Chọn HK16 là hố khoan để thiết kế móng cho nhà cao tầng (20 tầng) có tải trọng Ptc=650 T/trụ.
Chọn HK 19 là hố khoan thiết kế móng cho nhà 8 tầng có tải trọng Ptc=240T/trụ.
4.3.1. Nhà A1
Với giải pháp đã chọn là móng cọc khoan nhồi, ta chọn các loại vật liệu làm cọc như sau:
Cọc bêtông cốt thép, tiết diện tròn, đường kính 1,0 m. Bêtông cọc mác 300; Rn=1300T/m2.
Tính toán cốt thép:
Chọn đường kính lồng thép là 1m và lớp bêtông bao quanh cọc là 10cm từ đó ta có số lượng cốt thép chủ là πd/20cm = (3,14 . 100 )/20 = 15,7 thanh thép và làm tròn 16 thanh).
+ Cốt thép dọc là thép A-III, chọn 16 thanh đường kính 20;
+ Cốt thép đai là thép A-II, đường kính 8; khoảng cách các đai là 20cm Chọn chiều sâu đặt đài và chiều dài cọc
Theo kết quả khảo sát, địa tầng khu xây dựng được chia thành 07 lớp, trong đó lớp thứ 7 là lớp sỏi có sức chịu tải rất tốt, biến dạng rất nhỏ.
Căn cứ vào đó chọn lớp 7 là lớp đặt mũi cọc: + Chọn chiều sâu đài cọc là h1 = 2,0 m. + Độ ngàm sâu của cọc vào đài hcs = 0,5 m. + Cọc ngàm vào lớp 7 một đoạn là 1,6m.
+ Do đó chiều dài cọc ( kể cả phần cọc ngàm vào đài) là: L =34.3+1,6-2+0,5=34,4 (m)
Phương pháp thi công: Thi công bằng cách khoan tạo lỗ trong đất đến đúng chiều sâu cần đặt móng rồi sau đó lấp đầy bằng bêtông cốt thép.
Xác định sức chịu tải của cọc theo phương thẳng đứng. Sức chịu tải của cọc theo vật liệu
Theo TCVN 5574-2012 “Tiêu chuẩn thiết kế bê tông và bê tông cốt thép” Sức chịu tải của cọc theo vật liệu làm cọc được xác định theo công thức: Pvl = .m.(Rbt.Fbt+Rct.Fct)
Trong đó:
m Hệ số làm việc của cọc phụ thuộc số lượng cọc và loại đài, tra bảng (3.1 trong sách nền móng ) ta được m= 0,85
Hệ số chịu uốn dọc trục phụ thuộc lđy/d ( l là khoảng cách từ đáy lớp đất yếu cọc đi qua đến đáy đài, d cạnh góc vuông) trong trường hợp này = 1.
Rct Cường độ chịu kéo giới hạn của cốt thép chủ. Với thép đã chọn là thép A-III, ta có
Rct = 3600 (kG/cm2) = 36000 (T/m2) Fct Diện tích tiết diện phần cốt thép.
Fct = n . π . r2 =16. 3,14.(0,01)2 = 0,005 (m2)
Rbt Cường độ chịu nén tới hạn của bêtông, với bêtông mác 300: Rbt = 60 (kG/cm2) = 600 (T/m2)
Fbt Diện tích tiết diện phần bêtông
Fbt = ( )2 .π - Fct = (0,5)2 . 3,14 – 0,005 =0,78 m2.
Thay vào công thức:
Pvl = ϕ.m.(Rbt.Fbt+Rct.Fct) = 1 . 0,85. (600 . 0,78 + 36000 . 0,005) = 550,8 (T)