1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Thực trạng công tác quản lý đối tượng tham gia Bảo hiểm xã hội bắt buộc tại Bảo hiểm xã hội huyện Việt Yên, tỉnh Bắc Giang giai đoạn 2008 – 2010

68 2,4K 24
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 68
Dung lượng 586,5 KB

Nội dung

“Cuộc sống không có bảo hiểm như cầu thang không có tay vịn”. Đây là câu nói thể hiện tầm quan trong của BHXH trong đời sống, xã hội. BHXH là chính sách quan trọng trong hệ thống các chính sách của Đảng và Nhà nước ta. Thực hiện tôt chính sách BHXH, chăm sóc tốt cho người dân sẽ góp phần đảm bảo an sinh xã hội, ổn định chính trị, từ đó đẩy mạnh sự phát triển kinh tế xã hội của đất nước. Nhận thức rõ vai trò của BHXH nên sau khi Nhà nước đã nhanh chóng ban hành các văn bản tạo tiền đề thành lập hệ thống BHXH và đến năm 1995 hệ thống ngành BHXH đã chính thức ra đời. Sau đó đến năm 2007 Nhà nước đã áp dụng bộ luật BHXH để thống nhất việc thực hiện BHXH trong cả nước. Trong các khâu của BHXH thì công tác quản lý đối tượng tham gia BHXH là khâu đầu tiên có vai trò quan trọng liên quan đến các giai đoan sau như thu, chi, quản lý quỹ và đầu tư quỹ BHXH. Yếu tố tiên quyết này có thực hiện tốt thì cả hệ thống BHXH mới hoạt động tốt. Là một sinh viên của trường Đại học Lao động xã hội, trong quá trình học tập tại trường đã được lĩnh hội các kiến thức cơ bản về BHXH cũng như nhận thức được tầm quan trọng của BHXH nói chung và của công tác quản lý đối tượng tham gia BHXH nói riêng. Đặc biệt, trong quá trình thực tập tại cơ quan BHXH huyện Việt Yên, em thấy còn một số vấn đề tồn tại xung quanh công tác quản lý đối tượng tham gia BHXH. Có những vấn đề mang tính hệ thống xuất phát từ những nguyên nhân khách quan, có những vấn đề riêng biệt mang tính xuất phát từ những nguyên nhân chủ quan. Do vậy, để công tác quản lý đối tượng tham gia BHXH ngày càng mang lại hiệu quả cao thì cần phải giải quyết những vấn đề còn đang tồn tại này. Xuất phát từ những lý do trên em đã lựa chọn đề tài “Thực trạng công tác quản lý đối tượng tham gia BHXH bắt buộc tại BHXH huyện Việt Yên, Bắc Giang giai đoạn 2008 - 2010 ” làm đề tài nghiên cứu trong chuyên đề thực tập. Kết cấu bài báo cáo thực tập tốt nghiệp gồm hai phần cụ thể như sau:

Trang 1

BỘ LAO ĐỘNG – THƯƠNG BINH VÀ XÃ HỘI

TRƯỜNG ĐẠI HỌC LAO ĐỘNG – XÃ HỘI

BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP

Trang 2

DANH MỤC TỪ NGỮ VIẾT TẮT

BHXH: Bảo hiểm xã hội

BHYT: Bảo hiểm Y tế

BHXH TN: Bảo hiểm xã hội tự nguyện

BHTN: Bảo hiểm thất nghiệp

Trang 3

DANH MỤC BẢNG BIỂU

Bảng 1: Số đơn vị tham gia BHXH bắt buộc (2008 – 2010) 33

Bảng 2: Số lao động tham gia BHXH bắt buộc giai đoạn 2008 – 2010 36

Bảng 3: Tình hình tham gia Bảo hiểm thất nghiệp (2009 – 2010) 38

Bảng 4 : Quản lý hồ sơ tham gia BHXH (2008 – 2010) 39

Bảng 5: Quản lý cấp sổ BHXH bắt buộc (2008 – 2010) 40

Bảng 6: Quản lý công tác chốt sổ BHXH bắt buộc ( 2008 – 2010) 41

Bảng 7: Tổng quỹ lương và mức đóng BHXH bắt buộc (2008 – 2010) 43

Bảng 8: Tổng số tiền thu và nợ đọng BHXH (2008 – 2010) 45

Bảng 9: Tổng quỹ lương và mức đóng Bảo hiểm thất nghiệp (2009 – 2010) 47

MUC LỤC

Trang 4

MỞ ĐẦU 1

PHẤN I : 3

NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ TÌNH HÌNH THỰC HIỆN BẢO HIỂM XÃ HỘI TẠI BẢO HIỂM XÃ HỘI HUYỆN VIỆT YÊN, TỈNH BẮC GIANG 3

Chương 1 KHÁI QUÁT ĐẶC ĐIỂM, TÌNH HÌNH CHUNG Ở BẢO HIỂM XÃ HỘI HUYỆN VIỆT YÊN ẢNH HƯỞNG ĐẾN TÌNH HÌNH THỰC HIỆN BẢO HIỂM XÃ HỘI 4

1.1 Đặc điểm tình hình chung ở Bảo hiểm xã hội huyện Việt Yên 4

1.1.1 Vài nét chung về đặc điểm tự nhiên, kinh tế xã hội huyện Việt Yên 4

1.1.2 Sơ lược về lịch sử hình thành và phát triển của BHXH huyện Việt Yên 5

1.1.3 Chức năng, nhiệm vụ và hệ thống tổ chức bộ máy của BHXH huyện Việt Yên 5

1.1.4 Đội ngũ cán bộ, công chức viên chức và lao động của cơ quan 7

1.1.5 Cơ sở vật chất của đơn vị 8

1.2 Những thuận lợi, khó khăn 8

1.2.1 Những thuận lợi cơ bản 8

1.2.2 Những khó khăn vướng mắc 9

Chương 2 11

TÌNH HÌNH THỰC HIỆN BẢO HIỂM XÃ HỘI TẠI BẢO HIỂM XÃ HỘI HUYỆN VIỆT YÊN, TỈNH BẮC GIANG 11

2.1 Công tác tuyên truyền, thông tin chính sách, chế độ đối với người lao động 11

2.2 Tình hình tham gia Bảo hiểm xã hội trên địa bàn huyện Việt Yên 12

2.3 Công tác cấp sổ Bảo hiểm xã hội 13

2.4 Tình hình thu nộp Bảo hiểm xã hội 13

2.5 Công tác xét duyệt hồ sơ, giải quyết chính sách, chế độ đối với người lao động 14

2.6 Công tác chi trả các chế độ Bảo hiểm xã hội cho người lao động 15

2.7 Công tác quản lý và sử dụng quỹ BHXH 15

2.8 Công tác lưu trữ hồ sơ về Bảo hiểm xã hội 16

2 9 Công tác thanh tra, kiểm tra 16

Chương 3 17

NHẬN XÉT VÀ KIẾN NGHỊ 17

3.1 Nhận xét 17

3.2 Kiến nghị 18

Phần II 20

CHUYÊN ĐỀ THỰC TẬP TỐT NGHIỆP 20

Chương 1 21

MỘT SỐ LÝ LUẬN CHUNG VỀ BẢO HIỂM XÃ HỘI VÀ QUẢN LÝ ĐỐI TƯỢNG THAM GIA BẢO HIỂM XÃ HỘI BẮT BUỘC 21

1.1 Một số lý luận chung về Bảo hiểm xã hội 21

1.1.1 Khái niệm Bảo hiểm xã hội 21

1.1.2 Vai trò của Bảo hiểm xã hội 22

1.2 Một số vấn đề về quản lý đối tượng tham gia Bảo hiểm xã hội 23

1.2.1 Đối tượng tham gia Bảo hiểm xã hội 23

1.2.2 Quản lý đối tượng tham gia Bảo hiểm xã hội bắt buộc 26

Chương 2 33

THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ ĐỐI TƯỢNG THAM GIA BHXH BẮT BUỘC TẠI BHXH HUYỆN VIỆT YÊN, TỈNH BẮC GIANG GIAI ĐOẠN 2008 - 2010 33

Trang 5

2.1 Thực trạng công tác quản lý đối tượng tham gia BHXH bắt buộc tại BHXH

Huyện Việt Yên 33

2.1.1 Quản lý danh sách đối tượng tham gia BHXH 33

2.1.2 Quản lý hồ sơ tham gia Bảo hiểm xã hội 39

2.1.4 Quản lý tiền lương làm căn cứ đóng và mức đóng Bảo hiểm xã hội 41

2.2 Một số đánh giá về công tác quản lý đối tượng tham gia BHXH trên địa bàn huyện Việt Yên 48

2.2.1 Kết quả đạt được 48

2.2.2 Những hạn chế còn tồn tại 49

2.2.3 Nguyên nhân của những hạn chế 50

CHƯƠNG 3 52

MỘT SỐ GIẢI PHÁP VÀ KHUYẾN NGHỊ NHẰM HOÀN THIỆN CÔNG TÁC QUẢN LÝ ĐỐI TƯỢNG THAM GIA BẢO HIỂM XÃ HỘI TẠI BẢO HIỂM XÃ HỘI HUYỆN VIỆT YÊN – BẮC GIANG 52

3.1 Định hướng phát triển hoạt động của Bảo hiểm xã hội huyện Việt Yên trong những năm tới 52

3.1.1 Định hướng về công tác Bảo hiểm xã hội huyện Việt Yên 52

3.1.2 Định hướng về công tác quản lý đối tượng tham gia Bảo hiểm xã hội 53

3.2 Một số biện pháp nhằm hoàn thiện công tác quản lý đối tượng tham gia BHXH trên bịa bàn huyện Việt Yên 54

3.2.1 Quản lý chặt chẽ và mở rộng đối tượng tham gia BHXH 54

3.2.2 Tăng cường công tác thông tin tuyên truyền chính sách Bảo hiểm xã hội 55

3.2.3 Hoàn thiện cơ cấu bộ máy và nâng cao năng lực đội ngũ cán bộ 57

3.2.4 Tăng cường cơ sở vật chất, trang thiết bị 58

3.2.5 Tăng cường phố hợp với các cấp chính quyền địa phương 59

3.3 Một số khuyến nghị nhằm hoàn thiện công tác quản lý đối tượng tham gia BHXH tại BHXH huyện Việt Yên 60

3.3.1 Khuyến nghị đối với BHXH Việt Nam 60

3.3.2 Khuyến nghị với BHXH tỉnh Bắc Giang 60

3.3.3 Khuyến nghị với các cơ quan chức năng có liên quan đến công tác quản lý đối tượng tham gia BHXH trên địa bàn huyện Việt Yên 61

KẾT LUẬN 62

Trang 6

MỞ ĐẦU

“Cuộc sống không có bảo hiểm như cầu thang không có tay vịn” Đây

là câu nói thể hiện tầm quan trong của BHXH trong đời sống, xã hội

BHXH là chính sách quan trọng trong hệ thống các chính sách củaĐảng và Nhà nước ta Thực hiện tôt chính sách BHXH, chăm sóc tốt chongười dân sẽ góp phần đảm bảo an sinh xã hội, ổn định chính trị, từ đó đẩymạnh sự phát triển kinh tế xã hội của đất nước Nhận thức rõ vai trò củaBHXH nên sau khi Nhà nước đã nhanh chóng ban hành các văn bản tạo tiền

đề thành lập hệ thống BHXH và đến năm 1995 hệ thống ngành BHXH đãchính thức ra đời Sau đó đến năm 2007 Nhà nước đã áp dụng bộ luậtBHXH để thống nhất việc thực hiện BHXH trong cả nước Trong các khâucủa BHXH thì công tác quản lý đối tượng tham gia BHXH là khâu đầu tiên

có vai trò quan trọng liên quan đến các giai đoan sau như thu, chi, quản lýquỹ và đầu tư quỹ BHXH Yếu tố tiên quyết này có thực hiện tốt thì cả hệthống BHXH mới hoạt động tốt

Là một sinh viên của trường Đại học Lao động xã hội, trong quá trìnhhọc tập tại trường đã được lĩnh hội các kiến thức cơ bản về BHXH cũng nhưnhận thức được tầm quan trọng của BHXH nói chung và của công tác quản

lý đối tượng tham gia BHXH nói riêng Đặc biệt, trong quá trình thực tập tại

cơ quan BHXH huyện Việt Yên, em thấy còn một số vấn đề tồn tại xungquanh công tác quản lý đối tượng tham gia BHXH Có những vấn đề mangtính hệ thống xuất phát từ những nguyên nhân khách quan, có những vấn đềriêng biệt mang tính xuất phát từ những nguyên nhân chủ quan Do vậy, đểcông tác quản lý đối tượng tham gia BHXH ngày càng mang lại hiệu quảcao thì cần phải giải quyết những vấn đề còn đang tồn tại này

Xuất phát từ những lý do trên em đã lựa chọn đề tài “ Thực trạng

công tác quản lý đối tượng tham gia BHXH bắt buộc tại BHXH huyện Việt Yên, Bắc Giang giai đoạn 2008 - 2010 ” làm đề tài nghiên cứu trong

chuyên đề thực tập Kết cấu bài báo cáo thực tập tốt nghiệp gồm hai phần cụthể như sau:

PHẦN I: NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ TÌNH HÌNH THỰC HIỆN BẢO HIỂM XÃ HỘI TẠI BẢO HIỂM XÃ HỘI HUYỆN VIỆT YÊN, TỈNH BẮC GIANG

Chương 1: Khái quát đặc điểm, tình hình chung ở bảo hiểm xã hội huyện Việt Yên ảnh hưởng đến tình hình thực hiện bảo hiểm xã hội

Chương 2: Tình hình thực hiện bảo hiểm xã hội tại bảo hiểm xã hội huyện Việt Yên, tỉnh Bắc Giang.

Chương 3: Nhận xét và kiến nghị.

Trang 7

PHẦN II: CHUYÊN ĐỀ THỰC TẬP TỐT NGHIỆP

Chương I: Một số lý luận chung về BHXH và quản lý đối tượng tham gia BHXH Chương II: Thực trạng công tác quản lý đối tượng tham gia BHXH tại BHXH huyện Việt Yên, Bắc Giang.

Chương III: Một số giải pháp và khuyến nghị nhằm hoàn thiện công tác quản lý đối tượng tham gia BHXH tại BHXH huyện Việt Yên.

Trong quá trình nghiên cứu, em xin trân thành cảm ơn sự giúp đỡ, hướng dẫn tận tình của Th S Phạm Đức Trọng để em hoàn thành bài báo cáo thực tập này Mặc dù đã có nhiều cố gắng trong quá trình nghiên cứu và tìm hiểu tài liệu nhưng chuyên đề không thể tránh khỏi những thiếu sót, khuyết điểm Em kính mong nhận được sự đóng góp ý kiến của thầy cô và các bạn để bài viết hoàn thiện hơn

Em xin trân thành cảm ơn!

Sinh viên thực hiện

Nguyễn Thị Hồng

Trang 8

PHẤN I :

NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ TÌNH HÌNH THỰC HIỆN BẢO HIỂM XÃ HỘI TẠI BẢO HIỂM XÃ HỘI HUYỆN VIỆT YÊN, TỈNH

BẮC GIANG

Trang 9

Chương 1 KHÁI QUÁT ĐẶC ĐIỂM, TÌNH HÌNH CHUNG Ở BẢO HIỂM

XÃ HỘI HUYỆN VIỆT YÊN ẢNH HƯỞNG ĐẾN TÌNH HÌNH THỰC

HIỆN BẢO HIỂM XÃ HỘI

1.1 Đặc điểm tình hình chung ở Bảo hiểm xã hội huyện Việt Yên.

1.1.1 Vài nét chung về đặc điểm tự nhiên, kinh tế xã hội huyện Việt Yên.

Việt Yên là huyện trung du nằm ở phía nam và cách thành phố BắcGiang 10 km Phía bắc giáp huyện Tân Yên, phía nam giáp thị xã Bắc Ninh

và huyện Quế Võ (Bắc Ninh), phía đông giáp huyện Yên Dũng và thị xã BắcGiang, phía tây giáp huyện Yên Phong tỉnh Bắc Ninh và huyện Hiệp Hoà

Số dân: 159.936 người (2009) Diện tích tự nhiên: 171,4km2 , gồm 19 xã, thịtrấn là các xã: Quang Châu, Ninh Sơn, Tiên Sơn, Trung Sơn, Bích Sơn,Nghĩa Trung, Hồng Thái, Tăng Tiến, Quảng Minh, Vân Hà, Vân Trung, ViệtTiến, Thượng Lan, Minh Đức, Tự Lan, Hương Mai, Hoàng Ninh Địa hìnhđồng bằng xen đồi thấp Huyện Việt Yên nằm trên quốc lộ 37, từ Bắc Giang

đi Thái Nguyên Quốc lộ 1A đi qua địa bàn huyện, nối liền thành phố BắcNinh và thành phố Bắc Giang Sông Cầu chảy ở phía Nam huyện, vừa làđường giao thông, vừa là nguồn cup cấp nước và phù sa cho nông nghiệp

Hiện nay Việt Yên đang trên đà phát triển đặc biệt với nhiều khu côngnghiệp lớn đã và đang được đầu tư xây dựng trở thành vùng kinh tế trọngđiểm của tỉnh Bác Giang Điển hình là khu công nghiệp Đình Trám, Khucông nghiệp Hoàng Mai Khu công nghiệp Quang Châu đã đưa vào sử dụng,với số lượng công nhân làm việc lên tới hơn 10.000 lao động (số liệu tháng11/2011) Ngoài ra còn có Quảng Minh với những làng rau xanh lớn vào loạinhất khu vực miền bắc: Đông Long, Mật Ninh, Khả lý Thượng, Khả lý Hạ cung cấp ra cho cho hầu hết miền bắc và xuất khẩu

Cơ cấu kinh tế có nhiều chuyển biến tích cực trên mọi lĩnh vực, cảnông lâm nghiệp, đời sống nhân dân không ngừng được nâng cao Các chínhsách xã hội được quan tâm chăm lo Công tác giữ gìn trật tự - an ninh quốcphòng luôn được giữ vững hệ thống chính trị ngày càng được củng cố, vaitrò lãnh đạo của cấp uỷ chính quyền ngày càng được nâng cao

Trang 10

1.1.2 Sơ lược về lịch sử hình thành và phát triển của BHXH huyện Việt Yên

Bảo hiểm xã hội huyện Việt Yên được thành lập theo quyết định số1609/QĐ-TCCB ngày 17/09/1995 của Tổng giám đốc BHXH Việt Nam, làđơn vị hành chính sự nghiệp, chịu sự quản lý song trùng của Huyện ủy –UBND huyện và BHXH Bắc Giang Là cơ quan thuộc BHXH tỉnh bắcgiang, có chức năng giúp Giám đốc BHXH tỉnh thực hiện các chế độ, chínhsách BHXH bắt buộc, BHXH tự nguyện, BHYT bắt buộc, BHYT tự nguyện,quản lý quỹ BHXH, BHYT trên địa bàn tỉnh theo quy định của BHXH ViệtNam và quy định của pháp luật BHXH huyện Việt Yên chịu sự quản lý trựctiếp, toàn diện của giám đốc BHXH tỉnh và chịu sự quản lý hành chính Nhànước trên địa bàn của UBND huyện Việt Yên

Khi mới thành lập, cơ cấu tổ chức của BHXH huyện Việt Yên chỉgồm có 05 cán bộ, phương tiện hoạt động còn khó khăn, cán bộ công chứctrong ngành chủ yếu từ ngành lao động - thương binh xã hội chuyển sangnên có rất nhiều thuận lợi Với chức năng chuyên môn nghiệp vụ BHXHViệt Yên chịu sự chỉ đạo trực tiếp về chuyên môn là BHXH tỉnh Bắc Giang

và sự lãnh đạo, chỉ đạo của huyện uỷ, HĐND-UBND huyện

Do nhu cầu phát triển chung của ngành, cơ cấu tổ chức bộ máy củaBHXH huyện được phân bổ hiện nay có 17 cán bộ gồm 1 Giám đốc, 1 phóGiám đốc và 15 cán bộ viên chức, gồm 10 nam, 7 nữ Trong đó, có 12 cán

bộ trong biên chế, 2 cán bộ hợp đồng theo NĐ 68, 3 cán bộ đang ký hợpđồng thử việc Trình độ chuyên môn của cán bộ trên Đại học 1, Đại học 12,Trung, Sơ cấp 4 Chia thành 06 bộ phận: thu BHXH, BHYT, BHTN bắtbuộc; thu BHYT tự nguyện; bộ phận giám định BHYT; bộ phận Kế toán; bộphận thực hiện chế độ BHXH; bộ phận Hành chính- thủ quỹ

1.1.3 Chức năng, nhiệm vụ và hệ thống tổ chức bộ máy của BHXH huyện Việt Yên

Bảo hiểm xã hội huyện Việt Yên là cơ quan trực thuộc Bảo hiểm xãhội tỉnh Bắc Giang đặt tại huyện, có chức năng giúp giám đốc Bảo hiểm xãhội tỉnh tổ chức thực hiện chế độ chính sách bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế,quản lý thu, chi bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế trên địa bàn huyện theophân cấp quản lý của Bảo hiểm xã hội Việt Nam và quy định của pháp luật

Trang 11

Bảo hiểm xã hội huyện Việt Yên chịu sự quản lý trực tiếp, toàn diệncủa giám đốc Bảo hiểm xã hội tỉnh Bắc Giang và chịu sự quản lý hành chínhNhà nước của Uỷ ban nhân dân huyện Việt Yên.

Bảo hiểm xã hội huyện Việt Yên có tư cách pháp nhân, có con dấu, tàikhoản và trụ sở riêng

* Nhiệm vụ và quyền hạn của Bảo hiểm xã hội huyện Việt Yên:

- Xây dựng, trình giám đốc BHXH tỉnh kế hoạch phát triển BHXHhuyện dài hạn, ngắn hạn và chương trình công tác hàng năm; tổ chức thựchiện kế hoạch, chương trình sau khi được phê duyệt;

- Tổ chức thực hiện công tác thông tin, tuyên truyền, phổ biến các chế

độ, chính sách, pháp luật về BHXH- BHYT; tổ chức khai thác, đăng ký,quản lý các đối tượng tham gia và hưởng các chế độ BHXH -BHYT theophân cấp;

- Tổ chức cấp sổ BHXH, thẻ BHYT cho người lao động tham gia trênđịa bàn; tổ chức thu các khoản đóng BHXH -BHYT đối với các tổ chức, cánhân trên địa bàn huyện;

- Hướng dẫn và tổ chức tiếp nhận hồ sơ, giải quyết các chế độ BHYT theo quy định; tổ chức chi trả các chế độ BHXH -BHYT trên địa bànhuyện;

BHXH Quản lý và sử dụng các nguồn kinh phí và tài sản theo phân cấp;

- Tổ chức ký hợp đồng với bệnh viện đa khoa huyện Việt Yên trongviệc KCB cho người bệnh có thẻ BHYT; ký hợp đồng với các đại lý chi trả

do UBND các xã, thị trấn giới thiệu và bảo lãnh để chi trả các chế độ BHXHcho đối tượng thụ hưởng chính sách BHXH

Như vậy, chức năng và nhiệm vụ quyền hạn của BHXH huyện đã được quyđịnh rõ rằng theo Quyết định số 4857/QĐ- BHXH ngày 21/10/2008 củaTổng Giám đốc BHXH Việt Nam Dựa trên quy định chung đó, BHXHhuyện Việt Yên từ khi thành lập đến nay trải qua hơn 15 năm xây dựng vàtrưởng thành đã góp phần đưa những chính sách BHXH đi vào thực tiễncuộc sống Đảm bảo quyền lợi hợp pháp của người lao động và giúp ngườilao động ổn định cuộc sống và yên tâm công tác, tạo tiền đề cho thực hiệntốt chính sách An Sinh xã hội và tưng bước nâng cao chất lượng cuộc sốngcủa nhân dân nói chung

Trang 12

* Sơ đồ tổ chức bộ máy của BHXH huyện Việt Yên như sau:

Do nhu cầu phát triển chung của ngành, đến nay cơ cấu tổ chức củaBHXH việt yên có 17 cán bộ, công chức, gồm 01 giám đốc; 01 phó giámđốc và 15 cán bộ, công chức chia thành 06 bộ phận: thu BHXH, BHYT,BHTN bắt buộc; thu BHYT tự nguyện; bộ phận giám định BHYT; bộ phận

kế toán; bộ phận thực hiện chế độ BHXH; bộ phận hành chính- thủ quỹ

1.1.4 Đội ngũ cán bộ, công chức viên chức và lao động của cơ quan

Khi mới thành lập, cơ cấu tổ chức của BHXH huyện Việt Yên chỉgồm có 05 cán bộ Do nhu cầu phát triển chung của ngành, Cơ cấu tổ chức

bộ máy của BHXH huyện được phân bổ hiện nay có 17 Cán bộ công nhânviên chức gồm Giám đốc, 1 phó Giám đốc và 15 cán bộ viên chức, gồm 10nam, 7 nữ Trong đó, có 12 cán bộ trong biên chế, 2 cán bộ hợp đồng theoNghị định 68, 3 cán bộ đang ký hợp đồng thử việc Trình độ chuyên môncủa cán bộ trên Đại học 1, Đại học 12, Trung, Sơ cấp 4 chia thành 06 bộphận: thu BHXH, BHYT, BHTN bắt buộc; thu BHYT tự nguyện; bộ phậngiám định BHYT; bộ phận Kế toán; bộ phận thực hiện chế độ BHXH; bộ phậnHành chính - thủ quỹ

Về trình độ lý luận chính trị 1 cán bộ đang theo học cử nhân chính trị,

4 cán bộ trình độ trung cấp Nhìn chung đội ngũ cán bộ của BHXH cơ bản

có đủ trình độ đáp ứng với yêu cầu công việc đươc giao, độ tuổi cán bộ đa số

tự nguyện, cấp sổ thẻ

Bộ phận giám định BHYT

Bộ phận

Kế toán

Bộ phận thực hiện chính sách BHXH

Bộ phận thủ quỹ- Hành chính

Trang 13

là trẻ tuổi Chi bộ BHXH huyện hiện có 9 Đảng viên gồm 1 bí thư, 1 phó Bíthư, 9/9 Đảng viên chính thức cùng sinh hoạt, có 1 tổ chức công đoàn trựcthuộc CĐ BHXH tỉnh Các tổ chức khác như Chi Đoàn đang sinh hoạt ghép.

Như vây, theo xu hướng phát triển chung cua ngành, tổ chức đội ngũcán bộ BHXH huyện Việt Yên ngày càng tăng về số lượng và chuẩn hóa đápứng được yêu cầu phát triển chung của ngành

1.1.5 Cơ sở vật chất của đơn vị

Bảo hiểm xã hội huyện Việt Yên hiện nay có trụ sở tại Khu II, thịtrấn Bích Động, huyện Việt Yên, tỉnh Bắc Giang Trụ sở cơ quan năm ở vịtrí trung tâm của huyện, nơi tập trung nhiều cơ quan chủ chốt của địaphương như Công an huyện, Tóa án nhân dân huyện, HĐND- UBND huyện,gần với Phòng LĐ TB-XH huyện Việt Yên, Phòng giáo dục và đào tạo Trụ

sở cơ quan BHXH nằm trên đường giao thông liên tỉnh Lang Sơn- TháiNguyên, tuyến giao thông liên huyện Hiệp Hòa, Tân Yên, Yên Dũng…Chính điều đó đã tạo điều kiện thuận lơi cho hoạt động của cơ quan cũngnhư các đối tượng đến giải quyết chế độ Trụ sở cơ quan được xây dựng mớicách đây vài năm nên khá sạch sẽ, khang trang, là tòa nhà 3 tầng với đầy đủcác phòng nghiệp vụ BHXH huyện Việt Yên được chia thành 6 bộ phậnkhác nhau Mỗi phòng đều được trang bị đầy đủ máy tính có nối mạngInternet, máy in, máy Fax hiện đại Nhìn chung, cơ sở vật chất của đơn vịđược trang bị đầy đủ ngày càng hiện đại đáp ứng được yêu cầu chung củacông việc ngày càng tăng

1.2 Những thuận lợi, khó khăn

1.2.1 Những thuận lợi cơ bản

Công tác BHXH trên địa bàn được Huyện uỷ, HĐND- UBND, BHXHtỉnh và các cấp, các ngành liên quan thường xuyên quan tâm, chỉ đạo và phốikết hợp tổ chức thực hiện

Tình hình kinh tế, chính trị ở địa phương trong những năm luôn ổnđịnh, một số doanh nghiệp, công ty cổ phần hoạt động kinh doanh có hiệuquả nhiều doanh nghiệp ngoài quốc doanh được thành lập và đã đi vào hoạtđộng kinh doanh ở nhiều lĩnh vực, tạo việc làm và thu nhập cho nhiều laođộng ở địa phương góp phần tăng số thu BHXH, BHYT

Trang 14

Được sự quan tâm chỉ đạo của BHXH tỉnh về tư tưởng cũng như vềđời sống của từng công chức, viên chức cơ quan đặt ra kế hoạch, chươngtrình hành động cụ thể đến từng đơn vị BHXH huyện.

Hưởng ứng phong trào thi đua lập thành tích chào mừng đại hội Đảngcác cấp Cùng với việc tiếp tục thực hiện cuộc vận động "Học tập và làm theotấm gương đạo đức Hồ Chí Minh” trong nhận thức của từng công chức, viênchức có chung tư tưởng, hành động thiết thực, phấn đấu hoàn thành xuất sắcnhiệm vụ được giao

Tiếp theo, Luật BHXH được Quốc hội khoá XI thông qua ngày29/6/2006, có hiệu lực thi hành từ ngày 01/01/2007 đối với lĩnh vực BHXHbắt buộc; từ ngày 01/01/2008 đối với BHXH tự nguyện và từ ngày01/01/2009 đối với BHTN; luật BHYT được Quốc hội khoá XI thông quangày 14/11/2008, có hiệu lực thi hành từ ngày 01/7/2009 Theo đó các bộ,ngành đã ban hành các văn bản hướng dẫn thực hiện tạo cơ sở, hành langpháp lý quan trọng trong thực hiện công tác thu, cũng như giải quyết các chế

độ chính sách BHXH, BHYT, BHTN

Quá trình tổ chức thực hiện công tác BHXH, BHYT, bảo hiểm thấtnghiệp trong điều kiện kinh tế xã hội của tỉnh nói chung, của huyện nói riêngtiếp tục ổn định và trên đà phát triển Các chính sách về BHXH, BHYT, bảohiểm thất nghiệp được tiếp tục bổ sung và hoàn thiện đáp ứng nguyện vọngcủa nhân dân và người lao động

Được sự quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo sâu sát kịp thời của Bảo hiểm xãhội tỉnh Bắc Giang, huyện uỷ, UBND huyện Việt Yên; sự phối hợp của cáccấp chính quyền cơ sở, các ngành, đoàn thể nhân dân và các đơn vị sử dụnglao động tổ chức thực hiện nhiệm vụ chính trị của địa phương

Thực hiện chỉ đạo của BHXH tỉnh Bắc Giang về cải cách hành chínhtheo cơ chế một cửa trong giải quyết các chế độ chính sách BHXH, BHYTtừ đó đã tạo điều kiện cho việc giải quyết hồ sơ chế độ, chính sách cho đốitượng được nhanh gọn, không gây ách tắc, giảm các thủ tục hành chính khôngcần thiết

1.2.2 Những khó khăn vướng mắc

Luật BHXH và Luật BHYT ra đời nhưng chậm có văn bản hướng dẫnthực hiện, gây khó khăn ảnh hưởng đến quá trình triển khai thực hiện mặtkhác, chế độ, chính sách BHXH, BHYT thường xuyên thay đổi cho phù hợp

Trang 15

với điều kiện phát triển kinh tế xã hội của đất nước Một số đơn vị sử dụnglao động và người lao động chưa nhận thức đúng về chính sách BHXH,BHYT, bảo hiểm thất nghiệp do vậy ảnh hưởng đến việc thực hiện chứcnăng, nhiệm vụ của ngành BHXH nói chung, BHXH Việt Yên nói riêng

Trong quá trình thực hiện Chính sách BHXH, còn thiếu các hình thứctuyên truyền phù hợp nhằm tác động trực tiếp đến đối tượng tham gia, đặcbiệt khu vực tư nhân, nông thôn Công tác thanh tra, kiểm tra còn nhiều hạnchế do thiếu cán bộ cũng như về chuyên môn Sự phối hợp với các cấp, cácngành chưa thường xuyên Đặc biệt nhận thức của một số chủ sử dụng laođộng và ý thức chấp hành pháp luật về BHXH còn yếu; chế tài xử phạt các

vi phạm hành chính trong lĩnh vực BHXH còn nhiều bất cập, mức xử phạtcòn thấp, chưa đủ mạnh để buộc các doanh nghiệp tuân thủ dẫn đến tìnhtrạng chậm đóng, nợ đóng khá phổ biến với số tiền lớn…

Do tình hình suy thoái kinh tế toàn cầu đã ảnh hưởng không nhỏ tìnhhình sản xuất kinh doanh ở các doanh nghiệp NQD từ đó đã giảm đi một sốlớn lao động do không có việc làm, cho nên đã ảnh hưởng đến tiến độ thucũng như số thu Doanh nghiệp ngoài quốc doanh được thành lập nhiềunhưng hoạt động kinh doanh nhỏ lẻ lao động tham gia BHXH, BHYT biếnđộng nhiều vì vậy tăng nguồn thu ở những doanh nghiệp này còn hạn chế

Việc mở rộng đối tượng tham gia BHXH bắt buộc còn chậm Kinh phídành cho tuyên truyền còn hạn hẹp, công tác thanh kiểm tra còn hạn chế Sựphối kết hợp với các cấp các ngành chưa được thường xuyên liên tục Đặcbiệt nhận thức của một số chủ sử dụng lao động và ý thức chấp hành phápluật về BHXH, BHYT trong dân còn có nhiều khó khăn, trình độ dân tríchưa cao, người dân thiếu hiểu biết về chính sách BHXH, BHYT của Nhànước Nhiều người vẫn lầm tưởng và đánh đồng BHXH, BHYT với một sốloại hình bảo hiểm thương mại khác như Pijico, Bảo Việt, Bảo Minh…làmcho công tác tuyên truyền, vận động tuy đã được tăng cường nhưng chưa đạtđược kết quả như mong đợi

Việc quản lý thu BHXH -BHYT ở khu vực kinh tế NQD, kinh tế tưnhân còn gặp nhiều khó khăn, nhiều người lao động thuộc diện tham giaBHXH, BHYT nhưng không được tham gia, điều này đồng nghĩa với việc

họ không được bảo vệ bởi chính sách BHXH, BHYT

Trang 16

Chương 2 TÌNH HÌNH THỰC HIỆN BẢO HIỂM XÃ HỘI TẠI BẢO HIỂM XÃ HỘI HUYỆN VIỆT YÊN, TỈNH BẮC GIANG

2.1 Công tác tuyên truyền, thông tin chính sách, chế độ đối với người lao động

Hàng năm BHXH huyện Việt Yên đã ký hợp đồng với đài truyềnthanh huyện làm tốt công tác tuyên truyền về luật BHXH, BHYT, BHTNđến đông đảo dân dân lao đông trên địa bàn huyện bằng những tin bài,những phóng sự phát trên hệ thống phát thanh của đài và hệ thống các đàitruyền thanh cơ sở Cùng với việc thông tin tuyên truyền đài truyền thanhhuyện cũng thường xuyên thông tin về tình hình thu nộp BHXH, BHYT,BHTN trên địa bàn nêu đích danh các đơn vị nợ đọng thông báo công khai trênđài truyền thanh của huyện

BHXH huyện đã xây dựng kế hoạch phối hợp với ban tuyên giáoHuyện uỷ đưa nội dung công tác tuyên truyền luật BHXH, BHYT, BHTNvào bản tin nội bộ của huyện tới các chi đảng bộ trên địa bàn làm tốt côngtác tuyên truyền đến đông đảo đảng viên, nhân dân trong huyện

- hình thức thông tin tuyên truyền:

BHXH huyện tham mưu cho chủ tịch UBND huyện ra văn bản chỉđạo đến các cấp uỷ, chính quyền, đoàn thể, các ngành có liên quan có tráchnhiệm phối hợp với BHXH huyện tổ chức tuyên truyền vận động phụ huynh,học sinh sinh viên thực hiện hiệu quả BHYT học sinh sinh viên trong nămhọc 2010-2011 Phân công công chức viên chức đi cơ sở chỉ đạo các đại lýthu BHYT tự nguyện tuyên truyền trực tiếp và trên loa đài ở các thôn, xóm

- kết quả:

Nhìn chung do làm tốt công tác tuyên truyền như việc thông báo, kếthợp với tuyên truyền đến đơn vị sử dụng lao động, các hình thức xử lý viphạm về chính sách BHXH, BHYT, BHTN Từ đó đã làm cho nhận thức củachủ sử dụng lao động được nâng lên và tự giác chấp hành; số thu đạt kháhơn so với tháng trước BHYT tự nguyện đạt cao; các trường học đã tiếnhành tuyên truyền và vận động phụ huynh học sinh sinh viên và học sinhsinh viên tham gia BHYT

Trang 17

Công tác cấp thẻ BHYT đã được khắc phục, thông qua việc phân cấpcho BHXH huyện in và cấp tại huyện Dư luận của nhân dân về cấp thẻchậm không còn, một số người dân đã được giải thích từ đó thông cảm vàchia sẻ với những khó khăn của ngành trong thời gian qua.

2.2 Tình hình tham gia Bảo hiểm xã hội trên địa bàn huyện Việt Yên

Quản lý đối tượng tham gia là một nội dung quan trọng trong quátrình thực hiện Chính sách BHXH Chính vì thế, nắm bắt được số đơn vịtham gia và số lao động thuộc diện tham gia luôn được quan tâm đúng mức

Tranh thủ sự quan tâm của TT Huyện uỷ-TT UBND huyện và sự chỉđạo của BHXH tỉnh Bắc Giang BHXH huyện Việt Yên đã chỉ đạo các bộphận trong đơn vị thực hiện tốt công tác thu BHXH, BHYT, BHTN trên địabàn huyện kết quả đạt được qua các năm là:

Năm 2010 được BHXH tỉnh giao kế hoạch thu là: 21450 triệu đồng,tăng so với năm 2009 là: 8.610 triệu đồng, tỷ lệ tăng 33,9% ngay từ đầunăm BHXH Việt Yên đã lập kế hoạch và tổ chức thực hiện đạt kết quả nhưsau:

Dựa trên kế hoạch được giao BHXH huyện Việt Yên đã xây dựng kếhoạch về số lao động, quỹ lương và số thu BHXH như sau:

- tổng số đơn vị: 182 đơn vị

- tổng số lao động: 5625 lao động

- tổng quỹ tiền lương: 100.965 triệu đồng

- tổng số BHXH, BHYT phải thu: 22212,3 triệu đồng

So với cùng kỳ năm 2009 số lao động tăng 280 lao động, tỷ lệ tăng5.2%; do lao động ở một số doanh nghiệp mới đi vào hoạt động, quỹ lươngtăng 5565 triệu đồng, tỷ lệ tăng 5.84% do điều chỉnh lương tối thiểu chung

và tăng mới ở một số doanh nghiệp

Năm 2010 thu 184 đơn vị với 5716 lao động, số tiền thu được là

23120 triệu đồng, đạt 107,8% kế hoạch năm Số đơn vị trên địa bàn thuộcđối tượng quản lý thu luôn tăng, đó là xu hướng mở rộng sản xuất nói chung

và tiếp nhận thêm các đơn vị thu từ BHXH thành phố và phòng thu BHXHtỉnh theo phân cấp Số tiền thu được luôn tăng qua các năm là do sự mở rộng

Trang 18

đối tượng tham gia mới và do chu kỳ tăng lương tối thiểu chung theo quyđịnh của Pháp luật.

2.3 Công tác cấp sổ Bảo hiểm xã hội

Sổ BHXH là ghi nhận quá trình tham gia BHXH của người lao động

và để làm cơ sở cho việc giải quyết các chế độ BHXH nên đã được BHXHhuyện và các đơn vị sử dung thường xuyên quan tâm đến công tác này lợi ngườitham gia

Năm 2010, tổng số sổ cấp mới là 480 sổ, in 544 tờ rời cho đối tượngchuyển đi và chấm dứt hợp đồng Tổ chức cấp mới 52.564 thẻ bảo hiểm y tếcho các loại đối tượng trên địa bàn huyện, trong đó có 17.521 thẻ của trẻ emdưới 6 tuổi và 20.924 thẻ học sinh sinh viên còn lại là của đối tượng thu bắtbuộc và một số đối tượng khác Công tác cấp thẻ BHYT năm 2010 đã cónhiều thuận lợi do từ ngày 15/07/2010 BHXH tỉnh Bắc Giang đã phân cấpcho BHXH huyện Việt Yên in thẻ cho trẻ em dưới 6 tuổi và nhóm đối tượngtrực tiếp thu tại BHXH huyện

Kết quả công tác cấp sổ BHXH, thẻ - phiếu KCB - BHYT đã gópphần cho việc giải quyết tốt quyền lợi về chế độ BHXH - BHYT của ngườilao động kịp thời, quản lý chặt chẽ đối tượng cũng như nguồn quỹ BHXH -BHYT

2.4 Tình hình thu nộp Bảo hiểm xã hội

Hàng năm, trên cơ sở kế hoạch thu - chi BHXH, BHYT được giao;BHXH huyện đã chủ động rà soát quỹ tiền lương, số lao động trên địa bàn

để xây dựng kế hoạch thu đạt kết quả cao

Năm 2010 được BHXH tỉnh giao kế hoạch thu là: 22212,3 triệu đồng,tăng so với năm 2009 là: 5565 triệu đồng, tỷ lệ tăng 5,84% Ngay từ đầunăm bhxh Việt Yên đã lập kế hoạch và tổ chức thực hiện Thực hiện thuBHXH, BHYT bắt buộc, BHXH, BHYT tự nguyện cụ thể như sau:

Thu BHXH, BHYT bắt buộc: kế hoạch giao: lao động: 5565 laođộng, so với 2009 tăng 5,2% về lao động; số thu 22212,3 triệu đồng, so với năm

2009 tăng 5565 triệu đồng, tỷ lệ tăng 5.84% Thực hiện đến 31/12/2010: số thu

24250 triệu đồng đạt 109,2% kế hoạch năm 2010 Nhìn chung công tác thuBHXH, BHYT bắt buộc là tiêu chí đánh giá hàng đầu trong các chỉ tiêu đánh

Trang 19

giá thi đua của toàn ngành, vì vậy chi bộ và lãnh đạo cơ quan luôn quan tâmchỉ đạo sát sao bộ phận thu và toàn thể công chức viên chức cơ quan tậptrung cho công tác thu Mỗi cán bộ đảng viên, công chức viên chức đã nhậnthức đầy đủ tư tưởng đạo đức hồ chí minh, bằng hành động phấn đấu hoànthành và vượt chỉ tiêu kế hoạch bhxh tỉnh giao.

Tuy nhiên vẫn còn một số đơn vị SDLĐ chưa tự giác nộp đúng theoquy định, còn nộp chậm hàng quý, 6 tháng Đặc biệt CTCP xây lắp thuỷ lợiđến 25/10/2010 còn nợ 675 triệu đồng, Công ty Trang My nợ từ tháng11/2009 đến nay là 173,7 triệu đồng và một số doanh nghiệp khác

2.5 Công tác xét duyệt hồ sơ, giải quyết chính sách, chế độ đối với người lao động

Việc xét duyệt hồ sơ cũng được chỉ đạo thường xuyên chặt chẽ tậptrung vào thay đổi tiền lương tối thiểu thay đổi công tác, thay đổi mức lươngcủa người lao động cũng được chỉ đạo thường xuyên xét duyệt kịp thời

Công tác xét duyệt chế độ ngắn hạn và tiếp nhận hồ sơ giải quyết cácchế độ BHXH trong những năm qua đạt kết quả như sau:

- Đối với các chế độ BHXH dài hạn (hưu trí, trợ cấp BHXH 1 lần, tửtuất, tai nạn lao động- bệnh nghề nghiệp): BHXH huyện thực hiện việchướng dẫn và tiếp nhận hồ sơ của người lao động trên địa bàn, sau đóchuyển toàn bộ hồ sơ đã tiếp nhận về BHXH tỉnh để thẩm định, BHXHhuyện chi trả tiền trợ cấp cho đối tượng căn cứ vào kết quả thẩm định củabhxh tỉnh

- Đối với các chế độ BHXH ngắn hạn (ốm đau, thai sản, trợ cấpdưỡng sức phục hồi sức khoẻ): bảo hiểm xã hội huyện đã triển khai quy trìnhxét duyệt hồ sơ hưởng BHXH phù hợp với từng chế độ theo hướng cải cáchhành chính Các chế độ ốm đau, thai sản và trợ cấp dưỡng sức phục hồi sứckhoẻ do BHXH huyện trực tiếp thẩm định Nhờ việc áp dụng rộng rãi cácchương trình xét duyệt chế độ BHXH đã khắc phục tối đa sự nhầm lẫn, thiếusót đảm bảo quyền lợi cho người lao động tham gia BHXH Chế độ giảiquyết chế độ một lần theo phân cấp từ 07/2010 BHXH huyện trực tiếp giảiquyết tại huyện phần nào đã giải quyết kịp thời nhanh gọn cho đối tượngtrên địa bàn, kết quả giải quyết các chế độ:

Năm 2010 tiếp nhận tổng số 855 hồ sơ đề nghị giải quyết các chế độgồm: 101 hồ sơ hưu, 717 hồ sơ 1 lần ( từ tháng 7 năm 2010 hồ sơ 1 lần giải

Trang 20

quyết tại huyện là 323 hồ sơ), 48 hồ sơ tuất, 04 hồ sơ TNLĐ-BNN Về hồ

sơ các chế độ ngắn hạn có 1.259 lượt hồ sơ thanh toán 3 chế độ, số tiền2.885 triệu đồng

- Việc giải quyết trợ cấp theo QĐ 613 của chính phủ đã tiếp nhận tổng

số 224 hồ sơ, đã giải quyết hồ sơ

2.6 Công tác chi trả các chế độ Bảo hiểm xã hội cho người lao động

Công tác chi trả các chế độ BHXH: ngay từ đầu năm, sau khi có kếhoạch giao dự toán ngân sách của BHXH tỉnh Bắc Giang, BHXH huyện đãkịp thời xây dựng kế hoạch chi BHXH, BHYT cho các đối tượng thụhưởng trên địa bàn huyện

Căn cứ vào danh sách chi trả do BHXH tỉnh Bắc Giang chuyển về,BHXH huyện đã thực hiện chi trả thông qua các đại lý chi trả các xã đến đốitượng đảm bảo an toàn, nhanh chóng, thuận tiện, bảo đảm nguồn chi và thờigian chi trả trong 10 ngày đầu của mỗi tháng

Năm 2010, BHXH huyện Việt Yên trong năm tổ chức chi trả các chế

độ BHXH cho 52.256 lượt đối tượng và người lao động với tổng số tiền:

87051 triệu đồng Trong đó, Ngân sách Nhà nước đảm bảo chi trả với số tiền

51566 triệu đồng, quỹ BHXH chi trả 35485 triệu đồng

Công tác chi trả được thực hiện dưới hai hình thức: chi trực tiếp và chigián tiếp Chi trực tiếp lương hưu, trợ cấp thông qua đại lý chi trả tại xã, thịtrấn và chi gián tiếp chế độ ốm đau, thai sản, dưỡng sức thông qua đơn vị sửdụng lao động Công tác chi trả luôn được đảm bảo chi đúng, chi đủ, kịp thời

và đến tận tay đối tượng, đảm bảo nguyên tắc an toàn tiền mặt Nguồn kinhphí được quản lý chặt chẽ, thanh quyết toán kịp thời với các đại lý, các đơn

vị sử dụng lao động đúng nguyên tắc tài chính

2.7 Công tác quản lý và sử dụng quỹ BHXH

Công tác quản lý và sử dung quỹ BHXH được thực hiện theo quy địnhchung Xuất phát từ quy định quản lý quỹ BHXH tập trung, thống nhất nên

số tiền thu được của BHXH huyện Việt Yên được nộp vào tài khoản BHXHhuyện tại Kho bạc Nhà nước theo định kỳ chung Quá trình sử dụng quỹBHXH tuân theo quy định chặt chẽ về thủ tục, lập hồ sơ và có quyết định chitrả của BHXH tỉnh sau đó có quyết định chi tiền và chi trả trực tiếp hoặcthông qua đại diện chi trả Như vây, quỹ BHXH được quản lý thống nhất,tập trung và sử dụng đúng mục đích

Trang 21

2.8 Công tác lưu trữ hồ sơ về Bảo hiểm xã hội

BHXH huyện Việt Yên có trách nhiệm tiếp nhận và giải quyết hồ sơcủa các đối tượng tham gia và hưởng các chế độ BHXH Trong quyền hạn

và trách nhiệm của mình, BHXH huyện Việt Yên lưu giữ hồ sơ hưởngBHXH một lần và hồ sơ hưởng trợ cấp thất nghiệp trong thời gian quy định

Do những hạn chế về nhân lực nên đơn vị chưa có một cán bộ phụtrách về công tác lưu trữ hồ sơ Chính vì thế mỗi một bộ phận đều đượctrang bị tủ đựng hồ sơ riêng để tự bảo quản, lưu giữ hồ sơ của bộ phận mình

2 9 Công tác thanh tra, kiểm tra

Công tác kiểm tra và giải quyết đơn thư có vị trí hết sức quan trọngtrong hoạt động của BHXH Xác định được vị trí ý nghĩa đó, hàng năm ngaytừ những tháng đầu quý đầu BHXH huyện đã xây dựng kế hoạch nội dungchương trình kiểm tra một số nội dung chính

Kiểm tra lao động quỹ lương đăng ký nộp BHXH ở các đơn vị sửdụng lao động Kiểm tra việc chi trả lương hưu và trợ cấp thườngxuyên.Kiểm tra việc chi trả các chế độ ốm đau thai sản

Trong những năm qua công tác kiểm tra đã đạt được những kết quảnhất định Qua kiểm tra những đơn vị sử dụng lao động đã có những chuyểnbiến tích cực Đã đăng ký thêm những lao động mà trước đây họ chưa thamgia Qua kiểm tra phần nào chấn chỉnh kịp thời công tác chi trả ở các đại lý,công tác báo tăng báo giảm đã kịp thời, công tác chi trả đã đảm bảo chiđúng, chi đủ an toàn đến tay đối tượng

Thực hiện kế hoạch của BHXH tỉnh Bắc Giang, BHXH huyện đã phốihợp cùng BHXH tỉnh kiểm tra việc thực hiện các chế độ về BHXH ở 12 đơn vị

sử dụng lao động.thực hiện công văn số 341/ BHXH -KT ngày 28/01/2010 củaBHXH việt nam về việc thanh tra việc thu và quản lý sử dụng quỹ BHXH đếnnay công tác phối hợp với đoàn thanh tra đã kết thúc

Hàng năm BHXH huyện xây dựng kế hoạch kiểm tra các đơn vị sửdụng lao đông trên địa bàn, thành lập tổ kiểm tra gồm các bộ phận trong đơn

vị Theo kế hoạch mỗi quý BHXH huyện tổ chức kiểm tra 5 đơn vị sử dụnglao động và các xã thị trấn các trạm y tế xã phường trong việc thực hiệnchính sách pháp luật về BHXH, BHYT và công tác khám chữa bệnh ở các

xã thị trấn

Trang 22

Chương 3 NHẬN XÉT VÀ KIẾN NGHỊ 3.1 Nhận xét

Trong những năm qua, BHXH huyện Việt Yên đã phối hợp với cáccấp các ngành, các đơn vị sử dụng lao động trên địa bàn tổ chức tốt công tácthu BHXH - BHYT, tích cực khai thác đối tượng thu ở các doanh nghiệpngoài quốc doanh đã được dà soát trên địa bàn để tăng số thu Đôn đốc truythu nợ đọng, phấn đấu hoàn thành kế hoạch thu năm sớm hơn quy định 5ngày, tăng cường công tác kiểm tra theo dõi biến động về lao động quỹlương của các đơn vị sử dụng lao động tham mưu tốt cho UBND đôn đốcđơn vị sử dụng lao động lập danh sách đăng ký tham gia,đóng bảo hiểm thấtnghiệp cho người lao động Triển khai bảo hiểm y tế tự nguyện có hiệu quảthông qua việc kiểm tra, giám sát các đại lý thu, đồng thời tăng cường công táctuyên truyền vận động nhân dân tham gia tham mưu tốt với UBND huyện tổchức triển khai BHYT tự nguyện có hiệu quả, sớm hoàn thành kế hoạchBHXH tỉnh giao

BHXH huyện đã duy trì ổn định công tác chi trả lương hưu, trợ cấpBHXH cho đối tượng và người lao động hưởng các chế độ BHXH Tổ chứctốt công tác cấp duyệt sổ BHXH, cấp thẻ - phiếu KCB kịp thời cho đốitượng và người lao động, hạn chế thấp nhất mức độ thẻ BHYT sửa sai Hoànthiện và nâng cao chất lượng công tác giám định chi, tăng cường giám địnhkhám chữa bệnh tại các trạm y tế xã, thị trấn quan tâm tạo điều kiện cho đốitượng đang hưởng chế độ chính sách, đối tượng người nghèo KCB đượcthuận lợi, phối hợp với bệnh viện đa khoa huyện làm tốt công tác khám chữabệnh cho đối tượng có thẻ BHYT theo quy định của luật BHYT

Tổ chức thực hiện quy chế dân chủ trong hoạt động cơ quan, thựchiện nghiêm túc pháp lệnh công chức, pháp lệnh chống tham nhũng, pháplệnh thực hành tiết kiệm Quản lý và sử dụng hiệu quả các tài sản, thiết bịcủa cơ quan Tiếp tục tổ chức tốt công tác tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả, tạođiều kiện cho đối tượng, đơn vị sử dụng lao động và người lao động được hưởngchế độ thuận lợi, kịp thời Duy trì công tác kiểm tra theo kế hoạch đã xâydựng đầu năm

Bên cạnh những kết quả đạt được trên đây, việc tổ chức thực hiệnnhiệm vụ BHXH trên địa bàn còn bộc lộ một số tồn tại chủ quan cần khắcphục đó là:

- Chưa phối kết hợp thường xuyên với các cấp, các ngành liên quantrong đôn đốc thu, mở rộng đối tượng thu theo luật bảo hiểm, do vậy kết quảthu chưa cao

Trang 23

- Công tác kiểm tra còn coi nhẹ, chưa được thực hiện theo đúng kếhoạch đã đề ra, nghiệp vụ kiểm tra còn hạn chế

- Công tác giám định khám chữa bệnh còn thiếu chặt chẽ, chưa lập kếhoạch kiểm tra định kỳ khám chữa bệnh tại các trạm y tế xã

- Công tác tuyên truyền về chính sách BHXH, BHYT chưa thườngxuyên, phương pháp chưa được đổi mới

- Việc tuyên truyền và triển khai thực hiện công tác BHYT tự nguyệncòn chưa quyết liệt, nên số thu BHYT tự nguyện đến nay còn thấp theo yêucầu đặt ra, mặc dù số đầu xã có đối tượng tham gia cao hơn năm trướcnhưng tiến độ còn chậm

- Chưa có biện pháp tích cực, triệt để đối với những đơn vị còn trây ìnộp BHXH, BHYT Chưa tham mưu, đề xuất với cấp uỷ cấp trên, HĐND -UBND chỉ đạo phối hợp với các ngành liên quan kiểm tra, thanh tra cácdoanh nghiệp ngoài quốc doanh về việc sử dụng lao động cũng như thực hiệnchính sách BHXH, BHYT cho người lao động do vậy hoàn thành chỉ tiêu thucòn chậm tiến độ theo yêu cầu đề ra

- Chính sách BHXH, BHYT ngày càng được mở rộng về đối tượng vàquyền lợi, chưa có sự phối hợp chặt chẽ giữa các ngành liên quan nhằm nângcao chất lượng công tác tuyên truyền về luật lao động, luật BHXH, BHYTđến mọi tầng lớp nhân dân trong huyện, dẫn đến việc đấu tranh đòi quyền lợicủa người lao động với chủ sử dụng lao động chưa cao, nhiều người dânchưa hiểu hết tính ưu việt của chính sách BHXH, BHYT

3.2 Kiến nghị

- Đối với BHXH huyện:

BHXH huyện cần tăng cường công tác tham mưu cho cấp trên việc tổchức thực hiện chính sách BHXH, BHYT trên địa bàn, tăng cường hơn nữacông tác kiểm tra, giám sát các đơn vị sử dụng lao động trong thực hiệnchính sách BHXH, BHYT Phấn đấu hoàn thành chỉ tiêu thi đua sớm so với

kế hoạch đề ra

Kiểm tra, giám sát đảm bảo quyền lợi cho người có thẻ BHYT và việc

sử dụng thẻ BHYT đúng mục đích, đúng đối tượng; giám sát chặt chẽ việc tổchức khám chữa bệnh BHYT tại các bệnh viện, tránh sử dụng thuốc lãng phí

Trang 24

hoặc lạm dụng quỹ BHYT; tăng cường vai trò tư vấn, hướng dẫn bệnh nhânBHYT của các giám định viên tại bệnh viện

Kiểm soát chặt chẽ, không để xẩy ra tình trạng lạm dụng quỹ BHYT,phối hợp chặt chẽ với các cơ sở KCB trong việc sử dụng thuốc, sử dụng các

kỹ thuật chuẩn đoán bệnh một cách tiết kiệm, hiệu quả mà vẫn đảm bảoquyền lợi của người bệnh

Phối hợp chặt chẽ với các cơ quan liên quan, các trường học và UBND các

xã, thị trấn vận động các đối tượng thuộc diện BHYT bắt buộc như hộ cận nghèo, học sinh, sinh viên tham gia BHYT đạt tỷ lệ cao

- Đối với các các cơ quan liên quan

Đẩy mạnh công tác thông tin, tuyên truyền, cải cách thủ tục hành

chính, phối hợp với các cơ quan đài, báo tuyên truyền, phổ biến kịp thời cácchính sách về BHXH, BHYT, các chính sách an sinh xã hội tới nhân dân vàngười lao động biết và đồng thuận

Tiếp tục cải cách hành chính tạo điều kiện thuận lợi cho đơn vị sửdụng lao động và người lao động trong các thủ tục từ khâu đăng ký tham giađến giải quyết các chế độ BHXH, BHYT, phấn đấu rút ngắn thời gian giảiquyết; đảm bảo chi trả lương hưu, trợ cấp BHXH hàng tháng đúng hạn.Quản lý chặt chẽ tiền mặt, đảm bảo an toàn trong vận chuyển và cấp phátkhông để xảy ra nhầm lẫn, mất mát hay tiêu cực

- Về cơ chế chính sách

- Tăng mức xử phạt đối với các hành vi vi phạm pháp luật về BHXH

để đủ sức răn đe, đồng thời buộc chủ sử dụng lao động phải đóng BHYT-NHTN cho NLĐ, đặc biệt trong khu vực doanh nghiệp ngoài quốc

BHXH-doanh và ngoài công lập; hành vi của cá nhân, người sử dụng lao động khi viphạm pháp luật BHXH đã bị xử lý hành chính nhưng vẫn tái phạm phảiđược coi là vi phạm hình sự

- Về lãi chậm đóng BHXH, cần sửa đổi mức bằng hoặc cao hơn lãi

suất ngân hàng tại thời điểm đơn vị nộp tiền chậm đóng

- Xem xét sửa đổi Điều 92, Luật BHXH còn bất cập về quy định

người sử dụng lao động giữ lại 2% để chi ốm đau, thai sản cho NLĐ nhằmmục đích thanh toán kịp thời cho đối tượng nhưng thực tế việc giữ lại 2%gây phức tạp cho các đơn vị

Trang 25

Phần II CHUYÊN ĐỀ THỰC TẬP TỐT NGHIỆP

Đề tài:

Thực trạng công tác quản lý đối tượng tham Bảo hiểm xã hội bắt buộc tại Bảo hiểm xã hội huyện Việt Yên, Bắc Giang giai

đoạn 2008 - 2010

Trang 26

Chương 1 MỘT SỐ LÝ LUẬN CHUNG VỀ BẢO HIỂM XÃ HỘI VÀ QUẢN LÝ ĐỐI TƯỢNG THAM GIA BẢO HIỂM XÃ HỘI BẮT BUỘC

1.1 Một số lý luận chung về Bảo hiểm xã hội

1.1.1 Khái niệm Bảo hiểm xã hội

Bảo hiểm xã hội là một bộ phận cấu thành quan trọng của vấn đề ansinh xã hội, là cơ chế chính trong hệ thống an sinh xã hội Vì thế, chính sáchbảo hiểm xã hội ở nước ta trước tiên là một trong các chính sách

an sinh xã hội

Cơ sở của hệ thống BHXH là dựa trên sự đóng góp nhằm bảo vệ sứckhỏe và thu nhập, gồm cả phương pháp thoát khỏi rủi ro và đóng góp tàichính và quỹ BHXH BHXH là nhu cầu tất yếu của người lao động, được rađời và phát triển cùng với sự phát triển của xã hội

Tuy đã có lịch sử phát triển từ lâu dài nhưng đến nay vẫn chưa có địnhnghĩa thống nhất về BHXH và BHXH được nhìn nhận dưới nhiều giác độkhác nhau

Từ giác độ phát luật: BHXH là một chế định bảo vệ người lao động sửdụng nguồn đóng góp của mình, đóng góp của người sử dụng lao động (nếucó) và được sự tài trợ, bảo hộ của Nhà nước nhằm trợ cấp vật chất cho ngườilao động được bảo hiểm và gia đình họ trong trường hợp bị giảm hoặc mấtthu nhập bình thường do ốm đau, tai nạn lao động hoặc hết tuổi lao độngtheo quy định của pháp luật hoặc người lao động bị chết

Dưới giác độ tài chính: BHXH là quá trình san sẻ rủi ro và san sẻ tàichính giữa những người tham gia BHXH theo quy định của pháp luật

Ở Việt Nam, BHXH là một chính sách lớn của Đảng và Nhà nước ta thể hiệntinh thần nhân đạo và tinh thần nhân văn cao cả “ mỗi người vì mọi người, mọi người

vì một người” Làm sao để cho dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng văn minh làmột mục tiêu hàng đầu mà Đảng và Nhà nước ta quan tâm

Theo Luật BHXH Việt Nam được Quốc hội thông qua ngày29/6/2006, “ BHXH là sự đảm bảo thay thế hoặc bù đáp một phần thu nhậpcủa người lao động khi họ bị giảm hoặc mất thu nhập do ốm đau, thai sản,tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, thất nghiệp, hết tuổi lao động hoặc chết,trên cơ sở đóng góp vào quỹ BHXH

Trang 27

Theo cách tiếp cận từ thu nhập, BHXH là sự đảm bảo cho người laođộng khi gặp khó khăn, bị giảm hoặc mất thu nhâp, khi giảm hoặc mất khảnăng lao động thông qua việc hình thành và sử dụng quỹ tài chính tập trung

do sự đóng góp của người lao động, người sử dụng lao động và Nhà nước BHXH có mục đích cuối cùng là hướng tới sự phát triển của các cá nhân,từ

đó tạo tiền đề cho sự phát triển của cộng đồng và của toàn xã hội

Hiện nay, dù khái niệm BHXH chưa thống nhất, nhưng chúng đềuphản ánh đúng bản chất của BHXH Đó là sự đảm bảo lợi ích của người laođộng khi tham gia BHXH trong những trường hợp phát sinh các nhu cầu vềbảo hiểm Nó cùng với các chính sách an toàn lao động khác hình thành nenmột mạng lưới an toàn xã hội để bảo vệ cho người lao động khi họ gặp phảinhững rủi ro hay rơi vào tình trạng không còn nguồn thu nhập thì có nhữngkhoản trợ cấp nhất định để sinh sống

1.1.2 Vai trò của Bảo hiểm xã hội

Bảo hiểm xã hội ra đời và phát triển đã ngày càng khẳng định được vai tròcủa mình trên nhiều phương diện khác nhau trong thực tế cuộc sống cũng nhưtrong phát triển kinh tế Có thể khái quát vai trò của BHXH trên các mặt sau:

Một là, BHXH góp phần ổn định đời sống của người lao động thamgia BHXH, những người lao động tham gia BHXH sẽ được thay thế hoặc bùđắp một phần thu nhập khi họ bị suy giảm hoặc mất khả năng lao động, mấtviệc làm, chết Nhờ có sự thay thế hoặc bù đắp thu nhập kịp thời mà ngườilao động khắc phục nhanh chóng được những tổn thất về vật chất, nhanhphục hồi sức khỏe, ổn định cuộc sống để tiếp tục quá trình hoạt động bìnhthường

Hai là, BHXH góp phần đảm bảo an toàn, ổn định cho toàn bộ nềnkinh tế xã hội Để phòng ngừa, hạn chế tổn thất, các đơn vị kinh tế phải đề ranhững quy định chặt chẽ về an toàn lao động buộc mọi người phải tuân thủ.Khi rủi ro xảy ra với người lao động, quỹ BHXH kịp thời hỗ trợ, tạo điềukiện để người lao động nhanh chóng ổn định cuộc sống và sản xuất…Tất cảnhững yếu tố đó đã góp phần quan trọng làm ổn định nền kinh tế xã hội

Ba là, BHXH làm tăng thêm mối quan hệ gắn bó giữa người lao động,người sử dụng lao động và Nhà nước Người lao động, người sử dụng laođộng và Nhà nước đều tham gia đóng góp vào quỹ BHXH, điều đó làm cho:

Người lao động có trách nhiệm hơn trong công việc, trong lao độngsản xuất Người sử dụng lao động tham gia đóng góp vào quỹ BHXH cho

Trang 28

người lao động được hưởng các chế độ cũng thấy rõ trách nhiệm của mìnhvới người lao động Nhà nước vừa tham gia đóng góp, vừa điều hành hoạtđộng BHXH, đảm bảo sự công bằng, bình đẳng cho mọi đối tượng thụhưởng Điều đó làm tăng thêm mối quan hệ gắn bó giữa Nhà nước, người sửdụng lao động, người lao động, góp phần ổn định nền kinh tế xã hội.

Bốn là, BHXH góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và công bằng

xã hội Quỹ BHXH được sử dụng để chi trả các chế độ BHXH cho người laođộng và gia đình họ, phần nhàn rỗi được đầu tư vào các hoạt động sản xuất,kinh doanh để bảo tồn và tăng trưởng quỹ Như vậy, xét trên cả phương diệnchi trả các chế độ BHXH cũng như đầu tư tăng trưởng quỹ, hoạt động củaquỹ BHXH đều góp phần thúc đẩy sự tăng trưởng kinh tế Mặt khác, phânphối trong BHXH là sự phân phối lại theo hướng có lợi cho những người cóthu nhập thấp, là sự chuyển dịch thu nhập của những người khỏe mạnh, maymắn có việc làm ổn định cho những người ốm yếu, gặp phải những biến cốrủi ro trong lao động sản xuất và cuộc sống Vì vậy BHXH góp phần làmgiảm bớt khoảng cách giữa những người giàu và người nghèo, góp phầnđảm bảo sự công bằng xã hội

BHXH là trụ cột của hệ thống ASXH, góp phần điều tiết các chínhsách, các chương trình ASXH của mỗi quốc gia Khi BHXH phát triển, sốđối tương tham gia và hưởng BHXH được mở rộng sẽ góp phần nâng caođời sống của người lao động nói riêng và dân cư nói chung, từ đó góp phầnlàm giảm số đối tượng thuộc diện hưởng các chính sách ASXH khác như ưuđãi xã hội, cứu trợ xã hội và làm giảm gánh nặng cho ngân sách Nhà nước

Sáu là, đối với Việt Nam ta BHXH trực tiếp thể hiện vai trò mục tiêu,

lý tưởng, bản chất tốt đẹp của chế độ chính trị, xã hội mà Đảng, Nhà nước

và nhân dân ta đã và đang phấn đấu, xây dựng đất nước Việt Nam dân giàu,nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh

1.2 Một số vấn đề về quản lý đối tượng tham gia Bảo hiểm xã hội

1.2.1 Đối tượng tham gia Bảo hiểm xã hội

1.2.1.1 Khái niệm đối tượng tham gia Bảo hiểm xã hội

Đối tượng tham gia BHXH là những người lao động và người sử dụnglao động là công dân Việt Nam thuộc phạm vi điều chỉnh của Luật BHXH,

có trách nhiệm tham gia đóng góp vào quỹ BHXH

Trang 29

1.2.1.2 Đối tượng tham gia Bảo hiểm xã hội bắt buộc ở Việt Nam

Theo quy định tại Điều 2 – Nghị định số 152/2006/ND- CP ngày22/12/2006 và thông tư số 03/2007/TT-BLĐTBXH ngày 30/1/2007, đốitượng tham gia BHXH bắt buộc được quy định như sau:

- Người lao động tham gia BHXH bắt buộc là công dân Việt Nam, gồm:

+Cán bộ, công chức, viên chức theo quy định của pháp luật về cán bộ,công chức

+ Người làm việc theo HĐLĐ có thời hạn từ đủ 3 tháng trở lên vàHĐLĐ không xác định thời hạn theo quy định của pháp luật về lao động

+ Người lao động, xã viên, kể cả cán bộ quản lý làm việc và hưởngtiền lương theo HĐLĐ từ đủ 3 tháng trở lên trong HTX, liên hiệp HTXthành lập, hoạt động theo Luật HTX

+ Công nhân quốc phòng, công nhân công an làm việc trong cácdoanh nghiệp thuộc LLVT

+ Người LĐ theo quy định nói trên được cử đi học, thực tập, công táctrong và ngoài nước mà vẫn hưởng tiền lương hoặc tiền công ở trong nước

+ Người LĐ đã tham gia BHXH bắt buộc mà chưa nhận BHXH mộtlần trước khi đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài theo quy định của phápluật về người LĐ Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng Baogồm: Hợp đồng với tổ chức sự nghiệp, doanh nghiệp được phép hoạt độngdịch vụ đưa người LĐ đi làm việc ở nước ngoài, doanh nghiệp đưa LĐ đilàm việc ở nước ngoài dưới hình thức thực tập, nâng cao tay nghề và doanhnghiệp đầu tư ra nước ngoài có đưa người LĐ đi làm việc ở nước ngoài Hợpđồng với doanh nghiệp Việt Nam trúng thầu, nhận thầu công trình ở nước ngoài.Hợp đồng cá nhân

Đối với quân nhân, công an nhân dân và người làm công tác cơ yếuhưởng lương như đối với quân nhân, công an nhân dân, được quy định tạiNghị định số 68/2007/NĐ-CP ngày 19/4/2007 như sau:

+ Người lao động thuộc diện hưởng lương bao gồm: Sĩ quan, quânnhân chuyên nghiệp quân đội nhân dân; Sĩ quan, hạ sĩ quan nghiệp vụ và sĩquan, hạ sĩ quan chuyên môn kỹ thuật Công an nhân dân; Người làm côngtác cơ yếu hưởng lương như đối với quân nhân, công an nhân dân

+ Người lao động thuộc diện hưởng trợ cấp bao gồm: Hạ sĩ quan, binhsĩ quân đội nhân dân; Hạ sĩ quan, chiến sĩ Công an nhân dân

Trang 30

- Người sử dụng lao động tham gia BHXH bắt buộc, bao gồm:

+ Doanh nghiệp thành lập, hoạt động theo Luật doanh nghiệp

+ Các công ty Nhà nước thành lập theo Luật doanh nghiệp Nhà nướcđang trong thời gian chuyển đổi thành Công ty TNHH hoặc Công ty Cổphần theo Luật doanh nghiệp

+ Các cơ quan Nhà nước, đơn vụ sự nghiệp của Nhà nước

+ Tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức chính trị nghề nghiệp, tổ chức XH – nghề nghiệp, tổ chức XH khác

XH-+ Tổ chức, đơn vị hoạt động theo quy định của pháp luật

+ Cơ sở ngoài công lập hoạt động trong các lĩnh vực: giáo dục – đàotạo, y tế, văn hóa, TDTT, khoa học và công nghệ, môi trường, xã hội, dân

số, gia đình, bảo vệ chăm sóc trẻ em và các ngành sự nghiệp khác

+ Hợp tác xã, liên hiệp HTX thành lập, hoạt động theo Luật HTX+ Hộ kinh doanh cá thể, tổ hợp tác, tổ chức khác và cá nhân có thuêmướn, sử dụng và trả công cho người LĐ theo quy định của pháp luật LĐ

+ Cơ quan, tổ chức, cá nhân nước ngoài, tổ chức quốc tế hoạt độngtrên lãnh thổ Việt Nam sử dụng LĐ là người Việt Nam, trừ trường hợp Điềuước quốc tế mà nước CHXHCN Việt Nam ký kết hoặc tham gia có quy địnhkhác

Người sử dụng lao động tham gia BHXH bắt buộc đối với quân nhân,công an nhân dân, người làm công tác cơ yếu, bao gồm:

+ Các cơ quan, đơn vị thuộc Bộ Quốc phòng, Bộ Công an, Ban Cơyếu Chính phủ

+ Cơ quan, tổ chức khác sử dụng người làm công tác cơ yếu

+ Doanh nghiệp thuộc Bộ Quốc phòng, Bộ Công an và Ban Cơ yếuChính phủ

1.2.1.3 Đối tượng tham gia Bảo hiểm thất nghiệp ở Việt Nam

Người lao động tham gia Bảo hiểm thất nghiệp:

Là công dân Việt Nam giao kết các loại hợp đồng lao động, hợp đồnglàm việc sau đây với người sử dụng lao động tham gia Bảo hiểm thất nghiệp:Hợp đồng lao động xác định thời hạn từ đủ 12 tháng đến 36 tháng; Hợpđồng lao động không xác định thời hạn; Hợp động làm việc xác định thờihạn từ đủ 12 tháng dến 36 tháng

Hợp đồng làm việc không xác định thời hạn, kể cả những người đượctuyển dụng vào làm việc tại các đơn vị sự nghiệp của Nhà nước trước ngày

Trang 31

Nghị định số 116/2003/NĐ-CP ngày 10 tháng 10 năm 2003 của Chính phủquy định về tuyển dụng, sử dụng và quản lý cán bộ, công chức trong các đơn

vị sự nghiệp Nhà nước

1.2.2 Quản lý đối tượng tham gia Bảo hiểm xã hội bắt buộc

1.2.2.1 Khái niệm quản lý đối tượng tham gia Bảo hiểm xã hội

-Khái niệm quản lý:

Quản lý là sự tác động có kế hoạch, sắp xếp có tổ chức, chỉ huy, điềukhiển, hướng dẫn, kiểm tra của chủ thể quản lý (cá nhân hay tổ chức) đối vớicác quá trình xã hội và hoạt động của con người, để chúng phát triển phùhợp với quy luật, đạt tới mục đích đề ra của tổ chức và đúng với ý chí củanhà nước quản lý với chi phí thấp nhất

- Khái niệm quản lý đối tượng tham gia Bảo hiểm xã hội

Quản lý đối tượng tham gia BHXH là sự tác động có kế hoạch, có tổchức của cơ quan BHXH đối với quá trình tham gia BHXH của các đốitượng thông qua việc quản lý danh sách tham gia, hồ sơ tham gia, sổ BHXH,mức lượng, tổng quỹ lương, mức đóng vào quỹ BHXH, nhằm đảm bảoquyền lợi và nghĩa vụ của các đối tượng tham gia theo luật định

1.2.2.2 Vai trò của quản lý đối tượng tham gia Bảo hiểm xã hội

- Làm cơ sở cho việc tổ chức hoạt độngthu BHXH,BHYT, Bảo hiểmthất nghiệp đúng đối tượng, đủ số lượng theo đúng quy định của pháp luật

về BHXH, BHYT, Bảo hiểm thất nghiệp và đúng thời gian quy định

- Là điều kiện đảm bảo quyền tham gia BHXH, BHYT, Bảo hiểm thấtnghiệp của người lao động, của đơn vị sử dụng lao động và của công dântheo quy định của pháp luật về BHXH, BHYT, Bảo hiểm thất nghiệp

- Góp phần khai thác triệt để đối tượng tham gia BHXH, BHYT, Bảohiểm thất nghiệp nhằm thực hiện mục tiêu mở rộng pham vi “che phủ” củaBHXH, tiến tới thực hiện BHXH, BHYT cho mọi người vì an sinh và côngbằng xã hội theo chủ trương của Nhà nước

- Làm cơ sở giải quyết quyền lợi hưởng BHXH, BHYT, Bảo hiểmthất nghiệp cho các đối tượng tham gia theo đúng quy định của Luật BHXH,BHYT, Bảo hiểm thất nghiệp

- Góp phần tích cực vào việc phòng ngừa, hạn chế những hành vi viphạm phát luật về BHXH, BHYT, bảo hiểm thất nghiệp của các tổ chức, cánhân có liên quan trong quá trình thực hiên phát luật về BHXH, BHYT, bảohiểm thất nghiệp

Trang 32

1.2.2.3 Nội dung quản lý đối tượng tham gia Bảo hiểm xã hội

- Quản lý danh sách lao động tham gia BHXH bắt buộc, BHYT bắtbuộc, bảo hiểm thất nghiệp trong từng đơn vị sử dụng lao động, danh sáchđiều chỉnh lao động, mức lương đóng BHXH bắt buộc, BHYT bắt buộc, bảohiểm thất nghiệp (trường hợp tăng, giảm lao động và mức đóng BHXH,BHYT, bảo hiểm thất nghiệp)

- Quản lý danh sách lao động tham gia BHXH tự nguyện,BHYT tự nguyện

- Quản lý mức tiền lương, tiền công hoặc thu nhập làm căn cứ đóngBHXH, BHYT, bảo hiểm thất nghiệp Bảng kê khai mức tiền lương, tiềncông hoặc thu nhập làm căn cứ đóng BHXH, BHYT, bảo hiểm thất nghiệp

do đơn vị sử dụng lao động, đơn vị quản lý đối tượng tham gia BHYT vàngười tham gia lập theo mẫu quy định của BHXH Việt Nam

- Quản lý tổng quỹ tiền lương, tiền công hoặc thu nhập làm căn cứđóng BHXH, BHYT, bảo hiểm thất nghiệp Bảng kê khai tổng quỹ tiềnlương, tiền công…do đơn vị quản lý đối tương tham gia lập theo mẫu quyđịnh của BHXH Việt Nam

- Quản lý mức đóng BHXH, BHYT, bảo hiểm thất nghiệp của từngđơn vị và từng người tham gia trên cơ sở danh sách tham gia BHXH, BHYT,bảo hiểm thất nghiệp và bảng kê khai mức tiền lương, tiền công hoặc thunhập làm căn cứ đóng BHXH, BHYT, bảo hiểm thất nghiệp do đơn vị sửdụng lao động, đơn vị quản lý đối tượng tham gia BHYT lập

- Cấp và quản lý sổ BHXH, thẻ BHYT cho người tham gia BHXH vàhàng năm ghi bổ sung vào sổ BHXH, BHYT, bảo hiểm thất nghiệp theo cáctiêu thức ghi trong sổ và quy định của pháp luật về BHXH

- Tổ chức thu BHXH, BHYT, bảo hiểm thất nghiệp

1.2.2.4 Quy trình quản lý đối tượng tham gia Bảo hiểm xã hội

* Đăng ký tham gia Bảo hiểm xã hội

Thông thường việc đăng ký tham gia BHXH BB do Nhà nước quyđịnh đến từng đơn vị SDLĐ, trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày giao kếtHĐLĐ, hợp đồng làm việc hoặc hợp động tuyển dụng Hồ sơ của từng NLĐtham gia được người SDLĐ nộp lên cơ quan BHXH

Trang 33

- Thủ tục đăng ký tham gia BHXH lần đầu

+ Người lao động: kê khai 03 bản “ Tờ khai tham gia BHXH, BHYTbắt buộc” (Mẫu số 01-TBH) nộp cho NSDL; trường hợp đã được cấp sổBHXH thì không phải kê khai mà chỉ nộp sổ BHXH

+ Người sử dụng lao động: lập 02 bản “ Danh sách lao động tham giaBHXH, BHYT bắt buộc” ( Mẫu số 02a-TBH) và bản sao quyết định thànhlập hoặc giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc giáy phép hoạt động;Trường hợp NSDLĐ là cá nhân thì phải nộp bản hợp đồng lao động Trongthời hạn không quá 30 ngày kể từ ngày ký hợp đồng lao động hoặc quyếtđịnh tuyển dụng, NSDLĐ phải nộp toàn bộ hồ sơ theo quy định đã nêu trên

và sổ BHXH của người lao động (nếu có) cho cơ quan BHXH

+ Cơ quan BHXH

Tiếp nhận hồ sơ, kiểm tra số lượng, tính hợp pháp của các loại giáy tờ

Ký, đóng dấu vào “ Danh sách lao động tham gia BHXH, BHYT bắt buộc”(Mẫu số 02a – TBH), trong thời gian không quá 5 ngày làm việc kể từ ngàynhận đủ hồ sơ phải trả lại đơn vị 01 bản Danh sách để đơn vị thực hiện

- Trường hợp có biến động về lao động, tiền lương hoặc mức đóng BHXH, BHYT :

+ Tăng lao động: Lập 02 bản danh sách (mẫu số 02a - TBH) kê khaitrường hợp lao động tăng do tuyển dụng hoặc chuyển từ đơn vị khác đến, 03

tờ khai (mẫu 01 – TBH) kèm theo bản gốc các quyết định tuyển dụng hoặchợp đồng lao động, bản sao giấy khai sinh của người lao động Đối vớingười lao động từ nơi khác chuyển đến thì phải nộp bản ghi quá trình đóngBHXH, BHTN

+ Giảm lao động, điều chỉnh số tiền đóng BHXH bắt buộc, BHYT,bảo hiểm thất nghiệp: Lập 02 bản danh sách điều chỉnh (mẫu số 03a – TBH)kèm theo bản chính các Quyết định liên quan đến tuyển dụng, thôi việc,ngừng việc… và các quyết định về tiền lương, tiền công hoặc hợp đồng laođộng của người lao động

+ Cơ quan BHXH: Tiếp nhận, kiểm tra, thẩm định hồ sơ, ký, đóngdấu vào danh sách lao động tham gia BHXH, BHYT, cấp sổ BHXH, thẻBHYT kịp thời cho người lao động

Trang 34

* Đối chiếu hồ sơ tham gia:

Sau khi đã nhận đầy đủ hồ sơ tham gia của các đơn vi SDLĐ nộp lên,

bộ phận tiếp nhận và quản lý hồ sơ phân loại, chuyển hồ sơ cho các bộ phậnnhư sau:

- Chuyển cho bộ phận Thu danh sách lao động tham gia theo mẫu 02a – TBH

- Chuyển cho bộ phận Cấp sổ thẻ toàn bộ hồ sơ cấp sổ BHXH còn lại

Bộ phận cấp sổ thẻ thẩm định tờ khai của người tham gia BHXH ,nhập toàn bộ thông tin trên tờ khai vào chương trinh SMS, nhập khoảng số

sổ theo danh sách người lao động của đơn vị và ghi số sổ BHXH vào tờ khaicủa từng người lao động

* Cấp sổ BHXH:

Sổ BHXH được cấp cho người tham gia BHXH để theo dõi việc đónghưởng các chế độ BHXH và là cơ sở để giải quyết các chế độ BHXH theoquy định của luật BHXH Mấu số sổ BHXH là do tổ chức BHXH quy định

Sau khi đã thẩm định xong, bộ phận cấp sổ thẻ thực hiện in Tổ chứcBHXH có trách nhiệm cấp sổ BHXH cho từng NLĐ trong thời hạn 30 ngày,

kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ đối với từng người tham gia BHXH BB

* Quản lý sổ Bảo hiểm xã hội:

- Đối với NLĐ:

Người lao động chỉ trực tiếp quản lý sổ BHXH khi di chuyển từ đơn

vị làm việc này sang đơn vị làm việc khác hoặc chấm dứt HĐLĐ, hợp đồnglàm việc NLĐ có trách nhiệm giữ gìn, bảo quản sổ BHXH, làm mất mát, hưhỏng, sửa chữa các nội dung thông tin trong sổ…

Khi ký hợp đồng lao động, hợp đồng làm việc mới thì NLĐ phải nộp

sổ BHXH cho người SDLĐ mới để tiếp tục theo dõi, ghi chép và thực hiệnviệc thu nộp BHXH và giải quyết các chế độ BHXH

- Đối với người SDLĐ:

Người sử dụng lao động có trách nhiệm lưu giữ, bảo quản sổ BHXHtrong phạm vi quản lý trong suốt quá trình NLĐ làm việc tại đơn vị KhiNLĐ chấm dứt HĐLĐ, hợp đồng làm việc thì người SDLĐ phải giao lại sổcho NLĐ

- Đối với cơ quan Bảo hiểm xã hội:

Ngày đăng: 24/07/2013, 16:41

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Bảng 1: Số đơn vị  tham gia BHXH bắt buộc (2008 – 2010) - Thực trạng công tác quản lý đối tượng tham gia Bảo hiểm xã hội bắt buộc tại Bảo hiểm xã hội huyện Việt Yên, tỉnh Bắc Giang  giai đoạn 2008 – 2010
Bảng 1 Số đơn vị tham gia BHXH bắt buộc (2008 – 2010) (Trang 37)
Bảng 9: Tổng quỹ lương và mức đóng  Bảo hiểm thất nghiệp  (2009 – 2010) - Thực trạng công tác quản lý đối tượng tham gia Bảo hiểm xã hội bắt buộc tại Bảo hiểm xã hội huyện Việt Yên, tỉnh Bắc Giang  giai đoạn 2008 – 2010
Bảng 9 Tổng quỹ lương và mức đóng Bảo hiểm thất nghiệp (2009 – 2010) (Trang 51)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w