng thái dẻo mềm;

Lớp 2 phân bố liên tục trong khu vực khảo sát, gặp lớp tại tất cả các hố khoan Độ sâu mặt lớp thay đổi từ +3,6m (HK22) đến +1,7m (HK16, HK19, K20), độ sâu đáylớp thay đổi từ +0,1m (HK22) đến -2,4m (HK19, HK20), chiều dày lớp thay đổi từ 2,6m (HK16) đến 4,1m (HK19, HK20), trung bình 3,5m Thành phần chính của lớp là sét trạng thái dẻo mềm Giá trị N biến đổi từ 4 đến 9, trung bình 6

Bảng 3.5: Chỉ tiêu cơ lý của lớp 2

Giá trịtiêuchuẩn

Trang 22

11 Độ sệt Is - 0,53

+ Sức chịu tải quy ước R0 của lớp 2 được tính theo công thức (3-2):

Với: γ = 1,84 g/cm3 = 1,84 T/m3

c = 0,24 kG/cm2 = 2,4 T/m2

φ = 9°27’, tra bảng I.1 và nội suy: A = 0,16; B = 1,64; D = 4,05

→ Ro = 1 (0,16 + 1,64) 1,84 + 2,4 4,05 = 13,03 (T/m2)=1,3 (kG/cm2)+ Mô đun tổng biến dạng E0 của lớp 2 được tính theo công thức (3-1):

là cát hạt vừa Giá trị N biến đổi từ 4 đến 19, trung bình 11

Trang 23

+ Sức chịu tải quy ước R0 của lớp 3 được xác định theo tiêu chuẩn TCVN

Trang 24

E0 = a + C (N+ 6) (kG/cm2)

N = 11 ⇒ a = 40

Hệ số C tra bảng 3.3 ta có: C = 4

Vậy Eo = 0 + 4.( 11 + 6 ) = 68 (kG/cm2 )

Lớp 4: Sét, xám trắng,nâu vàng, xám xanh, trạng thái dẻo cứng

Lớp 4 phân bố liên tục trong khu vực khảo sát, gặp lớp tại tất cả các hố khoan Độ sâu mặt lớp thay đổi từ -8,8m (HK19, HK20) đến -12,4m (HK18), độ sâu đáy lớp thay đổi từ -17m (HK22) đến -21,9m (HK19, HK20), chiều dày lớp thay đổi từ 5,6m (HK22) đến 13,1m (HK19, HK20), trung bình 9,0m Thành phần chính của

lớp là sét xám trắng, xám xanh Giá trị N biến đổi từ 10 đến 17, trung bình 15

Bảng 3.7: Chỉ tiêu cơ lý lớp 4

Giá trịtiêuchuẩn

Trang 25

+ Sức chịu tải quy ước R0 của lớp 4 được tính theo công thức (3-2):

Với: γ = 1,89 g/cm3 = 1,89 T/m3

c = 0,29 kG/cm2 = 2,9 T/m2

φ = 12°02’, tra bảng I.1 và nội suy: A = 0,23; B = 1,94; D = 4,42

→ Ro = 1 (0,23 + 1,94) 1,89 + 2,9 4,42 = 16,92(T/m2)=1,69 (kG/cm2)+ Mô đun tổng biến dạng E0 của lớp 2 được tính theo công thức (3-1):

Lớp 5: Sét pha, xám nâu, xám đen, xám xanh, trạng thái dẻo cứng

Gặp lớp này tại HK16, HK18, HK22 Độ sâu mặt lớp thay đổi từ -17m (HK22) đến -18,4m (HK18), độ sâu đáy lớp thay đổi từ -21m (HK22) đến -22,3m (HK16), chiều dày lớp thay đổi từ 3,0m (HK18) đến 4,7m (HK16), trung bình 3,9m Thành

Trang 26

phần chính của lớp là sét xám nâu, xám đen Giá trị N biến đổi từ 10 đến 24, trung

bình 17

Bảng 3.8: Chỉ tiêu cơ lý lớp 5

Giá trịtiêuchuẩn

+ Sức chịu tải quy ước R0 của lớp 5 được tính theo công thức (3-2):

Trang 28

+ Sức chịu tải quy ước R0 của lớp 6 được xác định theo tiêu chuẩn TCVN

Lớp 7: Sỏi màu xám trắng, xám vàng, kết cấu rất chặt

Gặp lớp tại HK16, HK18 Độ sâu mặt lớp thay đổi từ 30,3m (HK16) đến 31,2m (HK18), độ sâu đáy cũng như chiều dày lớp chưa được xác định cụ thể do

Trang 29

-chưa có hố khoan nào khoan qua lớp, tại hố khoan HK16 đã khoan vào lớp 6,8m vẫn chưa hết lớp, tại hố khoan HK18 đã khoan vào lớp 5,7m vẫn chưa hết lớp Thành phần của lớp là cuội sỏi lẫn cát, sạn Giá trị N trung bình lớn hơn 50.

+ Sức chịu tải quy ước R0 của lớp 5 được xác định theo tiêu chuẩn TCVN

9362-2012

R0 = 6,0 (kG/cm2)

+ Góc ma sát trong φ của lớp 5 được tính theo công thức (3-4):

Trang 30

3.3 Đặc điểm địa chất thuỷ văn

Trong quá trình thi công, đã tiến hành đo mực nước dưới đất trong các hố khoan, tại thời điểm khảo sát, mực nước dưới đất trong các hố khoan biến đổi từ 2,0m đến 2,2m, nước dưới đất chứa trong các lớp cát hạt mịn, cát lẫn sạn sỏi, cuội sỏi với chiều dày tầng chứa nước tương đối lớn lên lưu lượng lớn và tương đối ổn định theo mùa Trong giai đoạn khảo sát sơ bộ đã lấy 01 mẫu nước

Về địa tầng và tính chất cơ lý:

Trong phạm vi chiều sâu khảo sát cho thấy cấu trúc nền được cấu tạo bởi các lớp đất như sau:

Lớp 1: Đất san lấp, sét, cát, rễ cây

Trang 31

Lớp 2: Sét, xám nâu, xám đen, trạng thái dẻo mềm; chịu tải trung bình, biến dạng trung bình.

Lớp 3: Cát hạt thô đến hạt vừa màu xám ghi, xám đen, xám trắng, kết cấu chặt vừa ; sức chịu tải trung bình, biến dạng trung bình

Lớp 4: Sét, xám trắng,nâu vàng, xám xanh, trạng thái dẻo cứng; chịu tải tốt, biến dạng nhỏ

Lớp 5: Sét pha, xám nâu, xám đen, xám xanh, trạng thái dẻo cứng; chịu tải tốt, biếndạng nhỏ

Lớp 6: Cát hạt thô đến hạt vừa màu xám đen, xám trắng, xám nâu, kết cấu chặt; chịu tải tốt, biến dạng nhỏ

Lớp 7: Sỏi màu xám trắng, xám vàng, kết cấu rất chặt; chịu tải rất tốt, biến dạng rấtnhỏ

Về địa chất thuỷ văn:

Mực nước xuất hiện trong hố khoan ở độ sâu từ 2,0 m đến 2,2 m, xuất hiện trong lớp (1) mực nước dao động theo mùa nên cần chú ý đến vấn đề sạt lở hố móng trong quá trình thi công

3.4.2 Kiến nghị

Với địa tầng: Lớp (2,3) có sức chịu tải trung bình, không đặt móng trong lớp này Lớp (4,5,6) có sức chịu tải tốt, có diện phân bố rộng Lớp (6) sức chịu tải rất tốt có diện phân bố rộng, nằm dưới sâu, chúng tôi kiến nghị đơn vị thiết kế lựa chọn giải pháp móng như sau:

Đối với nhà 8 tầng: Chọn giải pháp móng cọc ma sát ép tĩnh, mũi cọc đặt vào lớp (4,5,6) có sức chịu tải tốt, biến dạng nhỏ

Đối với nhà 20 tầng: Chọn giải pháp móng cọc khoan nhồi, mũi cọc đặt vào lớp(7) có sức chịu tải rất tốt và biến dạng rất nhỏ

Trang 32

CHƯƠNG 4

DỰ BÁO CÁC VẤN ĐỀ ĐỊA CHẤT CÔNG TRÌNH

4.1 Phân tích các vấn đề địa chất công trình

 Các vấn đề địa chất công trình là vấn đề bất lợi về mặt ổn định,vấn đề kinh

tế cũng như khả năng xây dựng và sử dụng của công trình, phát sinh do điều kiện ĐCCT không đáp ứng được các yêu cầu làm việc của công trình Khi khảo sát ĐCCT việc dự báo các vấn đề địa chất công trình có ý nghĩa rất quan trọng, nó cho phép những vấn đề bất lợi của điều kiện ĐCCT đến việc xây dựng công trình cụ thể, từ đó có thể đưa ra các giải pháp thích hợp để khắc phục, đảm bảo công trình xây dựng kinh tế và sử dụng lâu dài

 Trên cơ sở tài liệu khảo sát ĐCCT giai đoạn trước ở khu xây dựng công trình có khả năng phát sinh những vấn đề sau:

o Vấn đề ổn định cường độ của nền đất

o Vấn đề biến dạng lún của công trình

o Vấn đề nước chảy vào hố móng

4.2 Dự váo các vấn đề địa chất công trình

4.2.1 Vấn đề ổn định cường độ của nền đất

 Nền đất trong diện khảo sát địa chất công trình Trung tâm thương mại và nhà ở cho nhân viên gồm 7 lớp với sức chịu tải của từng lớp khác nhau nên cần tính toán kỹ lưỡng trước khi lựa chọn lớp đất đặt nền móng công trình Tính chất của từng lớp được trình bày cụ thể như sau:

 Lớp 1: Đất san lấp , sét , cát , rễ cây…

 Lớp 2: Sét màu xám ghi, xám nâu ,xám đen,trang thái dẻo mềm

 Lớp 3: Cát hạt thô đến vừa màu xám ghi, xám đen, có chỗ xen kẹp với cát pha ,kết cấu xốp đến chặt vừa

 Lớp 4: Sét màu xám trắng , nâu vàng ,xám xanh xám đen ,trạng thái dẻo cứng

 Lớp 5: Sét pha đôi chỗ xen kẹp với cát pha màu xám nâu, xám đen, xám xanh , trạng thái dẻo cứng

Trang 33

 Lớp 6 : Cát hạt thô đến vừa màu xám đen , xám trắng , đôi chỗ xen kẹp với cát hạt mịn, kết cấu chặt vừa đến chặt

 Lớp 7: Sỏi màu xám trắng, xám vàng , lẫn cát, kết cấu rất chặt

4.2.2 Luận chứng giải pháp móng

 Nhà 20 tầng : Với địa tầng nền đất như trên và tải trọng nhà có quy mô thiết

kế tải trọng khoảng 650T/trụ Do tải trọng công trình lớn, yêu cầu ổn định cao, do đó không thể sử dụng giải pháp móng nông, phương án móng cọc đúc sẵn thì tiết diện và chiều sâu cọc lớn không đảm bảo tính kinh tế và kỹ thuật thi công Ở đây ta sử dụng giải pháp móng cọc khoan nhồi cho nhà 20 tầng là hợp lý nhất về kỹ thuật và kinh tế trong thi công Cọc được thi công bằng phương pháp khoan nhồi Mũi cọc được đặt vào lớp chịu lực là lớp 7 (Sỏi màu xám vàng , lẫn cát, trạng thái rất chặt)

 Nhà 8 tầng: Với địa tầng nền đất như trên và tải trọng nhà có quy mô thiết kếtải trọng khoảng 240T/trụ Do tải trọng công trình lớn, yêu cầu ổn định cao

do đó không thể sử dụng giải pháp móng nông Để đảm bảo hợp về mặt kỹ thuật và kinh tế ở đây ta sử dụng giải pháp móng cọc Bêtông đúc sẵn (cho nhà 8 tầng là hợp lý nhất về mặt kỹ thuật và thi công Cọc được thi công bằng phương pháp khoan dẫn Mũi cọc được đặt vào lớp chịu lực là lớp 5

Trang 34

Chọn đường kính lồng thép là 1m và lớp bêtông bao quanh cọc là 10cm từ đó ta có

số lượng cốt thép chủ là πd/20cm = (3,14 100 )/20 = 15,7 thanh thép và làm tròn

16 thanh)

+ Cốt thép dọc là thép A-III, chọn 16 thanh đường kính 20;

+ Cốt thép đai là thép A-II, đường kính 8; khoảng cách các đai là 20cmChọn chiều sâu đặt đài và chiều dài cọc

Theo kết quả khảo sát, địa tầng khu xây dựng được chia thành 07 lớp, trong đó lớp thứ 7 là lớp sỏi có sức chịu tải rất tốt, biến dạng rất nhỏ

Căn cứ vào đó chọn lớp 7 là lớp đặt mũi cọc:

+ Chọn chiều sâu đài cọc là h1 = 2,0 m

+ Độ ngàm sâu của cọc vào đài hcs = 0,5 m

Xác định sức chịu tải của cọc theo phương thẳng đứng

Sức chịu tải của cọc theo vật liệu

Theo TCVN 5574-2012 “Tiêu chuẩn thiết kế bê tông và bê tông cốt thép”

Sức chịu tải của cọc theo vật liệu làm cọc được xác định theo công thức:

Pvl = φ.m.(Rbt.Fbt+Rct.Fct)

Trong đó:

Trang 35

m Hệ số làm việc của cọc phụ thuộc số lượng cọc và loại đài, tra bảng (3.1 trong sách nền móng ) ta được m= 0,85

φ Hệ số chịu uốn dọc trục phụ thuộc lđy/d ( l là khoảng cách từ đáy lớp đất yếu cọc đi qua đến đáy đài, d cạnh góc vuông) trong trường hợp này φ = 1

Rct Cường độ chịu kéo giới hạn của cốt thép chủ Với thép đã chọn

Pvl = .m.(Rbt.Fbt+Rct.Fct) = 1 0,85 (600 0,78 + 36000 0,005)

= 550,8 (T)

b Tính toán sức chịu tải của cọc theo đất nền

 Xác định sức chịu tải của cọc theo chỉ tiêu cơ lý đất đá :

Theo TCVN 10304 – 2014 “Móng cọc – Tiêu chuẩn thiết kế”

Sức chịu tải của cọc chịu nén được tính theo công thức:

Rc,u = c (cq qb Ab + ucf fi li)

Trong đó:

γc: hệ số điều kiện làm việc của cọc trong đất, lấy γc = 1;

Trang 36

γcq: hệ số làm việc của đất dưới mũi cọc, lấy γcq = 1;

γcf : hệ số điều kiện làm việc của đất trên thân cọc, lấy γcf = 0,8;

qb: cường độ sức kháng của đất dưới mũi cọc, tra bảng 2 (theo TCVN 10304 – 2014); qb = 15000 kN= 1500 T/m2

Ab: diện tích cọc tựa trên đất A b = ( )2 π = (0,5)2 3,14=0,785 (m2)

U: chu vi tiết diện ngang thân cọc, U =d.π = 3,14 (m);

fi : cường độ sức kháng trung bình của lớp đất thứ “i” trên thân cọc, tra bảng 3 (theo TCVN 10304 – 2014) Ta có bảng 4.1:

Bảng 4.1: Lực ma sát trung bình theo loại đất

Lớp Độ sâu trung

bình lớp đất

zi(m)

li Chiều dàimỗi lớp mà cọc

đi qua(m)

Độ sệt(Is)

Trang 37

Theo TCVN 10304- 2014 “ Móng cọc –Tiêu chuẩn thiết kế”

Sức chịu tải của cọc chịu nén được tính theo công thức:

Rc,u = qb Ab + u fi li (1)

Trong đó:

qb: cường độ sức kháng của đất dưới mũi cọc

Ab: diện tích cọc tựa trên đất A b = ( )2 π = (0,5)2 3,14=0,785 (m2)

U: chu vi tiết diện ngang thân cọc, U =d.π = 3,14 (m)

fi : cường độ sức kháng trung bình của lớp đất thứ “i” trên thân cọc

li : là chiều dài cọc nằm trong lớp đất thư “i”

Theo Meyerhof (1976) kiến nghị công thức xác định cường độ sức kháng của đất dưới mũi cọc qb và cường độ sức kháng của đất ở trên thân cọc fi trực tiếp từ kết quả thí nghiệm xuyên tiêu chuẩn như sau:

Ns,i là chỉ số SPT trung bình của lớp đất thứ “i” trên thân cọc

Cu,I là cường độ sức kháng không thoát nước của lớp đất dính thứ “i”

α là hệ số phụ thuộc vào đặc điểm lớp đất nằm trên lớp đất dính, loại cọc và phương pháp hạ cọc, cố kết của đất trong quá trình thi công và phương pháp xác

Trang 38

định Cu,i , α trên biểu đồ hình G.1 ( theo phụ lục A của tiêu chuẩn AS TCVN 10304-2014.

k1 fi=k1.Ns,i li ( chiều dài

lớp cọc đi qua) fi.li

Ta có giá trị tiêu chuẩn Rc,k= Min( Rc,u (chỉ tiêu cơ lí ) , Rc,u (SPT)) =925,91

Theo TCVN 1034-2014 có giá trị tiêu chuẩn tính toán Rc,d = Rc ,k yk với yk=1,4

Rc,d= Rc ,k yk = 925,911,4 =661,36 T

Ta có : Pvl=550,8 T < Rc,d=661,36 T

Do đó để đảm bảo an toàn ta lấy giá trị Ptt=Pvl=550,8T để tính toán

Xác định sơ bộ kích thước đài cọc, số lượng cọc và bố trí cọc vào đài

a Xác định sơ bộ kích thước đài cọc

Đài cọc được cấu tạo bằng bêtông cốt thép mác 300, thi công bằng phương pháp

đổ trực tiếp

Trang 39

Chọn chiều sâu đài là 2m kể từ mặt đất, đỉnh đài cách mặt đất 0,2m Theo thiết kế, tải trọng công trình Ptc = 650T/trụ, theo TCVN 9362-2012 thì khoảng cách giữa haitim cọc (r) gần nhau nhất thỏa mãn điều kiện 3d r 6d, với d = 1,0m Chọn khoảng cách tim cọc là r= 3d= 3.1,0= 3,0 m

Ứng suất trung bình dưới dáy móng là:

σtb= (3d) P tt2= (3.1,0)550,82=61,2 (T/m2)

Kích thước đài cọc theo công thức:

Ptc: tải trọng tiêu chuẩn truyền xuống đài cọc Ptc = 650T/trụ

n: hệ số vượt tải, n= 1,1

khối lượng thể tích trung bình của đài và đất trên đài, thường lấy =2,0-2,4T/m3, lấy =2,0 T/m3

h: chiều sâu đặt đáy đài; h= 2m

Thay vào công thức :

Trang 40

Gd : trọng lượng của đất trên đài

Để đảm bảo an toàn lấy nc= 2 cọc

Bố trí cọc trong đài như sau:

Với f là bê tông bảo vệ ngoài cốt thép lấy f =0,2

Ngày đăng: 27/07/2017, 21:47

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Lê Quý An, Nguyễn Công Mẫn, Nguyễn Văn Quý – Cơ học đất – Nhà xuất bản Đại học và trung học chuyên nghiệp 1977 Khác
2. Hồ Chất, Nguyễn Bá Kế, Nguyễn Thanh, Phạm Văn Tỵ, Phạm Xuân – Những vấn đề Địa chất công trình - Viện khoa học kỹ thuật xây dựng 1976 Khác
3. Vũ Công Ngữ - Bài tập Cơ học đất nền móng – NXB xây dựng 1978 Khác
4. Nguyễn Văn Quảng – Nền và móng – NXB xây dựng 1996 Khác
5. Lê Đức Thắng – Tính toán móng cọc – Trường Đại học Xây dựng 1998 Khác
6. PGS.TS Lê Trọng Thắng – Các phương pháp nghiên cứu và khảo sát Địa chất công trình – NXB GTVT 2003 Khác
7. PGS – TS Đỗ Minh Toàn – Đất đá xây dựng – Đại học Mỏ- Địa chất Khác
8. PGS.TS Tạ Đức Thịnh; PGS. TS Nguyễn Huy Phương – Cơ học đất – NXB giao thông vận tải Khác
9. TCVN 9351-2012: Đất xây dựng- Phương pháp thí nhiệm hiện trường- Thí nghiệm xuyên tiêu chuẩn Khác
10. TCVN 9352-2012: Đất xây dựng- Phương pháp thí nghiệm xuyên tĩnh Khác
11. TCVN 9362-2012: Tiêu chuẩn thiết kế nền nhà và công trình Khác
12. TCVN 9363-2012: Khảo sát cho xây dựng- Khảo sát địa kỹ thuật cho nhà cao tầng Khác
13. TCVN 9437-2012: Khoan thăm dò địa chất công trình Khác
14. TCVN 5574-2012 Tiêu chuẩn thiết kế bê tông và bê tông cốt thép Khác
15. TCVN 2683-2012: Đất xây dựng – Lấy mẫu, bao gói, vận chuyển và bảo quản mẫu Khác
16. TCVN 4419-1987: Khảo sát cho xây dựng- Nguyên tắc cơ bản Khác
17. TCVN 3994-1985: Chống ăn mòn trong xây dựng Khác

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w