Giải pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh lưu trú tại khách sạn Thắng Lợi

33 725 0
Giải pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh lưu trú tại khách sạn Thắng Lợi

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

giải pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh lưu trú tại khách sạn Thắng Lợi

CHƯƠNG I: TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI Tính cấp thiết của đề tài Ngày nay, khi nền kinh tế đất nước đã có những bước chuyển mới, với những thành quả đạt được cùng với sự tiến bộ về trình độ văn hóa, nhận thức, thì đời sống nhân dân được nâng cao. Cũng chính vì vậy mà nhu cầu của con người được nâng cao. Nó không còn là nhu cầu “ cơm no áo ấm” nữa mà là nhu cầu “ăn ngon mặc đẹp” được mọi người tôn trọng, kính nể. Cũng chính vì vậy mà đối với nhu cầu hàng hóa nói chung và những dịch vụ nói riêng ngày càng cao. Nhu cầu của con người luôn luôn không có giới hạn. Nhu cầu ngày càng đa dạng phong phú và luôn đòi hỏi phải được thỏa mãn ở những mức độ khác nhau. Khi nền kinh tế phát triển, kéo theo đó là chất lượng cuộc sống được nâng cao, con người muốn đi du lịch để nghỉ ngơi, thư giãn, giảm mệt mỏi do công việc mang lại. Xuất phát từ thực tiễn, khi du lịch Nghệ An phát triển cùng với nhịp đập của du lịch Việt Nam thì đòi hỏi các doanh nghiệp kinh doanh khách sạn nói chung cũng như khách sạn Thắng Lợi nói riêng cần phải có những chính sách, biện pháp để nâng cao hiệu quả kinh doanh lưu trú để thu hút được nhiều khách hàng đến với khách sạn. Trong thời gian thực tập tại khách sạn Thắng Lợi thuộc công ty TNHH Minh Thành, tác giả nhận thấy việc nâng cao hiệu quả kinh doanh trong khách sạn, đặc biệt là việc nâng cao hiệu quả kinh doanh lưu trú là điều rất cần thiết, cần được xem xét và giải quyết để khách sạn có thể nâng cao vị thế của mình trên thị trường, mang lại lợi nhuận cao cho doanh nghiệp. Xác lập và tuyên bố vấn đề trong đề tài Đề tài tập trung nghiên cứu hiệu quả kinh doanh lưu trú tại khách sạn Thắng Lợigiải pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh lưu trú tại khách sạn Thắng Lợi. Thông qua việc phân tích tình hình về hiệu quả kinh doanh của khách sạn, các ưu điểm và các hạn chế mà khách sạn đang tồn tại để từ đó đề ra các kiến nghị và giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh lưu trú tại khách sạn Thắng Lợi. Các mục tiêu nghiên cứu 1 Mục tiêu chung: nghiên cứu hiệu quả kinh doanh lưu trú tại khách sạn Thắng Lợi nhằm tìm ra ưu điểm, hạn chế và nguyên nhân từ đó đưa ra các giải pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh lưu trú tại khách sạn Thắng Lợi. Mục tiêu cụ thể: hệ thống hóa cơ sở lý luận về khách sankinh doanh khách sạn; Phân tích thực trạng hiệu quả kinh doanh lưu trú tại khách sạn Thắng Lợi; Đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh lưu trú tại khách sạn Thắng Lợi. Phạm vi nghiên cứu Về nội dung: Nghiên cứu thực trạng hiệu quả kinh doanh lưu trú tại khách sạn Thắng Lợi. Về thời gian: Đánh giá thực trạng hiệu quả kinh doanh lưu trú tại khách sạn Thắng Lợi trong 2 năm 2009-2010 Về không gian: Đề tài tập trung khảo sát tại bộ phận buồng và lễ tân của khách sạn Thắng Lợi. Một số khái niệm và phân định nội dung nghiên cứu 1.5.1. Một số khái niệm 1.5.1.1. Khách sạnkinh doanh khách sạn a. Khái niệm khách sạn: Thuật ngữ khách sạn được sử dụng hầu hết các nước trên thế giới. Do nhu cầu ngày càng đa dạng đồng thời các chủ khách sạn muốn mở rộng phạm vi hoạt động kinh doanh của mình nên không những khách sạn kinh doanh về việc cho thuê phòng mà còn kinh doanh các dịch vụ phục vụ ăn uống và một số dịch vụ bổ sung khác. Hiện nay, một khái niệm về khách sạn được sử dụng rộng rãi nhất đó là: “Khách sạn là cơ sở phục vụ lưu trú phổ biến với mọi khách du lịch. Chúng sản xuất, bán và trao đổi cho khách du lịch những dịch vụ,hàng hóa nhằm đáp ứng nhu cầu của họ về chỗ ngủ, nghỉ ngơi, ăn uống, chữa bệnh, vui chơi giải trí… phù hợp với mục đích và động cơ của chuyến đi. Chất lượng và sự đa dạng của dịch vụ trong khách sạn xác định thứ hạng của nó. Mục đích hoạt động là thu được lợi nhuận” (Giáo trình Quản trị doanh nghiệp Khách sạn Du lịch, TS. Nguyễn Trọng Đặng, PGS.TS Nguyễn Doãn Thị Liễu, NXB Thống kê- 2008). b. Kinh doanh khách sạn 2 Kinh doanh khách sạn theo nghĩa hẹp là kinh doanh dịch vụ lưu trú bao gồm dịch vụ buồng ngủ và một số dịch vụ đi kèm; Theo nghĩa rộng kinh doanh khách sạn là một hình thức kinh doanh dịch vụ lưu trú bao gồm dịch vụ buồng ngủ, dịch vụ ăn uống và dịch vụ bổ sung khác. Nói tóm lại: “ Kinh doanh khách sạn là hoạt động kinh doanh trên cơ sở cung cấp các dịch vụ lưu trú , ăn uống và các dịch vụ bổ sung cho khách nhằm đáp ứng các nhu cầu ăn, nghỉ và giải trí của họ tại các điểm du lịch với mục đích có lãi” ( Giáo trình Quản trị kinh doanh Khách sạn – Trường Đại học Kinh tế quốc dân). c. Đặc điểm và nội dung của hoạt động kinh doanh khách sạn: * Đặc điểm của hoạt động kinh doanh khách sạn: - Đặc điểm về sản phẩm của khách sạn: Sản phẩm khách sạn luôn đa dạng và phong phú, bao gồm sản phẩm vật chất và sản phẩm phi vật chất. Sản phẩm khách sạn là phi vật chất như: Sản phẩm không thể lưu kho. Một ngày buồng không thể tiêu thụ được là một khoản thu nhập bị mất không thể thu lại được. Sản phẩm dịch vụ được bán và trao đổi phải có sự tham gia của khách hàng và diễn ra trong mối quan hệ trực tiếp giữa nhân viên với khách hàng. - Đặc điểm mối quan hệ giữa sản xuất và tiêu dùng: Quá trình sản xuất và tiêu dùng dịch vụ diễn ra đồng thời trong cùng một thời gian và không gian. Đó là lúc khách hàng tiêu dùng sản phẩm, dịch vụ của khách sạn thì đó cũng là lúc khách sạn sản xuất ra sản phẩm hay dịch vụ tương ứng. - Hoạt động kinh doanh khách sạn có tính thời vụ cao: Do khách sạn xây dựng thường gắn liền với tài nguyên du lịch mà tài nguyên du lịch phụ thuộc vào thời tiết, khí hậu nên việc kinh doanh diễn ra theo mùa. Do quy luật tâm sinh lý của con người như: ăn, ngủ, nghỉ diễn ra ở một thời điểm trong ngày, do đó yêu cầu dịch vụ cũng diễn ra theo một thời điểm, cho nên đòi hỏi doanh nghiệp phải chấp nhận để thỏa mãn nhu cầu của của khách một cách tốt nhất. - Hoạt động kinh doanh khách sạn chịu phụ thuộc của nhiều yếu tố khác: + Tài nguyên du lịch là một trong những cơ sở để tạo nên vùng du lịch. Số lượng tài nguyên du lịch vốn có chất lượng của chúng và mức độ kết hợp với loại tài nguyên trên lãnh thổ có ý nghĩa đặc biệt trong việc hình thành và phát 3 triển du lịch của một vùng hay một quốc gia. Vì vậy, kinh doanh khách sạn phải gắn với tài nguyên du lịch. + Hoạt động kinh doanh khách sạn đòi hỏi dung lượng vốn đầu tư đầu và vốn đầu tư cơ bản cao. + Do nhu cầu của con người rất phong phú đa dạng và có tính cao cấp, hay nói cách khác thì sản phẩm khách sạn không có tính khuân mẫu cho nên không thể dùng người máy thay thế con người được mà phải dùng lao động tiên tiến là con người với chất lượng phục vụ cao để thỏa mãn tối đa nhu cầu của khách. - Chất lượng phục vụ được đo bằng sự so sánh mức độ kỳ vọng của khách với mức độ cảm nhận được của khách. Vì vậy, muốn tăng chất lượng phục vụ khách thì phải tăng sự cảm nhận tốt về dịch vụ, phải chú trọng đến con người và cơ sở vật chất kỹ thuật tạo ra dịch vụ đó. * Nội dung của hoạt động kinh doanh khách sạn: - Nghiên cứu thị trường: Đó là quá trình nghiên cứu tìm hiểu động cơ những yếu tố trên thị trường giúp thúc đẩy hoạt động kinh doanh của khách sạn. Nó thu thập và đưa ra đối tượng nào sẽ tham gia sử dụng dịch vụ khách sạn, khách sạn sẽ cung cấp dịch vụ đó ở đâu, bằng cách nào, khi nào và tại sao lại quan tâm đến đối tượng khách đó. - Quảng cáo và bán: Sau khi nghiên cứu thị trường khách đến lưu trú, khách sạn sẽ đưa ra các chính sách quãng cáo tới con mắt những khách hang đó thông qua các phương tiện truyền thanh đại chúng, qua website của khách sạn, qua truyền miệng hay qua các công ty lữ hành để bán sản phẩm của khách sạn. - Tổ chức phục vụ: Khi khách hàng tham gia đăng ký sử dụng dịch vụ của khách sạn thì khách sạn phải tổ chức phục vụ khách. Có thể nói đây là nội dung quan trọng nhất trong kinh doanh khách sạn vì đây là giai đoạn khách hàng trực tiếp sử dụng dịch vụ của khách sạn, nên các khâu đón tiếp, phục vụ khách phải thực sự làm hài lòng khách hàng. - Hạch toán kinh doanh: Sau khi khách thôi không sử dụng dịch vụ nữa và thanh toán thì kế toán phải tổng hợp các chi phí và doanh thu có liên quan trong thời gian khách sử dụng dịch vụ của khách sạn. Hoàn thiện bảng thống kê chi phí, doanh thu cho phòng kế toán tổng hợp của khách sạn. 4 1.5.1.2. Kinh doanh lưu trú trong khách sạn a. Khái niệm kinh doanh lưu trú Kinh doanh lưu trú là hoạt động kinh doanh các dịch vụ cho thuê phòng ngủ và các dịch vụ bổ sung khác cho khách trong thời gian khách lưu trú tại khách sạn, nhằm mục đích thu lợi nhuận.( Giáo trình Quản trị doanh nghiệp khách sạn- Du lịch, TS. Nguyễn Trọng Đặng, PGS.TS Nguyễn Doãn Thị Liễu, NXB Thống kê-2008). b. Đặc điểm của kinh doanh lưu trú Ngoài những đặc điểm giống đặc điểm kinh doanh khách sạn nói chung, kinh doanh lưu trú trong khách sạn có những đặc điểm khác biệt mang tính đặc trưng: - Kinh doanh dịch vụ lưu trú đòi hỏi một lượng vốn đầu tư khá lớn để đầu tư vào cơ sở vật chất kỹ thuật. Sản phẩm trong khách sạnsản phẩm vô hình. Khách hàng không thể cầm, nắm, không thể dùng thử các sản phẩm, mà chỉ có thể cảm nhận về sản phẩm sau khi tiêu dùng dịch vụ. Khách hàng có thể cảm nhận và thấy đựơc các yếu tố hữu hình liên quan tới dịch vụ đó. Yếu tố hữu hình quan trọng của sản phẩm dịch vụ là cơ sở vật chất. - Kinh doanh dịch vụ lưu trú sử dụng lao động sống lớn: Lao động tham gia trong lĩnh vực kinh doanh lưu trú thường chiếm tỉ lệ lớn trong tổng số lao động trong khách sạn. Phần lớn các dịch vụ đựơc cung cấp trực tiếp cho khách hàng nên ít sử dụng đến máy móc. Máy móc không thể thay thế sự khéo léo của nhân viên giao tiếp, họ là những người có thể làm khách hàng thay đổi quyết định, đó là văn minh phục vụ khách hàng. - Sản phẩm dịch vụ lưu trú có tính không tồn kho: Trong kinh doanh lưu trú ta không thể dự trữ hay tăng thêm số phòng khi khách sạn đông khách. Khi khách sạn đựơc xây dựng thì tất cả các phòng của khách sạn mặc nhiên là để phục vụ khách du lịch. Đó là sản phẩm mà nếu không đựơc khách thuê ở thời điểm hiện tại thì coi như hỏng ở thời điểm đó mà không thể lưu trú và chờ đến thời gian sau để bán. - Tính thời vụ: Hoạt động kinh doanh lưu trú chịu ảnh hưởng lớn của tính thời vụ trong kinh doanh du lịch. Trong một năm kinh doanh khách sạn có thể chia ra 4 giai đoạn, đó là: 5 Giai đoạn trước mùa: Cường độ du lịch hình thành và tăng dần Giai đoạn chính mùa: Cường độ du lịch là lớn nhất Giai đoạn sau mùa: Cường độ du lịch yếu đi và giảm dần Giai đoạn ngoài mùa: Cường độ du lịch yếu nhất 1.5.1.3. Hiệu quả kinh doanh - Hiệu quả là một chỉ tiêu phản ánh trình độ sử dụng các yếu tố cần thiết tham gia trong mọi hoạt động theo mục đích nhất định của con người. Về cơ bản hiệu quả được phản ánh trên 2 mặt : hiệu quả kinh tế và hiệu quả xã hội, trong đó hiệu quả kinh tế đựơc quan tâm nhiều hơn và có ý nghĩa quyết định đến hiệu quả xã hội. - Hiệu quả kinh tế: là một phạm trù kinh tế, phản ánh trình độ sử dụng lao động xã hội bao gồm lao động sống và lao động vật hóa( hoặc các nguồn lực: nhân lực, vật lực, tài lực) để đạt đựơc hiệu quả kinh tế với chi phí lao động xã hội thấp nhất. Hiệu quả kinh tế cũng chính là hiệu quả kinh doanh là sự phản ánh trình độ sử dụng nguồn lực trong doanh nghiệp nhằm đạt được mục tiêu của doanh nghiệp trong quá trình kinh doanh. Hiệu quả kinh tế là kết quả đạt được trong các hoạt động kinh tế, là mối quan hệ so sánh giữa kết quả đạt được và chi phí bỏ ra để đạt được kết quả đó trong các hoạt động kinh tế. 1.5.2. Phân định nội dung nghiên cứu 1.5.2.1. Khái niệm và sự cần thiết nâng cao hiệu quả kinh doanh lưu trú trong khách sạn a. Khái niệm Xuất phát từ các khái niệm ở trên có thể cho rằng: hiệu quả kinh doanh lưu trú trong khách sạn thể hiện trình độ sử dụng các yếu tố sản xuất nhằm tạo ra và tiêu thụ một khối lượng lớn các dịch vụ và hàng hóa có chất lượng cao nhất trong giai đoạn nhất định nhằm đáp ứng nhu cầu của khách với chi phí lao động sống và lao động vật hóa được sử dụng trong kinh doanh lưu trú là nhỏ nhất để đạt lợi nhuận lớn nhất và doanh thu cao nhất và các ảnh hưởng tích cực tới xã hội và môi trường. 6 Hiệu quả kinh doanh lưu trú thực chất là hiệu quả kinh tế của khách sạn. Nó là kết quả đạt được trong hoạt động kinh doanh lưu trú, là mối quan hệ so sánh giữa kết quả đạt được và chi phí bỏ ra để đạt được kết quả đó trong hoạt động kinh doanh lưu trú. b. Sự cần thiết nâng cao hiệu quả kinh doanh lưu trú Việc nghiên cứu, phân tích và đánh giá hiệu quả kinh doanh có ý nghĩa quan trọng trong mỗi lĩnh vực kinh doanh. Nghiên cứu và phân tích kết quả kinh doanh nhằm đạt được mục tiêu tối đa hoá lợi nhuận, giải quyết thoả đáng các lợi ích cơ bản của chủ thể kinh doanh lưu trú cũng như mong đợi từ phía khách hàng, duy trì sự ổn định và phát triển kinh doanh lưu trú. Qua đó thấy được trình độ quản lý cũng như đánh giá được chất lượng các phương án mà nhà quản trị đề ra. Nhằm đáp ứng nhu cầu nghỉ ngơi, lưu trú của khách. Đáp ứng tốt nhất mong đợi của khách hàng về dịch vụ lưu trúkhách sạn cung cấp phù hợp với những mong đợi của họ. Tạo cho khách hàng cảm giác thoải mái, yên tâm khi lưu trú tại khách sạn. Kinh doanh lưu trú là một trong những lĩnh vực kinh doanh mang lại nguồn thu lớn nhất và chủ yếu cho khách sạn, có vai trò trong việc phát triển khách sạn. Vì vậy nâng cao hiệu quả kinh doanh lưu trú là rất cần thiết. Hoạt động kinh doanh lưu trú trong khách sạn là một bộ phận cần nhiều lao động sống nhất trong khách sạn và có thể gặp nhiều sai sót với khách hàng. Vì vậy những gì mà khách hàng cảm nhận từ nhân viên cũng chính là cảm nhận về khách sạn. Do đó cần xem xét và nâng cao hiệu quả kinh doanh là rất quan trọng vì nó đem lại hiệu quả và uy tín cho khách sạn. Nâng cao hiệu quả kinh doanh lưu trú sẽ giúp cho việc sử dụng hiệu quả mọi nguồn lực trong kinh doanh lưu trú, giúp tạo ra doanh thu và lợi nhuận cho khách sạn, đó là nguồn tài chính và sự tin cậy trong mắt khách hàng khi cảm nhận về khách sạn tăng lên. Từ đó càng khẳng định vị thế của khách sạn trên thị trường. 1.5.2.2. Chỉ tiêu đo lường: Đo lường hiệu quả kinh doanh lưu trú được dựa trên hệ thống các chỉ tiêu, trên cơ sở đó để đưa ra các đánh giá và các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả của hoạt động kinh doanh lưu trú. 7 Các chỉ tiêu đo lường hiệu quả kinh doanh: a. Chỉ tiêu đo lường hiệu quả tổng hợp: phản ánh hiệu quả chung cho toàn doanh nghiệp, phản ánh trình độ sử dụng các yếu tố đầu vào của toàn doanh nghiệp Bao gồm hai chỉ tiêu: + Sức sản xuất: H = + Sức sinh lợi: H = Trong đó: H : Hiệu quả kinh doanh Gv :Trị giá vốn nguyên liệu hàng hóa (Gv chỉ sử dụng trong kinh doanh ăn uống) F : Chi phí kinh doanh Hai chỉ tiêu trên phản ánh khả năng sản xuất và sinh lợi của doanh nghiệp. Hai chỉ tiêu càng cao thì chứng tỏ hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp càng cao. b. Chỉ tiêu đo lường hiệu quả bộ phận: xem xét trên hai cơ sở + Hiệu quả sử dụng các yếu tố sản xuất kinh doanh:  Hiệu quả sử dụng lao động: Năng suất lao động: W = Trong đó: D: Tổng doanh thu R: Số lao động bình quân Chỉ tiêu này phản ánh nếu doanh thu tăng, lợi nhuận tăng và số nhân viên bình quân giảm thì năng suất và mức thu nhập bình quân người lao động sẽ tăng. Và ngược lại, nếu tốc độ tăng trưởng của doanh thu và lợi nhuận nhỏ hơn tốc độ tăng của số lao động bình quân thì năng suất và mức thu nhập bình quân giảm. Vì vậy cần phải bố trí hợp lý nguồn lao động.  Hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh: Hiệu quả sử dụng vốn chung : Hv = ; Hv = Trong đó: D : tổng doanh thu 8 L : tổng lợi nhuận V : tổng vốn kinh doanh của doanh nghiệp Chỉ tiêu trên phản ánh nếu năng suất lao động và mức thu nhập bình quân người lao động càng cao thì hiệu quả sử dụng vốn càng cao.  Hiệu quả sử dụng cơ sở vật chất: - Hiệu quả sử dụng chi phí khấu hao tài sản cố định: Hcsvc = ; Hcsvc = Trong đó: Fkhtscđ : Chi phí khấu hao tài sản cố định Hcsvc = ; Hcsvc = Trong đó : Chi phí cơ sở vật chất có thể là số phòng ( lưu trú); số ghế ngồi ( nhà hàng)… Chỉ tiêu này có thể sử dụng để đánh giá hiệu quả sử dụng vốn cố định của doanh nghiệp.Chỉ tiêu này phản ánh chi phí khấu hao tài sản cố định càng thấp thì hiệu quả sử dụng cơ sở vật chất càng cao. Với chỉ tiêu này đòi hỏi các doanh nghiệp muốn thu được hiệu quả cao nhất thì phải làm thế nào để chi phí khấu hao tài sản cố định là thấp nhất. - Hệ số sử dụng phòng = × 100% Công suất sử dụng phòng phản ánh cơ sở vật chất kinh doanh. Nếu cơ sở vật chất kinh doanh của khách sạn càng tốt thì khách hàng đến với khách sạn càng cao, dẫn đến công suất phòng càng cao. Chỉ tiêu này càng cao thì lợi nhuận thu được ngày càng lớn. 1.5.2.3. Nhân tố ảnh hưởng a. Nhóm nhân tố chủ quan - Cơ sở vật chất kỹ thuật: Trong kinh doanh khách sạn nói chung và trong kinh doanh lưu trú nói riêng thì cơ sở vật chất kỹ thuật là yếu tố vật chất quan trọng, nó quyết định phần lớn đến mức độ thỏa mãn nhu cầu của khách hàng trong các khâu hoạt động và nhu cầu thiết yếu. Nó quyết định một phần đến chất lượng, đến lượng khách và thời gian khách lưu tại khách sạn. Để được coi là căn nhà thứ hai của mình thì khách phải đòi hỏi trang thiết bị cho nhu cầu sinh hoạt bình thường của khách phải đầy đủ, tiện lợi, phù hợp. Ngoài ra hình thức kiến 9 trúc và trang trí nội , ngoại thất là một trong những yếu tố gây sự chú ý của du khách và chính nó tạo ra sự hấp dẫn của khách sạn đối với du khách. - Vốn: Vốn là một trong những yếu tố cạnh tranh của doanh nghiệp.Việc sử dụng vốn có hiệu quả giúp doanh nghiệp có được cơ cấu vốn hợp lý, thích ứng điều kiện biến đổi theo thời gian trong kinh doanh.Trong kinh doanh khách sạn,vốn đầu tư ban đầu khá lớn, để đầu tư vào cơ sở vật chất ban đầu lớn. Do vậy vốn là căn cứ để điều chỉnh giá phòng hay quy mô kinh doanh, tạo ra hiệu quả kinh doanh lưu trú. - Chất lượng của đội ngũ lao động: Trong kinh doanh khách sạn nói chung và kinh doanh khách lưu trú nói riêng thì nhân tố con người được coi là vấn đề hàng đầu. Yếu tố con người chi phối rất mạnh đến chất lượng sản phẩm khách sạn vì các dịch vụ là kết quả cuối cùng của người lao động sống. Họ là những người tiếp xúc trực tiếp với khách nhiều nhất, họ tạo ra mối quan hệ và họ cũng là cầu nối cho khách đến với các dịch vụ khác trong khách sạn và họ có thể tạo cho khách hàng tâm lý thoải mái, yên tâm, hài lòng với dịch vụ của khách sạn. - Trình độ tổ chức quản lý: Trình độ tổ chức quản lý trong khách sạn quyết định đến hiệu quả kinh doanh lưu trú. Do vậy cần phải có sự kết hợp giữa các bộ phận với nhau để tạo ra hiệu quả tốt nhất. Ví dụ như phải có sự kết hợp giữa bộ phận buồng và lễ tân để tạo ra hiệu quả hoạt động kinh doanh lưu trú, giảm thiểu sự thiếu sót. b. Nhóm nhân tố khách quan - Giá cả: giá cả là một nhân tố khách quan ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả kinh doanh dịch vụ lưu trú của khách sạn. Nó tác động đến đầu ra là giá bán sản phẩm dịch vụ của khách sạn và tác động đến đầu vào là chi phí đầu tư cho cở sở vật chất, tiền lương nhân công…để tạo ra kết quả đó. Khi giá càng cao thì khách sạn cần phải tăng giá sản phẩm dịch vụ, nhất là tăng giá buồng nên nó ảnh hưởng đến việc thu hút khách, từ đó tác động đến doanh thu lưu trú. - Chế độ chính sách của Nhà nước: Tác động đến doanh thu lưu trú như: thuế, chính sách xuất nhập cảnh…Thuế cao ảnh hưởng đến chi phí đầu vào của khách sạn như đầu tư vào hàng hóa, vật tư, cở sở vật chất với giá cao. Từ đó ảnh 10

Ngày đăng: 24/07/2013, 20:17

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan