Chính vì lí do này nên trong quá trình nghiên cứu về môn học Quản trị bảohiểm xã hội em đã lựa chọn tìm hiểu đề tài “ Thực trạng công tác quản lý đối tượngtham gia Bảo hiểm xã hội bắt bu
Trang 1LỜI NÓI ĐẦU
Như chúng ta đã biết bảo hiểm xã hội có vai trò đặc biệt quan trọng trongthúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội bền vững, công bằng và an toàn trong mỗiquốc gia trên thế giới Trong thế giới hiện đại, chính sách bảo hiểm xã hội là trụ cộtcủa hệt hống chính sách an sinh xã hội nó có vai trò đặc biệt quan trọng trong đờisống xã hội của các tầng lớp lao động và dân cư Đồng thời bảo hiểm xã hội là nhân
tố đảm bảo ổn định chính trị - xã hội trong nền kinh tế thị trường
Ở Việt Nam, ngay từ khi mới thành lập Nhà nước Bảo hiểm xã hội đã đượcquan tâm thực hiện Trải qua nhiều thời kì, giai đoạn phát triển đến nay chính sáchBảo hiểm xã hội đã tương đối hoàn thiện Cùng với sự phát triển không ngừng củađời sống kinh tế xã hội đất nước thì đối tượng tham gia Bảo hiểm xã hội cũng ngàycàng được mở rộng Sự phát triển mở rộng không ngừng của đối tượng tham gia đãđặt ra yêu cầu cao hơn cho các cơ quan thực hiện Bảo hiểm xã hội trong công tácquản lý Chính vì lí do này nên trong quá trình nghiên cứu về môn học Quản trị bảohiểm xã hội em đã lựa chọn tìm hiểu đề tài “ Thực trạng công tác quản lý đối tượngtham gia Bảo hiểm xã hội bắt buộc tại Hà Nội” nhằm hiểu rõ hơn về công tác quản
lý Bảo hiểm xã hội tại thành phố Hà Nội đồng thời qua đó đóng góp một vài ý kiến,giải pháp để nâng cao hiệu quả của công tác quản lý đối tượng tham gia Bảo hiểm
cô và các bạn để tiểu luận hoàn chỉnh hơn
Em xin chân thành cảm ơn !
Trang 3CHƯƠNG I
LÝ LUẬN CHUNG VỀ BHXH VÀ QUẢN LÝ ĐỐI TƯỢNG THAM GIA
BẢO HIỂM XÃ HỘI BẮT BUỘC
I Sự cần thiết khách quan của BHXH
Cũng như quy luật của tự nhiên, thực tại luôn có sự thay đổi, biến hóa và ai cũngphải trải qua các giai đoạn phát triển của đời người đó là sinh ra, lớn lên, trưởng thành
và chết Đó là vòng: sinh, lão, bệnh, tử và ước muốn của con người là có được cuộcsống an sinh, hạnh phúc Nhưng quy luật của tạo hóa là sinh ra lớn lên và già yếu mà
ai cũng phải trải qua Đi theo cùng quy luật đó là những rủi ro, ốm đau, bệnh tật, hoạnnạn có thể đến bất cứ lúc nào trong cuộc sống Hơn nữa, con người từ thời sơ khai là
xã hội nguyên thuỷ cho đến nay không ai có thể tồn tại độc lập, sống bên ngoài sựgiúp đỡ, chia sẻ của cộng đồng, bè bạn và người thân của mình Bởi trong thực tếkhông phải lúc nào con người cũng chỉ gặp thuận lợi, có đầy đủ thu nhập ổn định vàmọi điều kiện sinh sống đều diễn ra bình thường như mình mong muốn mà trái lại córất nhiều khó khăn bất lợi, ít nhiều ngẫu nhiên phát sinh làm cho người ta bị giảmhoặc mất thu nhập như: bệnh tật, tuổi già, tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp… Khirơi vào những hoàn cảnh, trường hợp này thì các nhu cầu cần thiết trong cuộc sốngkhông chỉ mất đi mà trái lại còn phát sinh thêm những làm cho người lao động khó cóthể đảm đương được Chính xuất phát từ bản chất mong muốn tồn tại và vượt quanhững khó khăn trở ngại của cuộc sống khi rủi ro xảy ra đã đòi hỏi những người laođộng và xã hội loài người phải tìm ra được biện pháp nào đó để giải quyết những vấn
đề trên và thực tế là họ đã tìm ra nhiều cách giải quyết khác nhau như: san sẻ rủi ro,đùm bọc lẫn nhau trong nội bộ cộng đồng, đi vay, đi xin hoặc dựa vào sự cứu trợ củanhà nước… Nhưng những cách này chỉ mang tính tạm thời, thụ động và không chắcchắn
Trang 4Lịch sử cũng đã chứng minh từ khi nền kinh tế hàng hóa phát triển và việc thuêmướn lao động cũng đã trở lên phổ biến thì đồng thời cũng là mẫu thuẫn chủ thợtrong xã hộ cũng phát sinh Nguyên nhân sâu sa và cũng là nguyên nhân chủ yếu củamâu thuẫn trên là những thuê mướn lao động - chủ sử dụng lao động không mongmuốn bị buộc phải đảm bảo thu nhập cho nhập cho người lao động mà mình thuêmướn trong trường hợp họ gặp phải những rủi ro Không cam chịu với thái độ củacác chủ sử dụng lao động, những người lao động đã liên kết lại đấu tranh buộc ngườichủ sử dụng lao động phải thực hiện cam kết trả công lao động và đảm bảo cho họ cómột thu nhập nhất định để họ có thể trang trải cho những nhu cầu thiết yếu khi gặpnhững biến cố làm mất hoặc giảm thu nhập do mất hoặc giảm khả năng lao động, mấtviệc làm Cuộc đấu tranh này diễn ra ngày càng rộng lớn và có tác động lớn đếnnhiều mặt của đời sống kinh tế xã hội Do vậy, Nhà nước đã phải đứng ra can thiệp
và điều hoà mâu thuẫn Sự can thiệp này một mặt đã làm tăng được vai trò của Nhànước, mặt khác buộc cả giới chủ và giới thợ phải đóng góp một khoản tiền nhất địnhhàng tháng được tính toán chặt chẽ dựa trên xác suất rủi ro xảy ra đối với người làmthuê
Xuất phát từ thực tế khách quan trên BHXH đã ra đời nhằm đảm bảo đời sốngcho người lao động khi gặp phải những biến cố bất lợi Chính nhờ những mối quan
hệ ràng buộc đó mà những bất lợi, rủi ro của người lao động được dàn trải, cuộc sốngcủa người lao động và gia đình họ ngày càng được đảm bảo ổn định Như vậy BHXH
ra đời và phát triển là một yếu tố tất yếu khách quan và ngày càng phát triển cùng với
sự phát triển của mỗi quốc gia Nó trở thành quyền lợi và nhu cầu của người lao động
và được thừa nhận là nhu cầu tất yếu khách quan
Đối với Việt Nam, ngay từ khi thành lập nước năm 1945 Chính phủ đã trú trọngđến vấn đề phát triển chính sách BHXH và bảo trợ xã hội Chủ tịch Hồ Chí Minh đãsớm quan tâm ban hành và thực hiện ngay từ những ngày đầu thành lập nước vàthường xuyên được bổ sung, điều chỉnh cho phù hợp yêu cầu phát triển thực tiễn của
Trang 5đất nước Hệ thống BHXH ngày càng được mở rộng đã góp phần to lớn vào việc ổnđịnh cuộc sống cho người lao động, góp phần ổn định kinh tế chính trị xã hội của đấtnước.
họ, đồng thời góp phần bảo đảm an toàn xã hội
- Dưới giác độ pháp lý, BHXH là một loại chế độ pháp định bảo vệ người laođộng, sử dụng nguồn tiền đóng góp của người lao động, người sử dụng lao động và
sự tài trợ, bảo hộ của Nhà nước, nhằm trợ cấp vật chất cho người được bảo hiểm vàgia đình trong trường hợp bị giảm hoặc mất thu nhập bình thường do ốm đau, tainạn lao động, bệnh nghề nghiệp, thai sản, thất nghiệp, hết tuổi lao động theo quyđịnh của pháp luật, hoặc chết
2 Khái niệm quản trị
Có rất nhiều quan niệm về quản trị:
- Quản trị là các hoạt động được thực hiện nhằm bảo đảm hoàn thành công việcqua những nỗ lực của những người khác; quản trị là công tác phối hợp có hiệu quảcác hoạt động của những người cộng sự khác cùng chung một tổ chức
- Quản trị là sự tác động của chủ thể quản trị lên đối tượng quản trị nhằm đạtđược mục tiêu đề ra trong một môi trường luôn luôn biến động
Trang 6- Quản trị là một quá trình nhằm đạt đến các mục tiêu đề ra bằng việc phối hợphữu hiệu các nguồn lực của doanh nghiệp; theo quan điểm hệ thống, quản trị còn làviệc thực hiện những hoạt động trong mỗi tổ chức một cách có ý thức và liên tục.Quản trị trong một doanh nghiệp tồn tại trong một hệ thống bao gồm các khâu, cácphần, các bộ phận có mối liên hệ khăng khít với nhau, tác động qua lại lẫn nhau vàthúc đẩy nhau phát triển.
3 Khái niệm quản trị BHXH
- Nếu coi quản trị BHXH là một hoạt động thì thuật ngữ quản trị BHXH lànhững hoạt động cần thiết được thực hiện khi con người kết hợp với nhau trong hệthống tổ chức bảo hiểm xã hội, nhằm đạt được những mục tiêu chung của chínhsách BHXH
- Nếu coi quản trị BHXH là một quá trình thì quản trị BHXH là một quá trìnhbao gồm việc hoạch định chính sách, tổ chức thực hiện chính sách, kiểm tra và giámsát các hoạt động trong việc thực thi chính sách, pháp luật BHXH đã ban hành,nhằm đạt được những mục tiêu của chính sách BHXH
III Vai trò của BHXH
1 Đối với người lao động
- BHXH có vai trò ổn định thu nhập cho người lao động và gia đình họ Khitham gia BHXH, người lao động phải trích một khoản phí nộp vào quỹ BHXH, khigặp rủi ro, bất hạnh như: ốm đau, thai sản, tai nạn lao động làm cho chi phí gia đìnhtăng lên hoặc phải ngừng làm việc tạm thời Do vậy thu nhập của gia đình bị giảm,đời sống kinh tế lâm vào tình cảnh khó khăn, túng quẫn Nhờ có chính sách BHXH
mà họ được nhận một khoản tiền trợ cấp đã bù đắp lại phần thu nhập bị mất hoặc bịgiảm để đảm bảo ổn định thu nhập, ổn định đời sống
Trang 7- Ngoài việc đảm bảo đời sống kinh tế, BHXH tạo được tâm lý an tâm, tintưởng Khi đã tham gia BHXH góp phần nâng cao đời sống tinh thần cho người laođộng đem lại cuộc sống bình yên, hạnh phúc cho nhân dân lao động.
2 Đối với người sử dụng lao động
Trước kia khi chưa có BHXH người lao động không may bị gặp rủi rokhông thể làm việc được thì họ phải nghỉ một thời gian trong thời gian nghỉ việc đóngười lao động không được người sử dụng lao động trả lương Người lao độngđộng khó khăn lại càng khó khăn hơn Những nhu cầu của họ không những khônggiảm mà lại còn tăng thêm Trong khi đó tiền lương lại không được hưởng Từ đódẫn người lao động vào con đường cùng cực
Vì thế mâu thuẫn chủ thợ ngày càng diễn ra gay gắt giới thợ liên kết đấutranh đòi được hưởng quyền lợi trợ cấp khi không may khặp rủi ro… Những cuộcđấu tranh này gây ảnh hưởng trực tiếp đến sản xuất làm giảm năng xuất và chấtlượng của sản phẩm Do vậy nhà nước đã đứng ra làm trung gian điều hoà mâuthuẫn này bằng cách bắt buộc chủ và thợ mỗi bên đều phải đóng góp một phần tiềnvào quỹ BHXH để trợ cấp cho người lao động để họ ổn định cuộc sống, yên tâmcông tác Từ khi có BHXH mâu thuẫn giữa giới chủ và thợ đã được điều hoà Giớichủ không phải lo lắng người lao động biểu tình bãi công Từ đó người lao động sẽyên tâm làm việc với năng xuất chất lượng cao, tạo ra nhiều của cải vật chất, lợinhuận kiếm được sẽ ngày một nhiều hơn
BHXH góp phần điều hoà, hạn chế các mâu thuẫn giữa giới chủ và giới thợ,tạo ra môi trường làm việc ổn định cho người lao động, tạo sự ổn định cho người sửdụng lao động trong công tác quản lý Từ đó góp phần nâng cao hiệu quả năng suấtlao động của doanh nghiệp
Trang 83 Đối với xã hội
- Tăng cường mối quan hệ giữa Nhà nước, người sử dụng lao động và ngườilao động, mối quan hệ ràng buộc, chặt chẽ, chia sẽ trách nhiệm, chia sẽ rủi ro chỉ cóđược trong quan hệ của BHXH Tuy nhiên mối quan hệ mối quan hệ này thể hiệntrên giác độ khác nhau Người lao động tham gia BHXH với vai trò bảo vệ quyềnlợi cho chính mình đồng thời phải có trách nhiệm đối với cộng đồng và xã hội.Người sử dụng lao động tham gia BHXH là để tăng cường tình đoàn kết và cùngchia sẻ rủi ro cho người lao động nhưng đồng thời cũng bảo vệ, ổn định cuộc sốngcho các thành viên trong xã hội Mối quan hệ này thể hiện tính nhân sinh, nhân vănsâu sắc của BHXH
- BHXH thể hiện chủ nghĩa nhân đạo cao đẹp, BHXH tạo cho những người bấthạnh có thêm những điều kiện, những lực đẩy cần thiết để khắc phục những biến cố
xã hội, hoà nhập vào cộng đồng, kích thích tính tích cực của xã hội trong mỗi conngười giúp họ hướng tới những chuẩn mực của chân - thiện - mỹ nhờ đó có thểchống lại tư tưởng “Đèn nhà ai nhà ấy rạng” BHXH là yếu tố tạo nên sự hoà đồngmọi người, không phân biệt chính kiến, tôn giáo chủng tộc, vị thế xã hội đồng thờigiúp mọi người hướng tới một xã hội nhân ái, cuộc sống công bằng, bình yên
- BHXH thể hiện truyền thống đoàn kết, giúp đỡ lẫn nhau tương thân tương áicủa cộng đồng: Sự đoàn kết, giúp đỡ lẫn nhau trong cộng đồng là nhân tố quantrọng cộng đồng, giúp đỡ những người bất hạnh là nhằm hoàn thiện những giá trịnhân bản của con người, tạo điều kiện cho một xã hội phát triển lành mạnh và bềnvững
- BHXH góp phần thực hiện bình đẳng xã hội: trên giác độ xã hội, BHXH làmột công cụ để nâng cao điều kiện sống cho người lao động Trên giác độ kinh tế,BHXH là một công cụ phân phối lại thu nhập giữa các thành viên trong cộng đồng
Trang 9Nhờ sự điều tiết này người lao động được thực hiện bình đẳng không phân biệt cáctầng lớp trong xã hội.
IV Một số vấn đề về quản lý đối tượng tham gia BHXHBB
1 Đối tượng và phạm vi quản lý
a Đối tượng quản lý
Theo quy định tại điều 2 luật BHXH số 71/2006/QH11 và Điều 2 – Nghị định152/2006/NĐ-CP đối tượng tham gia BHXHBB được quy định như sau:
Người lao động tham gia BHXHBB gồm :
Cán bộ, công chức, viên chức theo quy định của pháp luật về cán bộ, côngchức
Người lao động làm việc theo hợp đồng lao động không xác định thời hạn, hợpđồng lao động có thời hạn từ đủ 3 tháng trở lên theo quy định của pháp luật vềlao động kể cả cán bộ quản lý, người lao động làm việc trong hợp tác xã, Liênhiệp hợp tác xã hưởng tiền công theo hợp đồng lao động từ đủ 3 tháng trở lên
Người lao động là công nhân quốc phòng, công nhân công an làm việc trongcác doanh nghiệp thuộc lực lượng vũ trang
Người lao động đã tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc mà chưa nhận bảo hiểm
xã hội một lần trước khi đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài theo quy định củapháp luật về người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng,bao gồm các loại hợp đồng sau đây:
Hợp đồng với tổ chức sự nghiệp, doanh nghiệp được phép hoạt động dịch vụđưa lao động đi làm việc ở nước ngoài, doanh nghiệp đưa lao động đi làm việc
Trang 10ở nước ngoài dưới hình thức thực tập, nâng cao tay nghề và doanh nghiệp đầu
tư ra nước ngoài có đưa lao động đi làm việc ở nước ngoài;
Hợp đồng với doanh nghiệp Việt Nam trúng thầu, nhận thầu, công trình ở nướcngoài;
Hợp đồng cá nhân
Người sử dụng lao động tham gia BHXHBB gồm :
Doanh nghiệp thành lập, hoạt động theo Luật Doanh nghiệp, kể cả các doanhnghiệp thuộc lực lượng vũ trang
Cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp của Nhà nước
Tổ chức chính trị, tổ chức chính trị- xã hội, tổ chức chính trị xã hội- nghềnghiệp, tổ chức xã hội- nghề nghiệp, tổ chức xã hội khác
Tổ chức, đơn vị hoạt động theo quy định của pháp luật
Hợp tác xã, Liên hiệp hợp tác xã thành lập, hoạt động theo Luật Hợp tác xã
Hộ kinh doanh cá thể, tổ hợp tác, tổ chức khác và cá nhân có thuê mướn, sửdụng và trả công cho người lao động
Cơ quan, tổ chức, cá nhân nước ngoài, tổ chức quốc tế hoạt động trên lãnh thổViệt Nam có sử dụng lao động là người Việt Nam, trừ trường hợp Điều ướcquốc tế mà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam ký kết hoặc tham gia cóquy định khác
So với luật BHXH mới số 58/2014/QH13 được Quốc hội khóa XIII 8 thông quangày 20 tháng 11 năm 2014 thì Bảo hiểm xã hội bắt buộc bổ sung thêm 3 đối tượngmới:
Trang 11 Người làm việc theo hợp đồng lao động có thời hạn từ đủ 01 tháng đến dưới 03tháng;
Người hoạt động không chuyên trách ở xã, phường, thị trấn
Người lao động là công dân nước ngoài vào làm việc tại Việt Nam có giấy phéplao động hoặc chứng chỉ hành nghề hoặc giấy phép hành nghề do cơ quan cóthẩm quyền của Việt Nam cấp được tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc theoquy định của Chính phủ
2 Nội dung quản lý đối tượng tham gia BHXHBB
- Quản lý danh sách lao động tham gia BHXHBB trong từng đơn vị SDLĐ, danh sách điều chỉnh lao động và mức lương đóng BHXHBB
- Quản lý tiền lương, tiền công hoặc thu nhập làm căn cứ đóng BHXH, BHYT, BHTN Bảng kê khai mức tiền lương, tiền công hoặc mức thu nhập làm căn cứ đóng BHXH do đơn vị SDLĐ và người tham gia lập theo mẫu quy định của BHXHVN
- Quản lý mức đóng BHXH của từng đơn vị và từng người tham gia trên cơ sở danh sách tham gia BHXH của từng đơn vị và Bảng kê khai mức tiền lương, tiền công hoặc mức thu nhập làm căn cứ đóng BHXH do đơn vị SDLĐ lập
Trang 12- Cấp, quản lý sổ BHXH cho người tham gia BHXH và hàng năm ghi bổ sung vào sổ BHXH theo các tiêu thức ghi trong sổ và theo quy định của pháp luật
về BHXH
- Tổ chức thu BHXH
3 Vai trò của quản lý đối tượng tham gia BHXHBB
- Làm cơ sở cho việc tổ chức hoạt động thu BHXH đúng đối tượng, đủ số lượngtheo đúng quy định của pháp luật về BHXH và đúng thời gian quy định
- Là điều kiện bảo đảm thực hiện quyền tham gia BHXH của NLĐ, của đơn vịSDLĐ và của công dân theo quy định của pháp luật về BHXH
- Góp phần khai thác triệt để đối tượng tham gia BHXH nhằm thực hịên mục tiêu
mở rộng phạm vi “che phủ” của BHXH, tiến tới thực hiện BHXH cho mọi người vì sự
an sinh và công bằng xã hội theo chủ trương của Nhà nước
- Làm cơ sở giải quyết quyền lợi hưởng BHXH cho các đối tượng tham gia theođúng quy định của pháp luật về BHXH
- Góp phần tích cực vào việc phòng ngừa, hạn chế những hành vi vi phạm phápluật về BHXH của tổ chức, cá nhân có liên quan trong quá trình thực hiện pháp luật vềBHXH
4 Công cụ quản lý đối tượng tham gia BHXHBB
Trang 13- Thông qua hệ thống tổ chức bộ máy BHXH và các nhà quản trị BHXH làm việctrong từng cấp quản trị của hệ thống tổ chức BHXH từ Trung ương đến địa phương.
- Hồ sơ tham gia và thủ tục thực hiện: là những quy định về các loại văn bản, giấy
tờ cần thiết và các thủ tục hành chính mà đối tượng tham gia BHXH phải thực hiện.Trong đó, quy định rõ hồ sơ và thủ tục thực hiện đối với cá nhân người tham gia và hồ
sơ tham gia đối với các đơn vị SDLĐ Đây là một trong những công cụ không thểthiếu đối với bất kỳ một hệ thống BHXH nào
- Công nghệ thông tin: Việc ứng dụng CNTT vào công tác quản trị BHXH nóichung, quản lý đối tượng tham gia BHXH nói riêng là một việc làm tất yếu KhiCNTT được sử dụng làm công cụ quản lý đối tượng tham gia, thì các thủ tục hànhchính được cải cách, hiệu quả quản trị của tổ chức BHXH sẽ tốt hơn
- Các cơ quan, tổ chức hữu quan:
+ Việc quản trị đối tượng tham gia BHXH đòi hỏi cần có sự phối hợp nhịp nhàng,chặt chẽ giữa tổ chức BHXH với các cơ quan, tổ chức hữu quan khác trong việc kiểmsoát sự tuân thủ pháp luật của NLĐ và các đơn vị SDLĐ
+ Các cơ quan hữu quan thường bao gồm: các cơ quan quản lý nhà nước vềBHXH, các tổ chức đại diện NLĐ và đại diện NSDLĐ, các cơ quan thanh traBHXH, ngân hàng, kho bạc…
Trang 14CHƯƠNG II
THỰC TRẠNG QUẢN LÝ ĐỐI TƯỢNG THAM GIA BHXHBB TẠI
THÀNH PHỐ HÀ NỘI GIAI ĐOẠN 2011 - 2014
I Lịch sử ra đời và phát triển của thành phố Hà Nội và cơ quan BHXH
1 Thành phố Hà Nội
Hà Nội là thủ đô của nước Việt Nam từ năm 1976 đến nay và là thủ đô củanước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa từ năm 1946, là thành phố lớn nhất Việt Nam vềdiện tích với 3328,9 km2, đồng thời cũng là địa phương đứng thứ nhì về dân số với6.699.600 người (2011) Hà Nội nằm giữađồng bằng sông Hồng trù phú, nơi đây đãsớm trở thành một trung tâm chính trị và tôn giáo ngay từ những buổi đầu của lịch sửViệt Nam Năm 1010, Lý Công Uẩn, vị vua đầu tiên của nhà Lý, quyết định xây dựngkinh đô mới ở vùng đất này với cái tên Thăng Long Trong suốt thời kỳ của các triềuđại Lý, Trần, Lê, Mạc, kinh thành Thăng Long là nơi buôn bán, trung tâm vănhóa, giáo dục của cả miền Bắc Khi Tây Sơn rồi nhà Nguyễn lên nắm quyền trị vì,kinh đô được chuyển về Huế và Thăng Long bắt đầu mang tên Hà Nội từ năm 1831,dưới thời vua Minh Mạng Năm 1902, Hà Nội trở thành thủ đô của Liên bang ĐôngDương và được người Pháp xây dựng, quy hoạch lại Trải qua hai cuộc chiến tranh,
Hà Nội là thủ đô của miền Bắc rồi nước Việt Nam thống nhất và giữ vai trò này chotới ngày nay
Sau đợt mở rộng địa giới hành chính vào tháng 8 năm 2008, Hà Nội hiện naygồm 12 quận, 1 thị xã và 17 huyện ngoại thành Hiện nay, Hà Nội và Thành phố HồChí Minh là hai trung tâm kinh tế - xã hội đặc biệt quan trọng của Việt Nam.Năm 2009, sau khi mở rộng, GDP của thành phố tăng khoảng 6,67%, tổng thu ngânsách khoảng 70.054 tỷ đồng Hà Nội cũng là một trung tâm văn hóa, giáo dục vớicác nhà hát, bảo tàng, các làng nghề truyền thống, những cơ quan truyền thông cấpquốc gia và các trường đại học lớn
Trang 152 BHXH thành phố Hà Nội
Bảo hiểm xã hội thành phố Hà Nội được thành lập theo quyết định số 15QĐ/TC-CB ngày 15 tháng 06 năm 1995 của Tổng giám đốc Bảo hiểm xã hội ViệtNam
Bảo hiểm xã hội thành phố Hà Nội là đơn vị trực thuộc Bảo hiểm xã hội ViệtNam có chức năng giúp Tổng Giám đốc thực hiện các chính sách, chế độ Bảo hiểm xãhội và quản lý quỹ Bảo hiểm xã hội trên địa bàn Thành phố Hà Nội
Bảo hiểm xã hội Thành phố Hà Nội chịu sự quản lý trực tiếp, toàn diện của TổngGiám đốc Bảo hiểm xã hội Việt Nam và chịu sự quản lý hành chính trên địa bàn lãnhthổ của Uỷ ban nhân dân Thành phố Hà Nội
Bảo hiểm xã hội Thành phố Hà Nội có con dấu, tài khoản riêng, có trụ sở đặt tạiThành phố Hà Nội
Bảo hiểm xã hội Thành phố Hà Nội thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn quy định tạiQuyết định số 1620/2002/QĐ-BHXH-TCCB ngày 17 tháng 12 năm 2002 của TổngGiám đốc Bảo hiểm xã hội Việt Nam
Nhiệm vụ, quyền hạn của Bảo hiểm xã hội Thành phố Hà Nội:
- Xây dựng chương trình, kế hoạch công tác năm trình Tổng Giám đốc phê duyệt vàthực hiện;
- Tổ chức xét duyệt hồ sơ, giải quyết các chính sách, chế độ Bảo hiểm xã hội ; cấpcác loại sổ, thẻ Bảo hiểm xã hội ;
- Tổ chức thực hiện thu các khoản đóng Bảo hiểm xã hội bắt buộc và tự nguyện
- Tổ chức quản lý và phát triển đối tượng tham gia Bảo hiểm xã hội ;
- Tổ chức ký hợp đồng với cơ sở khám chữa bệnh (KCB) hợp pháp để phục vụngười có sổ thẻ Bảo hiểm xã hội theo quy định;