Phân tích những tác động tích cực và tiêu cực đến khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp Việt Nam khi Việt Nam tham gia hiệp định thương mại tự do Việt Nam – EU VEFTA và đề xuất chiến lượ
Trang 1Phân tích những tác động tích cực và tiêu cực đến khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp Việt Nam khi Việt Nam tham gia hiệp định thương mại tự do Việt Nam – EU ( VEFTA) và đề xuất chiến lược kinh doanh phù hợp cho doanh nghiệp.
MỤC LỤC
MỤC LỤC 1
NỘI DUNG NGHIÊN CỨU 2
1 Phân tích những tác động tích cực và tiêu cực đến khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp Việt Nam khi Việt Nam tham gia hiệp định thương mại tự do Việt Nam – EU ( VEFTA) và đề xuất chiến lược kinh doanh phù hợp cho doanh nghiệp 2
1.1 Giới thiệu khái quát về VEFTA 2
1.1.1 Các bên đàm phán 2
1.1.2 Tính chất cam kết 2
1.1.3 Tình hình đàm phán 2
1.1.4 Phạm vi đàm phán 2
1.1.5 Tác động của VFFTA đến các lĩnh vực của Việt Nam 2
1.2 Lịch sử hình thành và phát triển của Công ty 2
1.2.1 Khái quát về Công ty Cổ phần Vân Lan 2
1.2.2 Ngành nghề kinh doanh của Công ty 2
1.2.3 Quy trình công việc vận tải hàng hóa 2
1.3 Phân tích những tác động tích cực và tiêu cực của VEFTA đến các doanh nghiệp Việt Nam nói chung, công ty Cổ phần Vân Lan nói riêng 2
1.3.1 Lý do chọn Công ty Cổ phần Vân Lan để nghiên cứ đề tài 2
1.3.2 Phân tích những tác động tích cực và tiêu cực đến khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp Việt Nam khi Việt Nam tham gia hiệp định thương mại tự do Việt Nam – EU ( VEFTA) 2
1.3.3 Đề xuất chiến lược kinh doanh phù hợp cho doanh nghiệp 2
1.3.4 Đề xuất giải pháp đối với Công ty Cổ phần Vân Lan 2
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 2
Trang 3NỘI DUNG NGHIÊN CỨU
1 Phân tích những tác động tích cực và tiêu cực đến khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp Việt Nam khi Việt Nam tham gia hiệp định thương mại tự do Việt Nam – EU ( VEFTA) và đề xuất chiến lược kinh doanh phù hợp cho doanh nghiệp.
1.1 Giới thiệu khái quát về VEFTA
1.1.1 Các bên đàm phán
Việt Nam và EU : Trong đó EU đàm phán với tính chất là một khối thống nhất
về thương mại, các cam kết mà EU đưa ra sẽ ràng buộc tất cả các nước thành viên EU – 27 nước; ngược lại những cam kết của Việt Nam sẽ có hiệu lực đối với hàng hóa, dịch vụ đến từ tất cả các nước thành viên EU
EU là đối tác thương mại lớn của Việt Nam (đặc biệt trong lĩnh vực xuất khẩu)
Vì vậy việc có được hiệp định thương mại tự do với thị trường này sẽ tác động trực tiếp và ở diện rộng đối với nhiều ngành của Việt Nam
1.1.2 Tính chất cam kết
Về nguyên tắc, mức độ “tự do hóa” trong các nội dung cam kết là điểm để phân biệt các Hiệp định thương mại tự do (FTAs) với các hiệp định mở cửa thương mại thông thường
Vì vậy, Hiệp định thương mại tự do Việt Nam – EU sẽ là thỏa thuận thương mại trong đó các bên (Việt Nam và EU) được suy đoán là sẽ đưa ra những cam kết mạnh, mở cửa rộng hơn nhiều so với các cam kết trong WTO, ví dụ:
+ Thương mại hàng hóa: Cam kết cắt giảm thuế (đến 0% hoặc gần 0%) đối với nhiều (hoặc phần lớn) các nhóm hàng hóa
+ Thương mại dịch vụ: Cam kết mở cửa thị trường dịch vụ ở nhiều lĩnh vực hơn và/hoặc với lộ trình sớm hơn cam kết WTO
+ Đầu tư, sở hữu trí tuệ: các cam kết tạo điều kiện thuận lợi hơn cho hoạt động đầu tư, tăng cường việc bảo hộ các quyền sở hữu trí tuệ
Các cam kết trong khuôn khổ hiệp định thương mại tự do được xem là “ngoại lệ” đối với các nguyên tắc không phân biệt đối xử trong WTO và chỉ được áp dụng cho đối tác trong thỏa thuận mà không áp dụng đối với các nước khác Đối với phía Việt Nam, kết quả đàm phán được xem là có lợi nếu EU chấp nhận mở cửa thị trường
Trang 4(cắt giảm thuế) đối với những lĩnh vực mà Việt Nam có thể mạnh xuất khẩu, giảm bớt các rào cản trong việc tiếp cận thị trường này và Việt Nam không bị buộc phải mở cửa những thị trường mà năng lực cạnh tranh nội địa còn yếu
1.1.3 Tình hình đàm phán
Ngày 2/7, vòng đàm phán thứ 4 về Hiệp định thương mại tự do giữa Việt Nam
và Liên minh châu Âu (VEFTA) chính thức khai mạc tại Brussels, phiên đàm phán này kéo dài từ ngày 2-5/7, là phiên đầu tiên hai bên đi vào đàm phán thực chất và bày
tỏ hy vọng đoàn đàm phán hai bên trong những ngày tới thực hiện đúng lộ trình đã đề
ra Đàm phán VEFTA đã trải qua 3 phiên và mục tiêu đã được lãnh đạo phía Việt Nam và EU thống nhất là cố gắng kết thúc đàm phán vào cuối năm 2014 Để đạt mục tiêu đó, hai bên đã đề ra lộ trình làm việc hết sức tích cực
Ba phiên đầu được hai bên xác định theo lộ trình là nhằm thống nhất những nội dung cơ bản về khung hiệp định để làm rõ những yêu cầu, những mong muốn của nhau đối với bên kia Ba vòng đàm phán đầu đã được thực hiện với thái độ rất tích cực của hai đoàn đàm phán Hai bên đã trao đổi cho nhau lời văn của hiệp định của mỗi bên đối với từng chương Về cơ bản, qua 3 phiên, cả Việt Nam-EU đã làm rõ những nội dung mà mình mong muốn ở bên kia, đồng thời đã trao đổi cho nhau về một số bản chào quan trọng như bản chào về mở cửa thị trường hàng hóa Đây là bước đặc biệt quan trọng để xây dựng nền móng cho Hiệp định mà hai bên đang đàm phán
Chính vì vậy, phiên đàm phán thứ 4 này rất quan trọng trong việc chuyển từ đàm phán làm rõ lợi ích những yêu cầu của nhau sang đàm phán thực chất để mở cửa thị trường của nhau như thế nào Do đó, trọng tâm của phiên đàm phán thứ 4 sẽ là những vấn đề quan trọng nhất của hai bên, trong đó đặc biệt được quan tâm là những vấn đề như hàng hóa, dịch vụ, đầu tư, mua sắm chính phủ… cũng như những vấn đề khác liên quan đến khung hiệp định để hai bên thực hiện quá trình mở cửa thị trường cho nhau, chẳng hạn như bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ, những quy định chung về thương mại hàng hóa… Hai bên trông đợi tại phiên đàm phán thứ 4 này, Việt Nam và
EU sẽ đặt được “những viên gạch để hình thành hiệp định.” Tuy nhiên, quá trình đàm phán EVFTA cũng giống như việc đàm phán các hiệp định khác của EU gần đây là những hiệp định tiêu chuẩn rất cao, do vậy đây là một quá trình hết sức phức tạp
Hiệp định thương mại tự do EU-Việt Nam một khi được hình thành sẽ tạo môi trường thuận lợi hơn cho Việt Nam, các loại thuế sẽ bằng 0 cho hầu hết các hàng hóa
Trang 5như nông sản, thực phẩm, giày dép, may mặc… Điều này kỳ vọng hoạt động thương mại sẽ được đẩy mạnh hơn, cũng như mang lại sự an toàn hơn trong quá trình đầu tư của doanh nghiệp Đồng thời, Hiệp định thương mại tự do EU-Việt Nam cũng là kỳ vọng để doanh nghiệp châu Âu đầu tư mạnh hơn vào Việt Nam trong thời gian tới
Việt nam và EU đã ký tắt Hiệp định đối tác toàn diện (PCA) vào ngày 8/10/2010 vừa rồi – một văn bản mà EU thường ký trước khi đàm phán và ký kết FTA với các đối tác Do đó tương lai của Hiệp định tự do thương mại Việt Nam – EU là tương đối chắc chắn Tuy nhiên chưa có Vòng đàm phán chính thức nào được tiến hành Do các vấn đề cơ bản của FTA này chưa được quyết định nên cơ hội để góp ý
và đề xuất về các nội dung của FTA nhiều hơn và khả năng các đề xuất được xem xét cũng lớn hơn
1.1.4 Phạm vi đàm phán
Do hiện tại chưa có quyết định chính thức về các vấn đề sẽ được đưa ra thảo luận và cam kết trong khuôn khổ FTA này nên chưa thể xác định chính xác phạm vi đàm phán Tuy nhiên, EU đã từng ký kết nhiều FTA với nhiều đối tác khác, trong đó
có các đối tác là các nước đang phát triển tương tự Việt Nam nên có thể suy đoán rằng đối với Việt Nam, họ cũng có thể áp dụng phạm vi tương tự Phạm vi các FTA này về
cơ bản cũng phù hợp với những tuyên bố mang tính nguyên tắc/định hướng về phạm
vi FTA của EU (đặc biệt là EU Global 2006)
Cụ thể, các FTA của EU thường đi theo các định hướng sau:
a) Các cam kết cụ thể phải đạt được mức mở cửa rộng hơn mức cam kết trong khuôn khổ WTO (“WTO +” FTAs) , cụ thể:
- Thuế quan và hạn ngạch được loại bỏ đối với 90-95 dòng thuế;
- Tăng cường mạnh mẽ tự do hóa trong dịch vụ (bao gồm hầu hết các lĩnh vực dịch vụ) và đầu tư;
- Đi xa hơn WTO trong các vấn đề liên quan đến cạnh tranh, mua sắm chính phủ, quyền sở hữu trí tuệ và thuận lợi hóa thương mại
- Bao gồm các quy định liên quan đến lao động và tiêu chuẩn môi trường
- Đơn giản hóa nguyên tắc xuất xứ
- Các vấn đề phi thuế được tăng cường (minh bạch hóa, thừa nhận lẫn nhau, phù hợp với các tiêu chuẩn quốc tế, thảo luận các vấn đề quy định và hỗ trợ kỹ thuật)
Trang 6Tuy nhiên, EU không thực sự tham vọng về mở cửa thị trường như Hoa Kỳ nên
trong các FTAs của khối này:
- Các vấn đề mở cửa thị trường không bị đặt nặng (đặc biệt với các vấn đề về nông sản và nông nghiệp)
- Có thể chấp nhận các lộ trình mở cửa dài hơn
- Không quá quan tâm đến danh mục các lĩnh vực dịch vụ và đầu tư không mở cửa cũng như việc giải quyết tranh chấp giữa các nhà đầu tư với Chính phủ, cho phép đàm phán trên thế “bảo hộ” với đối tác trong một số lĩnh vực dịch vụ nhạy cảm (ví dụ
y tế, giáo dục, truyền thông….)
- Không quá nhấn mạnh đến các yếu tố ràng buộc mạnh trong pháp luật nội địa
- Không đòi hỏi cao hơn Hiệp định về quyền sở hữu trí tuệ trong WTO (TRIPS +) đối với các vấn đề sở hữu trí tuệ (trừ vấn đề chỉ dẫn địa lý)
- Không nhất thiết đòi hỏi WTO + về các vấn đề tiêu chuẩn lao động, môi trường (chấp nhận các chuẩn quốc tế đã có)
b) Chú trọng đến các vấn đề phi thương mại (nhằm “xuất khẩu mô hình EU” sang các nước khác thông qua FTAs) , ví dụ:
- “Công bằng xã hội”: FTA với mục tiêu tăng cường các giá trị châu Âu, bao gồm cả các vấn đề về tiêu chuẩn môi trường, xã hội, đa dạng văn hóa ra toàn thế giới
- Liên kết các vấn đề thương mại với biến đổi khí hậu (FTA với các quy định về thương mại và phát triển bền vững)
- Các tuyên bố trong FTA về biến đổi khí hậu, dân chủ, quyền con người và những vấn đề
c) Các vấn đề để quản lý rủi ro trong thương mại quốc tế (liên quan đến SPS
và TBT): sử dụng các tiêu chuẩn thận trọng có tính hạn chế thương mại với các lý do
an toàn tính mạng, sức khỏe (mà không cần dựa trên những tiêu chuẩn quốc tế)
- Với phạm vi các FTA mà EU thường ký kết với các nước đang phát triển như nêu trên, có thể thấy Việt Nam có thể đạt được các thỏa thuận có lợi về thương mại với EU mà không phải đánh đổi quá nhiều về mở cửa thị trường (do EU không quá nhấn mạnh đến vấn đề này), tuy nhiên Việt Nam có thể sẽ phải chấp nhận những vấn đề cam kết ngoài thương mại (như môi trường, lao động, các giá trị xã hội EU…)
Trang 7- Doanh nghiệp có thể tham khảo phạm vi các FTA mà EU đã ký kết để sơ bộ đưa ra các phương án hoặc đề xuất về từng nhóm vấn đề liên quan đến ngành mình phù hợp với lợi ích của ngành và dễ được phía EU chấp nhận
1.1.5 Tác động của VFFTA đến các lĩnh vực của Việt Nam
Sản xuất lương thực, Việt Nam là nước sẽ phải chịu tác động nhiều nhất với việc giảm 11-26% sản lượng và 13-30% số lao động (cả có tay nghề cao và lao động giản đơn) Thu nhập từ ngành này sẽ giảm do cả sản lượng và giá đều giảm Như vậy nông dân Việt Nam sẽ gặp khó khăn trong khi người tiêu dùng được lợi vì giá giảm
Về thương mại, Việt Nam sẽ gặp khó khăn hơn, Việt Nam sẽ tăng xuất khẩu 26-44% nhờ trình độ ban đầu thấp Tuy nhiên, do thị phần thương mại lương thực trong tổng thương mại giữa EU và Việt Nam nhỏ nên tác động thực chất không nhiều Đối với ngành chế biến thực phẩm, Việt Nam sẽ giảm sản xuất (Việt Nam giảm 14,99 – 33,05%) và giá
Hàng dệt, may mặc và giày dép: Việt Nam sẽ tăng 154,1% sản xuất giày dép và tăng 133,1% số lao động và 14,6% sản xuất may mặc Tuy nhiên, trong ngành dệt, sản xuất của Việt Nam sẽ giảm 17% và lao động sẽ giảm 23,3% Nhìn chung, Việt Nam được đánh giá là sẽ được lợi nhất và sẽ có sự chuyển đổi lao động giữa 3 lĩnh vực này
Sản xuất ô tô và phụ tùng: Việt Nam sẽ giảm sản xuất Do thương mại ban đầu (trước khi có FTA) của ngành hàng này rất thấp, Việt Nam sẽ bị giảm sản xuất nhiều nhất (28-47%) và giảm doanh thu khoảng 35%
Dịch vụ tài chính và bảo hiểm: Việt Nam có thuận lợi trong lĩnh vực dịch vụ tài chính nhưng sẽ gặp khó khăn trong dịch vụ bảo hiểm Tuy nhiên, nếu tính chung cả 2 lĩnh vực này thì đầu ra đều tăng đối với tất cả các nước ASEAN FTA sẽ không tác động nhiều đến giá dịch vụ tài chính, nhưng tại Singapore giá bảo hiểm sẽ giảm trong khi lại tăng lên ở Việt Nam
Tác động lớn nhất của FTA đối với Việt Nam là trong thương mại dịch vụ tài chính và bảo hiểm, đặc biệt là nhập khẩu Trong lĩnh vực dịch vụ tài chính và bảo hiểm, Việt Nam đều giảm xuất khẩu, tăng nhập khẩu và giảm lao động Đối với Việt Nam, tác động tiêu cực đến dịch vụ bảo hiểm sẽ làm giảm khoảng 25% lao động
Thủy sản: FTA không gây tác động lớn, nhưng trong ngắn hạn sản xuất Việt Nam sẽ giảm Sản xuất sẽ tăng đối với hầu hết các nước ASEAN, trừ Việt Nam Tuy nhiên, do xuất khẩu của Việt Nam sang EU sẽ tăng và với mức giá của thị trường EU
Trang 8cao hơn so với nhiều thị trường khác nên người sản xuất sẽ có lợi, trong khi người tiêu dùng sẽ không được lợi do giá tăng
Với việc thực hiện FTA, xuất khẩu thủy sản của các nước ASEAN đang sản xuất thủy sản mạnh sẽ tăng ngay Sau quá trình tái cơ cấu dài hạn, xuất khẩu sẽ tập trung vào các mặt hàng có giá trị gia tăng cao, tuy nhiên mức độ cụ thể sẽ phụ thuộc nhiều vào việc thỏa thuận quy tắc xuất xứ đối với các sản phẩm này trong FTA, vì một
số nước phải nhập nguyên liệu thủy sản Xuất khẩu nguyên liệu sẽ giảm vì phải dành cho công nghiệp chế biến
1.2 Lịch sử hình thành và phát triển của Công ty
1.2.1 Khái quát về Công ty Cổ phần Vân Lan
Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh Công ty Cổ phần số: 0203002084 do Sở
Kế hoạch và Đầu tư thành phố Hải Phòng cấp đăng ký lần đầu vào ngày 27 tháng 02 năm 2006, cấp đăng ký thay đổi lần thứ 3 vào ngày 29 tháng 5 năm 2008
Địa chỉ trụ sở chính: Km 110, Quốc lộ 5, phường Đông Hải I, quận Hải An, thành phố Hải Phòng
Kể từ ngày 20/03/2013, văn phòng giao dịch công ty cổ phần Vân Lan chuyển
về địa chỉ mới tại : phòng 311-312 tòa nhà Khách sạn Dầu khí mới, số 441 đường Đà Nẵng, phường Đông Hải 1, quận Hải An, thành phố Hải Phòng
Số điện thoại: 0312.219.255; Số fax công ty: 0313.979.538
Vốn điều lệ: 1.650.000.000đ
Mệnh giá cổ phần: 1.000.000đ
Giá trị cổ phần đã góp: + Số cổ phần : 1.650 cổ phần
+ Giá trị cổ phần : 1.650.000.000đ
1.2.2 Ngành nghề kinh doanh của Công ty
o Vận tải và dịch vụ vận tải hàng hóa, hành khách thủy - bộ
o Kinh doanh sản phẩm từ dầu mỏ, vật liệu xây dựng, chất đốt, động cơ đốt trong, máy móc, thiết bị, ô tô, máy xây dựng, vật tư, săm lốp, phụ tùng ô tô, xe máy, thuốc lá sản xuất trong nước, rượu, bia, nước giải khát, bánh kẹo
o Kinh doanh và khai thác khoáng sản
o Kinh doanh, chế biến, nuôi trồng thủy – hải sản
o Tái chế phế liệu, rác thải
Trang 9o Sản xuất hàng nông – thổ sản, mỹ nghệ, dệt may, giấy, da giày, thức ăn gia súc, phân bón, vật tư, máy móc, thiết bị, công cụ, công nghệ thông tin
o Kinh doanh dịch vụ, du lịch lữ hành, nhà hàng ăn uống
o Xây dựng công trình dân dụng, công nghiệp, giao thông, công cộng
o Dịch vụ giao nhận hàng hóa, khai thuê hải quan
o Dịch vụ xuất nhập khẩu hàng hóa
Trên thực tế, ngành nghề kinh doanh chính của doanh nghiệp là kinh doanh dịch vụ vận tải hàng hóa
1.2.3 Quy trình công việc vận tải hàng hóa
o Ký hợp đồng vận tải hàng hóa với bên thuê vận tải
o Thực hiện vận tải hàng hóa
o Giao nhận hàng hóa: Hàng hóa xem như đã được giao cho công ty để vận chuyển được tính từ khi công ty đã nhận đủ hàng, làm xong thủ tục và giao cho người thuê vận tải hóa đơn gửi hàng hóa
o Kiểm tra tên và trạng thái hàng hóa; Niêm phong hàng hóa
o Bảo quản hàng hóa trên đường vận chuyển
o Giao hàng cho người nhận hàng
1.3 Phân tích những tác động tích cực và tiêu cực của VEFTA đến các doanh nghiệp Việt Nam nói chung, công ty Cổ phần Vân Lan nói riêng.
1.3.1 Lý do chọn Công ty Cổ phần Vân Lan để nghiên cứ đề tài
Công ty Cổ phần Vân Lan là doanh nghiệp xuất nhập khẩu, chuyên kinh doanh
về lĩnh vực ô tô và phụ tùng ô tô và chế biến thực phẩm FTA vẫn đàm phán, do đó chưa biết sẽ loại trừ những gì Tuy nhiên có thể đánh giá về mặt vĩ mô, cho đến năm
2015, 2020 và 2025 Thông qua việc phân ngành nông nghiệp, công nghiệp, dịch vụ chính sách thuế quan của EU đối với hàng hóa xuất khẩu từ Việt Nam có những thay đổi cụ thể Các ngành có khả năng hưởng lợi nhiều nhất gồm dệt-may, da giày, chế biến thực phẩm Dù vậy, mức độ mở rộng năng lực sản xuất nhằm đáp ứng nhu cầu gia tăng của EU về một số mặt hàng sẽ quyết định mức tăng tổng thể về xuất khẩu có đáng kể hay không; khu vực dịch vụ theo kỳ vọng cũng mở rộng đáng kể và có thể góp phần làm tăng hiệu suất cho toàn bộ nền kinh tế Nếu không có những đánh giá
Trang 10chuyên sâu thì sẽ không thấy được những tác động to lớn bởi vì EU chính là thị trường xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam
Mặc dù vậy, VEFTA vẫn sẽ là sức ép đáng kể với doanh nghiệp xuất khẩu nước ta Thị trường EU khá khắt khe trong các yêu cầu về chất lượng sản phẩm, xuất
xứ hàng hóa, vệ sinh dịch tễ, tiêu chuẩn lao động… Nhưng nếu nhìn trên khía cạnh tích cực, đây là cơ hội cho chuyển đổi nền tảng sản xuất, khuyến khích đầu tư công nghệ sạch, nâng cao khả năng cạnh tranh và tính trách nhiệm cộng đồng của doanh nghiệp Như vậy, bên cạnh các tác động tích cực thì VEFTA vẫn đặt ra cho doanh nghiệp các thách thức không nhỏ, trong đó có Công ty Cổ phần Vân Lan Lĩnh vực kinh doanh của Công ty là một trong những đối tượng chính chịu ảnh hưởng của VEFTA, bị tác động trực tiếp đến ngành nghề kinh doanh
1.3.2 Phân tích những tác động tích cực và tiêu cực đến khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp Việt Nam khi Việt Nam tham gia hiệp định thương mại tự do Việt Nam – EU ( VEFTA)
a) Tác động tích cực:
Thứ nhất, Nếu VEFTA được ký kết, EU sẽ miễn giảm thuế quan đối với hầu
hết các sản phẩm xuất khẩu của Việt Nam, mang lại lợi thế so sánh quan trọng cho hàng hóa của Việt Nam với các đối thủ cạnh tranh khác lưu thông trên thị trường EU, giảm nguy cơ không được hưởng Quy chế ưu đãi thuế quan phổ cập (GSP) Việt Nam cắt giảm thuế theo FTA giữa hai bên cũng được hưởng lợi khi EU xuất khẩu các mặt hàng công nghệ, nguyên liệu, thương mại, dịch vụ… có chất lượng cao vào Việt Nam, góp phần trong dài hạn giúp tăng năng lực cạnh tranh cho các doanh nghiệp Việt Nam; mặt khác Việt Nam cũng sẽ cải thiện được khung pháp lý trong nhiều lĩnh vực phi thương mại tốt hơn
Thứ hai, Lợi ích từ VEFTA cần được nhìn nhận từ nhiều khía cạnh khác nhau
chứ không chỉ là ở cán cân xuất nhập khẩu Ngay cả khi sau FTA, nếu Việt Nam trở thành nước nhập siêu trong quan hệ thương mại với EU (một khả năng khó xảy ra) thì điều này cũng tốt cho Việt Nam khi có thể có nguồn cung chất lượng cao và bền vững thay vì tập trung nhập khẩu hàng hóa kém chất lượng, công nghệ lạc hậu từ một nước như hiện nay
Thứ ba, Theo các chuyên gia, việc đàm phán và ký kết FTA với Việt Nam,
phía EU kỳ vọng qua đó sẽ đẩy mạnh xuất khẩu, thúc đẩy đầu tư vào Việt Nam hướng