Cấu trúc của Giáo trình “Cầu lông” được chia thành 02 chương, bao gồm: Chương 1: Lý thuyết chung bao gồm lịch sử phát triển, vị trí và tác dụng; phương pháp giảng dạy và Chiến thuật th
Trang 2PHỤ LỤC
CHƯƠNG 1 LÝ THUYẾT CHUNG 4
1.1 LỊCH SỬ PHÁT SINH, PHÁT TRIỂN CỦA CẦU LÔNG 4
1.2 VỊ TRÍ VÀ TÁC DỤNG CỦA CẦU LÔNG 6
1.3 PHƯƠNG PHÁP GIẢNG DẠY CẦU LÔNG KĨ THUẬT CẦU LÔNG 8
1.4 CHIẾN THUẬT CẦU LÔNG 11
CHƯƠNG 2 KĨ THUẬT CẦU LÔNG 16
2.1 CÁCH CẦM CẦU, VỢT, TƯ THẾ CHUẨN BỊ CƠ BẢN 16
2.2 KỸ THUẬT ĐÁNH CẦU THẤP TAY 20
2.3 KỸ THUẬT GIAO CẦU 24
2.4 KỸ THUẬT ĐÁNH CẦU PHẢI, TRÁI CAO TAY 29
2.5 KĨ THUẬT ĐẬP CẦU 32
TÀI LIỆU THAM KHẢO 37
Trang 3LỜI NÓI ĐẦU
Giáo trình Cầu lông là môn học chuyên ngành thuộc chương trình giáo dục thể chất đào tạo giáo viên (môn 2), Giáo trình được biên soạn dựa trên chương trình chi tiết môn học của Trường đại học Quảng Bình Mục đích nhằm cung cấp cho sinh viên những kiến thức chung về nguyên lý kỹ thuật câu lông, Luật thi đấu và luyện tập một số kỹ thuật cơ bản; các bài tập thể lực chung và thể lực chuyên môn; phương pháp giảng dạy kỹ thuật và thực hành làm trong tài
Cấu trúc của Giáo trình “Cầu lông” được chia thành 02 chương, bao gồm:
Chương 1: Lý thuyết chung (bao gồm lịch sử phát triển, vị trí và tác dụng; phương
pháp giảng dạy và Chiến thuật thi đấu môn Cầu lông)
Chương 2: Kỹ thuật cầu lông (Cách cầm cầu, cầm vợt, tư thế chuẩn bị; kỹ thuật đánh cầu thấp tay; kỹ thuật đánh cầu cao tay; và kỹ thuật di chuyển
Quá trình biên soạn cuốn giáo trình này đã tham khảo nhiều cuốn sách, giáo trình của các tác giả có uy tín trong nước và sự giúp đỡ của các giảng viên Bộ môn Giáo dục thể chất trường Đại học Quảng Bình, nhưng chắc chắn rằng không thể tránh khỏi những thiếu sót và hạn chế, chúng tôi mong nhận được những ý kiến đóng góp quý báu của đồng nghiệp và bạn đọc
Chúng tôi xin chân thành cám ơn lãnh đạo trường Đại học Quảng Bình, lãnh đạo Khoa Giáo dục thể chất – Quốc phòng và đồng nghiệp đã tạo điều kiện giúp đỡ hoàn thành cuốn Giáo trình này
TS TRẦN THỦY
Trang 4CHƯƠNG 1 LÝ THUYẾT CHUNG 1.1 LỊCH SỬ PHÁT SINH, PHÁT TRIỂN CỦA CẦU LÔNG
1.1.1 Nguồn gốc của môn Cầu lông
Hiện nay trên Thế giới vẫn tồn tại nhiều ý kiến khác nhau về nguồn gốc xuất
xứ của môn Cầu lông song có rất nhiều ý kiến cho rằng nguồn gốc môn Cầu lông được bắt đầu từ trò chơi dân gian của một số dân tộc vùng Đông Nam á và Nam á vào khoảng cách đây khoảng hơn 2000 năm
Theo các tài liệu của Trung Quốc thì môn Cầu lông được bắt nguồn từ trò chơi Poona của ấn độ Trò chơi này được phổ biến rộng rãi ở vùng Poona và có tiền thân gần giống như môn Cầu lông ngày nay Khi chơi trò này người ta dùng bảng
gỗ đánh vào một quả bóng được dệt bằng sợi nhung, ở trên có cắm lông vũ, hai người đánh qua lại cho nhau
Vào những năm 60 của Thế kỷ XIX, một số sĩ quan người Anh phục viên đã đem trò chơi này từ ấn độ về Anh Quốc và thay đổi dần cách chơi năm 1873 tại vùng Badminton của nước Anh, một sĩ quan quân đội đã phổ biến trò chơi này trong giới quí tộc của vùng Từ đó Badminton trở thành bằng tên gọi bằng Tiếng Anh của môn Cầu lông
1.1.2 Sự phát triển Cầu lông trên Thế giới
Do sự phát triển nhanh chóng của môn Cầu lông nên đến năm 1874 ở nước Anh người ta đã biên soạn luật Cầu lông và đến năm 1877 luật thi đấu đầu tiên mới được hoàn thiện và ra mắt người chơi Năm 1893 Hội Cầu lông nước Anh được thành lập Đây là một tổ chức xã hội đầu tiên của môn thể thao này trên Thế giới được thành lập để quản lý và tổ chức phong trào
Năm 1899 tổ chức Giải Vô địch Cầu lông toàn nước Anh lần thứ nhất và sau
đó cứ mỗi năm giải được tổ chức một lần và duy trì cho đến ngày nay Cuối thế kỷ XIX, môn Cầu lông đã được phổ biến rộng rãi ra ngoài nước đầu tiên là Châu Âu Đầu thế kỷ XX, Cầu lông được lan truyền đến các nước châu Á và châu Mỹ châu Đại Dương và cuối cùng là đến châu Phi
Ngày 5/7/1934 Liên đoàn Cầu lông Thế giới được thành lập (IBF) tại Luân Đôn Năm 1939, IBF đã thông qua luật thi đấu quốc tế , mà tất cả các nước hội viên đều phải tuân theo
Trang 5Một số nước phát triển mạnh môn Cầu lông: Mĩ, Anh, Đanh Mạch, Canađa Malaixia, Inđônêxia, Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc, Thái Lan Năm
1988 tại Olympic Seol (Hàn Quốc), cầu lông được đưa vào chương trình biểu diễn của Đại hội Đến năm 1992 tại Bacxêlôna, Cầu lông trở thành môn thi đấu chính thức của Đại hội thể thao Olympic
* Sự phát triển của đánh đơn
Từ những năm 50 của thế kỷ trước các vận động viên nam thường thể hiện uốn nắn với tốc độ không cao, chủ yếu dựa vào điểm rơi của cầu Kỹ thuật di chuyển còn nhiều hạn chế, nhưng do sự phát triển mạnh mẽ của phong trào Cầu lông châu Á đã làm xuất hiện lối đánh mới Để đối phó với các vận động viên châu
Âu, châu Mỹ thì các vận động viên châu Á đã dựa vào lối đánh linh hoạt của mình
để áp dụng lối đánh nhanh tấn công, với việc áp dụng này dần dần đã chiếm ưu thế
so với các cầu thủ châu Âu và châu Mỹ bằng các đường cầu nhanh, mạnh bằng các lối đánh biến hoá như chém cầu treo gần lưới (điển hình là các vận động viên Inđônêsia đã 7 lần dành được cúp Thomas ở hai thập kỷ này)
Sau những năm 70 các cầu thủ đã chuyển sang lối đánh ép xuống cuối sân, tăng cường phòng thủ và phản công toàn diện, đến cuối thế kỷ thì lối đánh toàn diện là sử dụng các quả đột kích, biến đổi tốc độ đánh cầu, sử dụng các động tác bật nhảy, điểm rơi chính xác luôn làm chủ được trên sân
sang tấn công, tấn công tốc độ nhanh đến nâng cao kỹ thuật toàn diện ép vạch cuối sân và cuối cùng là đột kích biến đổi tốc độ
* Sự phát triển của đánh đôi
Vào những năm 50 - 60 của thế kỷ XX các vận động viên nam của các nước châu Âu và châu Á có sự khác biệt, cầu thủ châu Âu thì đánh chuẩn vào điểm rơi, cầu thủ châu á thì sử dụng đường cầu bay ngang để đánh trả Đến những năm 70 các cầu thủ Inđônêsia đã sử dụng lối đánh toàn diện để chiếm ưu thế Đến những năm 80 các cầu thủ trung quốc lại có lối đánh luân phiên tấn công liên tục kết hợp với phòng thủ để đánh trả cầu về cuối sân đối phương
Đến cuối thế kỷ XX đánh đôi nam thường dùng là tốc độ nhanh, tấn công biến hoá ngay từ quả đầu (chủ yếu là Trung Quốc, Hàn Quốc, Malaixia) Còn cách đánh đôi nữ được duy trì nhiều năm chủ yếu là tấn công trên lưới để người ở trước
Trang 6chờ cơ hội dứt điểm Đến những năm 80 mới sử dụng kỹ thuật đánh toàn diện (điển hình là inđônêsia Trung Quốc, Hàn Quốc)
* Một số giải thi đấu Cầu lông của Thế giới
- Cúp Thomas (vô địch đồng đội nam Thế giới từ năm 1948)
- Cúp Uber (vô địch đồng đội nữ Thế giới từ 1956)
- Giải vô địch Cầu lông Thế giới từ 1977
- Cúp Xudiman là giải thi đấu cầu lông hổn hợp của Thế giới (từ 1989)
- Giải vô địch Cầu lông cúp Thế giới từ 1981
1.1.3 Sự phát triển Cầu lông ở Việt Nam
Cầu lông du nhập vào Việt Nam theo hai con đường: Thực dân hóa và Việt kiều về nước, đến năm 1960 mới xuất hiện một vài câu lạc bộ ở các thành phố lớn như Hà Nội, TP Hồ Chí Minh Năm 1961 Hà Nội tổ chức thi đấu giao hữu giữa các thành viên lần đầu tiên tại vườn Bách thảo Hà Nội, song số người dân tham gia còn
Ngoài ra UBTDTT còn tổ chức thêm cho nhiều đối tượng trên qui mô toàn quốc: Giải vô địch trẻ thiếu niên toàn quốc, giải người cao tuổi, giải HS-SV toàn quốc
Tháng 10/1990 Liên đoàn Cầu lông Việt Nam được thành lập; năm 1993 Liên đoàn Cầu lông Việt Nam trở thành thành viên chính thức của Liên đoàn Cầu lông châu Á "ABC"; năm 1934 Liên đoàn Cầu lông Việt Nam trở thành thành viên chính thức của IBF
1.2 VỊ TRÍ VÀ TÁC DỤNG CỦA CẦU LÔNG
1.2.1 Vị trí của môn Cầu lông trong đời sống xã hội
Trang 7Cầu lông là môn thể thao xuất hiện ở nước ta muộn hơn so với một số môn thể thao khác song lại được phát triển nhanh chóng và rộng rãi trong mọi tầng lớp nhân dân lao động
Cùng với sự phát triển của các tổ chức quản lý Nhà nước và xã hội hệ thống thi đấu cầu lông cũng được xây dựng và hoàn chỉnh Mỗi năm đã có tới 6 giải cầu lông cấp quốc gia dành cho cả phong trào lẫn nâng cao
Trong lĩnh vực giáo dục đào tạo, những năm gần đây một số trường Đại học, Cao đẳng và Trung học chuyên nghiệp đã đưa Cầu lông vào giảng dạy trong chương trình tự chọn của Giáo dục thể chất Trong chương trình cải cách của bậc học phổ thông cầu lông cũng đã trở thành một môn học chính thức nhằm góp phần phát triển thể chất cho học sinh
Để đáp ứng yêu cầu của phong trào, hầu hết các trường đào tạo cán bộ, GV TDTT trên toàn quốc đã đưa cầu lông vào chương trình giảng dạy chính thức của nhà trường Nhiều lớp GV, HLV môn Cầu lông đã tốt nghiệp và trở thành những người đang gieo mầm cho sự phát triển của môn Cầu lông trên khắp mọi miền Tổ quốc Đứng trước tình hình trên nhu cầu bồi dưỡng những kiến thức chuyên môn Cầu lông cho giáo sinh các trường CĐSP có đào tạo GV đã trở thành cấp thiết
1.2.2 Tác dụng của môn Cầu lông
Cũng như nhiều môn thể thao khác, tập luyện và thi đấu cầu lông có tác dụng quan trọng là củng cố và tăng cường sức khỏe cho người tập Đối với các thế hệ trẻ, tập luyện cầu lông có tác dụng làm phát triển và hoàn thiện hệ vận động trong đó bao gồm các hệ cơ, hệ xương, hệ thần kinh; đồng thời phát triển tương ứng các hệ thống cơ quan khác của cơ thể như hộ hấp, tuần hoàn
Cùng với sự phát triển hệ thống các cơ quan là sự phát triển tố chất thể lực quan trọng của con người như sức nhanh, sức mạnh, sức bền, khéo léo và mềm dẻo Ngoài ra tập luyện cầu lông còn góp phần tích cực vào việc hoàn thiện nhân cách, rèn luyện phẩm chất đạo đức, ý chí, tính tự tin và sự quyết tâm
Đối với những người cao tuổi, tập luyện cầu lông có tác dụng củng cố và duy trì sức khỏe, chống lão hóa và một số bệnh thường gặp ở tuổi già như huyết áp, xơ cứng động mạch, các bệnh về cột sống Cơ thể khỏe mạnh sẽ giúp cho người cao tuổi tự tin hơn
Trang 8Tập luyện và thi đấu cầu lông còn có tác dụng tăng cường tình đoàn kết, hữu nghị sự hiểu biết lẫn nhau giữa con người với con người, giữa các dân tộc và các quốc gia khác nhau trên thể giới
1.3 PHƯƠNG PHÁP GIẢNG DẠY CẦU LÔNG KĨ THUẬT CẦU LÔNG Giảng dạy kĩ thuật là nhiệm vụ hàng đầu của quá trình giảng dạy và huấn luyện cầu lông Chỉ có thể đạt được hiệu quả giảng dạy cao cũng như việc nâng cao thành tích cho người học trên cơ sở trang bị kĩ thuật toàn diện cho người tập Để giảng dạy kỹ thuật đạt hiệu quả tốt cần quán triệt nhiệm vụ và yêu cầu sau:
1.3.1.Nhiệm vụ, yêu cầu của công tác giảng dạy kĩ thuật
- Thường xuyên hoàn thiện kỹ thuật kết hợp với việc phát triển các tố chất
và năng lực liên quan để tăng cường hiệu quả sử dụng kỹ thuật trong tập luyện và thi đấu
sẽ là tiền đề thuận lợi cho việc tiếp thu các kỹ thuật sau
- Thường xuyên theo dõi diễn biến quá trình tiếp thu kỹ thuật, sửa chữa những sai lầm mà người học mắc phải một cách kịp thời
- Sử dụng phối hợp một cách khoa học và hợp lý các phương pháp giảng dạy trong GDTC để nhằm giúp người học tiếp thu nhanh các kỹ thuật cần trang bị trong quá trình tập luyện
1.3.2 Các giai đoạn giảng dạy kĩ thuật cầu lông
Trang 9* Giai đoạn giảng dạy ban đầu
Ở giai đoạn này cần dạy cho người học nhận thức đúng về mục đích và nhiệm vụ của động tác mình cần học thông quá việc sử dụng các phương pháp lời nói và trực quan để họ có khái niệm và tư duy đúng đắn về kĩ thuật Trên cơ sở đó ghi nhận những thông tin cần thiết về kĩ thuật mà người học sẵn sàng tập luyện kĩ thuật qua việc thực hiện các bài tập của GV đề ra, với các kĩ thuật phức tạp khi tiến hành có thể được đơn giản hoá bằng phương pháp phân chia hay sử dụng các bài tập bổ trợ để dẫn dắt làm cho người tập dễ dàng thực hiện kĩ thuật một cách chính xác và hiệu quả
Khi tiếp thu kĩ thuật cầu lông người tập không thể tránh khỏi những sai lầm Các sai lầm mắc phải thường do nhiều nguyên nhân khác nhau, vì vậy sửa chữa sai lầm khi thực hiện kĩ thuật ở giai đoạn này là nhiệm vụ rất quan trọng Cần phát hiện sớm lỗi sai,tìm hiểu nguyên nhân và đề ra các biện pháp khắc phục một cách kịp thời mới có thể nâng cao được hiệu quả giảng dạy
Kết thúc giai đoạn này người học đã tiếp thu được kĩ thuật tương đối hoàn chỉnh, tuy nhiên các động tác thực hiện còn thô thiển và thể hiện ở độ chuẩn xác chưa cao, chưa điều chỉnh được đường cầu đi theo ý muốn, dùng sức nhiều mà hiệu quả đánh cầu còn chưa cao, động tác chưa phối hợp được nhịp nhàng
* Giai đoạn giảng dạy sâu
Giai đoạn này cần nâng cao kĩ thuật của người học đến mức tương đối hoàn thiện Các chi tiết kĩ thuật cần được tiếp thu một cách hoàn chỉnh với độ chính xác cao về cả không gian, thời gian và nhịp điệ.Các bài tập cần thực hiện liên tục với
độ khó tăng dần
Các động tác kĩ thuật của cầu lông chỉ thực hiện có hiệu quả khi biết kết hợp các yếu tố sức mạnh, sức nhanh, sức bền và sự khéo léo trong kĩ thuật Bởi vậy ở giai đoạn này cần phải phối hợp giảng dạy kĩ thuật với việc tập luyện các tố chất liên quan, đặc biệt là các tố chất cần thiết cho kĩ thuật di chuyển và lực đập mở cổ tay trong các kĩ thuật đánh cầu Biên độ hoạt động của cánh tay cần hạn chế mà cần
mở rộng biên độ hoạt động của cổ tay để tăng lực đánh cầu và điều chỉnh đường cầu cho chuẩn xác
Giai đoạn này cần tiếp tục sửa chữa lỗi sai cho người học, nhưng đi vào xu hướng sửa chữa chi tiết của kĩ thuật, sao cho đến cuối giai đoạn định hình động tác
kĩ thuật được củng cố, các đặc tính về không gian, thời gian và nhịp điệu của kĩ
Trang 10thuật được hoàn thiện trên cơ sở động tác được thực hiện nhịp nhàng với độ chính xác, tiết kiệm sức và hiệu quả cao
* Giai đoạn củng cố và hoàn thiện
Ở giai đoạn này các kĩ thuật cầu lông cần được củng cố và hoàn thiện cho phù hợp với các đặc điểm và năng lực cá nhân của người học, đồng thời có thể thực hiện một cách hợp lý trong những điều kiện khác nhau của những tình huống thi đấu
Trong giai đoạn này cần cho người tập thực hiện các bài tập phối hợp đặc biệt là những bài tập phối hợp giữa kĩ thuật di chuyển với các kĩ thuật đánh cầu khác nhau ở nhiều điểm trên sân, những bài tập kĩ thuật theo các yêu cầu của chiến thuật và các bài tập thi đấu để người tập thích nghi dần với những yêu cầu phức tạp trong thi đấu Biến dạng của kĩ thuật trong giai đoạn này cũng cần được thực hiện thuần thục hơn và ởmức độ cao hơn để sao cho trong cùng một kiểu thực hiện kĩ thuật mà đối phương khó phán đoán được ý đồ đánh cầu của mình
Tiếp tục tăng cường phát triển các tố chất thể lực có liên quan đến yêu cầu thực hiện kĩ thuật cũng là nhiệm vụ quan trọng ở giai đoạn này
1.3.3 Tuần tự tiến hành giảng dạy kỹ thuật Cầu lông
Để giảng dạy một kỹ thuật trong cầu lông phải dựa trên cơ sở quy luật hình thành kỹ năng kỹ xảo động tác cùng với việc đảm bảo yêu cầu của các nguyên tắc giảng dạy có thể tiến hành theo tuần tự các bước sau:
bài tập này thường được thực hiện theo các tín hiệu như nhịp đếm, nhịp vỗ tay để học sinh lặp lại kỹ thuật một cách liên tục và thường xuyên ở những giáo án đầu sau đó giảm dần cho đến khi ổn định định hình động tác được hình thành Ở bước này có thể thực hiện các bài tập đánh vào cầu treo ở điểm cố định, vào lá cây, cần chú ý sữa chữa những sai lầm khi thực hiện kỹ thuật ở giai đoạn này Phương pháp giảng dạy là sử dụng các bài tập lặp lại theo tổ, mỗi tổ 30-60 giây
được giảm nhẹ như: Đánh cầu cự ly gần, sử dụng lực nhẹ Phương pháp sử dụng ở giai đoạn này chủ yếu là các bài tập định mức theo thời gian từ 5 - 30 phút, GV cần tiếp tục sửa chữa kỹ thuật cho người tập
Trang 11- Bước thứ tư: Tiếp tục thực hiện kỹ thuật đánh cầu với độ khó tăng dần
như: Những yêu cầu về độ chuẩn cao, tăng lực đánh cầu, kéo dài cự ly đánh cầu theo đường thẳng chéo Sử dụng phương pháp bài tập định mức theo thời gian từ
10 - 30 phút
cao Phối hợp dần từ 2-3 kỹ thuật trong bài tập với thời gian 10-20 phút
cầu toàn diện hơn của kỹ thuật như: Lực đánh cầu, độ chuẩn, các tình huống sử dụng kỹ thuật theo yêu cầu chiến thuật Tập khoảng từ 10 - 30 phút
- Bước thứ 7: Thực hiện kỹ thuật trong các bài tập thi đấu Sử dụng các bài
tập thi đấu có hạn chế để tập trung luyện tập kỹ thuật, đồng thời tạo ra hưng phấn cho HS trong quá trình tập luyện
1.4 CHIẾN THUẬT CẦU LÔNG
1.4.1 Chiến thuật thi đấu đơn
1.4.1.1 Chiến thuật giao cầu: Là nhằm tạo thế bị động cho đối phương, hạn
chế khả năng tấn công của họ và dành cơ hội tấn công trước cho bản thân
trước mà buộc họ bị động đánh trả cầu cao tạo cơ hội cho người giao cầu tấn công quả thứ hai Về nguyên tắc khi giao cầu VĐV có thể căn cứ vào Luật mà có quyền giao cầu vào bất cứ vị trí nào của đối phương, song do sử dụng chiến thuật tấn công nên sử dụng các đường giao cầu thấp gần hoặc lao nhanh vào trái tay đối phương (xem hình vẽ 1)
Trang 12* Chiến thuật giao cầu tấn công cao xa: Là chiến thuật thường được sử dụng
đối với các vận động viên trình độ chưa cao, khả năng đập còn hạn chế (đặc biệt trong thi đấu đơn nữ) Cách giao cầu trong chiến thuật này là sử dụng các đường cầu giao có vòng cung lớn với điểm rơi sát đường biên ngang cuối sân đối phương trong khu vực đỡ cầu Mục đích khi sử dụng chiến thuật này là nhằm lợi dụng khu vực giao cầu trong sân đơn để đẩy đối phương về cuối sân và nếu họ tấn công sẽ bị giảm uy lực đồng thời đường cầu bay cao xa sẽ có thời gian cho chúng ta chuẩn bị, suy nghĩ và tìm cơ hội để đánh chốt điểm các quả cầu sau hoặc có cơ hội phản công thuận lợi (h 2)
Hình 2
1.4.1.2 Chiến thuật đánh cầu
(dài, thẳng, cheo, ngắn cao, thấp khác nhau) trong tập luyện thi đấu cầu lông bao gốm: Đường cầu cao, xa, thẳng, chéo; đường cầu lao nhanh thẳng, chéo, ngắn hoặc dài; đường cầu ngắn, thẳng hoặc chéo; đường cầu đánh thẳng người
* Chiến thuật tấn công cuối sân: Sử dụng lặp lại các đường cầu cao xa hoặc các đường bạt ngang để tấn công vào hai góc cuối sân buộc họ di chuyển đỡ cầu để chờ cơ hội dứt điểm Cũng có thể các đường cầu đánh lặp đi lặp lại liên tục vào một góc để dồn đối phương bị động
* Chiến thuật kết hợp đường cầu ngắn dài: Là sử dụng đường cầu dài dọc biên như bằng đường cầu ngang, đập cầu hoặc cao xa kết hợp với đường chém cầu
Điểm1
O
Trang 13buộc đối phương phải di chuyển theo diện rộng đỡ cầu đặc biệt các đường chém cầu bắt đối phương hất lên cao tạo cơ hội dứt điểm quả tiếp theo (lưu ý đối phương
có thể sử dụng đường cầu ngắn), vì vậy phải luôn chuẩn bị để di chuyển để đánh trả
* Chiến thuật lặp lại đập cầu: Sử dụng các đường cầu đập liên tục vào bên đối phương để dành điểm hoặc tạo thế bị động cho đối phương đánh trả các quả chém chính xác để dứt điểm Khi sử dụng chiến thuật này có thể biến hoá các đường cầu chém, đập thẳng dọc biên hoặc đối phương mất thăng bằng thì có thể đập thẳng vào người
* Chiến thuật phòng thủ bằng các đường cầu cao xa: Khi đối phương tấn công có thể phòng thủ bằng hất trả các đường cầu cao xa về hai góc cuối sân để đẩy
họ về cuối sân lấy thế chủ động chờ cơ hội phản công Cần chú ý phòng thủ cao xa chứ không phòng thu ngang, vì ngang sẽ bị đối phương đánh chặn nhanh trên lưới
* Chiến thuật phòng thủ chéo sát lưới kết hợp chặn cầu theo đường thẳng: Tức là sử dụng khi đối phương chém cầu gần lưới hoặc bỏ nhỏ, VĐV phải sử dụng
kỹ thuật móc cầu để đánh theo đường chéo sau đó di chuyển đánh ngang lưới để chặn đánh cầu trên lưới khi đối phương lại móc trả theo đường thẳng
điểm trên sân đối phương; từ nhiều điểm bên sân mình đánh tới một điểm trên sân đối phương; từ nhiều điểm bên sân mình đánh tới nhiều điểm trên sân đối phương
* Chiến thuật đánh cầu 4 điểm đột kích: Sử dụng nhiều kỹ thuật khác nhau đánh vào 4 góc sân đối phương buộc họ phải di chuyển sang phải, sang trái, lên trên, xuống dưới cho đến khi phát hiện có khoảng trống thì dứt điểm
* Chiến thuật đánh vào trái tay đối phương: Khi phát hiện đối phương yếu trái thì sử dụng kỹ thuật đánh cao xa, bạt ngang cầu hoặc đập liên tục vào góc trái cho đến khi phát hiện có khoảng trống thì dứt điểm
* Chiến thuật tấn công 3 góc tam giác: Về nguyên tắc khi đối phương đánh cầu sang sân mình ở góc phải thì mình đánh trả lại góc trái của họ và ngược lại
* Chiến thuật đánh vào hai điểm gần lưới: Khi phát hiện đối phương đánh lưới yếu, di chuyển chậm thì đánh chém cầu, treo cầu hoặc móc cầu liên tục vào hai góc gần lưới bên sân đối phương và cho đến khi phát hiện có khoảng trống thì dứt điểm bằng kỹ thuật đập cầu
Trang 141.4.2 Chiến thuật thi đấu đôi
1.4.2.1 Chiến thuật giao cầu: Trong đánh đôi chủ yếu là giao cầu thấp gần
kết hợp với các quả phát cầu lao nhanh tạo thế bất ngờ cho đối phương
1.4.2.2 Chiến thuật phối hợp di chuyển
đôi (có tính tương đối) theo đường chéo của sân, mỗi VĐV chịu trách nhiệm theo các khu vực đã định Sự phân chia này thường áp dụng cho các VĐV có trình độ khá trở lên và trình độ tương đương nhau (hình 3)
Trang 151.4.2 3 Chiến thuật đánh cầu
* Chiến thuật hai đánh một: các đường cầu tấn công cần tập trung vào người bên đối phương có trình độ, năng lực về kĩ thuật, chiến thuật, thể lực hoặc tâm lí kém hơn tạo ưu thế cho mình, gây bị động cho đối phương
* Chiến thuật tấn công trung lộ (theo đường trung tâm): Hai người cùng bên tập trung cầu tấn công liên tục vào khe giữa 2 người bên đối phương khi họ áp dụng phương pháp phối hợp hàng ngang
* Chiến thuật đường thẳng dọc biên: sử dụng các đường cầu đập hoặc đường bạt cầu ngang theo 2 biên dọc của sân đối phương khi phát hiện ra bên họ áp dụng phương pháp phối hợp hàng dọc
* Chiến thuật người sau tấn công, người trước đánh lưới: 2 VĐV phối hợp phương pháp hàng dọc để người đứng sau tấn công liên tục bằng đập cầu, còn người đồng đội đứng phía trước sẵn sàng chuẩn bị để chờ cơ hội sử dụng các kĩ thuật đánh cầu gần lưới dứt điểm khi đối phương bị động đánh cầu sang
1.4.2.4 Chiến thuật phòng thủ: Trong trường hợp bị đối phương tấn công
cả hai VĐV phải tỉnh táo phòng thủ chờ cơ hội Nếu đối phương tấn công theo dường thẳng thì đánh trả theo đường chéo và ngược lại đồng thời tìm điểm yếu của đối phương để đánh trả Cũng có thể dụng các đường cầu ngắn để buộc đối phương móc cầu lên cao dành quyền tấn công
Trang 16
CHƯƠNG 2 KĨ THUẬT CẦU LÔNG
2.1 CÁCH CẦM CẦU, VỢT, TƯ THẾ CHUẨN BỊ CƠ BẢN
2.1.1 Cách cầm cầu, vợt, tư thế chuẩn bị cơ bản
2.1.1.1 Cách cầm vợt
tay thuận xoè ra đặt sát mặt vợt, tiếp đó vuốt nhẹ từ mặt vợt xuống cán vợt Ngón cái và ngón trỏ tạo thành góc nhọn nắm lấy hai má trái và phải của cán vợt Ba ngón còn lại nắm tự nhiên ở phần gần dưới của ngón trỏ, ngón trỏ cách 3 ngón này khoảng 1cm Mặt vợt và chiều dẹt của cẳng tay cùng nằm trên một mặt phẳng không gian, tay cầm vợt thoải mái để điều kiển linh hoạt, không gò bó làm cản trở đến động tác đánh cầu của cổ tay
2.1.1.2 Cách cầm cầu
Cầm cầu có 2 kiểu cơ bản đó là: Cầm vào phần cánh của cầu (dùng 2 ngón,
ngón trỏ và ngón cái cầm nhẹ vào phần cánh cầu, các ngón khác nắm lại tự nhiên); Cầm vào phần núm cũng dùng ngón trỏ và ngón cái cầm nhẹ vào phần núm cầu, các ngón khác nắm lại tự nhiên
2.1.1.3 Các tư thế chuẩn bị cơ bản
Tư thế 1: Hai chân đứng song song, khoảng cách rộng bằng vai, góc độ khớp gối khoảng 1350
- 1500 , trọng tâm ở giữa hai chân, lưng cong tự nhiên, đầu ngữa
Tư thế 2: Chân ngược bên với tay cầm vợt phía trước, chân kia ở sau đứng trên mũi bàn chân, khoảng cách giữa hai chân rộng bằng vai, trọng tâm dồn vào chân trước, góc độ khớp gối khoảng 1600
- 1650 , lưng cong tự nhiên
2.1.2 Kĩ thuật di chuyển
Di chuyển là cơ sở quan trọng để thực hiện tiếp các hoạt động của tay trong mỗi lần đánh cầu Với diện tích sân tương đối rộng lại chỉ có 1 đến 2 VĐV ở trên sân, đồng thời đối phương lại luôn tìm các điểm xa người để đánh cầu vào đó nên
di chuyển gần như là điều kiện bắt buộc trước khi thực hiện kỹ thuật đánh cầu của tay Di chuyển tốt sẽ tạo điều kiện thuận lợi để thực hiện các động tác tay chủ động
và hiệu quả Nếu di chuyển không tốt sẽ luôn bị động và làm giảm uy lực của kỹ thuật đánh cầu Căn cứ vào phương pháp di chuyển mà người ta chia kĩ thuật di chuyển của cầu lông ra làm các loại sau:
Trang 172.1.2.1 Di chuyển đơn bước: Di chuyển đơn bước là sự di chuyển chỉ có sự
thay đổi vị trí của 1 chân, còn chân kia vẫn giữ nguyên, kỹ thuật này được sử dụng nhiều trong các trường hợp cầu đối phương đánh sang ở gần người Kỹ thuật di chuyển thường áp dụng phối hợp với các kỹ thuật phòng thủ
* Di chuyển tiến phải
Nếu đối phương đánh cầu sang ở bên phải, phía trước thì dùng chân trái làm trụ, chân phải bước chếch lên trước sang phải một bước dài, ngắn tùy theo điểm cầu rơi, góc bước khoảng 450, chân phải khuỵu gối, trọng tâm dồn nhiều vào chân phải, người hơi đỗ về ở phía trước ở tư thế đánh cầu phải
* Di chuyển tiến trái
Nếu đối phương đánh cầu sang ở bên trái, phía trước thì dùng chân trái làm trụ, mũi chân xoay sang trái tạo với hướng đánh cầu 1 góc 80- 900 Chân phải bước chếch lên trước sang trái một bước dài, ngắn tùy theo điểm cầu rơi, trọng tâm dồn nhiều vào chân phải, người hơi đỗ về ở phía trước ở tư thế đánh cầu trái
Nếu cầu rơi sát người hoặc phía sau bên phải thì vẫn dùng mũi chân trái làm trụ, xoay gót chân phải sang trái Chân phải bước lùi về sau 1 bước rộng khoảng 50 – 60cm, góc bước khoảng 1350, toàn thân tạo thành tư thế đánh cầu phải
* Di chuyển lùi đánh trái
Nếu cầu rơi sát người hoặc phía sau bên trái thì vẫn dùng mũi chân phải làm trụ, xoay gót chân phải sang trái Chân trái bước lùi về sau sang trái 1 bước rộng khoảng 50 – 80cm, góc bước khoảng 1350, toàn thân tạo thành tư thế đánh cầu trái
2.1.2.2 Di chuyển đa bước
Trang 18* Di chuyển lên 2 góc gần lưới: Đây là kỹ thuật di chuyển để phối hợp với
các kỹ thuật đánh cầu nhằm đỡ lại những quả khi đối phương bỏ nhỏ sang hoặc để tấn công trên lưới
TTCB: Đứng giữa sân
Thực hiện: Khi thấy đối phương bỏ nhỏ cầu vào góc phải hoặc trái thì di chuyển bằng cách bước chân trái về trước 1 bước theo hướng cầu rơi sau đó bước chân phải, trọng tâm dồn vào chân phải, dùng sức chân đạp mạnh theo hướng ngược với hướng vừa di chuyển, đưa chân phải trở về vị trí ban đầu tiếp đến là chân trái, thân người trở về TTCB
* Di chuyển về 2 góc cuối sân: Đây là kĩ thuật dùng để phối hợp với các kĩ
thuật đánh trả những quả cầu đối phương đánh sang rơi vào 2 góc cuối sân bên mình
TTCB: Đứng ở vị trí giữa một bên sân cầu lông trong TTCB thứ nhất
Thực hiện kĩ thuật: khi thấy đối phương đánh cầu sang góc phải cuối sân bên mình thì thực hiện kĩ thuật di chuyển bằng cách nhấc chân trái lùi một bước về sau sang phải tiếp theo chân phải lùi tiếp một bước nữa Phối hợp với các kĩ thuật đánh cầu ở góc phải cuối sân Sau đó lại đạp mạnh chân phải theo hướng ngược với hướng vừa di chuyển để đưa chân về vị trí chuẩn bị ban đầu Chân trái cũng rút tiếp
về vị trí và tư thế chuẩn bị ban đầu để đánh quả cầu sau
Khi đối phương đánh trả cầu sang góc trái cuối sân mình thì thực hiện di chuyển bằng cách lùi chân trái một bước về sau sang trái Tiếp theo chân phải vòng phía trước – sang trái- ra sau theo hướng cầu rơi, đồng thời với bước chân phải thân người quay gần 1800
theo chiều ngược với chiều kim đồng hồ, lưng hướng lưới và phối hợp với các kĩ thuật đánh cầu trái sau đó đạp mạnh chân phải để đưa chân phải trở về vị trí chuẩn bị, chân trái cũng rút tiếp theo sau để trở về vị trí và TTCB ban đầu
* Di chuyển ngang bước chéo: Khí ở TTCB cơ bản, đứng giữa sân, nếu di
chuyển sang phải thì đạp mạnh chân trái, đồng thời quay người 900
sang phải, đổ trọng tâm sang phải, bước chân trái về trước sau đó bước tiếp chân phải, gối khuỵu, trọng tâm thấp, cứ như thế bước luân phiên đến đường biên dọc Bước cuối cùng chân phải ở trước chạm mép đường biên, gối phải khuỵu nhiều, trọng tâm lúc này dồn vào chân phải, người ở tư thế đánh cầu phải Sau đó dùng lực đạp mạnh chân phải quay vòng thân người sang trái – ra sau 1800, đồng thời với việc quay thân,