1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Nâng cao hiệu quả quản lý các dịch vụ kinh doanh tại Bưu điện Trung tâm 2 – Bưu điện thành phố Hà Nội

108 285 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 108
Dung lượng 1,11 MB

Nội dung

Là một ngành thuộc kết cấu hạ tầng của nền kinh tế quốc dân, Bưu chính Viễn thông có vai trò vô cùng quan trọng trong việc phát triển kinh tế xã hội của đất nước. Không một ngành nào, một lĩnh vực nào lại không có nhu cầu về thông tin Bưu chính Viễn thông. Ngành BCVT phát triẻn sẽ làm tăng vị thế của Việt Nam trên thị trường quốc tế, tăng cường các mối quan hệ kinh tế, chính trị, văn hoá quốc tế. Trong xu thế hội nhập, toàn cầu hoá BCVT càng trở nên vô cùng quan trọng. Trong những năm qua cùng với sự phát triển kinh tế của đất nước, mạng BCVT đã phát triển rất mạnh mẽ, các dịch vụ Bưu chính Viễn thông -Phát hành báo chí trên địa bàn đã không ngừng phát triển, phục vụ có hiệu quả nền kinh tế đất nước nói chung và Hà Nội nói riêng. Dịch vụ Bưu chính - Viễn thông phục vụ ngày càng đa dạng, các cơ sở Bưu điện đã được đưa đến gần người dân hơn và đã đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của mọi đối tượng khách hàng Trước kia, trong nền kinh tế kế hoạch hoá tập trung, doanh nghiệp tiến hành hoạt động sản xuất, kinh doanh của mình theo sự chỉ đạo của Nhà nước và vì thế mà mục tiêu cao nhất của doanh nghiệp là thực hiện kế hoạch Nhà nước giao. Nhưng ngày nay trong cơ chế thị trường, địa vị độc tôn về kinh doanh Bưu chính Viễn thông không còn tồn tại, sự cạnh tranh ngày càng quyết liệt và gay gắt của các tổ chức hoạt động kinh doanh các dịch vụ Bưu Chính - Viễn thông - Phát hành báo chí trong và ngoài nước đem đến cho ngành Bưu chính Viễn thông những thách thức to lớn đòi hỏi phải nhanh chóng sửa đổi tác phong kinh doanh quan liêu đã hình thành và tồn tại lâu năm làm giảm khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp. Trong cơ chế này, các doanh nghiệp phải tự ra quyết định kinh doanh, tự hạch toán lỗ, lãi. Do vậy, mục tiêu lợi nhuận trở thành mục tiêu quan trọng nhất, mang tính sống còn đối với doanh nghiệp vµ nâng cao hiệu quả kinh doanh là điều kiện tồn tại và phát triển của doanh nghiệp. Bưu điện Trung tâm 2 là đơn vị trực thuộc Bưu điện Thành phố Hà Nội. Từ khi thành lập đã đóng góp một phần không nhỏ trong việc phục vụ sự lãnh đạo của Đảng và các cơ quan Nhà n¬ước, góp phần thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội và hoạt động kinh doanh có hiệu quả trên địa bàn. Tuy nhiên, hiện nay với chính sách mở cửa, hội nhập của Nhà n¬ước, sự cạnh tranh đang diễn ra gay gắt đối với các ngành, các lĩnh vực không ngoại trừ BCVT nên Bưu điện Trung tâm 2 cũng như Bưu điện thành phố Hà nội đang đứng trư¬ớc những thách thức và khó khăn to lớn: thị phần bị chia sẻ, yêu cầu của khách hàng ngày một khắt khe hơn.....Thực tế đó đòi hỏi Bư¬u điện Trung tâm 2 phải có những giải pháp đẩy mạnh hoạt động kinh doanh và hoạt động kinh doanh mang lại hiệu quả cao hơn. Xuất phát từ vấn đề bức thiết đó, qua quá trình nghiên cứu học tập ở trường và thực tập tại Bư¬u điện Trung tâm 2, Em đã chọn việc nghiên cứu “Nâng cao hiệu quả quản lý các dịch vụ kinh doanh tại Bưu điện Trung tâm 2 – Bưu điện thành phố Hà Nội” làm đề tài thực tập chuyên ngành và luận văn tốt nghiệp.

Trang 1

Trong những năm qua cùng với sự phát triển kinh tế của đất nước,mạng BCVT đã phát triển rất mạnh mẽ, các dịch vụ Bưu chính Viễn thông -Phát hành báo chí trên địa bàn đã không ngừng phát triển, phục vụ có hiệuquả nền kinh tế đất nước nói chung và Hà Nội nói riêng Dịch vụ Bưu chính -Viễn thông phục vụ ngày càng đa dạng, các cơ sở Bưu điện đã được đưa đếngần người dân hơn và đã đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của mọi đối tượngkhách hàng

Trước kia, trong nền kinh tế kế hoạch hoá tập trung, doanh nghiệp tiếnhành hoạt động sản xuất, kinh doanh của mình theo sự chỉ đạo của Nhà nước

và vì thế mà mục tiêu cao nhất của doanh nghiệp là thực hiện kế hoạch Nhànước giao Nhưng ngày nay trong cơ chế thị trường, địa vị độc tôn về kinhdoanh Bưu chính Viễn thông không còn tồn tại, sự cạnh tranh ngày càngquyết liệt và gay gắt của các tổ chức hoạt động kinh doanh các dịch vụ BưuChính - Viễn thông - Phát hành báo chí trong và ngoài nước đem đến chongành Bưu chính Viễn thông những thách thức to lớn đòi hỏi phải nhanhchóng sửa đổi tác phong kinh doanh quan liêu đã hình thành và tồn tại lâunăm làm giảm khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp

Trong cơ chế này, các doanh nghiệp phải tự ra quyết định kinh doanh,

tự hạch toán lỗ, lãi Do vậy, mục tiêu lợi nhuận trở thành mục tiêu quan trọngnhất, mang tính sống còn đối với doanh nghiệp vµ nâng cao hiệu quả kinhdoanh là điều kiện tồn tại và phát triển của doanh nghiệp

Trang 2

Bưu điện Trung tâm 2 là đơn vị trực thuộc Bưu điện Thành phố HàNội Từ khi thành lập đã đóng góp một phần không nhỏ trong việc phục vụ sựlãnh đạo của Đảng và các cơ quan Nhà nước, góp phần thúc đẩy sự phát triểnkinh tế - xã hội và hoạt động kinh doanh có hiệu quả trên địa bàn Tuy nhiên,hiện nay với chính sách mở cửa, hội nhập của Nhà nước, sự cạnh tranh đangdiễn ra gay gắt đối với các ngành, các lĩnh vực không ngoại trừ BCVT nênBưu điện Trung tâm 2 cũng như Bưu điện thành phố Hà nội đang đứng trướcnhững thách thức và khó khăn to lớn: thị phần bị chia sẻ, yêu cầu của kháchhàng ngày một khắt khe hơn Thực tế đó đòi hỏi Bưu điện Trung tâm 2 phải

có những giải pháp đẩy mạnh hoạt động kinh doanh và hoạt động kinh doanhmang lại hiệu quả cao hơn

Xuất phát từ vấn đề bức thiết đó, qua quá trình nghiên cứu học tập ởtrường và thực tập tại Bưu điện Trung tâm 2, Em đã chọn việc nghiên cứu

“Nâng cao hiệu quả quản lý các dịch vụ kinh doanh tại Bưu điện Trung

tâm 2 – Bưu điện thành phố Hà Nội” làm đề tài thực tập chuyên ngành và

luận văn tốt nghiệp

Phạm vi nghiên cứu của đề tài là các nghiệp vụ kinh doanh của Bưuđiện Trung tâm 2 và những vấn đề quản lý các lĩnh vực Bưu chính viễn thôngtập trung vào ba lĩnh vực chính : Bưu chính, Viễn thông và Phát hành báo chí.Chuyên đề sử dụng tổng hợp các phương pháp nghiên cứu: phương pháp sosánh, phương pháp phân tích, phương pháp diễn giải, phương pháp qui nạp,phương pháp phủ định biện chứng

Kết cấu của chuyên đề ngoài phần mở đầu và kết luận có ba chương:

Chương I:Những vấn đề lý luận chung về hiệu quả, quản lý, nghiệp vụ

kinh doanh

Chương II: Thực trạng công tác quản lý nghiệp vụ kinh doanh lĩnh vực

bưu chính tại Bưu điện Trung tâm 2 – Bưu điện thành phố Hà Nội

Chương III: Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả quản lý các

dịch vụ kinh doanh tại Bưu điện Trung tâm 2 – Bưu điện thành phố Hà Nội

Trang 3

CHƯƠNG I NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG VÊ HIỆU QUẢ, QUẢN LÝ, NGHIỆP VỤ KINH DOANH

I Những vấn đề lý luận chung về hiệu quả và quản lý.

1 Hiệu quả

1.1 Khái niệm và ý nghĩa.

Hiệu quả là thuật ngữ để chỉ mối quan hệ giữa kết quả thực hiện cácmục tiêu hoạt động của chủ thể và chi phí mà chủ thể bỏ ra để có kết quả đótrong những điều kiện nhất định.1

Trang 4

K

E  (2) Hiệu quả tương đối

Một cách chung nhất, kết quả (K) mà chủ thể nhận được theo hướngmục tiêu hoạt động của mình càng lớn hơn chi phí (C) bỏ ra bao nhiêu thìcàng có lợi bấy nhiêu

Hiệu quả có ý nghĩa dùng làm chỉ tiêu phân tích, đánh giá và lựa chọncác phương án hành động

1.2 Các nguyên tắc xác định hiệu quả 2

Để đánh giá chính xác hiệu quả của một phương án nào đó cần tuân thủnhững nguyên tắc sau đây:

1.2.1 Nguyên tắc về mối quan hệ giữa mục tiêu và tiêu chuẩn hiệu quả.Theo nguyên tắc này, tiêu chuẩn hiệu quả được xác định trên cơ sở mụctiêu Mục tiêu khác nhau tiêu chuẩn hiệu quả khác nhau, mục tiêu thay đổi,tiêu chuẩn hiệu quả thay đổi Tiêu chuẩn hiệu quả được xem như là thước đo

để thực hiện các mục tiêu

Phân tích hiệu quả của một phương án nào đó luôn luôn dựa trên phântích mục tiêu Phương án mà có hiệu quả cao nhất khi nó đóng góp nhiều nhấtcho việc thực hiện mục tiêu đặt ra với chi phí thấp nhất

1.2.2 Nguyên tắc về sự thống nhất lợi ích

Theo nguyên tắc này, một phương án được xem là có hiệu quả khi nókết hợp trong đó các loại lợi ích Bao gồm lợi ích của chủ doanh nghiệp và lợiích của xã hội, lợi ích trước mắt và lợi ích xã hội, lợi ích vật chất và lợi íchtinh thần, lợi ích kinh tế và lợi ích xã hội

Vì lợi ích của doanh nghiệp và lợi ích của xã hội được xem xét trongphân tích hiệu quả tài chính và hiệu quả kinh tế quốc dân Theo nguyên tắc

"lợi ích", hiệu quả tài chính không thể thay thế cho hiệu quả kinh tế quốc dân

và ngược lại trong việc quyết định cho ra đời một phương án hành động củadoanh nghiệp

2 [1, trang 17]

Trang 5

Về lợi ích trước mắt và lợi ích lâu dài : không thể hy sinh lợi ích lâu dài

để lấy lợi ích trước mắt Kết hợp đúng đắn giữa lợi ích trước mắt và lợi íchlâu dài được coi là phương án có hiệu quả Trong quan hệ giữa lợi ích trướcmắt và lợi ích lâu dài, lợi ích lâu dài là cơ bản

Về kết hợp lợi ích kinh tế và lợi ích xã hội cũng như lợi ích vật chất vàlợi ích tinh thần: việc phân tích hiệu quả kinh tế các phương án cần đặt trongmối quan hệ phân tích các lợi ích khác mà phương án mang lại Bất kỳ một sự

hy sinh lợi ích nào đều giảm hiệu quả chung của phương án đó Trong đại bộphận các trường hợp, lợi ích xã hội đóng vai trò quyết định

1.2.3 Nguyên tắc về tính chính xác, tính khoa học

Để đánh giá hiệu quả các phương án cần phải dựa trên một hệ thốngcác chỉ tiêu có thể lượng hoá được và không lượng hoá được, tức là phải kếthợp giữa phân tích định lượng hiệu quả với phân tích định tính Không thểthay thế phân tích định lượng bằng phân tích định tính khi phân tích địnhlượng chưa đủ đảm bảo tính chính xác, chưa cho phép phản ánh được mọi lợiích cũng như mọi chi phí mà chủ thể quan tâm

Nguyên tắc này cũng đòi hỏi tính toán hiệu quả phải được xác địnhchính xác, tránh chủ quan tuỳ tiện

1.2.4 Nguyên tắc về tính đơn giản và tính thực tế

Theo nguyên tắc này những phương pháp tính toán hiệu quả và hiệuquả kinh tế phải được dựa trên cơ sở các số liệu thông tin thực tế, đơn giản và

dễ hiểu Không nên sử dụng những phương pháp quá phức tạp khi chưa cóđầy đủ các thông tin cần thiết hoặc những thông tin không đảm bảo độ chínhxác

2 Quản lý:

2.1 Khái niệm

Trang 6

Có nhiều cách hiểu khác nhau về quản lý nhưng nhìn chung có thểhiểu: Quản lý là sự tác động của chủ thể quản lý lên đối tượng quản lý nhằmđạt được những mục tiêu nhất định trong điều kiện biến động của môi trường.

Quản lý tổ chức là quá trình lập kế hoạch, tổ chức, lãnh đạo, kiểm tracác nguồn lực và các hoạt động của tổ chức nhằm đạt được mục đích của tổchức với hiệu lực và hiệu quả cao trong điều kiện môi trường luôn biến động.3

2.2 Chức năng của quản lý 4

Chủ thể quản lý phải thực hiện nhiều loại công việc khác nhau để quản

lý các hoạt động của đối tượng quản lý Những loại công việc quản lý này gọi

là các chức năng quản lý Như vậy, các chức năng quản lý là những loại côngviệc quản lý khác nhau, mang tính độc lập tương đối được hình thành trongquá trình chuyên môn hoá trong hoạt động quản lý Mục đích của việc phântích chức năng quản lý nhằm trả lời câu hỏi: các nhà quản lý phải thực hiệnnhững công việc gì trong quá trình quản lý

Hiện nay, các chức năng quản lý thường được xem xét theo hai cáchtiếp cận: theo quá trình quản lý và theo hoạt động của tổ chức

2.2.1 Các chức năng quản lý phân theo quá trình quản lý

Theo cách tiếp cận này, mọi quá trình quản lý đều được tiến hành theonhững chức năng cơ bản:

3 [2, trang 23,25]

Trang 7

không có nghĩa là đồng nhất Ở những xã hội khác nhau, ở những lĩnh vựckhác nhau, những tổ chức khác nhau, những cấp bậc khác nhau, có sự khácnhau về mức độ của tầm quan trọng, sự quan tâm cũng như phương thức thựchiện các chức năng chung này

2.2.2 Các chức năng quản lý phân theo hoạt động của tổ chức

Còn theo cách tiếp cận này, tập hợp các hoạt động của tổ chức đượcphân chia thành những lĩnh vực khác nhau mang tính độc lập tương đối vàgắn liền với chúng là các chức năng quản lý cơ bản sau :

có thể tồn tại những chức năng khác nữa

Phân loại chức năng quản lý theo hoạt đông của tổ chức thường là cơ

sở để xây dựng cơ cấu tổ chức Và như vậy lĩnh ỵưc quản lý được hiểu nhưcác hoạt động quản lý được sắp xếp trong những bộ phận nào đó của cơ cấu

tổ chức ở các bộ phận này có các nhà quản lý và liên quan đến việc ra cácquyết định quản lý

2.3 Vai trò của quản lý 5

Khi một cá nhân hoạt động độc lập riêng lẻ không có sự liên kết giữacác cá nhân khác dẫn đến hiệu quả hoạt động và làm việc không cao Như

5 [2, trang 34]

Trang 8

vậy, để tồn tại và phát triển, con người không thể hành động riêng lẻ mà cầnphối hợp những nỗ lực cá nhân hướng tới những mục tiêu chung Quá trìnhtạo ra của cải vật chất và tinh thần cũng như bảo đảm cuộc sống an toàn chocộng đồng xã hội ngày càng được thực hiện trên quy mô lớn hơn với tínhphức tạp ngày càng cao hơn, đòi hỏi sự phân công, hợp tác để liên kết nhữngcon người trong tổ chức.

Dạng lao động đặc biệt - lao động quản lý hình thành từ chính sự phâncông chuyên môn hoá, hiệp tác hoá lao động Quản lý giúp các tổ chức và cácthành viên của nó thấy rõ mục tiêu và hướng đi của mình Đây là yếu tố đầutiên và quan trọng nhất đối với mọi người và tổ chức, giúp tổ chức thực hiệnđược sứ mệnh của mình, đạt được những thành tích ngắn hạn và dài hạn, tồntại và phát triển không ngừng của tổ chức

Bốn yếu tố của đầu vào là nhân lực, vật lực, tài lực và thông tin để tạo

ra các sản phẩm đầu ra Kết quả của sản phẩm đầu ra này phụ thuộc hoàn toànvào việc sử dụng, kết hợp các yếu tố đầu vào là như thế nào Quản lý sẽ phốihợp tất cả các nguồn lực của tổ chức thành một chỉnh thể, tạo nên tính trồi đểthực hiện mục đích của tổ chức với hiệu quả cao Mục đích của quản lý là đạtgiá trị gia tăng cho tổ chức tạo ra các sản phẩm đầu ra với hiệu quả cao nhất

Các tổ chức tồn tại và hoạt động trong một môi trường luôn luôn biếnđổi nhanh Chính những biến đổi nhanh thường tạo ra các cơ hội và nguy cơbất ngờ đối với mỗi tổ chức Quản lý giúp các tổ chức thích nghi được vớimôi trường, nắm bắt tốt hơn các cơ hội, tận dụng hết các cơ hội và giảm bớtảnh hưởng tiêu cực của các nguy cơ liên quan đến điều kiện môi trường.Không những thế, quản lý tốt còn làm cho tổ chức có được những tác độngtích cực đến môi trường, góp phần bảo vệ và cải thiện môi trường, tạo ra mộtmôi trường phát triển bền vững

Quản lý cần thiết đối với mọi lĩnh vực hoạt động trong xã hội, từ mỗiđơn vị sản xuất - kinh doanh đến toàn bộ nền kinh tế quốc dân; từ một giađình, một đơn vị dân cư đến một đất nước và những hoạt động trên phạm vi

Trang 9

khu vực, phạm vi toàn cầu Sự phân tích về những thất bại của các tổ chứckinh doanh được thực hiện qua nhiều năm đã cho thấy rằng sở dĩ các thất bạinày có tỉ lệ cao là do quản lý tồi và thiếu kinh nghiệm Tạp chí điều tra nổitiếng Forbes qua nghiên cứu các công ty Mỹ trong nhiều năm đã phát hiện rarằng các công ty luôn thành đạt chừng nào chúng còn được quản lý tốt Vềtầm quan trọn của quản lý thì không ở đâu thể hiện rõ bằng các nước đangphát triển Bảng tổng quan về vấn dề này trong những năm gần đây của cácchuyên gia về phát triển kinh tế đã cho thấy rằng sự cung cấp tiền bạc hoặc kỹthuật công nghệ đã không đem lại sự phát triển mong muốn Yếu tố hạn chếtrong hâu hết mọi trường hợp chính là sự thiếu thốn về chất lượng và sứcmạnh của các nhà quản lý.

2.4 Quản lý là một khoa học, một nghệ thuật, một nghề 6

và phát triển

Tính khoa học của quản lý tổ chức đòi hỏi các nhà quản lý trước hếtphải nắm vững các quy luật liên quan đến quá trình hoạt động của tổ chức Đókhông chỉ là những qui luật kinh tế mà còn là hàng loạt những qui luật khácnhư qui luật tâm lý-xã hội, qui luật công nghệ, đặc biệt là những qui luật quảnlý nắm quy luật thực chất là nắm vững hệ thống lý luận về quản lý Tínhkhoa học của quản lý còn đòi hỏi các nhà quản lý phải biết vận dụng các

6 [2, trang 36]

Trang 10

phương pháp đo lường định lượng hiện đại, những thành tựu tiến bộ của khoahọc và kỹ thuật như các phương pháp dự đoán, phương pháp tâm lý xã hộihọc, các công cụ xử lý lưu trữ, truyền thông: máy vi tính, máy fax, điện thoại,internet, nhằm nâng cao hiệu quả của quá trình quản lý.

2.4.2 Quản lý là một nghệ thuật

Chính sự đa dạng, phong phú, tính muôn hình muôn vẻ của các sự vật

và hiện tượng trong kinh tế-xã hội và trong quản lý đã làm nên tính nghệ thuậttrong quản lý Không phải mọi hiện tượng đều mang tính quy luật và cũngkhông phải mọi quy luật có liên quan đến hoạt động của các tổ chức đều đãđược nhận thức thành lý luận, mọi sự vật hiện tượng ngoài những nét chungcòn những nét riêng, đặc trưng của nó

Ngoài ra, tính nghệ thuật của quản lý còn xuất phát từ bản chất củaquản lý tổ chức, suy cho cùng là tác động tới con người với những nhu cầuhết sức đa dạng, phong phú, với những toan tính tâm tư tình cảm khó có thểcân, đo, đong, đếm được Những mối quan hệ con người luôn đòi hỏi nhàquản lý phải xử lý khéo léo, linh hoạt, "nhu" hay "cương", "cứng" hay "mềm"

và khó có thể trả lời một cách chung nhất thế nào là tốt hơn

Tính nghệ thuật của quản lý còn phụ thuộc rất lớn vào bản thân, những

tố chất cá nhân của nhà quản lý, phụ thuộc vào kinh nghiệm, phong cách từngnhà quản lý, vào cơ may và vận rủi

2.4.3 Quản lý là một nghề

Nói như vậy cho thấy công việc quản lý đòi hỏi phải được đào tạo,huấn luyện nghiệp vụ một cách hoàn chỉnh và có hệ thống Các nhà quản lýngoài những tố chất cá nhân phù hợp còn cần được đào tạo về nghề nghiệp,kiến thức tay nghề, kinh nghiệm một cách chu đáo để phát điện, nhận thứcmột cách chuẩn xác và đầy đủ các quy luật khách quan, đồng thời có phươngpháp nghệ thuật thích hợp nhằm tuân thủ các đòi hỏi của các đòi hỏi của cácquy luật đó Bởi vì môi trường thì luôn luôn biến đổi, các đối thủ ngày càng

Trang 11

cạnh tranh mạnh mẽ, tổ chức muốn tồn tại và phát triển cần có một nhà quản

lý đủ năng lực để đưa tổ chức đến mục tiêu chung

II Những vấn đề lý luận chung về quản lý các dịch vụ kinh doanh trong doanh nghiệp Bưu chính viễn thông.

1.Khái niệm và đặc điểm kinh doanh BCVT

Khái niệm kinh doanh có lẽ hình thành từ rất sớm ngay từ khi conngười có nhu cầu trao đổi hàng hoá, nhưng ở nước ta cho đến trước thời kìđổi mới (1986), khái niệm này luôn bị hiểu sai về bản chất Những cá nhân, tổchức khi tham gia hoạt động kinh doanh thường bị gán mác “con buôn”.Kháiniệm kinh doanh được hiểu theo nghĩa rất hẹp chỉ là khâu trung gian , lưuthông, trao đổi hàng hoá, ăn chênh lệch Thậm chí còn có người ác cảm vớikinh doanh coi đó là con đường dẫn đến bóc lột, nếu để cho thành phần nàytồn tại chúng ta sẽ đi chệch hướng xã hội chủ nghĩa

Thực tế không phải như vậy, Theo khoản 2 Điều3 luật Doanh nghiệp

1999 quy định: kinh doanh là việc thực hiện một, một số hoặc tất cả các côngđoạn của quá trình đầu tư từ sản suất đến tiêu thụ sản phẩm hoặc thực hiệndịch vụ trên thị trường nhằm mục đích sinh lợi

Riêng về BCVT, có nhiều cách hiểu và diễn đạt khác nhau về kinhdoanh BCVT Nếu loại bỏ các phần khác nhau nói về phương tiện, phươngthức, kết quả cụ thể của hoạt động kinh doanh BCVT thì có thể hiểu Kinhdoanh BCVT là các hoạt động thực hiện một hoặc một số công đoạn truyềnđưa tin tức nhằm mục tiêu sinh lời của các chủ thể kinh doanh (doanh nghiệpcung cấp dịch vụ) trên thị trường.7

Đặc điểm chủ yếu của kinh doanh BCVT:

o Kinh doanh BCVT phải do một chủ thể thực hiện được gọi là chủthể kinh doanh Chủ thể kinh doanh có thể là doanh nghiệp Nhà nước (TổngCông Ty BCVT Việt Nam); doanh nghiệp cổ phần (Công ty Cổ phần dịch vụBCVT Sài Gòn) và các loại hình doanh nghiệp khác

7 [5, trang 19]

Trang 12

o Kinh doanh BCVT phải gắn với thị trường Thị trường và kinhdoanh đi liền với nhau như hình với bóng, không có thị trường không có kháiniệm kinh doanh Thị trường kinh doanh BCVT phải được hiểu theo nghĩarộng là một hệ thống bao gồm các khách hàng sử dụng, các nhà cung cấp, mốiquan hệ cung cầu giữa họ tác động qua lại để xác định giá cả, số lượng vàchất lượng sản phẩm dịch vụ BCVT.

o Kinh doanh BCVT phải gắn với vận động của đồng vốn Cácdoanh nghiệp BCVT không chỉ có vốn mà còn cần phải biết cách thực hiệnvận động đồng vốn đó không ngừng Nếu gạt bỏ nguồn vốn bóc lột trongcông thức tư bản của C.Mác, có thể xem công thức này là công thức kinhdoanh: T- H – SX -T, các doanh nghiệp BCVT dùng vốn cảu mình dưới hìnhthức tiền tệ (T) mua tư liệu sản xuất (H) để sản xuất (truyền đưa tin tức) theoyêu cầu cảu khách hàng nhằm thu được số lượng tiền tệ lớn hơn (T) Mụcđích chủ yếu của kinh doanh BCVT là sinh lời – lợi nhuận (T-T>0)

2 Vai trò của Bưu chính – Viễn thông.8

Nhà nước ta xác định bưu chính viễn thông là ngành kinh tế, kỹ thuật,dịch vụ quan trọng thuộc kết cấu hạ tầng của nền kinh tế quốc dân Phát triểnbưu chính viễn thông nhằm đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế xã hội, gópphần nâng cao chất lượng cuộc sống của nhân dân và đảm bảo quốc phòng, anninh Ngành bưu chính viễn thông phát triển sẽ làm tăng vị thế của Việt Namtrên trường quốc tế, tăng cường các mối quan hệ kinh tế, chính trị, văn hoáquốc tế Trong xu thế hội nhập, toàn cầu hoá vai trò của ngành bưu chính,viễn thông càng trở nên quan trọng hơn bao giờ hết BCVT phát triển làmtăng hiệu quả sản xuất kinh doanh của tất cả các ngành nghề kinh tế khác

Thực tế đã cho thấy bưu chính, viễn thông phát triển đến một trình độnhất định sẽ tạo điều kiện cho việc thay đổi phương thức quản lý, phươngpháp SXKD, qua đó nâng cao hiệu quả sản xuất xã hội.Theo các tài liệunghiên cứu cho thấy rằng phát triển các phương tiện thông tin viễn thông là

Trang 13

yếu tố tiết kiệm thực tế lao động, vật tư, tiền vốn cho tất cả các ngành kinh tế

sử dụng các phương tiện thông tin trong quá trình hoạt động sản xuất kinhdoanh của mình Từ tạo thế và lực mới cho các doanh nghiệp trong nước nângcao khả nănh cạnh tranh trước xu thế hội nhập toàn cầu, nâng cao vị thế củaViệt Nam trên trường Quốc tế

Các phương thức giao tiếp truyền thống ngày càng bộc lộ nhiều hạnchế trong kinh doanh, làm chậm quá trình cung cấp, tìm hiểu thông tin, cũngnhư quá trình hợp đồng Các dịch vụ bưu chính viễn thông có thể thay thế chomột số dạng giao tiếp khác và thường có hiệu quả hơn trong việc sử dụng thờigian, năng lượng, vật liệu và do vậy có ảnh hưởng tốt đến môi trường Lợi íchcủa các dịch vụ bưu chíng viễn thông thể hiện rất rõ trong công nghiệp vàtrong thương mại Việc sử dụng các dịch vụ BCVT còn tiết kiệm được chi phíkhác của các tổ chức và cá nhân như đi lại, vận chuyển, khiếu nại

Sự phát triển công nghiệp đòi hỏi sự phối hợp của hàng loạt các hoạtđộng: cung ứng, tuyển dụng, điều phối lao động, kiểm tra các kho hàng chếbiến vật liệu, thanh toán, lưu giữ, chuyển hàng hoá cho người mua, các hoạtđộng nghiên cứu thị trường, v.v…

Chúng ta có thể thấy rõ tầm ảnh hưởng của BCVT đối với hoạt độngthương mại và công nghiệp Hoạt động thương mại vốn là hoạt động xử lýthông tin Việc mua bán, môi giới, vận chuyển…có hiệu quả luôn luôn đòi hỏiphải có thông tin kịp thời về giá cả, mức độ tiêu thụ, mức độ cung đối vớihàng loạt các hàng hoá, dịch vụ Nếu thiếu các dịch vụ bưu chính viễn thôngthì các hoạt động trên sẽ không có hiệu quả Sự phát triển công nghiệp đòi hỏi

sự phối hợp của hàng loạt các hoạt động: cung ứng, tuyển dụng, điều phối laođộng, kiểm tra các kho hàng chế biến vật liệu, thanh toán, lưu giữ, chuyểnhàng hoá cho người mua, các hoạt động nghiên cứu thị trường, v.v… BCVTcàng quan trọng hơn đối với thương mại và công nghiệp, hai lĩnh vực kinh tếchủ chốt của nền kinh tế quốc dân

Trang 14

Các doanh nghiệp Việt Nam muốn vươn ra thị trường thế giới đòi hỏiphải sử dụng các dịch vụ Bưu chính viễn thông mới mang tính toàn cầu nhưInternet Đối với những vùng mà ở đó không có các dịch vụ như vậy sẽ tồn tạimạo hiểm trong thương mại cạnh tranh.Có thể đưa ra rất nhiều ví dụ cụ thể vềlợi ích của thông tin Bưu chính viễn thông, như cung cấp thông tin thị trườngcho người bán và cho người mua, nâng cao hiệu quả giao thông vận tải, pháttriển đào tạo từ xa, phát triển các vùng kinh tế mới…Thực tế những năm quacho thấy BCVT đã góp phần rất lớn vào những thành quả to lớn ở nước tatrong sự nghiệp đổi mới và xu thế toàn cầu hóa.

3 Đặc điểm hoạt động kinh doanh doanh nghiệp BCVT9

3.1 Tính vô hình của sản phẩm dịch vụ Bưu chính Viễn thông.

Sản phẩm dịch vụ BCVT không phải là sản phẩm vật chất chế tạo mới,không phải là hàng hóa cụ thể mà là hiệu quả có ích của quá trình truyền đưatin tức từ người gửi đến người nhận, sản phẩm Bưu chính Viễn thông thểhiện dưới dạng dịch vụ Dịch vụ là một hoạt động hay lợi ích cung ứng nhằm

để trao đổi, chủ yếu là vô hình và không dẫn đến việc chuyển quyền sở hữu.Việc thực hiện dịch vụ có thể gắn liền hoặc không gắn liền với sản xuất vậtchất

Để tạo ra sản phẩm Bưu chính Viễn thông cần có sự tham gia của cácyếu tố sản xuất Bưu chính Viễn thông: Lao động, tư liệu lao động (phươngtiện, thiết bị thông tin) và đối tượng lao động (những tin tức dưới dạng bứcthư, Bưu phẩm, bức fax hay cuộc đàm thoại )

Để tạo ra sản phẩm, trong quá trình truyền đưa, tin tức Bưu chính Viễnthông không chịu sự thay đổi nào ngoài sự thay đổi về vị trí không gian Bất

kỳ sự thay đổi nào khác đều là vi phạm về chất lượng sản phẩm Sản phẩmBưu chính Viễn thông không tồn tại ngoài quá trình sản xuất, nên không thểđưa vào kho, không thể thay thế được Do vậy có những yêu cầu rất cao đốivới chất lượng sản phẩm Bưu chính Viễn thông

Trang 15

Do đặc điểm sản phẩm Bưu chính Viễn thông không phải là vật thể cụthể nên để tạo ra sản phẩm các doanh nghiệp Bưu chính Viễn thông khôngcần đến những nguyên vật liệu chính phải bỏ tiền ra mua như các ngành khác

mà chỉ cần sử dụng các vật liệu phụ như: Si, dây gai, ấn phẩm, Điều nàyảnh hưởng đến cơ cấu chi phí sản xuất kinh doanh dịch vụ Bưu chính Viễnthông: Chi phí nguyên vật liệu chiếm tỷ trọng nhỏ, chi phí lao động sốngchiếm tỷ trọng lớn Để nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh cần áp dụngnhững biện pháp sao cho phù hợp

3.2 Quá trình sản xuất kinh doanh BCVT mang tính dây truyền.

Quá trình truyền đưa tin tức là quá trình diễn ra từ hai phía (người gửitin và người nhận tin) ở các không gian khác nhau Do vậy để thực hiện mộtđơn vị sản phẩm Bưu chính Viễn thông cần có nhiều người nhiều nhómngười, nhiều đơn vị sản xuất trong nước, quốc tế cùng tham gia và trong quátrình đó người ta sử dụng nhiều loại phương tiện thiết bị thông tin khác nhau

Như vậy để truyền đưa một tin tức hoàn chỉnh từ người gửi đến ngườinhận phải có từ hai hay nhiều cơ sở BCVT tham gia, mỗi cơ sở chỉ thực hiệnmột giai đoạn nhất định của quá trình truyền đưa tin tức hoàn chỉnh đó Đây

là đặc điểm quan trọng chi phối đến đến công tác tổ chức, quản lý hoạt độngBCVT

Vì đặc điểm của quá trình truyền đưa tin tức Bưu chính Viễn thôngtrải dài trên một phần không gian rộng lớn, có nhiều cơ sở Bưu điện thamgia, do vậy phải có quy định thống nhất về thể lệ thủ tục khai thác các dịch vụBưu chính Viễn thông, quy trình khai thác, bảo dưỡng thiết bị cho tới chínhsách đầu tư phát triển mạng, thống nhất về đào tạo cán bộ cũng như sự phốihợp chặt chẽ trên phạm vi rất rộng lớn quy mô cả nước và mở rộng ra phạm vithế giới, đòi hỏi sự thống nhất và tính kỷ luật cao, sự gắn bó hoạt động Bưuchính Viễn thông trong nước với quốc tế

Có 2 khái niệm về sản phẩm đó là

Trang 16

- Sản phẩm hoàn chỉnh (hay còn gọi là sản phẩm ngành): Là kết quả cóích cuối cùng trong hoạt động sản xuất của tất cả các cơ sở BCVT.

- Sản phẩm công đoạn (hay còn gọi là sản phẩm cơ sở): Là kết quả cóích trong hoạt động sản xuất của từng cơ sở BCVT

Có nhiều cơ sở Bưu chính Viễn thông tham gia vào quá trình truyềnđưa một tin tức hoàn chỉnh, trong khi đó việc thanh toán cước chỉ diễn ra ởmột nơi thường là nới chấp nhận tin tức đi Như cơ sở BCVT thu cước khichấp nhận Bưu phẩm, Bưu kiện, thư chuyển tiền, điện chuyển tiền, cướcđiện thoại

3.3 Quá trình sản xuất gắn liền với quá trình tiêu thụ sản phẩm.

Trong hoạt động thông tin Bưu chính Viễn thông, quá trình sản xuấtgắn liền với quá trình tiêu thụ hay nói cách khác, hiệu quả có ích của quá trìnhtruyền đưa tin tức được tiêu dùng ngay trong quá trình sản xuất Như trongđàm thoại, bắt đầu đăng ký đàm thoại là bắt đầu quá trình sản xuất, sau khiđàm thoại xong tức là sau khi tiêu dùng hiệu quả có ích của quá trình sản xuấtthì quá trình sản xuất cũng kết thúc Với đặc điểm quá trình sản xuất gắn liềnvới quá trình tiêu thụ sản phẩm, người sử dụng sản phẩm dịch vụ Bưu chínhViễn thông tiếp xúc trực tiếp với nhiều khâu sản xuất quá trình hoạt động sảnxuất kinh doanh của ngành Do vậy mức độ hiểu biết, trình độ sử dụng cácdịch vụ Bưu chính Viễn thông của người tiêu dùng ảnh hưởng trực tiếp đếnchất lượng Bưu chính Viễn thông

Quá trình tiêu thụ không tách rời qúa trình sản xuất vì vậy đòi hỏingười sử dụng phải có mặt ở vị trí có điểm thông tin, cho nên để thu hút làmthoả mãn nhu cầu truyền tin đưa tin Ngành Bưu Chính- Viễn thông phải pháttriển mạng lưới rộng khắp để đưa các điểm thông tin đến gần các đối tượng sửdụng

3.4 Tải trọng không đồng đều theo thời gian và không gian.

Tải trọng là lượng tin tức đến yêu cầu một cơ sở sản xuất nào đó củaBưu chính Viễn thông phục vụ trong một khoảng thời gian nhất định Mọi

Trang 17

tin tức đều do khách hàng mang đến và nhu cầu về truyền đưa tin tức quyếtđịnh sừ tồn tại và phát triển của ngành Bưu chính Viễn thông Nhu cầu vềtruyền đưa tin tức rất đa dạng, xuất hiện không đồng đều về không gian vàthời gian.

Nhu cầu về truyền đưa tin tức có thể xuất hiện ở bất kỳ nơi nào, ở đâu

có con người thì ở đó có nhu cầu về thông tin; Nhu cầu về truyền đưa tin tứcxuất hiện không đồng để theo các giờ trong ngày, theo các ngày trong tuần,theo các tháng trong năm và phụ thuộc vào nhịp độ sinh hoạt của xã hội.Chính đặc điểm này có ảnh hưởng lớn đến công tác tổ chức sản xuất kinhdoanh của ngành Bưu chính Viễn thông

Sự không đồng đều về tải trọng là một bài toán khó cho nên cần bố tríphương tiện, kế hoạch phát triển mạng lưới một cách thích hợp đem lại hiệuquả cao, tránh đầu tư lãng phí đặc biệt lưu ý đến mặt thống nhất về kỹ thuật

về nghiệp vụ trên phạm vi toàn mạng

4 Đặc điểm doanh nghiệp bưu chính viễn thông

4.1 Các đặc điểm vốn có của ngành BCVT.

Để xây dựng chiến lược kinh doanh doanh nghiệp BCVT, đương nhiênphải chú ý đến các đặc điểm riêng của ngành kinh doanh Những đặc điểmcủa ngành có ảnh hưởng rất lớn đến việc xây dựng chiến lược kinh doanh củadoanh nghiệp Trong các tài liệu về Kinh tế Bưu chính Viễn thông đã trìnhbày nhiều về các đặc điểm này ở đây, tác giả chỉ xin nêu một cách vắn tắtđặc điểm vốn có của ngành BCVT

Trang 18

4.2 Các đặc điểm của doanh nghiệp BCVT:

+ Sự tồn tại chung giữa hai lĩnh vực kinh doanh Bưu chính và Viễnthông: Xét về quá trình phát triển, hầu hết các Quốc gia trước đây đều có cấutrúc chung là Bưu và điện Sau này, với sự phát triển của khoa học côngnghệ dần dần đã có sự phân tách sản xuất kinh doanh giữa Bưu chính và Viễnthông

+ Đặc điểm về thị trường cạnh tranh: Cạnh tranh chỉ mới bắt đầu mộtvài năm gần đây Vì vậy, các doanh nghiệp BCVT chưa có kinh nghiệm hoạtđộng kinh doanh trong môi trường cạnh tranh Trên thị trường có thể phânthành doanh nghiệp BCVT chủ đạo (doanh nghiệp đã hoạt động kinh doanh

từ khi còn môi trường độc quyền) và doanh nghiệp BCVT mới gia nhập(doanh nghiệp mới gia nhập khi thị trường được phép cạnh tranh)

+ Quy định của Nhà nước đối với các doanh nghiệp BCVT: BCVT làngành hoạt động vừa mang tính chất kinh doanh vừa mang tính chất phục vụcông ích Tuỳ theo loại hình doanh nghiệp (doanh nghiệp Nhà nước, Công ty

cổ phần…) mà có quyền và trách nhiệm với các mức độ khác nhau về nhiệmvụ

+ Đặc điểm về kỹ thuật công nghệ: Kỹ thuật công nghệ luôn phát triển

và thay đổi nhanh chóng, cho nên lựa chọn kỹ thuật công nghệ, nghiên cứu kỹthuật công nghệ sẽ giúp cho doanh nghiệp có thế mạnh trong cạnh tranh

+ Tính đa dịch vụ của BCVT: Với sự phát triển nhanh và mạnh của kỹthuật công nghệ, các dịch vụ BCVT cũng không ngừng được đa dạng hoá.Trên thị trường luôn phát triển các dịch vụ mới

5 Vai trò và sự cần thiết của việc nâng cao hiệu quả kinh doanh BCVTKinh doanh BCVT ngày càng có vai trò quan trọng trong nền kinh tếquốc dân Đây là một trong những lĩnh vực hoạt động được Đảng và Nhànước rất chú trọng

Trang 19

Đảm bảo không ngừng nâng cao hiệu quả kinh tế là mối quan tâm hàngđầu của bất kỳ nền sản xuất nào nói chung và của mỗi doanh nghiệp nói riêng.Đối với chúng ta vấn đề nâng cao hiệu quả kinh doanh BCVT thực sự cầnthiết và trở thành cấp bách bởi lẽ:

Nâng cao hiệu quả kinh doanh BCVT là yêu cầu tất yếu của việc thựchiện quy luật tiết kiệm Nếu như mọi nguồn lực đầu vào là vô hạn thì việc sảnxuất kinh doanh không hiệu quả cũng không sao, khi đó nâng cao hiệu quảkinh doanh sẽ không phải là vấn đề cần phải giải quyết Nhưng thực tế thìhoàn toàn khác, con người phải đứng trước thách thức là nguồn lực đầu vào bịhạn chế và ngày càng trở nên khan hiếm hơn Từ đó đòi hỏi và bắt buộc conngười phải nghĩ đến việc lựa chọn phương pháp tối ưu để sản xuất và kinhdoanh Bên cạnh lý do khan hiếm nguồn lực thì còn một lý do nữa đó chính là

sự phát triển của khoa học và kỹ thuật cho phép tạo ra nhiều loại sản phẩm từnhững đầu vào nhất định Điều này cho phép các doanh nghiệp có khả nănglựa chọn hình thức sản xuất kinh doanh sản phẩm tối ưu, đáp ứng được nhucầu đa dạng và khắt khe của khách hàng Sự lựa chọn đúng đắn sẽ đem lại chodoanh nghiệp hiệu quả kinh doanh cao nhất và nhiều lợi ích nhất

Mặt khác, các doanh nghiệp BCVT mang những nét chung của doanhnghiệp nói chung và ngoài ra còn chịu ảnh hưởng của tính không vật chất củasản phẩm, nét đặc thù của hoạt động BCVT là truyền đưa tin tức nâng caohiệu quả kinh doanh của toàn xã hội nên việc nâng cao hiệu quả kinh doanhcàng trở nên quan trọng hơn

Trước kia, trong nền kinh tế kế hoạch hoá tập trung, doanh nghiệp tiếnhành hoạt động sản xuất, kinh doanh của mình theo sự chỉ đạo của Nhà nước

và vì thế mà mục tiêu cao nhất của doanh nghiệp là thực hiện kế hoạch Nhànước giao Nhưng ngày nay trong cơ chế thị trường, môi trường cạnh tranhgay gắt thì nâng cao hiệu quả kinh doanh là điều kiện tồn tại và phát triển củadoanh nghiệp Trong cơ chế này, các doanh nghiệp phải tự ra quyết định kinhdoanh, tự hạch toán lỗ, lãi Do vậy, mục tiêu lợi nhuận trở thành mục tiêu

Trang 20

quan trọng nhất, mang tính sống còn đối với doanh nghiệp Để đạt được mụctiêu lợi nhuận tối đa trong điều kiện như vậy không còn cách nào khác đối vớicác doanh nghiệp kinh doanh BCVT là phải nâng cao hiệu quả kinh doanhBCVT của doanh nghiệp Từ những lý luận trên đã phần nào khẳng định được

sự cần thiết phải nâng cao hiệu quả kinh doanh BCVT cũng như vai trò củaviệc nâng cao hiệu quả kinh doanh BCVT đối với nền kinh tế quốc dân và đốivới bản thân doanh nghiệp

Nâng cao hiệu quả kinh doanh BCVT trong điều kiện các nguồn lựcđầu vào ngày càng khan hiếm và trong điều kiện nền sản xuất xã hội pháttriển như hiện nay thì có ý nghĩa vô cùng quan trọng đối với nền kinh tế,doanh nghiệp nói chung và doanh nghiệp kinh doanh BCVT nói riêng

- Đối với nền kinh tế quốc dân thì việc nâng cao hiệu quả kinh doanhBCVT sẽ giúp cho đất nước tiết kiệm nguồn lực, khả năng phát triển lựclượng sản xuất kinh doanh, tạo trình độ hoàn thiện quan hệ giao dịch, quan hệsản xuất cao hơn Điều này cũng có nghĩa là với việc nâng cao hiệu quả kinhdoanh BCVT Việt Nam sẽ có nhiều cơ hội thâm nhập thị trường nước ngoài,

có nhiều cơ hội để phát triển kinh tế trong bối cảnh toàn cầu hoá hiện nay

- Đối với bản thân các doanh nghiệp kinh doanh BCVT thì việc nângcao hiệu quả kinh doanh BCVT là điều kiện tiên quyết nhằm đem lại lợinhuận cho doanh nghiệp trước tương lai của sự cạnh tranh gay gắt của cácdoanh nghiệp trong nước và nước ngoài Đây là mục tiêu cơ bản của doanhnghiệp Nó giúp doanh nghiệp bảo toàn vốn và phát triển vốn, là cơ sở để táisản xuất mở rộng và mở rộng kinh doanh Qua đó doanh nghiệp kinh doanhBCVT mới có thể tăng khả năng cạnh tranh của mình trên thị trường Điều đócho phép doanh nghiệp giải quyết tốt đời sống của người lao động, đầu tư mởrộng, hiện đại hoá cơ sở vật chất, mở rộng hoạt động kinh doanh của mình

- Đối với bản thân từng cá nhân thì việc nâng cao hiệu quả kinh doanhBCVT của doanh nghiệp sẽ cải thiện đáng kể đời sống nhân dân, tạo cho họđộng lực để phát huy hết khả năng sẵn có của mình nhằm phục vụ cho quá

Trang 21

trình phát triển của doanh nghiệp, góp phần làm cho doanh nghiệp ngày càngtrở nên lớn mạnh hơn, đủ sức cạnh tranh trong nền kinh tế thị trường.

6 Hiệu quả hoạt động kinh doanh doanh nghiệp BCVT.10

6.1 Nguyên tắc đánh giá hiệu quả sản xuâts kinh doanh Bưu chính Viễn thông.

Đánh giá hiệu quả sản xuất kinh doanh Bưu chính Viễn thông là mộtcông việc hết sức quan trọng Chính vì vậy khi đánh giá cần phải được xemxét một cách toàn diện về thời gian và không gian trong mối quan hệ với hiệuquả chung của toàn bộ nền kinh tế quốc dân Việc đánh giá hiệu quả phải dựatrên những nguyên tắc sau đây :

Về thời gian hiệu quả đạt được trong từng giai đoạn, từng thời kỳkhông được làm giảm sút hiệu quả các giai đoạn, các thời kỳ tiếp theo Không

vì lợi ích trước mắt mà quên đi lợi ích lâu dài

Về không gian hiệu quả chỉ có thể coi là đạt đươc một cách toàn diệnkhi toàn bộ hoạt đọng hiệu quả và không ảnh hưởng dén hiệu quả chung

Về định lượng, hiệu quả phải được thể hiện mối tương quan giữa lợi ích

và chi phí sản xuất kinh doanh BCVT

Về góc độ nền kinh tế quốc dân hiệu quả sản xuất kinh doanh củaBCVT phải gắn chặt với hiệu quả của toàn xã hội, đạt hiệu quả cho BCVTcòn chưa đủ, mà còn mang lại hiệu quả cho toàn xã hội, cả kinh tế và xã hội.Ngoài ra đánh giá hiệu quả còn phải đảm bảo sự thống nhất giữa chính trị vàkinh tế, phải đảm bảo nâng cao hiệu quả sxkd BCVT với việc thực hiện cácnhiệm vụ chính trị

6.2 Chỉ tiêu đánh giá hoạt động kinh doanh doanh nghiệp BCVT.

6.2.1 Yêu cầu đối với hệ thống chỉ tiêu

Hoạt động sản xuất kinh doanh trong các doanh nghiệp Bưu chínhViễn thông là rất phức tạp Do vậy không thể sử dụng một chỉ tiêu để đánh

10 [5, trang 282 – 290]

Trang 22

giá, mà cần thiết phải đưa ra hệ thống các chỉ tiêu Để đo lường và đánh giáchính xác, khoa học, hệ thống các chỉ tiêu này phải đáp ứng được các yêu cầusau đây:

Thứ nhất: Trong hệ thống các chỉ tiêu phải có các chỉ tiêu đánh giá tổnghợp phản ánh chung tình hình sản xuất kinh doanh, các chỉ tiêu bộ phận phảnánh hiệu quả sản xuất kinh doanh từng mặt, từng khâu như: lao động, vốn vàchi phí

Các chỉ tiêu bộ phận là cơ sở cho việc tìm ra mặt mạnh, mặt yếu trongquá trình sử dụng từng yếu tố trung gian vào quá trình sản xuất kinh doanh

Thứ hai: Trong hệ thống các chỉ tiêu đánh giá phải đảm bảo tính hệthống và toàn diện Tức là các chỉ tiêu hiệu quả phải phản ánh hiệu quả sảnxuất kinh doanh của toàn bộ quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệpBưu chính Viễn thông

Thứ ba: Hệ thống các chỉ tiêu phải hình thành trên cơ sở những nguyêntắc chung của hiệu quả, nghĩa là phải phản ánh được trình độ sử dụng laođộng sống và lao động vật hoá thông qua việc so sánh giữa kết quả và chi phí.Trong đó các chỉ tiêu kết quả và chi phí phải có khả năng đo lường được thìmới có khả năng so sánh tính toán được

Thứ tư: Các chỉ tiêu hiệu quả phải có sự liên hệ so sánh với nhau, cóphương pháp tính toán cụ thể, thống nhất các chỉ tiêu, có phạm vi áp dụngnhất định phục vụ cho mục đích nhất định của công tác đánh giá

Thứ năm: Hệ thống các chỉ tiêu phải đảm bảo phản ánh được tính đặcthù của doanh nghiệp Bưu chính Viễn thông.11

6.2.2 Hệ thống chỉ tiêu đánh giá hiệu quả hoạt động kinh doanh

* Chỉ tiêu tổng hợp

- Tính theo dạng hiệu số:

Hiệu quả sản xuất kinh doanh (H) = Kết quả đầu ra – Chi phí đầu vào

11 [5, trang 282]

Trang 23

Chi phí đầu vào bao gồm lao động, tư liệu lao động, đối tượng lao động

và vốn kinh doanh, còn kết quả đầu ra được đo bằng các chỉ tiêu như khốilượng sản phẩm dịch vụ Bưu chính Viễn thông; doanh thu và lợi nhuận ròng

Chỉ tiêu này không phản ánh hết chất lượng sản xuất kinh doanh, tiềmnăng nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh cũng như không thể so sánhđược hiệu quả sản xuất kinh doanh giữa các bộ phận, đơn vị trong doanhnghiệp, không thấy được tiết kiệm hay lãng phí lao động xã hội

-Tính theo dạng phân số:

Hiệu quả sản xuất kinh doanh (h) =

Công thức trên phản ánh sức sản xuất (hay sức sinh lợi) của các chỉ tiêuphản ánh chi phí đầu vào và khắc phục được những tồn tại khi tính theo dạnghiệu số

* Hệ thống các chỉ tiêu chi tiết

Dựa trên nguyên tắc xây dựng hệ thống chỉ tiêu bằng cách so sánh giữakết quả đầu ra và chi phí đầu vào ta sẽ lập bảng hệ thống chỉ tiêu và lựa chọnnhững chỉ tiêu cơ bản nhất sao cho số lượng chỉ tiêu là ít nhất, tổng hợp nhất,thuận lợi cho việc tính toán và phân tích Hệ thống các chỉ tiêu chi tiết đánhgiá hiệu quả sử dụng các yếu tố tham gia vào quá trình sản xuất kinh doanhcủa doanh nghiệp Bưu chính Viễn thông bao gồm:

- Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng lao động (lao động sống):

+ Doanh thu bình quân của một lao động:

dlđ=

Trong đó: T - Số lao động bình quân sử dụng trong kỳ

Kết quả đầu raChi phí đầu vào

Dt

T

Trang 24

Dt - Doanh thu trong kỳ

Chỉ tiêu này phản ánh một người lao động có thể làm được bao nhiêuđồng doanh thu trong một chu kỳ, chỉ tiêu dlđ càng cao thì chứng tỏ trình độ

sử dụng lao động càng cao Có thể chia doanh thu bình quân một lao độngtrực tiếp để đánh giá được chính xác hơn

+Chỉ tiêu mức sinh lợi nhuận bình quân trong kỳ của một lao động:

lT=

Trong đó: lT - Mức sinh lợi của một lao động

Ln - Lợi nhuận thuần

Chỉ tiêu này phản ánh mỗi lao động của doanh nghiệp tạo ra được baonhiêu đồng lợi nhuận trong một thời kỳ sản xuất kinh doanh

+Mức doanh thu đạt được của một đồng tiền lương

dtl=

Trong đó: TL - Tổng quỹ lương

+ Sức sinh lợi của một đồng tiền lương

Trang 25

Hai chỉ tiêu trên phản ánh trong kỳ kinh doanh doanh nghiệp bỏ ra mộtđồng chi phí tiền lương đạt được bao nhiêu đồng doanh thu, lợi nhuận Dovậy việc nâng cao hiệu quả sử dụng chi phí tiền lương là việc làm cần thiết đểnâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh cho doanh nghiệp Ngoài ra, trên thực

tế người ta sử dụng tỷ suất chi phí tiền lương

- Chỉ tiêu phản ánh hiệu quả sử dụng vốn

Đánh giá hiệu quả sử dụng vốn là một vấn đề then chốt gắn liền đến sựtồn tại và phát triển của doanh nghiệp nói chung và doanh nghiệp Bưu chínhViễn thông nói riêng Đánh giá hiệu quả sử dụng vốn có tác dụng đánh giáchất lượng công tác quản lý vốn, chất lượng công tác sản xuất kinh doanh,trên cơ sở đó đề ra biện pháp nhằm nâng cao hơn nữa kết quả sản xuất kinhdoanh, hiệu quả sử dụng vốn của doanh nghiệp Để đánh giá hiệu quả sử dụngvốn người ta sử dụng các chỉ tiêu sau:

+ Sức sản xuất của một đồng vốn

HVSX=

Trong đó: Hvsx - Sức sản xuất của một đồng vốn

Dt - Tổng doanh thu thuần

Trang 26

Chỉ tiêu này cho biết để đạt được một đồng doanh thu (một đơn vị sảnphẩm dịch vụ Bưu chính Viễn thông) cần bao nhiêu đồng vốn

+ Sức sinh lời của một đồng vốn:

Ý nghĩa của chỉ tiêu này là trong một thời kỳ sản xuất kinh doanh nhấtđịnh doanh nghiệp bỏ ra một đồng vốn kinh doanh thì thu được bao nhiêuđồng lợi nhuận Vì vốn kinh doanh của doanh nghiệp Bưu chính Viễn thôngbao gồm: Vốn cố định và vốn lưu động Do vậy sử dụng chỉ tiêu sau

+ Doanh thu đạt được từ một đồng vốn cố định:

Trang 27

+ Mức doanh thu đạt được từ một đồng vốn lưu động:

+ Sức sinh lợi của một đồng vốn lưu động:

lVLĐ=

Trong đó: VLĐBQ - Số vốn lưu động bình quân sử dụng trong kỳ

Ý nghĩa của hai chỉ tiêu này là doanh nghiệp sử dụng một đồng vốn lưuđộng bình quân trong kỳ thì có thể mang lại bao nhiêu đồng doanh thu hoặclợi nhuận Chỉ tiêu này càng cao chứng tỏ doanh nghiệp sử dụng vốn lưu độngcàng hiệu quả

Ngoài ra để đánh giá hiệu quả sử dụng vốn lưu động còn sử dụng cácchỉ tiêu sau:

+ Số vòng quay của vốn lưu động:

Trang 28

Thời gian của 1 vòng chu chuyển =

Các chỉ tiêu trên không trực tiếp phản ánh hiệu quả sản xuất kinh doanhcủa việc sử dụng vốn lưu động trên phương diện lý luận, nhưng từ thực tế tathấy: Số vòng quay vốn lưu động tăng, số ngày chu chuyển giảm thì chứng tỏtốc độ chu chuyển nhanh dẫn đến hiệu quả sử dụng vốn lưu động cao

- Hiệu quả sử dụng chi phí :

+ Mức doanh thu từ một đồng chi phí (sức sản xuất của chi phí):

Mức doanh thu 1 đồng chi phí =

Chỉ tiêu này càng cao thì chứng tỏ việc sử dụng chi phí của doanhnghiệp ngày càng có hiệu quả, dẫn đến hiệu quả sản xuất kinh doanh càngcao

+ Mức lợi nhuận đạt được của một đồng chi phí:

Mức lợi nhuận 1 đồng chi phí =

Chỉ tiêu này phản ánh cứ một đồng chi phí bỏ ra thì mang lại bao nhiêuđồng lợi nhuận Chỉ tiêu này càng cao thì hiệu quả sản xuất kinh doanh màdoanh nghiệp đạt được sẽ càng cao

7 Phương pháp quản lý kinh doanh BCVT

Thời gian của chu kỳkinh doanh

Số vòng quay của vốnlưu động trong kỳ

Doanh thuChi phí

Lợi nhuận thuầnChi phí

Trang 29

7.1 Khái niệm

Trước tiên, để tìm hiểu phương pháp quản lý kinh doanh BCVT, ta xemxét khái niệm tổng quát phương pháp quản lý là gì? Có nhiều cách định nghĩaphương pháp quản lý khác nhau nhưng có thể hiểu rằng: phương pháp quản lý

là tổng thể những cách thức tác động có chủ đích và có thể có của chủ thểquản lý đến khách thể quản lý nhằm đạt được các mục tiêu đã xác định.12

Hai câu hỏi đặt ra khi đề cập đến vấn đề quản lý kinh doanh BCVT đó

là “phải làm gì” và “làm cái đó như thế nào?” Các mục tiêu quản lý kinhdoanh, các quy luật kinh doanh và các nguyên tắc quản lý kinh doanh đã giúpcho các doanh nghiệp BCVT trả lời được câu hỏi “phải làm gì”; một câu hỏitiếp theo quan trọng hơn nhiều mà các doanh nghiệp BCVT cần phải giải đáp

là “làm cái đó như thế nào?” Để trả lời được câu hỏi này doanh nghiệp

BCVT cần có các phương pháp quản lý kinh doanh thích hợp Như vậy

phương pháp quản lý kinh doanh BCVT là tổng thể các cách thức tác động có thể và có chủ đích của doanh nghiệp BCVT lên đối tượng kinh doanh và khách thể kinh doanh để đạt được các mục tiêu kinh doanh đề ra, trong điều kiện môi trường kinh doanh thực tế 13

Mục tiêu nhiệm vụ của quản lý chỉ được thực hiện thông qua tác độngcủa phương pháp quản lý kinh doanh Vận dụng các phương pháp quản lý làmột nội dung cơ bản của quản lý kinh doanh.Phương pháp quản lý có tácđộng quan trọng đến sự thành công hay thất bại của việc thực hiện các mụctiêu và nhiệm vụ trong những điều kiện nhất định

Phương pháp quản lý có vai trò quan trọng trong hệ thống quản lý.Quátrình quản lý là quá trình thực hiện các chức năng quản lý theo những nguyêntắc Nhưng các nguyên tắc đó chỉ được vận dụng và được thể hiện thông quacác phương pháp quản lý nhất định

Môi trường và các hoạt động SXKD luôn thay đổi, những tình huống

cụ thể, tuỳ thuộc vào đặc điểm của đối tượng cũng như năng lực và kinh

12 [4, trang 136]

13 [5, trang 49]

Trang 30

nghiệm của doanh nghiệp BCVT có sự khác nhau thì các phương pháp quản

lý cũng khác nhau Các phương pháp quản lý mang tính chất đa dạng vàphong phú, nó chính là bộ phận năng động nhất của hệ thống quản lý Phươngpháp quản lý thường xuyên thay đổi trong từng Doanh nghiệp BCVT cóquyền lựa chọn phương pháp quản lý nhưng không có nghĩa là chủ quan tuỳtiện, muốn sử dụng phương pháp nào cũng được Mỗi phương pháp quản lýkhi sử dụng lại tạo ra một cơ chế tác động mang tính khách quan vốn có củanó

7.2 Các phương pháp quản lý kinh doanh trong doanh nghiệp BCVT

7.2.1 Các phương pháp tác động lên con người

a) Các phương pháp hành chính

Là các cách tác động trực tiếp của ban lãnh đạo doanh nghiệp BCVTlên tập thể những người lao động dưới quyền bằng các quyết định dứt khoát,mang tính bắt buộc, đòi hỏi người lao động phải chấp hành nghiêm ngặt, nếu

vi phạm sẽ bị xử lý kịp thời thích đáng

Các phương pháp hành chính trong quản lý kinh doanh BCVT được coi

là phương pháp quan trọng nhất Trước hết nó xác lập trật tự kỷ cương làmviệc trong doanh nghiệp Đồng thời nó là cầu nối các phương pháp quản lýkhác lại Sử dụng đúng các phương pháp hành chính có thể giấu được bí mật,

ý đồ kinh doanh và giải quyết các vấn đề đặt ra trong doanh nghiệp rất nhanhchóng

Các phương pháp hành chính tác động vào đối tượng quản lý theo haihướng: tác động về mặt tổ chức và tác động điều chỉnh hành động của đốitượng quản lý

Trang 31

- Tác động về mặt tổ chức là việc các doanh nghiệp BCVT banhành các văn bản quy định về quy mô, cơ cấu, điều lệ hoạt động, tiêu chuẩn nhằm thiết lập tổ chức và xác lập các mối quan hệ hoạt động trong nội bộ.

- Tác động điều chỉnh là việc các doanh nghiệp BCVT đưa ranhững chỉ thị, mệnh lệnh hành chính bắt buộc cấp dưới phải thi hành nhữngnhiệm vụ nhất định

Các phương pháp hành chính đòi hỏi doanh nghiệp BCVT phải cóquyết định dứt khoát, rõ ràng, dễ hiểu, có địa chỉ người thực hiện loại trừ khảnăng có sự giải thích khác nhau đối với nhiệm vụ được giao.Tác động hànhchính có hiệu lực ngay từ khi ban hành quyết định, vì vậy các phương pháphành chính hết sức cần thiết trong những trường hợp hệ thống quản lý rơi vàotình huống khó khăn, phức tạp

Những yêu cầu khi sử dụng các phương pháp hành chính đòi hỏi cáccấp quản lý phải nắm vững:

- Quyết định hành chính chỉ có hiệu quả khi quyết định đó có căn cứkhoa học, được luận chứng đầy đủ về mặt kinh tế

- Khi sử dụng các phương pháp hành chính phải gắn chặt quyền hạn vàtrách nhiệm của người ra quyết định

Cần phân biệt phương pháp hành chính với kiểu quản lý hành chínhquan liêu: Kiểu hành chính quan liêu là loại quản lý lạm dụng kỷ luật hànhchính, sử dụng mệnh lệnh hành chính thiếu căn cứ khoa học Các quyết địnhhành chính trong cơ chế quản lý hành chính thường mang tính chủ quan,không sát thực Còn phương pháp hành chính là sự tác động lên đối tượngquản lý về mặt hành chính và tổ chức nhằm mang lại hiệu quả cho một hoạtđộng của doanh nghiệp BCVT

Tóm lại, các phương pháp hành chính là hoàn toàn cần thiết, không cóphương pháp hành chính thì không thể quản lý doanh nghiệp BCVT có hiệuquả Điều đó cũng tương tự như việc quản lý một đất nước mà không có luậtpháp thì làm sao quản lý nổi

Trang 32

b) Các phương pháp kinh tế

Các phương pháp kinh tế tác động vào đối tượng quản lý thông qua cáclợi ích kinh tế, để cho đối tượng bị quản lý tự lựa chọn phương án hoạt động

có hiệu quả nhất trong phạm vi hoạt động cuả họ

Phương pháp này cũng được dùng khá phổ biến bởi vì nó tạo cho đốituợng quản lý sự tự giác, tác động thông qua lợi ích kinh tế chính là taọ rađộng lực thúc đẩy con người tích cực lao động Động lực đó càng lớn nếunhận thức đầy đủ và kết hợp đúng đắn các lợi ích tồn tại khách quan trongdoanh nghiệp BCVT

Khi sử dung các công cụ kinh tế, mỗi người lao động, mỗi tập thể laođộng vào những điều kiện kinh tế để họ có khả năng kết hợp đúng đắn lợi íchcủa mình với lợi ích của doanh nghiệp BCVT Điều đó cho phép người laođộng lựa chọn con đường có hiệu quả nhất để thực hiện nhiệm vụ của mình Các phương pháp kinh tế tạo ra sự quan tâm vật chất thiết thực của đối tượngquản lý và chứa đựng nhiều yếu tố kích thích kinh tế Đồng thời, các phươngpháp kinh tế mở rộng quyền hành động cho các cá nhân và cấp dưới, đồngthời cũng tăng trách nhiệm kinh tế của họ không cần phải éo buộc họ thựchiện những ràng buộc nhất định như thời gian và chi phí đàu vào

Các doanh nghiệp BCVT tác động vào đối tượng bằng các phươngpháp kinh tế theo những hướng sau:

- Định hướng phát triển doanh nghiệp

- Sử dụng các định mức kinh tế

- Bằng chế độ thưởng phạt vật chất

Ngày nay, xu hướng chung cuả các nước là mở rộng việc áp dụng cácphương pháp kinh tế Để làm việc đó cần chú ý một số vấn đề quan trọngsau đây:

- Việc áp dụng các phương pháp kinh tế luôn luôn gắn liền với việc sửdụng các đòn bẩy kinh tế như giá cả, lợi nhuận, tín dụng, lãi suất, tiền lương,

Trang 33

tiền thưỏng v.v việc sử dụng các phương pháp kinh tế có liên quan chặtchẽ đến các quan hệ hàng hoá - tiền tệ.

- Vể áp dụng phương pháp kinh tế phải thực hiện sự phân cấp đúng

đắn giữa các cấp quản lý Nếu không có sự phân công phân cấp rõ ràng giữacác cấp quản lý, sẽ dẫn đến việc áp dụng phương pháp kinh tế không đúngthẩm quyền, không phù hợp với đối tượng áp dụng, có thể dẫn đến kết qủangược lại so với mong muốn

- Sử dụng phương pháp kinh tế đòi hỏi cán bộ quản lý phải có mộttrình độ và năng lực về nhiều mặt Bởi vì sử dụng các phương pháp kinh tếcòn là điều kiện mới mẻ, đòi hỏi cán bộ quản lý phải hiểu biết và thông thạokinh doanh, đồng thời phải có phẩm chất kinh doanh vững vàng

c) Các phương pháp giáo dục

Các phương pháp giáo dục là cách thức tác động vào nhận thức và tìnhcảm của người lao động nhằm nâng cao tính tự giác và nhiệt tình lao động của

họ trong việc thực hiện nhiệm vụ

Các phương pháp giáo dục có ý nghĩa lớn trong quản lý kinh doanhBCVT vì đối tượng của quản lý là con người - một thực thể năng động, tổnghoà nhiều mối quan hệ Tác động đến con người không chỉ đơn thuần sử dụngphương pháp hành chính, kinh tế, mà cần phải thực hiện các tác động về tinhthần, tâm lý – xã hội

Các phương pháp giáo dục dựa trên cơ sở vận d ụng các quy luật tâm

lý Mặt khác, các phương pháp giáo dục thường được sử dụng kết hợp với cácphương pháp khác một cách uyển chuyển, linh hoạt, vừa nhẹ nhàng vừa sâusát đến từng người lao động, có tác động giáo dục rộng rãi trong từng doanhnghiệp

7.2.2 Các phương pháp đối với các yếu tố bên ngoài

a) Các phương pháp sử dụng đối với các đối thủ cạnh tranh

Trang 34

Các phương pháp cạnh tranh: Là các phương pháp tính toán tất cả cáckhả năng, các yếu tố, các thủ đoạn để tạo lợi thế cho sản phẩm dịch vụ củadoanh nghiệp BCVT trên thị trường Các phương pháp này bao gồm các biệnpháp công nghệ, kinh tế, hành chính, tâm lý, xã hội

Các phương pháp thương lượng: Là việc thoả thuận với các doanhnghiệp cạnh tranh để phân chia thị trường một cách ôn hoà Đó là việc sửdụng các kỹ thuật cuả lý thuyết trò choei kinh doanh (Theory of game)

b) Các phương pháp sử dụng đối với bạn hàng

Bạn hàng là những người cung cấp đầu vào cho doanh nghiệp BCVT,

họ có thể bán sản phẩm cho người khác và giữa họ (bên bán với nhau) cũng

sẽ xuất hiện hiện tượng cạnh tranh Phương pháp chủ yếu là tôn trọng lẫnnhau, thanh toán sòng phẳng, nhưng cũng cần né tránh sự o ép của bạn hàng(nếu họ là những người bán không biết điều, trục lợi và không giữ chữ tín)

Có phương pháp tốt để giữ được bạn hàng cung cấp các yếu tố đầu vàolâu dài và ổn định sẽ giaúo doanh nghiệp BCVT xây dựng được kế hoạch sảnxuất kinh doanh mang tính ổn định, không phải tính toán nhiều đến sự bất ổncủa nguồn đầu vào

Trang 35

CHƯƠNG II THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ NGHIỆP

VỤ KINH DOANH LĨNH VỰC BỨU CHÍNH TẠI BƯU ĐIỆN TRUNG

TÂM 2 – BƯU ĐIỆN THÀNH PHỐ HÀ NỘI

I Chức năng, nhiệm vụ, cơ cấu tổ chức Bưu điện thành phố Hà Nội.

Bưu điện TP Hà nội: Là doanh nghiệp Nhà nước, đơn vị thành viên

hạch toán phụ thuộc của Tổng Công Ty Bưu chính - Viễn thông Việt Nam,được thành lập lại theo Quyết định số 483/TCCB-LĐ ngày 14-9-1996 củaTổng cục Bưu điện (nay là Bộ Bưu chính Viễn thông), có tư cách pháp nhân,

có con dấu riêng; có tài khoản nội tệ và ngoại tệ, chịu trách nhiệm trực tiếptrước pháp luật trong phạm vi quyền hạn và nhiệm vụ của mình.14

Sổ đăng ký kinh doanh số: 306442 do Sở Kế hoạch và Đầu tư TP Hànội cấp ngày: 28/12/1996

Trụ sở chính tại : 75 Đinh Tiên Hoàng - Quận Hoàn kiếm - Thành phố

Hà nội

Lĩnh vực hoạt động sản xuất kinh doanh:

Bưu điện là ngành sản xuất đặc biệt vì sản phẩm của ngành Bưu điệnchính là hiệu quả có ích của việc truyền đưa thông tin, lưu chuyển bưu phẩm

Để thực hiện được nhiệm vụ sản xuất của mình, đảm bảo quản lý tốt việctruyền tải tin tức, bưu phẩm, Bưu điện Hà Nội đã phân ra từng loại hình kinhdoanh đặc thù cho mỗi loại hình tổ chức

o Loại hình kinh doanh dịch vụ: Đây là loại hình phục vụ dịch vụ cho kháchhàng có nhu cầu truyền đưa tin tức, loại hình này được thực hiện từ khâuđầu đến khâu cuối, từ gửi thông tin đến nhận phát thông tin và phải trảiqua một quá trình tham gia của nhiều đơn vị Mỗi đơn vị tham gia sẽ thựchiện một công đoạn trong quá trình sản xuất, tiêu thụ sản phẩm Doanhthu cước của mỗi đơn vị bưu điện không đặc trưng cho kết quả kinh doanhcủa mình mà là của nhiều nơi nên phải thực hiện tổ chức hạch toán toànngành đối với sản xuất chính trong kinh doanh dịch vụ bưu điện

14http://www.vnpt.com.vn

Trang 36

o Loại hình kinh doanh thương mại: Được áp dụng cho Công ty dịch vụ vật

tư chuyên ngành theo quy định của Chính phủ để phục vụ việc hiện đạihóa mạng lưới, nâng cao hiệu quả truyền tin

Là một doanh nghiệp nhà nước được thành lập theo Quyết định số 483/TCCB-QĐ của Tổng cục Bưu điện ngày 14/9/1996; Bưu điện Hà Nội có tưcách pháp nhân, chịu trách nhiệm trực tiếp trước pháp luật trong phạm vi vàquyền hạn được nhà nước qui định

+ Tổ chức, xây dựng, quản lý, vận hành và khai thác mạng lướibưu chính-viễn thông để kinh doanh và phục vụ theo qui hoạch, kế hoạch vàphương hướng phát triển do Tổng công ty Bưu chính-Viễn thông Việt Namtrực tiếp giao

+ Đảm bảo thông tin liên lạc phục vụ sự chỉ đạo của các cơ quanĐảng, chính quyền các cấp, phục vụ các yêu cầu thông tin trong đời sống kinhtế-xã hội của các ngành và nhân dân trên địa bàn Thủ đô Hà Nội và các nơikhác theo qui định của Tổng công ty Bưu chính-Viễn thông Việt Nam nhằmhoàn thành kế hoạch hàng năm được giao

+ Tư vấn, khảo sát, thiết kế, xây lắp chuyên ngành thông tin liênlạc

+ Sản xuất, xuất khẩu, nhập khẩu, kinh doanh vật tư, thiết bịchuyên ngành bưu chính-viễn thông và các ngành nghề khác trong phạm vipháp luật cho phép

Bưu điện TP Hà nội là Doanh nghiệp Nhà nước được xếp loại Doanhnghiệp hạng I và có mô hình tổ chức bao gồm 15 đơn vị thành viên, 2 đơn vịhành chính sự nghiệp, 1 Bưu điện hệ I và 18 phòng, ban chức năng:

+ 6 Công ty: Điện thoại Hà Nội 1, Công ty Điện thoại Hà Nội 2,Công ty Viễn thông Hà Nội, Công ty Dịch vụ vật tư, Công ty Thiết kế, Công

ty Chuyển phát nhanh

Trang 37

+ 4 Trung tâm: Dịch vụ khách hàng, Tin học, Niên giám điện thoại

& Những trang vàng, Trung tâm Điều hành thông tin

+ 6 Bưu diện Trung tâm: Bưu điện Trung tâm 1; 2; 3; 4; 5; 6

+ 3 Bưu điện huyện: Từ liêm, Đông anh, Sóc sơn

+ Trường Bồi dưỡng Kỹ thuật - Nghiệp vụ Bưu điện, Trạm Y tế,Bưu điện hệ 1

+ 18 Phòng, Ban, Tổ chức năng trực thuộc

15

15http://www.hnpt.com.vn

Trang 38

Trung tâm dịch vụ khách hàng

Bu điện trung tâm

1, 2, 3, 4,

Ban BCC Ban QLCDA Ban QLCDA kiến trúc

Phòng TCCB-LĐTL Phòng QL Viễn thông Phòng QL BC-PHBC Phòng KHCN-HTQT Phòng TC-KTTK Phòng Kiểm toán nội bộ Phòng QL ĐT-XDCB Phòng KH-KD Ban Thanh tra

Văn phòng BĐHN Văn phòng Đảng uỷ Văn phòng Đoàn thể Ban Bảo vệ – Tự vệ

Khối chức năng

1 Phòng TC-LĐTL

2 Phòng Hành chính

11 Đài ĐT Nam Thăng Long

12 Đài ĐT Cầu Diễn

13 Đài ĐT Thanh Trì

14 Đài Khai thác CM-TD

6 Trung tâm Giải

đáp thông tin 108

7 Trung tâm ĐT

di động nội vùng

8 Trung tâm nhắn tin HN và 116

9 Trung tâm Kinh doanh – Tiếp thị

Trung tâm điều hành thông tin

1 Tổ Tổng hợp

2 Tổ Kỹ thuật

3 Đài Điều hành thông tin và sửa chữa thuê bao

4 Đài Giải đáp thông tin, hỗ trợ khách hàng

5 Đài quản lý số liệu mạng

Khối chức năng

1 Phòng Tổng hợp – Kinh doanh

6 Phòng Phát triển phần mềm

7 Phòng mạng và thiết bị tin học

8 Phòng Giao dịch, chăm sóc khách hàng và

QL thu cớc

Công ty thiết kế

Khối chức năng

1 Phòng Tổng hợp

2 Phòng Kỹ thuật

3 Phòng KD

B u điện trung tâm 5, 6

B u điện huyện

DA, SS, TL

Khối chức năng

Phòng Tổng hợp Phòng QL Nghiệp vụ

Tổ Kế toán

Khối sản xuất

Các b u cục Các tổ vận chuyển b u điện

Tổ quản lý Đại

lý và Điểm VHX

Tổ quản lý Đại

lý và Điểm VHX

BĐ-Khối chức năng

Phòng TC-HC Phòng QL NV Phòng KT - TC Phòng KD-Tiếp thị

Điện thoại hà nội 1

mô hình tổ chức bộ máy của Bu điện TP Hà Nội sau khi đổi mới quản lý, khai thác, kinh doanh bc-vt-th

5 Phòng Tính cớc

6 Phòng QL Thanh toán khối cơ

quan

7 Phòng QL Thanh toán khối t nhân 1

8 Phòng QL thanh toán khối t nhân 2

Tổ nghiên cứu thị

tr-ờng & PTDV

Trang 39

II Khái quát chung về Bưu điện Trung tâm 2 – Bưu điện thành phố Hà Nội

1 Giới thiệu chung về Bưu điện Trung tâm 2 – Bưu điện thành phố HàNội

1.1 Quá trình hình thành và phát triển.

Bưu điện trung tâm 2 là tổ chức kinh tế - đơn vị thành viên hạch toánphụ thuộc của Bưu điện TP Hà Nội, được thành lập theo quyết định số: 5042/QĐ-TCCB ngày 25/12/2002 của Tổng Giám đốc Tổng Công ty Bưu chính -Viễn thông Việt Nam16 Bưu điện trung tâm 2 là một bộ phận cấu thành của

hệ thống tổ chức và hoạt động của Bưu điện TP Hà Nội, hoạt động sản xuấtkinh doanh và hoạt động công ích cùng các đơn vị thành viên phụ thuộc kháctrong một dây chuyền công nghệ Bưu chính - Viễn thông liên hoàn thống nhất

cả nước; có mối liên hệ mật thiết với nhau về tổ chức mạng lưới, lợi ích kinh

tế, tài chính, phát triển dịch vụ Bưu chính - Viễn thông để thực hiện nhữngmục tiêu kế hoạch do Bưu điện TP Hà Nội giao Bưu điện trung tâm 2 là đơn

vị thành viên của Bưu điện TP Hà Nội; có tư cách pháp nhân theo phân cấp;

có con dấu và tài khoản riêng

1.2 Mục tiêu, đặc điểm, chức năng , nhiệm vụ của Bưu điện Trung tâm 2.

Bưu điện trung tâm 2 nằm trên địa bàn quận Hai Bà Trưng Điểm lợithế của đơn vị là mạng lưới các bưu cục rộng, các thiết bị Bưu chính viễnthông đã được hiện đại hoá, nơi giao dịch đã được tổ chức khang trang, tiệnlợi Bưu điện trung tâm 2 có 20 bưu cục phục vụ khách hàng từ 06 giờ đến

21 giờ hàng ngày; 79 đại lý bưu điện và 321 điểm đại lý điện thoại công cộng,

18 đường thư phát thư, 18 đường phát báo, 3 xe bưu chính… Đây cũng làmột bộ phận góp phần không nhỏ trong việc Bưu điện trung tâm 2 hoàn thành

kế hoạch sản xuất kinh doanh do Bưu điện TP Hà Nội giao Song Bưu điệntrung tâm 2 cũng gặp không ít khó khăn vì phần lớn các doanh nghiệp lớn

16 http://hnpt.com.vn

Trang 40

không tập trung nhiều tại khu vực địa bàn quận Hai Bà Trưng do vậy đơn vịkhông có nhiều khách hàng lớn, mức sử dụng các dịch vụ từ các đơn vị, cơquan tại địa bàn không nhiều.

Bưu điện Trung Tâm 2 có nhiệm vụ khai thác các dịch vụ bưu chính,phát hành báo chí, các dịch vụ viễn thông trên địa bàn quận Hai Bà Trưng, vàkhu vực Linh Đàm, Pháp Vân, Định Công thuộc huyện Thanh Trì Đảm bảothông tin liên lạc phục vụ sự chỉ đạo của cơ quan Đảng, Chính quyền các cấp,phục vụ yêu cầu thông tin trong đời sống kinh tế xã hội các ngành và nhândân trên địa bàn quản lý

Mục tiêu của Bưu điện Trung tâm 2 đó là cung cấp các sản phẩm dịch

vụ Bưu chính – Viễn thông với chất lượng tốt nhất trong địa bàn đơn vị trungtâm quản lý

Bưu điện Trung tâm 2 có chức năng sản xuất, kinh doanh và phục vụ trên các lĩnh vực:

- Kinh doanh các dịch vụ bưu chính – phát hành báo chí trên địa bànquận Hai Bà Trưng và các khu vực: Linh Đàm, Pháp Vân, Định Công thuộchuyện Thanh Trì;

- Cung cấp các dịch vụ viễn thông tại các địa điểm giao dịch và thựchiện các dịch vụ hỗ trợ kinh doanh viễn thông trên địa bàn quận Hai Bà Trưng

và các khu vực: Linh Đàm, Pháp Vân, Định Công thuộc huyện Thanh Trì;

- Quản lý, vận hành, lắp đặt, bảo dưỡng, sữa chữa và khai thác cácthiết bị, phương tiện bưu chính;

- Tổ chức phục vụ thông tin đột xuất theo yêu cầu của cấp uỷ Đảng,chính quyền địa phương và cấp trên;

- Kinh doanh vật tư, thiết bị bưu chính viễn thông liên quan đến dịch

vụ do đơn vị cung cấp;

Ngày đăng: 25/07/2013, 10:46

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

mô hình tổ chức bộ máy của Bu điện TP Hà Nội sau khi đổi mới quản lý, khai thác, kinh doanh bc-vt-th - Nâng cao hiệu quả quản lý các dịch vụ kinh doanh tại Bưu điện Trung tâm 2 – Bưu điện thành phố Hà Nội
m ô hình tổ chức bộ máy của Bu điện TP Hà Nội sau khi đổi mới quản lý, khai thác, kinh doanh bc-vt-th (Trang 40)
Bảng 1 Đơn vị: Triệu đồng. - Nâng cao hiệu quả quản lý các dịch vụ kinh doanh tại Bưu điện Trung tâm 2 – Bưu điện thành phố Hà Nội
Bảng 1 Đơn vị: Triệu đồng (Trang 58)
Bảng 1 Đơn vị: Triệu đồng. - Nâng cao hiệu quả quản lý các dịch vụ kinh doanh tại Bưu điện Trung tâm 2 – Bưu điện thành phố Hà Nội
Bảng 1 Đơn vị: Triệu đồng (Trang 58)

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w