5 Sức sinh lời của vốn KD lưu trú
3.1.2. Nâng cao chất lượng đội ngũ nhân viên phục vụ trong kinh doanh lưu trú
trú
Nguồn nhân lực là yếu tố quan trọng. Đây là mối quan tâm hàng đầu của nước ta sau khi Việt Nam gia nhập WTO. Trong ngành khách sạn cũng vậy, trình độ của nhân viên có vai trò quan trọng. Nó đòi hỏi nhân viên không chỉ có trình độ chuyên môn nghiệp vụ mà còn phải có cả trình độ văn hóa, xã hội, vốn hiểu biết rộng rãi, ngoại ngữ giao tiếp tiếp tốt…Xuất phát từ thực tiễn nhân viên ở bộ phận lưu trú của khách sạn, họ là những người có kinh nghiệm, nhiệt tình với công việc, nhưng vẫn còn tồn tại môt số hạn chế như khả năng nắm bắt nhu cầu thị hiếu của khách hàng chưa cao. Do đó cần phải trau dồi kinh nghiệm cho bộ phận này, có thể sử dụng các biện pháp như sau:
- Ngay từ khâu tuyển dụng nhân viên, khách sạn cần phải có kế hoạch, xác định nhu cầu tuyển dụng để tuyển đúng người, đúng việc, đúng khả năng, đúng vị trí…để có những nhân viên tốt nhất. Đối với từng bộ phận thì cần phải
chọn ra những ứng viên phù hợp với từng bộ phận. Ví dụ như đối với nhân viên lễ tân cần phải chọn ra những người trẻ tuổi, có ngoại hình ưa nhìn, có sức khỏe tốt, đồng thời có trình độ ngoại ngữ cao, có trình độ cao đẳng tốt nghiệp chuyên ngành khách sạn- du lịch, nhanh nhẹn, hoạt bát, có khả năng giao tiếp với khách hàng tốt, nắm bắt tâm lý khách hàng tốt. Đối với nhân viên buồng cần phải tuyển những nhân viên có sức khỏe, thành thạo nghiệp vụ, thật thà, trung thực, và yêu nghề. Sau khi tuyển dụng xong, khách sạn cần cho nhân viên thử việc để có thể biết được trình độ nghiệp vụ của nhân viên, kiểm tra tay nghề rồi mới quyết định bổ nhiệm họ vào các vị trí công việc khác nhau phù hợp với tính chất công việc và nguyện vọng của nhân viên.
- Quan tâm đầu tư con người:
Đối với nhân viên mới: Hiện nay, do quy mô của khách sạn còn hạn chế nên khách sạn hạn chể tuyển thêm nhân viên, nếu có chỉ tuyển them với số lượng ít. Nhưng đối với những nhân viên khách sạn mới tuyển vào, là những nhân viên còn trẻ, nên ít có kinh nghiệm, do đó khách sạn cần phải đào tạo lại nhân viên theo hình thức kèm cặp tại chỗ để tiết kiệm chi phí đào tạo và nhân viên tiếp cận với công việc nhanh hơn.
Đối với những nhân viên cũ: Đa số nhân viên của khách sạn đều là những người có tuổi đời khá cao, có kinh nghiệp và nghiệp vụ tốt nhưng đa số đều có trình độ ngoại ngữ không cao. Bởi vậy khách sạn cần phải có chính sách đào tạo ngoại ngữ cho nhân viên để có thể trợ giúp tốt hơn trong công việc.
Mở lớp đào tạo và khuyến khích nhân viên tự tìm tòi, học hỏi thêm về văn hóa Việt Nam cũng như văn hóa xứ Nghệ và vùng lân cận. Đặc biệt là cách thức để đi tham quan những thắng cảnh, thưởng thức những di tích văn hóa đặc trưng của Nghệ An để khi khách có yêu cầu có thể giới thiệu cho khách. Điều này sẽ tạo ấn tượng tốt cho khách hàng với sự hiểu biết rộng rãi của nhân viên do đó có thể thỏa mãn nhu cầu của khách hàng.
Đối với những nhân viên có trình độ và có khả năng thăng tiến trong nghề nghiệp thì khách sạn cần phải có những chính sách và tạo điều kiện cho họ để họ có thể phát huy hết khả năng cống hiến cho khách sạn.
- Chế độ đãi ngộ: Đây là một trong những yếu tố, một động cơ quan trọng thúc đẩy nhân viên làm việc và tăng sự gắn bó của nhân viên với khách sạn. Chế
độ đãi ngộ của khách sạn cho nhân viên chính là chế độ lương thưởng. Ngoài chế độ lương cho nhân viên thì khách sạn cũng thưởng thêm cho nhân viên, phụ cấp thêm cho nhân viên, tuy nhiên vẫn chưa làm nhân viên hài lòng. Với nền kinh tế thị trường giá cả leo thang thì với thu nhập từ đồng lương không đủ trang trải cho cuộc sống. Như vậy, khách sạn cần phải có những chính sách lương thưởng phù hợp để giữ chân nhân viên, và nhân viên có thể cống hiến cho khách sạn, nâng cao hiệu quả kinh doanh cho khách sạn.
Ngoài ra cần phải có các phụ cấp, thưởng hợp lý cho nhân viên để thúc đẩy nhân viên, nhưng phải đối xử công bằng với nhân viên để tránh tình trạng nội bộ không đoàn kết, ghen tị lẫn nhau.
Bên cạnh đãi ngộ về vật chất thì nhà quản trị cần phải quan tâm đến đời sống tinh thần nhân viên như thăm hỏi khi ốm đau, giúp đỡ gia đình có hoàn cảnh khó khăn, động viên khích lệ nhân viên làm việc… làm sao để nhân viên thấy được họ được tôn trọng, chứ không phải là người làm công ăn lương, từ đó nhân viên sẽ cống hiến hết sức mình cho khách sạn và gắn bó lâu dài với khách sạn.