1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Phát triển nông nghiệp xanh của Hàn Quốc và kinh nghiệm cho Việt Nam

90 498 4

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 90
Dung lượng 0,96 MB

Nội dung

Việc này không chỉ thay đổi về mặt nhận thức mà còn phải cả thực tiến hành động: từ chuyển đổi mô hình công nghiệp hóa, hạn chế khai thác tài nguyên thiên nhiên, phát triển các ngành côn

Trang 1

VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM

HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI

Trang 2

VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM

HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI

ĐOÀN THỊ THỦY

PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP XANH CỦA

HÀN QUỐC VÀ KINH NGHIỆM CHO VIỆT NAM

Ngành: Kinh tế quốc tế

Mã số : 60 31 01 06

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ QUỐC TẾ

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC :

PGS.TS NGUYỄN XUÂN TRUNG

HÀ NỘI, 2017

Trang 3

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam kết luận văn của mình được thực hiện dựa vào hiểu biết và quá trình tìm tòi, cố gắng, thực hiện của bản thân cùng sự hướng dẫn của PGS.TS

Nguyễn Xuân Trung Công trình nghiên cứu của tôi không sao chép của bất kỳ

cá nhân hay tổ chức nào Các số liệu, kết quả nêu trong Luận văn là trung thực

Và các thông tin trích dẫn trong Luận văn đã được chỉ rõ nguồn gốc

Hà Nội, ngày 24 tháng 08 năm 201 7

Học viên thực hiện

Đoàn Thị Thuỷ

Trang 4

LỜI CẢM ƠN

Tôi xin chân thành cảm ơn Học viện Khoa học Xã hội đã tạo mọi điều kiện thuận lợi cho tôi hoàn thành khóa học cao học ngành Quốc tế học

Tôi xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến PGS.TS Nguyễn Xuân Trung đã nhiệt

tình, tận tụy hướng dẫn tôi hoàn thành tốt luận văn này

Tôi cũng xin bày tỏ sự biết ơn đến cơ quan, thầy cô, đồng nghiệp, gia đình, bạn bè đã hỗ trợ, động viên, chia sẻ, giúp đỡ tôi trong quá trình học tập và hoàn thành luận văn

Mặc dù đã rất cố gắng nhưng không tránh khỏi thiếu sót, rất mong nhận được sự quan tâm và đóng góp của các cấp quản lý, các bạn đồng nghiệp và những người quan tâm để có thể hoàn chỉnh bản luận văn

Xin chân thành cảm ơn!

Hà Nội, ngày 24 tháng 08 năm 2017

Học viên

Đoàn Thị Thuỷ

Trang 5

MỤC LỤC MỤC LỤC 1

MỞ ĐẦU 1 Chương 1 NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP XANH 7

1.1 Tổng quan về kinh tế xanh và xu hướng phát triển kinh tế xanh 7 1.2 Phát triển nông nghiệp xanh 10

Chương 2 THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP XANH Ở HÀN QUỐC 20

2.1 Những nhân tố chủ yếu tác động đến sự phát triển nông nghiệp xanh ở Hàn Quốc20 2.2 Kết quả phát triển nông nghiệp xanh ở Hàn Quốc 35

2.3 Một số mô hình công nghệ cao trong phát triển nông nghiệp xanh ở Hàn Quốc46 Chương 3 BÀI HỌC KINH NGHIỆM PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP XANH51 CHO VIỆT NAM 51

3.1 Khái quát về phát triển nông nghiệp xanh ở Việt Nam 51 3.2 So sánh phát triển nông nghiệp xanh ở Hàn Quốc và Việt Nam 62 3.3 Kinh nghiệm phát triển nông nghiệp xanh của Hàn Quốc cho Việt Nam 73 3.4 Một số gợi ý phát triển nông nghiệp xanh cho Việt Nam 75

KẾT LUẬN 78

Trang 6

TỪ VIẾT TẮT

1 ADB Asian Develop bank Ngân hàng Phát triển châu Á

Southeast Asian Nations

Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á

3 AAGR Average Annual Growth Tốc độ tăng trưởng bình

Tổ chức hợp tác và phát triển kinh tế

Organization of the United Nations

Tổ chức Nông Lương Liên Hợp Quốc

8 GSO General statistics office of

Vietnam

Tổng cục Thống kê

9 IFAD International Fund for

Agricultural Development

Quỹ quốc tế cho phát triển nông nghiêp

Agriculture and Rural Development

Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Viêt Nam

Nghiên cứu và phát triển

Indicators

Chỉ̉ số phát triển thế giới

15 WTO World Trade Organization Tổ chức thương mại quốc

tế

Trang 7

DANH MỤC CÁC HÌNH

DANH MỤC CÁC BẢNG

Bảng 3.1 Vốn đầu tư phát triển nông, lâm nghiệp, thủy sản

giai đoạn 2003-2013

Nam

nước trong khu vực

Trang 8

1

MỞ ĐẦU

1 Tính cấp thiết của đề tài

Những năm cuối thế kỷ XX và đầu XXI, thế giới đã chứng kiến các cuộc biến động về kinh tế, chính trị ở nhiều phương diện khác nhau của đời sống xã hội Cuộc khủng hoảng tài chính và suy thoái kinh tế toàn cầu năm 2008 đã làm bộc lộ những mâu thuẫn, rủi ro khó lường của các mô hình kinh tế hiện tại như ô nhiễm môi trường, cạn kiệt tài nguyên, biến đổi khí hậu, nước biển dâng, an ninh lương thực

Vì vậy yêu cầu chuyển đổi mô hình tăng trưởng và tái cấu trúc kinh tế nhằm ứng phó với các thách thức toàn cầu đã xuất hiện ở nhiều nước.Tuy nhiên, có một thực

tế rằng, nếu như việc chuyển đổi mô hình tăng trưởng và tái cấu trúc kinh tế chỉ bó hẹp trong phương thức phát triển truyền thống, vốn đặt sức ép quá lớn lên các nguồn lực tự nhiên, thì nó đang trở nên không còn phù hợp Vì vậy, xu hướng phát triển “xanh” trong bối cảnh biến đổi khí hậu đang trở thành một thách thức lớn đối với sự tôn vong của nhân loại Hội nghị Các bên tham gia lần thứ 16 (COP16), trong khuôn khổ Công ước khung của Liên hợp quốc về biến đổi khí hậu (UNFCCC) tổ chức năm 2010 tại Cancun (Mexico), đã đưa ra yêu cầu “tích hợp tăng trưởng xanh trong hoạt động kinh tế”, đặt kỳ vọng là tiếp cận này góp phần ứng phó hiệu quả với biến đổi khí hậu và các cuộc khủng hoảng khác Việc này không chỉ thay đổi về mặt nhận thức mà còn phải cả thực tiến hành động: từ chuyển đổi mô hình công nghiệp hóa, hạn chế khai thác tài nguyên thiên nhiên, phát triển các ngành công nghệ cao, thay đổi phương thức sử dụng năng lượng, xây dựng các thể chế mới cho nền kinh tế cho đến thay đổi thói quen tiêu dùng và cả những thành phố, tòa nhà nơi người ta sinh sống làm việc…

Hòa chung xu thế phát triển của thế giới thì Hàn Quốc là một trong những nước tiên phong có những định, chính sách, giải pháp kịp để đưa Hàn Quốc trở thành quốc gia phát triển nền kinh tế xanh Hàn quốc đã đạt được những thành tựu phát triển hết sức mạnh mẽ làm nên cái gọi là “kỳ tích sông Hàn”, mà ngành nông nghiệp của Hàn Quốc từng bước đi lên hiện đại Trong đó, ngành Nông nghiệp của Hàn Quốc chiếm 2,5% GDP, với 1,2 triệu người làm trong lĩnh vực nông nghiệp

Trang 9

2

Một số mô hình thành công của Hàn Quốc trong lĩnh vực nông nghiệp là phòng trào nông thôn mới Saemaul Undong, mục đích phong trào ban đầu nhằm khắc phục sự chênh lệch về mức sống giữa các đô thị trung tâm Kết quả quá trình công nghiệp hóa đã biến các làng nhỏ ngày càng nghèo khó hơn Mô hình đã làm thay đổi hoàn

toàn diện mạo nông thôn Hàn Quốc; Mô hình Hợp tác Xã Nông nghiệp thông qua

hình thức hợp tác xã nông nghiệp (HTXNN), HTXNN có nhiệm vụ hướng dẫn và đào tạo kỹ năng sản xuất cho bà con; cung cấp các phương tiện cần thiết cho an sinh

xã hội; làm dịch vụ tiêu thụ sản phẩm và cung cấp vật tư nông nghiệp cho xã viên từ đồng ruộng đến chợ hàng hoá; dịch vụ ngân hàng và bảo hiểm

Đứng trước bối cảnh hội nhập toàn cầu, ứng phó với biến đổi khí hậu, sự khan hiếm về tài nguyên thiên nhiên, ảnh hưởng môi trường do phát triển công nghiệp thì Chính phủ Hàn Quốc đã ban hành Chiến lược nông nghiệp mới Trong đó chú trọng đổi mới khả năng cạnh tranh của nông nghiệp bằng cách huấn luyện nông dân, hiện đại hoá hệ thống marketing, áp dụng công nghệ thông tin, ổn định an sinh nông thôn thông qua đầu tư cho giáo dục, y tế và đặc biệt là hưu trí của nông dân xã viên Các mô hình nông nghiệp thông minh được ứng dụng trong các trang trại ở nông thôn nâng cao hiệu quả, chất lượng và giảm chi phí sản xuất Các sản phẩm nông nghiệp của Hàn Quốc nổi tiếng khắp thế giới như: Nấm Linh Chi, Hoa, quả, Sâm Đạt được kết quả trên thì đặc biệt kể đến vai trò của các tập đoàn kinh tế tư nhân đóng vai trò đặc biệt quan trọng trong chiến lược phát triển nông nghiệp xanh ở Hàn Quốc

Công cuộc đổi mởi kinh tế theo hướng phát triển một nền kinh tế thị trường ở Việt Nam hơn hai mươi năm đã đạt được những thành tựu đáng khích lệ Tuy nhiên, hiện tại kinh tế Việt Nam tăng tưởng chủ yếu dựa vào khai thác tài nguyên với hiệu quả sử dụng thấp, phát sinh nhiều chất thải, gây ô nhiễm, suy thoái môi trường, công nghệ sản xuất lạc hậu, việc lựa chọn nền kinh tế xanh là giải pháp tối ưu cho

sự phát triển bên vững, xóa đói giảm nghèo Cần chuyển dịch cư cấu kinh tế theo hướng thân thiện với môi trường, với các hoạt động hạn chế các ngành gây ô nhiễm,

cơ cấu kinh tế vùng dựa trên các hệ sinh thái, phát triển hàng hóa và dịch vụ môi

Trang 10

3

trường Đặc biệt trong ngành nông nghiệp cần nghiên cứu vận dụng lý thuyết, chuyển giao công nghệ hiện đại, cũng như kinh nghiệm phát triển thị trường của các nền kinh tế đi trước vào điều kiện cụ thể Việt Nam

Kinh nghiệm của Hàn Quốc trong vấn đề phát triển nông nghiệp xanh: như việc nghiên cứu vận dụng các kinh nghiệm trong việc áp dụng công nghệ cao, cơ chế chính sách, vốn và điều kiện tự nhiên, xã hội trong phát triển nông nghiệp để phát triển nông nghiệp xanh ở Việt Nam Những kinh nghiệm Hàn Quốc trong việc giải quyết vấn đề nông nghiệp, nông thôn trong quá trình công nghiệp hóa và hiện đại hóa chắc chắn là những tham khảo rất có giá trị cho Việt Nam Chính vì vậy, việc nghiên cứu và đánh giá những kinh nghiệm của Hàn Quốc về phát triển nông nghiệp xanh là hết sức cần thiết cả về lý luận và thực tiễn

2 Tình hình nghiên cứu đề tài

2.1 Tình hình nghiên cứu trong nuớc

Nghiên cứu của Ông Trần Quang Minh (2010) về nông nghiệp Hàn Quốc trên đường phát triển đã mô tả tổng quan nông nghiệp Hàn Quốc từ những năm 1960-

1997 bao gồm các vấn đề về chính sách, các điều kiện tự nhiên thiên nhiên, xã hội

để phát triển kinh tế nông nghiệp Hàn Quốc

Nghiên cứu của Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội Việt Nam (2013) về quá trình chuyển đổi sang nền kinh tế xanh – Kinh nghiệm của Hàn Quốc và một số gợi mở cho Việt Nam đã mô tả phát triển công nghệ xanh và việc xanh hóa các ngành công nghiệp, nông nghiệp của Hàn Quốc

Báo cáo chuyên đề của Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội Việt Nam (2012) về tái cấu trúc kinh tế theo mô hình tăng trưởng xanh, kinh nghiệm quốc tế và gợi ý cho Việt Nam" Tài liệu đã mô tả việc tái cấu trúc sau khủng hoảng kinh tế toàn cầu, khuôn khổ lý thuyết và kinh nghiệm quốc tế về kinh tế xanh và hướng tới nền kinh

tế xanh- lựa chọn chính sách cho Việt Nam

Báo cáo rà soát chính sách nông nghiệp Việt Nam do Ủy ban nông nghiệp của OECD (CoAG) (2015) đã cung cấp về hệ thống chính sách nông nghiệp và tình hình phát triển nông nghiệp việt nam

Trang 11

4

Các tài liệu trên chủ yếu nghiên cứu về phát triển xanh và một số chính sách về Nông nghiệp, chưa nghiên cứu cụ thể thực trạng, kết quả của phát triển nông nghiệp xanh cho Hàn Quốc và Việt Nam

2.2 Tình hình nghiên cứu nuớc ngoài

Hiện tại, có rất nhiều tài liệu nghiên cứu của các tổ chức quốc tế về nông nghiệp

xanh của Hàn Quốc, như Korea's Green Growth Strategy: Mitigating Climate

Change and Developing New Growth Engines, Jones, R S and B Yoo, OECD; Achieving the “Low Carbon, Green Growth” Vision in Korea, Jones, R S and B

Yoo, OECD Economics Department Working Papers; Green Growth, Technology

and Innovation, Mark A Dutz, Siddharth Sharma; The Great Green Technological transformation, World Economic and Social Survey 2011; Renewable Energy Technology: Evolution and Policy Implications - Evidence from Patent Literature,

Global Challenges Report, Sarah Helm, Quentin Tannock, Ilian Iliev; Renewables

2014 Global Status Report, REN21 Các tài liệu này đã nhấn mạnh vai trò của công

nghệ trong phát triển nông nghiệp xanh như là động lực mới cho phát triển kinh tế Hàn Quốc

Tuy nhiên, trong những tài liệu trên chủ yếu tập chung nghiên cứu công nghệ phát triển xanh Hàn Quốc, nghiên cứu phát triển nông nghiêp Hàn Quốc từ những năm 1960, các mô hình phát triển chung, chưa nghiên cứu riêng lĩnh vực nông nghiệp xanh, nông nghiệp công nghệ cao với tư cách là một đề tài nghiên cứu độc lập Vì vậy, những tài liệu này chưa đưa ra được một bức tranh tổng thể và rõ ràng

về phát triển nông nghiệp xanh của Hàn Quốc

3 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu

Mục đích nghiên cứu: Nghiên cứu đánh giá sự phát triển nông nghiệp xanh của

Hàn Quốc, từ đó rút ra những bài học kinh nghiệm cho Việt Nam

Nhiệm vụ nghiên cứu:

- Làm rõ nội hàm của phát triển nông nghiệp xanh; cơ sở lý luận về phát triển nông nghiệp xanh;

- Đánh giá thực trạng phát triển nông nghiệp xanh của Hàn Quốc;

Trang 12

5

- Rút ra bài học kinh nghiệm phát triển nông nghiệp xanh của Hàn Quốc cho Việt Nam;

- Đưa ra một số gợi ý phát triển nông nghiệp xanh của Việt Nam

4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

Đối tượng nghiên của đề tài: Phát triển nông nghiệp xanh của Hàn Quốc và kinh nghiệm cho Việt Nam

Phạm vi nghiên cứu: Đề tài tập trung làm rõ từ năm 2008 đến nay vì đây là giai đoạn Hàn Quốc bắt đầu phát triển nền kinh tế xanh trong đó có kinh tế nông nghiệp

5 Cách tiếp cận, phương pháp nghiên cứu

Tác giả giải quyết các yêu cầu được đặt ra trong đề tài bằng việc sử dụng các phương pháp:

+ Phương pháp thu thập tài liệu: tác giả tham khảo các đề tài nghiên cứu về phát triển kinh tế xanh, nông nghiệp xanh của Hàn Quốc tại Viện Đông Bắc Á; thư viện Viện Hàn lâm KHXH Việt Nam ngoài ra còn tham khảo các tài liệu, số liệu thứ cấp trên mạng của Bộ Nông nghiệp Phát triển nông thôn www.mard.gov.vn , tổ chức hợp tác và phát triển kinh tế www.oecd.org, cơ quan phát triển Liên Hợp Quốc www.undp.org

+ Phương pháp phân tích tài liệu: Sử dụng phương pháp tổng hợp, thống kê miêu tả chủ yếu tập trung ở chương 1, 2; sử dụng phương pháp tổng hợp, so sánh, phân tích ở chương 3; phương pháp nghiên cứu một số mô hình điển hình (case study) ở chương 2 và 3; ngoài ra, tác giả còn kết hợp lý luận với thực tiễn làm rõ mục tiêu của đề tài

6 Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn

Ý nghĩa luận văn:

Luận văn gồm có lời mở đầu, 3 chương và kết luận

- Góp phần làm rõ hơn một số nội dung cơ bản về phát triển nông nghiệp xanh

- Phân tích và lãm rõ về tình hình phát triển nông nghiệp xanh Hàn Quốc: các điều kiện phát triển nông nghiệp xanh, kết quả đạt được, thách thức, khó khăn

Trang 13

6

Ý nghĩa thực tiễn:

- Giúp hiểu rõ hơn về tình hình phát triển nông nghiệp xanh của Hàn Quốc

- Góp phần cung cấp thêm lý luận thực tiễn, cơ sở khoa học giúp cho các cơ quan ban ngành liên quan, các nhà nghiên cứu khoa học

- Rút ra bài học kinh nghiệm và mô hình phát triển nông nghiệp xanh phù hợp với điều kiện của Việt Nam

7 Cấu trúc luận văn

Ngoài phần mở đầu và kết luận, luận văn được kết cấu 3 chương: Chương 1: làm rõ những vấn đề cơ bản về phát triển nông nghiệp xanh; Chương 2 làm rõ thực trạng phát triển nông nghiệp xanh Hàn Quốc; Chương 3 làm rõ bài học kinh nghiệm cho phát triển nông nghiệp xanh Việt Nam

Trang 14

7

Chương 1 NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP XANH

Để có thể hiểu được cơ sở phát triển nông nghiệp và các chính sách nhằm giải quyết các vấn đề cơ bản trong quá trình phát triển kinh tế nông nghiệp xanh của Hàn Quốc, luận văn sẽ làm rõ lý thuyết, khái niệm và nội dung cơ bản về kinh tế xanh và phát triển nông nghiệp xanh

1.1 Tổng quan về kinh tế xanh và xu hướng phát triển kinh tế xanh

1.1.1 Bối cảnh phát triển kinh tế xanh

+ Cạn kiệt tài nguyên thiên nhiên: Trong một thời gian dài, tăng trưởng kinh tế của các nước chủ yếu dựa vào tài nguyên thiên nhiên, ví dụ các nước Trung đông thì dựa các mỏ dầu, các nước Châu á phụ thuộc vào khai thác tài nguyên khoáng sản…hệ quả của quá trình công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước cũng tàn phá hệ sinh thái, tàn phá rừng phòng hộ và theo dự báo nếu con người tiếp tục sống với nhu cầu lớn hơn khả năng cung cấp thì đến 2030 phải cần đến 2 hành tinh như trái đất mới đủ khả năng đáp ứng nhu cầu

+ Ô nhiễm môi trường, biến đối khí hâu: Hiện nay môi sinh đang bị ô nhiễm nghiêm trọng việc này dẫn đến làm giảm chất lượng cuộc sống của con người và làm biến đổi đặc điểm sinh thái trái đất Không khí bị nhiễm khói bụi, khói độc hại Co2,So2 Tầng Ozon đang bị phá hủy từng ngày, hiệu ứng nhà kính đang gia ô nhiễm nghiêm trọng Nước biển đang nhiễm bẩn ngày càng nhiều do chất thải công nghiệp, gia tăng dân số, thiếu ý thức giữ gìn , bảo vệ đất đai bị bạc màu, không cho hiệu quả canh tác cao, nguồn nước sạch khan hiếm…

+ Những nỗ lực chung của cộng đồng quốc tế đối với phát triển kinh tế xanh:

Sự bùng nổ của vấn đề phát triển bền vững bao gồm Tuyên bố của Hội nghị Liên

Hợp Quốc LHQ) về môi trường và con người năm 1972 (tuyên bố Stockholm) gắn

với sự ra đời của Ủy ban Môi trường và Phát triển thế giới (WCED) Công bố báo

cáo Brundtland của Ủy ban Thế giới về môi trường và phát triển của LHQ năm

1987 với tiêu đề “ Tương lai chung của chúng ta“ (Our common future); Tuyên bố

Trang 15

8

Hội nghị thượng đỉnh Trái đất ở Rio de Janerio năm 1992 và Chương trình nghị sự

21 đưa ra tuyên bố Rio và Chương trình nghị sự 21 (Agenda 212), thành lập Ủy ban

phát triển bền vững; Nghị định thư Kyoto về giảm phát thải khí nhà kính đưa ra giải

pháp là kiểm soát và hạn chế phát thải các khí gây hiệu ứng nhà kính trong sản xuất công nghiệp và trong đời sống; kế hoạch Jonlanesburd về thi hành đầy đủ chương trình nghị sự 21 thông qua tại Hội nghị thượng đỉnh trái đất năm 2002 khẳng định lại ba trụ cột chính của phát triển bền vững là: Kinh tế phát triển công bằng xã hội

và bảo vệ môi trường Cách tiếp cận bền vững này là cơ sở đầu tiên cho sự ra đời của các khái niệm“ nền kinh tế xanh“,“tăng trưởng xanh“; Mục tiêu thiên niên kỷ(MDGs) của LHQ được thông qua năm 2015 gồm 8 mục tiêu phát triển; Mục tiêu phát triển bền vững (SDGs) của LHQ đến năm 2030 gồm 17 mục tiêu; Hiệp ước Paris về chống biến đổi khí hậu tại Hội nghị thưởng đỉnh COP21 năm 2015

1.1.2 Khái niệm về phát triển kinh tế xanh

Kinh tế xanh là “quá trình tái cơ cấu lại hoạt động kinh tế và cơ sở hạ tầng để thu được kết quả tốt hơn từ các khoản đầu tư cho tài nguyên, nhân lực và tài chính, đồng thời giảm phát thải khí nhà kính, khai thác và sử dụng ít tài nguyên thiên nhiên hơn, tạo ra ít chất thải hơn và giảm sự mất công bằng trong xã hội” (UNEP).Theo UNEP,

“Kinh tế xanh” vẫn là một khái niệm rất mới đối với nhiều người (UNEP, 2009) Chuyển đổi mô hình kinh tế xanh gồm 3 trụ cột chính:

- Về kinh tế: tăng trưởng về mặt chất lượng (dựa vào các cải tiến, thân thiện với môi trường)

- Về mặt xã hội: giải quyết các mâu thuẫn xã hội đảm bảo an toàn

- Về mặt môi trường: chuyển từ việc lạm dụng nguồn năng lược sang thân thiện môi trường

Hàng năm Công ty tư vấn Dual Citizen Inc xuất bản chỉ số nền kinh tế xanh toàn cầu (Global Green Economy Index-GGEI) để đo lượng và xếp hạng sự am hiểu và

việc thực hiện nền kinh tế ở 27 quốc gia Chỉ số này gồm bốn khía cạnh cơ bản (trong

đó lại chia ra 12 chỉ tiêu lớn và 35 chỉ tiêu con) của nền kinh tế xanh như sau:

Trang 16

9

1) Sự lãnh đạo và mức độ mà nhà quản lý quốc gia đầu tư cho các vấn đề liên quan đến kinh tế xanh ở trong nước và quốc tế: thể chế quốc gia, truyền thông toàn cầu, các diễn đàn quốc tế;

2) Mức độ thành công của chính sách trong nước và khung chính sách trong việc thúc đẩy sử dụng năng lượng tái tạo: mục tiêu tái tạo, chính sách phát triển công nghệ và xu hướng phát thải;

3) Đầu tư công nghệ sạch và môi trường đầu tư công nghệ sạch: Quy mô đầu tư, sức sống của lĩnh vực, sự tạo thuận lợi cho đầu tư;

4) Du lịch xanh và mức độ chính phủ cam kết thúc đẩy du lịch bền vững: Tính cạnh tranh, các đề án được công nhận, đánh giá cấp bộ

1.1.3 Xu hướng phát triển kinh tế xanh

Hiện nay, khi mà các quốc gia trên thế giới phải đối mặt cùng lúc với nhiều cuộc khủng hoảng, đặc biệt là khủng hoảng tài chính và kinh tế gần đây Thế giới đã nhận thấy những yếu kém và rủi ro trong cấu trúc mô hình kinh tế và sự phụ thuộc vào năng lượng hóa thạch, sự phát thải khí nhà kính quá mức gây ra hiện tương biến đổi khí hậu Những áp lực này đã tập hợp cộng đồng các quốc gia, tổ chức, thể chế

để tìm những hướng phát triển mới hài hòa hơn với thiên nhiên vì tương lai bền vững của trái đất Tại Hội nghị các bên tham gia lần thứ 16 (COP16), trong khuôn khổ Công ước khung của Liên hợp quốc về biến đổi khí hậu (UNFCCC) tổ chức năm 2010 tại Cancun (Mexico) đã đưa ra yêu cầu “tích hợp tăng trưởng xanh trong hoạt động kinh tế” đặt kỳ vọng là tiếp cận này góp phần ứng phó hiệu quả với biến đổi khí hậu và các cuộc khủng hoảng khác

Hàn Quốc là một quốc gia điển hình đã kết hợp giải quyết khủng hoảng kinh tế với gói kích thích quan trọng cho chi tiêu xanh, chuyển mô hình tăng trưởng từ số lượng sang chất lượng, ít các-bon Những định hướng chính sách chính của Hàn Quốc rất hiệu quả: giảm lệ thuộc vào nhiên liệu hoá thạch, phát triển công nghệ xanh như là năng lượng trong tương lai, xây dựng nền tảng chính sách cho kinh tế xanh, cải thiện chất lượng cuộc sống…

Trang 17

10

“Nền kinh tế xanh” được Chương trình Môi trường Liên hợp quốc, Ủy ban Liên hợp quốc về kinh tế và xã hội khu vực châu Á - Thái Bình Dương, Tổ chức Hợp tác và Phát triển kinh tế xác định các yếu tố chính bao gồm: 1) đầu tư vào vốn tài nguyên; 2) tạo việc làm và công bằng xã hội; 3) thay thế năng lượng hóa thạch bằng năng lượng tái tạo và công nghệ ít các-bon; 4) khuyến khích sử dụng nguồn lực và năng lượng hiệu quả hơn; 5) đô thị bền vững và giao thông ít các-bon; 6) cơ chế tài chính, tài khóa; 7) hệ thống pháp luật, chính sách hỗ trợ Đồng thời xác định mô hình kinh tế xanh sẽ cần chuyển đổi cơ bản cấu trúc kinh tế truyền thống, giải quyết hiệu quả các thách thức về kinh tế, môi trường và xã hội của khu vực, qua tiếp cận hiệu quả sinh thái

1.2 Phát triển nông nghiệp xanh

1.2.1 Khái niệm nông nghiệp xanh và phát triển nông nghiệp xanh

Kinh tế xanh là một trào lưu mới rất cần thiết vận dụng cho lĩnh vực nông nghiệp vì nó tập trung nghiên cứu khả năng tối đa phúc lợi kinh tế trong giới hạn của sinh thái (Wall, 2006) và tôn trọng các trật tự phát triển tự nhiên (Cato, 2012), đồng thời khuyến khích các chủ thể liên quan tham gia quyết định các vấn đề xã hội

và môi trường (Kennet &Heinermann,2006) Khung phân tích lý thuyết này đặt trong bối cảnh nền kinh tế và các hoạt động sản xuất trong phạm vi bao quát và liên

hệ chặt chẽ với bối cảnh xã hội và môi trường sinh thái trong việc sử dụng các nguồn lực (Hellstrand & cộng sự, 2009) Các hoạt động kinh tế và các chủ thể tham gia hoạt động này phải chú trọng đến việc sử dụng nguồn tài nguyên tự nhiên mà nông nghiệp phải sử dụng; đây vừa là nhân tố đầu vào (đất, nước, không khí) và đồng thời lại là nơi hấp thụ các chất thải từ các hoạt động kinh tế trong lĩnh vực

nông nghiệp

Tăng trưởng xanh dưới góc độ hàm sản xuất (Y) cổ điển thông qua bổ sung yếu

tố môi trường (E) và nỗ lực cho các chính sách tác động đến môi trường (P(E)) bên cạnh các yếu tổ truyền thông công nghệ (A), vốn vật chất (K), và lao động (L) từ thập niên 70 (Dasgupta &Heal, 1974; Nordhaus, 1974; solow, 1974 (phương trình (1): Y= (PE) f (A(PE),K(PE), L(PE),E(PE). Các nỗ lực chính sách tác động đến môi

Trang 18

11

trường theo hướng tăng trưởng xanh được nghiên cứu vận dụng trong lĩnh vực nông

nghiệp vì:

- Nếu chính sách tác động điểu chỉnh hành vi các chủ thể liên quan trong nông

nghiệp sẽ tạo ra các tác động đầu vào tích cực (Input Effect) thông qua cải thiện vốn nhân lực và vốn vật chất (Hama, 2011); Hallegatte & Cộng sự, 2007), vì môi trường sản xuất nông nghiệp tốt hơn sẽ cải thiện sức khỏe nông dân, cải thiện vốn vật chất

do bảo vệ được tính đa dạng sinh thái;

- Nếu chính sách tác động hỗ trợ đổi mới công nghệ xanh trong hoạt động sản

xuất nông nghiệp sẽ tạo ra tác động đổi mới (Innovation Effect) làm tăng năng suất theo hướng tăng trưởng xanh cho cả nền kinh tế (Acemoglu & cộng sự, 2012); Fishcher & Newell, 2008, Gerlagh, 2006, Otto & Reilly, 2008)

Khái niệm về nông nghiệp xanh và phát triển nông nghiệp xanh

Theo Tiến sĩ Hans R Herren trong cuốn Báo cáo kinh tế xanh năm 2011 của UNEP (Chương trình Môi trương Liên Hợp Quốc thì:

Nông nghiệp xanh- sự đầu tư cho các hợp phần tự nhiên"

Và phát triển nông nghiệp xanh là việc tăng cường sử dụng các biện pháp và

công nghệ trong canh tác nông nghiệp một cách đồng thời:

+ Tăng năng suất và lợi nhận nông nghiệp, trong khi vẫn đảm bảo cung cấp

lương thực trên cơ sở bền vững;

+ Giảm ngoại tác tiêu cực và hướng đến những ngoại tác tích cực;

+ Sử dụng và phát triển hợp lý các nguồn tài nguyên sinh thái bằng cách giảm

ô nhiễm và sử dụng tài nguyên hiệu quả hơn Theo FAO (2012), tăng trưởng xanh đối với nông nghiệp được xem xét trong khuôn khổ xanh hóa nền kinh tế với nông nghiệp (Greening the economy with Agriculture-GEA)

1.2.2 Nội dung phát triển nông nghiệp xanh

1.2.2.1 Nội dung chính của phát triển nông nghiệp xanh

- Đảm bảo an ninh lương thực và dinh dưỡng thông qua sự cân bằng thích hợp giữa sản xuất và thương mại;

- Đảm bảo sinh kế ở khu vực nông thôn;

Trang 19

1.2.2.2 Tiêu chí đánh giá phát triển nông nghiệp xanh

Các chỉ tiêu kinh tế bao gồm các đóng góp cụ thể của khu vực nông nghiệp vào nền kinh tế chung hay vùng nói riêng, các chỉ tiêu này phản ánh kết quả đầu ra của khu vực nông nghiệp và chúng phụ thuộc khá nhiều vào hiệu quả sử dụng các nguồn lực tự nhiên và nhận thức của nông dân trong quá trình sản xuất khi sử dụng các yếu tố đầu vào có nguồn gốc hoát chất Kể đến tình trạng và nhận thức của nông dân trong quá trình hoạt động sản xuất thể hiện trình độ nhận thức của họ đối với ý thức bảo vệ môi trường và bảo vệ sức khoẻ của chính họ khi sử dụng yếu tố đầu vào liên quan đến phân bón và thuốc bảo vệ thực vật Hơn nữa, quá trình nhận thức của nông dân sẽ ảnh hưởng đến hành vi của họ trong quá trình sản xuất và như vậy sẽ tác động đến tình trạng môi trường ở hai khía cạnh là chất lượng các nguồn lực tự nhiên như đất, nước, không khí và tính đa dạng sinh học

Chính sách nông nghiệp xanh được thể hiện ở cấp độ vi mô là hỗ trợ hay cung cấp thông tin mang tính tuyên truyền giáo dục nông dân nâng cao ý thức bảo vệ môi trường trong quá trình hoạt động kinh tế: điều này hiểu là các quy định kĩ thuật hoặc các chính sách kinh tế thường khó áp dụng trong giai đoạn đầu định hướng trong nông nghiệp xanh vì nhận thức nông dân khá hạn chế trong bối cảnh các quốc gia phát triển

Trang 20

13

Tiêu chí đo lượng tăng trưởng xanh trong nông nghiệp thông qua 3 tiêu chí Sản kinh tế, xã hội và môi trường 3 tiêu chí này vừa mang tính phối hợp (+) vừa mang tính đánh đổi (-) Mỗi quan hệ được thể hiện:

Đóng góp về kinh

tế của nông nghiệp vào tăng trưởng xanh

Đóng góp về môi

trưởng xanh

Đóng góp về xã hội của nông nghiệp vào tăng trưởng xanh

Nhãn xanh (Green labels) và dịch vụ môi trường (Ecoservices) có thể đóng góp vào lợi ích kinh tế trong nông nghiệp (+)

Việc làm và các hoạt động sản xuất xanh

có thể đa dạng hóa

và góp phần phát triển nông nghiệp

Tăng trưởng xanh sẽ mang lại lợi ích về môi trường trong nông nghiệp thông qua bảo tồn tài nguyên và hấp thụ carbon (+)

Cải cách các nguồn

hỗ trợ để giảm bớt

áp lực môi trường có thể thúc đẩy thu nhập nông nghiệp công bằng hơn (+)

Tăng trưởng xanh sẽ đòi hỏi các biện pháp điều chỉnh cơ cấu trong giai đoạn chuyển đổi (-)

An ninh lương thực, xóa đói giảm nghèo

và phát triển nông thôn sẽ được tăng cường thông qua tăng trưởng xanh (+)

Về phương diện kinh tế, nông nghiệp cung cấp lương thực, thực phẩm đáp ứng cho nhu cầu cơ bản về an ninh lương thực cho tăng trưởng xanh Trong khi đó, tăng trưởng xanh giúp tăng lợi nhuận cho nông nghiệp thông qua việc sử dụng yếu tố

Trang 21

từ đó có khả năng nâng cao hiệu suất khu vực nông nghiệp

Về phương diện xã hội, tăng trưởng xanh trong ngắn hạn có thể giảm nỗ lực cải thiện an ninh lương thực và đòi hỏi các biện pháp điều chỉnh cơ cấu sản xuất nông nghiệp vì phải phát triển nông nghiệp theo hướng giữ gìn giới hạn sinh thái và đảm bảo các yếu tố tác động đến môi trường Xét về dài hạn, việc quản lý tốt các nguồn tài nguyên trong nông nghiệp dựa trên tăng trưởng xanh sẽ cải thiện kinh tế nông thôn và nâng cao phúc lợi xã hội cho các gia đình nông dân

Thách thức đầu tiên là vấn đề an ninh lương thực Dưới áp lực của gia tăng dân

số, nông nghiệp phải tăng sản lượng để đảm bảo nuôi sống dân số toàn cầu OECD(2005), Bruinsma (2009) và OECD (2012b) đều nhấn mạnh rằng an ninh lương thực làm gia tăng áp lực lên việc sử dụng quá mức tài nguyên thiên nhiên và làm mất dần tính đa dạng sinh học Sự phổ biến của nhiên liệu sinh học gây trở ngại cho tăng trưởng xanh trong nông nghiệp

Sản xuất của nhiên liệu sinh học làm tăng nhu cầu tinh bột, đường và cây có dầu sẽ tạo áp lực cạnh tranh sử dụng nguồn tài nguyên đất trồng, nước và chất dinh dưỡng với các cây lương thực khác

Ngoài ra, vấn đề đạo đức khi sử dụng cây trồng để sản xuất nhiện liệu cũng được quan tâm khi vẫn còn một bộ phận không nhỏ dân số còn chịu cảnh thiếu ăn Thách thức của sự giới hạn đất và nguồn nước cũng như biến đổi khí hậu cũng là những vấn đề đáng lo ngại Trong bối cảnh diện tích đất canh hầu như không thể

mở rộng thêm và còn giảm đi do tác động của quá trình đô thị hóa, mở rộng diện

Trang 22

15

tích không còn là biện pháp để tăng sản lượng nông nghiệp mà phải áp dụng công nghệ sản xuất nông nghiệp tiên tiến nhằm tăng năng suất Bên cạnh đó, hiện tượng trái đất nóng lên đã làm giảm đáng kể nguồn nước là nguồn sống của sản xuất nông nghiệp cùng các điều kiện khí hậu khắc nghiệt như hạn hán, lũ lụt, tăng nguy cơ cháy rừng và dịch bệnh cho cây trồng Hiện tượng này kéo theo sự bất ổn của sản xuất nông nghiệp trên quy mô toàn cầu (OECD, 2012b)

Bên cạnh đó phát triển nông nghiệp cũng có các hội như

+ Nhận thức ngày càng cao của các chính phủ, nhà tài trợ trong việc hỗ trợ phát triển nông nghiệp xanh và bền vững trên phạm vi toàn cầu;

+ Sự quan tâm của các nhà tài trợ trong việc hỗ trợ phát triển nông nghiệp ở các nước đang phát triển;

+ Sự quan tâm ngày càng tăng của các nhà đầu tư tư nhân vào nông nghiệp xanh; + Nhu cầu tiêu dùng ngày càng cao về các sản phẩm nông nghiệp sạch, thiên thiện môi trường (UNEP,2011 a)

Quá trình Hội nhập kinh tế quốc tế sâu rộng về nông nghiệp đòi hỏi Hàn Quốc cần tiến hành cuộc cách mạng Nông nghiệp xanh, cách mạng sinh học trên đồng ruông nhằm cải thiện cơ cấu ngành nông nghiệp sao cho có thể nâng cao được năng lực cạnh tranh trước sức ép mở của thị trường nông sản trong nước, lấy người tiêu dùng làm tiêu điểm, yêu cầu nâng cao chất lượng, an toàn thực phẩm, đảm bảo chất lượng

1.2.3 Những điều kiện cần thiết để phát triển nông nghiệp xanh

1.2.3.1 Các yếu tố về chính sách

Để thúc đẩy tăng trưởng xanh trong nông nghiệp, chính sách của chính phủ đóng vai trò đặc biệt quan tọng, bao gồm tập hợp đa dạng các công cụ chính sách như quy định và tiêu chuẩn, công cụ kinh tế, biện pháp thương mại, nghiên cứu và phát triển, cũng như sự hỗ trợ phát triển từ các quốc gia và tổ chức quốc tế Quy định và tiêu chuẩn có thể thúc đẩy tăng trưởng xanh trong nông nghiệp vì có thể quản lý tài nguyên đất, nước và kiểm soát các loại hóa chất là đầu vào của sản xuất nông nghiệp; đây là công cụ chính sách phổ biến nhất được áp dụng trong

Trang 23

Các nỗ lực chính sách tác động đến môi trường theo hướng tăng trưởng xanh

được nghiên cứu vận dụng trong lĩnh vực nông nghiệp vì:

- Nếu chính sách tác động điều chỉnh hành vi các chủ thể liên quan trong nông

nghiệp sẽ tạo ra các tác động đầu vào tích cực (Input Effect) thông qua cải thiện vốn nhân lực và vốn vật chất (Hama, 2011); Hallegatte & Cộng sự, 2007), vì môi trường sản xuất nông nghiệp tốt hơn sẽ cải thiện sức khỏe nông dân, cải thiện vốn vật chất

do bảo vệ được tính đa dạng sinh thái;

- Nếu chính sách tác động hỗ trợ đổi mới công nghệ xanh trong hoạt động sản

xuất nông nghiệp sẽ tạo ra tác động đổi mới (Innovation Effect) làm tăng năng suất theo hướng tăng trưởng xanh cho cả nền kinh tế (Acemoglu & cộng sự, 2012); Fishcher & Newell, 2008, Gerlagh, 2006, Otto & Reilly, 2008)

1.2.3.2 Các yếu tố về nguồn lực

- Vốn: bao gồm nguồn vốn của nhà nước, nguồn viện trợ và nguồn xã hội hóa

Do ảnh hưởng của suy thoái kinh tế cho nên xu hướng hợp tác công tư trong lĩnh vực

nông nghiệp đang được các nước lựa chọn Quan hệ hợp tác công - tư

(Public-Private Partnership-PPP) trong lĩnh vực nông nghiệp là một lựa chọn có lợi để tạo

Trang 24

17

điều kiện cho sự hợp tác giữa các thành phần đổi mới sáng tạo ở cấp quốc gia và quốc

tế Sự hợp tác giữa nhà nước và tư nhân trong và giữa các hệ thống đổi mới sáng tạo nông nghiệp quốc gia là cần thiết để cải thiện Trong bảng thuật ngữ của Hartwich et

al (2007)i, PPP trong nghiên cứu và đổi mới sáng tạo trong nông nghiệp được định

nghĩa là “các cơ chế hợp tác, trong đó các tác nhân tham gia vào các lĩnh vực nghiên

cứu chia sẻ các nguồn lực và rủi ro và tạo ra sự đổi mới sáng tạo vì sự phát triển của ngành nông nghiệp, bao gồm các lĩnh vực chăn nuôi, lâm nghiệp, thủy sản Các đối tác tiềm năng bao gồm các viện nghiên cứu, trường đại học, cơ quan khuyến nông thuộc khu vực công, các hiệp hội nhà sản xuất, các doanh nghiệp và các nhà sản xuất

tư nhân Thông thường, ở các nước kém phát triển, mối quan hệ hợp tác này được hỗ trợ từ chính phủ và các tổ chức hợp tác quốc tế” Việc tổng hợp các nguồn lực công

và tư với mục đích cung cấp giá trị gia tăng cho cả hai bên, trong đó khu vực tư nhân bao gồm cả các công ty địa phương và đa quốc gia cũng như nông dân và các tổ chức của họ Ông đã chỉ ra các điểm của sự hợp tác này như sau:

+ Cả hai bên đều phải mang đến một số nguồn lực để hợp tác, có giá trị cho

bên kia và vì lợi ích chung Có thể là thông tin, nguồn nhân lực chuyên ngành, nguồn gen, kinh phí hoặc các phương tiện nghiên cứu;

+ Cả hai bên cần có cùng một mối quan tâm Điều này không có nghĩa là mục

tiêu hoặc kết quả đầu ra cần phải giống nhau đối với mỗi khu vực - khu vực tư nhân

có thể nhằm vào việc gia tăng thị phần, trong khi khu vực công có thể muốn đạt được sự tiến bộ trong phát triển nông thôn bền vững;

+ Cả hai bên đều kỳ vọng vào một số lợi ích thực tế - một điều mà họ không thể

đạt được theo cách không tốn kém, nhanh hoặc hiệu quả như vậy nếu như họ thực hiện riêng lẻ một mình

Nguồn nhân lực: Ứng dụng và chuyển giao công nghệ mới trong lĩnh vực nông

nghiệp đòi hỏi người nông dân phải làm chủ công nghệ trên đồng ruộng Để làm việc này thì cần xây dựng năng lực, đào tạo chuyên môn là điều cần thiết để hỗ trợ quá trình phát triển nông nghiệp xanh Sự thay đổi hướng tới một nền kinh tế xanh đòi hỏi các quốc gia phải tăng cường năng lực phân tích những thách thức, xác định

Trang 25

18

cơ hội, can thiệp ưu tiên, huy động nguồn lực, thực hiện chính sách và đánh giá tiến

độ Do đó, cần thiết phải có những chương trình đào tạo và nâng cao kỹ năng để chuẩn bị lực lượng lao động và quản lý cho một quá trình chuyển đổi sang nền nông nghiệp xanh Theo đó, cũng phải xanh hóa dần toàn bộ các chương trình, giáo trình

đào tạo nguồn nhân lực theo những nguyên lý và nhu cầu phát triển bền vững

1.2.3.3 Các yếu tố công nghệ

Công nghệ, kỹ thuật ảnh hưởng đến năng suất, chất lượng, sản lượng Vì vậy, tập trung phát triển và đổi mới công nghệ sản xuất theo hướng thân thiện với môi trường, cac-bon thấp; xây dựng và thực hiện lộ trình hạn chế sử dụng năng lượng hóa thạch, phát triển năng lượng sạch, năng lượng tái tạo, nâng cao hiệu quả sử dụng năng lượng; tăng cường quản lý nhà nước trong quản lý tài nguyên, bảo vệ môi trường, xử lý chất thải, ứng phó với biến đổi khí hậu,

Một số kỹ thuật và phương thức canh tác nông nghiệp được sử dụng như một công cụ trong việc phát triển nông nghiệp xanh nhằm:

- Lưu trữ và nâng cao độ phì nhiêu của đất thông qua tăng sử dụng những yếu tố dinh dưỡng đầu vào một cách bền vững và tự nhiên, đa dạng hóa cây trồng và tích hợp giữa chăn nuôi trồng trọt

- Giảm thiểu sói mòn đất và cải thiện hiệu quả sử dụng nước bằng cách sử dụng tối thiểu đất để canh tác và những kỹ thuật canh tác cây trồng giúp che phủ bề mặt của đất

- Giảm thiểu việc sử dụng hóa chất bảo vệ thực vật bằng cách cải tiến hành những phương thức quản lý côn trùng và cỏ dại gây hại có nguồn gốc sinh học;

- Giảm thiểu sự mất mát và lãng phí lương thực bằng cách mở rộng việc sử dụng những phương tiện và cơ sở vất chất cho việc thu hoạch và bảo quản

Trang 26

19

+ Sinh vật: Ảnh hưởng mức độ phong phú của giống cây trồng vật nuôi, khả năng cung cấp

thức ăn cho chăn nuôi

- Yếu tố kinh tế - xã hội:

+ Dân cư, lao động ảnh hưởng đến cơ cấu, sự phân bố cây trồng, vật nuôi (là lực lượng lao

động, tiêu thụ, quan trọng để phát triển nông nghiệp)

+ Sở hữu ruộng đất: Ảnh hưởng đến đường lối phát triển, các hình thức tổ chức lãnh thổ nông nghiệp

+ Thị trường tiêu thụ: Ảnh hưởng đến giá cả, điều tiết sản xuất, hướng chuyên môn hóa Hiện nay có rất nhiều quốc gia đã thành công trong việc phát triển nông nghiệp xanh như Israel, Nhật Bản, Hàn Quốc với mô hình phát triển nông nghiệp cộng nghệ cao, nông nghiệp thông minh

Tóm tắt chương 1:

Trong chương 1 tác giả đã tập trung phân các vấn đề cơ bản về phát triển nông nghiệp xanh, trong đó làm rõ xu hướng tất yếu phát triển kinh tế xanh trong bối cảnh quốc tế đối mặt với các cuộc khủng hoảng kinh tế, ô nhiễm môi trường, cạn kiệt tài nguyên và nỗ lực của các nước trong việc phát triển kinh tế xanh; làm rõ khái niệm kinh tế xanh là quá trình tái cơ cấu hoạt động kinh

tế và cơ sở hạ tầng để thu được kết quả tốt hơn từ các khoản đầu tư cho tài nguyên, nhân lực và tài chính, đồng thời giảm phát thải khí nhà kính ; từ đó phân tích làm rõ khái niệm nông nghiệp xanh và phát triển nông nghiệp xanh, các tiêu chí đánh giá nông nghiệp xanh; phân tích các ưu

điểm (về kinh tế thì nông nghiệp xanh giúp tăng lợi nhuận thông qua việc sử dụng hiệu quả các

yếu tố đầu vào và sử dụng tài nguyên thiên nhiên hợp lý trong giới hạn cho phép của sinh thái;

về khía cạnh môi trường thì giảm thiểu khí thải nhà kính, thúc đẩy quản lý nguồn nước, đất, kỹ thuật canh tác ; về mặt xã hội thì cải thiện an ninh lương thực trong ngắn hạn về dài hạn thì cải thiện kinh tế nông thôn và nâng cao phúc lợi xã hội cho các gia đình ở nông thôn), cơ hội (thay đổi của chính phủ, sự quan tâm của nhà tài trợ ) các thách thức (sản lượng an ninh lương thực; chi phí cao ) và những điều kiện cần thiết để phát triển nông nghiệp (chính sách, nguồn lực, công nghệ và các điều kiện khác).Trên cơ sở nghiên cứu các lý thuyết về kinh tế xanh, nông

nghiệp xanh và phát triển nông nghiệp xanh, tác giả sẽ đi vào nghiên cứu tình hình phát triển nông nghiệp xanh của Hàn Quốc ở chương 2

Trang 27

20

Chương 2 THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP XANH Ở HÀN QUỐC

2.1 Những nhân tố chủ yếu tác động đến sự phát triển nông nghiệp xanh ở Hàn Quốc

2.1.1 Các yếu tố về chính sách

Chính sách nông nghiệp xanh Hàn Quốc nằm trong khung chính sách phát triển kinh tế xanh Hàn Quốc Vì vậy, đề tài tìm hiểu một số chính sách kinh tế xanh nổi bật

của Hàn Quốc là nền tảng cơ bản cho phát triển nông nghiệp xanh

2.1.1.1 Những chính sách phát triển kinh tế xanh

- Chiến lược tăng trưởng xanh: Ngày 15/08/2008 Hàn Quốc công bố Chiến lược

tăng trưởng xanh, ít các-bon với tầm nhìn đưa Hàn Quốc vào một trong bảy quốc gia

“xanh” nhất thế giới vào năm 2020 và sau đó sẽ trở thành một trong năm quốc gia

“xanh” nhất thế giới vào năm 2050 Chiến lược xanh quốc gia đã đưa ra 3 mục tiêu với 10 chính sách trong đó có một số nội dung liên quan đến Nông nghiệp: phát triển công nghệ xanh; tạo lập một nền tảng cơ cấu cho nền kinh tế xanh; xanh hóa đất đai,

nguồn nước và xây dựng cơ sở hạ tầng giao thông xanh…Chiến lược tăng trưởng

xanh của Hàn Quốc đại diện cho bước đi đáng khích lệ xét về mặt chính sách, cải cách pháp lý và tài chính cần thiết để đạt được một nền kinh tế xanh

- Ủy ban Khoa học công nghệ quốc gia ra đời năm 2009 với nhiệm vụ xúc tiến, mở

rộng nghiên cứu cơ bản, xanh hóa các ngành công nghiệp hiện có, khai thác động cơ tăng trưởng tương lai, xây dựng cơ sở hạ tầng cho CNX (lựa chọn 27 CNX cốt lõi);

- Chiến lược phát triển & thương mại hóa cốt lõi: Ủy ban tăng trưởng xanh thiết lập

năm 2009 với mục tiêu phát triển công nghệ nguồn năng lượng, công nghệ nâng cao hiệu

suất, công nghệ xanh hóa nền công nghiệp – không gian, công nghệ bảo vệ môi trường – tuần hoàn tài nguyên (phân loại 27 CNX cốt lõi theo kỳ hạn và độ tập trung)

- Năm 2009, Ủy Ban tăng trưởng xanh thiết lập Kế hoạch 5 năm về Tăng trưởng xanh Nội dung kế hoạch:

Kế hoạch Toàn diện chống biến đổi khí hậu: phát triển ngành công nghiệp thân

thiện với khí hậu, tăng cường sức cạnh tranh trong xuất khẩu, tăng đầu tư cho R&D nhằm phát triển công nghệ xanh đạt tiêu chuẩn quốc tế

Trang 28

21

Gói Kích cầu xanh: Gói Kích cầu xanh nhằm đối phó với tình hình khủng hoảng

kinh tế từ cuối năm 2008 có trọng tâm là tạo việc làm và nâng cao hiệu quả của các ngành nghề có khả năng thúc đẩy phát triển kinh tế

Chiến lược Phát triển động lực tăng trưởng mới: Chiến lược này đặt trọng tâm là

thị trường và chú trọng hiệu quả kinh tế kép

Chính sách Toàn diện nghiên cứu phát triển công nghệ xanh: Kế hoạch này

hướng đến việc tăng gấp 2 lần khoản chi cho nghiên cứu và phát triển công nghệ xanh vào năm 2012 (769 triệu đô la vào năm 2008)

Kế hoạch tăng trưởng xanh của các bộ ngành: Trên cơ sở nội dung của Chiến

lược tăng trưởng xanh và các kế hoạch vĩ mô, các bộ ngành Hàn Quốc đều lên kế hoạch tăng trưởng xanh cho riêng mình

Luật khung về Carbon thấp, tăng trưởng xanh ban hành ngày 13/1/2010 ban

hành: Luật khung về tăng trưởng xanh gồm có 7 chương 64 điều, phần Lệnh thi

hành gồm 7 chương và 44 điều đã tổng hợp các nội dung chủ yếu của chính sách

và chế độ về tăng trưởng xanh của Hàn Quốc trong 7 nội dung chính (Kim

Hyung-guk, 2011: 048)

Tháng 02/2010 Ủy ban Tăng trưởng xanh lựa chọn 10 công nghệ xanh bao gồm cốt lõi Pin thứ cấp thế hệ mới, PC xanh, LED, pin mặt trời hiệu quả cao, ô tô xanh, lưới điện thông minh, lò phản ứng nước nhẹ mô hình mới, pin nhiên liệu, thu thập các-bon, xử lý nước tiên tiến;

Tháng 08/2011 Hội đồng liên Bộ đã ban hành Kế hoạch cơ bản về Phát triển bền

vững lần thứ 2: Tăng cường tính bền vững của môi trường và tài nguyên, thích ứng

và thiết lập hệ thống ứng phó với biến đổi khí hậu, nâng cao công bằng xã hội và sức khỏe của nhân dân, nâng cao tính bền vững của cấu trúc nền kinh tế và công nghiệp;

Tháng 12/2012, Hội đồng thẩm định Khoa học công nghệ quốc gia ban hành Kế

hoạch nuôi dưỡng công nghệ môi trường và công nghiệp môi trường lần thứ 3: Chiến

lược phát triển công nghệ môi trường, chiến lược nuôi dưỡng công nghiệp môi trường, chiến lược phát triển liên kết công nghệ và công nghiệp môi trường (5 mục

tiêu, 16 công nghệ cốt lõi);

Trang 29

22

Tháng 12/2012, Kế hoạch nuôi dưỡng công nghệ môi trường và công nghiệp

môi trường lần thứ 3: Chiến lược phát triển công nghệ môi trường, chiến lược nuôi

dưỡng công nghiệp môi trường, chiến lược phát triển liên kết công nghệ và công

nghiệp môi trường (5 mục tiêu, 16 công nghệ cốt lõi);

Tháng 02/2013, Hội đồng Liên bộ ban hành Nhiệm vụ quốc gia của Chính phủ

Park Geun-hye đề xuất tầm nhìn “Kỷ nguyên mới của hy vọng và hạnh phúc” là mô

hình phát triển quốc gia

Tháng 06/2013, Hội đồng liên bộ ban hành Kế hoạch thực thi nền kinh tế sáng

tạo: Tăng cường vai trò của nền kinh tế sáng tạo, tạo ra động lực tăng trưởng, khai

thác công nghệ mới – thị trường mới, tăng cường năng lực đổi mới công nghệ thông tin & truyền thông, …;

Tháng 02/2014, Hội đồng liên bộ ban hành Kế hoạch 3 năm về Cải cách kinh tế:

Nền kinh tế ổn định, năng động; nền kinh tế cân bằng giữa xuất khẩu và nhu cầu trong nước;

Tháng 06/2014, Ủy ban phát triển xanh ban hành Kế hoạch 5 năm về Tăng trưởng

xanh lần thứ 2: Cấu trúc kinh tế - xã hội ít các bon, thực hiện nền kinh tế sáng tạo

thông qua việc kết hợp CNX với công nghệ truyền thông – thông tin, …

2.1.1.2 Những chính sách phát triển nông nghiệp xanh

Mục tiêu phát triển nông nghiệp xanh Hàn Quốc giai đoạn hiện nay tập trung các mục tiêu liên quan đến việc nâng cao chất lượng cuộc sống ở các vùng nông thôn, năng lực cạnh tranh nông nghiệp, môi trường, thu nhập của hộ gia đình nông dân, và vấn đề an toàn lương thực

Nội dung chủ yếu của chính sách nông nghiệp: Sau khi Tổ chức thương mại thế giới (WTO) được thành lập, nền nông nghiệp Hàn Quốc vốn đã đương đầu với sức ép

mở của từ năm trước đó lại càng gặp khó khăn hơn khi phải đáp ứng những điều kiện khắt khe của WTO về tự do hóa các sản phẩm nông nghiệp Do ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng tài chính, giá sản xuất nông nghiệp các bị thua lỗ, nhiều nông trại bị đặt trước tình trạng phá sản do không hoàn trả được các khoản tín dụng đã vay Trước tình hình đó, chính phủ Hàn Quốc đã đặt ưu tiên chính sách cao nhất vào việc ổn định

Trang 30

23

kinh tế nông hộ nhằm phục hồi kinh tế nông thôn Để thực hiện điều này, chính phủ

đã chủ trương giảm nợ hoặc hoãn nợ cho các hộ gia đình nông dân và giảm hoặc miễn lãi cho vay; đồng thời ban hành “Luật đặc biệt về giảm nợ cho nông dân và ngư dân” Định hướng cơ bản của chính sách nông nghiệp đã có sự thay đổi bước ngoặt từ

mở rộng quy mô nông trại trước đó sang khuyến khích phát triển nông nghiệp thân thiện môi trường trên cơ sở nông trại tại quy mô vừa và nhỏ và nông trại chất lượng

cạnh tranh Một số chính sách nông nghiệp cụ thể:

- Chính sách thu nhập nhằm rút gắn khoảng cách thu nhập giữa thành phố và

nông thôn là một trong những chính sách quan trọng bao gồm các chính sách:

+ Chính sách mở rộng chương trình chi trả trực tiếp nhằm mục tiêu là điều chỉnh

cơ cấu ruộng đất nông nghiệp Nghĩa là người nông dân ngoài 65 tuổi muôn bán hoặc cho thuê ruộng của mình trong vòng 5 năm thì họ sẽ nhận được 2.713 USD/ hecta đất, được tính trung bình từ ruông đất hàng năm và tiền thuê đất trong 3 năm 2006 và những nông dân dự định nghỉ hưu có thể nhận được tiền chi trả hàng năm khoảng 3000$/ha trong vòng 8 năm; hình thức thứ hai chi trả trực tiếp cho những diện tích đất canh tác không thuận lợi được bắt đầu thực hiện thí điểm vào năm 2004 và trở thành một chương trình quốc gia vào năm 2006 Ngân sách cho chương trình này tăng từ 8,7 triệu USD vào năm 2004 lên đến 54,4 triệu USD năm 2006 với tổng diện tích ruông đất được chi trả tăng từ 29.742 lên đến 119.000; hình thức thứ ba được thực hiện sau cuộc thương thuyết về lúa gạo năm 2004 và cũng là hình thức chi trả trực tiếp quan trọng nhất, đó là cơ chế chi trả trực tiếp cho các đồng lúa nước

+ Bảo vệ thu nhập nông nghiệp trước thiên tai: chương trình bảo hiểm mùa màng được thực hiện đối với táo và lê từ năm 2001 và được mở rộng cho 7 loại sản phẩm nông nghiệp vào năm 2006 Tỷ lệ mua bảo hiểu khá cao Năm 2011 thì mở rộng bảo hiểm cho

30 loại nông sản và được mở rộng ra các loại động vật: Trâu, bò, gà, lợn, dê, vịt, gà… + Ổn định giá cả sản phẩm nông nghiệp: chương trình mua lúa mạch, ngô và đậu tương của Chính phủ dưới sự quản lý của Liên đoàn hợp tác xã nông nghiệp quốc gia

đã được thực hiện tốt Chương trình thu mua lúa gạo của Chính phủ với mức giá cao hơn giá thị trường đã bị hủy bỏ và thay vào đó là Chương trình dự trữ công cộng theo

Trang 31

24

cơ chế mua và bán dựa trên cơ sở thị trường hiện hành đã được thực hiện Mục đích của chương trình này là đảm bảo an ninh lương thực đối với một số loại sản phẩm thiết yếu trong trường hợp thiên tai dịch bênh hoặc rùi ro không lường trước có thể xảy ra Các hoạt động ổn định giá cả cho rau xanh được tài trợ bởi Quỹ ổn định giá cả sản phẩm nông nghiệp Một phần nguồn vốn từ Chính phủ một phần từ doanh thu bán các sản phẩm mua ở trong nước dự trữ và tiền lãi các sản phẩm nhập khẩu do tập đoàn thương mại nông-ngư Hàn Quốc quản lý

- Chính sách phát triển và mở rộng các nguồn thu phí nông nghiệp: chương trình này nhằm tăng nguồn thu phi nông nghiệp cho nông dân, kể cả việc thiết lập các tổ hợp công- nông nghiệp và các tổ hợp sản phẩm đặc biệt vùng Các chương trình này cho phép các khu công nghiệp sử dụng các nguồn nguyên liệu và tạo ra nguồn thu nhập phi nông nghiệp cho các cộng đồng nông thôn Năm 2006 các làng du lịch xanh được xây dựng với sự giúp đỡ của Chính phủ và các lễ hội làng đã được tích cực tổ chức tạo ra sự hấp dẫn đối với khách du lịch

+ Nâng cao năng lực cạnh tranh nông nghiệp: Nhằm tăng cường năng lực cạnh tranh trong nông nghiệp, Chính phủ Hàn Quốc đã thực hiện hàng loạt các chương trình nông- lâm nghiệp nhằm giảm giá thành sản xuất thông qua việc củng cố các nông trại, thúc đẩy các thực thể quản lý nông trang theo hướng cạnh tranh, khuyến khích nông dân chuyên môn hóa và khuyến khích sự phát triển kỹ thuật nông nghiệp: + Khuyến khích củng cố nông trại: Hàn Quốc duy trì các nguyên tắc sở hữu đất trang trại một cách nghiêm ngặt theo nguyên tắc đất trồng là để cho người làm đất (land-to-tiller), theo đó, trước năm 1992 nông dân không thể sở hữu quá 3ha đất trồng trọ Nhằm sở hữu nhiều hơn con số giới hạn 3ha, một số gia đình nông dân đã dùng cách chuyển quyền sở hữu ruộng đất cho các thành viên khác trong gia đình Từ năm 1993, quy mô sở hữu ruộng đất được tăng lên tới 10ha trong các vùng phát triển nông nghiệp Tập đoàn nông nghiệp và cộng đồng nông thôn Hàn Quốc (KRC)- một

tổ chức phí lợi nhuận giữ vai trò quan trọng trong việc củng cố nông trang Một trong những dự án chủ yếu của KRC là mở rộng quy mô nông trang nhằm tăng năng suất và thu nhập từ nông nghiệp nhờ tăng quy mô kinh tế và củng cố đất nông trang Theo dự

Trang 32

25

án này, những nông dân trẻ chuyên trách trồng lúa gạo được cung cấp tài chính cho việc thuê hoặc mua đất với lãi suất thấp Từ năm 1995 đến 2004, KRC đã chọn được 84.831 nông dân trồng lúa và cung cấp cho họ khoản tín dụng với lãi suất thấp lên tới 2,7 tỷ USD Quy mô nông trang trung bình của nhóm này đã tăng từ 2,2ha lên 4,3ha trong cùng thời kỳ và thu nhập trung bình trên một nông trang đã tăng nhanh và đạt tới 11.000 USD vào năm 2004, một phần nhờ việc giảm giá thành sản xuất do quy mô nông trang tăng lên Hiệu quả quản lý nông nghiệp thông qua việc củng cố nông trang tăng lên Năm 2005, Trung tâm tư vấn về đất nông nghiệp do KRC quản lý đã được thành lập từ năm 2005, đóng vai trò như một người trung gian trên thị trường nông nghiệp Các trung tâm này cung cấp thông tin cho những người có nhu cầu mua hoặc thuê ruộng đất hoặc những người có nhu cầu bán hoặc cho thuê ruộng đất của họ + Tuyển mộ nông dân trẻ và khuyến khích sự chuyên môn hóa: Chính phủ đã lựa chọn ra 125.000 nông dân tương lai và cung cấp cho họ khoản tín dụng 2.653 triệu USD Mỗi năm khoảng 1.000 nông dân mới dưới 35 tuổi có thể nhận được khoản tín dụng tối đa là 175.000 USD để bắt đầu sản xuất và hoàn trả trong vòng 15 năm Dưới

hệ thống này những nông dân có kinh nghiệm hoặc có thể được huy động làm các cố vấn cho các nông dân mới với sự hỗ trợ về tài chính của Chính phủ cho chi phí về tư vấn và đào tạo Để khuyến khích nông dân chuyên môn hóa Chính phủ đã cung cấp các khoản tín dụng đặc biệt cho các nông dân chuyên sản xuất lúa gạo, chăn nuôi, trồng hoa quả và rau xanh để họ mở rộng quy mô trang trại Năm 2007 tổng số tiền tín dụng Chính phủ cho những nông dân chuyên trách vay đã lên tới 1.587 triệu USD với lãi suất ưu đãi 3%/năm

+ Khuyến khích phát triển kỹ thuật nông nghiệp: để khuyến khích nghiên cứu và triển khai (R&D) trong lĩnh vực nông nghiệp, Trung tâm khuyến khích nghiên cứu và phát triển nông nghiệp đã thược thành lập (Agricultural Research and development promotion center (ARPC) năm 1995 Trung tâm nghiên cứu này đã được cung cấp

358 triệu USD để thực hiện 3.005 dự án nghiên cứu Trong giai đoạn 2002-2006, ngân sách chính phủ dành cho R&D đã tăng với tỉ lệ trung bình 6,4% cao hơn so với tốc độ tăng ngân sách quốc gia 4,1% Để thiết lập mạng lưới quốc gia trong cộng

Trang 33

26

đồng các nhà khoa học, các viện nghiên cứu, các khu công nghiệp và các chính quyền địa phương trong việc giúp đỡ về kỹ thuật và thị trường nông dân, Chính phủ đã thực hiện Chương trình cụm nông nghiệp vùng với ngân sách 12,6 triệu USD năm 2005 và 20,9 triệu USD năm 2006

+ Đảm bảo an toàn lương thực- thực phẩm: Tăng cường sự an toàn lương thực- thực phẩm: Đây là vấn đề người tiêu dùng càng ngày càng quan tâm đã được đẩy mạnh Đề án xác định nguồn gốc của các sản phẩm trộng trọt và chăn nuôi, được thực hiện thí điểm năm 2004 đối với thịt bò, đã bắt đầu được áp dụng trên khắp thị trường

Sự sinh sản và lịch sử di chuyển của các loại gia súc được ghi chép, đánh dấu và đưa vào cơ sở dữ liệu của máy vi tính Sau khi giết mổ thịt gia súc sẽ được đánh số trước khi đưa đến các cơ sở bán lẻ Năm 2005, Chính phủ Hàn Quốc đã thành lập hệ thống kiểm định DNA để xác định chất lượng thịt bò Năm 2006, Chính phủ đã thiết lập hệ thống thông tin về nguồn gốc của các sản phẩm nông nghiệp công bố trên trang web www.farm2table.kr và khoảng 8.800 hộ nông dân và 800 nhà phân phối lương thực- thực phẩm đã tham gia vào chương trình Cùng năm này Chính phủ Hàn Quốc đã ban hành quy định về tiêu chuẩn lương thực- thực phẩm tốt Agricultural Practices (GAP)

và giao cho 21 cơ quan có thể cấp chứng chỉ đạt các tiêu chuẩn này Khoảng 3.700 hộ gia đình nông dân đã tham gia chương trình này Số lượng các cuộc kiểm định về an toàn thực lương thực thực phẩm đã tăng từ 43.000 năm 2000 lên 66.000 vào 2006 + Hiện đại hóa các kênh phân phối sản phẩm nông nghiệp: Năm 1998, Chính phủ Hàn Quốc thành lập Ủy ban cải cách hệ thống phân phối sản phẩm nông nghiệp và bắt đầu tiến hành hiện đại hóa hệ thống phân phối Khuyến khích việc mua bán các sản phẩm nông nghiệp qua mạng điện tử và bán trực tiếp từ nhà sản xuất đến tay người tiêu dùng, một trang mạng bán hàng qua mạng quốc gia (www.a-peace.com) được xây dựng năm 2000 Hệ thống tiêu chuẩn chất lượng sản phẩm nông nghiệp đã được ban hành và hiện nay 2/3 số sản phẩm nông nghiệp được bán đảm bảo tiêu chuẩn quốc gia về sản phẩm nông nghiệp

+ Khuyến khích công nghiệp chế biến sản phẩm nông nghiệp: Chính phủ Hàn Quốc nhận thức được tầm quan trọng của ngành công nghiệp chế biến lương thực-

Trang 34

- Chính sách bảo vệ môi trường bao gồm các chính sách:

+ Giảm sử dụng phân hóa học và thuốc trừ sâu: Chính sách trợ cấp phân hóa học

và thuốc trừ sâu nhằm đảm bảo mục tiêu tự túc lúa gạo và tăng năng suất thu hoạch

đã dẫn tới việc nông dân Hàn Quốc sử dụng phân hóa học và thuốc trừ sâu nhiều nhất trên thế giới Từ những năm 1990, nhiều biện pháp đã được thực hiện để thay đổi tình hình Năm 1997, sử dụng thuốc trừ sâu dưới 500ml phải nộp phí môi trường là 0,006USSD và trên mức 500ml là 0,014USD

+ Tăng cường sản xuất các sản phẩm nông nghiệp thân thiện môi trường: Kể từ khi Luật khuyến khích nông nghiệp thân thiện môi trường được ban hành năm 1997, nhiều biện pháp chính sách đã được thực hiện nhằm khuyến khích các hoạt động sản xuất nông nghiệp thân thiện môi trường Năm 2006, mức chi trả trên một hecta ruộng đất thực hiện sản xuất thân thiện môi trường giao dộng từ 548 đến 831 cho ruộng khô

và từ 227 đến 410 cho ruộng nước Khoảng 27.000 hộ gia đình nông dân sản xuất ra các sản phẩm có hàm lượng hóa chất thấp, sản phẩm không hóa chất và sản phẩm hữu

cơ đã nhận được tổng số tiền đền bù là 11,9 triệu USD vào năm 2006 Hệ thống dán nhãn mác đã được ban hành năm 1999 nhằm tăng khả năng nhận biết của người tiêu dùng đối với các sản phẩm được nuôi trồng hữu cơ Với những cố gắng này, tỉ lệ các sản phẩm nông nghiệp Hàn Quốc đã tăng từ 0,2% lên đến 4,4%

+ Quản lý phân gia súc và gia cầm: Sự dư thừa cả nito và phopht trong nông nghiệp đã tăng nhanh, chủ yếu là do tăng số đầu gia súc và gia cầm Sự ô nhiễm nguồn nước nông nghiệp do các hoạt động chăn nuôi đã trở thành một vấn đề môi trường nghiêm trọng mà nông dân cần phải giải quyết Năm 2012, 44 triệu tấn phân gia súc và gia cầm đã được sản xuất, trong đó 42% là từ ngành chăn nuôi lợn Để xây dựng các tiện ích và thiết bị chế biến phân, chính phủ đã dung cấp tới 1 tỷ USD cho các trại chăn nuôi trong thời gian 1991-2005 Năm 2007 Chính phủ thực hiện một kế

Trang 35

28

hoạch đặc biệt nhằm giảm lượng phân chăn nuôi thải xuống biển và dừng tình trạng này vào năm 2012 Theo kế hoạch này chính phủ cố gắng giảm lượng phân thải xuống biển khoảng 0,5 triệu tấn mỗi năm bằng cách đầu tư khoảng 63 triệu USD cho việc quản lý phân chăn nuôi mỗi năm cho đến năm 2011

+ Hoạt động môi trường nông nghiệp quốc gia tổng thể: Hàn Quốc là nước có mức amoniac cao nhất trong các nước OECD Tiêu thụ năng lượng ở các trang tại đã tăng 43% trong thời gian 2008 đến 2010 Nhìn một cách tổng thể, Hàn Quốc đã phải đương đầu với vấn đề môi trường nghiêm trọng do sản xuất nông nghiệp gây ra, nhưng những chính sách để khắc phục tình trạng này chỉ mới được bắt đầu trong năm gần đây

- Chính sách phát triển nông thôn: Cải thiện cơ sở hạ tầng nông thôn như nhà ở,

đường xá, cầu cống Năm 2004 các dự án phát triển toàn diện đối với các làng văn hóa trọng điểm có lựa chọn đã được thực hiện, bao gồm:

+ Khuyến khích phát triển du lịch nông nghiệp: vào năm 2006, số lượng các làng

du lịch xanh đã đạt con số 190 làng, thu hút 1,3 triệu khách du lịch và năm 2015 số lượng làng du lịch xanh tăng lên 850 Năm 2004, phong trào một công ty, một cánh đồng làng xã đã được bắt đầu như một công cụ mới cho sự phát triển nông thôn mới Chương trình này đã thành công trong việc thu hút các công ty của Hàn Quốc đưa công nhân của mình thăm quan các vùng nông thôn ít nhất một năm một lần và đóng góp vào việc tăng thu nhập cho nông thôn bằng cách mua các sản phẩm nông nghiệp

do những người nông dân trực tiếp làm ra

+ Cải thiện chế độ phúc lợi ở các vùng nông thôn: Để xây dựng mạng lưới an sinh hiệu quả ở các vùng nông thôn, mức hỗ trợ của Chính phủ đã tăng nhanh trong những năm gần đây Năm 2006, Chính phủ Hàn Quốc đã giảm khoản đóng góp bảo hiểm sức khỏe cho nông dân, nông dân chỉ phải đóng 50% Đền bù tai nạn trong nông nghiệp từ 9.000USSD năm 2004 lên đến 38.000 năm 2007

+ Khuyến khích phát triển công nghiệp chế biến lương thực- thực phẩm ở các

vùng nông thôn: Năm 1999, Hàn Quốc ban hành hệ thống chỉ số địa lý (GI) Năm

2007 có 54 sản phẩm được xác định là những sản phẩm có chỉ số địa lý Thiết lập mạng lưới các nhà khoa học, các viện nghiên cứu, các khu công nghiệp và các chính

Trang 36

29

quyền địa phương trong việc hỗ trợ kỹ thuật hoặc thị trường cho nông dân, Chương trình cụm nông nghiệp vùng đã được thực hiện từ năm 2005 Ngân sách cho chương trình này đã tăng từ 12 triệu USD năm 2005 lên 64 triệu USD năm 2007

- Chính sách thương mại: tự do hóa nhập khẩu các sản phẩm nông nghiệp thông qua các cam kết với WTO và hàng loạt các FTA là một trong những thách thức quan trọng đối với khu vực nông nghiệp Với việc thực hiện các cam kết ở Vòng đàm phán Urugoay, những hạn chế nhập khẩu về số lượng đối với tất cả các sản phẩm nông nghiệp từ lúa gạo và các sản phẩm gạo phải được chuyển sang hệ thông thuế quan Trong vòng 10 năm, vòng đàm phán Doaha, đàm phán về lúa gạo năm 2004, và một

số đàm phán DTA là những sự kiện chủ yếu trong lĩnh vực trao đổi sản phẩm nông nghiệp Hàn Quốc

Hiệp định về sản phẩm nông nghiệp tại Vòng đàm phán Urugoay cho phép Hàn Quốc lùi thời hạn chuyển từ những hạn chế nhập khẩu về số lượng (quota) sang thuế quan đối với gạo trong 10 năm 1995-2004 Thay vào đó, Hàn Quốc đã đồng ý tăng số lượng gạo nhập khẩu từ 1% tổng tiêu dùng trong nước năm 1995 lên đến 4% vào năm

2004 Điều khoản này được gia hạn thêm 10 năm từ 2005 đến 2014 Các cuộc đàm phán FTA: năm 2002, Hàn Quốc đã kí FTA với Chile và được Quốc hội Hàn Quốc thông qua năm 2004, tiếp theo là với Singapore, Hội thương mại tư do châu Âu (UFTA) và một FTA về khu vực hàng hóa với ASEAN, Mỹ vào năm 2007, Liên Minh Châu Âu, Canada, Trung Quốc, Úc, Newzeland, Hội đồng hợp tác vùng Vịnh –GCC Nhìn chung, các chính sách trong lĩnh vực nông nghiệp và nông thôn của Hàn Quốc đã thu được những kết quả khả quan, đem lại một diện mạo mới cho sự phát triển hiện đại của nông nghiệp và nông thôn, đặc biệt là trong những năm gần đây Tuy nhiên, hiện nay nền nông nghiệp Hàn Quốc nói riêng và kinh tế Hàn Quốc nói chung vẫn còn tiếp tục phải đối mặt với những thách thức không nhỏ Đó là việc mở cửa các thị trường sản phẩm nông nghiệp; khoảng cách về thu nhập giữa nông thôn và thành thị tuy đã được thu hẹp phần nào nhờ các chính sách được thực hiện trong thời gian qua song vẫn còn khá lớn; những thay đổi về nhu cầu tiêu dùng đối với sản phẩm nông nghiệp, theo đó sở thích của người tiêu dụng đối với các sản phẩm nông nghiệp

Trang 37

30

thân thiện môi trường ngày càng tăng lên; trợ cấp nông nghiệp cao làm cho có sự chênh lệch lớn về giá cả sản phẩm nông nghiệp giữa giá trong nước và giá quốc tế hạn chế cạnh tranh; và vấn đề sử dụng phân hoá học trong nông nghiệp đang đặt ra những vấn đề lớn đối với môi trường và đất nông nghiệp Đây là những vấn đề mà Chính phủ Hàn Quốc đang phải đối mặt và cần có những biện pháp chính sách hữu hiệu hơn để giải quyết trong thời gian tới

2.1.2 Các yếu tố nguồn lực

Nhà nước đã đầu tư nguồn ngân sách khá lớn để phát triển nông nghiệp xanh, đặc biệt trong phát triển cơ sở hạ tầng sản xuất chế biến và phân phối đã đem lại hiệu quả lớn Nhà nước đầu tư tới 6% GDP cho phát triển nông nghiệp, mặc dù nông nghiệp chỉ đóng góp khoảng 2% GDP Nhà nước hỗ trợ từ 30% - 100% cho nông dân ứng dụng công nghệ mới, công nghệ thông tin, năng lượng tái tạo trong nông nghiệp, triển khai các hoạt động xúc tiến thương mại, xây dựng chợ nông sản, sản xuất nông nghiệp bền vững, thân thiện với môi trường… Hỗ trợ 100% kinh phí xây dựng hạ tầng phục vụ sản xuất nông nghiệp, chuyển giao tiến bộ khoa học kỹ thuật, bình ổn giá cho nông dân, khảo sát, nghiên cứu, dự báo, cung cấp thông tin thị trường 35 loại nông sản cho nông dân Ngoài khoản hỗ trợ, Nhà nước cho nông dân vay vốn với lãi suất ưu đãi từ 0% - 2,0%,mức cao nhất cũng chỉ bằng 50% lãi suất cho vay thương mại Nông dân có thể vay vốn ưu đãi tới 70%, thậm chí 100% vốn đầu tư ứng dụng công nghệ cao, mua máy móc, thiết bị sản xuất nông nghiệp, làm nhà kính, xây dựng

cơ sở bảo quản sản phẩm

Vai trò của các tập đoàn kinh tế tư nhân đặc biệt quan trọng, có sự gắn kết chặt chẽ với các định hướng kinh tế, chính sách nông nghiệp và những mục tiêu hỗ trợ do nhà nước đặt ra nhằm hướng tới mục đích cuối cùng là đưa nền kinh tế Hàn Quốc từ một nền kinh tế “bắt chước” từ những năm 1970s thành một nền kinh tế “đổi mới sáng tạo” vào những năm 1980s và liên tục phát triển dựa vào thành tựu đổi mới công nghệ cao Chính phủ nới lỏng những can thiệp và điều tiết của mình đối với chuyển giao công nghệ từ các nguồn nước ngoài, chuyển sang những biện pháp hỗ trợ dưới dạng miễn thuế và ưu đãi tài chính

Trang 38

31

Doanh nghiệp nhà nước sẽ không tham gia toàn bộ chuỗi giá trị mà vẫn tạo ra một dư chấn để doanh nghiệp tư nhân tham gia vào Các doanh nghiệp tư nhân hoàn toàn có thể lớn manh, thậm chí lấn át khu vực kinh tế tư nhân nhiều tập đoàn kinh tế

tư nhân Hàn Quốc đã phát triển thành các tập đoàn xuyên quốc gia, có vai trò ảnh hưởng dẫn đầu thị trường thế giới lĩnh vực của họ xét về chất lượng và số lượng tăng trưởng trong những năm gần đây như Tập đoàn Nông nghiệp và phát triển nông thôn Hàn Quốc (Korea Rural Community Corporation), Tập đoàn Phát triển Nông thôn Hàn Quốc (KRC), tập đoàn Hanjin, Kumho, Lotte, SK, Công ty Nông sản Deaheung (thành phố Cheangdong) - nơi có trại nấm lớn nhất Hàn Quốc Đây là mô hình sản xuất nấm thành công từ khâu sản xuất, bảo quản và đầu ra 4 viện nghiên cứu hàng đầu về nông nghiệp gồm Viện nghiên cứu trồng trọt, chăn nuôi, Viện nghiên cứu rau

củ quả, Viện nghiên cứu khoa học, Tổng Công ty Nông- Ngư- Nghiệp Hàn Quốc

2.1.3 Các yếu tố công nghệ

Công tác nghiên cứu và phát triển, nhất là nghiên cứu cải tiến, tạo giống mới, công nghệ mới phục vụ sản xuất, chế biến và bảo quản nông sản được đặc biệt coi trọng Hàn Quốc có 240 cơ sở nghiên cứu khoa học là các viện, trung tâm Chính phủ đầu tư khoảng 1 tỉ USD/năm cho công tác nghiên cứu, phát triển, chiếm khoảng 8,7% ngân sách đầu tư cho nông nghiệp Đối với mặt hàng chủ lực như lúa, đậu đỗ, cà chua, táo, lê…, Nhà nước đặt hàng các cơ sở nghiên cứu sản xuất các giống có năng suất, chất lượng cao phù hợp với thị hiếu người tiêu dùng để cung cấp cho nông dân Các cán bộ nghiên cứu, khuyến nông được phân công phụ trách tư vấn trực tiếp từng nhóm nông dân giúp cho nông dân giải quyết kịp thời các khó khăn trong sản xuất Nhờ áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật, năng suất cây trồng tăng vượt bậc, chỉ với 900.000 ha đất lúa, Hàn Quốc sản đủ lương thực đáp ứng nhu cầu của gần 52 triệu dân và xuất khẩu, năng suất cà chua đạt 250 tấn/ha…

2.1.4 Các yếu tố về tự nhiên, kinh tế, xã hội

- Điều kiện tự nhiên: Hàn Quốc nằm trong Đông Á, ở nửa phía nam của bán đảo Triều Tiên nhô ra ở phía đông lục địa Á-Âu Đất nước duy nhất có biên giới trên đất liền với Hàn Quốc là Bắc Triều Tiên ở phía bắc với 238 km đường biên giới chạy dọc

Trang 39

32

theo Khu phi quân Liên Triều Hàn Quốc chủ yếu bị bao quanh bởi mặt nước và

có 2,413 km (1,499 mi) của đường bờ biển của ba vùng biển Phía tây là Hoàng Hải, phía nam là Biển Hoa Đông, và về phía đông là đảo Ulleungdo vàĐảo Dokdo/Takeshima trong Biển Nhật Bản Về mặt địa lý, diện tích của Hàn Quốc là khoảng 100,032 km² (38,623 mil)290 km² vuông (110 mi²) diện tích Hàn Quốc là mặt nước Phần lớn lãnh thổ Hàn Quốc là đồi núi (chiếm ¾ tổng diện tích cả nước), phần còn lại là các vùng đồng bằng và thung lũng có thể phát triển cây công nghiệp chiếm chưa đầy ¼ diện tích lãnh thổ Do địa hình nhiều núi nên Hàn Quốc không có những vùng đồng bằng rộng lớn như đồng bằng sông Hồng và sông Cửu Long của Việt Nam Những vùng đất phát triển nông nghiệp của Hàn Quốc là những đồng bằng nhỏ hẹp, manh mún và phân tán trên phạm vi cả nước Tuy nhiên do địa hình cao ở phía đông và thấp dần phía tây phần lớn các con sông dài đều chảy từ đông sang tây tạo nên những vùng đất màu mỡ dọc theo các con sông và khu vực hạ lưu ở phía tây nên các vùng đất nông nghiệp của Hàn Quốc chủ yếu tập trung ở phía tây và phía nam Như vậy xét về mặt địa hình lãnh thổ thì Hàn Quốc không phải là một quốc gia có những điều kiện thuận lợi để phát triển một ngành nông nghiệp tập trung với quy mô lớn và hiện đại

Khí hậu và thời tiết thì Hàn Quốc có 4 mùa: Xuân (thích hợp với trồng hoa đem lại nguồn thu lớn cho nông dân Hàn Quốc , mùa Hạ (nhiều mưa, bão ảnh hưởng lớn đến cây trồng, mùa màng), mùa Thu (mùa thu hoạch của nông dân: quýt, táo, lê, nho, rau củ quả…) mùa Đông (thời tiết khắc nhiệt, các cánh đồng, dòng sông đóng băng) Do thời tiết khắc nhiệt nên nông nghiệp Hàn Quốc chỉ có thể thu hoạch duy nhất một vụ trong năm Những vùng đất có thể tăng vụ chủ yếu ở phía nam, song với diện tích rất nhỏ Tài nguyên thiên nhiên so với các nước trên thế giới thì Hàn Quốc là nước nghèo tài nguyên thiên nhiên trong lòng đất Giống như Nhật Bản thì Hàn Quốc phải nhập khẩu hầu hết các loại nguyên vật liệu cần thiết phục vụ cho công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước Tài nguyên thiên nhiên đáng kể là rừng (70% là đồi núi và rừng rậm) và biển (3 mặt giáp biển, bờ biển dài có nhiều thủy sản cung cấp nguồn lương thực phong phú cho người dân Hàn Quốc)

Trang 40

33

- Điều kiện kinh tế- xã hội: Mặc dù nghèo về tài nguyên thiên nhiên nhưng Hàn

Quốc lại giàu về nhân lực cả về số lượng và chất lượng lao động (thời gian lao động

của người dân Hàn Quốc nhiều hơn hàng chục giờ/tuần so với các nước khác), sự

chăm chỉ, tính kỷ luật, tinh thần học tập và niềm tự hào dân tộc là những tài sản quý giá góp phần tạo nên phẩm chất và chất lượng lao động của Hàn Quốc Điều này giải thích tại sao từ một nước nghèo tài nguyên thiên nhiên, thời tiết khắc nhiệt lại trải qua các cuộc chiến tranh khắc nhiệt mà Hàn Quốc đã trở thành nước phát triển đứng thứ

10 thế giới, thu nhập bình quân đầu người của Hàn Quốc năm 2015 đạt 27.000 USD

Mỹ Tuy nhiên, quá trình công nghiệp hóa và đẩy mạnh sản xuất nông nghiệp một cách nhanh chóng đã để lại những hậu quả nhất định, tác động tiêu cực đến sự phát triển của nền nông nghiệp bền vững Phân bón, hóa chất, thuốc trừ sâu được sử dụng rộng rãi trong trồng trọt trong một thời gian dài gây ô nhiễm môi trường, làm cho đất bạc màu Sự chuyển dịch lao động từ nông thôn ra thành phố đang là một thách thích đối với nhà hoạch định chính sách phát triển nông nghiệp của Hàn Quốc

Sự suy giảm vai trò nông nghiệp trong quá trình công nghiệp hóa: Sự phát triển nhanh chóng của nền kinh tế Hàn Quốc được phản ánh rõ nét trong sự thay đổi vai trò của nông nghiệp, vào những năm 1960 thì nông nghiệp đóng góp 50% vào tổng sản phẩm trong nước (GDP); những năm 70 là 25% lực lượng lao động trong nông nghiệp là 55,5%, năm 2005 chỉ còn 2,9% và lực lượng lao động trong ngành nông nghiệp là 7,1%

- Đất đai và lao động nông nghiệp: Tổng diện tích đất trồng ở Hàn Quốc là 1,8 triệu hecta chiếm 18% tổng diện tích lãnh thổ, tuy nhiên ngày một giảm do sự phát triển của các khu công nghiệp và khu đô thị Đặc điểm của nông nghiệp Hàn Quốc là quy mô nhỏ và rất nhỏ khoảng 1,4hecta/hộ Hơn 60% số nông trang có diện tích nhỏ hơn 1hecta Sự phân phối đất trồng trọt ở Hàn Quốc khá đồng đều trên khắp cả nước

và là nông trại hỗn hợp cả trồng trọt lẫn chăn nuôi, xu hướng trồng nông sản công nghệ cao đang tăng mạnh Xu hướng dịch chuyển lao động từ nông thôn ra thành phố khá mạnh, năm 2005 chỉ còn 14% Chỉ còn những người già (chiếm khoảng 32%) ở lại vùng nông thôn Nông nghiệp có vai trò quan trọng trong việc cung cấp một lực

Ngày đăng: 17/11/2017, 14:58

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Bộ Nông nghiệp phát triển nông thôn “Báo cáo 5 năm chương trình xây dựng nông thôn mới 2010-2015” http://www.tapchicongsan.org.vn/Home/nong-nghiep-nong-thon/2015/34159/Co-cau-lai-va-phat-trien-ben-vung-nong-nghiep-dong-bang.aspx, ngày truy cập 15/7/2017 (tr 3-4) Sách, tạp chí
Tiêu đề: “Báo cáo 5 năm chương trình xây dựng nông thôn mới 2010-2015
2. Nguyễn Trọng Hoài Trường đại học Kinh tế TP.HCM (2012) Phát triển nông nghiệp xanh theo hướng tăng trưởng xanh; tiếp cận hành vi sử dụng thuốc bảo vệ thực vật tại Đồng bằng sông Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nguyễn Trọng Hoài Trường đại học Kinh tế TP.HCM (2012)
3. Chung-a Park (Giám đốc Nhóm Hợp tác Quốc tế Ủy ban của Tổng thống về Tăng trưởng Xanh Cộng hòa Hàn Quốc), 2012 “Tìm hướng phát triển kinh tế xanh, Báo Tin Tăng trưởng xanh ở Hàn Quốc: Công nghiệp xanh - Động cơ tăng trưởng mới Sách, tạp chí
Tiêu đề: Chung-a Park (Giám đốc Nhóm Hợp tác Quốc tế Ủy ban của Tổng thống về Tăng trưởng Xanh Cộng hòa Hàn Quốc), 2012 “
4. Các bon thấp, tăng trưởng xanh là mẫu hình quốc gia, tinxanh.com, ngày truyn cập 16/6/2017 http://tinxanh.com/2012/11/28/carbon-thap-tang-truong-xanh-la-mau-hinh-quoc-gia/, ngày truy cập 16/6/2017 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Các bon thấp, tăng trưởng xanh là mẫu hình quốc gia, tinxanh.com
8. Đoàn Thanh niên Viện Khoa học xã Hội Việt Nam (2012), “Tái cấu trúc kinh tế theo mô hình tăng trưởng xanh kinh nghiệm quốc tế và gợi ý cho Việt Nam” Sách, tạp chí
Tiêu đề: “Tái cấu trúc kinh tế theo mô hình tăng trưởng xanh kinh nghiệm quốc tế và gợi ý cho Việt Nam
Tác giả: Đoàn Thanh niên Viện Khoa học xã Hội Việt Nam
Năm: 2012
11. Korea.net (2012) Tăng trưởng xanh của Hàn Quốc – tương lai xanh của toàn cầu ngày truy cập 17/6/2017http://m.korea.net/vietnamese/NewsFocus/Policies/view?articleId=100796, ngày truy câp 15/7/2017 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tăng trưởng xanh của Hàn Quốc – tương lai xanh của "toàn cầu
12. Khoahoc.com.vn (2011)“Những sản phẩm công nghệ xanh nhất năm 2010 ,. http://www.khoahoc.com.vn/congnghemoi/cong-nghe-moi/31059_nhung-san-pham-cong-nghe-xanh-nhat-nam-2010.aspx, ngày truy cập 15/7/2017 13. Nguyễn Trọng Hoài Trường đại học Kinh tế TP.Hồ Chí Minh (2014) “Pháttriển nông thôn theo hướng tăng trưởng xanh tiếp cận hành vi sử dụng thuốc bảo vệ thực vật tại Đồng Bằng song cửu Long” Sách, tạp chí
Tiêu đề: Những sản phẩm công nghệ xanh nhất năm 2010 ,. "http://www.khoahoc.com.vn/congnghemoi/cong-nghe-moi/31059_nhung-san-pham-cong-nghe-xanh-nhat-nam-2010.aspx, ngày truy cập 15/7/2017 13. Nguyễn Trọng Hoài Trường đại học Kinh tế TP.Hồ Chí Minh (2014) “"Phát "triển nông thôn theo hướng tăng trưởng xanh tiếp cận hành vi sử dụng thuốc bảo vệ thực vật tại Đồng Bằng song cửu Long
14. Nguyễn Thanh Hải (2014),Đề tài nghiên cứu “phát triển nông nghiệp theo hướng bền vững tại khu vực Trung du miền núi phía Bắc Việt Nam theo hướng bền vững” Tr 58-60 Sách, tạp chí
Tiêu đề: “phát triển nông nghiệp theo hướng bền vững tại khu vực Trung du miền núi phía Bắc Việt Nam theo hướng bền vững”
Tác giả: Nguyễn Thanh Hải
Năm: 2014
16. Tài liệu Hội nghị hướng tới một nền sản xuất Xanh bền vững (trong khuôn khổ Diễn đàn hợp tác kinh tế đồng bằng Sông Cửu long-MDEC (2014) 17. Trần Quang Minh (2010), Nhà xuất bản từ điển Bách khoa “Nông nghiệpHàn Quốc trên đường phát triển” Tr 70-71 Sách, tạp chí
Tiêu đề: “Nông nghiệp "Hàn Quốc trên đường phát triển”
Tác giả: Tài liệu Hội nghị hướng tới một nền sản xuất Xanh bền vững (trong khuôn khổ Diễn đàn hợp tác kinh tế đồng bằng Sông Cửu long-MDEC (2014) 17. Trần Quang Minh
Nhà XB: Nhà xuất bản từ điển Bách khoa "“Nông nghiệp "Hàn Quốc trên đường phát triển” "Tr 70-71
Năm: 2010
19. Tài iệu Hội thảo về “Chính sách Cơ cấu và Công nghiệp Xanh cho Việt Nam” do GIZ, CIEM và UNIDO tổ chức ngày 31/10/2012, tức, 2014.http://baotintuc.vn/kinh-te/tim-huong-phat-trien-kinh-te-xanh-20140307070056748.htm, ngày truy cập 11/6/2017 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Chính sách Cơ cấu và Công nghiệp Xanh cho Việt Nam
20. Tập đoàn Điện lực Việt Nam ( 2013). Tăng trưởng xanh và những nỗ lực của Chính phủ Hàn Quốc http://m.evn.com.vn/Tin-tuc-Van-de/The-gioi-dien/Tang-truong-xanh-va-nhung-no-luc-cua-Chinh-phu-Han-Quoc.aspxngày truy cập 22/6/017 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tập đoàn Điện lực Việt Nam ( 2013). Tăng trưởng xanh và những nỗ lực của Chính phủ Hàn Quốc http://m.evn.com.vn/Tin-tuc-Van-de/The-gioi-dien/Tang-truong-xanh-va-nhung-no-luc-cua-Chinh-phu-Han-Quoc.aspx ngày truy cập 22/6/0
5. Cổng TTĐT Tổng cục Môi trường, 2012Diễn đàn doanh nghiệp Việt Nam – Hàn Quốc về công nghệ xanh 2012,. Ngày truy cập 16/6/2017http://www.thiennhien.net/2012/05/08/dien-dan-doanh-nghiep-viet-nam-han-quoc-ve-cong-nghe-xanh-2012/, ngày truy cập 16/6/2017 Link
6. 95 Công nghệ xanh trong ngôi nhà bền vững tại Hàn Quốc, Freshhome, 2012, http://idcorp.vn/research/nghien-cuu/95-cong-nghe-xanh-trong-ngoi-nha-ben-vung-tai-han-quoc.aspx, ngày truy cập 30/6/2017 Link
7. Cuộc đua phát triển công nghệ xanh, cuocsongxanh.com, 2011 http://www.cuocsongxanh.com/2011/04/21/cuoc-dua-phat-trien-cong-nghe-xanh/, ngày truy cập 15/7/2017 Link
9. Hàn Quốc mang đến những công nghệ mới nhất về môi trường, năng lượng, Báo Công thương, 2014 http://sct.haiduong.gov.vn/News/content/-viewer.html?a=7114&z=161, ngày truy cập 22/6/2017 Link
10. Kinh nghiệm phát triển nông thôn ở Hàn Quốc http://www.baomoi.com/Home/KinhTe/, ngày truy cập 15/7/2017 Link
18. Mối quan tâm Việt – Hàn, Báo Đại đoàn kết, (2012): Tăng trưởng xanh: http://renewableenergy.org.vn/index.php?mact=News,cntnt01,print,0&cntnt01articleid=1502&cntnt01showtemplate=false&cntnt01returnid=53, ngày truy cập 30/6/2017 Link
15. Kỷ yếu MDEG của Hội thảo phát triển và nhân rộng mô hình sản xuất nông nghiệp xanh ở ĐBSCL (2013) Khác
21. Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam ( 2013), Báo cáo tổng quan Đề tài nghiên cứu khoa học cấp Bộ (2013), Quá trình chuyển đổi sang nền kinh tế xanh – Kinh nghiệm của Hàn Quốc và một số gợi mở cho Việt Nam.Tài liệu tiếng Anh Khác

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w