1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Báo cáo thực tập bệnh viện nguyễn trãi

38 1,3K 3

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 38
Dung lượng 697,59 KB

Nội dung

b Đào tạo nguồn nhân lực về chuyên môn, ngoại ngữ, tin học, quản lý bệnh viện,chính trị, kỹ năng mềm đảm bảo tiêu chuẩn nguồn nhân lực bệnh viện đa khoahạng 1.c Nghiên cứu khoa học: mỗi

Trang 1

Bệnh viện Nguyễn Trãi Đại học Y Dược Tp Hồ Chí Minh

-

-Báo cáo thực tập

Bệnh viện Nguyễn Trãi

CHUYÊN NGÀNH QUẢN LÝ - CUNG ỨNG THUỐC

GVHD: TS Hoàng Thy Nhạc Vũ

2017

Trang 2

DANH SÁCH NHÓM

ST

1 D12-220 Nguyễn Hoàng Anh

5 D12-234 Hoàng Bảo Trâm baotramhoang128@gmail.com

11 D12-269 Lâm Hoàng Lệ Vân lamhoanglevan@gmail.com

12 D12-274 Hà Phước Duy Vũ mrhan.luv@gmail.com

13 D12-276 Nguyễn Minh Vũ vuminhnguyen94@gmail.com

14 D12-277 Lê Đỗ Bích Vy levy1602@gmail.com

15 D12-278 Nguyễn Thanh Vy thanhvynguyend12@gmail.com

16 D12-281 Trần Hoàng Yến hoangyenyds@gmail.com

Trang 3

LỜI CẢM ƠN

Trước hết, chúng em xin gửi lời cảm ơn đến quý thầy cô Bộ môn và Ban Đào tạo khoa Dược - Đại học Y Dược thành phố Hồ Chí Minh đã tạo điều kiện cho chúng em có đợt thực tập thực tế này Đặc biệt, chúng em xin cảm ơn đến toàn thể các cô, các anh chị dược sĩ khoa Dược nói riêng và toàn thể nhân viên bệnh viện Nguyễn Trãi nói chung đã dành thời gian để hỗ trợ, tạo điều kiện cho chúng em thực tập tại bệnh viện trong thời gian vừa qua Tuy đợt thực tập chỉ diễn ra trong thời gian ngắn nhưng dưới sự giảng dạy, hướng dẫn tận tình của các cô, các anh chị mà chúng em đã phần nào biết cách ứng dụng những kiến thức đã học vào thực tế công việc Bên cạnh đó, chúng em cũng học hỏi thêm được một số kiến thức, kỹ năng hữu ích cho công việc sau này Cuối cùng, chúng em xin gửi đến các cô, các anh chị Dược

sĩ, nhân viên bệnh viện Nguyễn Trãi lời chúc sức khỏe và thành công trong cuộc sống, và mong trong tương lai bệnh viện sẽ tiếp tục hỗ trợ cho các thế hệ sinh viên như chúng em có cơ hội học tập thực tế tại bệnh viện

Trang 4

MỤC LỤC

I GIỚI THIỆU VỀ BỆNH VIỆN NGUYỄN TRÃI 3

1 Đôi nét về quá trình thành lập 3

2 Mục tiêu phấn đấu đến năm 2020 của bệnh viện Nguyễn Trãi 4

2.1 Các quan điểm chỉ đạo trong xây dựng kế hoạch bệnh viện: 4

2.2 Định hướng phát triển Bệnh viện: 4

2.3 Mục tiêu phát triển bệnh viện đến năm 2020: 4

3 Công tác trọng tâm 5

3.1 Đẩy mạnh chuyên môn, kỹ thuật, nâng cao hiệu quả chăm sóc, điều trị: 5

3.2 Phát triển nguồn nhân lực 5

3.2.1 Mục tiêu tổng quát 5

3.2.2 Giải pháp thực hiện 6

3.3 Nghiên cứu khoa học, hợp tác quốc tế: 6

3.4 Công tác chỉ đạo tuyến 6

3.5 Quản lý kinh tế 6

3.6 Công tác dược - vật tư thiết bị y tế : 7

3.6.1 Dược: 7

3.6.2 Vật tư - thiết bị y tế: 7

3.7 Công tác hành chính - quản trị 7

3.8 Công nghệ thông tin : 8

3.9 Quản lý chất lượng bệnh viện: 8

II KHOA DƯỢC BỆNH VIỆN 9

1 Sơ đồ tổ chức khoa Dược Bệnh Viện 9

2 Chức trách , nhiệm vụ của các chức danh trong khoa dược: 9

2.1 Chức trách, nhiệm vụ của Trưởng khoa Dược: 9

2.2 Chức trách, nhiệm vụ của dược sĩ làm công tác nghiệp vụ dược: 10 2.3 Chức trách, nhiệm vụ của dược sĩ phụ trách kho cấp phát thuốc: 10 2.4 Chức trách, nhiệm vụ của cán bộ thống kê dược: 11

3 Chức năng, nhiệm vụ của khoa Dược 11

3.1 Chức năng của khoa Dược 11

3.2 Nhiệm vụ của khoa Dược 11

4 Hệ thống kho thuốc khoa dược 12

4.1 Kho chính 12

Trang 5

4.1.1 Nhân sự: 12

4.1.2 Quy trình giao nhận thuốc: 12

4.1.3 Quản lý thuốc: 12

4.1.5 Công tác đấu thầu thuốc tại bệnh viện Nguyễn Trãi: 13

4.1.7 Thông tư 23/2014/TT-BYT và Danh mục thuốc không kê đơn của Bệnh viện 18

4.2 Kho lẻ nội viện 21

4.2.1 Thiết kế - bố trí kho lẻ 21

4.2.2 Quy trình giao - nhận thuốc tại kho lẻ nội viện 21

4.2.3 Lưu ý với thuốc trả lại về kho 22

4.2.4 Lưu ý đối với thuốc gây nghiện - hướng tâm thần 22

4.3 Kho lẻ BHYT ngoại trú: 23

4.3.1 Hoạt động tại kho lẻ BHYT ngoại trú 23

4.3.2 Quy trình cấp phát thuốc từ kho chẵn đến kho ngoại trú BHYT:

23

4.3.3 Cách sắp xếp thuốc 23

4.3.4 Danh mục thuốc nằm trong phạm vi chi trả của quỹ BHYT (Phụ lục) 23

4.3.5 Quy trình khám chữa bệnh với bệnh nhân điều trị ngoại trú BHYT 23

4.3.6 Quy trình cấp phát thuốc cho bệnh nhân ngoại trú BHYT: 24

4.4 Kho nhà thuốc bệnh viện 25

PHỤ LỤC 26

Nhận xét của Khoa Dược Bệnh Viện 35

Trang 6

I GIỚI THIỆU VỀ BỆNH VIỆN NGUYỄN TRÃI

II Đôi nét về quá trình thành lập

Bệnh viện Nguyễn Trãi tiền thân là Y Viện Phước Kiến do cộng đồng người Hoa thành lập năm 1909, điều trị theo Đông y Năm 1959 y viện mở rộng đổi thành bệnh viện Phước Kiến, điều trị theo phương pháp Âu – Mỹ Năm 1975 thống nhất đất nước bệnh viện tiếp tục hoạt động Năm 1978 đổi tên thành bệnh viện Nguyễn Trãi Bệnh viện Nguyễn Trãi là bệnh viện loại I với quy mô 800 giường, cùng với đội ngũ y, bác sĩ giàu kinh nghiệm luôn tận tình chăm sóc bệnh nhân một cách tốt nhất.

● Sơ đồ tổ chức bệnh viện

● Ban giám đốc bệnh viện

III Mục tiêu phấn đấu đến năm 2020 của bệnh viện Nguyễn Trãi.

Trang 7

1.1 Các quan điểm chỉ đạo trong xây dựng kế hoạch bệnh viện:

- Xác định nhiệm vụ chính của Bệnh viện là chăm sóc sức khỏe nhân dân trong tìnhhình mới

- Tiếp tục thực hiện mục tiêu chiến lược chung của ngành, của Đảng, nhà nước làchăm sóc và bảo vệ sức khỏe nhân dân theo định hướng mọi người dân đượchưởng các dịch vụ chăm sóc sức khỏe ban đầu; có điều kiện tiếp cận các dịch vụ

kỹ thuật cao, mọi người được sống trong cộng đồng an toàn, phát triển tốt về thểchất và tinh thần, giảm tỷ lệ mắc bệnh nâng cao thể lực tăng tuổi thọ và phát triểngiống nòi

- Đổi mới hệ thống y tế theo hướng “Công bằng, hiệu quả và phát triển”

- Tiến tới thực hiện BHYT toàn dân, đây là yếu tố quan trọng bảo đảm sự công bằngdịch vụ chăm sóc y tế cộng đồng

- Thực hiện xã hội hóa và đa dạng hóa các loại hình y tế khuyến khích các thànhphần kinh tế đầu tư phát triển các dịch vụ y tế

- Đẩy mạnh công tác xã hội hóa hoạt động chăm sóc Thực hiện xã hội hóa và đadạng hóa các loại hình y tế nhằm nâng cao sức khỏe nhân dân Thực hiện tốt nghịquyết 05 của chính phủ, thực hiện nghị định 43, chính sách y tế toàn dân củaĐảng, Nhà nước trong công tác chăm sóc các đối tượng chính sách, người nghèo

và trẻ em

- Thực hiện chăm sóc sức khỏe toàn diện, phòng bệnh gắn liền với chữa bệnh Phụchồi chức năng với tập luyện thể lực Bệnh viện xây dựng các chuyên khoa mũinhọn ứng dụng các công nghệ tiên tiến, các kỹ thuật cao trong chẩn đoán và điềutrị Kết hợp chặt chẽ giữa y học cổ truyền với y học hiện đại

1.2 Định hướng phát triển Bệnh viện:

- Tiếp tục phấn đấu xây dựng thêm các khoa phòng theo quy chế bệnh viện hạng I

và hàng năm đạt bệnh viện xuất sắc toàn diện

- Phấn đấu đạt huân chương lao động hạng II

- Thực hiện Nghị định 43/CP cố gắng ổn định thu nhập cho CBCC trong bệnh viện

1.3 Mục tiêu phát triển bệnh viện đến năm 2020:

- Tiếp tục xây dựng bệnh viện đa khoa hạng I hoàn chỉnh, phát triển chuyên khoasâu, tập trung phát triển kỹ thuật cao như : Tim mạch – Lão khoa- Hồi sức cấp cứu– Ngoại tiêu hóa –Ngoại niệu…

- Triển khai hệ thống vi tính toàn bệnh viện

- Quản lý tài chính chặt chẽ, thu chi theo qui chế chi tiêu nội bộ thực hiện tốt Nghịđịnh 43/CP về tự chủ quản lý tài chính

- Chuẩn bị kế hoạch thiết kế xây dựng khu ngoại khoa và các khu khác nhằm đápứng tình hình, phát triển đồng bộ bệnh viện

- Giai đoạn 2016 - 2020, bệnh viện tập trung phát triển khoa học kỹ thuật và hệthống quản lý chất lượng bệnh viện Kế hoạch hoạt động của bệnh viện từ năm

2016 – 2020 với các mục tiêu phấn đấu như sau:

a) Khám chữa bệnh: hoàn thành chỉ tiêu chuyên môn được giao, đảm bảo an toàn

- hiệu quả, mỗi năm phát triển ít nhất 3 kỹ thuật hiện đại chuyên sâu

Trang 8

b) Đào tạo nguồn nhân lực về chuyên môn, ngoại ngữ, tin học, quản lý bệnh viện,chính trị, kỹ năng mềm đảm bảo tiêu chuẩn nguồn nhân lực bệnh viện đa khoahạng 1.

c) Nghiên cứu khoa học: mỗi năm thực hiện ít nhất 10 đề tài nghiên cứu khoa họcứng dụng hiệu quả các kết quả nghiên cứu khoa học và y học chứng cứ vàothực hành lâm sàng tại bệnh viện

d) Chỉ đạo tuyến: thực hiện hiệu quả các chương trình mục tiêu quốc gia, chuyểngiao kỹ thuật, đề án bệnh viện vệ tinh, hợp tác công tư theo chủ trương củaNhà nước

e) Phòng bệnh: phối hợp với cơ sở y tế dự phòng đảm bảo không xảy ra dịchbệnh truyền nhiễm tại bệnh viện, tăng cường công tác truyền thông giáo dụcsức khỏe bằng nhiều hình thức phong phú

f) Hợp tác quốc tế: tăng cường hợp tác với các nước trong công tác đào tạo,nghiên cứu

g) Quản lý kinh tế: thực hiện tự chủ 100% kinh phí hoạt động thường xuyên, cânđối thu chi, có tích lũy Chấp hành nghiêm chỉnh các quy định của Nhà nước

về quản lý tài chính, tài sản; khai thác hiệu quả cơ sở vật chất của bệnh viện;đảm bảo thu nhập viên chức - người lao động ổn định

h) Quản lý chất lượng : Phấn đấu đến năm 2020 trên 90% các tiêu chí quản lýchất lượng bệnh viện của Bộ Y tế đạt mức 5 (83 tiêu chí) Triển khai cáckhuyến cáo về an toàn người bệnh Quy trình: hợp lý - an toàn - hiệu quả, giảmthiểu tối đa thiếu sót, sự cố chuyên môn, đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thôngtin trong quản lý bệnh viện, xây dựng bệnh viện thân thiện - chuyên nghiệp,lấy khách hàng là trung tâm

IV.Công tác trọng tâm

1.1 Đẩy mạnh chuyên môn, kỹ thuật, nâng cao hiệu quả chăm sóc, điều trị:

- Cập nhật và bổ sung phác đồ điều trị theo mô hình bệnh tật, tổ chức giám sát việctuân thủ phác đồ

- Thực hiện nghiêm túc quy chế bệnh viện nhất là quy chế hồ sơ bệnh án, hội chẩn,cấp cứu Giám sát hồ sơ bệnh án trọng điểm: bệnh nhân nằm dài ngày, bệnhnhân tai biến, bệnh nhân có chi phí điều trị cao và bệnh nhân tái nhập viện

- Hoàn chỉnh các quy trình về công tác điều dưỡng

- Phát triển các chuyên khoa sâu như:

 Chuyên khoa tim mạch

 Chuyên khoa về nội soi

 Chuyên khoa chấn thương chỉnh hình

 Chuyên khoa thần kinh

 Chuyên khoa lão

 Chuyên ngành hồi sức cấp cứu

 Xét nghiệm

1.2 Phát triển nguồn nhân lực

1.2.1.Mục tiêu tổng quát

- Tuyển dụng đủ các chức danh đáp ứng nhu cầu về nhân lực của bệnh viện

- Tăng cường đào tạo, nâng cao trình độ chuyên môn, quản lý, nghiệp vụ

1.2.2.Giải pháp thực hiện

Trang 9

a) Đảm bảo tuyển dụng đủ nhân lực có trình độ chuyên môn, bố trí hợp lý cho cácchuyên khoa trong bệnh viện.

b) Chuẩn hóa đội ngũ viên chức ngay từ khi tuyển đầu vào (Theo quy định tuyểndụng)

c) Tăng cường đào tạo các chức danh, học vị như: CK2, CK1, quản lý, chính trị.Đặc biệt quan tâm và ưu tiên các đối tượng được quy hoạch vào các chức danhquản lý

d) Khuyến khích và tạo điều kiện thuận lợi trong việc cử CBVC đi học nâng caotrình độ chuyên môn, ngoại ngữ; đặc biệt là lực lượng điều dưỡng học lên cửnhân

e) Đẩy mạnh nghiên cứu khoa học, sáng kiến cải tiến kỹ thuật và ứng dụng cáckết quả nghiên cứu vào công tác khám chữa bệnh

f) Tiếp tục công tác luân phiên CB y tế và đào tạo tại chỗ cán bộ y tế cho tuyếndưới theo sự phân công

g) Ban hành chính sách đãi ngộ, thu hút nguồn nhân lực đến với Bệnh viện

1.3 Nghiên cứu khoa học, hợp tác quốc tế:

- Mỗi năm triển khai ít nhất 10 đề tài nghiên cứu khoa học ứng dụng có hiệu quảvào công tác chẩn đoán và điều trị Hợp tác với các tổ chức quốc tế, các trường đạihọc của nước ngoài triển khai các đề tài nghiên cứu khoa học

- Mở rộng hợp tác quốc tế trong lĩnh vực nghiên cứu khoa học, trao đổi kỹ thuật,kinh nghiệm giữa bệnh viện Nguyễn Trãi và các trường đại học, các tổ chức quốctế

- Phối hợp với các tổ chức trong và ngoài nước tổ chức các hội nghị, hội thảo, cáckhóa tập huấn nhằm cập nhật các tiến bộ kỹ thuật cho đội ngũ thầy thuốc của bệnhviện và các tỉnh thành trong cả nước

- Tham gia báo cáo khoa học tại các Hội nghị, hội thảo quốc tế, các trường đại học

1.4 Công tác chỉ đạo tuyến

- Tiếp tục thực hiện nhiệm vụ chỉ đạo tuyến các tỉnh thành phía nam theo sự phâncông của Sở y tế và Bộ Y tế

- Giám sát hỗ trợ thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia bệnh không lây nhiễm,bệnh cao huyết áp, bệnh tim mạch, bệnh ung thư

- Thực hiện Đề án BV vệ tinh, chuyển giao kỹ thuật theo nhu cầu của tuyến trước

- Phản hồi, rút kinh nghiệm chuyên môn cho tuyến trước

- Đào tạo, chuyển giao kỹ thuật cho ngành y tế các tỉnh

1.5 Quản lý kinh tế

- Hoàn chỉnh các cơ cấu xây dựng giá dịch vụ

- Thực hiện cơ chế tài chính theo nghị định 85/2012/NĐ-CP

- Điện toán hóa chương trình kế toán, tính và thu viện phí có kết nối số liệu với cáckhoa phòng trong bệnh viện

- Hạn chế và tiến tới thanh toán không dùng tiền mặt cho người lao động

- Đẩy mạnh công tác thu viện phí của người bệnh không dùng tiền mặt, thanh toántrực tuyến qua ngân hàng

- Hoàn chỉnh tất cả các quy trình liên quan đến tài chính kế toán

1.6 Công tác dược - vật tư thiết bị y tế :

1.6.1.Dược:

Trang 10

a) Công tác quản lý, cung ứng thuốc, hóa chất, vật tư y tế:

- Xây dựng hệ thống kho bảo quản đạt chuẩn GSP

- Lắp đặt thiết bị theo dõi nhiệt độ, độ ẩm và hệ thống camera theo dõi hoạtđộng xuất nhập kho có thể kết nối qua mạng, quản lý từ xa

- Thực hiện ra lẻ thuốc và giao thuốc trực tiếp đến từng bệnh nhân

- Phấn đấu mỗi khoa lâm sàng có một cán bộ dược chuyên trách về quản lý sửdụng thuốc, giao thuốc và hướng dẫn sử dụng thuốc cho bệnh nhân

b) Công tác dược lâm sàng:

- Phấn đấu đạt 60% khoa lâm sàng có dược sĩ dược lâm sàng đi buồng thămbệnh với bác sĩ

- Thực hiện giám sát các vấn đề liên quan đến sử dụng thuốc qua hệ thống mạng

vi tính nội bộ

- Kết hợp với khoa Xét nghiệm thực hiện theo dõi nồng độ thuốc một số thuốckháng sinh trong máu

- Hoạt động thông tin thuốc, theo dõi phản ứng có hại của thuốc:

- Xây dựng phần mềm quản lý hoạt động thông tin thuốc, phần mềm tra cứutương tác thuốc riệng cho bệnh viện

- Nghiên cứu khảo sát nhu cầu thông tin thuốc của nhân viên y tế tại bệnh viện,làm cơ sở cho hoạt động thông tin thuốc đạt hiệu quả tốt hơn

c) Công tác pha chế:

- Xây dựng phòng pha chế và đầu tư trang bị các thiết bị y tế chuyên dụng đạttiêu chuẩn phòng pha chế sạch

- Xây dựng quy trình chuẩn pha chế thuốc ung thư cho khoa Ung bướu và một

số thuốc khác theo yêu cầu của khoa lâm sàng

1.6.2.Vật tư - thiết bị y tế:

- Lập kế hoạch, đầu tư mua sắm mua sắm trang thiết bị, mua sắm, cung ứngthuốc, hóa chất, vật tư tiêu hao theo đúng quy định hiện hành, kịp thời nhằmđảm bảo đủ thuốc, hóa chất, vật tư tiêu hao, thiết bị y tế cho các khoa phòng,tăng cường, đẩy mạnh công tác quản lý; chú trọng đến hiệu quả khai thác, sửdụng có hiệu quả trang thiết bị, thuốc, hóa chất, vật tư tiêu hao

- Tăng cường công tác bảo dưỡng, sửa chữa, nhằm dự báo phát hiện sớm cácvật tư, linh kiện cần phải thay thế đảm bảo các TTBYT hoạt động có chấtlượng, an toàn và hiệu quả

- Tăng cường kiểm tra việc sử dụng TTBYT định kỳ và đột xuất kịp thời hướngdẫn, chấn chỉnh, sửa chữa thiếu sót việc sử dụng sai quy trình

- Đảm bảo các TTBYT có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn lao động như thiết bịchịu áp lực, thiết bị đo lường, thiết bị bức xạ trong quá trình sử dụng luônđược kiểm tra, kiểm định, hiệu chuẩn định kỳ đúng quy định của pháp luật

- Nâng cấp, đổi mới phần mềm Quản lý thiết bị y tế, phần mềm Thanh toán củaPhòng VT-TBYT cho hoàn thiện hơn trong quản lý, báo cáo

1.7 Công tác hành chính - quản trị

a) Xây dựng cơ bản:

- Triển khai thực hiện dự án khối ngoại trong đó đặc biệt chú trọng xây dựng hệthống phòng mổ 1 chiều, khu kiểm soát nhiễm khuẩn: 2016-2019

Trang 11

- Triển khai thực hiện cải tạo khu khám bệnh cho đồng bộ với các khu xây dựngmới: 2016 -2018

c) Công tác an ninh trật tự, phòng cháy chữa cháy, vệ sinh môi trường:

- Đảm bảo vệ sinh môi trường, cảnh quan thông thoáng

- Thường xuyên kiểm tra chống ngập, chống dột và chống thấm

- Thường xuyên tổ chức kiểm tra, giám sát, huấn luyện đào tạo, diễn tập PCCC

- Xây dựng đội bảo vệ chuyên nghiệp, phản ứng nhanh khi có sự cố về an ninhtrật tự xảy ra trong bệnh viện

d) Xây dựng quy chế phối hợp với Công an Quận 5, công an phường 8 và các đơn

vị đối tác như Bảo vệ, làm sạch, vệ sinh ngoại cảnh, giữ xe tại bệnh viện.e) Cải cách thủ tục hành chính: Tham mưu cho Ban giám đốc trong công tác cảicách hành chính, giảm phiền hà cho người bệnh, gia đình người bệnh và kháchkhi đến liện hệ công tác

1.8 Công nghệ thông tin :

Triển khai ứng dụng có hiệu quả công nghệ thông tin vào công tác quản lý,chuyên môn của bệnh viện: 2016-2018

- Phát triển hạ tầng kỹ thuật:

 Đầu tư, nâng cấp đồng bộ hệ thống mạng nội bộ đảm bảo việc kết nối thông suốtphục vụ các phần mềm dùng chung, trao đổi thông tin dữ liệu trong bệnh viện

 Trang bị máy tính cho cán bộ, công chức đáp ứng yêu cầu giải quyết công việc

 Triển khai ứng dụng các giải pháp bảo đảm an toàn thông tin: Hệ thống cảnh báotruy nhập trái phép, tường lửa, các giải pháp bảo đảm chống virus, mã độc hạicho hệ thống mạng, cho máy tính cá nhân; triển khai các giải pháp sao lưu dựphòng dữ liệu, ghi nhật ký

 Thực hiện các nội dung trong khuyến cáo của Sở Y tế

 Xây dựng các phần mềm quản lý, chuyên môn; hoàn thiện phần mềm ngoại trú,nội trú: kết nối trực tiếp với khoa Dược, kết nối với Tài vụ, kết nối với khoa Xétnghiệm

 Thực hiện các giải pháp nâng cao hiệu quả ứng dụng quản lý văn bản, điều hành;các giải pháp phục vụ tăng cường trao đổi văn bản qua mạng

 Trang Web: hoàn thiện trang Web của bệnh viện góp phần thực hiện tốt công táctruyền thông, giáo dục sức khỏe cho đọc giả Củng cố nhân lực phòng công nghệthông tin để đáp ứng việc thực hiện các nhiệm vụ và chức năng trong giai đoạnmới

1.9 Quản lý chất lượng bệnh viện:

Trang 12

- Hoàn thiện hệ thống quản lý chất lượng bệnh viện, đẩy mạnh hoạt động của cácban Triển khai thực hiện các khuyến cáo của Hội đồng quản lý chất lượng Sở Ytế.

- Phấn đấu đến năm 2020 trên 90% các tiêu chí quản lý chất lượng bệnh viện của Bộ

Y tế đạt mức 5 (83 tiêu chí) Triển khai các khuyến cáo về an toàn người bệnh.Quy trình: hợp lý - an toàn - hiệu quả, giảm thiểu tối đa thiếu sót, sự cố chuyênmôn, đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý bệnh viện, xây dựngbệnh viện thân thiện - chuyên nghiệp, lấy khách hàng là trung tâm

- Từng bước hoàn thiện quy chế, quy trình, hướng dẫn công việc và tổ chức tậphuấn cho toàn thể viên chức, người lao động công tác tại bệnh viện

- Xây dựng bộ tiêu chí văn hóa bệnh viện, tạo môi trường làm việc chuyên nghiệp Hàng năm, căn cứ vào kế hoạch 5 năm, bệnh viện xây dựng kế hoạch hoạt động năm

và triển khai thực hiện Từng Khoa, Phòng căn cứ vào kế hoạch của bệnh viện tiếnhành xây dựng kế hoạch năm theo Khoa/Phòng và trình ban giám đốc duyệt trước khitriển khai thực hiện

V KHOA DƯỢC BỆNH VIỆN

VI.Sơ đồ tổ chức khoa Dược Bệnh Viện

VII. Chức trách , nhiệm vụ của các chức danh trong khoa dược:

1.1 Chức trách, nhiệm vụ của Trưởng khoa Dược:

- Thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn chung của Trưởng khoa trong bệnh viện.

- Tổ chức hoạt động của khoa theo quy định của Thông tư này.

- Chịu trách nhiệm trước Giám đốc bệnh viện về mọi hoạt động của khoa và công

tác chuyên môn về dược tại các khoa lâm sàng, nhà thuốc trong bệnh viện

- Là Phó Chủ tịch thường trực Hội đồng thuốc và điều trị, tham mưu cho Giám ñốc

bệnh viện, Chủ tịch Hội đồng thuốc và điều trị về lựa chọn thuốc sử dụng trongbệnh viện; làm đầu mối trong công tác đấu thầu thuốc; kiểm tra, giám sát việc kê

Trang 13

đơn, sử dụng thuốc nhằm tăng cường hiệu quả sử dụng thuốc và nâng cao chấtlượng điều trị.

- Căn cứ vào kế hoạch chung của bệnh viện, lập kế hoạch và tổ chức thực hiện việc

cung ứng, bảo quản và sử dụng thuốc, hóa chất (pha chế, sát khuẩn)

- Tổ chức thực hiện việc nhập, xuất, thống kê, kiểm kê, báo cáo; phối hợp với

phòng Tài chính - kế toán thanh quyết toán; theo dõi, quản lý kinh phí sử dụngthuốc đảm bảo chính xác, theo đúng các quy định hiện hành

- Theo dõi, kiểm tra việc bảo quản thuốc; nhập, xuất thuốc, hóa chất (pha chế, sát

khuẩn) đảm bảo chất lượng theo đúng quy định hiện hành

- Thông tin, tư vấn, hướng dẫn sử dụng thuốc cho cán bộ y tế.

- Chịu trách nhiệm tham gia hội chẩn hoặc phân công dược sĩ trong khoa tham gia

hội chẩn khi có yêu cầu của Lãnh đạo bệnh viện

- Quản lý hoạt động chuyên môn của Nhà thuốc bệnh viện.

- Tham gia nghiên cứu khoa học, giảng dạy, đào tạo chuyên môn dược cho đồng

nghiệp và cán bộ tuyến dưới

- Thực hiện các nhiệm vụ khác khi được Giám đốc bệnh viện giao

1.2 Chức trách, nhiệm vụ của dược sĩ làm công tác nghiệp vụ dược:

- Thực hiện công tác kiểm tra quy định chuyên môn dược tại khoa Dược, các khoa

lâm sàng và Nhà thuốc trong bệnh viện

- Cập nhật thường xuyên các văn bản quy định về quản lý chuyên môn, tham mưu

cho Trưởng khoa trình Giám đốc bệnh viện kế hoạch phổ biến, triển khai thựchiện các quy định này tại các khoa trong bệnh viện

- Đảm nhiệm việc cung ứng thuốc.

- Định kỳ kiểm tra việc bảo quản, quản lý, cấp phát thuốc tại khoa Dược.

- Kiểm tra việc sử dụng và bảo quản thuốc trong tủ trực tại các khoa lâm sàng.

- Đảm nhiệm việc kiểm nghiệm, kiểm soát chất lượng thuốc (nếu bệnh viện không

tổ chức bộ phận kiểm nghiệm thì sau khi pha chế phải gửi mẫu cho các cơ quan cóchức năng kiểm nghiệm thực hiện)

- Thực hiện một số nhiệm vụ khác khi được Trưởng khoa Dược giao.

- Chịu trách nhiệm trước Trưởng khoa Dược về nhiệm vụ được phân công

1.3 Chức trách, nhiệm vụ của dược sĩ phụ trách kho cấp phát thuốc:

- Có trách nhiệm thực hiện đầy đủ nguyên tắc về “Thực hành tốt bảo quản thuốc”,

đảm bảo an toàn của kho

- Hướng dẫn, phân công các thành viên làm việc tại kho thực hiện tốt nội quy của

kho thuốc, khoa Dược

- Kiểm tra, giám sát chặt chẽ việc xuất, nhập thuốc theo quy định của công tác khoa

Dược và báo cáo thường xuyên hoặc đột xuất cho Trưởng khoa về công tác kho vàcấp phát

- Tham gia nghiên cứu khoa học, hướng dẫn và bồi dưỡng nghiệp vụ chuyên môn

cho các thành viên trong khoa và học viên khác theo sự phân công

- Thực hiện một số nhiệm vụ khác khi được Trưởng khoa Dược giao e) Chịu trách

nhiệm trước Trưởng khoa Dược về nhiệm vụ được phân công

Trang 14

1.4 Chức trách, nhiệm vụ của cán bộ thống kê dược:

- Theo dõi, thống kê chính xác số liệu thuốc nhập về kho Dược, số liệu thuốc cấp

phát cho nội trú, ngoại trú và cho các nhu cầu đột xuất khác

- Báo cáo số liệu thống kê khi nhận được yêu cầu của Giám đốc bệnh viện hoặc

Trưởng khoa Dược Chịu trách nhiệm trước Trưởng khoa Dược về nhiệm vụ đượcphân công

- Thực hiện báo cáo công tác khoa Dược, tình hình sử dụng thuốc, hóa chất (pha

chế, sát khuẩn), vật tư y tế tiêu hao (nếu có) trong bệnh viện định kỳ hàng năm(theo mẫu Phụ lục 3, 4, 5, 6) gửi về Sở Y tế, Bộ Y tế (Cục Quản lý khám, chữabệnh; Vụ Y Dược cổ truyền đối với các bệnh viện Y học cổ truyền) vào trướcngày 15/10 hàng năm (số liệu 1 năm được tính từ 01/10 đến hết ngày 30/9 củanăm kế tiếp) và báo cáo đột xuất khi được yêu cầu

- Thực hiện một số nhiệm vụ khác khi được Trưởng khoa Dược giao

VIII Chức năng, nhiệm vụ của khoa Dược

1.1 Chức năng của khoa Dược

Khoa Dược là khoa chuyên môn chịu sự lãnh đạo trực tiếp của Giám đốc bệnh viện.Khoa Dược có chức năng quản lý và tham mưu cho Giám đốc bệnh viện về toàn bộ côngtác dược trong bệnh viện nhằm đảm bảo cung cấp đầy đủ, kịp thời thuốc có chất lượng và

tư vấn, giám sát việc thực hiện sử dụng thuốc an toàn, hợp lý

1.2 Nhiệm vụ của khoa Dược

1 Lập kế hoạch, cung ứng thuốc bảo đảm đủ số lượng, chất lượng cho nhu cầu điềutrị và thử nghiệm lâm sàng nhằm đáp ứng yêu cầu chẩn đoán, điều trị và các yêu cầuchữa bệnh khác (phòng chống dịch bệnh, thiên tai, thảm họa)

2 Quản lý, theo dõi việc nhập thuốc, cấp phát thuốc cho nhu cầu điều trị và các nhucầu đột xuất khác khi có yêu cầu

3 Đầu mối tổ chức, triển khai hoạt động của Hội đồng thuốc và điều trị (Chủ yếu làTrưởng Khoa Dược tham gia vào hoạt động này)

4 Bảo quản thuốc theo đúng nguyên tắc “Thực hành tốt bảo quản thuốc”

5 Tổ chức pha chế thuốc, hóa chất sát khuẩn, bào chế thuốc đông y, sản xuất thuốc từdược liệu sử dụng trong bệnh viện (Hiện bệnh viện chưa tổ chức thực hiện pha chếthuốc)

6 Thực hiện công tác dược lâm sàng, thông tin, tư vấn về sử dụng thuốc, tham giacông tác cảnh giác dược, theo dõi, báo cáo thông tin liên quan đến tác dụng không mongmuốn của thuốc (Công tác dược lâm sàng đang được lên kế hoạch thực hiện, hiện chỉ có

bộ phận thông tin thuốc cập nhật thông tin cho bác sĩ)

7 Quản lý, theo dõi việc thực hiện các quy định chuyên môn về dược tại các khoatrong bệnh viện

8 Nghiên cứu khoa học và đào tạo; là cơ sở thực hành của các trường Đại học, Caođẳng và Trung học về dược

9 Phối hợp với khoa cận lâm sàng và lâm sàng theo dõi, kiểm tra, đánh giá, giám sátviệc sử dụng thuốc an toàn, hợp lý đặc biệt là sử dụng kháng sinh và theo dõi tình hìnhkháng kháng sinh trong bệnh viện

10 Tham gia chỉ đạo tuyến (Chủ yếu do bác sĩ thực hiện)

11 Tham gia hội chẩn khi được yêu cầu (Đa phần do bác sĩ thực hiện)

Trang 15

12 Tham gia theo dõi, quản lý kinh phí sử dụng thuốc (Bệnh viện chủ yếu là bệnhnhân khám theo bảo hiểm y tế, do đó đa phần là người lớn tuổi, có nhiều bệnh đi kèm, vìvậy kinh phí sử dụng thuốc rất cao)

13 Quản lý hoạt động của Nhà thuốc bệnh viện theo đúng quy định

14 Thực hiện nhiệm vụ cung ứng, theo dõi, quản lý, giám sát, kiểm tra, báo cáo vềvật tư y tế tiêu hao (bông, băng, cồn, gạc) khí y tế đối với các cơ sở y tế chưa có phòngVật tư - Trang thiết bị y tế và được người đứng đầu các cơ sở đó giao nhiệm vụ (Hiện dophòng Vật tư - Trang thiết bị y tế quản lý, Khoa Dược không thực hiện nhiệm vụ này)

IX.Hệ thống kho thuốc khoa dược

1.1.2.Quy trình giao nhận thuốc:

Nhận thuốc từ các công ty Dược: tiến hành đặt thuốc theo bảng dự trù thuốchoặc khi thuốc gần hết số lượng DSTH phụ trách tiếp liệu thuốc làm phiếu đặtthuốc, cùng giấy đề nghị thanh toán tiền thuốc cho các công ty dược gửi cho Giámđốc Bệnh viện, Trưởng khoa Dược ký

Xuất thuốc cho các kho lẻ, kho BHYT: theo phiếu lĩnh thuốc của các kho (1,2tuần 1 lần) Ghi số lượng thực xuất cho các kho Đối với thuốc gây nghiện, hướngtâm thần: phải có phiếu lĩnh/phiếu xuất riêng, do Dược sĩ thủ kho lẻ kí

1.1.3.Quản lý thuốc:

- Quản lý thuốc bằng thẻ kho, mỗi loại thuốc có 1 thẻ kho riêng, ghi lại ngàytháng nhập xuất và lượng tồn Vì Khoa Dược chưa được trang bị phần mềmmáy tính quản lý

- Thuốc được sắp xếp theo nhóm điều trị

Hiện nay, kho chính vẫn chưa đạt chuẩn bảo quản thuốc GSP vì cơ sở vật chất cònnhiều thiếu sót, chưa đầy đủ Tuy nhiên vẫn đảm bảo cho việc bảo quản thuốc tốt

Có tủ lạnh để bảo quản những thuốc dễ hư hỏng ở nhiệt độ thường, có tủ 2 lớp cửa,

2 khóa để bảo quản thuốc nghiên, thuốc hướng thần

- Kiểm tra thuốc: mỗi tháng kho kiểm tra 1 lần Mỗi lần mất khoảng 2 - 3 ngày

- Kiểm kê thuốc: 3 hoặc 6 tháng 1 lần Do 2 người phụ trách: 1 là thủ kho chính,

2 là nhân viên tài chính kế toán bệnh viện Mỗi người kiểm kê riêng lẻ nhau vàxác nhận bằng ký tên

- Mỗi cuối tháng, kho phải làm báo cáo xuất/nhập/tồn cho Bệnh viện Thống kêcho Bảo hiểm y tế hàng quý

- Dự trù thuốc: cộng thêm 10-20% lượng thuốc năm trước

- Nhiệt độ: 250C, Độ ẩm: 70%

1.1.4 Quy định về đấu thầu thuốc tại bệnh viện

- Thủ trưởng cơ sở y tế căn cứ vào nhu cầu sử dụng thuốc và ý kiến tư vấn củaHội đồng Thuốc và Điều trị để quyết định và chịu trách nhiệm xây dựng kế

Trang 16

hoạch sử dụng thuốc của đơn vị, gồm đầy đủ các thông tin quy định tại Điều 6Thông tư 11/2016 BYT và các quy định sau:

 Đối với thuốc thuộc Danh Mục thuốc đấu thầu tập trung cấp quốc gia, DanhMục thuốc đàm phán giá: kế hoạch được lập theo thông báo của Đơn vị muathuốc tập trung cấp quốc gia, cho thời gian tối đa là 36 tháng, có phân chiatheo từng nhóm thuốc và tiến độ cung cấp theo quý, năm;

 Đối với thuốc thuộc Danh Mục thuốc đấu thầu tập trung cấp địa phương: kếhoạch được lập theo thông báo của Đơn vị mua thuốc tập trung cấp địaphương, cho thời gian tối đa là 36 tháng, có phân chia theo từng nhóm thuốc

và tiến độ cung cấp theo quý, năm;

 Kế hoạch sử dụng thuốc do cơ sở y tế tự tổ chức lựa chọn nhà thầu: được lậpđịnh kỳ cho thời gian tối đa 12 tháng hoặc đột xuất khi có nhu cầu, có phânchia theo từng nhóm thuốc

- Cơ sở y tế có trách nhiệm tổ chức lựa chọn nhà thầu cung cấp thuốc theo quyđịnh tại Chương II Thông tư 11/2016 BYT để bảo đảm hoạt động thường xuyêncủa đơn vị đối với thuốc ngoài Danh Mục thuốc đấu thầu tập trung cấp quốcgia, Danh Mục thuốc đấu thầu tập trung cấp địa phương và Danh Mục thuốcđàm phán giá

- Danh Mục thuốc đấu thầu tập trung cấp địa phương áp dụng cho các cơ sở y tếcủa địa phương và cơ sở y tế của trung ương đóng tại địa phương Cơ sở y tếcủa trung ương có trách nhiệm xây dựng kế hoạch sử dụng thuốc, tuân thủ cácquy định về đấu thầu thuốc tập trung tại địa phương như cơ sở y tế thuộc địaphương quản lý Sở Y tế và đơn vị mua sắm tập trung cấp địa phương có tráchnhiệm tổng hợp và tổ chức đấu thầu thuốc cho cơ sở y tế của trung ương đóngtại địa phương như đối với cơ sở y tế thuộc địa phương quản lý

- Tóm tắt quy trình đấu thầu:

1 Lập danh mục kế hoạch

2 Tổng hợp

3 Trình danh mục mua sắm thuốc cho Hội đồng thuốc và điều trị

4 Lập danh mục mua sắm thuốc hàng năm cho Giám đốc duyệt

5 Gửi danh mục lên Sở Y Tế

6 Sau khi Sở Y Tế duyệt, tiến hành đấu thầu rộng rãi: lập và phát hành hồ sơ mời

thầu, nhận hồ sơ dự thầu của công ty, đánh giá kết quả, ra quyết định lựa chọnnhà thầu

7 Ký hợp đồng mua thuốc

1.1.5 Công tác đấu thầu thuốc tại bệnh viện Nguyễn Trãi:

- Bệnh viện tự tổ chức đấu thầu riêng lẻ Một số thuốc đấu thầu tập trung

- Chuẩn bị cho công tác đấu thầu thuốc:

+ Bệnh viện chuẩn bị 1 danh mục các thuốc cần mua Khoa Dược sẽ xây dựng 1danh mục thuốc, được các bác sĩ chuyên khoa đóng góp, bổ sung vào danh mụcnhững thuốc cần thiết còn thiếu

+ Danh mục này được Hội đồng điều trị duyệt

Trang 17

+ Sở Y tế duyệt để có thể tiến hành đấu thầu.

+ Những thuốc trúng thầu sẽ được Bệnh viện đặt mua để sử dụng trong điều trị

- Áp thầu là hình thức thầu dựa trên kết quả trúng thầu của một bệnh viện khác

Áp thầu được áp dụng khi thuốc hoặc vật tư y tế đang cần sử dụng tại bệnh việnnhưng thời gian chờ kết quả thầu lâu không kịp đáp ứng cho bệnh viện

- Điều chuyển thuốc: áp dụng với các thuốc đấu thầu tập trung, trong trường hợpbệnh viện sử dụng hết lượng thuốc đăng kí trong khi các đơn vị khác vẫn còn

dư, căn cứ vào kết quả phân bổ thuốc của Trung tâm mua sắm dựa trên kết quảđầu thầu tập trung Trong trường hợp này, bệnh viện sẽ gửi công văn lên Sở Y

Tế và Trung tâm mua sắm, sau khi có xác nhận, bệnh viện sẽ tiến hành điềuchuyển thuốc

- Mua sắm trực tiếp: trường hợp số lượng những thuốc trúng thầu được sử dụngtăng đột biến làm hết thuốc, hết số đăng ký với công ty dược gây thiếu thuốc.Khi đó, Khoa Dược sẽ lập danh sách những thuốc cần mua và gửi lên Sở Y tế

để duyệt

1.1.6 Quản trị tồn kho trong khoa Dược

1.1.6.1.Mô hình quản trị tồn kho

a) Khái niệm quản trị tồn kho (Thuốc ở đây đại diện cho thuốc, hóa chất xétnghiệm, dụng cụ y tế… được sử dụng cho người bệnh trong bệnh viện)

Theo Tổ chức Y Tế thế giới (WHO) tồn trữ là sự bảo quản tất cả các nguyên liệu,vật tư, bao bì dùng trong sản xuất, mọi bán thành phẩm trong quá trình sản xuất

Quản trị tồn kho là một công tác quản trị nhằm:

- Đảm bảo cho thuốc có đủ số lượng và cơ cấu, không làm cho quá trình bán ra

bị gián đoạn, góp phần nâng cao chất lượng hoạt động và tránh bị ứ đọng hànghóa

- Đảm bảo giữ gìn thuốc về mặt giá trị sử dụng, góp phần làm giảm hư hỏng,mất mát thuốc gây tổn thất về tài sản cho bệnh viện

- Đảm bảo cho nguồn quỹ của bệnh viện tồn tại dưới hình thái vật chất ở mức

độ tối ưu nhằm tăng hiệu quả vốn thuốc và góp phần làm giảm chi phí bảoquản thuốc

b) Các chi phí liên quan đến tồn kho:

- Chi phí đặt hàng: bao gồm các chi phí liên quan đến việc chuẩn bị và phát hànhđơn đặt hàng như chi phí giao dịch, vận chuyển, quản lý, kiểm tra và thanh

Trang 18

toán Chi phí đặt hàng cho mỗi lần đặt hàng thường tương đối ổn định khôngphụ thuộc vào số lượng hàng được mua Chi phí đặt hàng: thường bao gồm cácđịnh phí và biến phí.

- Chi phí lưu trữ hàng tồn kho: chi phí này xuất hiện khi bệnh viện phải lưu giữhàng để bán, bao gồm chi phí đóng gói hàng, chi phí bốc xếp hàng vào kho,bảo hiểm, khấu hao kho và thiết bị kho, chi phí hao hụt, hư hỏng hàng hóa, …Các yếu tố chi phí này phụ thuộc vào khối lượng thuốc Chi phí tồn trữ cònbao gồm tiền lương trả cho nhân viên coi kho và nhân viên điều hành (ở đây làdược sĩ)

- Các chi phí khác: Chi phí hư hỏng và chi phí thiệt hại do thuốc tồn kho bị hếthạn sử dụng, chi phí bảo hiểm; chi phí đầu tư vào hàng tồn kho; chi phí thiệthại khi không có thuốc,…

c) Quy trình quản lý tồn trữ thuốc

- Quản lý tồn trữ thuốc phải bao gồm tất cả các khâu từ thu mua, bảo quản đếnxuất hàng theo đúng quy định

- Trong khâu nhập hàng, một mặt phải quản lý chặt chẽ số lượng, chất lượng,quy cách phẩm chất, chủng loại, giá mua, chi phí mua và tiến độ thu mua, cungứng phù hợp với kế hoạch hoạt động, cung ứng của bệnh viện Mặt khác phảitheo dõi nắm bắt được thông tin về cơ cấu bệnh tật của người dân, khả năngcung ứng của nhà cung cấp, tính ổn định của nguồn hàng

- Trong khâu bảo quản dự trữ phải tổ chức tốt kho thuốc, thực hiện đúngchế độ bảo quản, xác định được mức bảo quản tối đa, tối thiểu cho từng loạithuốc tồn kho để giảm mức hư hỏng, hao hụt, mất mát, đảm bảo an toàn, giữđược chất lượng của thuốc tồn kho

- Trong khâu xuất thuốc, phải đảm bảo xuất thuốc theo đúng quy trình, kiểm trakiểm soát chặt chẽ chất lượng, hạn sử dụng, số lượng của thuốc, đảm bảokhông có thuốc kém chất lượng do khâu tồn trữ đi vào khâu lưu thôngđến tay bệnh nhân

Trang 19

d) Các mô hình quản lý tồn trữ :

Mục tiêu của quản lý tồn trữ thuốc là duy trì sự cung cấp ổn định cho bệnh nhânđồng thời làm giảm thiểu hóa chi phí tồn trữ thuốc và quản lý quy trình muathuốc Mô hình tồn trữ lý tưởng là tối ưu hóa lượng thuốc được luânchuyển trong đó mức độ tồn trữ ít nhất có thể nhưng đảm bảo vẫn không thiếuhàng, mô hình tiêu thụ phù hợp và nhà cung cấp luôn chuyển hàng đúng thời gian– nhưng trong thực tế mô hình này khó có thể thực hiện Trong hệ thống cung cấpdược phẩm có 3 mô hình phổ biến nhất hay được áp dụng, đó là:

Ngày đăng: 16/11/2017, 23:30

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w