- Tuy nhiên, việc đánh giá theo “Danh mục kiểm tra checklist thực tế vẫn chưa hẳn chính xác hoàn toàn do đây là tự đánh giá, không do cơ quan quản lý hay do chuyên gia thực hiện, các tiê
Trang 1ĐẠI HỌC Y DƯỢC THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
KHOA DƯỢC
BÁO CÁO THỰC TẾ TẠI NHÀ THUỐC
Sinh viên: NGUYỄN ANH MINH
Lớp : DƯỢC CHÍNH QUY 2011
Trang 2LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành báo cáo thực tế nhà thuốc, em đã nhận được sự giúp đỡ tận tình của quý nhà thuốc, thầy cô, bạn bè
Trước hết, em xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đối với ThS Nguyễn Tuấn Long – chủ nhà thuốc
Hà Anh cùng tập thể các anh chị nhân viên tại nhà thuốc đã tận tình hướng dẫn, chỉ dạy em các kiến thức và kinh nghiệm quý báu trong suốt quá trình thực tế tại nhà thuốc, giúp em hoàn thành tốt và đúng tiến độ
Em xin cảm ơn quý thầy cô Khoa Dược – Đại học Y Dược thành phố Hồ Chí Minh trong suốt năm năm học tại trường đã truyền đạt những kiến thức quý báu và bổ ích giúp em có hành trang thật vững chắc cho con đường sự nghiệp sắp tới
Xin cảm ơn gia đình, bạn bè đã luôn quan tâm, động viên trong suốt quá trình học tập
Trang 3ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ THỰC TẾ CỦA
GIẢNG VIÊN HƯỚNG DẪN
Trang 4MỤC LỤC
1 LỊCH LÀM VIỆC TẠI NƠI THỰC TẬP 1
2 GIỚI THIỆU NHÀ THUỐC 1
3 NỘI DUNG CÁC CÔNG VIỆC VÀ KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC 1
3.1 Tổ chức hoạt động nhà thuốc 1
3.1.1 Quy mô hoạt động – loại hình kinh doanh: 1
3.1.2 Tổ chức nhân sự: 1
3.1.3 Giấy tờ pháp lý: 1
3.1.4 Sơ đồ nhà thuốc: 2
3.2 Thực hành tốt nhà thuốc – GPP 3
3.3.1 Nội dung nhà thuốc Hà Anh đã thực hiện so với bảng kiểm GPP vủa Bộ Y tế: 3
3.2.2 Các sổ sách và SOP tại nhà thuốc và việc triển khai thực hiện 6
3.2.3 Vai trò của Dược sĩ đại học tại nhà thuốc GPP 6
3.3 Các loại chi phí cố định 7
3.4 Sắp xếp, phân loại và bảo quản 7
3.4.1 Sắp xếp và phân loại thuốc 7
3.4.2 Cách thức theo dõi và quản lý thuốc: 8
3.5 Bán thuốc và nhập thuốc 10
3.5.1 Tổ chức nhập thuốc 10
3.5.2 Tổ chức bán thuốc 11
3.6 Thông tin quảng cáo và hướng dẫn sử dụng thuốc 11
3.6.1 Hình thức quảng cáo từ nhà thuốc đến khách hàng 11
3.6.2 Hình thức quảng cáo từ công ty đến nhà thuốc 12
4 KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC QUA ĐỢT THỰC TẬP 12
Trang 54.1 Những kiến thức lý thuyết được cũng cố 12 4.2 Những kỹ năng thực hành được học thêm 12 4.3 Những kinh nghiệm thực tiễn được tích lũy 13
Trang 6NỘI DUNG BÁO CÁO
1 LỊCH LÀM VIỆC TẠI NƠI THỰC TẬP
- Ngày 26/06/2016: Buổi sáng từ 7h30 đến 11h00 – Buổi chiều từ 13h30 đến 17h00
- Ngày 02/07/2016: Buổi sáng từ 7h30 đến 11h00 – Buổi chiều từ 13h30 đến 17h00
- Ngày 03/07/2016: Buổi sáng từ 7h30 đến 11h00 – Buổi chiều từ 13h30 đến 17h00
2 GIỚI THIỆU NHÀ THUỐC
- Nhà thuốc Hà Anh
- Địa chỉ nhà thuốc: 186 – 188 Xô Viết Nghệ Tĩnh, Phường 21, Quận Bình Thạnh, Thành phố Hồ Chí Minh
- Nhà thuốc có 1 mặt tiền hướng ra đường Xô Viết Nghệ Tĩnh
3 NỘI DUNG CÁC CÔNG VIỆC VÀ KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC
3.1 Tổ chức hoạt động nhà thuốc
3.1.1 Quy mô hoạt động – loại hình kinh doanh:
Nhà thuốc Hà Anh là hộ kinh doanh cá thể, kinh doanh theo hình thức bán lẻ thuốc Các mặt hàng kinh doanh bao gồm dược phẩm (thuốc đông y và tây y), thực phẩm chức năng, dụng cụ y
tế đơn giản, mỹ phẩm,…
Diện tích 5x7 = 35 m2
3.1.2 Tổ chức nhân sự:
Nhà thuốc Hà Anh bao gồm 1 thạc sĩ dược, 1 dược sĩ đại học, 3 dược sĩ trung học
3.1.3 Giấy tờ pháp lý:
- Giấy chứng nhận đạt tiêu chuẩn thực hành tốt nhà thuốc (Sở Y tế cấp)
- Giấy chứng nhận đủ tiêu chuẩn kinh doanh
- Chứng chỉ hành nghề
Trang 73.1.4 Sơ đồ nhà thuốc:
Kệ thuốc
Ghế
Kệ thuốc Đông dược
Ghế
Ghế Máy vi tính
WC
Bình nước
Bình nước
Trang 83.2 Thực hành tốt nhà thuốc – GPP
3.3.1 Nội dung nhà thuốc Hà Anh đã thực hiện so với bảng kiểm GPP vủa Bộ Y tế:
- Theo thông tư số 46 của Bộ Y tế (Thông tư 46/2011/ TT-BYT về việc “Ban hành nguyên tắc tiêu chuẩn “Thực hành tốt nhà thuốc”), cơ sở kinh doanh đạt GPP có thể tự kiểm tra đánh giá thông qua hình thức chấm điểm với những tiêu chí đưa ra
- Tuy nhiên, việc đánh giá theo “Danh mục kiểm tra (checklist) thực tế vẫn chưa hẳn chính xác hoàn toàn do đây là tự đánh giá, không do cơ quan quản lý hay do chuyên gia thực hiện, các tiêu chí đánh giá rất chi tiết nhưng khó trình bày một cách tổng quát những phần mà nhà thuốc thực hiện tốt hay chưa tốt Tóm tắt ý chính theo bảng dưới:
- Người làm công tác chuyên môn có mặt khi nhà thuốc hoạt động và tham gia vào quy trình bán thuốc theo đơn
Đạt
- Có bằng cấp chuyên môn phù hợp với công việc được giao Đạt
Cơ sợ vật chất - Có khu vực trưng bày, bảo quản riêng biệt Đạt
- Có khu vực tư vấn (khu vực tư vấn đảm bảo được tính riêng tư)
Đạt
- Có vòi nước rửa tay cho nhân viên nhà thuốc và người mua (nếu khuất có biển chỉ dẫn)
Đạt
- Mỹ phẩm, thưc phẩm chức năng, dụng cụ y tế để khu vực
Trang thiết bị - Có đủ tủ quầy bảo quản thuốc Tủ, quầy, giá kệ dễ vệ sinh, đảm
- Có nhiệt kế, ẩm kế (đã hiệu chuẩn) và có ghi chép theo dõi Đạt
- Cơ sở có thiết bị bảo quản đáp ứng với yêu cầu bảo quản ghi trên nhãn
Đạt
- Nơi bán thuốc được duy trì ở nhiệt độ dưới 30oC, độ ẩm bằng hoặc dưới 70% và thỏa mãn điều kiện bảo quản của thuốc
Đạt
Trang 9Ghi nhãn
thuốc
- Thuốc bán lẻ không còn bao bì ngoài của thuốc được đính kèm theo các thông tin
Đạt
Hồ sơ sổ sách
tài liệu
- Các giấy tờ pháp lí như ĐKKD, chứng chỉ hành nghề của dược
sĩ phụ trách chuyên môn, GCNDDKKDT (đối với cơ sở đang hoạt động)
Đạt
- Theo dõi số lô, hạn dùng thuốc, các vấn đề có liên quan bằng
- Xây dựng và thực hiện các quy trình thao tác chuẩn Đạt
Thực hiện quy
chế chuyên
môn
- Khi bán thuốc, người bán lẻ có hỏi người mua các thông tin về triệu chứng bệnh, về tình trạng người dùng thuốc để tránh rủi ro khi dùng thuốc
Đạt
- Chỉ Dược sĩ đại học được thay thế thuốc trong đơn thuốc Đạt
- Khi bán thuốc, người bán lẻ có tư vấn và thông báo cho người mua
Đạt
- Hướng dẫn sử dụng thuốc vừa bằng lời nói, vừa ghi nhãn theo
- Sắp xếp thuốc: gọn gàng, dễ lấy, tránh nhầm lẫn, sắp xếp, theo điều kiện bảo quản ghi trên nhãn, có khu vực riêng cho “Thuốc
kê đơn”
Đạt
- Thực hiện niêm yết giá đúng quy định và bán không cao hơn giá niêm yết
Đạt
Kiểm tra đảm
bảo chất
lượng thuốc
- Tại thời điểm kiểm tra không phát hiện các loại thuốc sau:
Thuốc không được lưu hành, thuốc quá hạn dùng, thuốc không
rõ nguồn gốc xuất xứ, thuốc gây nghiện (đối với cơ sở không được phép bán), thuốc hướng tâm thần Đối với cơ sở không được duyệt mua, thuốc bị đình chỉ, thu hồi nhưng không được phát hiện và không biệt trữ
Đạt
Trang 103.2.2 Các sổ sách và SOP tại nhà thuốc và việc triển khai thực hiện
3.2.2.1 Các SOP tại nhà thuốc
- Bán và tư vấn sử dụng thuốc theo đơn SOP.03.GPP.HT
- Bán và tư vấn sử dụng thuốc bán không theo đơn SOP.04.GPP.HT
- Giải quyết thuốc bị khiếu nại hoặc thu hồi SOP.08.GPP.HT
3.2.2.2 Sổ sách
Sổ sách bán thuốc hàng ngày ghi chép thuốc hết số lượng, sổ nhập thuốc và theo dõi chất lượng thuốc
3.2.3 Vai trò của Dược sĩ đại học tại nhà thuốc GPP
Theo yêu cầu của GPP, chủ nhà thuốc, chủ cơ sở bán lẻ thuốc hay người phụ trách chuyên môn phải là dược sĩ đại học, là người phải thường xuyên có mặt trong thời gian hoạt động và chịu trách nhiệm trước Pháp luật về mọi mặt hoạt động của cơ sở như: trực tiếp bán thuốc kê đơn và
tư vấn thuốc, kiểm soát chất lượng thuốc mua về và bảo quản tại nhà thuốc, đào tạo hướng dẫn nhân viên, cập nhật thông tin…
Trang 113.3 Các loại chi phí cố định
Các loại chi phí cố định tại nhà thuốc:
- Tiền điện
- Tiền nước
- Tiền thuê mặt bằng
- Tiền hợp tác kinh doanh
- Tiền điện thoại, fax
3.4 Sắp xếp, phân loại và bảo quản
3.4.1 Sắp xếp và phân loại thuốc
- Sắp xếp thuốc tuân thủ theo nguyên tắc 3 dễ: Dễ thấy, dễ lấy, dễ kiểm tra
- Việc sắp xếp tại nhà thuốc Hà Anh chủ yếu được sắp xếp theo các nhóm lớn sau: thuốc kê đơn, thuốc không kê đơn, thuốc đông y, mỹ phẩm, dụng cụ y tế, thực phẩm chức năng
+ Thuốc kê đơn: được trưng bày và bảo quản tại khu vực riêng, được dán nhãn màu cam
+ Thuốc không kê đơn: được trưng bày và bảo quản tại khu vực riêng, được dán nhãn màu xanh
- Ngoài ra thuốc còn được sắp xếp theo nhóm có tác dụng dược lý và được mã hóa theo các kí tự viết tắt tên tiếng anh kèm chữ số (cho những nhóm thuốc khác nhau có cùng kí tự viết tắt), cụ thể:
A: Analogics & Antipyretics
A1: Giảm đau kháng viêm Non – opiod
A2: Giảm đau kháng viêm steroid
A3: Gout, giãn cơ
A4: Tâm thần kinh
A6: Men kháng viêm A8: Hướng thần, bồi bổ thần kinh A9: Chống thoái hóa khớp
A10: Kháng viêm Non – Steroid
C: Cardiovascular:
C1: Chẹn beta và ức chế men chuyển C3: Loạn nhịp, huyết khối
Trang 12D: Dermatologicals
D1: Da liễu (nấm)
D2: Da liễu, dùng ngoài (hâm, sẹo, phỏng)
D3: Sát trùng ngoài da
G: Gastrointestinal & Hepatobiliary
G1: Kháng histamine H2
G2: Ức chế proton, diệt H.P
G3: Chống co thắt, đầy hơi
G4: Kháng acid – Chống loét
G5: Gan mật G6: Men tiêu hóa G7: Nhuận trường, trĩ G8: Tiêu chảy, bù nước – điện giải
H: AntiHistamin
H1: Kháng Histamin H1
I: Infectives
I1: Cephalosporin 1, 2
I2: Cephalosporin 3, 4
I3: Penicillins
I4: Quinolon
I5: Macrolid I6: Nhóm kháng sinh khác I7: Kháng virus /nấm
M: Metabolic – Endocrine
M1: Nội tiết – chuyển hóa
M2: Tiểu đường
M3: Ngừa thai – tẩy giun sán
O: Ophthalmic: Eye, ear, nose, throat
O1: Mắt, tai, mũi, họng
R: Respiratory
R2: Hen suyễn
R3: Ho, cảm dạng siro
R4: Cảm sốt R5: Thuốc ngậm, kẹo
U: Urinary – Genito
Trang 13U1: Tiết niệu – sinh dục
U2: Tiết niệu – sinh dục
V: Vitamines
V1: thuốc bổ dạng sủi
V2: thuốc bổ dạng ống
V3: Gingseng, khoáng chất
V4: B, C, E, PP, Bamplex
V6: Sắt, acid folic V7: Calci, bổ xương V8: Thuốc bổ dạng siro
Mỗi nhóm thuốc trên được sắp xếp theo từng ngăn riêng biệt Ngoài ra còn có các ngăn:
- Y cụ
- Sổ sách
- Quảng cáo thuốc
- Bông băng
- Thuốc dán, cao, xoa
- Biệt trữ: Chứa thuốc cận date
- Kho
Nhận xét: Việc sắp xếp và phân loại thuốc tại nhà thuốc rất hợp lý và khoa học, phân loại rõ các nhóm thuốc nhằm đảm bảo việc kinh doanh cũng như việc bảo quản thuốc đúng cách, đúng quy định
3.4.2 Cách thức theo dõi và quản lý thuốc:
- Đối với việc theo dõi số lượng, chất lượng thuốc: có sổ tay ghi chép những thuốc đã hết hoặc sắp hết hàng, sau đó sẽ đặt hàng từ phía nhà cung cấp Thuốc nhận về sẽ được kiểm tra tên thuốc, hoạt chất, hàm lượng, hạn dùng v.v và ghi giá Thuốc được sắp xếp theo nguyên tắc FEFO (thuốc hết hạn trước xuất trước) và FIFO (thuốc được nhập trước sẽ xuất trước) để tiện cho việc quản lý chất lượng thuốc
- Đối với việc bảo quản thuốc: nhà thuốc có hệ thống tủ kệ sạch, thuốc luôn được bảo quản cách mặt đất tối thiểu 30 cm Nhà thuốc còn có các thiết bị nhiệt kế và ẩm kế, máy điều hòa, quạt Nhiệt độ luôn giữ ở mức không quá 30 oC Độ ẩm luôn giữ ở mức không quá 70% (do các mặt hàng là thuốc cần bảo quản dưới mức nhiệt độ 30oC và độ ẩm 70%) Nhà thuốc được thường xuyên vệ sinh, quét dọn nhằm tránh ẩm mốc, buị bẩn, côn trùng Nhà thuốc có sổ theo dõi vệ sinh
Trang 14được chia thành từng phiếu theo mỗi tháng, có sổ theo dõi nhiệt độ và độ ẩm phòng theo từng ngày
- Ngoài ra, nhà thuốc còn có sổ theo dõi tác dụng phụ của thuốc theo từng tháng, do Dược sĩ Đại học ghi nhận và kí tên, đóng dấu
Nhận xét: Nhà thuốc đã có những cách thức theo dõi và quản lí thuốc phù hợp với quy mô hoạt động của mình Nhà thuốc hiện có phần mềm quản lý nhà thuốc nên việc thực hiện khoa học
và dễ dàng
3.5 Bán thuốc và nhập thuốc
Nhà thuốc được cài đặt và sử dụng phần mềm “Quản lý nhà thuốc N.Pharmacy” của công ty NAVI Solution Co., Ltd với các tính năng quản lý về: tiền sử khách hàng, toa thuốc, thông tin khách hàng, thống kê theo đơn thuốc, thống kê tồn kho, báo cáo, lập biên bản, phiếu nhập kho, phiếu xuất bán
3.5.1 Tổ chức nhập thuốc
- Đây là nhà thuốc quy mô vừa, cách dự trù, nhập mua thuốc được thực hiện bởi nhân viên và vi tính hóa
- Nguồn cung ứng: Chủ yếu từ các công ty và đại lý phân phối như Sanofi, STADA, Bayer, Pfizer, DKSH, Zuelig, Mekopharm, Bidiphar, Domesco, DHG, MSD,v.v…
- Dự trù thuốc – thời điểm mua: nhà thuốc dùng phần mềm quản lý kèm theo hệ thống sổ sách dự trù thuốc Thời điểm mua thuốc được đặt căn cứ theo số lượng thuốc còn lại và sẽ đặt thuốc phía công ty khi số lượng còn rất ít hoặc đã hết thuốc Mỗi lần đặt hàng chỉ với số lượng nhỏ nhưng gồm nhiều mặt hàng thuốc
- Thuốc nhập sẽ được kiểm tra thông qua hóa đơn (tên thuốc, hàm lượng, số lượng, tên công ty, giá cả) Sau đó, thuốc được ghi giá, sắp xếp, bảo quản
- Cách tính giá: dựa vào đơn giá mua của thuốc theo đơn vị đóng gói nhỏ nhất để tính giá bán Thông thường, giá bán sẽ là số làm tròn lên đến hơn vị hàng trăm hoặc hàng nghìn, nhưng phải đảm bảo phù hợp với quy định của giá thuốc hiện hành của bộ Y tế và tham khảo “Danh mục thuốc bình ổn thị trường” của sở Tài Chính Thành phố Hồ Chí Minh
Trang 153.5.2 Tổ chức bán thuốc
Qúa trình bán thuốc được ghi đầy đủ và chi tiết vào sổ kiểm kê hàng ngày bao gồm tên thuốc, số lượng, quy cách đóng gói, số tiền, ghi chú và được nhập chi tiết vào hệ thống phần mềm quản lý nhà thuốc
Nhóm thuốc được bán nhiêù nhất:
- Trong số các nhóm thuốc có 3 nhóm thuốc được bán nhiều nhất tại nhà thuốc, gồm nhóm giảm đau – hạ sốt – kháng viêm, nhóm thuốc kháng sinh và nhóm vitamin khoáng chất
- Nhóm giảm đau – hạ sốt – kháng viêm được bán nhiều nhất là Acemol/Paracetamol (Acetaminophen), vì đây là thuốc không kê đơn thông dụng dùng rất rộng rãi và phổ biến trong việc chữa trị các triệu chứng như sốt, nhức đầu, đau nhức… là các triệu chứng thường gặp Bên cạnh đó các thuốc NSAIDS vừa được bán theo đơn vừa được bán cho ngừoi khai bị đau cảm sổ mũi nhức đầu
- Nhóm kháng sinh đặc biệt là nhóm thuốc beta – lactam được bệnh nhân mua nhiều vì đây là nhóm thuốc có phổ kháng khuẩn rộng, trị được các bệnh nhiễm trùng phổ biến
- Nhóm vitamin – khoáng chất: thuốc bổ, vitamin A, Vitamin C, vitamin E, sắt, kẽm,… được mua nhiều để hỗ trợ điều trị bệnh và bồi bổ sức khỏe
3.6 Thông tin quảng cáo và hướng dẫn sử dụng thuốc
3.6.1 Hình thức quảng cáo từ nhà thuốc đến khách hàng
- Trưng bày thuốc, bao bì, sản phẩm mẫu trên quầy, kệ, tủ kính
- Chạy phim quảng cáo trên màn hình TV 21 inches: quảng cáo các mặt hàng của công ty Sanofi (Calcium Corbiere, Neuroron, Bosamin, Lactacyd,…)
- Treo bandroll trước nhà thuốc: in logo của nhiều công ty như STADA, OPV, Pymepharco, Glomed, Pharmedic,…
- Treo standee: quảng cáo cho các mặt hàng thuốc Immunoglukan, Fugacar,…
- Dán poster lên tủ kính của nhà thuốc: quảng cáo cho các mặt hàng thuốc Nacurgo, Ích Nhi, Calytos,…
Trang 16- Ngăn thuốc riêng trong tủ kính: quảng cáo cho công ty Pfizer, có kèm slogan của công ty
“Working for a healthier world”
- Tờ rơi: quảng cáo cho các sản phẩm: Alipas, Wit, Vit hair plus, Sudocream, Dermatix, Donagen,…
3.6.2 Hình thức quảng cáo từ công ty đến nhà thuốc
- Bảng báo giá sản phẩm: ví dụ UMACream của Công ty CP Thiết bị Y tế Phú Hải, TPCN từ dược liệu (Ích tâm khang, Ninh tâm vương,…) của Công ty TNHH Đầu tư và Phát triển Đông Tây,…
- Tờ rơi kèm tờ hướng dẫn sử dụng: quảng cáo sản phẩm Spiriva respimat và Combivent UDV của Công ty Boehringer Ingelheim, Curmin Nano 22 của Công ty CP Cẩm Hà,…
- Danh mục sản phẩm: của công ty Mediphar USA,…
4 KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC QUA ĐỢT THỰC TẬP
4.1 Những kiến thức lý thuyết được cũng cố
Trong quá trình thực tế tại nhà thuốc, những kiến thức thực tế được củng cố và bổ sung:
- Kiến thức về quản lý dược – pháp chế dược:
+ Thực hành tốt nhà thuốc GPP
+ Quản lý và sắp xếp thuốc
+ Bảo quản thuốc
+ Các loại chi phí tại nhà thuốc
+ Bố trí nhà thuốc
+ Các SOP tại nhà thuốc
4.2 Những kỹ năng thực hành được học thêm
- Kỹ năng trao đổi và cung cấp thông tin thuốc cho khách hàng
- Kỹ năng giao tiếp và khai thác thông tin từ bệnh nhân
- Kỹ năng phối hợp thuốc cho các bệnh phổ biến thường gặp