BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ XÂY DỰNG TRƯỜNG ĐẠI HỌC KIẾN TRÚC HÀ NỘI --- NGUYỄN QUỐC ĐẠI HOÀN THIỆN CÔNG TÁC QUẢN LÝ DỰ ÁN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN
Trang 1BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ XÂY DỰNG
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KIẾN TRÚC HÀ NỘI
-
NGUYỄN QUỐC ĐẠI
HOÀN THIỆN CÔNG TÁC QUẢN LÝ DỰ ÁN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN VIỆT NAM (AGRIBANK)
LUẬN VĂN THẠC SĨ KỸ THUẬT
Hà Nội - 2017
Trang 2LỜI CẢM ƠN Tác giả xin trân trọng cảm ơn các thầy cô giáo Trường Đại học Kiến trúc Hà Nội đã giúp đỡ và tạo điều kiện cho tôi trong suốt quá trình học tập chương trình cao học Tác giả cũng xin bày tỏ lòng cảm ơn chân thành sâu sắc đến Giáo viên hướng dẫn - PGS.TS Trịnh Quốc Thắng, người hướng dẫn khoa học của luận văn đã tận tình hướng dẫn và giúp đỡ tôi hoàn thành luận văn này
Xin trân trọng cảm ơn lãnh đạo cùng toàn thể cán bộ, nhân viên Ban Quản lý dự án đầu tư và xây dựng Agribank, đã quan tâm tạo điều kiện thuận lợi giúp đỡ tôi hoàn thành luận văn này
Quá trình thực hiện luận văn diễn ra trong một thời gian ngắn, mặc dù bản thân tôi đã rất cố gắng, song không thể tránh khỏi những thiếu sót Tôi rất mong được sự quan tâm góp ý của quý thầy cô, các đồng nghiệp để tôi có thể hoàn thiện hơn về kiến thức và có bước nghiên cứu bổ sung phát triển
Xin chân thành cảm ơn./
Hà Nội, ngày tháng năm 2017
TÁC GIẢ LUẬN VĂN
Nguyễn Quốc Đại
Trang 3LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam kết đây là công trình nghiên cứu khoa học của riêng tôi Các thông tin, tài liệu trích dẫn trong luận văn đã được ghi rõ nguồn gốc Kết quả nêu trong luận văn là trung thực và chưa từng được ai công bố trong bất
kỳ công trình nghiên cứu khoa học nào trước đây
TÁC GIẢ LUẬN VĂN
Nguyễn Quốc Đại
Trang 4MỤC LỤC
Lời cảm ơn
Lời cam đoan
Mục lục
Danh mục các bảng, biểu
Danh mục các hình ảnh
MỞ ĐẦU
Lý do chọn đề tài 1
Mục đích nghiên cứu 2
Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 2
Phương pháp nghiên cứu: 2
Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài……… 3
CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN VỀ CÔNG TÁC QUẢN LÝ DỰ ÁN VÀ CÔNG TÁC QUẢN LÝ DỰ ÁN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG TẠI AGRIBANK 5
1.1 Giới thiệu tổng quan về Agribank : 5
1.1.1 Quá trình hình thành phát triển của Agribank: 5
1.1.2 Chức năng nhiệm vụ cơ cấu tổ chức của Agribank 6
1.2 Thực trạng công tác quản lý dự án đầu tư xây dựng tại Agribank 10
Trang 51.2.1 Đặc thù về các dự án đầu tư xây dựng của Agribank 10
1.2.2 Thực trạng công tác quản lý dự án của Agribank 18
1.3 Thực trạng về Ban quản lý dự án tại Trụ sở chính của Agribank 27
1.3.1 Cơ cấu tổ chức và bộ máy của Ban 27
1.3.2 Chức năng nhiệm vụ của Ban QLDA tại trụ sở chính của Agribank 27
1.3.3 Phân công nhiệm vụ, chế độ trách nhiệm 29
1.4 Những hạn chế và các vấn đề cần hoàn thiện 34
1.4.1 Những hạn chế của công tác Quản lý dự án đã thực hiện tại Agribank 34
1.4.2 Một số vấn đề cần hoàn thiện 36
CHƯƠNG 2 CƠ SỞ KHOA HỌC VÀ CƠ SỞ PHÁP LÝ VỀ QUẢN LÝ DỰ ÁN CÔNG TRÌNH 37
2.1 Cơ sở khoa học 37
2.1.1 Cơ sở khoa học về dự án đầu tư xây dựng 37
2.2.2 Cơ sở khoa học về quản lý dự án đầu tư xây dựng [14] 43
2.2.3 Các nhân tố ảnh hưởng đến công tác quản lý dự án đầu tư xây dựng 53
2.2 Cơ sở pháp lý 57
2.2.1 Về Luật 57
2.2.2 Về Nghị định 57
Trang 62.2.3 Về Thông tư và các văn bản khác 58
CHƯƠNG 3 MỘT SỐ GIẢI PHÁP ĐỂ HOÀN THIỆN CÔNG TÁC QUẢN LÝ DỰ ÁN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG TẠI AGRIBANK 60
3.1 Định hướng chung các giải pháp hoàn thiện công tác quản lý dự án đầu tư xây dựng của Agribank 60
3.2 Bộ máy quản lý 60
3.2.1 Giải pháp về cải tiến cơ cấu tổ chức quản lý 60
3.2.2 Giải pháp về nhân sự 62
3.3 Đề xuất giải pháp hoàn thiện công tác thẩm định dự án đầu tư 67
3.3.1 Giải pháp về nâng cao nhận thức đối với công tác thẩm định dự án đầu tư ở Agribank 67
3.3.2 Giải pháp hoàn thiện về công tác thẩm định dự án đầu tư 69
3.4 Hoàn thiện công tác quản lý chất lượng công trình xây dựng 72
3.4.1.Hoàn thiện chất lượng đội ngũ cán bộ quản lý chất lượng công trình 73
3.4.2 Hoàn thiện công tác chuẩn bị để thi công xây dựng công trình 74
3.4.3 Hoàn thiện công tác kiểm tra điều kiện khởi công công trình 75
3.4.4 Hoàn thiện công tác giám sát chất lượng thi công của nhà thầu 75
3.4.5 Hoàn thiện công tác nghiệm thu công trình xây dựng 78 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
Trang 71 Kết luận 82
2 Kiến nghị 82 TÀI LIỆU THAM KHẢO
Trang 8DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
AGRIBANK Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt
Nam
Trang 9DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ
Số hiệu hình Tên hình
Hình 1.1 Cơ cấu tổ chức tại Agribank
Hình 1.2 Lợi nhuận của Agribank trong các năm 2013, 2014, 2015
Hình 1.3
Tỷ lệ các dự án còn vướng mắc trong công tác lập, thẩm định, phê duyệt dự án đầu tư
Hình 1.4 Tỷ lệ các dự án còn vướng mắc trong công quản lý chất lượng Hình 1.5 Sơ đồ Quy trình tổ chức thẩm định dự án đầu tư tại Agribank
Hình 1.6 Các chủ thể trong quản lý chất lượng công trình
Hình 1.7 Sơ đồ tổ chức của Ban QLDA tại Agirbank
Hình 2.1
Các mục tiêu của quản lý dự án xây dựng
Hình 2.2 Mô hình tổ chức bộ máy Ban quản lý dự án của Chủ đầu tư
Hình 2.3
Mô hình tổ chức bộ máy Ban quản lý dự án Hình thức chủ đầu tư cho phép Ban QLDA thuê một số tư vấn quản lý hoặc giám sát từng phần dự án
Hình 2.4 Mô hình tổ chức bộ máy Ban quản lý dự án Hình thức chủ
đầu tư thuê tư vấn quản lý trọn gói
Hình 3.1 Mô hình Ban điều hành dự án tại Agribank
Hình 3.2 Sơ đồ bộ máy quản lý thực hiện dự án tại Ban
Hình 3.3 Sơ đồ tổ chức quản lý của Phòng Tổng hợp
Hình 3.4 Sơ đồ tổ chức quản lý của Phòng Dự án
Trang 10Hình 3.5 Sơ đồ tổ chức quản lý của Phòng Xây dựng
Hình 3.6 Sơ đồ Trình tự quản lý chất lượng dự án đầu tư xây dựng
Hình 3.7 Sơ đồ Trình tự quản lý chất lượng thi công xây dựng
DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU
Số hiệu bảng Tên bảng
Bảng 1.1 Các dự án tiêu biểu của Agribank tại khu vực phía bắc trong
giai đoạn 2012-2016
Bảng 1.2 Giá trị nguồn vốn được bổ sung dự kiến
Trang 11DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1 Bộ Xây dựng nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Thông tư số 06/2016/TT-BXD ngày 10/03/2016 về hướng dẫn xác định và quản lý chi phí đầu tư xây dựng;
2 Bộ Xây dựng nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Thông tư số
18/2016/TT-BXD ngày 30/06/2016 quy định chi tiết nội dung về quản lý chất lượng và bảo trì công trình xây dựng;
3 Bộ Xây dựng nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Thông tư số
26/2016/TT-BXD ngày 26/10/2016 quy định chi tiết và hướng dẫn một số nội dung về thẩm định, phê duyệt dự án và thiết kế, dự toán xây dựng công trình;
4 Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Nghị định số
59/2015/NĐ-CP ngày 18 tháng 6 năm 2015 về Quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình;
5 Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Nghị định số
32/2015/NĐ-CP ngày 25 tháng 3 năm 2015 về Quản lý chi phí đầu tư xây dựng công trình;
6 Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Nghị định số
63/2014/NĐ-CP ngày 26 tháng 6 năm 2014 Quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Đấu thầu về lựa chọn nhà thầu;
7 Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Nghị định số
46/2015/NĐ-CP ngày 12 tháng 5 năm 2015 về Quản lý chất lượng và bảo trì công trình xây dựng;
8 Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Luật đầu tư số
67/2014/QH13 ngày 26 tháng 11 năm 2014;
9 Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam, Điều lệ tổ
chức và hoạt động được ban hành kèm theo Quyết định số 600/QĐ-HĐTV
Trang 12ngày 23 tháng 4 năm 2012 của Hội đồng thành viên Ngân hàng Nông nghiệp
và Phát triển nông thôn Việt Nam;
10 Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam, Quyết
định số 468/QĐ-HĐTV-XDCB ngày 04/6/2014 Về việc ban hành Quy định về quản lý dự án đầu tư xây dựng trong Hệ thống Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam của Hội đồng thành viên Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam;
11 Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam, Quyết
định số 263/QĐ-HĐTV-XDCB ngày 12/6/2013 Về việc ban hành ban hành Quy chế tổ chức và hoạt động của Ban Xây dựng cơ bản Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam;
12 Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Luật Xây dựng
số 50/2014/QH13 ngày 18 tháng 6 năm 2014;
13 Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Luật Đấu thầu
số 43/2013/QH13 ngày 26 tháng 11 năm 2013;
14 Trịnh Quốc Thắng (2013), “ Quản lý dự án đầu tư xây dựng ”, Nhà
xuất bản Xây dựng, Hà Nội;
15 Bùi Mạnh Hùng, Bùi Ngọc Toàn, Đào Tùng Bách, Trần Anh Tú
(2012), “Quản lý các nguồn lực của dự án đầu tư xây dựng công trình”, NXB
xây dựng Hà Nội;
16 Đỗ Đình Đức, Bùi Mạnh Hùng (2013), “Quản lý dự án đầu tư xây
dựng công trình”, NXB xây dựng, Hà Nội
Trang 131
PHẦN MỞ ĐẦU
Lý do chọn đề tài
Ngân hàng Nông Nghiệp và Phát triển Nông thôn thành lập ngày 26/3/1988, hoạt động theo Luật các Tổ chức Tín dụng Việt Nam, đến nay Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam - Agribank là ngân hàng thương mại hàng đầu giữ vai trò chủ đạo và chủ lực trong phát triển kinh tế Việt Nam, đặc biệt là đầu tư cho nông nghiệp, nông dân, nông thôn
Agribank là một trong số các ngân hàng có quan hệ ngân hàng đại lý lớn nhất Việt Nam với 1.065 ngân hàng đại lý tại 97 quốc gia và vùng lãnh thổ và
là đối tác tin cậy của trên 30.000 doanh nghiệp, gần 10.000.000 hộ gia đình, hàng ngàn đối tác trong và ngoài nước
Đến cuối năm 2015, mạng lưới hoạt động của Agribank gồm có: Trụ sở chính, 03 đơn vị sự nghiệp, 03 văn phòng đại diện, 155 Chi nhánh loại I và loại II, 785 Chi nhánh loại III, 1.303 Phòng giao dịch trải rộng trên địa bàn 63 tỉnh/thành phố trong cả nước và 01 Chi nhánh nước ngoài tại Vương quốc Campuchia
Bên cạnh những lợi thế cạnh tranh nhất định, Agribank cũng không thể tránh khỏi những thách thức đang hoặc sẽ phải đối mặt như: Sự cạnh tranh từ các ngân hàng thương mại và các tổ chức tín dụng khác
Với những lợi thế và những thách thức phải đối mặt Một trong những chiến lược phát triển lâu dài là công tác đầu tư xây dựng cơ bản, nâng cao cơ
sở vật chất Hàng năm Agribank đầu tư xây dựng cơ bản lên đến 2.000 tỷ đồng, do vậy, công tác Quản lý dự án đầu tư xây dựng là khâu then chốt trong việc đảm bảo hiệu quả đầu tư Vì vậy, để đảm bảo hoạt động đầu tư có hiệu
Trang 142
quả thì việc hoàn thiện công tác Quản lý dự án đầu tư xây dựng trong doanh nghiệp ngày càng chú trọng và có ý nghĩa hết sức quan trọng
Vấn đề này đặt ra một thách thức cần phải hoàn thiện Công tác Quản lý
dự án đầu tư xây dựng trong những năm qua bên cạnh những thành tựu và kết quả đạt được cũng còn tồn tại một số hạn chế cần khắc phục như: Dự án còn chậm tiến độ, công tác chuẩn bị đầu tư, quản lý chất lượng công trình còn nhiều vướng mắc…Những hạn chế là nguyên nhân chính làm cho hiệu quả đầu tư các dự án của Agribank chưa cao Nhằm nâng cao hiệu quả đầu tư, tăng lợi nhuận cho doanh nghiệp thông qua việc quản lý dự án, do đó tác giả chọn đề tài “Hoàn thiện công tác quản lý dự án đầu tư xây dựng tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam (Agribank)”
Mục đích nghiên cứu
Đưa ra giải pháp cụ thể nhằm hoàn thiện những điểm yếu còn tồn tại trong công tác Quản lý dự án đầu tư xây dựng tại Agribank
Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu: Công tác Quản lý dự án đầu tư xây dựng tại Agribank
Phạm vi nghiên cứu: Công tác Quản lý dự án đầu tư xây dựng những dự
án trọng điểm của Agribank ở khu vực phía bắc từ năm 2012 đến nay
Phương pháp nghiên cứu:
Phương pháp tổng hợp kết hợp 2 phương pháp lý thuyết và khảo sát dữ liệu thực tiễn
Phương pháp nghiên cứu lý thuyết: Nghiên cứu các văn bản quy phạm pháp luật, tài liệu khoa học về quản lý dự án
Trang 153
Phương pháp nghiên cứu thực tiễn : Khảo sát, thu thập các số liệu liên quan tại các dự án đầu tư xây dựng công trình trọng điểm mà Agribank đầu tư xây dựng tại khu vực phía Bắc từ năm 2012 đến nay
Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
Ý nghĩa khoa học của đề tài: Hệ thống các cơ sở lý luận, pháp lý về công tác quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình tại Agribank
Ý nghĩa thực tiễn của đề tài: Đề xuất một số giải pháp nhằm góp phần hoàn thiện công tác quản lý dự án đầu tư xây dựng tại Agribank
Kết cấu luận văn gồm các chương và mục sau:
Kết cấu luận văn bao gồm ngoài phần mở đầu, kết luận, phụ lục và tài liệu tham khảo Luận văn bao gồm 3 chương như sau:
Chương I: Tổng quan về công tác quản lý dự án và công tác quản lý dự
án đầu tư xây dựng tại Agribank
Chương II: Cơ sở pháp lý và cơ sở khoa học của quản lý dự án
Chương III: Một số giải pháp hoàn thiện công tác quản lý dự án đầu tư xây dựng tại Agribank
Trang 16THÔNG BÁO
Để xem được phần chính văn của tài liệu này, vui
lòng liên hệ với Trung Tâm Thông tin Thư viện
– Trường Đại học Kiến trúc Hà Nội
Địa chỉ: T.13 – Nhà H – Trường Đại học Kiến trúc Hà Nội Đ/c: Km 10 – Nguyễn Trãi – Thanh Xuân Hà Nội
TRUNG TÂM THÔNG TIN THƯ VIỆN
Trang 1782
PHẦN KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
1 Kết luận
Quản lý dự án đầu tư đóng vai trò vô cùng quan trọng đối với việc thực hiện các dự án đầu tư của doanh nghiệp Dự án đầu tư thành công hay thất bại phụ thuộc lớn vào công tác quản lý dự án được tiến hành như thế nào, có tốt hay không? Công tác quản lý dự án với công nghệ quản lý hiện đại, cùng với đội ngũ cán bộ công nhân viên có năng lực chuyên môn và kinh nghiệm đóng vai trò quyết định đối với vận mệnh của dự án Do chu trình của một dự án đầu tư thường kéo dài, quá trình thực hiện lại chịu tác động của nhiều yếu tố bất định cho nên việc đầu tư không phải lúc nào cũng đạt được kết quả như mong muốn Vì vậy, đòi hỏi phải có sự quản lý thường xuyên, sát sao đối với từng hoạt động cụ thể trong các giai đoạn khác nhau của dự án
Trong những năm qua, hoạt động quản lý dự án tại Agribank có những thành tựu nhất định nhưng bên cạnh đó cũng tồn tại nhiều nhược điểm và hạn chế cả về mặt khách quan lẫn chủ quan khiến cho hoạt động quản lý đi chệch hướng so với mục tiêu đặt ra Những năm sắp tới, với mục tiêu tăng trưởng tín dụng, kinh doanh hiệu quả hơn cần thiết phải đầu tư xây dựng cơ sở vật chất tốt hơn nữa Do vậy, cần thiết phải hoàn thiện công tác quản lý dự án để thúc đẩy sự lớn mạnh của Agribank, cạnh tranh với các tổ chức tín dụng khác
2 Kiến nghị
Về phía Nhà nước cần thực hiện việc rà soát và hệ thống hoá văn bản pháp luật một cách thường xuyên để làm cơ sở xây dựng và ban hành các văn bản hợp nhất hoặc sửa đổi, bổ sung huỷ bỏ các văn bản không còn phù hợp, đảm bảo việc hiểu và thực hiện các điều khoản được thống nhất trong mọi vùng, giữa các chủ thể, hạn chế những điểm chưa nhất quán, tạo ra sơ hở trong thực tế khi thực hiện ảnh hưởng đến chất lượng quản lý