1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Đánh giá về tình hình tổ chức hạch toán kế toán tại CTCP Viglacera Hà Nội

58 405 1
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 58
Dung lượng 1,64 MB

Nội dung

Để giúp cho quá trình nghiên cứu chuyên đề tốt nghiệp được diễn ra thuận lợi sinh viên luôn cần có những hiểu biết nhất định về các đơn vị đang tiến hành thực tập. Vì lẽ đó, sau một thời gian được tìm hiểu thực tế tại CTCP Viglacera Hà Nội, dưới sự hướng dẫn nhiệt tình của PGS.TS. Phạm Thị Bích Chi cùng các anh chị cán bộ tại phòng kế toán CTCP Viglacera Hà Nội, em đã nhanh chóng làm quen với các hoạt động của đơn vị nói chung và công tác kế toán nói riêng. Từ đó tiến hành thu thập, xử lý thông tin, cố gắng hoàn thành tốt nhất trong khả năng bài báo cáo tổng quan này.

Trang 1

Báo cáo thực tập tổng hợp GVHD: PGS.TS Phạm Thị Bích Chi

Trang 2

LỜI MỞ ĐẦU

Để giúp cho quá trình nghiên cứu chuyên đề tốt nghiệp được diễn ra thuận lợi sinh viên luôn cần có những hiểu biết nhất định về các đơn vị đang tiến hành thực tập

Vì lẽ đó, sau một thời gian được tìm hiểu thực tế tại CTCP Viglacera

Hà Nội, dưới sự hướng dẫn nhiệt tình của PGS.TS Phạm Thị Bích Chi cùng các anh chị cán bộ tại phòng kế toán CTCP Viglacera Hà Nội, em đã nhanh chóng làm quen với các hoạt động của đơn vị nói chung và công tác kế toán nói riêng Từ đó tiến hành thu thập, xử lý thông tin, cố gắng hoàn thành tốt nhất trong khả năng bài báo cáo tổng quan này

Nội dung báo cáo bao gồm 3 phần chính:

Phần 1: Tổng quan về đặc điểm kinh tế - kĩ thuật và tổ chức bộ máy quản lý hoạt động sản xuất kinh doanh của CTCP Viglacera Hà Nội

Phần 2: Đặc điểm tổ chức kế toán của CTCP Viglacera Hà Nội

Phần 3: Đánh giá về tình hình tổ chức hạch toán kế toán tại CTCP Viglacera Hà Nội

Trong thời gian viết bài, do bản thân còn nhiều mặt hạn chế nên không tránh khỏi những thiếu sót, em rất mong được sự bổ sung từ phía thầy cô và các bạn bè

Em xin chân thành cảm ơn!

Trang 3

Phần I: Tổng quan về đặc điểm kinh tế - kĩ thuật và tổ chức bộ máy quản lý hoạt động sản xuất kinh doanh của

CTCP Viglacera Hà Nội

Giới thiệu chung:

Tên Công ty: Công ty Cổ phần Viglacera Hà Nội

Địa chỉ: Tầng 15, Toà nhà Viglacera- Mễ Trì- Từ Liêm- Hà Nội

Điện thoại: 04.35531308/ 04.22156638

Fax: 0438542889

Email: viglacerahanoi@vnn.n

Website: http://www.viglacerahanoi.com.vn

1.1 Lịch sử hình thành và phát triển của Công ty

Công ty Cổ phần Vigalcera Hà Nội tiền thân là Nhà máy gạch ốp lát Hà Nội Tháng 2 năm 1994, Nhà máy gạch ốp lát Hà Nội khởi công xây dựng lắp đặt thiết bị sản xuất gạch ốp tráng men cao cấp với số vốn đầu tư trên 60 tỷ đồng, công suất 1.000.000 m2/năm tại xã Mễ Trì- Huyện Từ Liêm- Hà Nội

Lần đầu tiên tại Việt Nam, công nghệ và thiết bị tiên tiến của ITALIA

đã được Nhà máy gạch ốp lát Hà Nội nhập khẩu để sản xuất gạch ceramic cao cấp

Ngày 19/5/1998 Nhà máy gạch ốp lát Hà Nội đổi tên thành Công ty gạch ốp lát Hà Nội

Tháng 9 năm 2002 Công ty gạch ốp lát Hà Nội tiếp nhận Nhà máy Gạch Hải Dương theo quyết định số 3790/QĐ-UB của Uỷ ban Nhân dân tỉnh Hải Dương; Duy trì hoạt động của Nhà máy gạch ốp lát Hải Dương cùng với Nhà máy gạch ốp lát Hà Nội cho đến nay, công suất của cả 2 nhà máy đã được nâng lên tới 5.500.000m2/năm

Trang 4

Thực hiện sự chỉ đạo của Uỷ ban Nhân dân Thành phố Hà Nội về quy hoạch Đô thị, tháng 2 năm 2006 Công ty di chuyển Nhà máy gạch ốp lát Hà Nội đến khu Công nghiệp Huyện Yên Phong – Tỉnh Bắc Ninh.

Ngày 18/4/2008 Công ty gạch ốp lát Vigalacera Hà Nội đã chính thức đổi tên thành “Công ty cổ phần Viglacera Hà Nội” như ngày nay

Sau hơn 14 năm hoạt động trong ngành sản xuất kinh doanh vật liệu xây dựng, Viglacera Hà Nội đã đang thực hiệnnhững bước chuyển mình vững chắc và tạo nên các sản phẩm làm hài lòng nhiều khách hàng trong nước cũng như trên thế giới Công ty thường giành được những thành tích cao trong quá trình hoạt động của mình, tiêu biểu như:

Năm 1999 Công ty được Chính phủ và Tổng liên đoàn Lao động Việt Nam tặng cờ thi đua

Tháng 8 năm 2000, Công ty được Tổ chức BVQI của Vương quốc Anh cấp chứng chỉ ISO 9002 và được Chính phủ tặng bằng khen

Năm 2001, sản phẩm của Công ty đã đạt giải Quả Cầu Vàng do Liên hiệp các Hội khoa học kỹ thuật Việt Nam và Bộ Kế hoạch đầu tư Việt Nam tặng

Năm 2001 được Chính phủ tặng bằng khen, từ năm 2002 đến 2006 được Bộ Xây dựng và Công đoàn Xây dựng Việt Nam tặng nhiều bằng khen

Năm 2004, Công ty đoạt giải Sao vàng đất Việt do Uỷ ban Trung ương Hội các Nhà doanh nghiệp trẻ Việt Nam tặng

Năm 2005, tại hội chợ Hàng Công nghiệp, sản phẩm của Công ty đoạt Cúp Vàng và được ban Tổ chức Hội nghiên cứu Khoa học Đông Nam Á cấp giấy chứng nhận Cúp Vàng “Thương hiệu và Nhãn hiệu”

Năm 2008 Công ty vinh dự nhận giải thưởng "cúp vàng sản phẩm và dịch vụ xuất sắc năm 2008”

Từ năm 2000 đến nay sản phẩm của công ty Viglacera Hà Nội luôn được công nhận là hàng Việt Nam chất lượng cao

Trang 5

1.2 Đặc điểm hoạt động kinh doanh của Công ty

1.2.1 Chức năng, nhiệm vụ và ngành nghề kinh doanh

Chức năng:

Kinh doanh có lãi, bảo toàn và phát triển vốn đầu tư, tối đa hoá lợi nhuận, mang lại lợi ích tối ưu cho cổ đông, phát triển hoạt động sản xuất kinh doanh, đóng góp vào ngân sách Nhà nước thông qua các loại thuế thu từ hoạt động sản xuất kinh doanh, đem lại việc làm và thu nhập cao cho người lao động

Ngành nghề kinh doanh:

 Sản xuất kinh doanh các sản phẩm gạch ốp lát Ceramic và các vật liệu khác

 Hoàn thiện trang trí các công trình công nghiệp và dân dụng

 Tư vấn, thiết kế, chuyển giao công nghệ sản xuất vật liệu xây dựng

 Khai thác vận tải hàng hóa

Trang 6

 Kinh doanh cỏc loại mỏy múc, thiết bị, nguyờn vật liệu phục vụ sản xuất tiờu dựng.

 Kinh doanh xuất - nhập khẩu mỏy múc, thiết bị, nguyờn vật liệu xõy dựng

1.2.2 Đặc điểm tổ chức hoạt động sản xuất kinh doanh

Tại trụ sở chớnh của cụng ty cú cỏc phũng ban và ban lónh đạo cụng ty làm việc hàng ngày, tiến hành quản lý từ xa đối với hoạt động ở hai nhà mỏy lớn Bắc Ninh và Hải Dương Bộ phận sản xuất tại nhà mỏy được phõn chia thành 3 khu vực lớn là:

Phân xởng cơ điện: Phân xởng cơ điện có nhiệm vụ cung cấp lao vụ

nhằm duy trì hoạt động của tất cả thiết bị trong nhà mỏy (Cơ, điện, hơi nớc) thông qua công tác sửa chữa, bảo dỡng và tăng năng lực cho thiết bị

Phân xởng sản xuất: Phân xởng sản xuất đợc chia làm 3 tổ, mỗi tổ phụ

trách một khâu trong quy trình sản xuất gạch:

Tổ 1: Kiểm tra, phân loại nguyên liệu sau đó tiến hành sấy, nghiền, trộn, phun chuẩn bị cho quá trình tráng men.…

Tổ 2: Chuẩn bị nguyên liệu men, cân trộn theo bài phối liệu

Tổ 3: Tráng men, tiến hành nung và hoàn thiện sản phẩm

Phòng tổng hợp: Cú nhiệm vụ kiểm tra, giám sát quá trình sản xuất

gạch ốp lát v tổng hợp số liệu về cho kế toán sản xuất à ở Công ty

Quy trỡnh cụng nghệ sản xuất sản phẩm (Sơ đồ 1.1)

Hiện nay Cụng ty đang sử dụng dõy chuyền cụng nghệ sản xuất gạch Ceramic của Italia Quy trỡnh sản xuất được thực hiện qua 5 cụng đoạn chớnh, bao gồm cụng đoạn chuẩn bị bột xương, cụng đoạn ộp và sấy gạch, cụng đoạn trỏng men, cụng đoạn nung gạch và cụng đoạn cuối phõn loại và đúng gúi sản phẩm

Cụng đoạn chuẩn bị bột xương

Trang 7

Nguyên liệu ban đầu là đất sét và tràng thạch được mua về nhà máy theo kế hoạch sản xuất rồi được nhập kho dự trữ theo từng loại riêng biệt Trên cơ sở yêu cầu đơn phối liệu, các nguyên liệu được cân định lượng sau đó nạp vào phễu định lượng và chuyển vào máy nghiền bi bằng hệ thống băng tải phân phối Tại đây, các nguyên liệu được nghiền mịn, hoà trộn với nước tạo nên một hỗn hợp hồ với độ ẩm khoảng 36% Hỗn hợp này được xả vào bể chứa máy khuấy rồi từ bể khuấy, hồ được làm đồng nhất qua công đoạn lọc rung, lọc từ, cuối cùng được bơm cấp vào lò sấy phun Hồ sau khi sấy phun sẽ đạt được dạng bột có độ ẩm khoảng 6% sau đó được băng tải và gầu nâng đưa vào dự trữ trong các thùng silô.

Ép và sấy gạch

Bột ép từ các thùng silô được tháo ra tự động, đưa qua băng tải và gầu nâng, chuyển vào phễu của máy ép và cấp theo khuôn ép Máy ép với lực ép tối đa 2.500 tấn hoạt động theo chương trình cài đặt sẵn Gạch sau khi ép sẽ được nạy ra khỏi khuôn, thổi bụi và được chuyển vào lò sấy đứng Gạch ở công đoạn này chính là gạch mộc Ở lò sấy đứng, gạch được sấy trung bình khoảng 75 phút với nhiệt độ sấy khoảng 220-2500C

Tráng men

Men đã được gia công sẵn và dự trữ trong bể chứa dùng để cấp cho phân xưởng tráng men Gạch sau khi sấy xong trong lò sấy đứng được băng chuyền dẫn thẳng đến dây chuyền tráng men, làm sạch, phun ẩm, phủ men và

in hoa văn trang trí bằng các thiết bị chuyên dùng

Nung gạch đã tráng men

Gạch sau khi đã tráng men trang trí được đưa qua máy xếp tải xếp lên các xe lưu chứa, sau đó được vận chuyển đến máy dỡ tải và cấp vào lò nung thanh lăn với nhiệt độ từ 1.1500C - 1.1800C

Phân loại và đóng gói sản phẩm

Gạch sau khi nung, qua đường thanh lăn được đưa vào bằng băng chuyền phân loại tự động, xếp chồng và được đóng gói vào hộp carton, dán

Trang 8

keo, in nhãn, bọc nilon cuối cùng được xếp lên xe nâng hàng đưa vào kho thành phẩm.

Ngoài mặt hàng chính là gạch ốp lát loại 40.40 và 50.50, gạch viền Viglacera Hà Nội cũng đang tập chung vào một số mẫu mã mới như gạch ốp R402, R403,…Các loại gạch này tuy có chất lượng và tỷ lệ phối liệu khác nhau nhưng các bước thực hiện qua phân xưởng hầu như vẫn được giữ nguyên

1.2.4 Các loại sản phẩm và thị trường tiêu thụ

1.2.4.1 Các loại sản phẩm của Công ty

Là doanh nghiệp chuyên sản xuất các loại gạch men phục vụ cho công trình xây dựng, sản phẩm của công ty gồm ba chủng loại chính là gạch ốp, gạch lát và gạch viền trang trí với kích thước, họa tiết khác nhau Sản lượng sản xuất hàng năm lên tới 5,5 triệu m2, kiểu dáng và bao bì đóng gói được nghiên cứu thay đổi thường xuyên Nhờ đó sản phẩm của công ty đang ngày càng được khách hàng đánh giá cao

(Xem thêm phụ lục: Danh mục sản phẩm và công trình tiêu biểu)

1.2.4.2 Thị trường tiêu thụ sản phẩm của Công ty

Sản phẩm của công ty có mặt trên cả ba miền Bắc, Trung, Nam trong

đó, Miền Bắc và đặc biệt là Hà Nội đóng vai trò thị trường chính yếu Các sản phẩm cao cấp được công ty tập trung tiêu thụ chủ yếu ở đây và nước ngoài là những nơi có đời sống dân cư cao Với thị trường nông thôn công ty tập trung cung cấp những sản phẩm có phẩm cấp A2, là mẫu sản phẩm có khung giá thấp hơn để tăng tính cạnh tranh

Trên thị trường hiện nay gạch men là dòng sản phẩm có rất nhiều đối thủ cạnh tranh, việc đưa ra được những mức giá phù hợp nhằm vừa đảm bảo lợi nhuận của công ty vừa thu hút được số đông khách hàng là vấn đề luôn được lãnh đạo công ty vô cùng chú trọng

Dưới đây là các chiến lược định giá công ty áp dụng qua các thời kỳ:

Trang 9

- Chiến lược định giá chắt lọc thị trường

- Chiến lược giá xâm nhập thị trường áp dụng cho sản phẩm mới

- Chiến lược định giá ưu đãi

Các chính sách giá khác mà công ty đang áp dụng:

10% Song mức giá bán của đại lý phải là mức giá do Công ty quy định

và mức giá này thường thấp hơn mức giá bán lẻ

- Đối với giá bán buôn: Công ty thực hiện chiết khấu tùy thuộc mức độ

sản lượng bán ra Nếu quy mô càng nhiều thì chiết khấu càng lớn trong tổng giá bán buôn cho khách hàng

ty cũng có khả năng định giá cao hơn nhằm nâng cao uy tín cho sản phẩm ở thị trường ngoài nước

Bảng 1.1: Bảng giá bán một số sản phẩm của CTCP Viglacera Hà Nội

1.2.4.3 Tìm hiểu về một số hoạt động Marketing của Công ty

a Thu thập thông tin Marketing

Công tác thu thập thông tin của đơn vị được thực hiện thông qua hoạt động Marketing nghiên cứu thị trường, gồm các thông tin về phản ứng khách hàng đối với sản phẩm của doanh nghiệp, thị hiếu khách hàng, thông tin đối thủ cạnh tranh, các chính sách của Nhà nước đối với lĩnh vực kinh doanh của

Trang 10

Công ty, Trong những năm gần đây, hoạt động Marketing của CTCP Viglacera Hà Nội đã được quan tâm thực hiện và đem lại nhiều kết quả khả quan:

 Với thị trường nước ngoài: Công ty tìm kiếm, ký kết và thực hiện được nhiều hợp đồng sản xuất với các Công ty nước ngoài, tiếp cận và khai thác được một số thị trường tiềm năng thuộc thị trường Châu Mỹ, Phi,

… Từ đó làm tăng doanh thu, kim ngạch xuất khẩu cũng như lợi nhuận công ty mở ra khả năng phát triển và vững mạnh

 Với thị trường trong nước: Công ty vẫn đang tạo dựng nên một uy tín chắc chắn nhờ đó dễ dàng tăng trưởng thị phần, tăng doanh thu và lợi nhuận để ngày một phát triển trở thành một trong những đơn vị sản xuất vật liệu xây dựng hàng đầu Việt Nam

b Đối thủ cạnh tranh

Hiện nay trên thị trường có rất nhiều các Công ty Nhà nước, Công ty tư nhân sản xuất các sản phẩm gạch Ceramic cùng loại Sự cạnh tranh trên thị trường ngày càng lớn khi các công ty này liên tục đưa ra các chính sách mới

mở rộng quy mô sản xuất, nâng cao năng lực- chất lượng sản phẩm để chiếm lĩnh thêm thị phần trong nước

Bảng 1.2: Bảng khung giá hàng hóa của một số đối thủ cạnh tranh

TT Tên Công

ty

Khung giá (Giá giao tại cửa hàng đã có VAT)

Khung 1(đ/m 2 ) Khung 2(đ/m 2 ) Khung 3(đ/m 2 )

Trang 11

Hình thức tiêu thụ trực tiếp

Để quảng bá thương hiệu “Viglacera” và từng bước mở rộng thị phần,

Công ty áp dụng hình thức bán hàng trực tiếp cho khách hàng thông qua hệ thống cửa hàng giới thiệu sản phẩm của Công ty Tại đây mọi nhân viên có nhiệm vụ trực tiếp bán hàng nhưng trên hết vẫn là mục đích giới thiệu về sản phẩm Công ty với khách hàng Do vậy tuy khối lượng thành phẩm tiêu thụ qua kênh này không lớn song nó vẫn có chức năng nhất định không thể bỏ qua

Hình thức bán hàng qua các trung tâm tiêu thụ

Đây là kênh mà Công ty tiêu thụ sản phẩm của mình qua các chi nhánh, đại lý trung gian tiêu thụ Hiện nay Công ty có 3 chi nhánh và hàng chục đại

lý nằm ở cả 3 miền Tuy nhiên mức độ tiêu thụ của từng đoạn thị trường không đồng đều, chủ yếu là tập trung ở hai thành phố lớn Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh - chiếm hơn 76% trong tổng doanh số bán ra

d Hoạt động xúc tiến hỗn hợp

Cùng với chính sách về sản phẩm, giá cả, phân phối thì xúc tiến hỗn hợp cũng có tác dụng khuyến khích khách hàng mục tiêu sử dụng sản phẩm

Trang 12

của Công ty Xúc tiến hỗn hợp có vai trò to lớn trong tạo dựng hình ảnh, uy tín Công ty trong tâm trí người tiêu dùng, phân biệt sản phẩm của Công ty với đối thủ cạnh tranh cũng như gợi mở thêm nhu cầu từ phía các khách hàng tiềm năng.

Tính riêng năm 2010 công ty đã tham gia tổng số 15 hội chợ triển lãm trong toàn quốc Hiện Công ty đang tiến hành thực hiện kỳ hội chợ triển lãm với nhiều hình thức tặng quà, khuyến mãi, kết hợp c ùng thăm dò và nghiên cứu thị trường

Đặc điểm tổ chức bộ máy quản lý của Công ty

1.3.1 Đặc điểm về nguồn nhân lực

Lao động chính là yếu tố tạo nên thế mạnh của Công ty Qua Bảng 1.3

ta thấy tổng số lao động của công ty qua 3 năm ít có biến đổi, cụ thể năm

2010 số lượng lao động tăng 5 người (0,94%) so với năm 2009, số lượng lao động tăng lên đều là lao động gián tiếp trong đó 3 người có trình độ đại học, 1 người có trình độ cao đẳng và 1 người có trình độ trung học chuyên nghiệp Năm 2011 số lượng lao động tăng 15 người (2,8%) so với năm 2010 đều là lao động trực tiếp, trong đó 6 người có trình độ trung cấp và 9 người là lao động phổ thông làm cho tổng số lao động có trình độ trung cấp tăng 6,25% và

số lao động phổ thông tăng 3,55% so với năm 2010

Do đặc điểm của Công ty là sản xuất gạch Ceramic nên trong tổng số lao động của Công ty lao động nam chiếm nhiều hơn so với lao động nữ Cụ thể năm 2010 số lao động nam là 333 người, số lao động nữ là 202 người tăng lần lượt là 0,91% và 1% so với năm 2009 Đến năm 2011 số lao động nam tăng 7 người và số lao động nữ tăng 8 người tương ứng tăng 2,1% và 3,96%

so với năm 2010

Như vậy, qua phân tích tình hình lao động cho thấy số lượng lao động của Công ty không có biến đổi lớn Điều đáng chú ý là trình độ lao động tăng

Trang 13

lên rõ rệt, số lao động được đào tạo chiếm phần đông là một trong những

nhân tố tích cực tác động đến sự phát triển lâu dài của Công ty

Bảng 1.3: Tình hình lao động của Công ty qua 3 năm (2009 - 2011)

Trang 14

1.3.2 Mô hình tổ chức bộ máy quản lý của công ty (Sơ đồ 1.2)

Được tổ chức theo mô hình trực tuyến mọi mối liên hệ đều được giải quyết theo tuyến thẳng, người thừa hành mệnh lệnh chỉ nhận mệnh lệnh qua một cấp trên trực tiếp và thi hành mệnh lệnh của người đó, theo đó người lãnh đạo thực hiện tất cả các chức năng quản trị, trực tiếp điều hành và chịu trách nhiệm về sự tồn tại và phát triển của đơn vị mình Trong quá trình hoạtđộng, các bộ phận trong công ty thường xuyên có sự trao đổi, phối hợp để thực hiện nhiệm vụ, chức năng của mình đạt hiệu quả nhất

Sơ đồ 1.1: Chi tiết quy trình sản xuất gạch Ceramic tại CTCP Viglacera

Hà Nội

1.3.2 Chức năng, nhiệm vụ của các phòng ban

- Đại hội cổ đông: Là cơ quan quyền lực cao nhất tại công ty quyết định

các vấn đề liên quan đến chiến lược phát triển dài hạn của công ty Đại hội cổ đông bầu ra Hội đồng quản trị và Ban kiểm soát

- Hội đồng quản trị (HĐQT): Là cơ quan thực hiện nghị quyết của đại

hội đồng cổ đông Hoạt động theo quy định của luật doanh nghiệp và điều lệ

Trang 15

của công ty Đứng đầu HĐQT là Chủ tịch HĐQT, bên cạnh đó là các ủy viên HĐQT.

Sơ đồ 1.2: Sơ đồ bộ máy quản lý của CTCP Viglacera Hà Nội

- Ban kiểm soát: Là bộ phận độc lập với các phòng ban khác trong

Công ty, chỉ chịu trách nhiệm trước Chủ tịch hội đồng quản trị về chuyên môn nghiệp vụ của mình Nhiệm vụ chủ yếu là kiểm tra giám sát mọi hoạt động diễn ra trong Công ty

- Giám đốc điều hành: Là người đứng đầu bộ máy quản lý, chỉ đạo và

chịu trách nhiệm về kết quả sản xuất kinh doanh của Công ty và cũng là đại điện pháp luật của Viglacera HN

- Phó giám đốc: Công ty có 2 phó giám đốc trong đó: Phó giám đốc

kinh doanh là người chịu trách nhiệm về việc lập kế hoạch kinh doanh, trình

giám đốc phê chuẩn Chỉ đạo việc thực thi kế hoạch kinh doanh, đưa ra các

giải pháp thúc đẩy tiêu thụ sản phẩm và phát triển thị trường Phó giám đốc

phụ trách thiết bị trực tiếp chịu trách nhiệm trước giám đốc về kết quả điều

hành mọi hoạt động liên quan đến máy móc của công ty, đảm bảo cho quá trình sản xuất được liên tục

Trang 16

-Kế toán trưởng: Vừa là giám đốc tài chính vừa là trưởng phòng kế

toán, chịu trách nhiệm về tình hình tài chính của công ty và cung cấp thông tin tài chính cho các cấp lãnh đạo

- Phòng tổ chức hành chính: Có chức năng tham mưu giúp Giám đốc

chỉ đạo và thực hiện các công tác tổ chức bộ máy; tuyển dụng đào tạo lao động, tiền lương, thi đua, khen thưởng,… thực hiện các chế độ chính sách với người lao động, quản lý hành chính văn phòng công ty

- Phòng kinh doanh: Tổ chức quản lý kế hoạch kinh doanh, xây dựng kế

hoạch sản xuất kinh doanh, tổ chức tiếp thị ở thị trường nội địa và mở rộng ra thị trường quốc tế Nhiệm vụ chủ yếu của phòng là soạn thảo các kế hoạch kinh doanh trình Giám đốc, tổ chức thực hiện những kế hoạch mà Giám đốc

đã phê duyệt, trực tiếp quan hệ với khách hàng, đề ra một số chính sách giá hợp lý, phương hướng quảng cáo phù hợp, tiếp nhận ý kiến đóng góp của khách hàng về chất lượng mẫu mã, giá thành để có những biện pháp cải thiện

- Phòng tài chính kế toán: Có chức năng tham mưu giúp Giám đốc chỉ

đạo và tổ chức thực hiện công tác Tài chính, công tác Kế toán của Công ty Ghi chép, phản ánh đầy đủ, chính xác, kịp thời các nghiệp vụ kinh tế phát sinh của công ty thông qua công tác kế toán Tổ chức thu thập, xử lý và cung cấp các thông tin kinh tế phục vụ cho công tác quản lý, kiểm tra tình hình thực hiện kế hoạch, trên cơ sở đó đề ra các quyết định và quản lý sản xuất kinh doanh

- Phòng kế hoạch đầu tư: Có chức năng lập kế hoạch sản xuất và kế

hoạch giá thành sản phẩm theo tháng, quý, năm Lập kế hoạch và tổ chức cung cấp đầy đủ, kịp thời, đúng số lượng và chất lượng các loại vật tư, nguyên nhiên liệu, phụ tùng thiết bị theo kế hoạch sản xuất của Công ty Lập

kế hoạch đầu tư xây dựng cơ bản và theo dõi thực hiện đầu tư xây dựng cơ bản, công tác sửa chữa nhỏ về thiết bị nhà xưởng, nhà làm việc và các công trình kiến trúc khác trong Công ty

Trang 17

- Phòng xuất nhập khẩu: Có chức năng thực hiện các công việc về

thương mại để bán sản phẩm của Công ty sản xuất ra thị trường quốc tế

- Các nhà máy gạch ốp lát: Bao gồm nhà máy gạch ốp lát Hải Dương

và Nhà máy gạch ốp lát Yên Phong, có chức năng thực hiện các hoạt động sản xuất, hoạt động quản lý, khai thác, sử dụng các cơ sở vật chất kỹ thuật, nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ và lao độngđể đảm bảo nguồn hàng cung cấp cho hoạt động kinh doanh của công ty

1.4 Tình hình tài chính và kết quả sản xuất kinh doanh của Công ty

1.4.1 Tình hình kinh doanh những năm gần đây

Qua phân tích sơ lược số liệu kế toán về kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của CTCP Viglacera Hà Nội tại Bảng 1.4, em nhận thấy tình hình hoạt động của công ty trong 3 năm trở lại đây luôn khá khả quan với tốc độ tăng trưởng cũng ở mức cao, như:

Tổng doanh thu tăng liên tục qua 3 năm: Năm 2009 đạt 181.514.031.080đồng, năm 2010đạt 225.080.160.857đồng tăng 24% so với năm 2009, năm 2011 đạt 259.156.458.287 đồng tăng 15.14% so với năm 2010

Giá vốn: So với năm 2009năm 2010 đã tăng 22.511.498.811 đồng tương ứng tốc độ 16.95%, năm 2011 tăng 24.000.t

Cùng với sự gia tăng của doanh thu- chi phí, lợi nhuận gộp cũng được tăng lên đáng kể, năm 2010 đạt 62.923.161.493đồng tăng 33.57% tương ứng 15.814.347.196 đồng so với năm 2009, năm 2011 đạt 69.795.899.800 đồng tăng 10.92% tương ứng6.872.738.307đồng so với năm 2010

Bên cạnh hoạt động sản xuất kinh doanh chính, công ty còn có các hoạt động tài chính và hoạt động bất thường Lợi nhuận từ hoạt động tài chính bị

lỗ là do biến động tỷ giá và chính sách đầu tư không hợp lý của Công ty, cụ thể:

Năm 2010 lợi nhuận thu được từ hoạt động sản xuất kinh doanh là 14.542.648.799đồng tăng 76.03% so với năm 2009, năm 2011 lợi nhuận là

Trang 18

18.258.214.742đồng tăng 25.55% so với năm 2010.Còn lợi nhuận thu được từ hoạt động bất thường thì góp phần làm tăng tổng lợi nhuận trước thuế của Công ty, năm 2010 lợi nhuận trước thuế tăng 5.918.411.532 đồng tương ứng với64.13% tăng so với năm 2009, năm 2011 tăng 3.244.309.668 đồng tương ứng tăng 21.42%.Từ đó làm cho lợi nhuận sau thuếcũng tăng lên, năm 2009công ty thu lợi được 6.644.615.960 đồng, năm 2011 đã tăng lên đến 13.241.775.224 đồngtương ứng với tăng 1,99 lần

Kết quả trên phần nào cho thấy được hiệu quả hoạt động của công ty Viglacera Hà Nội Nguyên nhân cơ bản là do mạng lưới khách hàng của công

ty đã và đang ngày càng được mở rộng, sản xuất gia tăng và doanh thu tiêu thụ cũng tăng lên theo đó

1.4.2 Chiến lược phát triển kinh doanh của Công ty trong thời gian tới

Hiện nay sản xuất gạch ốp lát vẫn là lĩnh vực kinh doanh chủ yếu của công ty, tuy nhiên công ty đã nhắm tới một chiến lược kinh doanh đa ngành nghề Theo đó, một mặt không ngừng nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh vật liệu xây dựng, một mặt liên tục đầu tư để tham gia các lĩnh vực kinh doanh khác như xây lắp, kinh doanh thương mại và dịch vụ

Đối với lĩnh vực kinh doanh vật liệu xây dựng công ty sẽ tăng cường đầu theo chiều sâu để nâng cao chất lượng và đa dạng hóa sản phẩm hơn nữa nhằm đáp ứng ngày càng tốt nhu cầu của thị trường trong và ngoài nước Đồng thời, đầu tư thêm một dây chuyền sản xuất thiết bị mới thân thiện với môi trường, phù hợp với xu hướng phát triển chung của ngành vật liệu xây dựng trên thế giới

Kế hoạch Đầu tư & phát triển của công ty năm 2012:

Đầu tư phát triển nguồn nhân lực;

- Đầu tư xây mới hầm sấy thứ cấp, kho thành phẩm, đường nội bộ;

- Đầu tư lắp đặt hệ thống béc phun than tự động để tiết kiệm nhiên liệu

và nâng cao chất lượng sản phẩm

Trang 19

Góp vốn đầu tư vào nhà máy gạch Clinker Quảng Ninh và nhà máy gạch Can Lộc (Hà Tĩnh) để mở rộng lĩnh vực sản xuất

kinh doanh.Bảng 1.4: Một số chỉ tiều về kết quả hoạt động kinh doanh của công ty qua 3 năm (2009 - 2011)

2 Các khoản giảm trừ doanh thu 1.568.527.682 6.808.811.452 10.012.352.145 5.240.283.770 434,09 3.203.540.693 147,05

3 Doanh thu thuần 179.945.503.398 218.271.349.405 249.144.106.142 38.325.846.007 121,30 30.872.756.737 114,14

9 Chi phí quản lí doanh nghiệp 11.479.534.323 7.036.045.373 8.065.145.782 -4.443.488.950 61,29 1.029.100.409 114,63

10 Lợi nhuận thuần từ HĐKD 8.261.648.018 14.542.648.799 18.258.214.742 6.281.000.781 176,03 3.715.565.943 125,55

Trang 20

(Nguồn: Phòng tài chính – kế

toán)1.4.3 Tình hình tài chính những năm gần đây

Theo số liệu Bảng 1.5 ta có thể thấy năm 2010 tổng tài sản tăng 15.3%

so với năm 2009 nhưng sang năm 2011 lại giảm đi 16.25% Năm 2010 TSNH tăng lên 40.62% so với năm 2009 và năm 2011 giảm 33.71% so với năm

2010 Việc tăng lên của TSNH mà chủ yếu là tiền và các khoản phải thu là phù hợp do năm 2010 quy mô công ty được mở rộng, mạng lưới khách hàng tăng nên lượng vốn lưu động nhiều, lượng sản phẩm sản xuất tăng làm cho các khoản phải thu khách hàng tăng

Tuy việc tăng giảm tài sản chủ yếu là do TSNH nhưng xét về mặt cơ cấu thì TSDH vẫn luôn chiếm tỷ trọng cao hơn trong tổng số tài sản của công ty:Năm 2009, TSDH chiếm 61.29%, năm 2010 chiếm 52.79% và năm 2011 chiếm 62.63% Trong năm 2010 Công ty đầu tư thêm nhiều máy móc thiết bị mới để phục vụ sản xuất khiến TSCĐ tăng lên nhưng việc giảm mạnh cơ cấu CPXDCBDD đã khiến cho cơ cấu TSDH vẫn bị giảm đi so với năm 2009 Sang năm 2011 cơ cấu TSDH tăng so với năm 2010 do tăng cơ cấu TSCĐ

Về nguồn vốn, qua bảng 1.2ta thấy nguồn vốn của Công ty có xu hướng tăng mạnh vào năm 2010 và giảm xuống ở năm 2011 Nguyên nhân là do năm

2010 công ty đã đầu tư thêm nhiều máy mócthiết bị phục vụ sản xuất bằng vốn vay, khiến công nợ phải trả lên đến 291.432.083.059 đồng tăng 15.98%

so với năm 2009(trong đó nợ ngắn hạn là 245.486.995.579 đồng và nợ dài hạn là 45.945.087.480đồng) Sang năm 2011, nợ phải trảgiảm xuống còn209.395.621.060 đồngtương ứng với giảm 28.15% so với năm 2010

Về vốn chủ sở hữu, công ty liên tục tăng qua các năm, năm 2010 tăng 12.14% so với 2009, năm 2011 tăng 41.28% so với 2010 Nguyên nhân là do lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh qua các năm đều tăng trưởng tốt, tuy nhiên

tỷ lệ vốn chủ sở hữu trong tổng vốn công ty trên thực tế vẫn còn khá thấp, điều này có thể dẫn tới khả năng độc lập tài chính không đầy đủ của Công ty

Trang 21

Bảng 1.5: Tình hình tài sản và nguồn vốn của Công ty qua 3 năm (2009 – 2011

Giá trị (đ) Cơ cấu (%) Giá trị (đ) Cơ cấu (%) Giá trị (đ) Tổng tài sản 305.015.361.178 100 351.691.996.683 100 294.529.135.811

Trang 22

Phần II: Đặc điểm tổ chức kế toán của Công ty Cổ phần

Viglacera Hà Nội2.1 Đặc điểm tổ chức bộ máy kế toán

Bộ máy kế toán của Công ty được xây dựng theo mô hình kế toán tập trung, vừa chịu trách nhiệm về kế hoạch tài chính vừa thực hiện công tác kế toán các nghiệp vụ kinh tế phát sinh, tổng hợp, cung cấp thông tin cho nhà quản trị

Cụ thể, các nghiệp vụ kinh tế phát sinh thuộc văn phòng Công ty hay thuộc đơn vị phụ thuộc đều được hạch toán tổng hợp, chi tiết tại văn phòng kế toán Công ty.Ở đơn vị phụ thuộc chỉ bố trí nhân viên kế toán làm nhiệm vụ hướng dẫn, lập chứng từ ban đầu, thu thập, chỉnh lý sơ bộ chứng từ rồi định kì chuyển toàn bộ các tài liệu kế toán liên quan về văn phòng kế toán Công ty để hạch toán

Như Sơ đồ 2.1 có thể thấy bộ máy kế toán của CTCP Viglacera Hà Nội bao gồm: Một kế toán trưởng, một phó phòng và 7 nhân viên kế toán phân công nhau đảm trách các phần hành kế toán quan trọng tại Công ty

 Kế toán trưởng: Giữ vai trò tổ chức và điều hành bộ máy kế toán công

ty, chịu trách nhiệm trước ban Giám đốc và các cơ quan chức năng về công tác hạch toán kế toán của công ty, hướng dẫn, phân công nhiệm

vụ cho các nhân viên kế toán dưới quyền

 Phó phòng kế toán: Phụ trách công tác kế toán tổng hợp kiêm kế toán tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm

Trang 23

Sơ đồ 2.1: Tổ chức bộ máy kế toán của CTCP Viglacera Hà Nội

 Kế toán bán hàng, công nợ phải thu: Theo dõi và hạch toán toàn bộ quá trình nhập- xuất thành phẩm Theo dõi hoa hồng đại lý và các chi phí liên quan khác Lập báo cáo bán hàng về một số chỉ tiêu như: doanh thu, sản lượng, thu tiền, giảm trừ công nợ, báo cáo tồn kho,… hàng tháng theo yêu cầu quản trị Theo dõi tình hình tăng giảm và lập bảng trích khấu hao TSCĐ ngoài ra có thể theo dõi cả công tác đầu tư XDCB nếu có

 Kế toán vật tư và công nợ phải trả: Theo dõi chi tiết tình hình nhập, xuất, tồn các loại nguyên vật liệu, định kỳ 6 tháng 1 lần tiến hành đối chiếu kiểm kê; theo dõi chi tiết số các khoản công nợ phải trả người bán

 Kế toán thanh toántiền mặt, tiền gửi ngân hàng: Theo dõi các khoản thu chi hàng ngày, lập báo cáo và lên kế hoạch thu- chi tiền, lập kế hoạch trả nợgốc, lãi vay đối với các ngân hàng, các LC đến hạn; theo dõi hạn mức tín dụng tại ngân hàng, tổ chức tín dụng và lập các bộ hồ sơ vay vốn tại đó để trả nợ cho các nhà cung cấp

Trang 24

 Kế toán tiền lương,tiền thuế: Theo dõi thanh toán nội bộ, tạm ứng, tiền lương, BHXH, BHYT, BHTN, KPCĐ; Lập tờ khai thuế GTGT, thuế TNDN, thuế TNCN của công ty.

 Thủ quỹ: Quản lý quỹ tiền mặt tại công ty, có trách nhiệm ghi chép lại đầy đủ các khoản thu- chi tiền mặt chính xác, kịp thời; Đối chiếu số dư tồn quỹ kèm xác nhận của kế toán tiền mặt vào cuối mỗi ngày và lập báo cáo tồn quỹ tiền mặt vào cuối mỗi tháng

 Kế toán tại đơn vị trực thuộc: gồm hai kế toán viên phụ trách hai nhà máy gạch ốp lát Yên Phong và nhà máy gạch ốp lát Hải Dương-trực tiếp theo dõi và thực hiện kế toán chi tiết đối với một số phần hành kế toán chủ chốt tại hai cơ sở này

2.2 Đặc điểm vận dụng chế độ kế toán tại CTCP Viglacera Hà Nội

2.2.1 Đặc điểm chính sách kế toán áp dụng tại Công ty

- Chế độ kế toán: Công ty hiện đang áp dụng chế độ kế toán doanh nghiệp, ban hành theo quyết định số 15/2006/QĐ- BTC ngày 20/03/2006 của Bộ trưởng Bộ Tài chính, các chuẩn mực kế toán Việt Nam (VAS), các văn bản sửa đổi, bổ sung và các hướng dẫn thực hiện kèm theo

- Niên độ kế toán: Bắt đầu từ ngày 01/01 đến hết ngày 31/12 hàng năm

- Đồng tiền hạch toán: Việt Nam Đồng (VNĐ)

- Phương pháp kế toán hàng tồn kho: Kế toán theo phương pháp kê khai thường xuyên và tính giá theo phương pháp bình quân cả kì dự trữ

- Phương pháp tính thuế giá trị gia tăng: Phương pháp khấu trừ

- Phương pháp khấu haoTSCĐ: Phương pháp đường thẳng, dựa trên thời gian hữu dụng ước tính Trong quá trình sử dụng, TSCĐ được ghi nhận theo nguyên giá, hao mòn luỹ kế và giá trị còn lại

- Phương pháp kế toán ngoại tệ: ghi nhận theo tỷ giá thực tế tại thời điểm phát sinh

Trang 25

2.2.2 Đặc điểm vận dụng hệ thống chứng từ kế toán

Chế độ chứng từ:Hệ thống chứng từ kế toán công ty đang sử dụng là hệ thống chứng từ ban hành theo quyết định 15 - Bộ Tài chính ban hành ngày 20/3/2006, bao gồm 5 chỉ tiêu:

 Chỉ tiêu lao động tiền lương

- Kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương: Bảng chấm công, Bảng chấm công làm thêm giờ, Bảng thanh toán tiền lương, Bảng kê trích nộp các khoản theo lương,

- Kế toán hàng tồn kho: Phiếu xuất kho, Phiếu nhập kho, Biên bản kiểm nghiệm vật tư, công cụ, thành phẩm,

- Kế toán bán hàng: Đơn đặt hàng, Phiếu giao hàng, Hoá đơn GTGT,

- Kế toán tiền mặt, tiền gửi ngân hàng, tạm ứng: Phiếu thu, Phiếu chi, Giấy đề nghị tạm ứng, Biên lai thu tiền, Bảng kê chi tiền, Bảng kiểm kê quỹ,

- Kế toán TSCĐ: Biên bản giao nhận TSCĐ, Biên bản thanh lý TSCĐ, Biên bản bàn giao TSCĐ, Biên bản đánh giá lại TSCĐ, Bảng tính và phân bổ khấu hao TSCĐ,

Trang 26

2.2.3 Đặc điểm vận dụng hệ thống tài khoản kế toán

Hệ thống tài khoản kế toán công ty đang sử dụng phù hợp với chuẩn mực chế độ kế toán hiện hành của Nhà nước, phù hợp với ngành nghề kinh doanh của công ty

Dưới đây là một số tài khoản mà công ty thường xuyên sử dụng:

- Tài khoản loại I: TK111, TK112, TK131, TK133, TK136, TK141, TK151, TK152, TK153, TK154

- Tài khoản loại II: TK 211, TK214, TK241, TK242

- Tài khoản loại III: TK311, TK331, TK333 TK334, TK336, TK338, TK341

- Tài khoản loại IV: TK411, TK412, TK421, TK431, TK441, TK414

- Tài khoản loại V: TK511, TK512, TK515

- Tài khoản loại VI: TK621, TK622, TK 627,TK635, TK642

- Tài khoản loại VII: TK711

- Tài khoản loại VIII: TK811

- Tài khoản loại IX: TK911

- Tài khoản loại 0: TK001, TK004, TK007

Cách thức mở tài khoản chi tiết đối với một số đối tượng chủ yếu:

- Doanh thu - chi phí: Chi tiết theonhóm hàng

- Phải thu khách hàng: Chi tiết theo khách hàng hoặc công trình

- Phải trả người bán: Chi tiết theo nhà cung cấp

- Hàng tồn kho: Chi tiết theo kho và theo nhóm mặt hàng

(Xem thêm phụ lục hệ thống TK của Công ty)

2.2.4 Đặc điểm vận dụng hệ thống sổ sách kế toán

Hình thức sổ kế toán: Kế toán hoàn toàn trên máy tính và được thiết kếtheo nguyên tắc của hình thức sổ Nhật kí chung.Phần mềm kế toán Công ty hiện nay sử dụng là Fast Accounting 2006 đã cải tiến

Trang 27

Fast Accounting 2006 cho phép giảm nhẹ hơn nhiều khối lượng công việc tại phòng kế toán Công ty Theo quan sát việc áp dụng phần mềmkhá đơn giản nhưng đem lại hiệu quả cao và phù hợp với hoạt động sản xuất - kinh doanh tương đối lớn như ở CTCP Viglacera Hà Nội

Cụ thể Fast Accounting 2006 cải tiến gồm có những phân hệ như sau:

Phân hệ hệ thống: Có chức năng khai báo các tham số hệ thống, tham số

tùy chọn, quản lý và bảo lưu số liệu, quản lý và phân quyền cho người

sử dụng

Phân hệ kế toán tổng hợp: Dùng để cập nhật chứng từ chung, liên kết số

liệu với phân hệ khác để lên báo cáo tài chính và các sổ sách kế toán

Phân hệ kế toán tiền mặt và tiền gửi ngân hàng: Dùng để theo dõi thu chi

- thanh toán liên quan đến tiền mặt, tiền gửi ngân hàng, tiền vay

Phân hệ kế toán bán hàng và công nợ phải thu: Dùng để quản lý việc

bán hàng hóa và thu tiền

mua hàng và thanh toán tiền hàng

Phân hệ kế toán hàng tồn kho: Dùng để quản lý xuất – nhập – tồn kho

hàng hóa, vật tư, thành phẩm và tính giá hàng tồn kho

Phân hệ kế toán chi phí và tính giá thành: Có chức năng tập hợp và phân

bổ chi phí, tính và lên báo cáovề giá thành sản phẩm

Phân hệ kế toán tài sản cố định:Phân bổ khấu hao cho TSCĐ theo từng

vụ việc và theo bộ phận

án, công trình

Phân hệ báo cáo thuế: Phục vụ cho việc lên báo cáo thuế, dựa trên các

số liệu đã được cập nhập từ các phân hệ khác

Ngoại trừ phân hệ “kế toán chủ đầu tư” các phân hệ còn lại đều đang được sử dụng ở Công ty, giữa các phân hệ được liên hệ chặt chẽ với nhau nhờ

Trang 28

đó giúp cán bộ kế toán Công ty luôn có thể cung cấp đầy đủ thông tin cần thiết cho người sử dụng khi có nhu cầu.

Hàng ngày kế toán căn cứ vào chứng từ kế toán hoặc Bảng tổng hợp chứng từ kế toán cùng loại đã được kiểm tra, được dùng làm căn cứ ghi sổ, xác định tài khoản ghi Nợ, tài khoản ghi Có để nhập dữ liệu vào máy vi tính theo các bảng, biểu được thiết kế sẵn trong phần mềm kế toán Fast Accounting 2006

Sơ đồ 2.2: Quy trình ghi sổ kế toán tại CTCP Viglacera Hà Nội

Trang 29

Cuối mỗi kỳ, kế toán tổng hợp và kế toán phần hành in các sổ tổng hợp,

sổ chi tiết, các báo cáo tài chính, báo cáo quản trị, báo cáo thuế ra giấy, đóng quyển rồi kiểm tra, đối chiếu sốliệu giữa sổ kế toán với báo cáo tài chính sau

đó ký đóng dấu, lưu trữ hay chuyển đến các đối tượng sử dụng cần thiết

2.2.5 Đặc điểm vận dụng hệ thống báo cáo kế toán

 Kì lập báo cáo: Quý

 Trách nhiệm lập:Kế toán tổng hợp (phó phòng kế toán)

 Nơi gửi báo cáo tài chính:

- Chi cục thuế huyện Từ Liêm: Để tính các khoản thuế phải nộp như thuế GTGT, thuế TNDN, thuế nhập khẩu,

- Sở giao dịch chứng khoán Hà Nội

- Hội đồng quản trị, Giám đốc và các Phó giám đốc Công ty: Giúp các nhà quản trị theo dõi sát sao tình hình hoạt động sản xuất, kinh doanh tại đơn vị mình, để đưa ra biện pháp và các kế hoạch phát triển cho năm tới

- Ban kiểm soát của Công ty

- Các Tổ chức tín dụng Công ty đang vay nợ: Chi nhánh Ngân hàng Công Thương Quận Cầu Giấy, chi nhánh ngân hàng BIDV- Hải Dương,

 Các loại báo cáo tài chính và báo cáo quản trị chủ yếu của Công ty: Hệ thống báo cáo tài chính của công ty tuân thủ theo chế độ Báo cáo kế toán hiện hành, bao gồm 4 loại báo cáo cơ bản và bắt buộc là:

- Bảng cân đối kế toán

- Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh

- Báo cáo lưu chuyển tiền tệ

- Thuyết minh báo cáo tài chính

Ngày đăng: 25/07/2013, 10:46

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Bảng 1.1: Bảng giá bán một số sản phẩm của CTCP Viglacera Hà Nội - Đánh giá về tình hình tổ chức hạch toán kế toán tại CTCP Viglacera Hà Nội
Bảng 1.1 Bảng giá bán một số sản phẩm của CTCP Viglacera Hà Nội (Trang 9)
Bảng 1.2: Bảng khung giỏ hàng húa của một số đối thủ cạnh tranh - Đánh giá về tình hình tổ chức hạch toán kế toán tại CTCP Viglacera Hà Nội
Bảng 1.2 Bảng khung giỏ hàng húa của một số đối thủ cạnh tranh (Trang 10)
Bảng 1.2: Bảng khung giá hàng hóa của một số đối thủ cạnh tranh - Đánh giá về tình hình tổ chức hạch toán kế toán tại CTCP Viglacera Hà Nội
Bảng 1.2 Bảng khung giá hàng hóa của một số đối thủ cạnh tranh (Trang 10)
(Nguồn: Bảng giỏ sản phẩm cựng loại của Cụng ty - PKD) - Đánh giá về tình hình tổ chức hạch toán kế toán tại CTCP Viglacera Hà Nội
gu ồn: Bảng giỏ sản phẩm cựng loại của Cụng ty - PKD) (Trang 11)
Hình thức tiêu thụ trực tiếp - Đánh giá về tình hình tổ chức hạch toán kế toán tại CTCP Viglacera Hà Nội
Hình th ức tiêu thụ trực tiếp (Trang 11)
Bảng 1.3: Tỡnh hỡnh lao động của Cụng ty qua 3 năm (2009 - 2011) Chỉ tiờu - Đánh giá về tình hình tổ chức hạch toán kế toán tại CTCP Viglacera Hà Nội
Bảng 1.3 Tỡnh hỡnh lao động của Cụng ty qua 3 năm (2009 - 2011) Chỉ tiờu (Trang 13)
Bảng 1.3: Tình hình lao động của Công ty qua 3 năm (2009 - 2011) Chỉ tiêu - Đánh giá về tình hình tổ chức hạch toán kế toán tại CTCP Viglacera Hà Nội
Bảng 1.3 Tình hình lao động của Công ty qua 3 năm (2009 - 2011) Chỉ tiêu (Trang 13)
Bảng 1.5: Tỡnh hỡnh tài sản và nguồn vốn của Cụng ty qua 3 năm (200 9– 2011 - Đánh giá về tình hình tổ chức hạch toán kế toán tại CTCP Viglacera Hà Nội
Bảng 1.5 Tỡnh hỡnh tài sản và nguồn vốn của Cụng ty qua 3 năm (200 9– 2011 (Trang 21)
Bảng 1.5: Tình hình tài sản và nguồn vốn của Công ty qua 3 năm (2009 – 2011 - Đánh giá về tình hình tổ chức hạch toán kế toán tại CTCP Viglacera Hà Nội
Bảng 1.5 Tình hình tài sản và nguồn vốn của Công ty qua 3 năm (2009 – 2011 (Trang 21)
Trong cỏc bỏo cỏo trờn, Bảng cõn đối kế toỏn, Bỏo cỏo kết quả hoạt động kinh doanh được kế toỏn tổng hợp lập theo quý, cũn Bỏo cỏo lưu chuyển  tiền tệ và Thuyết minh bỏo cỏo tài chớnh được lập ở thời điểm cuối mỗi năm  tài chớnh, theo chuẩn  quyết định 15 - Đánh giá về tình hình tổ chức hạch toán kế toán tại CTCP Viglacera Hà Nội
rong cỏc bỏo cỏo trờn, Bảng cõn đối kế toỏn, Bỏo cỏo kết quả hoạt động kinh doanh được kế toỏn tổng hợp lập theo quý, cũn Bỏo cỏo lưu chuyển tiền tệ và Thuyết minh bỏo cỏo tài chớnh được lập ở thời điểm cuối mỗi năm tài chớnh, theo chuẩn quyết định 15 (Trang 30)
Bảng 2.1: Hệ thống báo cáo quản trị trong công ty - Đánh giá về tình hình tổ chức hạch toán kế toán tại CTCP Viglacera Hà Nội
Bảng 2.1 Hệ thống báo cáo quản trị trong công ty (Trang 30)
- Tình hình cung cấp sử dụng vật t. - Đánh giá về tình hình tổ chức hạch toán kế toán tại CTCP Viglacera Hà Nội
nh hình cung cấp sử dụng vật t (Trang 31)
BẢNG CÂN ĐỐI KẾ TOÁN - Đánh giá về tình hình tổ chức hạch toán kế toán tại CTCP Viglacera Hà Nội
BẢNG CÂN ĐỐI KẾ TOÁN (Trang 47)
CÁC CHỈ TIấU NGOÀI BẢNG CÂN ĐỐI KẾ TOÁN - Đánh giá về tình hình tổ chức hạch toán kế toán tại CTCP Viglacera Hà Nội
CÁC CHỈ TIấU NGOÀI BẢNG CÂN ĐỐI KẾ TOÁN (Trang 49)
TÀI KHOẢN NGOÀI BẢNG - Đánh giá về tình hình tổ chức hạch toán kế toán tại CTCP Viglacera Hà Nội
TÀI KHOẢN NGOÀI BẢNG (Trang 56)
69 515 Doanh thu hoạtđộng tài chớnh - Đánh giá về tình hình tổ chức hạch toán kế toán tại CTCP Viglacera Hà Nội
69 515 Doanh thu hoạtđộng tài chớnh (Trang 56)

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w