1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Phát triển nông nghiệp xanh của hàn quốc và kinh nghiệm cho việt nam (tt)

26 564 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 26
Dung lượng 574,53 KB

Nội dung

Tổng quan nghiên cứu 2.1 Tình hình nghiên cứu trong nuớc Ở Việt Nam có rất nhiều tác giả đã nghiên cứu về phát triển kinh tế xanh của Hàn Quốc như đề tài của Viện Hàn lâm Khoa học Xã

Trang 1

VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM

HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI

Trang 2

Công trình được hoàn thành tại: Học viện Khoa học xã hội

Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS Nguyễn Xuân Trung

Phản biện 1: PGS.TS Nguyễn Hương Lan

Phản biện 2:PGS.TS Nguyễn Mạnh Hùng

Luận văn sẽ được bảo vệ trước Hội đồng chấm luận văn họp tại: Học viện Khoa học Xã hội vào lúc 16 giờ 00 ngày 13 tháng 10 năm

2017

Có thể tìm hiểu luận văn tại:

Thư viện Học viện Khoa học xã hội

Trang 3

MỞ ĐẦU

1 Tính cấp thiết của đề tài

Những năm cuối thế kỷ XX và đầu XXI, thế giới đã chứng kiến các cuộc biến động về kinh tế, chính trị ở nhiều phương diện khác nhau của đời sống xã hội Cuộc khủng hoảng tài chính và suy thoái kinh tế toàn cầu năm 2008 đã làm bộc lộ những mâu thuẫn, rủi ro khó lường của các mô hình kinh tế hiện tại như ô nhiễm môi trường, cạn kiệt tài nguyên, biến đổi khí hậu, nước biển dâng, an ninh lương thực Vì vậy yêu cầu chuyển đổi mô hình tăng trưởng và tái cấu trúc kinh tế nhằm ứng phó với các thách thức toàn cầu đã xuất hiện ở nhiều nước

Xu hướng phát triển “xanh” trong bối cảnh biến đổi khí hậu đang trở thành một thách thức lớn đối với sự tồn vong của nhân loại Hội nghị Các bên tham gia lần thứ 16 (COP16), trong khuôn khổ Công ước khung của Liên hợp quốc về biến đổi khí hậu (UNFCCC)

tổ chức năm 2010 tại Cancun (Mexico), đã đưa ra yêu cầu “tích hợp tăng trưởng xanh trong hoạt động kinh tế”

Hòa chung xu thế phát triển của thế giới thì Hàn Quốc là một trong những nước tiên phong có những định hướng chính sách, giải pháp kịp để đưa Hàn Quốc trở thành quốc gia phát triển nền kinh tế xanh Trong đó, ngành Nông nghiệp của Hàn Quốc chiếm 2,5% GDP, với 1,2 triệu người làm trong lĩnh vực nông nghiệp

Công cuộc đổi mới kinh tế theo hướng phát triển một nền kinh tế thị trường ở Việt Nam hơn hai mươi năm đã đạt được những thành tựu đáng khích lệ Tuy nhiên, hiện tại kinh tế Việt Nam tăng tưởng

Trang 4

chủ yếu dựa vào khai thác tài nguyên với hiệu quả sử dụng thấp, phát sinh nhiều chất thải, gây ô nhiễm, suy thoái môi trường, công nghệ sản xuất lạc hậu, việc lựa chọn nền kinh tế xanh là giải pháp tối ưu cho sự phát triển bền vững, xóa đói giảm nghèo Cần chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng thân thiện với môi trường, với các hoạt động hạn chế các ngành gây ô nhiễm, cơ cấu kinh tế vùng dựa trên các hệ sinh thái, phát triển hàng hóa và dịch vụ môi trường

Những kinh nghiệm của Hàn Quốc trong việc giải quyết vấn đề nông nghiệp, nông thôn trong quá trình công nghiệp hóa và hiện đại hóa chắc chắn là những tham khảo rất có giá trị cho Việt Nam

2 Tổng quan nghiên cứu

2.1 Tình hình nghiên cứu trong nuớc

Ở Việt Nam có rất nhiều tác giả đã nghiên cứu về phát triển kinh tế xanh của Hàn Quốc như đề tài của Viện Hàn lâm Khoa học

Xã hội Việt Nam (2013) về quá trình chuyển đổi sang nền kinh tế xanh – Kinh nghiệm của Hàn Quốc và một số gợi mở cho Việt Nam; Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội Việt Nam (2012) về tái cấu trúc kinh

tế theo mô hình tăng trưởng xanh, kinh nghiệm quốc tế và gợi ý cho Việt Nam"… có một số đề tài nghiên cứu về quá trình phát triển nông nghiệp của Hàn Quốc như đề tài của Ông Trần Quang Minh (2010)

về nông nghiệp Hàn Quốc trên đường phát triển đã mô tả tổng quan nông nghiệp Hàn Quốc từ những năm 1960-1997 Ngoài ra, còn có một số báo cáo rà soát chính sách nông nghiệp Việt Nam do Ủy ban nông nghiệp của OECD (CoAG) (2015)

Trang 5

2.2 Tình hình nghiên cứu nuớc ngoài

Có nhiều tài liệu của các tổ chức quốc tế về Kinh tế xanh của

Hàn Quốc như: Korea's Green Growth Strategy: Mitigating Climate

Change and Developing New Growth Engines, Jones, R S and B

Yoo, OECD; Achieving the “Low Carbon, Green Growth” Vision in

Korea, Jones, R S and B Yoo, OECD Economics Department

Working Papers

Các đề tài này chỉ tập trung vào đánh giá quá trình phát triển xanh của Hàn Quốc mà chưa nghiên cứu sâu phát triển nông nghiệp xanh của Hàn Quốc với tư cách là đề tài độc lập

3 Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu

Mục tiêu nghiên cứu: Nghiên cứu đánh giá sự phát triển nông

nghiệp xanh của Hàn Quốc, từ đó rút ra những bài học kinh nghiệm cho Việt Nam

Nhiệm vụ nghiên cứu:

- Làm rõ nội hàm của phát triển nông nghiệp xanh; cơ sở lý luận

về phát triển nông nghiệp xanh;

- Làm rõ thực trạng phát triển nông nghiệp xanh của Hàn Quốc;

- Rút ra bài học kinh nghiệm phát triển nông nghiệp xanh của Hàn Quốc cho Việt Nam;

- Đưa ra một số gợi ý phát triển nông nghiệp xanh của Việt Nam

4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu của đề tài: Phát triển nông nghiệp xanh của Hàn Quốc và kinh nghiệm cho Việt Nam

Trang 6

Phạm vi nghiên cứu: Đề tài tập trung làm rõ từ năm 2008 đến nay vì đây là giai đoạn Hàn Quốc bắt đầu phát triển nền kinh tế xanh trong đó có kinh tế nông nghiệp

5 Cách tiếp cận, phương pháp nghiên cứu

Tác giả giải quyết các yêu cầu được đặt ra trong đề tài bằng việc

sử dụng các phương pháp:

+ Phương pháp thu thập tài liệu: tác giả tham khảo các đề tài nghiên cứu về phát triển kinh tế xanh, nông nghiệp xanh của Hàn Quốc tại Viện Đông Bắc Á; thư viện Viện Hàn lâm KHXH Việt Nam ngoài ra còn tham khảo các tài liệu, số liệu thứ cấp trên mạng của Bộ Nông nghiệp Phát triển nông thôn www.mard.gov.vn , tổ chức hợp tác và phát triển kinh tế www.oecd.org, cơ quan phát triển Liên Hợp Quốc www.undp.org

+ Phương pháp phân tích tài liệu: Sử dụng phương pháp tổng hợp, thống kê miêu tả chủ yếu tập trung ở chương 1, 2; sử dụng phương pháp tổng hợp, so sánh, phân tích ở chương 3; phương pháp nghiên cứu một số mô hình điển hình (case study) ở chương 2 và 3; ngoài ra, tác giả còn kết hợp lý luận với thực tiễn làm rõ mục tiêu của

đề tài

6 Cấu trúc luận văn

Ngoài phần mở đầu và kết luận, luận văn được kết cấu 3 chương: Chương 1 làm rõ những vấn đề cơ bản về phát triển nông nghiệp xanh; Chương 2 làm rõ thực trạng phát triển nông nghiệp xanh Hàn Quốc; Chương 3 làm rõ bài học kinh nghiệm cho phát triển nông nghiệp xanh Việt Nam

Trang 7

Chương 1 NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ PHÁT TRIỂN

NÔNG NGHIỆP XANH 1.1 Tổng quan về kinh tế xanh và xu hướng phát triển kinh tế xanh

1.1.1 Bối cảnh phát triển kinh tế xanh:

Cuối thế kỷ XX, đầu thế kỷ XXI, thế giới đang đối mặt với

các thách thức như cạn kiệt tài nguyên thiên nhiên, Ô nhiễm môi trường, biến đổi khí hâu để giải quyết các vấn đề mang tính toàn cầu thì xu hướng phát triển bền vững đang là nỗ lực chung của cộng

đồng quốc tế Những nỗ lực quốc tế như: Tuyên bố của Hội nghị Liên

Hợp Quốc LHQ) về môi trường và con người năm 1972 (tuyên bố Stockholm) gắn với sự ra đời của Ủy ban Môi trường và Phát triển thế

giới (WCED) Công bố báo cáo Brundtland của Ủy ban Thế giới về

môi trường và phát triển của LHQ năm 1987 với tiêu đề “ Tương lai

chung của chúng ta“ (Our common future) đang được các nước trên thế giới tham gia, cam kết thực hiện

1.1.2 Khái niệm về phát triển kinh tế xanh

1) Kinh tế xanh là “quá trình tái cơ cấu lại hoạt động kinh tế và

cơ sở hạ tầng để thu được kết quả tốt hơn từ các khoản đầu tư cho tài nguyên, nhân lực và tài chính, đồng thời giảm phát thải khí nhà kính, khai thác và sử dụng ít tài nguyên thiên nhiên hơn, tạo ra ít chất thải hơn và giảm sự mất công bằng trong xã hội” (UNEP)

1.1.3 Xu hướng phát triển kinh tế xanh

Hiện nay, khi mà các quốc gia trên thế giới phải đối mặt cùng lúc với nhiều cuộc khủng hoảng, đặc biệt là khủng hoảng tài chính và

Trang 8

kinh tế gần đây Tại Hội nghị các bên tham gia lần thứ 16 (COP16), trong khuôn khổ Công ước khung của Liên hợp quốc về biến đổi khí hậu (UNFCCC) tổ chức năm 2010 tại Cancun (Mexico) đã đưa ra yêu cầu “tích hợp tăng trưởng xanh trong hoạt động kinh tế” đặt kỳ vọng là tiếp cận này góp phần ứng phó hiệu quả với biến đổi khí hậu

1.2 Phát triển nông nghiệp xanh

1.2.1 Khái niệm nông nghiệp xanh và phát triển nông nghiệp xanh

Kinh tế xanh là một trào lưu mới rất cần thiết vận dụng cho lĩnh vực nông nghiệp vì nó tập trung nghiên cứu khả năng tối đa phúc lợi kinh tế trong giới hạn của sinh thái (Wall, 2006) và tôn trọng các trật

tự phát triển tự nhiên (Cato, 2012), đồng thời khuyến khích các chủ thể liên quan tham gia quyết định các vấn đề xã hội và môi trường (Kennet &Heinermann,2006)

Khái niệm về nông nghiệp xanh và phát triển nông nghiệp xanh: theo Tiến sĩ Hans R Herren trong cuốn Báo cáo kinh tế xanh năm

2011 của UNEP (Chương trình Môi trương Liên Hợp Quốc thì:

Trang 9

Nông nghiệp xanh- sự đầu tư cho các hợp phần tự nhiên"

Và phát triển nông nghiệp xanh là việc tăng cường sử dụng

các biện pháp và công nghệ trong canh tác nông nghiệp một cách

1.2.2 Nội dung phát triển nông nghiệp xanh

1.2.2.1 Nội dung chính của phát triển nông nghiệp xanh

Xanh hóa nền kinh tế với nông nghiệp bao gồm các nội dung: Đảm bảo an ninh lương thực và dinh dưỡng thông qua sự cân bằng thích hợp giữa sản xuất và thương mại; Đảm bảo sinh kế ở khu vực nông thôn; Sử dụng kiến thức truyền thông và khoa học để duy trì bền vững các hệ sinh thái, giúp đạt được mục tiêu sản xuất lương thực đồng thời tôn trọng các ràng buộc về môi trường và tài nguyên nhiên nhiên

1.2.2.2 Tiêu chí đánh giá phát triển nông nghiệp xanh

Sản xuất nông nghiệp và tăng trưởng xanh có quan hệ chặt chẽ thông qua ba kênh tác động là kinh tế, xã hội và môi trường Mối quan hệ này vừa mang tính phối hợp (+) vừa mang tính đánh đổi (-)

Trang 10

Mỗi quan hệ được thể hiện: Đóng góp về kinh tế của nông nghiệp vào tăng trưởng xanh; Đóng góp về môi trường của nông nghiệp vào tăng trưởng xanh; Đóng góp về xã hội của nông nghiệp vào tăng trưởng xanh

Về phương diện kinh tế, nông nghiệp cung cấp lương thực, thực phẩm

Về phương diện môi trường, nông nghiệp cung cấp một loạt các dịch vụ môi trường và hệ sinh thái cần thiết cho tăng trưởng xanh

Về phương diện xã hội, tăng trưởng xanh trong ngắn hạn có thể giảm nỗ lực cải thiện an ninh lương thực và đòi hỏi các biện pháp điều chỉnh cơ cấu sản xuất nông nghiệp

Một số thách thức trong phát triển nông nghiệp xanh

- Thách thức đầu tiên là vấn đề an ninh lương thực

- Sản xuất của nhiên liệu sinh học làm tăng nhu cầu tinh bột, đường

và cây có dầu sẽ tạo áp lực cạnh tranh sử dụng nguồn tài nguyên đất trồng, nước và chất dinh dưỡng với các cây lương thực khác

- Vấn đề đạo đức khi sử dụng cây trồng để sản xuất nhiên liệu cũng được quan tâm khi vẫn còn một bộ phận không nhỏ dân số còn chịu cảnh thiếu ăn

Cơ hội phát triển nông nghiệp xanh

+ Nhận thức ngày càng cao của các chính phủ, nhà tài trợ trong việc hỗ trợ phát triển nông nghiệp xanh và bền vững trên phạm vi toàn cầu;

+ Sự quan tâm của các nhà tài trợ trong việc hỗ trợ phát triển nông nghiệp ở các nước đang phát triển;

Trang 11

+ Sự quan tâm ngày càng tăng của các nhà đầu tư tư nhân vào nông nghiệp xanh;

+ Nhu cầu tiêu dùng ngày càng cao về các sản phẩm nông nghiệp sạch, thân thiện môi trường (UNEP,2011 a)

1.2.3 Những điều kiện cần thiết để phát triển nông nghiệp xanh

1.2.3.1 Các yếu tố về chính sách

Để thúc đẩy tăng trưởng xanh trong nông nghiệp, chính sách của chính phủ đóng vai trò đặc biệt quan trọng, bao gồm tập hợp đa dạng các công cụ chính sách như quy định và tiêu chuẩn, công cụ kinh tế, biện pháp thương mại, nghiên cứu và phát triển, cũng như sự hỗ trợ phát triển từ các quốc gia và tổ chức quốc tế

1.2.3.2 Các yếu tố về nguồn lực

Nguồn Vốn: bao gồm nguồn vốn của nhà nước, nguồn viện trợ

và nguồn xã hội hóa

Nguồn nhân lực: Ứng dụng và chuyển giao công nghệ mới trong

lĩnh vực nông nghiệp đòi hỏi người nông dân phải làm chủ công nghệ

trên đồng ruộng

1.2.3.3 Các yếu tố công nghệ

Công nghệ, kỹ thuật ảnh hưởng đến năng suất, chất lượng, sản lượng Vì vậy, tập trung phát triển và đổi mới công nghệ sản xuất theo hướng thân thiện với môi trường, các-bon thấp; xây dựng và thực hiện lộ trình hạn chế sử dụng năng lượng hóa thạch, phát triển năng lượng sạch, năng lượng tái tạo, nâng cao hiệu quả sử dụng năng

Trang 12

lượng; tăng cường quản lý nhà nước trong quản lý tài nguyên, bảo vệ môi trường, xử lý chất thải, ứng phó với biến đổi khí hậu,

1.2.3.4 Các yếu tố khác

- Yếu tố tự nhiên: đất, khí hậu, nước, sinh vật

- Yếu tố kinh tế - xã hội: Dân cư, sở hữu ruộng đất, thị trường

tiêu thụ

Tóm tắt chương 1:

Chương này đã tập trung phân tích các vấn đề cơ bản về phát triển nông nghiệp xanh, trong đó làm rõ xu hướng tất yếu phát triển kinh tế xanh trong bối cảnh quốc tế đối mặt với các cuộc khủng hoảng kinh tế, ô nhiễm môi trường, cạn kiệt tài nguyên và nỗ lực của các nước trong việc phát triển kinh tế xanh; khái niệm kinh tế xanh

từ đó phân tích làm rõ khái niệm nông nghiệp xanh và phát triển nông nghiệp xanh, các tiêu chí đánh giá nông nghiệp xanh; phân tích các ưu điểm và những điều kiện cần thiết để phát triển nông nghiệp.Trên cơ sở nghiên cứu các lý thuyết về kinh tế xanh, nông nghiệp xanh và phát triển nông nghiệp xanh, tác giả sẽ đi vào nghiên cứu tình hình phát triển nông nghiệp xanh của Hàn Quốc ở chương 2

Trang 13

Chương 2 THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP XANH Ở

HÀN QUỐC 2.1 Những nhân tố chủ yếu tác động đến sự phát triển nông nghiệp xanh ở Hàn Quốc

2.1.1 Các yếu tố về chính sách

2.1.1.1 Những chính sách phát triển kinh tế xanh:

Hàng loạt các chính sách về phát triển xanh được ban hành như tạo

ra khung pháp lý vững chắc hỗ trợ phát triển kinh tế xanh của Hàn Quốc: Chiến lược tăng trưởng xanh; Ủy Ban tăng trưởng xanh thiết lập

Kế hoạch 5 năm về Tăng trưởng xanh; Luật khung về Carbon thấp…

2.1.1.2 Những chính sách phát triển nông nghiệp xanh

Bên cạnh những chính sách về kinh tế xanh thì ngành nông nghiệp Hàn Quốc cũng có nhiều chính sách như: Chính sách thu nhập nhằm rút gắn khoảng cách thu nhập giữa thành phố và nông thôn là một trong những chính sách quan trọng bao gồm các chính sách; Chính sách phát triển và mở rộng các nguồn thu phí nông nghiệp; Chính sách bảo vệ môi trường; Chính sách phát triển nông thôn; Chính sách thương mại

Nhìn chung, các chính sách trong lĩnh vực nông nghiệp và nông thôn của Hàn Quốc đã thu được những kết quả khả quan, đem lại một diện mạo mới cho sự phát triển hiện đại của nông nghiệp và nông thôn, đặc biệt là trong những năm gần đây

Còn rất nhiều thách thức trong việc phát triển nông nghiệp xanh:

mở cửa các thị trường sản phẩm nông nghiệp; khoảng cách về thu nhập

Trang 14

giữa nông thôn và thành thị; những thay đổi về nhu cầu tiêu dùng đối với sản phẩm nông nghiệp… Đây là những vấn đề mà Chính phủ Hàn Quốc đang phải đối mặt và cần có những biện pháp chính sách hữu hiệu hơn để giải quyết trong thời gian tới

2.1.3 Các yếu tố công nghệ

Công tác nghiên cứu và phát triển, nhất là nghiên cứu cải tiến, tạo giống mới, công nghệ mới phục vụ sản xuất, chế biến và bảo quản nông sản được đặc biệt coi trọng Hàn Quốc có 240 cơ sở nghiên cứu khoa học là các viện, trung tâm Chính phủ đầu tư khoảng 1 tỉ USD/năm cho công tác nghiên cứu, phát triển, chiếm khoảng 8,7% ngân sách đầu tư cho nông nghiệp Đối với mặt hàng chủ lực như lúa, đậu đỗ, cà chua, táo, lê…, Nhà nước đặt hàng các cơ sở nghiên cứu sản xuất các giống

có năng suất, chất lượng cao phù hợp với thị hiếu người tiêu dùng để cung cấp cho nông dân Các cán bộ nghiên cứu, khuyến nông được phân công phụ trách tư vấn trực tiếp từng nhóm nông dân giúp cho nông dân giải quyết kịp thời các khó khăn trong sản xuất Nhờ áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật, năng suất cây trồng tăng vượt bậc, chỉ với 900.000 ha đất lúa, Hàn Quốc sản đủ lương thực đáp ứng nhu cầu của

Ngày đăng: 17/11/2017, 15:00

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w