Các biện pháp tư pháp đối với người dưới 18 tuổi phạm tội theo pháp luật thình sự Việt Nam từ thực tiễn thành phố Đà Nẵng (tt)Các biện pháp tư pháp đối với người dưới 18 tuổi phạm tội theo pháp luật thình sự Việt Nam từ thực tiễn thành phố Đà Nẵng (tt)Các biện pháp tư pháp đối với người dưới 18 tuổi phạm tội theo pháp luật thình sự Việt Nam từ thực tiễn thành phố Đà Nẵng (tt)Các biện pháp tư pháp đối với người dưới 18 tuổi phạm tội theo pháp luật thình sự Việt Nam từ thực tiễn thành phố Đà Nẵng (tt)Các biện pháp tư pháp đối với người dưới 18 tuổi phạm tội theo pháp luật thình sự Việt Nam từ thực tiễn thành phố Đà Nẵng (tt)Các biện pháp tư pháp đối với người dưới 18 tuổi phạm tội theo pháp luật thình sự Việt Nam từ thực tiễn thành phố Đà Nẵng (tt)Các biện pháp tư pháp đối với người dưới 18 tuổi phạm tội theo pháp luật thình sự Việt Nam từ thực tiễn thành phố Đà Nẵng (tt)Các biện pháp tư pháp đối với người dưới 18 tuổi phạm tội theo pháp luật thình sự Việt Nam từ thực tiễn thành phố Đà Nẵng (tt)Các biện pháp tư pháp đối với người dưới 18 tuổi phạm tội theo pháp luật thình sự Việt Nam từ thực tiễn thành phố Đà Nẵng (tt)Các biện pháp tư pháp đối với người dưới 18 tuổi phạm tội theo pháp luật thình sự Việt Nam từ thực tiễn thành phố Đà Nẵng (tt)
Trang 1MỞ ĐẦU
1 Tính cấp thiết của đề tài
Chăm sóc và bảo vệ trẻ em là nhiệm vụ chung của toàn nhân loại, không có sự phân biệt giữa các quốc gia có chế độ xã hội và bản sắc dân tộc khác nhau Với người Việt Nam, việc chăm sóc và bảo vệ trẻ em không chỉ là nhiệm vụ mà còn là một truyền thống tốt đẹp, lâu đời của dân tộc Quyền và lợi ích trẻ em không chỉ được ghi nhận trong các văn bản pháp luật trong nước như Hiến pháp, Luật Bảo vệ, Chăm sóc và Giáo dục trẻ em mà còn thể hiện ở những cam kết, điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên Việt Nam là một trong những nước đầu tiên ở Châu Á tham gia Công ước về quyền trẻ em của Liên hợp quốc
Người dưới 18 tuổi hay còn được gọi là người chưa thành niên
là những người còn non nớt về thể chất và trí tuệ, nên việc nghiên cứu chính sách pháp luật áp dụng khi họ có hành vi vi phạm pháp luật nói chung và vi phạm pháp luật hình sự nói riêng là một việc làm
cần thiết, đây cũng chính là lý do tôi lựa chọn đề tài "Các biện pháp
tư pháp đối với người dưới 18 tuổi phạm tội theo pháp luật thình sự Việt Nam từ thực tiễn thành phố Đà Nẵng" làm luận văn Thạc sĩ Luật
học của mình
2 Tình hình nghiên cứu
Các nghiên cứu do phạm vi và mục đích của mình nên chưa đi sâu về các biện pháp tư pháp đối với người dưới 18 tuổi, thường là các bài viết nghiên cứu trên các tạp chí Biện pháp tư pháp đối với người dưới 18 tuổi thường chỉ là một phần trong toàn bộ nghiên cứu
về trách nhiệm hình sự của người dưới 18 tuổi hoặc các chế tài áp dụng đối với người dưới 18 tuổi Chính vì vậy, các nghiên cứu về biện pháp tư pháp đối với người dưới 18 tuổi chỉ dừng lại ở việc nghiên cứu các điều kiện áp dụng mà chưa có sự so sánh với các chế
Trang 2tài khác, tìm hiểu về sự thay đổi trong quy định của pháp luật liên quan đến biện pháp tư pháp
3 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
3.2 Nhiệm vụ nghiên cứu
- Nghiên cứu cơ sở lý luận để làm rõ khái niệm, đặc điểm cơ bản của biện pháp tư pháp đối với người dưới 18 tuổi phạm tội, phân tích các nguyên tắc áp dụng biện pháp tư pháp đối với người dưới 18 tuổi phạm tội trong pháp luật hình sự Việt Nam
- Đánh giá việc áp dụng các biện pháp tư pháp được áp dụng đối với người dưới 18 tuổi trong thực tiễn áp dụng pháp luật
- Trên cơ sở những nghiên cứu, phân tích, đánh giá tác giả đưa
ra đề xuất việc hoàn thiện các quy định của pháp luật về biện pháp tư pháp đối với người dưới 18 tuổi phạm tội nhằm đạt được mục đích của việc xử lý tội phạm
4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
4.1 Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của luận văn là những vấn đề lý luận và thực tiễn của biện pháp tư pháp đối với người dưới 18 tuổi phạm tội
4.2 Phạm vi nghiên cứu
Luận văn nghiên cứu một số vấn đề lý luận và thực tiễn về các biện pháp tư pháp đối với người dưới 18 tuổi phạm tội trong Phần chung (Chương VI, Chương X) của BLHS Việt Nam hiện hành
Trang 35 Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu
5.1 Phương pháp luận: Luận văn nghiên cứu dựa vào cơ sở
phương pháp luận là chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh
và các quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam về pháp luật, về đấu tranh phòng chống tội phạm và trên cơ sở chính sách hình sự của Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam
5.2 Phương pháp nghiên cứu: Các phương pháp được sử dụng
chủ yếu để nghiên cứu đề tài bao gồm các phương pháp nghiên cứu khoa học nói chung và phương pháp nghiên cứu khoa học pháp lý nói riêng như phương pháp phân tích, tổng hợp, đối chiếu, so sánh, hệ thống hóa pháp luật
6 Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn
6.1 Ý nghĩa lý luận: Luận văn là công trình nghiên cứu khoa
học về mặt lý luận và thực tiễn của biện pháp tư pháp đối với ngưới dưới 18 tuổi phạm tội
6.1 Ý nghĩa thực tiễn: Luận văn phân tích một cách cụ thể và
toàn diện các quy định của pháp luật hình sự về biện pháp tư pháp đối với người dưới 18 tuổi phạm tội Phân tích, đánh giá đặc điểm của biện pháp tư pháp, đồng thời có sự so sánh, đối chiếu với pháp luật quốc tế Nghiên cứu, đưa ra các giải pháp kiến nghị việc hoàn thiện các quy định đối với việc xử lý người dưới 18 tuổi phạm tội bằng biện pháp tư pháp, từ đó, tăng cường hiệu quả của công tác đấu tranh phòng, chống tội phạm nói chung và tội phạm lứa tuổi vị thành niên nói riêng
7 Cơ cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, nội dung của luận văn gồm ba chương:
Chương 1: Các vấn đề lý luận về người dưới 18 tuổi phạm tội
và các biện pháp tư pháp đối với người dưới 18 tuổi phạm tội
Trang 4Chương 2: Thực trạng và thực tiễn áp dụng quy định của Bộ luật Hình sự năm 1999 về các biện pháp tư pháp đối với người dưới
18 tuổi phạm tội tại thành phố Đà Nẵng
Chương 3: Tiếp tục hoàn thiện các quy định của bộ luật hình
sự và giải pháp áp dụng đúng các biện pháp tư pháp đối với người dưới 18 tuổi
CHƯƠNG 1 CÁC VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ NGƯỜI DƯỚI 18 TUỔI PHẠM TỘIVÀ CÁC BIỆN PHÁP TƯ PHÁP ĐỐI VỚI NGƯỜI DƯỚI
18 TUỔI PHẠM TỘI 1.1 Các vấn đề lý luận về người dưới 18 tuổi phạm tội
1.1.1 Khái niệm người dưới 18 tuổi phạm tội
Gần đây, tham gia góp ý sửa đổi, bổ sung BLHS, các nhà
nghiên cứu đã đưa ra khái niệm ngắn gọn hơn: “Người chưa thành niên phạm tội là người ở thời điểm thực hiện hành vi phạm tội đã đủ
14 tuổi nhưng chưa đủ 18 tuổi” Từ những quy định nêu trên, có thể
đưa ra khái niệm về người chưa thành niên phạm tội theo những quy
định của pháp luật hiện hành như sau: Người chưa thành niên phạm tội là người từ đủ 14 tuổi đến dưới 18 tuổi, có năng lực trách nhiệm hình sự và có lỗi trong việc thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội được BLHS quy định là tội phạm
1.1.2 Nguyên tắc xử lý người dưới 18 tuổi phạm tội
Nguyên tắc thứ nhất, việc xử lý người dưới 18 tuổi phạm tội
chủ yếu nhằm giáo dục, giúp đỡ họ sửa chữa sai lầm, phát triển lành mạnh và trở thành công dân có ích cho xã hội
Nguyên tắc thứ hai, người dưới 18 tuổi có thể được miễn trách
nhiệm hình sự, nếu người đó phạm tội ít nghiêm trọng hoặc tội nghiêm trọng, gây hại không lớn, có nhiều tình tiết giảm nhẹ và được
Trang 5gia đình hoặc cơ quan, tổ chức nhận giám sát, giáo dục
Nguyên tắc thứ ba, việc truy cứu trách nhiệm hình sự người
dưới 18 tuổi phạm tội và áp dụng hình phạt đối với họ được thực hiện chỉ trong trường hợp cần thiết và phải căn cứ vào tính chất của hành
vi phạm tội, vào những đặc điểm về nhân thân và yêu cầu của việc phòng ngừa tội phạm
Nguyên tắc thứ tư, ưu tiên áp dụng biện pháp tư pháp giáo dục
tại xã, phường, thị trấn hoặc đưa vào trường giáo dưỡng thay thế cho hình phạt trong trường hợp không cần thiết
Nguyên tắc thứ năm là không xử phạt tù chung thân hoặc tử
hình đối với người dưới 18 tuổi, hạn chế áp dụng hình phạt tù Khi xử phạt tù có thời hạn, Tòa án cho người dưới 18 tuổi phạm tội được hưởng mức án nhẹ hơn mức án áp dụng đối với người đã thành niên phạm tội tương ứng Không áp dụng hình phạt tiền đối với người dưới 18 tuổi phạm tội ở độ tuổi từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi
Nguyên tắc thứ sáu, án đã tuyên đối với người dưới 18 tuổi khi
chưa đủ 16 tuổi, thì không để xác định tái phạm hoặc tái phạm nguy
thế cho hình phạt
1.2.2 Đặc điểm của biện pháp tư pháp đối với người dưới 18 tuổi phạm tội
Trang 6Theo GS.TSKH Lê Cảm, các biện pháp tư pháp có các đặc điểm (dấu hiệu):
Thứ nhất, biện pháp tư pháp đối với người dưới 18 tuổi phạm tội trước hết là một biện pháp của pháp luật hình sự và chỉ có thể được áp dụng khi có hành vi phạm tội do người dưới 18 tuổi thực hiện
Thứ hai, biện pháp tư pháp đối với người dưới 18 tuổi là biện pháp cưỡng chế về hình sự ít nghiêm khắc hơn so với hình phạt và việc áp dụng biện pháp tư pháp thay thế hình phạt không để lại án tích
Thứ ba, biện pháp tư pháp cũng chỉ có thể xuất hiện khi có sự việc phạm tội (vì không có tội phạm, thì cũng không thể áp dụng biện pháp tư pháp với tính chất là biện pháp cưỡng chế về hình sự ít nghiêm khắc hơn hình phạt);
Thứ tư, căn cứ vào giai đoạn tố tụng hình sự tương ứng cụ thể, biện pháp tư pháp hỗ trợ hình phạt có thể do cơ quan tư pháp hình
sự khác có thẩm quyền áp dụng và đối với người phạm tội nói chung (kể cả người bị kết án), còn biện pháp tư pháp thay thế hình phạt chỉ
do Tòa án áp dụng đối với người bị kết án nói riêng;
Thư năm, biện pháp tư pháp chỉ nhằm hạn chế (chứ không tước đoạt) quyền, tự do của người phạm tội hoặc nhằm hỗ trợ hoặc nhằm thay thế cho hình phạt;
Thứ sáu, cũng như hình phạt, là biện pháp cưỡng chế về hình
sự, biện pháp tư pháp cũng được quy định trong pháp luật hình sự và phải do cơ quan tư pháp có thẩm quyền áp dụng theo một trình tự đặc biệt do luật tố tụng hình sự quy định;
Thứ bảy, cũng như hình phạt, biện pháp tư pháp chỉ mang tính chất cá nhân vì theo pháp luật hình sự Việt Nam nó chỉ được áp dụng đối với riêng bản thân người phạm tội (kể cả người bị kết án)
Trang 7Trên đây là những đặc điểm nổi bật của biện pháp tư pháp đối với người dưới 18 tuổi phạm tội, ngoài ra các biện pháp còn có những đặc điểm khác như việc áp dụng các biện pháp này theo một trình tự do luật tố tụng hình sự quy định, các biện pháp tư pháp đối với người dưới 18 tuổi phạm tội chỉ được áp dụng riêng đối với bản thân người dưới 18 tuổi, đây là đặc điểm về chủ thể đặc biệt chấp hành
1.3 Kinh nghiệm quốc tế và một số nước về biện pháp tư pháp đối với người dưới 18 tuổi phạm tội
Nghiên cứu pháp luật của các nước trên thế giới cho thấy, nhiều cách xử lý người dưới 18 tuổi vi phạm pháp luật đều mang tính giáo dục, phòng ngừa mà không sử dụng tới hình phạt - chế tài hình
sự nghiêm khắc nhất đối với việc xử lý người dưới 18 tuổi phạm tội
đã được cộng đồng quốc tế xây dựng và thực hiện, trong đó có các biện pháp tư pháp áp dụng cho người dưới 18 tuổi phạm tội
Nguyên tắc xử lý người dưới 18 tuổi phạm tội đã được cộng đồng quốc tế ghi nhận thông qua Công ước Liên Hợp Quốc về quyền trẻ em và hàng loạt các chuẩn mực quốc tế về tư pháp người dưới 18 tuổi như: Quy tắc chuẩn tối thiểu của Liên Hợp Quốc về quản lý tư pháp vị thành niên (Quy tắc Bắc Kinh), Hướng dẫn Riyadh của Liên Hợp Quốc về phòng ngừa vi phạm pháp luật của người dưới 18 tuổi, Quy tắc chuẩn tối thiểu của Liên Hợp Quốc về các biện pháp không giam giữ (Quy tắc Kyoto)
Trên cơ sở các chuẩn mực quốc tế, việc áp dụng các biện pháp
có mức độ nghiêm khắc nhẹ hơn hình phạt như các biện pháp tư pháp hay xử lý chuyển hướng đối với người dưới 18 tuổi phạm tội có những đặc điểm cơ bản sau:
Thứ nhất, về thời điểm áp dụng và các cơ quan có thẩm quyền
áp dụng
Trang 8Để tránh việc người dưới 18 tuổi phải chịu những hình phạt nghiêm khắc mà không cần thiết để đạt được mục đích giáo dục, pháp luật các quốc gia thường cho phép việc áp dụng các biện pháp
tư pháp để thay thế Bên cạnh đó, pháp luật các quốc gia đều cho phép áp dụng xử lý chuyển hướng tại bất kỳ thời điểm nào của quá trình tố tụng với vụ án và khuyến khích áp dụng càng sớm càng tốt (như tại Philippines, Nam Phi, Úc, Thái Lan, Canada, Nhật Bản,…) Theo pháp luật của các nước, các cơ quan có thẩm quyền như Công
an, Kiểm sát, Toà án được trao thẩm quyền tự quyết áp dụng các biện pháp xử lý chuyển hướng khi thấy có đủ điều kiện của luật định Hay tại Philippines, thì đối với những vụ án mà có mức hình phạt tù dự kiến là 6 năm tù trở lên thì phải do thẩm phán quyết định
Thứ hai, về điều kiện áp dụng các biện pháp tư pháp hình sự
và các biện pháp xử lý chuyển hướng
Pháp luật một số nước quy định mức giới hạn của hình phạt tù
dự kiến có thể áp dụng đối với tội phạm mà người dưới 18 tuổi đã thực hiện làm một trong những căn cứ để quyết định áp dụng các biện pháp tư pháp để thay thế hay xử lý chuyển hướng; theo pháp luật của Philippines, thì mức tù tối đa dự kiến là 12 năm, Thái Lan là
5 năm Một số nước lại giới hạn không áp dụng đối với loại tội có sử dụng bạo lực nghiêm trọng như giết người, cướp tài sản (Cộng hoà
Nam Phi) Tuy nhiên, nhiều quốc gia như: Úc, Nhật Bản, Pháp,…không căn cứ vào loại tội phạm hay mức hình phạt tù có thể
áp dụng đối với tội phạm mà lại căn cứ vào thái độ, khả năng cải tạo, phục thiện của người dưới 18 tuổi phạm tội cũng như mối nguy
cơ đối với cộng đồng,…để xem xét, quyết định áp dụng các biện pháp
tư pháp thay thế cho các hình phạt hoặc áp dụng xử lý chuyển hướng phù hợp, bảo đảm hiệu quả giáo dục và phòng ngừa đối với người dưới 18 tuổi phạm tội
Trang 9Ngoài ra, pháp luật các nước cũng quy định các điều kiện khác trên cơ sở phù hợp với khuyến nghị của Uỷ ban về quyền trẻ em của Liên hợp quốc như: Người dưới 18 tuổi thành khẩn nhận tội; sự chấp thuận của người dưới 18 tuổi và đại diện hợp pháp của họ về việc áp dụng xử lý chuyển hướng cũng như các biện pháp can thiệp; người bị hại đồng ý với cách thức xử lý và áp dụng các biện pháp tư pháp thay cho hình phạt,…
Bên cạnh hệ thống các biện pháp tư pháp có thể áp dụng như một chế tài hình sự khi xử lý người dưới 18 tuổi phạm tội, theo đúng tinh thần của các Công ước quốc tế, pháp luật rất nhiều quốc gia còn quy định về các biện pháp xử lý chuyển hướng để tạo cơ hội cho cán
bộ có thẩm quyền trong việc lựa chọn biện pháp xử lý phù hợp với từng trường hợp cụ thể, với nhân thân, điều kiện, hoàn cảnh của người dưới 18 tuổi, các biện pháp xử lý chuyển hướng này rất đa dạng, góp phần hỗ trợ cho việc xử lý người dưới 18 tuổi phạm tội cùng với hệ thống chế tài hình sự là các biện pháp tư pháp và hình phạt như: nhắc nhở của cảnh sát, cảnh cáo của cảnh sát, công tố viên (áp dụng phổ biến tại Canada); họp hoà giải, họp nhóm gia đình (Philippines, Thái Lan, New Zeland, Lào)…
Hơn nữa, theo pháp luật các nước như Thái Lan, Canada, Philippines, Nam Phi,…để đảm bảo người dưới 18 tuổi hoà nhập cộng đồng, loại bỏ các yếu tố nguy cơ có thể dẫn đến tái phạm, tuỳ từng trường hợp cụ thể việc áp dụng xử lý chuyển hướng phải buộc đi kèm theo các biện pháp can thiệp như buộc đi học văn hoá, học nghề; lao động phục vụ cộng đồng; đền bù cho nạn nhân; tư vấn hoặc trị liệu cho người nghiện ma tuý hoặc nghiện rượu; tham gia các chương trình tham vấn, kỹ năng sống; trình diện cơ quan có thẩm quyền…
Trang 10CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG VÀ THỰC TIỄN ÁP DỤNG QUY ĐỊNH CỦA
BỘ LUẬT HÌNH SỰ NĂM 1999 VỀ CÁC BIỆN PHÁP TƯ PHÁP ĐỐI VỚI NGƯỜI DƯỚI 18 TUỔI PHẠM TỘI TẠI
THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG 2.1 Thực trạng quy định của Bộ luật Hình sự năm 1999 về các biện pháp tư pháp đối với người dưới 18 tuổi phạm tội
2.1.1 Thực trạng quy định của Bộ luật Hình sự năm 1999 về căn cứ áp dụng các biện pháp tư pháp đối với người dưới 18 tuổi phạm tội
2.1.1.1.Thực trạng quy định của Bộ luật Hình sự năm 1999 về căn cứ áp dụng
* Biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn
Tại BLHS 1999 đã ghi nhận biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn thay cho biện pháp buộc phải chịu thử thách đã quy định trong BLHS 1985.Có sự thay đổi này bởi thực chất mọi hoạt động của người phạm tội vẫn diễn ra bình thường dưới sự giám sát của chính quyền địa phương mà không phải trải qua một thử thách nào
Đối với biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn, căn cứ để
áp dụng biện pháp này là độ tuổi và tính chất nghiêm trọng của tội
mà người dưới 18 tuổi phạm phải
* Biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng
So với biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn, biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng có tính nghiêm khắc hơn, bởi lúc này người dưới 18 tuổi bị buộc phải cách ly với môi trường sống bên ngoài bằng việc bị đưa vào một cơ sở giáo dục có tính kỷ luật cao hơn Chính vì tính nghiêm khắc của biện pháp này mà căn cứ để áp dụng biện pháp cũng nhiều hơn so với biện pháp giáo dục tại xã,
Trang 11phường, thị trấn
Cụ thể, khoản 3 Điều 70 BLHS 1999 quy định: “Toà án có thể
áp dụng biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng từ một năm đến hai năm đối với người chưa thành niên phạm tội, nếu thấy do tính chất nghiêm trọng của hành vi phạm tội, do nhân thân và môi trường sống của người đó mà cần đưa người đó vào một tổ chức giáo dục có kỷ luật chặt chẽ” Như vậy, không chỉ căn cứ vào tính chất nghiêm
trọng của tội phạm mà còn căn cứ vào nhân thân và môi trường sống của người dưới 18 tuổi, họ sẽ bị áp dụng biện pháp đưa vào trường
giáo dưỡng
2.1.1.2 Thực trạng quy định của Bộ luật Hình sự năm 1999 về thẩm quyền và thủ tục áp dụng các biện pháp tư pháp đối với người dưới 18 tuổi phạm tội
Hai biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn và đưa vào trường giáo dưỡng với tư cách là biện pháp tư pháp đều do Tòa án có thẩm quyền quyết định Đây là một điểm giúp phân biệt với hai biện
pháp cùng tên với tư cách là “biện pháp xử lý hành chính” Tại
khoản 2 Điều 98 Luật XLVPHC năm 2012 quy định thẩm quyền cho
Ủy ban nhân dân (UBND) cấp xã xem xét áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn Và đối với biện pháp xử lý hành chính đưa vào trường giáo dưỡng, Tòa án nhân dân cấp huyện là cơ quan có thẩm quyền xem xét áp dụng
Thủ tục áp dụng các biện pháp tư pháp đối với người dưới 18 tuổi phạm tội được quy định như sau:
Thứ nhất, thủ tục tiến hành biện pháp tư pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn
Thứ hai, thủ tục áp dụng biện pháp tư pháp đưa vào trường giáo dưỡng
Trang 122.1.1.3 Thực trạng quy định của Bộ luật Hình sự năm 1999 về các trường hợp đặc biệt khi thi hành áp dụng các biện pháp tư pháp đối với người dưới 18 tuổi phạm tội
Trường hợp người được giáo dục bỏ trốn: Chủ tịch UBND cấp
xã báo cáo Cơ quan thi hành án hình sự Công an cấp huyện ra quyết định truy tìm và tổ chức truy tìm Khi tiếp nhận người được giáo dục,
cơ quan tiếp nhận phải lập biên bản và đưa ngay người được giáo dục đến cơ quan thi hành án hình sự Công an cấp huyện nơi người được giáo dục bỏ trốn để thông báo cho cơ quan thi hành án hình sự Công
an cấp huyện đã ra quyết định truy tìm đến nhận, đưa người được giáo dục trở về nơicư trú để tiếp tục chấp hành (khoản 3 Điều 6 NĐ 10/2012)
Việc đi lại, vắng mặt của người được giáo dục: Theo quy định
tại Điều 10 Nghị định 10/2012 thì tuy chịu sự giám sát tại nơi cư trú, nhưng người được giáo dục không bị tước đi quyền cơ bản của con người, trong đó có quyền tự do đi lại Song, người dưới 18 tuổi chỉ được vắng mặt với lý do chính đáng, với tổng thời gian vắng mặt không vượt quá một phần ba thời hạn áp dụng biện pháp Ngoài ra, người dưới 18 tuổi có nghĩa vụ báo cáo với người giám sát, giáo dục
để người này thông báo cho UBND cấp xã nơi người phạm tội cư trú; đồng thời họ phải tiến hành thông báo lưu trú, đăng ký tạm trú với nơi mới đến UBND cấp xã có trách nhiệm phối hợp với nơi người được giáo dục lưu trú hoặc tạm trú để quản lý người dưới 18 tuổi
Hoãn chấp hành biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng: Tính
nhân đạo của pháp luật và nhà nước Việt Nam không chỉ thể hiện ở việc áp dụng các biện pháp tư pháp với người dưới 18 tuổi, mà ngay trong việc thi hành các biện pháp này Theo Điều 125 Luật THAHS
2010, người dưới 18 tuổi có thể được hoãn chấp hành biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng trong hai trường hợp sau: