1. Trang chủ
  2. » Cao đẳng - Đại học

ĐỀ CƯƠNG THỰC TẬP THUỐC TIÊM THUỐC NHỎ MẮT

25 936 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 25
Dung lượng 173,77 KB

Nội dung

+ Lấy nước rửa trong bocal soi đèn để kiểm tra các tiểu phân có thể nhìn thấy được, và kiểmtra chất khử.. Kiểm tra hình thức trình bàyKiểm tra độ trong, điểu chỉnh,kiểm tra thể t

Trang 1

KHOA DƯỢC - ĐHYD TP.HỒ CHÍ MINH

Lớp: D2012–Niên khóa: 2012-2017

TP HCM- 10/2015

Trang 2

DANH SÁCH TIỂU NHÓM THỰC TẬP 6

Họ tên SV

1 Nguyễn Thi Toán

2 Lê Thị Trâm Uyên

3 Nguyễn Minh Vũ

4 Phạm Phú Trung

5 Nguyễn Thị Bảo Trân

6 Lê Văn Nguyên

Trang 3

MỤC LỤC

A THUỐC TIÊM CÓ CHỨA LIDOCAIN HYDROCLORID 1

1 ĐẶT VẤN ĐỀ 1

2 MỤC TIÊU 1

3 NỘI DUNG, PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU VÀ NGUYÊN VẬT LIỆU, DỤNG CỤ, MÁY MÓC, THIẾT BỊ 1

3.1 Nội dung - Phương pháp nghiên cứu 1

3.1.1 Đề xuất công thức – Tính toán theo công thức đã đề xuất 1

3.1.2 Đề xuất quy trình chuẩn bị 2

3.1.2.1.Chuẩn bị hóa chất, dụng cụ 2

3.1.2.2.Chuẩn bị bao bì: 2

3.1.2.3.Bảo quản: 2

3.1.3 Đề xuất quy trình bào chế 2

3.1.4 Vẽ nhãn 4

3.1.5 Kiểm nghiệm 4

3.2 Nguyên vật liệu, dụng cụ, máy móc, thiết bị 4

3.2.1 Bao bì 4

3.2.2 Nguyên vật liệu 5

3.2.3 Dụng cụ, máy móc, thiết bị 5

4 KẾT QUẢ PHẢI ĐẠT 5

5 KẾ HOẠCH THỰC HIỆN 5

TÀI LIỆU THAM KHẢO 6

B THUỐC NHỎ MẮT CÓ CHỨA CLORAMPHENICOL 7

1 ĐẶT VẤN ĐỀ 7

2.MỤC TIÊU 7

3 NỘI DUNG, PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU VÀ NGUYÊN VẬT LIỆU, DỤNG CỤ, MÁY MÓC, THIẾT BỊ 7

3.1.Nội dung 7

3.2.Phương pháp nghiên cứu 7

3.2.1.Xây dựng công thức 7

3.2.1.1 Cơ sở lí thuyết 7

3.2.1.2.Đề xuất công thức, tính toán theo công thức đã đề xuất 8

3.2.2 Xây dựng quy trình sản xuất 10

3.2.3 Vẽ nhãn 11

3.3 Nguyên vật liệu, dụng cụ, máy móc, thiết bị 11

4.KẾT QUẢ PHẢI ĐẠT 11

5 KẾ HOẠCH THỰC HIỆN 11

TÀI LIỆU THAM KHẢO 12

Trang 4

C THUỐC NHỎ MẮT CÓ CHỨA KẼM SULFAT 13

1 ĐẶT VẤN ĐỀ 13

2 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU 13

3 NỘI DUNG, PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU, NGUYÊN VẬT LIỆU, DỤNG CỤ, MÁY MÓC, THIẾT BỊ 13

3.1.Đối tượng 13

3.1.1 Kẽm Sulfat 13

3.1.2 Thuốc nhỏ mắt Kẽm Sulfat 13

3.2 Phương pháp nghiên cứu 13

3.2.1 Đề xuất công thức và tính toán 13

3.2.2 Cách pha chế 15

3.2.2.1 Phương pháp chung để pha chế thuốc nhỏ mắt dạng dung dịch 15

3.2.2.2 Thuốc nhỏ mắt Kẽm Sulfat ZnSO 4 7H 2 O 0,25% ở pH = 5 15

3.2.2.3 Thuốc nhỏ mắt Kẽm Sulfat ZnSO 4 7H 2 O 0,5% ở pH = 6,8 16

3.2.3 Xử lý chai nhựa đựng thuốc nhỏ mắt 16

3.2.3.1 Chọn chai 16

3.2.3.2 Rửa chai 16

3.2.3.3 Tiệt khuẩn 16

3.2.3.4 Bảo quản 16

3.2.4 Nhãn thành phẩm 16

3.3 Nguyên vật liệu 16

3.3.1 Hoạt chất 16

3.3.2.Dung môi/Chất dẫn 17

3.3.3 Các chất đệm/Hệ đệm 17

3.3.4 Chất đẳng trương 17

3.3.5 Chất bảo quản sát trùng 17

3.4 Dụng cụ, máy, thiết bị 17

4 KẾT QUẢ PHẢI ĐẠT 17

5 KẾ HOẠCH THỰC HIỆN 17

TÀI LIỆU THAM KHẢO 18

PHỤ LỤC 19

Trang 5

A THUỐC TIÊM LIDOCAINHYDROCLORID

3.1.Nội dung - Phương pháp nghiên cứu

3.1.1 Đề xuất công thức – Tính toán theo công thức đã đề xuất.

Thành phần dự kiến:

- Lidocain hydroclorid: hoạt chất chính

- Natri metabiulfit: chất chống oxy hóa

- NaOH dươc dụng: chất điều chỉnh pH

- NaCl dược dụng: chất tạo dung dịch đẳng trương

- Nước cất pha tiêm

Đơn vị đóng gói nhỏ nhất:thể tích một ống 2ml, pha 116 ống thành phẩm

Theo DĐVN IV – Phụ lục 1.19 về thuốc tiêm và thuốc tiêm truyền, thuốc tiêm có thể tíchkhông lớn hơn 5ml phải đáp úng yêu cầu: thể tích mỗi ống phải từ 100-115% của thể tích ghitrên nhãn để bù hao hụt khi sử dụng Ta chọn độ hao hụt là 115%, thuốc tiêm lidocainhydroclorid ghi trên nhãn thành phẩm 2% nên thể tích mỗi ống thủy tinh là: 2x115%=2.3ml.Vậy tổng thể tích là: 2.3x 116= 266.8ml

Nhưng do hao hụt trong pha chế, đóng bao bì, và phù hợp với dụng cụ pha chế quy mô phòngthí nghiệm, nên chọn pha 500ml

n: số phân tử phân li

Trang 6

 mOsmol (NaCl) = 285 – (138.5+15.78)=130.72 mOsmol/L

mNaCl=130,72 x 0.5 x 58.44

2 x 1000 =1.9 g

Vậy khối lượng NaCl cần dùng để đẳng trương hóa là: 1.9g

Công thức đề nghị cho dung dịch thuốc tiêm LIDOCAIN HYDROCLORID 2%:

Lidocain hydroclorid 10g

Natri metabisulfit 0.5g

NaCl dược dụng 1.9g

NaOH dược dụng vđ pH 4-6

Nước cất pha tiêm vđ 500 ml

3.1.2 Đề xuất quy trình chuẩn bị.

3.1.2.1 Chuẩn bị hóa chất, dụng cụ:

Bột lidocain, NaCl dược dụng, Natri bisulfit và Adrenalin (nếu theo công thức A), NaOH,nước cất pha tiêm, các dụng cụ cần cho pha chế (cân, giấy cân, bình định mức, pipet pasteur,giấy chỉ thị vạn năng, máy đo độ hạ băng điểm hay thẩm thấu kế),

3.1.2.2 Chuẩn bị bao bì: 116 ống thủy tinh nhọn nguyên vẹn, đồng đều.

- Rửa ngoài: đặt 5 ống trong lòng bàn tay, đầu ống hướng xuống, rửa dưới vòi nước xả mạnh,dùng tay xoa sạch bên ngoài ống, giũ cho hết nước Tiến hành tương tự với nước cất

- Rửa trong: nghiêng khay inox, xếp ống vào đầy khay, đậy khay inox lớn lên trên

+ Đặt một bocal chứa sẵn nước tinh khiết và chuông chân không

+ Đặt hộp inox chứa ống vào bocal sao cho đầu ống hướng xuống Đậy nắp chuông chânkhông

+ Hút chân không đến khi rút hết nước trong ống chuẩn thì ngừng

+ Lấy hộp inox ra, giũ bớt nước

+ Đặt một bocal nhỏ không chứa nước vào chuông chân không Đặt hộp inox lên bocal saocho bocal có thể hứng nước chảy từ hộp Hút chân không để nước chảy vào bocal, đến khikhông còn nước chảy thì ngừng hút

+ Lặp lại thao tác như trên đến khi nước rửa xong

+ Lấy nước rửa trong bocal soi đèn để kiểm tra các tiểu phân có thể nhìn thấy được, và kiểmtra chất khử

+ Tiến hành kiểm tra như sau:

∙ Mẫu thử: cho vào bình nón 250ml: 100ml nước rửa cuối, 0.1ml H2SO4 + 0.1ml KMNO4

0.02M Đun sôi 5 phút

∙ Mẫu trắng: giống mẫu thử nhưng thay bằng 100ml nước cất pha tiêm

∙ Yêu cầu: mẫu thử phải có màu hồng

∙ Kết thúc bằng 1 lần tráng với nước cất pha tiêm, thao tác tương tự với nước tinh khiết

3.1.2.3 Bảo quản: Sấy tiệt khuẩn (160-180/2h) ở tủ sấy 2 cửa.

3.1.3 Đề xuất quy trình bào chế.

Trang 7

Kiểm tra hình thức trình bày

Kiểm tra độ trong, điểu chỉnh,kiểm tra thể tích

thuốc

Kiểm tra nồng độ, hoạt chất, pH, độ nhớtKiểm tra/kiểm soát, chống nhầm lẫn, sai sót

Bao gồm các công đoạn:

a Cân đong nguyên liệu, dung môi

Cân các mẫu như công thức pha chế

Lọc qua phễu hút chân không với phễu lọc thủy tinh xốp G4

Soi kiểm tra độ trong bằng mắt thường, nếu không đạt thì tiến hành lọc lại

d Lọc tiệt trùng

Sử dụng màng lọc Millipore loại có kích thước lỗ xốp 0.22µm

e Đóng ống

Đóng ống bằng máy hút chân không, mỗi ống thể tích 2.2ml

- Rửa đầu ống bằng cách nhúng khay ống thuốc tiêm lần lượt vào nước cất pha tiêm nóng,lạnh, nóng cho đến khi không còn đọng thuốc ở đầu ống

- Hàn ống bằng ngọn lửa khí ga, vừa hàn vừa xoay đầu ống để đảm bảo ống được hàn kín

- Luộc tiệt trùng 121o C từ 15-30phút

f Kiểm soát độ kín

Kiểm tra độ kín của ống bằng cách cho ống vừa tiệt trùng( vẫn còn nóng) vào dung dịchxanh methylen, dung dịch trong ống không được có màu xanh Loại bỏ những ống khôngđạt yêu cầu

g Rửa ngoài ống tiêm

Với các dung dịch tẩy, kế đó là tráng sạch và sấy khô

h Soi kiểm tra độ trong

Kiểm tra từng đơn vị ống như quy định của DĐVN IV

Tiệt trùng (nồi hấp,121oC/15-30p)

soi kiểm tra độ trong

in, dán nhãn

Kiểm soát quá trình vận hành

Trang 8

3.1.4 Vẽ nhãn

Nhãn trên ống:

ĐẠI HỌC Y DƯỢC THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

41 Đinh Tiên Hoàng – Quận 1 – TPHCM

THUỐC TIÊM LIDOCAIN HYDROCLORID 2%

Ống 2mlCông thức:

Lidocain hydroclorid 0.04gNatri metabisulfit 2mgTá dược vừa đủ 2mlNgày SX: Lô SX:

HD: Số ĐK:

ĐỂ XA TẦM TAY TRẺ EM, ĐỌC KĨ HƯỚNG DẪN

SỬ DỤNG TRƯỚC KHI DÙNG

Nhãn trên thùng:

ĐẠI HỌC Y DƯỢC THÀNH PHÔ HỒ CHÍ MINH

41 Đinh Tiên Hoàng – Quận 1 – TPHCM

THUỐC BÁN THEO ĐƠN Hộp 116 ống 2ml

Công thức cho 1 ống:

Bảo quản: Lô SX:

ĐỂ XA TẦM TAY TRẺ EM, ĐỌC KĨ HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG TRƯỚC KHI DÙNG

3.1.5 Kiểm nghiệm

Thực hiện kiểm định theo chuyên luận trong dược điển Việt Nam (phần phụ lục)

3.2.Nguyên vật liệu, dụng cụ, máy móc, thiết bị

3.2.1 Bao bì

Bao bì: thủy tinh trung tính, nhựa, cao su-nhựa, nhôm Tất cả phải đạt chất lượng được quyđịnh trong DĐVN IV

- Phải bền vững, không nhả tạp vào thuốc: độ bền cơ – lý – hóa học

Đóng hộp, thùng, bảo quản Kiểm nghiệm thành phẩm

Trang 9

- Phải kín, đảm bảo vô trùng trong thời gian bảo quản.

- Bao bì trước khi đóng thuốc phải sạch, khô và vô khuẩn

3.2.2 Nguyên vật liệu

- Hóa chất: lidocain hydrocloxid, natri sulfit, natri metabisulfit, NaCl dược dụng, nước cất pha tiêm đạt tiêu chuẩn dược dụng theo DĐVN IV

- Dụng cụ cân: cân, giấy cân, mặt kính, bình chứa, muỗng cân

- Dụng cụ hòa tan, đo thể tích, lọc: becher, pipet, đũa khoáy, ống đong, phễu lọc thủy tinh xốp

- Hộp inox đục lỗ, bocal, chuông chân không, máy hút chân không, đèn soi, nồi hấp,

Yêu cầu: rửa sạch, tráng nước cất và sấy khô tiệt khuẩn

3.2.3 Dụng cụ, máy móc, thiết bị

- Đạt tiêu chuẩn GMP

- Dây chuyền thiết bị phải theo nguyên tắc liên tục-một chiều

- Thiết kế nhà xưởng phù hợp

- Thiết kế máy móc, thiết bị sao cho dễ vệ sinh và tiệt trùng

- Sử dụng công nhân lành nghề, đã trải qua đào tạo chuyên môn

- Áp dụng các biện pháp phòng ngừa thích hợp nhằm giảm số lượng vi sinh vật trong sản phẩm trước khi tiệt trùng

- Thẩm định quy trình sản xuất cho tất cả các công đoạn trong dây chuyền sản xuất có nguy cơnhiễm khuẩn cao

- Thiết lập và thực thi chương trình giám sát chất lượng môi trường sản xuất và các quy trình kiểm tra trong quá trình

4 KẾT QUẢ PHẢI ĐẠT

- Nồng độ và hàm lượng thuốc phải đảm bảo đạt các tiêu chuẩn về định tính và định lượngđược quy định trong DĐVN IV

- Thuốc tiêm phải có pH phù hợp: pH 4-6 ( theo DĐVN IV)

- Thuốc tiêm phải vô khuẩn

- Thuốc tiêm không được chứa chất gây sốt hay độc tố vi khuẩn

- Đạt yêu cầu đẳng trương

- Cảm quan: dung dịch phải không màu, trong suốt Thuốc tiêm phải trong suốt và không cócác tiểu phân không tan khi kiểm tra bằng mắt thường

5 KẾ HOẠCH THỰC HIỆN

Buổi 1: Xử lý bao bì thuốc tiêm Thảo luận công thức, sửa chữa công thức ( nếu cần)

Buổi 2: Làm công thức hoàn chỉnh với quy mô nhỏ để theo dõi sự ổn định Kiểm tra chất lượngbao bì, chai đựng Rửa, tiệt khuẩn, sấy dụng cụ

Buổi 3: Thực hiện quy trình pha chế, đóng lọ

Buổi 4: Kiểm tra chất lượng thành phẩm, dán nhãn, đóng hộp

Trang 10

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1 Hội đồng Dược điển Việt Nam, các chuyên luận bào chế, Dược Điển Việt Nam IV, NXB y

học, phụ lục 1.19, phụ lục 11.8, phụ lục 17.1, phụ lục 17.3

2 Lê Quang Nghiệm, Bào chế và sinh dược học (Tập 1), 2014, tr.117-193.

3 Sweetman Sean C, Martindale: The Complete drug Reference (36th edition),

Pharmaceutical Press, London, 2009,p.1862-1864

4 Felton Linda, Remington: Essentials of Pharmaceutics, Pharmaceutical Press, London,

2013,p.292

5 Zsigmond,E K (1983) "Bolus" injections of lidocaine, 249(1), 20.

Trang 11

B THUỐC NHỎ MẮT CÓ CHỨA CLORAMPHENICOL

1 ĐẶT VẤN ĐỀ

Kháng sinh đã được sử dụng từ lâu để điều trị các bệnh nhiễm khuẩn về mắt Trong đó, thuốcnhỏ mắt cloramphenicol 0,4% là dạng phổ biến và đã trở nên quen thuộc Tuy nhiên do các cơchế bảo vệ của mắt nên thuốc nhanh chóng bị loại khỏi khoan mắt và có sinh khả dụng thấp.Ngoài ra, cloramphenicol có khả năng gây ra nhiều tác dụng không mong muốn cho cơ thể khiđược hấp thu toàn thân Do đó, cần phải nghiên cứu và bào chế dạng thuốc nhỏ mắtcloramphenicol có hiệu quả điều trị tại chỗ cao và giảm thiểu các tác dụng không mong muốncó thể xảy ra

Dạng bào chế: dung dịch vô khuẩn của cloramphenicol trong nước

Hình thức trình bày bao bì của thành phẩm: đóng lọ thành phẩm 10ml Lọ được dùng là chấtdẻo có ống đếm giọt và nắp đậy (dung dịch thuốc nhỏ mắt tiếp xúc với thành phần chất dẻo củamặt trong lọ)

Số lô dự kiến pha chế : 4 lô

Số lọ thuốc nhỏ mắt pha chế trong 1 lô: 6 lọ

Thể tích pha chế đề nghị là: 300ml (hao hụt 25%)

3.2 Phương pháp nghiên cứu

3.2.1 Xây dựng công thức

3.2.1.1 Cơ sở lí thuyết

 Sơ lược về giải phẫu sinh lí của mắt:

Cấu tạo của mắt rất phức tạp, trong đó giác mạc và kết mạc là bộ phận tiếp xúc trực tiếp vớithuốc nhỏ mắt

Giác mạc: - Cấu tạo gồm 3 lớp, đóng vai trò quan trọng trong hấp thu thuốc vào mắt

- Những hoạt chất vừa thân dầu vừa thân nước (có hệ số phân bố D/N hợp lí) và cómức độ ion hóa vừa phải sẽ dễ dàng thấm qua giác mạc

Kết mạc: - Là lớp niêm mạc nối liền mi mắt và giác mạc

- Có nhiều mạch máu, có tính thấm tốt với nhiều hoạt chất Từ đây thuốc được hấpthu và đi vào tuần hoàn chung, có thể gây ra những tác dụng không mong muốn

 Cloramphenicol:

C11H12Cl2N2O5 P.t.l: 323,1-Cloramphenicol ở dạng bột vi tinh thể trắng hoặc hơi vàng

Trang 12

-Độ tan: ít tan trong nước (1:400), dễ tan trong propylene glycol, rất tan trong methanol,ethanol, ethyl acetat, aceton Khó tan trong nước lạnh và dễ bị phân hủy ở nhiệt độ cao (>80

Lượng chloramphenicol cần thiết để điều chế 300 ml dung dịch chloramphenicol 0,4% là:

-Các biện pháp vật lý:

+Tăng diện tích tiếp xúc giữa chất tan và dung môi bằng cách nghiền mịn cloramphenicoltrước khi dùng

+ Dùng siêu âm hay gia nhiệt khi hòa tan: Cloramphenicol bị phân hủy khi nhiệt độ lớnhơn 80 0C, do đó để đảm bảo chloramphenicol có thể tan tốt mà không bị phân hủy cần sửdụng nhiệt độ khoảng 60-70 0C là tốt nhất

+ Khuấy trộn

- Các phương pháp hòa tan đặc biệt:

+ Tạo dẫn chất dễ tan: không thể áp dụng trong trường hợp này

+ Dùng chất trợ tan: Các chất trợ tan như chất diện hoạt, chất trung gian thân nướcgiúpchloramphenicol tan tốt nhưng lại thường có tác dụng gây kích ứng niêm mạc và cóđộc tính nhất định

+ Dùng hỗn hợp dung môi: giúp hòa tan tốt hoạt chất nhưng thường gây kích ứng

Tóm lại, chọn dung môi là nước và sử dụng thêm các biện pháp vật lí để hỗ trợ

 Các chất phụ:

 Các chất đệm

Theo tiêu chuẩn Dược điển Việt Nam IV, pH của dung dịch thuốc nhỏ mắt chloramphenicol là

từ 7,0 đến 7,5

pH sinh lý của nước mắt là 7,4

Cloramphenicol dễ bị phân hủy trong môi trường pH >7,5

Do đó, chọn chất điều chỉnh thích hợp để pH dung dịch thành phẩm khoảng 7,4 là hợp lý Sửdụng hệ đệm pH 7,4 để vừa đảm bảo điều chỉnh pH, vừa không gây kích ứng mắt, qua đó giúp

ổn định hoạt chất và giúp hoạt chất dễ hấp thu

Trong các hệ đệm thường găp có pH 7,4 là Gifford, Palitzsch, Sorensen và acid boric-natriacetat

Ta chọn hệ đệm acid boric-natri acetat vì điều chế đơn giản, phù hợp với quy mô

phòng thí nghiệm Ngoài ra, acid boric cũng có tính sát khuẩn nhẹ (ở nồng độ loãng nó đượcdung để trị nấm men, vi khuẩn nhạy cảm, và là chất sát trùng), êm dịu với mắt, hệ đêm nàycòn được dùng để rửa mắt, làm dịu mắt kích ứng, rửa trôi dị tật ở mắt

Đây là hệ đệm được phối hợp bởi natri acetat 2% (kl/tt) và acid boric 1,9% (kl/tt) ở các tỉ lệkhác nhau sẽ cho các dung dịch đệm có pH khác nhau

Trang 13

Dung dịch 1: dung dịch natri acetat 2%

Natri acetat.3 H2O 20 g

Nước cất pha tiêm .…… vđ 1000 ml

Dung dịch 2: dung dịch acid boric 1,9%

Acid boric 19 g

Nước cất pha tiêm vđ 1000 ml

Khi phối hợp 2 dung dịch trên với tỷ lệ khác nhau sẽ cho các dung dịch đệm với các pH khácnhau

Dung dịch 1 Dung dịch 2 pH

100 ml 5 ml 7,4

Để pha chế 300ml dung dịch thuốc nhỏ mắt chloramphenicol 0,4% với pH hệ đệm 7,4:

Lượng natri acetat.3H2O cần dùng là:

 Chất bảo quản sát trùng

Trong các thuốc nhỏ mắt đa liều thì các chất bảo quản sát trùng là cần thiết Bản thâncloramphenicol ở nồng độ 0,2% đã được xem là chất bảo quản Tuy vậy, để đảm bảo chống lạiđược sự pháttriển của nấm mốc, vi khuẩn xâm nhập vào, ta vẫn thêm chất bảo quản trong côngthức thuốcnhỏ mắt chloramphenicol 0,4% với những yêu cầu sau:

-Phạm vi tác dụng rộng, cả đối với trực khuẩn Pseudomonas aeruginosa.

-Tác dụng nhanh và mạnh ở nồng độ thấp (phần trăm, phần ngàn…)

-Không độc, không gây kích ứng, dị ứng mắt

-Không tương kỵ với các thành phần khác trong công thức, không tác dụng trên thành chai lọ.-Bền vững về mặt hóa học

-Có độ tan thích hợp trong dung môi nước

Ta chọn chất bảo quản thimerosal Đây là muối natri của một acid hữu cơ yếu, tan tốt trong

nước (độ tan 1:1), tác dụng tốt trong các dung dịch trung tính hay hơi kiềm, phù hợp với dungdịch thuốc nhỏ mắt chloramphenicol 0,4% Nồng độ sử dụng làm chất bảo quản: 0,01-0,02%

Ta sử dụng nồng độ thấp nhất 0,01% vẫn đảm bảo hoạt tính kháng khuẩn nhưng hạn chế cáctương tác khác có thể xảy ra

Để pha chế 300ml dung dịch thuốc nhỏ mắt chloramphenicol 0,4%, khối lượng thimerosal cầndùng là:

300×0,01%=0,03(g)

 Các chất làm tăng độ nhớt

Thuốc nhỏ mắt luôn được xem là tác nhân lạ đối với cơ thể nên thường bị loại trừ bởi các cơchế bảo vệ của mắt Việc tăng độ nhớt của các dung dịch thuốc nhỏ mắt sẽ làm tăng thời giantiếp xúc của thuốc với mắt, giảm tốc độ rút thuốc khỏi mắt theo đường mũi lệ, do đó làm tăngsinh khả dụng của thuốc và giảm tác dụng phụ của việc thuốc bị hấp thu toàn thân nếu có Bêncạnh đó, các chất làm tăng độ nhớt được thêm vào giúp làm bóng mắt và cải thiện sự khô mắthay gặp ở người già Với những ưu điểm như trên, PVP 3% được đề nghị thêm vào công thứcnhư một tác nhân làm tăng độ nhớt

Khối lượng PVP cần dùng là:

300 x 3% = 9,00 (g)

Ngày đăng: 16/11/2017, 23:15

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w