I LUẬN CHỨNG NHỆM VỤ THẾT KẾ
a. Yêu cầu thí nghiệm
Theo TCVN 9352-2012: Trước khi xuyên tĩnh cần phải đảm bảo các yêu cầu sau: +Thiết bị xuyên tĩnh phải được cân, chỉnh về vị trí thăng bằng. Độ nghiêng tối đa cho phép không vượt quá 2%. Trục của cần xuyên phải trùng với phương thẳng đứng của thiết bị tạo lực nén ;
+Vận tốc xuyên chuẩn quy định là 2cm/s. Vận tốc này phải giữ không đổi trong suốt quá trình thí nghiệm ;
+Thí nghiệm xuyên liên tục là thí nghiệm xuyên tiêu chuẩn +Số liệu của thí nghiệm xuyên liên tục phải được ghi liên tục.
b. Phương pháp tiến hành
Theo TCVN 9532-2012: Thí nghiệm xuyên tĩnh được tiến hành bằng cách ấn cần và mũi xuyên xuống vị trí cần thí nghiệm. Trong mũi xuyên có các phần tử áp điện có thể chuyển tín hiệu số thành sóng âm và truyền dọc theo cần xuyên lên mặt đất. Các tín hiệu truyền đi có thể nghe được với tần số cao. Trên mặt đất các tín hiệu được ghi bằng một microphone lắp trên máy ép thủy lực. Từ microphone, tín hiệu được truyền đến máy tính qua bộ giao diện máy tính. Số liệu được thể hiện trên
máy tính một cách tức thời theo dạng đồ thị và dạng số. Mũi xuyên được trang bị các cảm biến độc lập để đo sức kháng mũi (qc) và ma sát áo fs. Các số liệu đo được bằng cảm biến được số hóa và mã hóa với bộ dò sai số trước khi đưa đến bộ truyền âm. Kết quả xuyên được ghi vào sổ nhật ký xuyên bao gồm các số liệu sau: tên và địa điểm công trình, số liệu điểm xuyên và ngày xuyên, các tọa độ điểm xuyên và mực nước dưới đất sau khi kết thúc xuyên (nếu xác định được), loại thiết bị sử dụng và đặc tính của nó. Ngoài ra cần ghi lại các sự cố và các hiện tượng khác thường xảy ra trong quá trình thí nghiệm.