Phòng vệ chính đáng theo pháp luật Luật hình sự Việt Nam từ thực tiễn thành phố Đà NẵngPhòng vệ chính đáng theo pháp luật Luật hình sự Việt Nam từ thực tiễn thành phố Đà NẵngPhòng vệ chính đáng theo pháp luật Luật hình sự Việt Nam từ thực tiễn thành phố Đà NẵngPhòng vệ chính đáng theo pháp luật Luật hình sự Việt Nam từ thực tiễn thành phố Đà NẵngPhòng vệ chính đáng theo pháp luật Luật hình sự Việt Nam từ thực tiễn thành phố Đà NẵngPhòng vệ chính đáng theo pháp luật Luật hình sự Việt Nam từ thực tiễn thành phố Đà NẵngPhòng vệ chính đáng theo pháp luật Luật hình sự Việt Nam từ thực tiễn thành phố Đà NẵngPhòng vệ chính đáng theo pháp luật Luật hình sự Việt Nam từ thực tiễn thành phố Đà NẵngPhòng vệ chính đáng theo pháp luật Luật hình sự Việt Nam từ thực tiễn thành phố Đà NẵngPhòng vệ chính đáng theo pháp luật Luật hình sự Việt Nam từ thực tiễn thành phố Đà Nẵng
Trang 1MỞ ĐẦU
1 Tính cấp thiết của đề tài
Trong những năm gần đây tình hình kinh tế xã hội càng phát triển về công nghệ khoa học kỹ thuật lẫn cả về nhận thức con người cũng tiến bộ, cuộc sống vật chất, mức sống con người ngày càng tăng cao hơn so với trước kia Giá trị con người ngày càng được đề cao, quyền con người được ghi nhận hơn, mỗi người đều có những quyền bất khả xâm phạm tính mạng, sức khỏe Họ được phép bảo vệ
họ chống lại sự tấn công của người khác, đôi khi hành động bảo vệ
đó có thể gây ra những thiệt hại cho người khác, nhưng được pháp Luật hình sự thừa nhận và được loại trừ tính chất tội phạm của hành
vi, loại trừ trách nhiệm hình sự Những trường hợp hành vi gây thiệt hại trong xã hội được loại trừ trách nhiệm hình sự hiện nay được pháp luật thừa nhận và không coi là tội phạm tương đối phổ biến trong đó có phòng vệ chính đáng Phòng vệ chính đáng là hành vi của người vì muốn bảo vệ những lợi ích hợp pháp có thể của mình hoặc của cá nhân, tổ chức khác mà chống trả lại một cách cần thiết người đang có hành vi xâm phạm các lợi ích nói trên Phòng vệ chính đang không phải là tội phạm Chính vì vậy để phòng và chống lại những hành vi xâm phạm đến quyền bất khả xâm phạm của con người nói chung, xâm phạm tính mạng, sức khỏe con người được thể hiện qua hành vi phòng vệ chính đáng nói riêng là việc cấp bách luôn được Đảng và Nhà nước ta quan tâm, đề cao và chú trọng Tác giả chọn đề
tài “Phòng vệ chính đáng theo pháp luật Luật hình sự Việt Nam từ thực tiễn thành phố Đà Nẵng” để nghiên cứu làm đề tài luận văn tốt
nghiệp của mình nhằm đóng góp một phần công sức nhỏ của mình vào việc xây dựng về mặt Luật hình sự nói chung và vấn đề xác định phòng vệ chính đáng trong Luật hình sự nói riêng
2 Tình hình nghiên cứu đề tài
Như vậy, Có rất nhiều công trình nghiên cứu đề cập đến vấn
Trang 2đề về phòng vệ chính đáng và gián tiếp là trách nhiệm hình sự do vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng trong luật hình sự Việt Nam Tuy nhiên, về phương diện nghiên cứu lý luận chuyên sâu và có hệ thống vấn đề thì phòng vệ chính đáng và các tội phạm do vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng theo luật hình sự Việt Nam vẫn chưa được quan tâm một cách đúng mức Do vậy, trong luận văn này học viên muốn tiếp tục phát triển và kế thừa những công trình khoa học của các bậc thầy đi trước, mục đích của đề tài học viên sẽ làm sáng tỏ thêm vấn đề lý luận về phòng vệ chính đáng để xác định rõ ranh giới giữa ngƣ ời phạm tội và người không phạm tội
từ đó giải quyết vấn đề trách nhiệm hình sự đúng người, đúng tội, tránh bỏ lọt tội phạm và người phạm tội, không làm oan người vô tội
3 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
3.1 Mục đích nghiên cứu: Trên cơ sở nghiên cứu những vấn
đề lý luận, quy định của pháp luật hình sự và thực tiễn áp dụng tại địa bàn thành phố Đà Nẵng, luận văn nhằm mục đích góp phần hoàn thiện và làm phong phú tâm lý luận chuyên ngành chọn lọc luật hình
sự về chế định phòng vệ chính đáng, đồng thời đưa ra những giải pháp hoàn thiện pháp luật hình sự và đảm bảo áp dụng đúng các quy định của pháp luật hình sự về phòng vệ chính đáng trong thực tiễn đấu tranh phòng, chống tội phạm
3.2 Nhiệm vụ nghiên cứu: Để đạt được mục đích trên luận
văn đặt ra và giải quyết các nhiệm vụ sau:
- Phân tích làm rõ khái niệm, dấu hiệu đặc trưng của phòng
vệ chính đáng trong pháp luật Hình sự Việt Nam
- Phân tích rõ thế nào là vượt quá phòng vệ chính đáng
- Đi sâu nghiên cứu góc độ tâm lý và quyền con người khi thực hiện hành vi phòng vệ chính đáng
- So sánh chế định phòng vệ chính đáng trong pháp luật Hình
sự Việt Nam với pháp luật Hình sự một số quốc gia trên thế giới
Trang 3- Chỉ ra một số hạn chế, bất cập trong pháp luật Hình sự Việt Nam về chế định phòng vệ chính đáng
- Đề xuất các kiến nghị để góp phần hoàn thiện các quy định
về phòng vệ chính đáng trong pháp luật Hình sự Việt Nam
4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
4.1 Đối tượng nghiên cứu: Đối tượng nghiên cứu của luận
văn là những quan điểm lý luận, quy định của pháp luật thực định và thực tiễn áp dụng các quy định của pháp luật hình sự Việt Nam về phòng vệ chính đáng
4.2 Phạm vi nghiên cứu
- Về nội dung:
Luận văn không chỉ nghiên cứu khái niệm, điều kiện của phòng vệ chính đáng mà còn nghiên cứu những vấn đề khác liên quan đến phòng vệ chính đáng như vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng
và các trường hợp phạm tội do vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng
- Về thời gian, không gian:
Luận văn khảo sát thực tiễn áp dụng các quy định của pháp luật hình sự về phòng vệ chính đáng trên địa bàn thành phố Đà Nẵng
từ năm 2012 đến năm 2016
5 Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu
5.1 Phương pháp luận: Luận văn được thực hiện dựa trên
phương pháp luận của chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử, tư tưởng Hồ Chí Minh và quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam và nhà nước Việt Nam về xây dựng Nhà nước và pháp luật xã hội chủ nghĩa; về đấu tranh phòng, chống tội phạm; các tri thức của khoa học luật hình sự về phòng vệ chính đáng
5.2 Phương pháp nghiên cứu: Bên cạnh việc sử dụng
phương pháp luận của chủ nghĩa Mác –Lênin tác giả còn sử dụng các phương pháp so sánh, lôgic, phân tích, chứng minh, tổng hợp, so sánh kết hợp lý luận với thực tiễn và một số phương pháp khác để
Trang 4nghiên cứu các nội dung trong luận văn này
6 Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn
6.1 Ý nghĩa lý luận: Kết quả nghiên cứu của luận văn góp
phần làm phong phú và hoàn thiện tâm lý luận chuyên ngành luật hình sự về chế định phòng vệ chính đáng
6.2 Ý nghĩa thực tiễn: Kết quả nghiên cứu của luận văn có
thể tham khảo để hoàn thiện các quy định của pháp luật hình sự và đảm bảo áp dụng đúng các quy định đó về phòng vệ chính đáng, qua
đó góp phần đấu tranh phòng chống tội phạm, bảo vệ lợi ích của nhà nước, của tổ chức và công dân
Luận văn còn được sử dụng như là một tài liệu tham khảo trong nghiên cứu, học tập tại các cơ sở đào tạo chuyên ngành Luật hình sự
7 Cơ cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu, nội dung của luận văn gồm 03 chương và phần kết luận, cụ thể:
Chương 1: Những vấn đề lý luận về phòng vệ chính đáng Chương 2: Quy định của bộ luật hình sự Việt Nam về phòng
vệ chính đáng và thực tiễn áp dụng tại thành phố Đà Nẵng
Chương 3: Nhu cầu và giải pháp đảm bảo áp dụng đúng quy định của bộ luật hình sự Việt Nam về phòng vệ chính đáng
CHƯƠNG 1 NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ PHÒNG VỆ CHÍNH ĐÁNG 1.1 Khái niệm của phòng vệ chính đáng
1.1.1 Khái niệm
Điều 13 Bộ luật hình sự năm 1985 quy định: “Phòng vệ chính đáng là hành vi vì bảo vệ lợi ích của nhà nước, của tập thể, bảo vệ lợi ích chính đáng của mình, của người khác mà chống trả lại một cách tương xứng người có hành vi xâm phạm các lợi ích nói trên
Trang 5Phòng vệ chính đáng không phải là tội phạm”
Khái niệm phòng vệ chính đáng quy định tại Điều 13 Bộ luật hình sự năm 1985 đã được sửa đổi bổ sung và tiếp tục được quy định tại Điều 15 bộ luật hình sự năm 1999 như sau:
“Phòng vệ chính đáng là hành vi của người vì bảo vệ lợi ích của nhà nước, của tổ chức, bảo vệ quyền lợi ích chính đáng của mình hoặc của người khác mà chống trả lại một cách cần thiết người đang có hành vi xâm phạm các lợi ích nói trên
Phòng vệ chính đáng không phải là tội phạm”
Như vậy, khái niệm phòng vệ chính đáng trong Bộ luật hình
sự năm 1999 có sự hoàn thiện hơn so với khái niệm phòng vệ chính đáng trong Bộ luật hình sự năm 1985 Khái niệm này thể hiện rõ bản chất xã hội, pháp lý của phòng vệ chính đáng Nó là cơ sở thống nhất cho việc xác định một hành vi được coi là phòng vệ chính đáng, qua
đó phát huy được tính tích cực của phòng vệ chính đáng trong đấu tranh phòng chống tội phạm
1.1.2 Đặc điểm
- Phòng vệ chính đáng không phải là tội phạm
- Phòng vệ chính đáng là quyền chứ không phải nghĩa vụ pháp lý của công dân
- Phòng vệ chính đáng là một trường hợp loại trừ trách nhiệm hình sự vì có căn cứ hợp pháp
Với nghĩa như vậy, phòng vệ chính đáng là một trong những trường hợp có tình tiết loại trừ trách nhiệm hình sự
1.1.3 Mục đích của việc xây dựng chế độ phòng vệ chính đáng trong pháp luật Hình sự Việt Nam
Mục đích của việc xây dựng chế định phòng vệ chính đáng trong pháp luật Hình sự Viêt Nam là tập trung nghiên cứu bản chất, tính chất và mức độ của phòng vệ chính đáng, hành vi vượt quá giới hạn cho phép trong phòng vệ chính đáng, từ đó xác định hành vi nào
Trang 6được luật cho phép và hành vi nào vượt quá sự cho phép đó và phải
bị chịu trách nhiệm hình sự
1.2 Các điều kiện của phòng vệ chính đáng
1.2.1 Những điều kiện thuộc về hành vi xâm hại
Thứ nhất, hành vi xâm hại phải là hành vi bất hợp pháp, rõ
ràng là có tính chất mức độ nguy hiểm đáng kể cho xã hội
Thứ hai, hành vi xâm hại đang gây thiệt hại hoặc đe dọa gây
thiệt hại thực sự và ngay tức khắc cho những lợi ích cần bảo vệ
1.2.2 Những điều kiện thuộc về hành vi phòng vệ
Thứ nhất, hành vi phòng vệ phải là hành vi chống trả lại
chính người có hành vi xâm hại các lợi ích được pháp luật bảo vệ
Thứ hai, thiệt hại do người phòng vệ gây ra cho người có
hành vi xâm hại chủ yếu và thường phải là thiệt hại về tính mạng, sức khỏe (thiệt hại về thể chất)
Thứ ba, hành vi phòng vệ (chống trả) phải là hành vi cần
thiết để ngăn chặn sự xâm hại
Tóm lại, trong mọi trường hợp để xem xét hành vi phòng vệ
có phải là cần thiết (chính đáng) hay vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng, cần xem xét, đánh giá đầy đủ và toàn diện tất cả các điều kiện (dấu hiệu) nêu trên có liên quan đến hành vi xâm hại cũng như hành vi phòng vệ
1.3 Vƣợt quá giới hạn của phòng vệ chính đáng
1.3.1 Khái niệm
Một trong những điều kiện của phòng vệ chính đáng là sự chống trả người có hành vi xâm hại phải là sự chống trả cần thiết, phù hợp với tính chất, mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi xâm hại Nếu không thỏa mãn điều kiện này thì bị coi là vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng
Khoản 2 Điều 15 BLHS năm 1999 quy định “ Vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng là hành vi chống trả rõ ràng vượt quá mức
Trang 7cần thiết, không phù hợp với tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi xâm hại”
Như vậy, vượt quá phòng vệ chính đáng thực chất là trường hợp do đánh giá sai tính chất, mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành
vi xâm hại nên người phòng vệ đã lựa chọn những công cụ, phương tiện, biện pháp chống trả gây thiệt hại rõ ràng quá mức cần thiết cho người có hành vi xâm hại, trong khi không cần thiệt phải chống trả gây thiệt hại đến như vậy vẫn có khả năng bảo vệ được những lợi ích hợp pháp
Vấn đề phức tạp về lý luận và thực tiễn là ranh giới giữa phòng vệ chính đáng và vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng thật
sự chưa rõ ràng, cụ thể Do vậy, để phân định trường hợp nào là phòng vệ chính đáng, trường hợp nào là vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng không phải đơn giản và thường có những ý kiến khác nhau giữa các cơ quan tiến hành tố tụng hình sự
Trong khi đó, các văn bản hướng dẫn áp dụng các quy định của BLHS về vấn đề này cũng chỉ nêu một cách chung chung là:
“Vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng là trường hợp người phòng
vệ đã dùng những phương tiện và phương pháp gây ra thiệt hại quá đáng cho người có hành vi xâm hại mà tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi xâm hại cũng như hoàn cảnh cụ thể chưa đòi hỏi phải dùng các phương tiện và phương pháp đó”
1.3.2 Trách nhiệm hình sự
Vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng là hành vi nguy hiểm cho xã hội vì nó gây ra những thiệt hại không cần thiết, không phù hợp với tính chất, mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi xâm hại
Vì vậy, người có hành vi vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng phải chịu trách nhiệm hình sự
Khoản 2 Điều 15 BLHS quy định: “Người có hành vi vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng phải chịu trách nhiệm hình sư”
Trang 8Tuy nhiên, trách nhiệm hình sự trong trường hợp vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng được giảm nhẹ nhiều so với trường hợp phạm tội không thuộc trường hợp vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng Bởi vì, phạm tội do vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng được quy định là một tình tiết giảm nhệ trách nhiệm hình sự tại điểm c, khoản 1 Điều 46 BLHS năm 1999
Trong BLHS năm 1999 quy định hai trường hợp phạm tội do vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng, đó là: Tội giết người do vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng (Điều 96) và tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác do vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng (Điều 106) Đây là hai tội được xây dựng dưới dạng cấu thành giảm nhẹ đặc biệt vì thế loại và mức hình phạt quy định đối với hai tội phạm này ít nghiêm khắc do với hai tội phạm tương ứng quy định tại Điều 93 và Điều 104BLHS
Ngoài trách nhiệm hình sự, người có hành vi vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng có thể phải chịu trách nhiệm dân sự theo quy định của Bộ luật dân sự
1.4 Phân biệt phòng vệ chính đáng với các trường hợp không phải là phòng vệ chính đáng và trường hợp loại trừ trách nhiệm hình sự khác
1.4.1 Phân biệt phòng vệ chính đáng với tình thế cấp thiết
Trong các trường hợp loại trừ trách nhiệm hình sự, ngoài trường hợp phòng vệ chính đáng còn có tình thế cấp thiết được quy định tại điều 16 BLHS có một số nội dung gần giống với phòng vệ chính đáng Do vậy, cần phải phân biệt để tránh nhầm lẫn
Tình thế cấp thiết là tình thế của người vì muốn tránh một nguy cơ đang thực tế đe dọa lợi ích của Nhà nước, của tổ chức, quyền, lợi ích chính đáng của mình hoặc của người khác mà không còn cách nào khác là phải gây một thiệt hại nhỏ hơn thiệt hại cần ngăn ngừa Hành vi gây thiệt hại trong tình thế cấp thiết không phải
Trang 9là tội phạm
1.4.2 Phân biệt phòng vệ chính đáng với phòng vệ tưởng tượng
Ngoài hai hình thức phòng vệ quá sớm hoặc quá muộn, còn
có một hình thức phòng vệ khác nữa đó là “phòng vệ” tưởng tượng
Đó là sự phòng vệ trong trường hợp không có hành vi xâm hại trên thực tế nhưng người “phòng vệ” lại tưởng lầm hành vi hợp pháp của người nào đó là hành vi xâm hại và đã chống trả lại sự tấn công tưởng tượng đó (ví dụ, bắn vào một người đi đường mà tưởng lầm là
kẻ cướp) Phòng vệ tưởng tượng chỉ giống phòng vệ chính đáng ở một điểm duy nhất là đó là mục đích và động cơ khi thực hiện hành vi: đều nhằm chống trả hành vi xâm hại, bảo vệ các lợi ích cần được bảo vệ Pháp luật hình sự của một số nước xem xét và đánh giá hành
vi phòng vệ tưởng tượng trên cơ sở các quy định về phòng vệ chính đáng và chế định về sai lầm thực tế, tùy thuộc vào điều kiện, hoàn cảnh và các tình tiết trong từng trường hợp cụ thể mà hành vi phòng
vệ tưởng tượng có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội vô ý hoặc không phải chịu trách nhiệm hình sự
1.4.3 Phân biệt Phòng vệ chính đáng với phòng vệ quá sớm
Phòng vệ quá sớm hay còn gọi là phòng vệ trước là hành vi phòng vệ khi chưa có hành vi xâm hại bằng việc gây thiệt hại thực sự cho khách thể cần bảo vệ hoặc chưa có hành vi đe đoạ gây thiệt hại thực sự và ngay tức khắc khách thể cần bảo vệ Đây là trường hợp chưa có cơ sở làm phát sinh quyền phòng vệ và do vậy việc gây thiệt hại lúc này sẽ không được coi là hợp pháp và chính đáng Hành vi phòng vệ quá sớm sẽ là tội phạm thông thường và người thực hiện hành vi phòng vệ quá sớm phải chịu trách nhiệm hình sự khi có đủ các điều kiện khác
Pháp luật hình sự Việt Nam không thừa nhận hành vi phòng
Trang 10vệ quá sớm, tức là chưa có sự tấn công mà đã có hành vi nhằm ngăn chặn sự tấn công như: đấu dòng điện vào cánh cửa để phòng trộm, dùng bẫy để đề phòng kẻ gian Nếu việc phòng vệ quá sớm gây hậu quả làm chết người hoặc gây thương tích cho người khác thì người có hành vi phòng vệ quá sớm sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội giết người hoặc cố ý gây thương tích
1.4.4 Phân biệt Phòng vệ chính đáng với phòng vệ quá muộn
Theo Từ điển giải thích thuật ngữ luật học của Trường Đại học Luật Hà Nội, Nhà xuất bản Công an nhân dân năm 1999, tr.68 có
đưa ra khái niệm phòng vệ quá muộn như sau: Phòng vệ quá muộn là hành vi phòng vệ khi sự tấn công thực sự đã chấm dứt Đây là trường
hợp cơ sở làm phát sinh quyền phòng vệ đã không còn nữa và do vậy việc gây thiệt hại cho kẻ tấn công lúc này sẽ không được coi là hợp pháp Người có hành vi phòng vệ quá muộn phải chịu trách nhiệm
hình sự khi đủ các điều kiện khác
Dưới góc độ khoa học luật hình sự, phòng vệ quá muộn là hành vi trả thù cá nhân, tự ý xử lý hành vi phạm pháp khác, nó không còn ý nghĩa trong việc đấu tranh phòng, chống tội phạm nữa mà đã mang tính nguy hiểm cho xã hội ở mức độ nào đó Do vậy, hành vi phòng vệ quá muộn không những không được pháp luật cho phép mà
nó còn bị pháp luật trừng trị như đôi với tội phạm thông thường
Thực tiễn xét xử cho thấy việc phân biệt giữa hành vi vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng và hành vi phòng vệ quá muộn là tương đối khó khăn mà yêu cầu xác định sự khác nhau đó là rất quan trọng Bởi vì, hành vi phạm tội do vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng là hành vi phạm tội có tình tiết giảm nhẹ đặc biệt nên trách nhiệm hình sự cũng như hình phạt áp dụng đối với người thực hiện hành vi đó là rất nhẹ Tuy nhiên, nhưng nếu là phạm tội trong trường hợp phòng vệ quá muộn thì chỉ được coi là tội phạm thông thường
Trang 11Khi xét xử các vụ án hình sự như vậy, ta có thể coi tình tiết “phạm tội trong trường hợp bị kích động về tinh thần do hành vi trái pháp luật của người bị hại gây ra” là tình tiết giảm nhẹ có ý nghĩa định khung
hình phạt nhưng cũng không thể nào nhẹ hơn trường hợp phạm tội do vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng
CHƯƠNG 2 QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT HÌNH SỰ VIỆT NAM
VỀ PHÒNG VỆ CHÍNH ĐÁNG VÀ THỰC TIỄN ÁP DỤNG
TẠI THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG 2.1 Quy định vấn đề phòng vệ chính đáng trong pháp luật hình sự Việt Nam
2.1.1 Khái quát lịch sử lập pháp Việt Nam hình sự quy định vấn đề phòng vệ chính đáng
2.1.1.1 Giai đoạn từ sau Cách mạng tháng Tám năm 1945 đến trước khi pháp điển hóa lần thứ nhất - Bộ luật hình sự Việt Nam năm 1985
2.1.1.2 Giai đoạn từ khi ban hành Bộ luật hình sự năm 1985 đến trước khi pháp điển hóa lần thứ hai - Bộ luật hình sự Việt Nam năm 1999
2.1.2 Quy định của Bộ luật hình sự năm 1999 về phòng vệ chính đáng và việc sửa đổi , bổ sung trong Bộ luật hình sự năm
Trang 12Người viết xin nêu ra những vụ điển hình:
Vụ án xảy ra vài ngày 18/10/2014 tại phường An Hải Tây, quận Sơn Trà, thành phố Đà Nẵng
Tại bản án sơ thẩm số 97/2015/HSST ngày 17/8/2015 Tòa án nhân dân TP Đà Nẵng quyết định: Tuyên bố bị cáo Nguyễn Hồ Thuận phạm tội “Giết người do vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng” Áp dụng khoản 1 Điều 96, điểm p khoản 1, khoản 2 Điều 46 BLHS xử phạt bị cáo Nguyễn Hồ Thuận 15 tháng tù Thời hạn tù tính
từ ngày 21/12/2014
Ngày 23/8/2015 đại diện hợp pháp của người bị hại có đơn kháng cáo với nội dung đề nghị tăng mức hình phạt, tăng mức bồi thường và đề nghị xử bị cáo Nguyễn Hồ Thuận tội giết người
Tại phiên Tòa phúc thẩm Tòa án nhân dân cấp cao nhận định, hành vi của anh Bình tại quán nhậu của anh Thanh là tự gây sự, cầm chai bia đánh anh Thuận vô căn cứ dù được mọi người can ngăn, đã
ra về sau đó còn quay lại cầm đao tự tạo chém Thuận, Thuận giơ ghế lên đỡ thì Bình chém đứt chân ghế sau đó định chém vào cùi tay trái của Thuận Khi Thuận lui vào nhà bếp thì nhặt con dao đâm lên khi Bình tiếp tục lao vào chém Thuận, mũi dao đâm vào cổ Bình dẫn đến Bình chết, hành vi của Thuận chống trả sự tấn công của Bình, được xem là phòng vệ chính đáng Tòa án TP Đà Nẵng đã xử phạt Thuận
về tội danh và hình phạt là đúng người, đúng tội có căn cứ pháp luật, không có căn cứ để chấp nhận kháng cáo của đại diện bị hại
Như vậy có thể nhận thấy cơ quan điều tra, Viện kiểm sát, HĐXX từ cấp sơ thẩm đến phúc thẩm đều có chung quan điểm thống nhất hành vi vi phạm của Bình và hành vi chống trả của Thuận Dù bản án sơ thẩm bị kháng cáo nhưng xem xét dưới góc độ khách quan, các bằng chứng và nhân chứng của vụ án thì hành vi của Thuận cấu thành tội giết người do vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng chứ không phải tội giết người