1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Giải pháp mở rộng cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng BIDV Chi nhánh Đông Đô

54 1,2K 10
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Giải pháp mở rộng cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng BIDV Chi nhánh Đông Đô
Tác giả Trịnh Thị Thùy Anh
Người hướng dẫn TS. Đặng Anh Tuấn
Trường học Ngân hàng - K40
Chuyên ngành Ngân hàng
Thể loại Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
Định dạng
Số trang 54
Dung lượng 597 KB

Nội dung

Trong nền kinh tế cạnh tranh ngày càng gay gắt hiện nay, nhất là sau khi Việt Nam gia nhập tổ chức thương mại thế giới (WTO), các ngân hàng thương mại muốn tồn tại và phát triển thì phải không ngừng tự hoàn thiện và làm mới mình phù hợp với quy luật phát triển chung. Mở rộng và nâng cao chất lượng dịch vụ ngân hàng là một trong những nội dung cơ bản của quá trình thực hiện đề án cơ cấu lại một cách toàn diện và nâng cao năng lực cạnh tranh của các ngân hàng. Hoạt động của hệ thống ngân hàng có phạm vi rộng, tác động mạnh mẽ đến các lĩnh vực kinh tế - xã hội, đến các chủ thể kinh tế, các thành phần kinh tế, tác động đến nhiều hoạt động khác. Chính vì vậy mà ngành ngân hàng luôn phải tự đổi mới để phù hợp với xu thế thời đại, làm cho hoạt động của mình có hiệu quả nhất, tạo vị thế cạnh tranh trên trường quốc tế về cung ứng sản phẩm dịch vụ cho khách hàng tốt nhất, đổi mới dây chuyền công nghệ, đổi mới nhân lực. Các nhân tố chủ quan và khách quan đã quyết định phần lớn sự thành công cùng đường lối chỉ đạo đúng đắn của Đảng, Nhà nước tạo nên vị thế trên thị trường của hệ thống ngân hàng Việt Nam. Hoạt động ngân hàng có rất nhiều nghiệp vụ, có những nghiệp vụ không sinh lời hoặc sinh lời thấp và có những nghiệp vụ sinh lời rất cao. Dưới góc độ kinh doanh ngân hàng thì nghiệp vụ tín dụng luôn là nghiệp vụ cơ bản của ngân hàng thương mại. Thông qua nghiệp vụ tín dụng, các ngân hàng thương mại cung ứng một khối lượng vốn lớn cho nền kinh tế để đáp ứng yêu cầu phát triển sản xuất kinh doanh, tăng trưởng kinh tế, mức sống của người dân có nhiều thay đổi, lợi nhuận thu được qua hoạt động này chiếm phần lớn trong lợi nhuận ngân hàng. Các hình thức tín dụng rất đa dạng. Một trong những hình thức hấp dẫn của tín dụng ngân hàng là cho vay tiêu dùng. Hình thức này đã phát triển từ lâu trên thế giới nhưng vẫn còn khá mới mẻ ở Việt Nam. Tuy mới phát triển rộ trong vài năm gần đây nhưng hình thức tín dụng này đã tạo được sự hấp dẫn và chiếm tỷ trọng khá cao trong các hình thức tín dụng ở Việt Nam. Là một sinh viên chuyên ngành Ngân hàng, bằng những vốn kiến thức đã được tiếp thu ở trường cộng với sự hiểu biết có hạn từ thực tế trong quá trình thực tập tại ngân hàng BIDV Chi nhánh Đông Đô ,em đã chọn đề tài: Giải pháp mở rộng cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng BIDV Chi nhánh Đông Đô” làm chuyên đề tốt nghiệp của mình.

Trang 1

LỜI MỞ ĐẦU

Trong nền kinh tế cạnh tranh ngày càng gay gắt hiện nay, nhất là sau khiViệt Nam gia nhập tổ chức thương mại thế giới (WTO), các ngân hàng thươngmại muốn tồn tại và phát triển thì phải không ngừng tự hoàn thiện và làm mớimình phù hợp với quy luật phát triển chung Mở rộng và nâng cao chất lượngdịch vụ ngân hàng là một trong những nội dung cơ bản của quá trình thực hiện đề

án cơ cấu lại một cách toàn diện và nâng cao năng lực cạnh tranh của các ngânhàng

Hoạt động của hệ thống ngân hàng có phạm vi rộng, tác động mạnh mẽđến các lĩnh vực kinh tế - xã hội, đến các chủ thể kinh tế, các thành phần kinh tế,tác động đến nhiều hoạt động khác Chính vì vậy mà ngành ngân hàng luôn phải

tự đổi mới để phù hợp với xu thế thời đại, làm cho hoạt động của mình có hiệuquả nhất, tạo vị thế cạnh tranh trên trường quốc tế về cung ứng sản phẩm dịch vụcho khách hàng tốt nhất, đổi mới dây chuyền công nghệ, đổi mới nhân lực Cácnhân tố chủ quan và khách quan đã quyết định phần lớn sự thành công cùngđường lối chỉ đạo đúng đắn của Đảng, Nhà nước tạo nên vị thế trên thị trườngcủa hệ thống ngân hàng Việt Nam

Hoạt động ngân hàng có rất nhiều nghiệp vụ, có những nghiệp vụ khôngsinh lời hoặc sinh lời thấp và có những nghiệp vụ sinh lời rất cao Dưới góc độkinh doanh ngân hàng thì nghiệp vụ tín dụng luôn là nghiệp vụ cơ bản của ngânhàng thương mại Thông qua nghiệp vụ tín dụng, các ngân hàng thương mại cungứng một khối lượng vốn lớn cho nền kinh tế để đáp ứng yêu cầu phát triển sảnxuất kinh doanh, tăng trưởng kinh tế, mức sống của người dân có nhiều thay đổi,lợi nhuận thu được qua hoạt động này chiếm phần lớn trong lợi nhuận ngân hàng

Các hình thức tín dụng rất đa dạng Một trong những hình thức hấp dẫncủa tín dụng ngân hàng là cho vay tiêu dùng Hình thức này đã phát triển từ lâutrên thế giới nhưng vẫn còn khá mới mẻ ở Việt Nam Tuy mới phát triển rộ trongvài năm gần đây nhưng hình thức tín dụng này đã tạo được sự hấp dẫn và chiếm

tỷ trọng khá cao trong các hình thức tín dụng ở Việt Nam

Trang 2

Là một sinh viên chuyên ngành Ngân hàng, bằng những vốn kiến thức đãđược tiếp thu ở trường cộng với sự hiểu biết có hạn từ thực tế trong quá trình

thực tập tại ngân hàng BIDV Chi nhánh Đông Đô ,em đã chọn đề tài: Giải pháp

mở rộng cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng BIDV Chi nhánh Đông Đô” làm

chuyên đề tốt nghiệp của mình

Kết cấu của đề tài ngoài phần mở đầu và kết luận thì đề tài gồm 3 chương:

Chương 1: Những vấn đề cơ bản về cho vay tiêu dùng.

Chương 2: Thực trạng cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng Đầu tư và Phát triển – Chi Nhánh Đông Đô.

Chương 3: Giải pháp nâng cao chất lượng hoạt động cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng Đầu tư và Phát triển - Chi nhánh Đông Đô.

Em xin chân thành cảm ơn giảng viên – TS Đặng Anh Tuấn đã hướngdẫn, giúp đỡ em hoàn thành bài chuyên đề Xin chân thành cảm ơn ngân hàngĐầu Tư và Phát Triển – Chi nhánh Đông Đô đã tạo điều kiện cho em thực tập vàcung cấp các tài liệu cần thiết cho bài viết

Trang 3

CHƯƠNG I: NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ CHO VAY

TIÊU DÙNG

1 KHÁI NIỆM, ĐẶC ĐIỂM CHO VAY TIÊU DÙNG:

1.1 Khái niệm về cho vay tiêu dùng:

Tín dụng là một trong những chức năng kinh tế hàng đầu của các ngânhàng, để tài trợ cho nhu cầu chi tiêu của các thành phần trong nền kinh tế Tronghoạt động kinh doanh ngân hàng, tín dụng là nghiệp vụ sinh lời chủ yếu, chiếm

từ 1/3 đến 2/3 nguồn thu của các ngân hàng Các ngân hàng cung cấp nhiều loạihình cho vay khác nhau dựa trên quy mô của từng ngân hàng, tương ứng với sự

đa dạng trong mục đích vay, trên cơ sở đó mà tín dụng được phân thành nhiềuloại như : cho vay ngắn hạn, cho vay dài hạn,cho vay tiêu dùng, bảo lãnh, chothuê tài chính…trong đó cho vay tiêu dùng là một trong những thị trường đầy

tiềm năng của các ngân hàng Vậy “cho vay tiêu dùng” là gì?

Trên thực tế có rất nhiều định nghĩa khác nhau về cho vay tiêu, có ngườicho rằng: “Cho vay tiêu dùng là hình thức cấp tín dụng đối với người tiêu dùngnhằm tài trợ cho chính nhu cầu tiêu dùng” Có người lại nói: “Cho vay tiêu dùng

là quan hệ kinh tế giữa một bên là ngân hàng và một bên là cá nhân người tiêudùng, trong đó ngân hàng chuyển giao tiền cho khách hàng với nguyên tắc người

đi vay sẽ hoàn trả cả gốc và lãi tại một thời điểm xác định trong tương lai”…

Nhưng nhìn chung có thể định nghĩa: “Cho vay tiêu dùng là một hình thức qua

đó ngân hàng chuyển cho khách hàng (cá nhân, hộ gia đình) quyền sử dụng một lượng giá trị (tiền) trong một khoảng thời gian nhất định, với những thỏa thuận mà hai bên đã ký kết (về số tiền cấp, thời gian cấp, lãi suất phải trả…) nhằm giúp cho khách hàng có thể sử dụng những hàng hóa và dịch vụ trước khi họ có khả năng chi trả, tạo điều kiện cho họ có thể hưởng một cuộc sống cao hơn khi mà chưa có khả năng thanh toán ở hiện tại ”

1.2 Đặc điểm của cho vay tiêu dùng :

Ngoài những đặc trưng chung của tín dụng ngân hàng: là quan hệ vaymượn dựa trên cơ sở niềm tin, là quan hệ vay mượn có thời hạn và có hoàn trả,tiền vay được cấp dựa trên cơ sở hoàn trả vô điều kiện, cho vay tiêu dùng cónhững đặc điểm riêng như sau:

- Khách hàng vay: là các cá nhân và hộ gia đình Thu nhập và tiêu dùng

có mối quan hệ thuận chiều với nhau nên những người có thu nhập cao thường có

xu hướng vay tiền nhiều hơn những người có thu nhập thấp, và thường có nhucầu vay nhiều hơn so với thu nhập hàng năm của mình Tương tự như vậy, những

Trang 4

gia đình mà chủ gia đình hay người tạo ra thu nhập chính có học vấn cao cũngthường có nhu cầu sử dụng những hàng hóa hiện đại và đắt tiền hơn, do đó mànhu cầu tiêu dùng cũng cao hơn.

- Mục đích vay: Đáp ứng nhu cầu tiêu dùng cá nhân chứ không phải mục

đích kinh doanh Các nhu cầu đó có thể liệt kê như : mua nhà, xây dựng nhà cửa,mua sắm vật dụng gia đình, chữa bệnh, đi học,…

- Nguồn trả nợ: Việc sử dụng tài sản hình thành từ vốn vay của người

tiêu dùng thường không đem lại thu nhập Do vậy, nguồn trả nợ thường được lấy

từ lương hoặc thu nhập từ các hoạt động khác Việc sử dụng vốn vay của ngânhàng sẽ tạo cho người vay một tâm lý tích lũy, tăng đọng lực làm việc của kháchhàng

- Quy mô khoản vay: Ngoại trừ khoản vay bất động sản, hầu hết các

khoản vay tiêu dùng đều có giá trị nhỏ Tuy nhiên đối tượng của tín dụng tiêudùng là mọi tâng lớp dân cư trong xã hội nên số lượng các khoản vay lại lớn Khikhách hàng định mua bất cứ vật dụng gì, họ đều đã có một khoản tích lũy từtrước bởi vì ngân hàng không bao giờ cho vay 100% nhu cầu vốn Vì thế, nhucầu vốn của người tiêu dùng thường không quá lớn đối với ngân hàng ngay cảkhi vay để mua nhà, xây nhà,…

- Nhu cầu vay tiêu dùng của khách hàng thường phụ thuộc vào chu kỳ kinh tế:

Đối với người tiêu dùng, nhờ vay tiêu dùng họ được hưởng các tiện íchtrước khi tích luỹ đủ tiền Chính vì vậy khi nền kinh tế tăng trưởng mạnh, thunhập của người dân cũng tăng lên, họ cảm thấy lạc quan về tương lai, do đó họ

có nhu cầu mua sám nhiều, vì vậy nhu cầu về vay tiêu dùng có xu hướng tăngmạnh Ngược lại khi nền kinh tế suy thoái, thu nhập của người dân có xu hướnggiảm, do giá cả tăng cao nên người dân có xu hướng tiết kiệm nhiều hơn là chitiêu, do đó nhu cầu vay tiêu dùng giảm

- Cho vay tiêu dùng là khoản mục có rủi ro cao nhất do các nguyên nhân:

Nguồn trả nợ chủ yếu từ thu nhập của người đi vay, mà tình hình tài chínhcủa các cá nhân và hộ gia đình có thể thay đổi nhanh chóng tùy theo tình trạngcông việc hay sức khỏe của họ nên họ không dễ dàng vượt qua khó khăn về tàichính so với một hãng kinh doanh

Việc thẩm định và quyết định cho vay đối với các khoản vay tiêu dùngthường gặp khó khăn do vấn đề thông tin không đầy đủ Các thông tin cá nhânđưa ra thường không rõ rang và minh bạch như các báo cáo tài chính của doanh

Trang 5

nghiệp Trong khi các doanh nghiệp có báo cáo kiểm toán thì các cá nhân lại dễdàng giữ kín thông tin về triển vọng công việc cũng như sức khỏe của mình.

- Chi phí quản lý khoản vay tiêu dùng lớn: Các ngân hàng thường mất

nhiều thời gian và nhân lực để điều tra, thu thập các thông tin cá nhân, hộ giađình trước khi phát tiền vay Trong khi đó, số lượng các khoản cho vay tiêu dùnglại lớn khiến chi phí để quản lý các khoản tín dụng này của ngân hàng là rất lớn,không những vậy ngân hàng còn phải chịu những chi phí khác như chi phí quản

lý khoản vay, theo dõi với khách hàng thường xuyên

- Lợi nhuận từ cho vay tiêu dùng cao: Do rủi ro và chi phí cao nên ngân

hàng thường đặt mức lãi suất cao đối với các khoản cho vay tiêu dùng Lãi suấtcho vay tiêu dùng phải đáp ứng được phần lợi nhuận mong đợi và phần bù rủi ro

1.3 Vai trò của cho vay tiêu dùng:

Đối với người tiêu dùng:

Việt Nam đang là một trong những nước có tốc độ phát triển kinh tế nhanhnhất thế giới, tình hình chính trị ổn định, đời sống vật chất và tinh thần của dân

cư ngày càng được nâng cao một cách rõ rệt Chính vì vậy nhu cầu tiêu dùng củangười dân về những sản phẩm tiện ích, hiện đại ngày càng cao Tuy nhiên dokhông phải tất cả mọi người đều có khả năng tự trang trải cho tất cả các nhu cầucủa mình bằng chính nguồn lực của mình Dịch vụ cho vay tiêu dùng ra đời đãgiúp khách hàng được hưởng các tiện ích trước khi tích luỹ đủ tiền, đặc biệt trongnhững trường hợp cấp thiết như nhu cầu về giáo dục và y tế

Đối với ngân hàng:

- CVTD nâng cao khả năng cạnh tranh của Ngân hàng :Việt Nam đã chínhthức gia nhập sân chơi chung của nền kinh tế thế giới, điều tất yếu đó là các ngânhàng sẽ phải đối mặt với sự cạnh trang găy gắt từ phía các TCTD trong nướccũng như nước ngoài tham gia vào thị trường tiền tệ Việt Nam Để đảm báo khảnăng cạnh tranh thì ngân hàng phải đưa ra được các dịch vụ tài chính thoả mãntốt nhất nhu cầu của khách hàng hơn đối thủ cạnh tranh Một trong những dịch vụ

đó là CVTD

- CVTD là một trong những dịch vụ tài chính giúp các ngân hàng mở rộngquan hệ với khách hàng, từ đó làm tăng khả năng huy động các loại tiền gửi chongân hàng

- CVTD tạo điều kiện giúp ngân hàng đa dạng hoá hoạt động kinh doanh,nhờ vậy nâng cao thu nhập và phân tán rủi ro cho ngân hàng

Trang 6

Đối với nền kinh tế:

- CVTD giúp người dân được hưởng các tiện ích trước khi tích luỹ đủ tiền,nhất là trong những trường hợp chi tiêu có tính cấp bách như chi tiêu cho giáodục, y tế Như vây CVTD không chỉ mang lại lợi ích cho người tiêu dùng mà cònmang lại lợi ích cho nền kinh tế

- CVTD có vai trò quan trọng trong việc kích cầu, góp phần vào việc xâydựng nền tài chính vững mạnh cho một quốc gia Thị trường CVTD đã góp phầntạo nên sự sôi động của nền kinh tế, thúc đẩy sản xuất phát triển, tạo nguồn vốncho khu vực sản xuất trong nước, thu hút vốn đầu tư nước ngoài, từ đó tăng GDPcho nền kinh tế Đi đôi với nó là hàng loạt các vấn đề xã hội được giải quyết nhưtạo công ăn việc làm, tăng thu nhập cho người lao động, giúp họ cải thiện mứcsống, giảm tệ nạn xã hội…

Mặt khác CVTD còn góp phần làm giảm chi phí giao dịch xã hội thôngqua việc tiết kiệm chi phí và thời gian cho cả ngân hàng và khách hàng

1.4 Vị trí và vai trò của khách hàng trong nền kinh tế thị trường:

Trong nền kinh tế thị trường, với môi trường cạnh tranh gay gắt như hiện

nay,khi chất lượng sản phẩm trở thành một trong những căn cứ quan trọng nhấtquyết định sự mua hàng của khách hàng thì việc xác định khách hàng và nhu cầucủa họ có ý nghĩa đặc biệt quan trọng đối với các ngân hàng Khách hàng là điềukiện tiên quyết để mỗi ngân hàng có thể tồn tại và phát triển

Có hai loại khách hàng cơ bản:

- Khách hàng bên trong:

Là toàn bộ mọi thành viên, mọi bộ phận trong ngân hàng có sử dụng cácsản phẩm hoặc dịch vụ cung cấp nội bộ trong ngân hàng đó Mỗi người vừa làngười tạo ra vừa là người sử dụng, đồng thời lại là khách hàng

- Khách hàng bên ngoài:

Là toàn bộ những cá nhân, tổ chức sử dụng hỏi trực tiếp và có những đòihỏi về chất lượng sản phẩm dịch vụ của ngân hàng đưa ra Có thể những đốitượng khách hàng sử dụng sản phẩm hoặc dịch vụ của ngân hàng như những cơquan quản lý Nhà nước hoặc các tổ chức xã hội khác

Căn cứ vào tầm quan trọng của khách hàng đối với ngân hàng, kháchhàng được phân thành hai nhóm:

- Nhóm khách hàng có ý nghĩa sống còn đối với ngân hàng: thường chiếm

số ít dưới 20% về số lượng tổng số khách hàng của ngân hàng nhưng tiêu thụ trên80% sản phẩm dịch vụ ngân hàng đưa ra

Trang 7

- Nhóm khách hàng số đông có lợi cho ngân hàng: chiếm trên 80% trong tổng số khách hàng của ngân hàng nhưng chỉ tiêu thụ dưới 20% sản phẩm dịch

vụ do ngân hàng đưa ra

Việc phân loại này giúp ngân hàng có thể thiết lập chính sách và chiến lược chất lượng sản phẩm dịch vụ của mình

1.5 Nhu cầu vốn và các nguồn huy động của khách hàng:

Vốn là một vấn đề mà bất cứ khách hàng cá nhân nào cũng đang phải đốimặt Nhu cầu vốn để mua sắm, chi tiêu cá nhân và hộ gia đình…v.v Nếu không

có vốn để cải thiện và nâng cao đời sống thì dân sẽ nghèo, đất nước sẽ tụt hậu,khó khăn về kinh tế Do đó các phương thức huy động vốn của khách hàng cánhân cần được đa dạng hoá nhằm khai thác mọi nguồn vốn trong nền kinh tế

+ Nguồn tài chính phi chính thức

- Vay từ họ hàng bạn bè,lãi suất = 0 hoặc thấp nhưng lượng huy động lạikhông lớn, không sẵn có khi cần thiết

- Vay lẫn nhau giữa các cá nhân có vốn tạm thời nhàn rỗi, trong đó cónhiều trường hợp là chiếm dụng vốn

- Vay từ các nhà cho vay nặng lãi,không cần tài sản thế chấp,có thể đápứng đủ, kịp thời nhưng lãi suất cao

+ Nguồn tài chính chính thức

- Nguồn hỗ trợ của chính phủ và các tổ chức quốc tế

- Quỹ hỗ trợ phát triển,quỹ tín dụng nhân dân, hợp tác xã, quỹ phát triểnnông thôn…

- Nguồn vốn tín dụng của ngân hàng.Nguồn vốn thông qua thị trườngchứng khoán, nhưng với các cá nhân thì các nguồn vốn này là rất khó

2 CÁC HÌNH THỨC CHO VAY TIÊU DÙNG

Tùy theo các tiêu chí khác nhau mà các NHTM có thể phân chia cho vaytiêu dùng thành các hình thức khác nhau Dưới đây là 3 tiêu chí các NHTMthường sử dụng để phân loại các loại hình cho vay tiêu dùng

2.1 Căn cứ vào mục đích vay:

Căn cứ vào mục đích vay, CVTD được chia thành 2 loại:

a Cho vay tiêu dùng cư trú:

Cho vay tiêu dùng cư trú là các khoản cho vay nhằm tài trợ cho nhu cầumua sắm, xây dựng hay cải tạo nhà ở của khách hàng là cá nhân hay hộ gia đình.Các khoản vay này thường có khối lượng lớn, thời gian dài

Trang 8

b Cho vay tiêu dùng phi cư trú:

Cho vay tiêu dùng phi cư trú là các khoản cho vay tài trợ cho việc trangtrải các chi phí mua sắm xe cộ, đồ dùng gia đình, chi phí học hành, giải trí và dulịch… Các khoản vay này thường có quy mô nhỏ, thời gian tài trợ ngắn nên mức

độ rủi ro mà các ngân hàng gặp phải không cao bằng khoản cho vay tiêu dùng cưtrú

2.2 Căn cứ vào nguồn gốc của khoản nợ:

Căn cứ vào nguồn gốc của khoản nợ, CVTD được chia thành 2 loại:

a Cho vay tiêu dùng gián tiếp:

CVTD gián tiếp là hình thức cho vay trong đó ngân hàng mua các khoản

nợ phát sinh do những công ty bán lẻ bán chịu hàng hoá hay dịch vụ cho ngườitiêu dùng

CVTD gián tiếp có một số ưu điểm sau:

- Cho phép ngân hàng dễ dàng tăng doanh số CVTD

- Cho phép ngân hàng tiết giảm được chi phí trong cho vay

- Là nguồn gốc của việc mở rộng quan hệ với khách hàng và các hoạtđộng ngân hàng khác

- Trong trường hợp có quan hệ với những công ty bán lẻ tốt, CVTD giántiếp an toàn hơn CVTD trực tiếp

Một số nhược điểm của CVTD gián tiếp:

- Ngân hàng không tiếp xúc trực tiếp với người tiêu dùng đã được bánchịu

- Thiếu sự kiểm soát của ngân hàng khi công ty bán lẻ thực hiện việc bánchịu hàng hoá

- Kỹ thuật nghiệp vụ CVTD gián tiếp có tính phức tạp cao

CVTD gián tiếp thường được thực hiện thông qua các phương thức sau:

- Tài trợ truy đòi toàn bộ (Full Recourse Financing):

Theo phương thức này khi bán cho ngân hàng các khoản nợ mà người tiêudùng đã mua chịu, công ty bán lẻ cam kết sẽ thanh toán cho ngân hàng toàn bộcác khoản nợ nếu khi đến hạn, người tiêu dùng không thanh toán cho ngân hàng

- Tài trợ truy đòi hạn chế (Limited Recourse Financing):

Theo phương thức này, trách nhiệm của công ty bán lẻ đối với các khoản

nợ người tiêu dùng mua chịu không thanh toán chỉ giới hạn trong một chừng mựcnhất định, phụ thuộc vào các điều khoản đã được thoả thuận giữa ngân hàng vớicông ty bán lẻ

Trang 9

- Tài trợ miễn truy đòi (Nonrecourse Financing):

Theo phương pháp này sau khi bán các khoản nợ cho ngân hàng, công tybán lẻ không còn chịu trách nhiệm cho việc chúng có được hoàn trả hay không.Phương thức này chứa đựng rủi ro cao cho ngân hàng nên chi phí tài trợ thườngđược các ngân hàng tính cao hơn so với các phương thức nói trên và các khoản

nợ được mua được kén chọ rất kỹ Ngoài ra chỉ có những công ty bán lẻ đượcngân hàng rất tin cậy mới áp dụng phương thức này

- Tài trợ có mua lại (Repurchase Financing):

Khi thực hiện CVTD gián tiếp theo phương thức miễn truy đòi hoặc truyđòi một phần nếu rủi ro xảy ra, người tiêu dùng không trả nợ thì ngân hàngthường phải thanh ký tài sản để thu hồi nợ Trong trường hợp này, nếu có thoảthuận trước thì ngân hàng có thể bán trở lại cho công ty bán lẻ phần nợ mìnhchưa được thanh toán kèm với tài sản được thụ đắc trong một thời hạn nhất định

b Cho vay tiêu dùng trực tiếp:

CVTD trực tiếp là các khoản CVTD trong đó ngân hàng trực tiếp tiếp xúc

và cho khách hàng vay cũng như trực tiếp thu hồi nợ từ người này

So với CVTD gián tiếp, CVTD trực tiếp ngân hàng có thể tận dụng được một số ưu điểm sau:

- Ngân hàng có thể tận dụng được sở trường của nhân viên tín dụng, nêncác quyết định tín dụng trực tiếp của ngân hàng thường có chất lượng cao hơn

- Do tiếp xúc trực tiếp với khách hàng nên CVTD linh hoạt hơn so vớiCVTD gián tiếp Khi khách hàng có quan hệ trực tiếp với ngân hàng, có rất nhiềulợi thế có thể phát sinh, có khả năng làm thoả mãn quyền lơi cho cả hai phíakhách hàng lẫn ngân hàng

Nhược điểm của CVTD trực tiếp:

- Ngân hàng thường khó tăng doanh số cho vay

- Ngân hàng thường khó mở rộng quan hệ tín dụng với khách hàng vìngân hàng phải trực tiếp tiếp xúc với khách hàng mà số lượng cán bộ tín dụngcủa ngân hàng không đủ để đáp ứng

- Chi phí cao hơn nên lãi suất cho vay thường cao

Các hình thức CVTD trực tiếp

- Cho vay trả theo định kỳ: theo phương pháp này, khách hàng vay và trảtrực tiếp với ngân hàng, với mức trả và thời hạn trả mỗi lần được quy định khicho vay, thường là một lần trên tháng Nếu được cấp tiền vay, toàn bộ số tiền vay

Trang 10

được ghi nợ tài khoản cho vay và ghi có tài khoản tiền gửi cá nhân hoạc giao tiềnmặt cho khách hàng

- Thấu chi: Là hình thức cấp tín dụng ứng trước đặc biệt trên cơ sở hạnmức tín dụng, được thực hiện bằng cách cho phép khách hàng được sử dụng dư

nợ trong một thời hạn nhất định trên tài khoản vãng lai và mức dư nợ tối đa bằnghạn mức tín dụng đã cam kết

- Thẻ tín dụng: Là hình thức cấp tín dụng trong đó ngân hàng phát hànhthẻ tín dụng cho những người có tài khoản, đủ điều kiện cấp thẻ và ấn định mứcgiới hạn tín dụng tối đa mà người có thẻ được phép sử dụng Mỗi tấm thẻ có mộtmức tín dụng nhât định, và mức này có thể thay đổi tùy theo mức độ tín nhiệm vàtùy theo yêu cầu của khách hàng Nếu chi trả chậm hoạch một số khoản chi trảkhông đúng thời hạn, thẻ có thể bị thu hồi Thẻ được tái phát hành định kỳ, điềunày cho phép ngân hàng đánh giá lại được khả năng thanh toán của chủ thẻ

2.3 Căn cứ vào phương thức hoàn trả:

Căn cứ vào phương thức hoàn trả, CVTD có thể chia thành 3 loại:

a CVTD trả góp (Installment Consumer Loan):

CVTD trả góp là hình thức CVTD trong đó người đi vay trả nợ (gồm sốtiên gốc và lãi) cho ngân hàng nhiều lần, theo những kỳ hạn nhất định trong thờihạn cho vay Phương thức này được áp dụng cho những khoản vay có giá trị lớnhoặc thu nhập định kì của người đi vay không đủ khả năng thanh toán hết một lần

số nợ vay

Đối với loại CVTD này, các NHTM thường quan tâm đến một số vấn đềmang tính nguyên tắc sau:

Loại tài sản được tài trợ:

Loại tài sản được tài trợ có ảnh hưởng lớn đến thiện chí trả nợ của kháchhàng Thiện chí trả nợ của người đi vay sẽ tốt hơn nếu tài sản hình thành từ tiềnvay đáp ứng nhu cầu thiết yếu đối với họ lâu dài trong tương lai Chính vì vậynên ngân hàng thường muốn tài trợ cho nhu cầu mua sắm những tài sản có thờihạn sử dụng lâu bền hoặc có giá trị lớn Vì với những tài sản như vậy, người tiêudùng sẽ hưởng những tiện ích của chúng trong một thời gian dài nên thiện chí trả

nợ của họ sẽ tốt hơn

Năng lực tài chính của người đi vay.

Là yếu tố quyết định khả năng trả nợ của khách hàng do vậy với nhữngkhách hàng có năng lực tài chính tốt thì số tiền trả trước có thể thấp hơn so vớinhững khách hàng có năng lực tài chính kém hơn

Trang 11

Điều khoản thanh toán

Khi xác định các điều khoản liên quan đến việc thanh toán nợ của kháchhàng, ngân hàng thường chú ý tới một số vấn đề sau:

Số tiền thanh toán mỗi định kỳ phải phù hợp với khả năng về thu nhập,trong mối quan hệ hài hoà với các nhu cầu chi tiêu khác của khách hàng

Giá trị của tài sản tài trợ không thấp hơn số tiền tài trợ chưa được thu hồi

Kỳ hạn trả nợ phải thuận lợi cho việc trả nợ của khách hàng kỳ hạn trả nợthường theo tháng vì thông thường nguồn trả nợ chính của người vay tiêu dùng

là lương, được nhận hàng tháng

Thời hạn tài trợ không nên quá dài Thời hạn tài trợ bị giới hạn bởi thờihạn hoạt động của tài sản tài trợ Thời hạn tài trợ quá dài dễ làm giá trị tài sản tàitrợ bị giảm mạnh Hơn nữa, khi thời hạn tài trợ quá dài thì thiện chí trả nợ củangười đi vay cũng như việc thu hồi nợ thường gặp nhiều rắc rối

Vấn đề trả nợ trước hạn:

Thông thường người đi vay được quyền trả nợ trước hạn mà không bịphạt Nếu tiền trả góp được tính theo phương lãi đơn và lãi hiện giá thì vấn đề rấtđơn giản, người đi vay, người đi vay phải thanh toán toàn bộ vốn gốc còn thiếu

và lãi vay của kỳ hạn hiện tại (nếu có) cho ngân hàng Tuy nhiên nếu tiền trả gópđược tính bằng phương pháp gộp thì vấn đề có phần phức tạp hơn Vì theophương pháp gộp, lãi được tính trên cơ sở giả định rằng tiền vay sẽ được kháchhàng sử dụng cho đến lúc kết thúc hợp đồng, cho nên nếu khách hàng trả nợtrước hạn thì thời hạn nợ thực tế sẽ khác với thời hạn giả định ban đầu, như vậy

số tiền lãi phải trả cũng có sự thay đổi Trong trường hợp này, ngân hàng thường

áp dụng phương pháp giống như các phương pháp phân bổ lãi cho vay nói trên

để tính ra số lãi thực sự phải thu, dựa trên thời hạn nợ thực tế

b CVTD phi trả góp (Noninstallment Consumer Loan):

Các khoản CVTD phi trả góp chỉ được cấp cho các khoản vay có giá trịnhỏ, với thời hạn không dài Theo phương pháp này tiền vay được được kháchhàng thanh toán một lần khi đến hạn

c CVTD tuần hoàn (Revoling Consumer Credit):

Là các khoản CVTD trong đó ngân hàng cho phép khách hàng sử dụng thẻtín dụng hoặc phát hành loại séc được phép thấu chi dựa trên tài khoản vãng lai.Theo phương pháp này, trong thời hạn tín dụng được thoả thuận trước, căn cứvào nhu cầu chi tiêu và thu nhập kiếm được từng kỳ, khách hàng được ngân hàngcho phép thực hiện việc vay và trả nợ nhiều kỳ một cách tuần hoàn, theo hạnmức tín dụng

Trang 12

Lãi phải trả mỗi kỳ có thể được tính dựa trên một trong ba cách sau:

- Lãi được tính trên số dư nợ đã được điều chỉnh: Theo phương pháp này

số dư nợ được dùng để tính lãi là số dư nợ cuối cùng của mỗi kỳ sau khi kháchhàng đã thanh toán nợ cho ngân hàng

Lãi được tính dựa trên số dư nợ trước khi được điều chỉnh: Theo phươngpháp này, số dư nợ dùng để tính lãi là số dư nợ mối kỳ có trước khi khoản nợđược thanh toán

- Lãi được tính trên cơ sở dư nợ bình quân

2.4 Các chỉ tiêu đánh giá chất lượng cho vay tiêu dùng:

2.4.1 Các chỉ tiêu định lượng

Thứ nhất, nhóm chỉ tiêu về tăng trưởng tín dụng

Doanh số cho vay: Là tổng số tiền mà ngân hàng giải ngân dưới hình thức

tiền mặt hoặc chuyển khoản trong một thời gian nhất định Doanh số cho vay thểhiện xu hướng hoạt động cho vay của ngân hàng mở rộng hay thu hẹp, nhưngđây không phải là chỉ tiêu khẳng định được hiệu quả cho vay của NHTM vìnhiều khi doanh số cho vay tăng quá mức hợp lý sẽ dẫn đến mất khả năng thanhkhoản Vấn đề này còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố như tiềm lực của ngân hàng,điều kiện của nền kinh tế trong một thời kỳ nhất định

Doanh số thu nợ: Là tổng số tiền mà ngân hàng thu hồi từ các khoản giải

ngân trong một thời gian nhất định

Dư nợ cho vay: Là khoản tiền mà ngân hàng đã giải ngân mà chưa thu hồi về

Dư nợ = Dư nợ đầu kỳ + Doanh số cho vay trong kỳ – Doanh só thu nợtrong kỳ

Tốc độ tăng doanh số cho vay được tính theo công thức sau:

Tốc độ tăng

Doanh số cho vay kỳ này - 1)

× 100Doanh số cho vay kỳ trước

Tốc độ tăng dư nợ: Chỉ tiêu này phản ánh quy mô và sự tăng trưởng hoạt

động cho vay tiêu dùng của ngân hàng Tổng dư nợ cho vay cao và tăng trưởngthông qua từng thời kỳ cho thấy ngân hàng đã tạo được uy tín với khách hàng.Tuy nhiên, mức tăng trưởng cho vay của ngân hàng phải phù hợp với khả năng

về vốn, quản lý kiểm soát rủi ro cũng như các nguồn lực về con người, côngnghệ Việc tăng trưởng dư nợ tín dụng vượt quá khả năng nguồn lực của ngânhàng sẽ tiềm ẩn rủi ro về thanh khoản và việc ngân hàng không có đủ điều kiện

về nguồn lực để kiểm soát chặt chẽ các khoản vay sẽ ảnh hưởng xấu đến chấtlượng cho vay

Trang 13

Tốc độ tăng dư nợ = ( Dư nợ cho vay kỳ này - 1) × 100

Dư nợ cho vay kỳ trước

Thứ hai, nhóm chi tiêu về hiệu quả và chất lượng tín dụng

Nợ quá hạn: Là số tiền mà khách hàng chưa hoàn trả cho ngân hàng cả

gốc và lãi khi đáo hạn hợp đồng tín dụng mà không làm đơn xin gia hạn hoặcđiều chỉnh kỳ hạn với nguyên nhân hợp lý Nếu nợ quá hạn chiếm tỷ lệ cao trongtổng dư nợ, điều này chứa đựng rủi ro cho ngân hàng, thu nhập của ngân hàng sẽ

bị giảm

Chỉ tiêu nợ quá hạn là một trong những chỉ tiêu quan trọng để đánh giá chất lượng cho vay của ngân hàng Chỉ tiêu này càng lớn, thể hiện sự thâm hụt vốn tự có càng nhiều do chất lượng tín dụng bị giảm sút Khi chỉ tiêu này lớn hơn 1 thì ngân hàng không có khả năng thanh toán.

Tỷ lệ nợ quá hạn = ∑ dư nợ quá hạn cho vay tiêu dùng (cả gốc và lãi)

∑ dư nợ cho vay tiêu dùngTheo quy định của NHNN thì tỷ lệ nợ quá hạn trên tổng dư nợ > 7% đượcxem là ngân hàng yếu kém, nếu chỉ số này ở mức dưới 5% Ngân Hàng đượcđánh giá là ngân hàng có nghiệp vụ tín dụng tốt, chất lượng cho vay cao

Chỉ tiêu vòng quay vốn tín dụng

Vòng quay vốn tín dụng dùng để đo lường tốc độ luân chuyển vốn tíndụng ngân hàng Nó cho thấy thời gian thu hòi nợ nhanh hay chậm So với kỳtrước nếu vòng quay vốn tín dụng ngắn hoặc số ngày của một vòng quay vốn tíndụng ngắn, chứng tỏ tốc độ quay vòng vốn tín dụng trong kỳ tăng nhanh và việcđưa vốn vào sản xuất kinh doanh của ngân hàng đạt hiệu quả

Vòng quay vốn tín dụng = Doanh số thu nợ

Dư nợ bình quân

Chỉ tiêu doanh số thu nợ / Doanh số cho vay (%): Còn được gọi là hệ số

thu nợ, và dùng để đánh giá khả năng thu nợ của chi nhánh, trả nợ của kháchhàng, cũng như việc sử dụng tài sản ngắn hạn trong một thời điểm nhất định Chỉtiêu này càng cao phản ánh khả năng thu nợ của ngân hàng càng tốt

Chỉ tiêu phản ánh khả năng sinh lời từ hoạt động cho vay tiêu dùng:

Tỷ lệ sinh lời

= Thu nhập thuần từ cho vay tiêu dùng ×

100%

từ cho vay tiêu dùng ∑ dư nợ cho vay tiêu dùng

Chỉ tiêu này cho biết cứ 1 đồng dư nợ cho vay tiêu dùng sẽ tạo ra bao nhiêuđồng thu nhập thuần cho Ngân Hàng Chỉ tiêu này phản ánh trực tiếp hiệu quả chovay tiêu dùng, cho biết khả năng sinh lời của hoạt động cho vay tiêu dùng

2.4.2 Chỉ tiêu định tính

Để đánh giá hoạt động cho vay tiêu dùng, ngoài các chỉ tiêu định lượng

Trang 14

nêu trên dựa vào một số chỉ tiêu định tính sau:

Đảm bảo các nguyên tắc cho vay

Đảm bảo các chính sách xã hội của nhà nước trong cho vay

Uy tín của ngân hàng đối với khách hàng

Thái độ phục vụ của nhân viên, thủ tục thuận tiện

Phối hợp chặt chẽ với các cơ quan chức năng để làm tốt công tác cho vay:Công chứng, quản lý nhà đất, tổ chức đoàn thể, trung tâm giao dịch đảm bảo…

3 Nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động cho vay tiêu dùng của NHTM 3.1 Nhân tố khách quan:

3.1.1 Nhân tố môi trường vĩ mô:

Môi trường chính trị - pháp luật:

Đây là môi trường có tác động sâu rộng đến hoạt động CVTD của ngânhàng, thông qua các yếu tố củ thể:

- Chính trị: một đất nước có điều kiện kinh tế, chính trị ổn định thì nền sản

xuất sẽ phát triển, thu nhập của người dân tăng lên và họ sống trong hoàn cảnhyên bình ổn định do đó tâm lý sẽ thoải mái, từ đó nảy sinh các nhu cầu tiêu dùng

và hoạt động CVTD sẽ phát triển Còn ngược lại, khi đất nước có tình hình chínhtrị bất ổn định, người dân thường có tâm lý không muốn tiêu dùng quá nhiều,hoạt động CVTD sẽ khó phát triển

- Luật pháp: lĩnh vực tín dụng nói riêng và tất cả các lĩnh vực kinh doanhkhác của ngân hàng nói chung luôn là đối tượng điều chỉnh của Luật các tổ chứctín dụng, Luật doanh nghiệp, các quy định của Ngân hàng Nhà nước trong từngthời kỳ phát triển Chính vì vậy nếu những văn bản luật này có tính chặt chẽ cao,

có sự đồng bộ với nhau thì sẽ tạo điều kiện hết sức thuận lợi cho sự phát triển củangân hàng nói chung và sự phát triển của hoạt động cho vay tiêu dùng nói riêng

Môi trường kinh tế:

Môi trường kinh tế là nhân tố có ảnh hưởng gián tiếp đến hoạt động chovay tiêu dùng của các ngân hàng Sự tác động của môi trường kinh tế đến hoạtđộng CVTD được thể hiện dưới các yếu tố:

-Tốc độ tăng trưởng: Khi nền kinh tế tăng trưởng ổn định thì việc huy

động vốn cũng như sử dụng vốn của ngân hàng dễ dàng hơn Hơn nữa, mức sốngcủa người dân tăng lên và nhu cầu tiêu dùng cũng vì thế tăng lên, tạo điều kiệncho hoạt động cho vay tiêu dùng của các ngân hàng thương mại có môi trườngthuận lợi để phát triển mạnh mẽ ngược lại, trong thời kỳ nền kinh tế suy thoái,nền sản xuất trì trệ, việc làm của người kao động cũng giảm đi, lúc đó người dâncòn phải vất vả kiếm việc nhằm có đủ miếng cơm manh áo, do vậy họ không có

Trang 15

đủ điều kiện để nghĩ tới các nhu cầu tiêu dùng khác ngoài các nhu cầu tiêu dùngthiết yếu, từ đó nhu cầu tiêu dùng sẽ giảm và dẫn tới hoạt động vay tiêu dùng tạicác ngân hàng cũng giảm theo.

- Lạm phát: khi lạm phát tăng khiến cho sức mua của đòng tiền giảm

mạnh, thu nhập thực tế của người dân cũng giảm, lúc này người dân có xu hướngđầu tư vào tài sản hoặc ngoại tệ mạnh, nhu cầu tiêu dùng giảm mạnh Do vậy,việc huy động cũng như cho vay của ngân hàng sẽ trở nên khó khăn hơn, hoạtđộng cho vay tiêu dùng sẽ suy giảm mạnh

- Lãi suất: khi lãi suất huy động vốn cao thì lãi suất cho vay sẽ cao hơn,

đặc biệt là lãi suất cho vay tiêu dùng, do vậy không khuyến khích được kháchhàng vay tiêu dùng

- Thất nghiệp: khi tỷ lệ thất nghiệp tăng, thu nhập của người dân sẽ thấp

hoặc không ổn định Vì vậy mà khả năng thanh toán nợ vay cá nhân giảm, khảnăng dẫn đến rủi ro cho hoạt động cho vay tiêu dùng là rất cao

Môi trường văn hóa – xã hội:

Các yếu tố văn hóa – xã hội như niềm tin, thói quen tâm lý, trình độ dântrí, phong tục tập quán có ảnh hưởng trực tiếp đến mối quan hệ cho vay tiêu dùnggiữa ngân hàng với khách hàng

- Thái độ, thói quen tiêu dùng: có tác động đáng kể tới hoạt động cho vay

tiêu dùng, dựa trên cơ sơ quyết định của người tiêu dùng Ở Việt Nam, người dân

có thói quen tiết kiệm để tiêu dùng trong tương lai, các nhu cầu chỉ được thỏamãn khi đã tích lũy đủ tiền, đảm bảo cuộc sống ấm no, sung túc, chính vì vậy họkhông có tư tưởng đi vay để thỏa mãn các nhu cầu hiện tại Điều này đã mộtphần hạn chế sự phát triển của hoạt động cho vay tiêu dùng tại các NHTM

- Trình độ dân trí: đây là yếu tố ảnh hưởng chủ yếu đến việc khách hàng

quyết định sử dụng, tiếp cận các sản phẩm dịch vụ của ngân hàng ở các nướcphát triển, trình đọ dân trí cao, hoạt động CVTD cũng vì vậy mà phát triển mạnh

mẽ tại Việt Nam, trình độ dân trí còn thấp, trở thành trở ngại lớn cho hoạt độngCVTD phát triển

3.1.2 Nhân tố môi trường vi mô

Các đối thủ cạnh tranh:

Đối thủ cạnh tranh của các NHTM bao gồm đối thủ cạnh tranh trực tiếp vàcác đối thủ cạnh tranh tiềm ẩn:

- Các đối thủ cạnh tranh trực tiếp: là các tổ chức tài chính hoạt động trong

cùng lĩnh vực và cùng chia sẻ lợi nhuận với các ngân hàng như: các NHTM khác,các công ty tài chính, quỹ tín dụng nhân dân… Khi mà thị trường tài chính phát

Trang 16

triển nhanh thì giữa các TCTD này luôn diễn ra sự cạnh tranh gay gắt để chiếmlĩnh thị phần Để đạt được mục tiêu thu hút khách hàng, tăng trưởng và lợi nhuậnthì các tổ chức tài chính không ngừng đa dạng hóa hoạt động kinh doanh, đưa rangày càng nhiều các sản phẩm dịch vụ mới, tiện ích hơn, trong đó có các sảnphẩm cho vay tiêu dùng mới để đáp ứng nhu cầu của người dân

- Các đối thủ cạnh tranh tiềm ẩn: là các đối thủ chưa xuất hiện trên thị

trường ở hiện tại nhưng có khả năng xuất hiện trong tương lai, đó là các ngânhàng thương mại, các chi nhánh ngân hàng nước ngoài, công ty tài chính… sắpthành lập và hoạt động Chính vì vậy, các ngân hàng thương mại còn phải chú ýthêm các đối thủ cạnh tranh tiềm ẩn như: các công ty bảo hiểm, các quỹ đầu tư,hiệp hội xây dựng, nhà phân phối hàng hóa xỉ và lẻ… Các đối thủ cạnh tranhtiềm ẩn có lợi thế của người đi sau nên sự tham gia của các tổ chức này sẽ khiếnmôi trường cạnh tranh càng thêm gay gắt hơn

Các yếu tố từ khách hàng vay:

Khách hàng là đối tượng trung tâm của hoạt động ngân hàng Khách hàng

là yếu tố tác động mạng mẽ nhất tới hoạt động của ngân hàng vì khách hàng vừa

là người cung ứng đầu vào và cũng là người tiêu dùng các sản phẩm đầu ra củangân hàng, đặc biệt trong lĩnh vực CVTD Một số yếu tố từ khách hàng có khảnăng ảnh hưởng đến hoạt động CVTD của các ngân hàng:

- Nhu cầu của khách hàng: các sản phẩm CVTD của ngân hàng là các sản

phẩm dịch vụ đáp ứng nhu cầu đa dạng của khách hàng, từ nhu cầu thiết yếu đếnnhu cầu cao cấp, do vậy nhu cầu của khách hàng là yếu tố quyết định các hìnhthức cho vay tiêu dùng của ngân hàng Ngân hàng cần phải phát hiện một cáchnhanh nhất nhu cầu của khách hàng để đáp ứng một cách kịp thời, vì người điđầu thường sẽ có ưun thế trong việc thu hút khách hàng Nếu việc phát hiện cácnhu cầu chậm sẽ khiến các ngân hàng bỏ lỡ cơ hội kinh doanh và có thể đưa racác sản phẩm lỗi thời, không còn phù hợp với nhu cầu hiện tại của khách hàng.Trong khi đó, nếu đưa ra các sản phẩm mới nhưng người tiêu dùng chưa có nhucầu thì sản phẩm đó sẽ phải bỏ, gây lãng phí nguồn lực nghiên cứu

- Đạo đức của khách hàng: đây là một nhân tố rất quan trọng, nó được

đánh giá dựa vào thông tin khách hàng cung cấp cho ngân hàng có chính xác haykhông, mục đích sử dụng vốn vay có hợp lý hay không và ý thức trả nợ củakhách hàng có cao hay không… có vai trò xác định được khả năng trả nợ củakhách hàng

- Khả năng tài chính của khách hàng: đây là yếu tố quyết định đến khả

năng trả nợ tiền vay cho ngân hàng Một khách hàng có khả năng tài chính cao,

Trang 17

lành mạnh sẽ đảm bảo an toàn cho ngân hàng bởi đó là một khoản vay có hiệuquả, có khả năng thu hồi nợ cao Vì vậy mà trong hoạt động CVTD ngân hàngluôn quan tâm đến khả năng tài chính của khách hàng như: mức thu nhập, sự ổnđịnh của thu nhập, thu nhập không thường xuyên, các khoản trợ cấp…

3.2 Nhân tố chủ quan:

Nguồn lực về tài chính:

- Vốn tự có: là những giá trị tiền tệ do ngân hàng tạo lập và thuộc quyền

sở hữu của ngân hàng Vốn tự có thường chiếm tỷ trọng rất nhỏ trong tổng nguồnvốn của ngân hàng song nó có vai trò hết sức quan trọng, nó quyết định quy môhoạt động của ngân hàng cũng như góp phần làm tăng thêm lòng tin của ngườigửi tiền đối với ngân hàng Trong hoạt động CVTD cũng vậy, nguồn vốn củangân hàng là một yếu tố vô cùng quan trọng để mở rộng và phát triển hoạt động.Nếu một ngân hàng có vốn lớn thì càng có cơ hội đầu tư nhiều vào trang thiết bị,vào nguồn nhân lực… cho hoạt động CVTD Thông qua đó, CVTD ngày càngđược mở rộng

- Khả năng huy động vốn: khâu này cũng không kém phần quan trọng vì

vốn cấp cho khách hàng chủ yếu lấy từ nguồn vốn huy động Nguồn huy độngcàng lớn và đa dạng thì không chỉ tạo điều kiện cho hoạt động cho vay phát triển

mà còn các hoạt động khác như hoạt động cho thuê, bảo lãnh, đầu tư chứngkhoán… cũng phát triển theo Ngoài ra chi phí của nguồn vốn huy động cũng ảnhhưởng tới lãi suất cho vay Chính vì vậy hiệu quả của hoạt động cho vay luôn gắnliền với hiệu quả của hoạt động huy động vốn Nếu chi phí huy động vốn thấp thìngân hàng càng có điều kiện để cho vay với lãi suất cạnh tranh Điều này tạothuận lợi cho việc phát triển hoạt động CVTD cả về lượng và chất

Định hướng phát triển của ngân hàng:

Định hướng phát triển của ngân hàng là điều kiện tiên quyết để hoạt độngCVTD được phát triển Nếu trong chiến lược phát triển của ngân hàng khôngquan tâm tới lĩnh vực CVTD thì dù nhu cầu vay tiêu dùng của khách hàng có lớntới đâu cũng sẽ không được quan tâm và do đó cũng không thể triển khai được.Ngược lại, nếu ngân hàng muốn phát triển hoạt động CVTD thì dù người tiêudùng có nhu cầu vay hay không các ngân hàng sẽ vẫn có kế hoạch cụ thể để kíchthích nhu cầu và thu hút những khách hàng đó đến với mình Khi đó cung và cầu

về CVTD sẽ có sự tương thích và hoạt động CVTD sẽ có cơ hội phát triển

Cơ sở vật chất thiết bị

Cơ sở vật chất thiết bị phục vụ cho hoạt động tín dụng cũng ảnh hưởngsâu sắc tới việc thu hút khách hàng cũng như việc phát triển hoạt động kinh

Trang 18

doanh của ngân hàng nói chung và hoạt động CVTD nói riêng Việc trang bị đầy

đủ các thiết bị tiên tiến, phù hợp với phạm vi, quy mô hoạt động phục vụ kịp thờicác yêu cầu của khách hàng, tạo sự thuận tiện, thoải mái cho quá trình giao dịchgiữa ngân hàng với khách hàng, từ đó giúp ngân hàng tăng khả năng cạnh tranh,thu hút được nhiều khách hàng hơn, hoạt động tín dụng đạt hiệu quả cao hơn

Chất lượng trình độ cán bộ tín dụng

Yếu tố về chất lượng trình độ cán bộ tín dụng có ảnh hưởng không nhỏ tớihoạt động tín dụng nói chung và hoạt động CVTD nói riêng tại các ngân hàngthương mại Trong bất cứ lĩnh vực hoạt động nào nhân tố con người cũng luônđóng vai trò then chốt Đặc biệt trong lĩnh vực ngân hàng thì nhân tố con ngườiluôn được đặt lên hàng đầu sự cạnh tranh giữa các ngân hàng không phải chỉ ởlãi suất, ở các chương trình khuyến mại hay danh mục sản phẩm dịch vụ mà là ởphong cách phục vụ khách hàng của các cán bộ nhân viên của ngân hàng và cáccán bộ tín dụng là một bộ phận quan trọng trong số đó Tuy nhiên để đánh giámột cách toàn diện cán bộ tín dụng thì chỉ riêng đạo đức nghề nghiệp thôi là chưa

đủ mà chúng ta còn phải xem xét về trình độ chuyên môn, kinh nghiệm làm việc

và khả năng đưa ra những biện pháp xử lý những tình huống xảy ra bất ngờ cũng

là hết sức cần thiết

Mạng lưới chi nhánh:

Đây là nhân tố ảnh hưởng đến khả năng mở rộng vùng thị trường của ngânhàng cũng như khả năng phát triển các sản phẩm dịch vụ của ngân hàng (baogồm sản phẩm CVTD) Nhân tố này thể hiện ở số lượng chi nhánh cũng nhưphạm vi hoạt động của ngân hàng Nếu ngân hàng hoạt động trong phạm vi hẹphay số lượng chi nhánh ít thì sẽ bỏ qua các thị trường tiềm năng, tức là thị trường

có nhiều khách hàng là cán bộ, hộ gia đình có nhu cầu vay vốn cho mục đích tiêudùng, do đó hoạt động CVTD sẽ không thể phát triển cao như định hướng củangân hàng Vì vậy mà các ngân hàng cần phải mở rộng thêm nhiều chi nhánhtrên các địa bàn để từ đó mở rộng phạm vi hoạt động của mình

CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG CHO VAY TIÊU DÙNG TẠI NGÂN HÀNG ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN – CHI

NHÁNH ĐÔNG ĐÔ

Trang 19

1 Khái quát về Ngân hàng Đầu tư và Phát triển – Chi nhánh Đông Đô

1.1 Lịch sử hình thành và phát triển

Ngân hàng đầu tư và phát triển Việt Nam (BIDV) – Chi nhánh Đông Đôđược thành lập trên cơ sở nâng cấp phòng giao dịch 2 của Sở Giao dịch 1 Ngânhàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam Chi nhánh bước vào hoạt động từ ngày31/07/2004 theo quyết định 191/QĐ-HĐQT ký ngày 5/7/2004 của hội đồngquản trị BIDV Việc thành lập chi nhánh góp phần thúc đẩy mục tiêu mở rộngmạng lưới, phát triển thị phần và khẳng định thương hiệu của BIDV

Việc thành lập chi nhánh BIDV Đông Đô phù hợp với chủ trương cảicách, gắn liền đổi mới toàn diện và phát triển vững chắc, phục vụ đầu tư pháttriển; đa đạng hoá khách hàng thuộc mọi thành phần kinh tế, phát triển và nângcao chất lượng sản phẩm, nâng cao mức độ an toàn hệ thống theo đòi hỏi của cơchế thị trường và lộ trình hộp nhập, tiên phong cho việc xây dựng tập đoàn tàichính đa năng, vững mạnh, hội nhập quốc tế

Trong giai đoạn đầu, CN gặp nhiều khó khăn:sự cạnh tranh, phải xây dựngquan hệ hình thành nhóm khách hàng quen thuộc, đội ngũ nhân lực chưa có kinhnghiệm cao

Tuy nhiên sau hơn 2 năm hoạt động, sau nhiều nỗ lực chi nhánh trở thànhmột trong những đơn vị kinh doanh có hiệu quả cao nhất và là thành viên tiêubiểu trong toàn hệ thống ngân hàng Chi nhánh nhận được sự đánh giá cao củaBIDV Việt Nam với thành tích là 1 trong 10 chi nhánh đứng đầu toàn hệ thống

Đến năm 2008, Chi nhánh đã đạt được những kết quả đáng khích lệ tronghoạt động cũng như tuân thủ đầy đủ các chủ trương chính sách của Chính phủ vàBIDV Việt Nam Chi nhánh cũng tiến hành cải cách về mặt tổ chức và nhân sự:xây dựng và thiết kế lại chức năng nhiệm vụ của các phòng tổ theo mô hình AT2,

bổ nhiệm nhân sự đúng chuyên môn, nguyện vọng, và nhu cầu nhân sự của từngphòng ban

Với lịch sử hình thành và phát triển, Chi nhánh BIDV Đông Đô khẳngđịnh bản thân là một trong những cơ sở tiên phong trong hệ thống BIDV với mục

Trang 20

đích chú trọng triển khai nghiệp vụ ngân hàng bán lẻ, đối tượng phục vụ chủ yếu

là doanh nghiệp vừa và nhỏ, các doanh nghiệp ngoài quốc doanh, tư nhân, cáthể… Chi nhánh được xây dựng theo mô hình ngân hàng hiện đại với năng lựccạnh tranh cao; uy tín là ưu tiên hàng đầu; hạn chế rủi ro và tăng cường an toàn

hệ thống Chi nhánh cũng luôn nỗ lực nghiên cứu thị trường, từ đó đa dạng hóadanh mục sản phẩm dịch vụ phục vụ khách hàng NH đã có khoảng hơn 120 sảnphẩm dịch vụ và danh mục này đang tiếp tục phong phú thêm Chi nhánh luôn làmột trong điểm triển khai thí điểm trong toàn hệ thống các dịch vụ ngân hàngbán lẻ: Dịch vụ ATM, thanh toán thẻ Visa, Master, chuyển tiền Western Union,BSMS …

Chi nhánh hoạt động theo mô hình giao dịch một cửa với quy trình nghiệp

vụ ngân hàng hiện đại, áp dụng công nghệ tiên tiến theo dự án hiện đại hóa ngânhàng hiện nay

Đội ngũ cán bộ trẻ,năng động được đào tạo chính quy nhanh nhạy với thịtrường tài chính và chính sách đổi mới của nhà nước để áp dụng trong quá trìnhcông tác

Mạng lưới của chi nhánh ngày càng được mở rộng và phát triển đồng đều.Hiện nay chi nhánh có 9 điểm giao dịch: 5 phòng giao dịch, 3 quỹ tiết kiệm, 1điểm giao dịch

 CN Đông Đô - Số 14 Láng Hạ, Q.Ba Đình, Tp.Hà Nội

 PGD 1 - Số 78 Phạm Ngọc Thạch, Q.Đống Đa,

 PGD 2 - 24T1 Nhân Chính, Q.Thanh Xuân

 PGD 4 - 45 Thái Thịnh, Q.Đống Đa

 PGD 5 - 91 Đê La Thành, Q.Đống Đa

 ĐGD 9 - 34 Hai Bà Trưng, Q.Hoàn Kiếm,

 QTK 17 - Khu đô thị mới Trung Yên, Q.Thanh Xuân

 QTK 19- 16 Đoàn Thị Điểm, Q.Đống Đa

 QTK 22 -13 Lương Đình Của, Q.Đống Đa

Chi nhánh quản lý số lượng lớn máy ATM đặt trên các quận Ba Đình,Đống Đa,Thanh Xuân… phát hành và quản lý hơn 22000 thẻ ATM, phục vụ hơn44.000 khách hàng cá nhân và 1.400 tổ chức kinh tế và tổ chức tín dụng … trênđịa bàn Hà Nội

1.2 Cơ cấu tổ chức

Đứng đầu chi nhánh là giám đốc, dưới giám đốc có 5 bộ phận hỗ trợ cho hoạt động quản lý bao gồm 3 phó giám đốc và các phòng quản lý rủi ro và kế hoạch tổng hợp Cơ cấu này có sự thay đổi so với giai đoạn 2008 Mỗi phó giám

Trang 21

đốc phụ trách quản lý các phòng ban khác nhau Mô hình tổ chức của chi nhánh

BIDV Đông Đô được thiết kế và xây dựng theo mô hình hiện đại hoá ngân hàng,

phù hợp với quy mô và đặc điểm hoạt động của chi nhánh

Các phòng ban được giao nhiệm vụ chuyên môn khác nhau, chịu tráchnhiệm đối với công tác được giao phó Những trong toàn cơ cấu tổ chức, các đơn

vị, phòng ban vẫn duy trì mối quan hệ tương tác, hỗ trợ lẫn nhau

theo Nội quy lao động, Công tác thi đua khen thưởng Bố trí cán bộ tham dự các

khoá đào tạo theo quy định

 Quản lý, sắp xếp cán bộ nhân viên trong Chi nhánh

 Thực hiện chế độ tiền lương, chế độ bảo hiểm của cán bộ nhânviên

b) Hành chính Quản trị: Thực hiện công tác hành chính, hậu cần.

Phòng tài chính kế toán :

Quản lý rủi ro

Phó giám đốc 2

Kế hoạch tổng hợp

Phó giám đốc 3

Điện

toán

Tổ chức hành chính

QL

và DVK Q

Quản trị tín dụng

Thanh toán quốctế

QTK

và ĐGD

Quan

hệ khách hàng 1

Quan

hệ khách hàng 2

Phòng giao dịch 1, 2,3,5

Dịch

vụ khách hàng

Trang 22

 Quản lý và thực hiện công tác hạch toán và kế toán tổng hợp toàn

bộ hoạt động của Chi nhánh, lập các báo cáo tài chính theo quy định của Nhànước, phục vụ nhu cầu quản trị điều hành của Ban lãnh đạo Chịu trách nhiệm vềtính chính xác, hợp lý, trung thực của các tài liệu kế toán

 Kiểm soát, lưu trữ các tài liệu kế toán

 Thực hiện công tác hậu kiểm đối với hoạt động kế toán của Chinhánh theo quy trình luân chuyển và kiểm soát chứng từ

 Hướng dẫn thực hiện chế độ kế toán, xây dựng chế độ quản lý tàisản, định mức và quản lý tài chính, trích lập, sử dụng các quỹ hợp lý và đúng quyđịnh

Phòng điện toán :

 Trực tiếp thực hiện quy trình công nghệ thông tin tại Chi nhánh:quản lý mạng; quản trị hệ thống truy cập thông tin, tổ chức vận hành hệ thốngthiết bị và phần mềm

 Chịu trách nhiệm đảm bảo hệ thống mạng thông tin vận hành thôngsuốt

 Hướng dẫn, hỗ trợ, các đơn vị vận hành tốt các thiết bị cũng nhưphần mềm

 Nghiên cứu, triển khai nâng cấp công nghệ để tăng cường sức cạnhtranh

1.2.2 Phó giám đốc thứ hai

Phụ trách phòng Quản lý và dịch vụ kho quỹ; Dịch vụ khách hàng; Quản trị tín dụng; Thanh toán quốc tế

Phòng quản lý và dịch vụ kho quỹ :

 Thực hiện công tác quản lý kho và xuất nhập quỹ;

 Đề xuất các biện pháp đảm bảo an toàn kho quỹ và an ninh tiền tệ

Phòng dịch vụ khách hàng :

 Trực tiếp quản lý tài khoản và giao dịch với khách hàng: Thực hiệnnhiệm vụ giao dịch với khách hàng (khâu tìm hiểu, tiếp xúc, tiếp nhận yêu cầu,hướng dẫn thủ tục, tiến hành giao dịch ); giới thiệu sản phẩm dịch vụ; tiếp nhậncác ý kiến phản hồi, đề xuất hướng dẫn cải tiến

 Trực tiếp thực hiện và hạch toán kế toán các giao dịch với khách

 Thực hiện việc giải ngân, thu nợ vay của khách hàng trên cơ sở hồ

sơ tín dụng

 Quản lý thông tin thuộc nhiệm vụ của phòng, lập các loại báo cáonghiệp vụ

Trang 23

Phòng Quản trị tín dụng :

a) Công tác thẩm định:

 Trực tiếp thực hiện công tác thẩm định, tái thẩm theo quy định của Nhànước, BIDV (Quy trình thẩm định, cho vay và quản lý tín dụng, bảo lãnh ), chokết luận độc lập về quyết định cấp tín dụng, bảo lãnh cho khách hành

 Chịu trách nhiệm quản lý thông tin (thu nhập, tổng hợp, lưu trữ, cungcấp) kinh tế kỹ thuật, thị trường phục vụ công tác thẩm định đầu tư, thẩm định tíndụng

 Lập các báo cáo về công tác thẩm định theo quy định

b) Công tác quản lý tín dụng:

 Trực tiếp thực hiện yêu cầu nghiệp vụ về quản lý tín dụng, quản lýrủi ro tín dụng theo quy định của BIDV

 Chịu trách nhiệm thiết lập, vận hành hệ thống quản lý rủi ro

 Thực hiện tính toán trích lập dự phòng rủi ro theo kết quả phân loại

nợ của các phòng quan hệ khách hàng theo đúng quy trình của BIDV

Phòng Thanh toán quốc tế :

 Trực tiếp thực hiện tác nghiệp các giao dịch tài trợ thương mạiphục vụ giao dịch thanh toán xuất nhập khẩu với khách hàng và hạch toán kếtoán những nghiệp vụ liên quan mà Phòng thực hiện

 Hỗ trợ khách hàng thực hiện các giao dịch liên quan đến ngoại tệ

Trang 24

- Tiếp thị và bán sản phẩm ( sản phẩm bán buôn, tài trợ thương mại dịch

vụ )

- Chịu trách nhiệm thiết lập, duy trì, phát triển quan hệ hợp tác với khách hàng

Công tác tín dụng

- Đề xuất hạn mức, giới hạn tín dụng và đề xuất tín dụng

- Theo dõi tình hình hoạt động của khách hàng

- Kiểm tra giám sát quá trình sử dụng vốn vay, tài sản đảm bảo nợ vay

- Tuân thủ các giới hạn hạn mức tín dụng của ngân hàng đối với khách hàng Theo dõi việc sử dụng hạn mức của khách hàng

- Chịu trách nhiệm đầy đủ về : Tìm kiếm khách hàng, kiểm tra tính đầy

đủ, chính xác, trung thực đối với các thông tin khách hàng khi cung cấp báo cáo

đầy đủ để phục vụ cho việc xét cấp tín dụng cho khách hàng.

Phòng Quan hệ khách hàng 2 :

- Thực hiện công tác tiếp thị và phát triển khách hàng;

- Công tác bán sản phẩm và dịch vụ ngân hàng bán lẻ;

- Công tác tín dụng cho khách hàng doanh nghiệp vừa và nhỏ

- Công tác tín dụng cho khách hàng cá nhân …

- Lập, bảo quản hồ sơ khách hàng, hồ sơ tín dụng, bảo lãnh cầm cố, thếchấp

- Thực hiện các giao dịch thanh toán, chuyển tiền trong nước bằng VNĐ

và dịch vụ phát hành thẻ ATM cho khách hàng

- Thực hiện công tác tiếp thị mở rộng khách hàng

- Chấp nhận nghiêm chỉnh chế độ thông tin, thống kê và báo cáo theo quyđịnh

Trang 25

và các kênh phân phối sản phẩm và các thông tin phản hồi của khách hàng.chínhsách huy động vốn và lãi suất của chi nhánh, chính sách giá cả sản phẩm dịch vụ.

1.2.5

Phòng quản lý rủi ro

 Xây dựng quy trình, chính sách về quản lý rủi ro thị trường, rủi rotác nghiệp để đảm bảo an toàn và chất lượng kinh doanh

1.3 Tình hình hoạt động kinh doanh

1.3.1 Tình hình hoạt động kinh doanh của chi nhánh giai đoạn 2008 – 2011 Bảng 2.1 Tình hình hoạt động kinh doanh của chi nhánh giai đoạn

2009 tăng gần gấp 2 lần Đến năm 2011 đạt 73 tỉ đồng Trong tương lai, vớiđường lối chiến lược phát triển đúng đắn, cùng với tiềm lực vững mạnh, Chinhánh sẽ tiếp tục gặt hái được nhiều thành công hơn nữa

1.3.2 Hoạt động huy động vốn

Dựa vào bảng số liệu trên, ta có thể rút ra một số nhận xét như sau:

Trang 26

- Quy mô huy động vốn có xu hướng tăng trong giai đoạn

2008-2011 Từ năm thành lập(2004) đến nay Chi nhánh đã không ngừng nỗ lực tăngcường lượng tiền huy động Năm 2010-2011, quy mô vốn huy động vẫn tiếp tụcgia tăng khoảng 450 tỉ mỗi năm

Tuy nhiên tốc độ tăng giảm dần theo thời gian Cụ thể: Năm 2008 đánhdấu sự tăng trưởng vượt bậc về huy động vốn: tăng 75% so với năm trước Năm

2009 mức độ tăng trưởng huy động vốn là 42% so với 2008, đến năm 2010 và

2011 lần lượt là 19% và 17% Mặc dù không giữ vững được mức tăng trưởng banđầu, nhưng xu thế này hoàn toàn phù hợp với tình hình thực tế của thị trườngtrong từng năm Hai năm vừa qua, số lượng các ngân hàng mới ra đời ngày càngnhiều, cùng với tình hình kinh tế có nhiều bất ổn, các ngân hàng đều gặp khókhăn trong huy động vốn Để tăng cường lượng tiền gửi, đảm bảo hoạt động vàthanh khoản, các ngân hàng liên tục chạy đua lãi suất

- Đánh giá theo tiêu chí loại hình huy động, năm 2008 tiền gửi huy động

từ khu vực dân cư chiếm đến 77%, nhưng có xu hướng giảm dần Giai đoạn đầu,chi nhánh mới được hình thành từ Phòng giao dịch II với mục tiêu chủ yếu banđầu là huy động từ dân cư sau đó mới huy động vốn từ các tổ chức kinh tế Tỷ lệhuy động từ dân cư và các tổ chức kinh tế đã có sự dịch chuyển tương đối mạnhmẽ: Cả ba loại hình đều tăng về số tuyệt đối, nhưng hiện nay tỷ trọng giữa haiđối tượng này đang tiến tới sự cân bằng: 2010 là 36.74% - 48.11% - 17.20%,năm 2011 là 33.59% - 53.15% - 15.32% Điều này hoàn toàn phù hợp với mụctiêu của chi nhánh là đẩy mạnh tỷ trọng huy động từ các tổ chức kinh tế, tiếp thịnhiều hơn với các tổ chức kinh tế vì đây là một nguồn vốn lớn.Tại chi nhánhnguồn vốn huy động từ tổ chức kinh tế tập trung chủ yếu vào một số tổ chức lớnnhư : Bảo hiểm tiền gửi 250 tỷ đồng, Cty CP QT Vietel 79 tỷ đồng, Cty CPCKTechcombank 100 tỷ đồng…

Trang 27

Bảng2 2 Nguồn vốn huy động chia theo khách hàng

là tương đối đồng đều

- Bảng2 3 Nguồn vốn huy động chia theo kỳ hạn

Nhưng bắt đầu từ năm 2008, Chi nhánh đẩy mạnh cho vay khu vực ngoàiquốc doanh Do xu hướng gần đây của ngân hàng là mở rộng vay ngoài quốcdoanh, hạn chế cho vay quốc doanh, vì doanh nghiệp ngoài quốc doanh chiếm90%, điều kiện cho vay tốt hơn, lãi suất cho vay cao hơn so với doanh nghiệpquốc doanh Vì vậy, tỷ trọng cho vay các đối tượng ngoài quốc doanh tăng

Ngày đăng: 24/07/2013, 09:36

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Bảng 2.1. Tình hình hoạt động kinh doanh của chi nhánh giai đoạn - Giải pháp mở rộng cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng BIDV Chi nhánh Đông Đô
Bảng 2.1. Tình hình hoạt động kinh doanh của chi nhánh giai đoạn (Trang 25)
Bảng 2.5. Dư nợ theo kỳ hạn - Giải pháp mở rộng cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng BIDV Chi nhánh Đông Đô
Bảng 2.5. Dư nợ theo kỳ hạn (Trang 28)
Bảng 2.6.  Thu nhập từ hoạt động dịch vụ 2008 - 2011 - Giải pháp mở rộng cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng BIDV Chi nhánh Đông Đô
Bảng 2.6. Thu nhập từ hoạt động dịch vụ 2008 - 2011 (Trang 28)
Hình 2.1: Biểu đồ dư nợ CVTD so với tổng dư nợ - Giải pháp mở rộng cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng BIDV Chi nhánh Đông Đô
Hình 2.1 Biểu đồ dư nợ CVTD so với tổng dư nợ (Trang 30)

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w